1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

86 2,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---***---"THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN HUYỆN YÊN THÀNH - NGHỆ AN" KHÓA LUẬN TỐT N

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-*** -"THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ

TRẤN HUYỆN YÊN THÀNH - NGHỆ AN"

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Liên Lớp: 48K3 - KN&PTNT Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Công Thành

VINH, 07/2011

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Nguyễn Thị Liên

Sinh viên lớp :48k3 – KN & PTNT

Trong thời gian từ 21/02/2011 đến 14/05/2011 tôi đã thực tập tốt nghiệpTrung tâm khuyến nông huyện Yên Thành và đã tiến hành nghiên cứu đề tài :

‘‘Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa

bàn thị trấn huyện Yên Thành – Nghệ An’’

Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trungthực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ khóa luận tốt nghiệp nào Những thôngtin trong khóa luận hoàn toàn chính xác và đều được ghi rõ nguồn gốc Nếu có gìkhông đúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Vinh, tháng 06 năm 2011

Sinh viên

Nguyễn Thị Liên

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Nông – Lâm – Ngư, Trường Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm, đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin trân trọng cảm ơn trung tâm khuyến nông huyện Yên Thành, UBND thị trấn Yên Thành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu hoàn thành khóa luận.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 06 năm 2011

Sinh viên

Nguyễn Thị Liên

Trang 4

MỤC LỤC

Mở đầu 1

Lý do chọn đề tài 2

-Mục tiêu nghiên cứu -

4Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 11

1.1.1.Một số khái niệm về môi trường và rác thải 11

1.1.1.1.Khái niệm về môi trường 11

1.1.1.2.Khái niệm về rác thải 11

-1.1.1.3.Khái niệm về rác thải sinh hoạt………-

121.1.2 Nguồn gốc phát sinh rác thải 12

1.1.3.Phân loại chất thải rắn 12

1.1.4 Tác hại của việc ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt 20

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 25

2.2 Nội dung nghiên cứu 25

2.3 Phương pháp nghiên cứu 26

2.3.1 Phương pháp điều tra chọn mẫu 26

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 26

2.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 27

2.4 Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu 27

2.4.1 Điều kiện tự nhiên 27

2.4.1.1 Vị trí địa lý 27

2.4.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn 28

2.4.1.3 Địa hình 28

2.4.2 Điều kiện kinh tế xã hội 28

2.4.2.1 Tình hình phân bố đất đai của thị trấn 28

2.4.2.2 Dân số và lao động 29

2.4.2.3 Tình hình văn hóa xã hội 29

Trang 5

2.4.2.4 Tình hình kinh tế 31

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

3.1 Thực trạng về môi trường ở thị trấn Yên Thành 33

3.1.1 Thực trạng môi trường ở thị trấn Yên Thành 33

-3.2.Thực trạng việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Yên Thành, Nghệ An 34

3.2.1 Nguồn phát sinh rác thải 34

3.2.2 Số lượng, thành phần rác thải 36

-3.2.3.Thực trạng việc phân loại rác của người dân tại khu vực nghiên cứu…- 41-3.2.4.Hình thức thu gom rác thải tại thị trấn……… - 42-

3.2.5.Thực trạng điểm chứa rác thải trên địa bàn thị trấn huyện Yên Thành 44

3.3.Thực trạng việc xử lý rác thải sinh hoạt của người dân chính quyền địa phương 47

3.4 Nhận thức, thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải 48

-3.5 Vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn và quản lý người dân phân loại, thu gom và xử lý rác thải 54

3.5.1.Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý rác thải tại thị trấn Yên Thành 54

3.5.2 Các chương trình vận động sự tham gia của người dân 55

-3.5.3 Sự tham gia của người dân thị trấn trong các chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương 58

-3.5.4 Hướng dẫn và giám sát của các cơ quan quản lý địa phương trong việc quản lý rác thải sinh hoạt và bảo vệ môi trường 59

3.5.5.Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý rác thải 60

3.5.5.1 Thuận lợi 60

3.5.5.2 Khó khăn 61

-3.5.6.Một số nguyên nhân và tồn tại làm cho việc quản lý rác thải nông thôn ở địa bàn thi trấn chưa tốt 67

3.6.Định hướng và giải pháp quản lý rác thải nông thôn 68

3.6.1.Các căn cứ chung để đề ra định hướng 69

3.6.2 Định hướng 68

3.6.3.Một số giải pháp chủ yếu 69

-KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ -

Trang 6

721.Kết luận 72

2 Kiến nghị 74

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTR ĐVT KL QĐ STT

TB TDTT

TH THCS THPT UBND YT

Chất thải rắn Đơn vị tính Khối lượng Quyết định

Số thứ tự Trung bình Thể dục thể thao Tiểu học

Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Ủy ban nhân dân Yên Thành

Trang 8

Bảng 3.2: Khối lượng rác thải được thu gom từ các khối, xóm

Bảng 3.3: Số lượng và cơ cấu loại rác thải sinh hoạt ở thị trấn

Bảng 3.4: Số lượng và thành phần rác thải từ khối cơ quan, trường học

Bảng 3.5: Tuyên truyền, vận động người dân không đổ rác, xả rác bừa bãi nơi

Bảng 3.11: Số hộ có biết cách phân loại rác sinh hoạt

Bảng 3.12: Mức đóng phí cho hoạt động thu gom rác thải ở thị trấn

Bảng 3.13: Thu nhập của người được phỏng vấn

Bảng 3.14: Lý do hộ gia đình không đồng ý chi trả cho việc thu gom và xử lý rác

thải tại khu vực nghiên cứu

Bảng 3.15: Các mục đích của quỹ giả định cho hoạt động quản lý thu gom và xử lý

rác thải tại thị trấn

Bảng 3.16: Tổ chức chương trình dọn vệ sinh khối xóm

Bảng 3.17: Tổ chức chương trình trồng cây xanh nơi công cộng

Bảng 3.18: Tuyên truyền, vận động người dân không đổ rác, xả rác bừa bãi nơi

công cộng

Bảng 3.19: Mức độ tham gia dọn vệ sinh khối xóm của người dân Thị trấn Yên Thành

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - HÌNH VẼ

Hình 1.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn

Hình 3.1: Cơ cấu các loại rác thải sinh hoạt ở thị trấn Yên Thành 2011

Hình 3.2: Ý kiến đánh giá về thời gian thu gom rác của tổ thu gom rác

Hình 3.3: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác sinh hoạt của người dân

Hình 3.4: Cơ cấu các hộ biết phân loại rác

Hình 3.5: Cơ cấu tổ chức chương trình vệ sinh khối xóm

Hình 3.6: Cơ cấu tổ chức chương trình trồng cây xanh nơi công cộng

Hình 3.7: Cơ cấu tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không đổ rác nơi

công cộng

Hình 3.8: Mức độ tham gia vệ sinh khối xóm của người dân thị trấn Yên Thành

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau ngày đất nước thống nhất cho đến nay,Việt Nam đã, đang từng bướcthực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và đạt được nhiều thànhtựu to lớn trong nhiều lĩnh vực.Với nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế

xã hội của đất nước thì nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được đảng và nhà nướccoi trọng Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơbản của phát triển bền vững Những thành quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóamang lại là không thể phủ nhận, tuy nhiên quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số, việcđẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ…làm môi trường nước ta bị xuống cấpnhanh bởi lẽ môi trường hàng ngày phải chịu biết bao lượng, chủng loại rác thải từsản xuất, đời sống, y tế …đang tàn phá môi trường tự nhiên

Khi nói đến rác, nhiều người thường nghĩ đó là vấn đề cấp bách của cácthành phố lớn Điều đó đúng nhưng chưa đủ Với sự phát triển của khoa học kỹthuật, nhất là kỹ thuật sản xuất, nhiều loại giấy, hộp đóng gói được làm chủ yếubằng ni lông, nhựa, thiếc…rất tiện lợi, góp phần làm thay đổi phong cách, tập quánsinh hoạt của người dân từ nông thôn đến thành thị Song bên cạnh những mặt tíchcực ấy là lượng rác thải ra môi trường ngày càng lớn, ngày càng thay đổi về sốlượng, thành phần, không chỉ ở các đô thị mà còn ở các vùng nông thôn Đặc biệt làcác vùng nông thôn, những đống rác được hình thành ở nhiều nơi, từ đường làng,ngõ xóm đến các trục đường công cộng, ngoài cánh đồng, trong vườn nhà…làm mấtdần không khí trong lành, ô nhiễm môi trường sống Tuy nhiên công tác thu gom và

xử lý rác thải hiện nay vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.Quản lý rác thải sinh hoạt khá khó khăn và phức tạp bởi tính đặc thù của nó, do rácthải bao gồm nhiều thành phần, chủng loại, có một lượng lớn chất hữu cơ dễ phânhủy nhưng lại thải ra một cách không tập trung và không thể thu gom thường xuyên.Tất cả các những điều trên đều dẫn đến một kết cục là cảnh quan nông thôn bị thayđổi theo chiều hướng tiêu cực và nghiêm trọng hơn là người nông dân đã tác độngxấu tới môi trường sống của chính mình, trực tiếp phá hủy môi trường trong lành

Trang 11

của làng quê Ở Việt Nam, thực tế việc quản lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ,

cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi

Thị trấn Yên Thành là một khu vực có tiến độ đô thị hóa diễn ra mạnh so vớicác xã trong huyện và có vị trí quan trọng chiến lược trong quá trình phát triển kinh

tế, xã hội của huyện Yên Thành Đây là nơi có mật độ dân cư tập trung đông đúc,các cơ quan, trường học, xí nghiệp tư nhân, nhà hàng, dịch vụ phát triển Gắn liềnvới sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, ô nhiễm môi trường đang làvấn đề nan giải đặt ra trước mắt mà chưa có một giải pháp cụ thể về quản lý rác thảitại địa bàn thị trấn Yên Thành Bởi vậy vấn đề rác thải phải được quan tâm đúng

mực Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: ‘‘Thực trạng

ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện Yên Thành – Nghệ An’’

2.Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinhhoạt tại thị trấn Yên Thành, Nghệ An Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủyếu nhằm cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao chất lượngcuộc sống của người dân

2.2 Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện được mục tiêu chung đề ra, khóa luận tập trung giải quyết những mục tiêu cụ thể sau:

- Làm rõ những nội dung lý luận về ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạttrên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trong vàngoài nước

- Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt và công tácquản lý rác thải trên địa bàn thị trấn Yên Thành, Nghệ An

- Tìm hiểu thái độ, nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom và

xử lý rác thải sinh hoạt

- Đề xuất có căn cứ khoa học về phương hướng và giải pháp chủ yếu cùngvới những kiến nghị về cơ chế, chính sách chung, những biện pháp cụ thể nhằm tácđộng một cách đồng bộ có hiệu quả hơn trong công tác quản lý và xử lý rác thải

Trang 12

nhằm cải thiện ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống chongười dân.

Trang 13

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Một số khái niệm về môi trường và rác thải

1.1.1.1 Khái niệm về môi trường

Có rất nhiều quan điểm đưa ra khái niệm về môi trường, định nghĩa về môitrường của một số tác giả được nêu ra như sau:

Masn và Langenhim,1957, cho rằng: ‘‘Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồntại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật’’

Tác giả Joe Whiteney, 1993, định nghĩa môi trường đơn giản hơn: ‘‘Môitrường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến

sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển,tầng ozone, sự đa dạng của các loài’’

Theo tác giả Công Chung, 2006 thì: ‘‘Môi trường là tất cả mọi người xungquanh chúng ta Với thế giới tuổi thơ ở trường phổ thông – nơi các em đang ngàyđêm học tập, môi trường là không khí trong lành, là sân chơi, vườn trường với thậtnhiều hoa tươi và cây xanh Với công nhân nhà máy – nơi họ làm việc, làm môitrường Nói cách khác, môi trường là một trung tâm cụ thể với những nhân tố xungquanh trung tâm đó Vì vậy, những trung tâm khác nhau thì môi trường cũng lớnnhỏ khác nhau Môi trường lớn của nhân loại là trái đất, bầu khí quyển, lục địa Môitrường nhỏ gắn liền với đời sống hàng ngày của con người: Trường học, nhà máy,đường phố, cánh đồng ’’[2]

1.1.1.2 Khái niệm về rác thải

Chất thải rắn – CTR (còn gọi là rác thải) là các chất rắn loại ra trong quátrình sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật Chất thải rắnsinh hoạt là rác thải sinh ra trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, trong quá trìnhduy trì hoạt động sống của con người.[3]

CTR phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, bến xe, khu thương mại,khu bệnh viện, khu xây dựng, khu xử lý chất thải…Trong đó, CTR sinh hoạt chiếm

Trang 14

tỉ lệ cao nhất Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực làrất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật.[3]

Bất kì một hoạt động sống nào của con người, tại nhà, công sở, trên đường

đi, tại nơi công cộng…đều sinh ra một lượng rác đáng kể Thành phần chủ yếu củachúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống

1.1.1.3.Khái niệm rác thải sinh hoạt:

CTR sinh hoạt (hay rác thải sinh hoạt ) là những thành phần tàn tích hữu cơphục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứttrả lại cho môi trường sống [1]

1.1.2 Nguồn gốc phát sinh rác thải

- Từ các khu dân cư

- Từ các công sở trường học, công trình công cộng

- Từ các dịch vụ đô thị

- Từ các hoạt động công nghiệp

- Từ các hoạt động nông nghiệp

- Từ các hoạt động xây dựng

- Từ các trạm xử lý nước thải và các đường cống dẫn thoát nước

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn được thể hiện trong hình sau:

Hình 1.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn [3].

1.1.3 Phân loại chất thải rắn

Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loạitheo nhiều cách:

Nhà dân,khu dân cư

Cơ quan Trường học

Nơi vui chơi, giải trí

Cơ sở y tế Chợ

Giao thông xây dựng

Chất thải rắn

Nông nghiệp, hoạt động

xử lí rác thải

Nhà máy,

xí nghiệp

Trang 15

+ Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn sinh hoạt

trong hộ gia đình, ngoài hộ gia đình, trên đường phố, chợ, công viên, khu dịch vụ,khu công nghiệp…

+ Theo thành phần hóa học và vật lý: Người ta phân biệt theo các thành phần

hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao

su, chất dẻo…

+ Theo bản chất nguồn tạo thành:

- Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến các hoạt động củacon người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, cáctrung tâm dịch vụ, thương mại Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kimloại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừahoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ, vỏ rauquả…

Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:

- Chất thải thực vật bao gồm các thức ăn thừa, rau quả…loại này mang bảnchất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra mùi khó chịu, đặc biệt trongthời tiết nóng ẩm Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ hộ gia đình còn có thức ăn dưthừa các nhà hàng, nhà ăn tập thể, ký túc xá, chợ…

- Chất thải từ con người và động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người vàphân của các động vật khác

- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga, cống rãnh, là các chất thải từ các khu vựcsinh hoạt của khu dân cư

- Tro và các chất dư thừa thải bỏ bao gồm: các loại vật liệu sau khi đốt cháy,các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các loại xỉ than

- Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:

Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong cácnhà máy nhiệt điện Các phế thải phục vụ cho sản xuất Bao bì đóng gói sản phẩm

- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ docác hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình…chất thải xây dựng

Trang 16

- Chất thải nông nghiệp: Là những chất thải và những mẩu thừa thải ra từ cáchoạt động nông nghiệp như: Trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩmthải ra từ chế biến sữa, các lò giết mổ…

+ Theo mức độ nguy hại:

- Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ phản ứng, độc hại, chấtsinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất thảinhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người, động vật, cây cỏ

- Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có mộttrong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại tớimôi trường và sức khỏe cộng đồng

Các loại băng bông, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật vàcác chất thải trong bệnh viện bao gồm:

Các loại kim tiêm, ống tiêm

Các phần cơ thể cắt bỏ, chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân

Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân,Cadimi, Arsen, Xianua…

- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất vàcác hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phầnvới các chất khác [3]

+ Nội dung quản lý thu gom chất thải rắn

- Điều tra đánh giá, dự báo các nguồn phát thải, thành phần, tính chất và tổngkhối lượng các chất thải rắn thông thường và nguy hại

- Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế, tái sử dụng chấtthải rắn

- Xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trung chuyển, cơ sở xử lý vàchôn lấp chất thải rắn

- Đề xuất các tiêu chí, chỉ tiêu cần đạt được khi lựa chọn công nghệ xử lýchất thải rắn

- Xây dựng kế hoạch và nguồn lực thực hiện để đảm bảo thống kê đầy đủ và

xử lý triệt để tất cả các loại chất thải rắn

+ Các phương pháp xử lý rác thải hiện nay

Trang 17

Xử lý rác thải là công đoạn cuối cùng của công tác vệ sinh môi trường đô thị.Đây là công đoạn cần thiết góp phần chống ô nhiễm môi trường không khí, đất,nước mặt và nước ngầm Trong việc xử lý chất thải rắn nói chung và chất thải sinhhoạt nói riêng phải dựa trên những phân tích cụ thể của địa phương và các chỉ tiêukinh tế - kỹ thuật để lựa chọn công nghệ Bên cạnh đó cần phải quan tâm đến cácchỉ tiêu như:

- Không ảnh hưởng đến sức khỏe con người

- Không ảnh hưởng đến các hệ động vật, thực vật

- Không ảnh hưởng đến các nguồn nước và đất

- Không ảnh hưởng tới môi trường không khí

- Không xâm phạm tới trật tự không gian, quy hoạch đất đai, các khu bảo tồnthiên nhiên, các vùng rừng cấm…

Hiện nay người ta thường sử dụng các biện pháp sau đây để xử lý và chếbiến rác: Xử lý sinh học, chôn rác, đốt rác

* Phương pháp sinh học

Rác thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao và nhiệt độ cao, đây là điềukiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động và phát triển Trong rác có rất nhiều vi sinhvật, trong đó có các loài vi sinh vật có khả năng phân hủy chất thải Phần lớn chúng

là những vi khuẩn hoại sinh có bào tử, phân giải các hợp chất hữu cơ dễ phân hủynhư tinh bột, đường, protein, lipit,…và các chất hữu cơ khó phân hủy nhưXenluloza Một số loại vi sinh vật thường gặp trong rác thải là các nhóm vi sinh vật

kị khí, nhóm vi sinh vật hiếu khí, nhóm xạ khuẩn, nấm mốc Xử lý rác thải sinh hoạtbằng con đường sinh học chủ yếu là ủ rác kị khí và ủ rác hiếu khí

- Phương pháp ủ kị khí

Là quá trình phân giải các chất hữu cơ mà không có mặt oxy, sản phẩm cuối

là CH4, CO2, NH3, một lượng nhỏ các khí khác, axit hữu cơ và sinh khối vi sinhvật Bản chất của quá trình này là nhờ hoạt động của vi sinh vật, các hợp chất hữu

cơ bền vững (xenluloza, hemixenluloza, lignin, tinh bột và các chất hữu cơ cao phân

tử khác)

Được chuyển thành các hợp chất đơn giản hơn và các chất khí, trong đómetan chiếm đa số (trên 64%)

Trang 18

Nhược điểm của biện pháp xử lý này là khó áp dụng cho một khối lượng rácthải lớn, mất nhiều thời gian, khó tận thu được hết khí, gây ô nhiễm môi trường.Hơn nữa, mùn rác tạo ra để xử lý rác thải ở mức độ công nghiệp, người ta sử dụngphương pháp ủ hiếu khí [5].

- Phương pháp ủ hiếu khí

Trừ các thành phần như chất dẻo, cao su, thủy tinh, sành sứ, còn lại các thànhphần hữu cơ khác có chứa protein, lipit, hydratcacbon, xenluloza, lignin,hemixenluloza,…đều được lên men trong quá trình hiếu khí Ủ hiếu khí là quá trìnhphân giải các hợp chất hữu cơ với sự có mặt của oxy, tạo ra sản phẩm lên men chính

là mùn

Hai phương pháp ủ hiếu khí: Lên men tự nhiên có đảo trộn và lên men cóthổi khí cưỡng bức:

- Ủ rác thành đống, lên men tự nhiên có đảo trộn

Là phương pháp ủ cổ điển nhất, rác được chất thành từng đống có chiều caokhoảng từ 1,5 – 2,5 m Hàng tuần đảo trộn 2 lần Nhiệt độ trung bình trong quá trình

ủ là 5ºC, độ ẩm duy trì khoảng 50 – 60% Qúa trình ủ trộn kéo dài 4 tuần Tronggiai đoạn này các loài nấm mốc và xạ khuẩn chuyển hóa chất hữu cơ thành mùn

Sau đó, ủ tiếp 3 – 4 tuần không đảo trộn Ưu điểm của phương pháp này là

dễ thực hiện, nhưng nhược điểm là mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường xungquanh

- Ủ rác thành đống không đảo trộn có thổi khí

Trong điều kiện xử lý bằng phương pháp này, nếu nhiệt độ lên quá cao hoặcchất ủ bị khô đều hạn chế khả năng phân giải chất ủ, làm quá trình xử lý bị chậmlại

Phương pháp này được thực hiện đầu tiên ở Beltville (Mỹ) Rác được ủ

thành đống cao từ 2 – 2,5m, phía dưới có lắp đặt hệ thống phân phối khí, nhờ hệthống phân phối khí mà quá trình chuyển hóa được xảy ra nhanh hơn, nhiệt độ đống

ủ ổn định và phù hợp với sự phát triển của nhiều nhóm vi sinh vật [5]

* Phương pháp nhiệt (đốt)

Xử lý rác bằng phương pháp đốt là làm giảm đến mức tối thiểu cho chất thảicuối cùng Nếu sử dụng công nghệ tiên tiến thì quá trình đốt rác không hoặc ít gây ô

Trang 19

nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí Tuy nhiên, phương pháp nàyrất tốn kém, chi phí có thể cao hơn 10 lần so với chon lấp rác hợp vệ sinh Đây làphương pháp được sử dụng rộng rãi ở những nước như Đức, Thụy sỹ, Hà Lan, ĐanMạch, Nhật Bản, đó là những quốc gia có số lượng đất cho các khu rác bị hạn chế

và những quốc gia phát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để cung cấp cácchi phí trong quá trình xử lý, từ việc thu hồi rác sinh hoạt (như là một công cụ phúclợi cho toàn dân), trung chuyển đến việc xử lý Mỗi lò đốt rác phải được trang bịmột hệ thống xử lý rác thải tốn kém, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quátrình đốt rác gây ra Việc đốt rác sinh hoạt sẽ gây ra nhiều khói độc hại như dioxin,giải quyết tốt việc xử lý khói là công đoạn tốn kém nhất trong công nghệ đốt rác.Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò sưởi, lò hơi hoặc cho ngành côngnghiệp nhiệt và phát điện Hiện nay nhiều nước ở Châu Âu có xu hướng giảm việcđốt rác thải vì nó làm phát sinh hàng loạt vấn đề kinh tế cũng như môi trường cầngiải quyết [5]

Hiện nay việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác hữu cơ vẫn được sử dụng ởcác nước đang phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trườngmột cách nghiêm ngặt Các bãi chôn lấp phải xa khu dân cư, không gần nguồn nướcngầm và nước mặt Nền đất bãi rác phải là đất sét, á sét hoặc được phủ một lớpchống thấm bằng màng địa chất Ở các bãi chôn lấp rác cần phải thiết kế thu gom và

xử lý nước rác trước khi thải vào môi trường

Ưu điểm của phương pháp này là:

- Công nghệ đơn giản, rẻ và phù hợp với nhiều loại rác thải

- Chi phí cho bãi chôn lấp thấp

Trang 20

Nhược điểm của phương pháp này là:

- Chiếm diện tích đất tương đối lớn

- Không có sự đồng tình của khu dân cư xung quanh

- Tìm kiếm xây dựng bãi rác là việc làm khó khăn

- Nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí…

- Xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện

Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải thu gom vào nhàmáy Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ vàcác chất có thể tận dụng được như: kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, plastic được thuhồi tái chế Những chất còn lại sẽ được băng tải truyền qua hệ thống ép nén rácbằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích rác và tạo thành các ép kiện épvới tỷ số nén rất cao Các kiện ép đã được sử dụng vào việc đắp bờ chắn hoặc sanlấp các vùng trũng sau khi được phủ lên một lớp đất cái [5]

* Phương pháp ổn định chất thải rắn bằng công nghệ Hydromex

Đây là một phương pháp mới, lần đầu tiên được áp dụng ở Hawai (2/1996).Công nghệ Hydromex nhằm xử lý rác đô thị (cả rác độc hại) thành các sản phẩmphục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và sản phẩm nông nghiệp hữu ích Bảnchất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác sau đó polime hóa và sử dụng áplực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm

Quy trình công nghệ như sau:

- Rác thải được thu gom (rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) chuyển về nhàmáy, rác thải không cần phân loại được đưa vào máy cắt và nghiền nhỏ, sau đóchuyển đến các thiết bị trộn bằng băng tải

- Chất thải lỏng được pha trộn trong bồn phản ứng, các phản ứng trung hòa

và khử độc xảy ra trong bồn Sau đó chất thải lỏng từ bồn phản ứng chất lỏng đượcđưa vào các thiết bị trộn, chất lỏng và rác thải kết dính với nhau hơn sau khi thànhphần polyme được thêm vào Sản phẩm ở dạng bột ướt được một máy ép khuôn vàcho ra sản phẩm mới Các sản phẩm này bền, an toàn về mặt môi trường, không độchại

Công nghệ của Hydromex có những ưu điểm:

- Công nghệ tương đối đơn giản, chi phí đầu tư không lớn

Trang 21

1.1.4 Tác hại của việc ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.

+ Tác động lên môi trường về mặt tự nhiên

Các bãi rác đổ ngoài trời và các bãi rác chôn lấp không được sử dụng đúngtiêu chuẩn có thể gây ô nhiễm không khí, tạo ra mùi khó chịu cho một khu vực rộnglớn xung quanh bãi rác, đồng thời cũng là nguyên nhân tiềm tàng gây ô nhiễmnguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngầm Trong quá trình phân hủy, một số chấttạo ra các loại khí độc, chất độc, kim loại nặng có thể gây ảnh hưởng xấu tới sứckhỏe cộng động, các loại động vật và hệ sinh thái môi trường khu vực

Chất thải rắn cũng có nguy cơ cao gây ô nhiễm đất Các khu vực được sửdụng để chôn lấp rác, chất thải rắn bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến việc mất đất canhtác Những thay đổi này dẫn tới sự thay đổi về mặt sinh thái học và dẫn tới sự phá

vỡ cân bằng của hệ sinh thái

+ Tác động lên sức khỏe con người

Sự ô nhiễm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn như: các chất ô nhiễm có trong đất,nước, không khí nhiễm vào các loại thực phẩm của con người (rau, động vật…) qualưới và chuỗi thức ăn, những loại chất ô nhiễm này tác động xấu tới sức khỏe conngười Các bãi chôn lấp là nơi phát sinh các nguồn bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ,thương hàn,…Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián,…) vàcác loại gặm nhấm (chuột…) cũng ưa thích sống ở những khu vực có chứa rác thải

Các bãi chôn lấp rác cũng mang nhiều nguy cơ cao đối với cộng đồng dân cưlàm nghề rác Các vật sắc nhọn, thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,…có thể là mối đedọa nguy hiểm với sức khỏe con người khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào taychân Các hóa chất độc hại và nhiều chất thải nguy hại khác cũng là mối đe dọa đối

Trang 22

với những người làm nghề này Các động vật sống ở bãi rác cũng có thể gây nguyhiểm tới sức khỏe người bới rác.

Các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mỹ cảnh quan theo hướng tiêu cực, làmảnh hưởng đến mỹ quan khu vực quanh bãi rác, tạo ra những mùi khó chịu cho khu

vực xung quanh

+ Tác hại ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái

Lưu huỳnh điôxít và các nitơ ôxít có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của

đất Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng Điều này

sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.

Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các

loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy

và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một

nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy

+ Tác hại ô nhiễm môi trường về mặt kinh tế

Hàng năm thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường là rất lớn Thiệt hại do ônhiễm môi trường đang được nhiều nhà kinh tế, môi trường quan tâm Các nghiêncứu trước đây thường mới chỉ dừng lại ở đánh giá định tính của tác động môitrường, ít có những nghiên cứu cụ thể về kinh tế do ô nhiễm môi trường Ô nhiễmmôi trường, mặt trái của sự phát triển kinh tế đang ngày càng được báo động Hàngnăm nước ta phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các công trình xử lý rác thải

Ô nhiễm môi trường đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thôngqua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triểnhoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế Ước tính, nếu giảmđược 10% lượng chất thải phát sinh, thì mỗi năm chúng ta sẽ tiết kiệm được 200 tỷđồng cho hoạt động xử lý rác thải và 130 tỷ đồng cho xử lý rác thải y tế.[6]

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1.Trên thế giới

Tình hình quản lý và xử lý rác thải của các nước trên thế giới:

Chính vì sự phức tạp của rác thải mà xử lý rác thải trở thành vấn đề nóngbỏng của các nước, thành phố lớn trên thế giới Tùy theo đặc điểm kinh tế xã hội và

Trang 23

tình hình khối lượng chất thải của từng nước mà các nước lựa chọn cho mình cácgiải pháp quản lý thu gom và xử lý thích hợp.

Ở Nhật Bản có chương trình 3R, chương trình 3R là sáng kiến của cựu Thủ tướng Koizumi và đã rất thành công ở Nhật Bản Mục đích cơ bản của dự án 3R là nâng cao ý thức và thay đổi hành vi của người dân với vấn đề rác thải Mục đích này sẽ được thực hiện thông qua tuyên truyền rộng rãi bằng tờ rơi, khẩu hiệu… trên các phương tiện thông tin đại chúng mà nội dung của nó là khuyến nghị về việc xử

lý rác, hướng dẫn thu gom rác Theo đó, mỗi hộ sẽ được cấp 2 thùng rác có màu xanh và vàng, trong đó thùng xanh để bỏ rác sinh hoạt, thùng vàng để bỏ chất thải rắn như vỏ chai, vỏ hộp và túi nilon Đến giờ thu gom rác, tại các điểm tập kết rác, công nhân thu gom rác trải tấm nhựa có 2 màu xanh và vàng, người dân căn cứ và

đó để bỏ các túi rác màu xanh vào ô xanh, màu vàng vào ô vàng, từ đó các xe gom rác sẽ chở các túi màu xanh về nhà máy xử lý rác hữu cơ, còn các túi vàng chở đi táichế

3R là viết tắt của các từ tiếng Anh: Reuse – tái sử dụng, Reduce – giảm thiểu

và Recycle – tái chế Chương trình này rất thành công ở Nhật Bản và đang được nhân rộng sang các nước khác trong đó có Việt Nam.[14]

Ngoài ra, ở một số nước khác người ta có thể áp dụng các biện pháp sinh học

để xử lý rác thải sinh hoạt Phương pháp này mang lại hiệu quả rất lớn và đang đượcnhân rộng Viện nghiên cứu nông nghiệp thực nghiệm Beltville (Mỹ) đã áp dụngphương pháp ử thành đống có thổi khí lần đầu tiên

Hiện nay, ở hầu hết các nước Châu Âu, các giải pháp như chôn lấp, đốt rác ít được thực hiện và có xu hướng chấm dứt vì các lý do kinh tế cũng như môi trường sau này Giải pháp chôn lấp chỉ thực hiện đối với những chất thải độc hại không thể xử

lý hoặc quá tốn kém (như chất thải hạt nhân) Giải pháp đốt cũng chỉ thực hiện đối với những chất thải khó phân hủy sinh học, chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp, hoá chất bảo vệ thực vật

1.2.1.Ở Việt Nam:

Rác thải là vấn đề đang rất được nhiều người quan tâm, đặc biệt là lãnh đạocác cấp chính quyền, các nhà quản lý môi trường Rác thải không chỉ là vấn đề củacác khu đô thị mà nó còn vươn tới cả vùng quê xa xôi trên đất nước Tổ chức y tế

Trang 24

thế giới (WHO) đưa ra số liệu hàng năm có khoảng 5 triệu người (trong đó cókhoảng 4 triệu trẻ em ) chết vì các bệnh liên quan tới rác trên hành tinh chúng ta ỞViệt Nam, ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra còn nguy hại hơn nhiều quốc giakhác, gần 100% số người sống bằng nghề nhặt rác đều mắc các bệnh ngoài da, bệnhviêm đường hô hấp, trong đó 50% là trẻ em Trong khi đó lâu nay tồn tại tâm lý thờ

ơ với những nguy hại từ rác Lượng rác thải phát sinh không ngừng tăng lên, songviệc thu gom vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn, khối lượng xử lý hầu như khôngđáng kể Theo số liệu ngân hàng thế giới, chỉ có gần ¾ lượng rác ở đô thị được thugom và 1/5 ở nông thôn Trong số 91 điểm tiêu hủy rác của cả nước chỉ có 17 bãirác là hợp vệ sinh, số còn lại thường là lộ thiên, gây ô nhiễm nghiêm trọng đất, nướcmặt và nước ngầm Các hũ đốt rác thải y tế có công suất đủ để tiêu hủy khoảng mộtnửa số rác thải y tế nguy hại trên cả nước, song do thiếu kinh phí vận hành và bảodưỡng, các hũ đốt này được hoạt động không đúng quy trình, làm tăng nguy cơ phátthải các khí dioxin và furan độc hại

Tốc độ phát sinh rác thải ở nước ta cũng tùy thuộc vào từng loại đô thị vàdao động từ 0,35 kg/người/ngày đến 0,8 kg/người/ngày.[7]

Lượng chất thải tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa

là lượng rác thải phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm(kg/người/ngày đêm)

Một số công trình nghiên cứu về quản lý rác thải ở Việt Nam

+ Rác thải sinh hoạt một phần của cuộc sống, Bài dự thi Đại Sứ Môi Trường

BAYER 2006 của Vũ Thị Hoài An, đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.

Trong công trình nghiên cứu này tác giả nhấn mạnh việc rác thải sinh hoạt làmột phần của cuộc sống Rác không phải là một thứ bỏ đi nếu con người biết đặt nóvào đúng vị trí Xuất phát từ ý tưởng rác cũng là hàng hóa nên rác có thể được buônbán và sinh lợi nhuận Rác là một nguồn nguyên liệu, có thể chế tạo làm bê tông lótđường, đê chắn sóng Có thể giảm hao phí tài nguyên khá lớn Đồng thời tác giả đềcập đến khái niệm năng suất xanh trong cộng đồng, khái niệm năng suất xanh đượcđưa ra bởi tổ chức năng suất Châu Á vào năm 1994, hướng từ sự tổng hợp của haichiến lược quan trọng là nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường Năng suất xanhkết hợp việc ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau, bao gồm phòng tránh phát thải

Trang 25

và chất thải, bảo toàn năng lượng, kiểm soát ô nhiễm và hệ thống quản lý ô nhiễmmôi trường Đây là một phương pháp kết hợp giữa các biện pháp tăng năng suất vớicác kỹ thuật quản lý môi trường nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ hài hòa với môitrường để tăng năng suất mà không làm ảnh hưởng đến môi trường Năng suất xanh

có thể được áp dụng trong nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp Nhưng thật raphương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường là giảm phát sinh chất thải, năngsuất xanh là một trong những biện pháp đó [1]

+ Giáo trình công nghệ vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường, PGS.TS.Nguyễn Xuân Thành, NXB Nông nghiệp 2004.

Trong công trình nghiên cứu này tác giả đề cập tới việc xử lý rác thải sinhhoạt, rác thải đô thị bằng công nghệ vi sinh vật Tác giả nêu lên những phương pháp

sử dụng vi sinh vật để xử lý rác thải Đồng thời tác giả nêu lên việc sản xuất phânhữu cơ sinh học, một loại sản phẩm được tạo thành thông qua quá trình lên men visinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau như phế thải nông nghiệp, phếthải công nghiệp, phế thải sinh hoạt, trong đó các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới tácđộng của vi sinh vật được chuyển hóa thành mùn Các chế phẩm vi sinh vật khônglàm hại đến môi trường và con người, chuyển hóa các phế thải làm sạch môi trường.Việc áp dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường đã và đangđược nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm, nghiên cứu Mặc dùcác biện pháp công nghệ vi sinh ở nước ta còn hạn chế nhưng cũng đem lại lợi íchhàng trăm tỷ đồng/năm Việc áp dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lý rác thải nênđược nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi vì tính thiết thực của nó [5]

Trang 26

Chương 2:

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan tới ô nhiễm môitrường từ rác thải sinh hoạt cũng như công tác quản lý và nhận thức của người dân

về vấn đề phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ở địa phương hiện nay

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm môi

trường từ rác thải sinh hoạt Đánh giá thái độ, nhận thức, hành vi của người dân thịtrấn Yên Thành trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay.Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao công tác quản lý và xử

lý rác thải nhằm cải thiện ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống chongười dân

+ Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại khu vực Thị

trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

+ Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập trong khoảng thời gian 2010

-2011

Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 20/02/2011 đến ngày 30/06/2011

2.2 Nội dung nghiên cứu

Với đề tài ‘‘Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh

hoạt trên địa bàn thị trấn Yên Thành, Nghệ An ’’ đề tài tập trung nghiên cứu vào

một số nội dung chính như sau:

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề ô nhiễm môi trường từ rácthải sinh hoạt

- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu

- Thực trạng về môi trường ở thị trấn Yên Thành

- Thực trạng việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của ngườidân và chính quyền thị trấn Yên Thành

Trang 27

- Nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinhhoạt.

- Vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn và quản lý người dântrong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải

- Cơ sở định hướng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thảisinh hoạt tại địa phương

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Tiêu chí chọn địa bàn nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu là địa bàn thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnhNghệ An là địa phương đang trên đà phát triển, với sự đổi thay từng ngày về kinh

tế, văn hoá, xã hội

Căn cứ vào tình hình thực tế và phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi tiến hànhđiều tra 40 hộ và một số cơ quan, đợn vị đóng trên địa bàn nhằm thu thập số liệu,đánh giá các chỉ tiêu kết quả

Việc chọn số hộ điều tra căn cứ vào cách chọn điển hình phân loại có sựtham gia góp ý kiến của lãnh đạo địa phương và ban quản lý môi trường đô thị thịtrấn Yên Thành Những hộ được điều tra ở khối 1 và khối 2 thị trấn có mức thunhập cao hơn chủ yếu là buôn bán và công nhân viên chức Đây là hai khối trungtâm của thị trấn Yên Thành nằm gần chợ trung tâm nên lượng rác thải ra hàng ngàynhiều hơn so với xóm khác, đồng thời bãi rác thị trấn thuộc khối 1 thị trấn YênThành Những hộ được điều tra ở xóm 3 và 4 là những hộ có thu nhập chủ yếu từnông nghiệp, mức thu nhập ở các hộ này thấp hơn, lượng thác thải ra hàng ngày chủyếu là rác hữu cơ, bên cạnh đó tôi tiến hành điều tra một số cơ quan đơn vị nhànước đóng trên địa bàn Ngoài ra còn điều tra và quan sát một số nơi như UBND xã,chợ, trạm y tế, trường học, hệ thống ao, hồ, kênh rạch, mương máng

Bảng 2.1: T ng các h ổng các hộ được điều tra ộ được điều tra được điều tra đ ều trac i u tra

Đơn vị điều tra Tổng số hộ Buôn bán Nông nghiệp Khác

Trang 28

* Số liệu thứ cấp:

Bảng 2.2 Các ngu n t i li uồn tài liệu ài liệu ệu

Điều kiện tự nhiên, kinh tế,

xã hội của thị trấn

UBND thị Trấn Yên Thành (ban thống kê, địachính)

Tình hình quản lý rác thải

trong nước và thế giới

- Các báo cáo khoa học đã công bố của các nhànghiên cứu Sách báo, tài liệu có liên quan đến vấn

đề nghiên cứu

Các tài liệu có liên quan đến

môi trường và rác thải

Một số sách về kỹ thuật xử lý rác thải, giáo trìnhcông nghệ xử lý rác thải, tài liệu về quy hoạch môitrường, các văn bản, quyết định của chính phủ vềmôi trường, khai thác trên internet…

Các tài liệu có liên quan đến

môi trường rác thải ở thị trấn

Yên Thành

Báo cáo hàng năm ban quản lý môi trường đô thị thịtrấn, phòng tài nguyên và môi trường huyện YênThành

*Số liệu sơ cấp:

- Thu thập số liệu từ việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp từ hộ gia đình theophương pháp chọn 40 mẫu điều tra ngẫu nhiên trong 4 khu dân cư từ đó xác địnhthành phần, khối lượng rác thải, tỷ lệ phân loại rác thải

- Thu thập số liệu từ các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn nghiên cứu

- Thu thập số liệu qua điều tra, phỏng vấn công nhân vệ sinh môi trường

2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu

* Phương pháp điều tra thực địa

Một số công cụ trong phương pháp PRA sau đây được sử dụng để thu thập

số liệu trên thực địa:

+ Quan sát trực tiếp: Dùng tri giác quan sát ngoài thực địa, vấn đề quan sát

được ghi chép lại phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đó là các vấn đề vềrác thải ở thị trấn Yên Thành và các vấn đề có liên quan, các thông tin thu thậpđược sẽ được ghi chép lại

+ Phương pháp chuyên gia : Phương pháp này dùng trong việc thu thập, lựa

chọn các tài liệu nghiên cứu về rác thải Phương pháp này còn được dùng để thamkhảo ý kiến các nhà lãnh đạo, nhà quản lý về môi trường

Trang 29

+ Phương pháp phỏng vấn:

- Phỏng vấn hộ nông dân: Dùng bảng hỏi phỏng vấn các hộ dân về cách

phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt Các vấn đề liên quan đến rác thải đượchỏi và ghi chép lại Đồng thời dùng bảng hỏi phỏng vấn những người thu gom, xử

lý rác ở địa phượng

- Phỏng vấn sâu :Tìm hiểu và gặp gỡ các nhà quản lý môi trường, cán bộ

môi trường thị trấn, cán bộ các khối xóm …để tìm hiểu sâu và rộng hơn vấn đềmình nghiên cứu

+ Thảo luận nhóm : Nhóm thảo luận gồm các nhà quản lý môi trường địa

phương, dùng SWOT để thảo luận, đánh giá tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơhội, rủi ro trong công tác quản lý chất thải rắn tại thị trấn Yên Thành

2.3.3.Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

* Phương pháp xử lý số liệu

Các tài liệu thu thập được tiến hành chọn lọc, sắp xếp cho phù hợp Sau đó

xử lý số liệu bằng phần mềm Excel

* Phương pháp phân tích số liệu:

- Phân tích định tính: Là phương pháp tiếp cận nhằm mô tả và phân tích đặc

điểm về ĐKTN, KTXH, môi trường của địa phương Phương pháp này được ápdụng để giải thích, phân tích những vấn đề liên quan đến rác thải sinh hoạt trongcuộc sống người dân

- Phân tích định lượng: Giải thích thông qua số liệu thống kê đồng thời sử

dụng kiểm định để so sánh các chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu rác thải được nghiên cứutrong đề tài

2.4 Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu

2.4.1 Điều kiện tự nhiên

Trang 30

Trên địa bàn huyện có tuyến tỉnh lộ 538 chạy qua với tổng chiều dài 3,4km.Đây là thế mạnh của thị trấn trong lưu thông hàng hóa, giao lưu kinh tế với các địaphương trong vùng Là đầu mối giao thông quan trọng của huyện.

2.4.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Thị trấn thuộc huyện nằm ở miền Trung bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hâụnhiệt đới gió mùa, về mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Lào, thường xảy ra lũ lụt vàotháng 7-8

- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,70 C, tháng 2 nhiệt độ thấp nhất, trungbình tháng là 16,20C Tháng 7 nhiệt độ cao nhất trung bình tháng là 33,50 0C

- Độ ẩm trung bình là 87,9% Thấp nhất là tháng 12, độ ẩm trung bình củatháng là 84,00% Tháng 4 độ ẩm cao nhất, trung bình tháng là 91,80%

- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1873mm, lượng mưa ít nhất là tháng

11, trung bình tháng là 25,7mm Mưa nhiều nhất là tháng 8, trung bình tháng là412,8mm

- Số giờ nắng trung bình năm là 2134 giờ Thấp nhất là tháng 2, trung bìnhtháng là 213giờ/tháng

Nhìn chung thị trấn Yên Thành có khí hậu rất thuận lợi cho việc sinh trưởng

và phát triển của nhiều loại cây trồng và vật nuôi Tuy vậy vẫn còn một số hạn chếnhư đặc điểm khí hậu hàng năm từ tháng 1 đến tháng 3 nhiệt độ thấp, lượng mưa và

số giờ nắng ít Tháng 7-8 thì nhiệt độ cao cộng với gió Lào và thường xuyên xảy ra

lũ lụt Vì vậy làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất cũng như đời sống của nhân dân

2.4.1.3 Địa hình

Nằm trong vùng đồng bằng nên địa hình thị trấn Yên Thành tương đối bằngphẳng, hầu hết diện tích đất trong thị trấn đều có độ dốc nhỏ hơn 3 độ Nhìn chungđịa hình thuận lợi cho việc phát triển đô thị, xây dựng công trình phục vụ cho pháttriển kinh tế, xã hội

2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.4.2.1 Tình hình phân bố đất đai của thị trấn.

Tính đến 30/12/2010 thị trấn Yên Thành có tổng diện tích đất tự nhiên là262,62 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 94,94ha, đất nuôi trồng

Trang 31

thủy sản là 1,35ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 163,62ha và diện tích đất chưa

sử dụng là 2,71ha

2.4.2.2 Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê tính đến tháng 12/2010, dân số thị trấn Yên Thành là

4692 người, trong tổng số 1204 hộ, số người bình quân là 1787 người/Km2

Theo số liệu thống kê, năm 2010 số người trông độ tuổi lao động của thị trấnYên Thành là 2652 người, trong đó lao động nữ là 1438 người Lao động chủ yếutrong lĩnh vực nông nghiệp

Bảng 2.3.Tình hình dân số, lao động, việc làm năm 2010 của thị trấn Yên Thành

Lao động trong nông nghiệp Người 1892 71,43

Nguồn: Ban thống kê thị trấn Yên Thành, 12/2010

2.4.2.3 Tình hình văn hóa xã hội

+ Về giáo dục

Chất lượng giáo dục đào tạo không ngừng được nâng cao, đội ngũ giáo viêntiếp tục được kiện toàn theo hướng chuẩn hóa, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dayhọc được đầu tư

Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp cấp 3 đạt 95,1% Học sinh giỏi tỉnh đạt 10 em,cấp huyện 132 em

+ Về văn hóa thông tin – TDTT

Tiếp tục thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.Chỉ đạo thực hiện tốt đề án nếp sống văn hóa trong việc cưới, tang Đề án thiết chếvăn hóa thông tin đồng bộ Trong năm đón nhận 1 làng văn hóa Phúc Trung (xóm5), đến nay toàn thị trấn có 4 làng văn hóa, 3khu dân cư tiên tiến xuất sắc

Luôn chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, hoạt động đúng quy chế hoạtđộng truyền thanh, tuyên truyền phục vụ phát triển KT- XH trên địa bàn

Trang 32

Tham gia các giải văn nghệ, TDTT do huyện tổ chức đạt kết quả cao.

Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 85%

- Tỷ lệ hộ nghèo là 3% tổng số hộ toàn thị trấn cho thấy mức sống chung củangười dân là tương đối ổn định, tuy vẫn gặp khó khăn song đã thoát được cảnh đóinghèo vì thế cần hướng tới một cuộc sống hoàn thiện hơn mà ở đó vấn đề môitrường và rác thải cần được trú trọng hơn nữa

+ Về y tế

Thường xuyên phối hợp với Trung Tâm học tập cộng đồng tuyên truyền vớitầng lớp nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, duy trìthực hiện tốt công tác truyền thông, khám chữa bệnh tại trạm Phối hợp với Hội phụ

nữ, Hội nông dân tổ chức kiểm tra, tư vấn công tác vệ sinh tư gia cho tất cả các hộtrên địa bàn Trong 6 tháng đầu năm 2011 trạm y tế đã tiến hành khám, điều trị cho

1399 lượt người, tiêm phòng cho trẻ em dưới 1 tuổi, tiêm phòng chống sốt rét,phòng chống lao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Tỷ lệ sinh canthứ 3 trở lên là 7,8% Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 14,45 Công tác chăm sóc bà

mẹ tre em được quan tâm đúng mức

+ Về công tác an ninh - quốc phòng

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, mọiphát sinh trên địa bàn đều được kịp thời phát hiện và phối hợp giả quyết đảm bảođúng pháp luật

- Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, các địa phương luôn bán sát kế hoạchxây dựng đơn vị, duy trì chế độ trực thường xuyên, đột xuất theo chỉ thị, mệnh lệnh

2.4.2.4 Tình hình kinh tế

+ Tình hình chung về kinh tế:

Kinh tế luôn là yếu tố đầu tiên cần bàn đến khi chúng ta cần làm một việc gì

đó, nó quyết định khá nhiều đến sự thành bại của vấn đề Thị trấn Yên Thành tìnhhình chung về kinh tế năm 2010 với các số liệu:

Tốc độ tăng trưởng của thị trấn là 15,56%, với cơ cấu:

- Nông thủy sản: chiếm tỷ trọng 15,8%

- Tiểu thủ công ngiệp, xây dựng cơ bản: 46%

Trang 33

- Dịch vụ thương mại: 38,2%, cho thấy lĩnh vực này đã và đang được chútrọng hơn

- Thu nhập bình quân đầu người: 14.800.000 đ/người/năm điều này sẽ ảnhhưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với vấn đề quản lý môi trườngnói chung và rác thải nói riêng

+ Cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

- Cây Lạc: Tổng diện tích đông đặc là 1,2 ha Sản lượng ước đạt 2,9 tấn

Về chăn nuôi: Tổng giá trị sản xuất 4.336,9 triệu đồng.

- Trâu bò: Tổng đàn 273 con, tăng so với cùng kỳ 1,8%

- Đàn lợn: Tổng đàn 1030 con Giẳm 6,6% so với cùng kỳ

- Gia cầm:19.950 con.tăng so với cùng kỳ 14,7 %

Về thủy sản:Diện tích nuôi trồng thủy sản:3,5ha, tổng giá trị sản xuất đạt

89,6 triệu đồng

+ Tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn thị trấn có nhiều cơ sở sản xuất với quy

mô nhỏ, chủ yếu là các ngành nghề như gò, hàn, sữa chữa ô tô, xe máy

Trang 34

Chương 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng về môi trường ở thị trấn Yên Thành

3.1.1 Thực trạng môi trường ở thị trấn Yên Thành.

Trước đây về mật độ dân số, mức sống của người dân thấp nên lượng rác thải

ở các hộ gia đình, các cơ quan xí nghiệp, các khu dân cư, chợ,… còn ít Rác thảichủ yếu là những rác thải dễ xử lý Nhưng hiện nay với sự phát triển của khoa học

kỹ thuật, nhất là kỹ thuật sản xuất, đóng gói bao bì, nhiều loại giấy, hộp đóng góiđược làm chủ yếu bằng ni lông, nhựa, thiếc cùng sự tiện dụng của chúng đã làmthay đổi phong cách tiêu dùng và tập quán của người dân Kèm theo thói quen đó làlượng rác thải ra ngày càng nhiều Điều mà chúng ta có thể cảm nhận ngay được khi

về các thôn, xóm là rác thải có mặt ở khắp mọi nơi từ bờ sông, mương máng, ao hồ,đường liên thôn, liên xã nơi đâu cũng có rác Xưa kia chỉ là rác hữu cơ, là giấy hay

lá dùng để gói hàng hóa dễ phân hủy nhưng nay tỉ lệ rác vô cơ khó xử lý ngày cànglớn

Trong những năm gần đây với sự phát triển của kinh tế, đặc biệt là công cuộcCông nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn thì thị trấn Yên Thành, huyện YênThành, tỉnh Nghệ An đã có nhiều thay đổi, rõ rệt nhất chính là bộ mặt thị trấn đangngày một đổi thay, đời sống người dân được nâng cao Đi cùng với sự thay đổi đó lànhững vấn đề liên quan đến sự gia tăng của rác thải

Lượng rác thải nhiều hơn qua các năm chứ không giảm đi Có sự khác biệtkhá lớn giữa con số phản ánh nguồn rác và con số phản ánh điểm chứa rác, cụ thểđối với số cửa hàng đều tăng qua các năm nhưng đối với điểm đổ rác, diện tích chứa

Những năm gần đây đời sống của các hộ dân được nâng cao đó làđiều đáng mừng nhưng bên cạnh đó lượng rác thải ra từ các hộ nhiềuhơn Sẽ không có gì đáng nói nếu người dân tự ý được tác hại của việc

xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường, tuy nhiên nhiều hộ dân ở đây ýthức cộng đồng còn kém thường vứt rác bừa bãi nên vừa ô gây ô nhiễmvừa làm xấu cảnh quan Chính quyền đã tuyên truyền đến người dân vềviệc bảo vệ môi trường nhưng quan trọng nhất là người dân phải tự có

ý thức

Nguyễn Thị Hiền, cán bộ môi trường thị trấn

Trang 35

rác thì lại không có được điều này Là khu vực phát triển nhất toàn huyện nhưng

2002 mới quy hoạch được một bãi đổ rác với diện tích 1200m2, song với số lượngrác thải là ngày một bùng nổ thì tương lai diện tích bãi rác này sẽ là quá tải Hơn thếnữa hiện tại tổ thu gom của thị trấn chỉ có 2 người điều này cho thấy sự quản lý yếukém về vấn đề rác thải của địa phương Khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao nhất chợtrung tâm của thị trấn, nơi đây là trung tâm mua bán, hàng hóa dịch vụ, có nhiềucửa hàng kinh doanh Các đống rác được chất đống lưu trữ rất nhiều ngày và chúnglại nằm gần khu dân cư, bốc nhiều mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và đờisống của bà con gần chợ

Các bãi tập trung rác không những là những nơi gây ô nhiễm mà còn là các

ổ dịch bệnh, nơi ruồi muỗi và các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi phát triển ảnh hưởnglớn tới sức khỏe của người dân, là mối nguy hại cho sự tồn tại, phát triển và bềnvững của cộng đồng dân cư trong vùng Bên cạnh đó rác thải sinh hoạt cũng ảnhhưởng đến vẻ mỹ quan của vùng

Chúng ta có thể thấy rằng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt hiệnđang là vấn đề nóng ở thị trấn Yên Thành, làm thế nào để giảm thiểu tối đa tìnhtrạng ô nhiễm đang là dấu hỏi lớn cho chính quyền địa phương Bên cạnh việc thugom, vận chuyển, xử lý rác thải của chính quyền còn yếu kém thì việc thiếu ý thứccủa người dân là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm rác thải sinhhoạt trên địa bàn thị trấn Yên Thành hiện nay

3.1.2 Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường sống trên địa bàn thị trấn Yên Thành.

+ Ảnh hưởng đến môi trường đất

Gia đình tôi sống gần chợ đã gần 10 năm nay, ngày trước rác ítcòn đỡ chứ bây giờ rác chợ thải ra ngày càng nhiều, mấy ngày mới đượcđưa ra bãi rác một lần nên bốc mùi khó chịu Nhiều người bán hàng xongkhông dọn dẹp mà cứ để rác nằm bừa bãi nhìn rất mất vệ sinh Nhữnghàng quán ở đây nhiều nhưng rác không được thu gom thường xuyênnên các gia đình ở đây thường để rác dưới cột điện hoặc gốc cây vì đểtrong nhà thì rất bẩn

Nguyễn Thị Loan, 44 tuổi, khối 1 thị trấn Yên Thành

Trang 36

Bãi rác chung của thị trấn ngoài là bãi rác tập kết thì đây cũng là khu vựcđược sử dụng để chôn lấp rác, với diện tích sử dụng là 1200 m2 Do quá trình xử lýrác không đúng kỹ thuật nên chất thải rắn bị ô nhiễm nặng, dẫn đến việc mất đấtcanh tác quanh khu vực này, theo ước tính thống kê cuối năm 2010 của UBND thịtrấn thì diện tích đất bị ô nhiễm xung quanh khu vực này khoảng 3000 m3 Nhữngthay đổi này dẫn tới sự thay đổi về mặt sinh thái học và dẫn tới sự phá vỡ cân bằngcủa hệ sinh thái

+ Ảnh hưởng đến môi trường không khí

Bãi rác ngoài trời, trong khi lượng rác thải phần lớn là rác thải hữu cơ, phânhủy nhanh tạo ra các mùi và khí như CH4, CO2, NH3…gây ô nhiễm không khí môitrường xung quanh Bên cạnh đó việc đốt rác không được phân loại nên các loại rác

từ nilong, nhựa đốt gây mùi khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt các hộ dân Nhất làkhi có gió thổi mạnh, mùi bay vào khu dân cư ở một diện tích rộng gây ra mùi rấtkhó chịu

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Xét trong phạm vi rộng, tác hại của các chất thải rắn đến sức khỏe con ngườimang tính gián tiếp thông qua các mối nguy hại trên cho những hộ dân sống xungquanh khu vực ô nhiễm Vì đây là nơi phát sinh nhiều bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ,thương hàn…Một số hóa chất độc hại còn thấm qua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổnthương, rối loạn chức năng, suy nhược cơ thể …cho những người làm công tác vệsinh môi trường

Trước đây xung quanh bãi rác các hộ vẫn làm ruộng nhưng mấynăm gần đây đất xung quanh bãi rác không phì nhiêu như trước, khó canhtác, bãi rác lại bốc mùi khó chịu nên các hộ dân đều xin được trả lại ruộngxung quanh khu vực bãi rác, những ruộng xung quanh đây đều để không

Phạm Thị Hiền (cán bộ môi trường thị trấn)

Gia đình tôi mở quán nước, mỗi lần đốt rác ở bãi thì khói bayvào kín nhà và cả các gia đình xung quanh, khói có mùi khó chịu nên

cứ mỗi lần đốt rác là quán của tôi vắng khách Gia đình có hai cháunhỏ nên tôi rất lo, gia đình cũng có ý kiến lên chính quyền nhưng vẫnchưa giải quyết được việc này

Phan văn Đồng, 40 tuổi khối 1 thị trấn Yên Thành

Trang 37

Điều đáng mừng là tỷ lệ người dân mắc bệnh do sống xung quanh môitrường ô nhiễm này là rất thấp gần như không đáng kể, trong những năm gần đâychưa có số liệu thống kê cụ thể mức độ thiệt hại về sức khỏe con người sống gầnkhu vực bãi rác

Ảnh hưởng của ô nhiễm rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe conngười không chỉ ngày một ngày hai mà ảnh hưởng lâu dài Tương lai thì khó có thểthống kê mức độ thiệt hại về sức khỏe người dân quanh đây nếu không có mộtchính sách quản lý thu gom và phương pháp xử lý rác hiệu quả

3.2 Thực trạng việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Yên Thành, Nghệ An

3.2.1 Nguồn phát sinh rác thải

Rác là một phần quan trọng trong hoạt động sống của con người, là nguyênnhân gây ô nhiễm môi trường Nếu như ở thành thị đất hẹp, người đông, lượng rácthải nhiều nhưng được thu gom thường xuyên nên giảm thiểu ô nhiễm môi trườngđáng kể Trái lại ở nông thôn, đất rộng người thưa, lượng rác thải ra không thu gom

và ít được xử lý nên tình trạng rác được phân tán khắp nơi làm cho khả năng ônhiễm môi trường ngày càng tăng Trên địa bàn thị trấn Yên Thành, rác thải phátsinh từ các nguồn được thể hiện ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn thị trấn huyện

Yên Thành

Hai vợ chồng tôi đều thu gom rác cho thị trấn, do không có người

nên chúng tôi kiêm luôn cả việc đốt rác Ngày trước thì không sao

nhưng thời gian gần đây cứ mỗi lần đốt rác xong là tôi bị ho liên tục và

thấy khó thở Việc đốt rác bằng dầu hỏa nên mùi rất khó chịu Uỷ ban

cũng không cấp tiền để xử lý bằng vôi bột trước nên rất mất vệ sinh

Nguyễn Công Hòe ( người thu gom rác thị trấn )

Trang 38

7 Khu vui chơi, giải trí Khu 2

8 Cửa hàng, trung tâm dịch vụ Cửa hàng 150

Nguồn: số liệu điều tra 03/2011

+ Nguồn rác thải từ hộ gia đình và khu dân cư

Trong những năm gần đây, do tốc độ phát triển của nền kinh tế xã hội nóichung và khu vực thị trấn Yên Thành nói riêng mức sống của người dân tăng lên rõrệt: Tổng GTSX bình quân trong ba năm gần đây đạt mức tăng 15.56%/ năm Bêncạnh đó tỷ lệ gia tăng dân số ngày một tăng qua các năm Tại khu vực điều tra các

hộ dân cho biết nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân có chiều hướng tăng lêntheo mức thu nhập Lượng rác được thải ra từ các khu dân cư cũng tăng nhanhchóng theo thời gian

+ Nguồn rác thải từ dịch vụ, công cộng

- Từ chợ

Để đáp ứng nhu cầu của người dân, hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụcho sản xuất đời sống của người dân trong khu vực được cải thiện trong đó có hệthống chợ Chợ trong thị trấn đã được địa phương đầu tư phát triển ngày càng sungtúc hơn, đáp ứng nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa của người dân Thị trấn đãxây dựng một chợ trung tâm tại khối 1 thị trấn còn các xóm khác có chợ nhỏ họptheo ngày Nhu cầu mua bán của người dân tăng cao nên số lượng rác cũng tăng lênnhanh chóng Tuy nhiên chợ chính của thị trấn có hố chứa rác công cộng còn cácchợ nhỏ khác không có chỗ tập kết rác cụ thể Rác được thải trực tiếp vào bãimương, bờ kênh, bến chợ, ven đường, góc tường…gây ô nhiễm nghiêm trọng

- Từ trung tâm y tế huyện và trạm y tế thị trấn

Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế từ hoạt động khám, điều trị, chăm sócbệnh nhân, xét nghiệm do không chú trọng đến các hoạt động kiểm soát quá trìnhphát sinh, thu gom, xử lý rác thải đặc biệt là rác thải nguy hại nên gây ô nhiễm đếnmôi trường và nguy cơ gây bệnh

- Từ trường học

Toàn thị trấn có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ

sở, 3 trường trung học phổ thông và một trường dạy nghề.Với số lượng trường tậptrung đông nên số lượng rác thải ra là rất lớn, đặc biệt là các trường cấp 3

+ Cơ quan hành chính.

Trang 39

Trên địa bàn thị trấn tập trung 40 cơ quan hành chính nên lượng rác thải ramỗi ngày từ các cơ quan này cũng chiếm số lượng tương đối.

+ Các hộ kinh doanh dịch vụ

Trên địa bàn thị trấn tập trung nhiều hàng ăn, cơ sở kinh doanh dịch vụ nênlượng rác thải ra chiếm tỷ lệ lớn

3.2.2 Số lượng, thành phần rác thải

+ Khối lượng rác thải được thu gom từ các khối, xóm

Bảng 3.2 Khối lượng rác thải được thu gom từ các khối xóm năm 2011

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 03/2011

Không phải tất cả các lượng rác này đều được thu gom hết, theo sự phản ánhcủa người dân thì trong khu vực chỉ khoảng 80% rác thải trên được thu gom, số ráccòn lại các hộ thải ra xung quanh vườn, bãi đất trống, kênh mương…Qua bảng 3.3

ta thấy khối lượng rác thải sinh hoạt ở các hộ gia đình là lớn nhất trong tổng lượngrác mỗi ngày, rồi đến khối trường học, rác ở chợ cũng chiếm tỷ lệ tương đối Vớitổng lượng rác 3114 kg/ngày nếu không được quản lý, thu gom kịp thời sẽ làm ảnhhưởng xấu đến môi trường và cảnh quan

+Số lượng và thành phần rác thải từ hộ gia đình và khu dân cư

Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày trên một địa bàn phụ thuộcvào quy mô dân số, mức sống của người dân, tình hình phát triển kinh tế xã hội vàdiện tích thu gom trên địa bàn đó Hiện nay do quá trình đô thị hóa cuộc sống củangười dân trong khu vực nghiên cứu ngày càng được nâng cao, vấn đề rác thải đang

là một vấn đề lớn cho chính quyền và nhân dân địa phương Bài toán rác thải khôngchỉ đối với thành thị mà còn ở cả nông thôn Qua điều tra phỏng vấn cho thấylượng rác thải từ các hộ gia đình thường là: rau cỏ, giấy vụn, túi nilon, thức ăn thừa,cành lá cây…

Trang 40

Thành phần rác tạo ra từ các hộ gia đình hầu hết là rác hữu cơ dễ phân hủy.

Vì vậy ngoài những đồ như bia lon, hộp nhựa có thể thu gom tái sử dụng thì lượngrác khó phân hủy thải ra môi trường chủ yếu là nilon Tính trung bình mỗi hộ giađình mỗi ngày sử dụng 4 – 5 chiếc túi nilon Trước đây chưa có chất dẻo chế tạonilon, giỏ nhựa đựng đồ nên rác thải ở nông thôn chủ yếu là rác hữu cơ Khoa họctiến bộ chế ra đồ nhựa, đẹp, bền, dễ mua thay thế dần đồ truyền thống Tuy nhiênnhững đồ này thành rác khó phân hủy nên gây ô nhiễm môi trường lâu hơn Từ thức

ăn, đồ dùng mỗi loại đều được đưa riêng vào một túi đựng vì túi nilon khá rẻ và tiệndụng

Với 1226 hộ (tính năm 2010), bình quân mỗi hộ thải ra 3 túi nilon/ngày, lượng túinilon thải ra mỗi ngày ước tính 3678 túi Khi được hỏi về những độc hại của túinilon đối với sức khỏe con người và đối với môi trường đa số người dân không ýthức được rằng túi nilon rất khó phân hủy trong môi trường và độc hại với sức khỏe.Với những hộ gia đình có ý thức thì túi đã dùng đem đốt nhưng cũng không biếtrằng khí thải và sản phẩm còn sót lại trên mặt đất có tác hại xấu đến môi trường

Túi nilon làm bằng nhựa PVC khi đốt sẽ tạo ra chất dioxin gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng, dị tật bẩm sinh cho các trẻ nhỏ…Đặc biệt túi nilon màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, cadimin gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi Nếu cho túi nilon xuống cống sẽ gây tắc nghẽn các hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và bệnh dịch phát sinh Nếu lẫn vào trong đất túi nilon sẽ cản trở sự phát triển của cỏ, dẫn đến hiện tượng xói mòn tại các vùng đồi núi…Các nhà khoa học đã chứng minh các túi nilon có thể mất từ 500 – 1000 năm mới có thể phân hủy [7]

Để làm rõ điều này tôi có phỏng vấn sâu người dân sống tại thị trấn thì nhóm nhậnđược trả lời như sau

Mỗi lần đi chợ tôi thường mang về 4, 5 túi nilon, về cũng vứt đichứ không dùng đến nữa Không để thức ăn vào túi nilon thì cũng khôngbiết để vào đâu vì dùng túi nilon rất thuận tiện Mọi người đều dùng túinilon hết có sao đâu

Nguyễn Thị Lan (47 tuổi, khối 1 thị trấn Yên Thành)

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Hải Anh(2009) Bài toán rác thải nông thôn: Cần chung tay (16/01/2009) Nguồn http://vietbao.vn/Xa-hoi/Bai-toan-rac-thai-nong-thon-Can-chung-tay/20824189/157/ Link
9. Nguyễn An (2011) ‘‘Mô hình hợp lý cho rác thải nông thôn ’’ (10/06/2011) Nguồn http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/24880/mo-hinh-hop-ly-cho-rac-thai-nong-thon.html Link
12. ‘’xử lý chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2020: Phải áp dụng công nghệ tái chế ’’ (20/08/2009), nguồn: http://www.imv-hanoi.com/vi-VN/Home/diembao-146/1877/Xu-ly-chat-thai-ran-sinh-hoat-den-nam-2020.aspx Link
1. Vũ Thị Hoài An (2006), Rác thải sinh hoạt một phần của cuộc sống, bài dự thi Đại Sứ Môi Trường BAYER Khác
2. Công Chung (2006), Mô hình sản xuất và bảo vệ môi trường, NXB Thanh Hóa Khác
3. GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị Kim Thái (2001) Quản lý chất thải rắn, nhà xuất bản xây dựng Khác
4. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của chính phủ, ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn Khác
5. PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành (2004), Giáo trình Công nghệ vi sinh trong xử lý ô nhiễm môi trường, NXB Nông nghiệp Khác
6. Nguyễn Thế Thôn(2004) quy hoạch môi trường và phát triển bền vững, NXB khoa học kĩ thuật Hà Nội Khác
7. Nguyễn Danh Sơn (2004), Kinh tế và quản lý chất thải ở Việt Nam, NXB Quốc Gia Khác
10. Hoàng Lam (2010) ‘‘Đi tìm lời giải cho bài toán rác thải nông thôn ’’ Khác
11. Hoàng Nguyên Bá (2010), ‘‘Thực trạng rác thải và quản lý rác thải trên địa bàn xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh’’ khóa luận tốt nghiệp đại học nông nghiệp Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn [3]. - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Hình 1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn [3] (Trang 12)
Căn cứ vào tình hình thực tế và phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi tiến hành điều tra 40 hộ  và một số cơ quan, đợn vị đóng trên địa bàn nhằm thu thập số liệu, đánh giá các chỉ tiêu kết quả. - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
n cứ vào tình hình thực tế và phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi tiến hành điều tra 40 hộ và một số cơ quan, đợn vị đóng trên địa bàn nhằm thu thập số liệu, đánh giá các chỉ tiêu kết quả (Trang 25)
Bảng 2.3.Tình hình dân số, lao động, việc làm năm 2010 của thị trấn Yên Thành - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 2.3. Tình hình dân số, lao động, việc làm năm 2010 của thị trấn Yên Thành (Trang 29)
Bảng 3.1: Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn thị trấn huyện Yên Thành - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.1 Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn thị trấn huyện Yên Thành (Trang 35)
Bảng 3.1: Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn thị trấn huyện Yên Thành - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.1 Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn thị trấn huyện Yên Thành (Trang 35)
Hình 3.1: Cơ cấu các loạirác thải sinh hoạt ở thị trấn Yên Thành 2011              Nhìn vào bảng số liệu 3.3 và hình 3.1 ta thấy lượng rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số lượng rác thải, chiếm 39,13 % - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Hình 3.1 Cơ cấu các loạirác thải sinh hoạt ở thị trấn Yên Thành 2011 Nhìn vào bảng số liệu 3.3 và hình 3.1 ta thấy lượng rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số lượng rác thải, chiếm 39,13 % (Trang 39)
Hình 3.1: Cơ cấu các loại rác thải sinh hoạt ở thị trấn Yên Thành 2011             Nhìn vào bảng số liệu 3.3 và hình 3.1 ta thấy lượng rác thải hữu cơ chiếm tỷ - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Hình 3.1 Cơ cấu các loại rác thải sinh hoạt ở thị trấn Yên Thành 2011 Nhìn vào bảng số liệu 3.3 và hình 3.1 ta thấy lượng rác thải hữu cơ chiếm tỷ (Trang 39)
Bảng 3.4: Số lượng và thành phần rác thải từ khối cơ quan,trường học năm 2011 - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.4 Số lượng và thành phần rác thải từ khối cơ quan,trường học năm 2011 (Trang 40)
Bảng 3.4: Số lượng và thành phần rác thải từ khối cơ quan, trường học năm 2011 - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.4 Số lượng và thành phần rác thải từ khối cơ quan, trường học năm 2011 (Trang 40)
Bảng 3.5. Thành phần rác thải y tế tại trung tâm y tế huyện và trạm y tế thị trấn năm 2011 - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.5. Thành phần rác thải y tế tại trung tâm y tế huyện và trạm y tế thị trấn năm 2011 (Trang 41)
Bảng 3.5. Thành phần rác thải y tế tại trung tâm y tế huyện và trạm y tế thị trấn năm 2011 - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.5. Thành phần rác thải y tế tại trung tâm y tế huyện và trạm y tế thị trấn năm 2011 (Trang 41)
Bảng 3.6. Tình hình phânloại rác thải trong hộ gia đìn hở thị trấn Yên Thành Chỉ tiêu đánh giáSố hộTỷ lệ (%) - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.6. Tình hình phânloại rác thải trong hộ gia đìn hở thị trấn Yên Thành Chỉ tiêu đánh giáSố hộTỷ lệ (%) (Trang 42)
Bảng 3.6. Tình hình phân loại rác thải trong hộ gia đình ở thị trấn Yên Thành - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.6. Tình hình phân loại rác thải trong hộ gia đình ở thị trấn Yên Thành (Trang 42)
3.2.4.Hình thức thu gom rác thải tại thị trấn Yên Thành - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
3.2.4. Hình thức thu gom rác thải tại thị trấn Yên Thành (Trang 43)
Bảng 3.7. Trang thiết bị cho công tác thu gom rác thải ở thị trấn Yên Thành năm 2011 - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.7. Trang thiết bị cho công tác thu gom rác thải ở thị trấn Yên Thành năm 2011 (Trang 43)
Hình 3.2: Ý kiến đánh giá về thời gian thu gom rác của tổ thu gom rác - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Hình 3.2 Ý kiến đánh giá về thời gian thu gom rác của tổ thu gom rác (Trang 45)
Bảng 3.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá về thời gian thu gom rác thải của tổ thu gom rác - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá về thời gian thu gom rác thải của tổ thu gom rác (Trang 45)
Hình 3.2: Ý kiến đánh giá về thời gian thu gom rác của tổ thu gom rác - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Hình 3.2 Ý kiến đánh giá về thời gian thu gom rác của tổ thu gom rác (Trang 45)
Bảng 3.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá về thời gian thu gom rác thải của tổ thu gom rác - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá về thời gian thu gom rác thải của tổ thu gom rác (Trang 45)
Bảng 3.9. Tình hình dân cư và số điểm đổ rác tại thị trấn Yên Thành - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.9. Tình hình dân cư và số điểm đổ rác tại thị trấn Yên Thành (Trang 47)
Bảng 3.9. Tình hình dân cư và số điểm đổ rác tại thị trấn Yên Thành - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.9. Tình hình dân cư và số điểm đổ rác tại thị trấn Yên Thành (Trang 47)
Qua bảng số liệu 3.10 và hình 3.3 cho thấy, có 35/40 chiếm 87,5% cho rằng việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
ua bảng số liệu 3.10 và hình 3.3 cho thấy, có 35/40 chiếm 87,5% cho rằng việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng (Trang 51)
Hình 3.3: Đánh giá tầm quan trọng của việc phânloại rác sinh hoạt của người dân - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Hình 3.3 Đánh giá tầm quan trọng của việc phânloại rác sinh hoạt của người dân (Trang 51)
Hình 3.3: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác sinh hoạt của người dân - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Hình 3.3 Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác sinh hoạt của người dân (Trang 51)
Bảng 3.11. Số hộ có biết cách phân loại rác sinh hoạt Số hộ biết cách phân loại - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.11. Số hộ có biết cách phân loại rác sinh hoạt Số hộ biết cách phân loại (Trang 51)
Bảng 3.12. Mức đóng phí cho hoạt động thu gom rác thải ở thị trấn Yên Thành - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.12. Mức đóng phí cho hoạt động thu gom rác thải ở thị trấn Yên Thành (Trang 52)
Bảng 3.12. Mức đóng phí cho hoạt động thu gom rác thải ở thị trấn Yên Thành - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.12. Mức đóng phí cho hoạt động thu gom rác thải ở thị trấn Yên Thành (Trang 52)
Bảng 3.13. Thu nhập của người được phỏng vấn - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.13. Thu nhập của người được phỏng vấn (Trang 53)
Bảng 3.13. Thu nhập của người được phỏng vấn - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.13. Thu nhập của người được phỏng vấn (Trang 53)
Bảng 3.14. Lý do hộ gia đình không đồng ý chi trả cho việc thu gom và xử lý rác thải tại khu vực nghiên cứu. - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.14. Lý do hộ gia đình không đồng ý chi trả cho việc thu gom và xử lý rác thải tại khu vực nghiên cứu (Trang 54)
Bảng 3.14. Lý do hộ gia đình không đồng ý chi trả cho việc thu gom và xử lý rác thải tại khu vực nghiên cứu. - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.14. Lý do hộ gia đình không đồng ý chi trả cho việc thu gom và xử lý rác thải tại khu vực nghiên cứu (Trang 54)
Bảng 3.16.Tổ chức chương trình dọn vệ sinh khối xóm Tổ   chức   chương   trình   dọn   vệ - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.16. Tổ chức chương trình dọn vệ sinh khối xóm Tổ chức chương trình dọn vệ (Trang 58)
Bảng 3.16.Tổ chức chương trình dọn vệ sinh khối xóm Tổ   chức   chương   trình   dọn   vệ - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.16. Tổ chức chương trình dọn vệ sinh khối xóm Tổ chức chương trình dọn vệ (Trang 58)
Hình 3.6: Cơ cấu tổ chức chương trình trồng cây xanh nơi công cộng - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Hình 3.6 Cơ cấu tổ chức chương trình trồng cây xanh nơi công cộng (Trang 59)
Qua số liệu ở bảng 3.16 và hình 3.6 cho thấy có 19/40 hộ gia đình chiếm 47,5% trả lời có tổ chức chương trình vận động người dân trồng cây xanh nơi công cộng, 15/40 hộ chiếm tỷ lệ là 37,5% trả lời không tổ chức chương trình này và 6/40 hộ chiến 15%trả lời - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
ua số liệu ở bảng 3.16 và hình 3.6 cho thấy có 19/40 hộ gia đình chiếm 47,5% trả lời có tổ chức chương trình vận động người dân trồng cây xanh nơi công cộng, 15/40 hộ chiếm tỷ lệ là 37,5% trả lời không tổ chức chương trình này và 6/40 hộ chiến 15%trả lời (Trang 59)
Hình 3.6: Cơ cấu tổ chức chương trình trồng cây xanh nơi công cộng - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Hình 3.6 Cơ cấu tổ chức chương trình trồng cây xanh nơi công cộng (Trang 59)
Bảng 3.18. Tuyên truyền, vận động người dân không đổ rác,  xả rác bừa bãi nơi công cộng - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.18. Tuyên truyền, vận động người dân không đổ rác, xả rác bừa bãi nơi công cộng (Trang 59)
Hình 3.7: Cơ cấu tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không đổ rác nơi công cộng - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Hình 3.7 Cơ cấu tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không đổ rác nơi công cộng (Trang 60)
Hình 3.7: Cơ cấu tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không đổ rác nơi công cộng - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Hình 3.7 Cơ cấu tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không đổ rác nơi công cộng (Trang 60)
Bảng 3.19. Mức độ tham gia dọn vệ sinh khối xóm của người dân Thị trấn - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.19. Mức độ tham gia dọn vệ sinh khối xóm của người dân Thị trấn (Trang 61)
Bảng 3.19. Mức độ tham gia dọn vệ sinh khối xóm của người dân Thị trấn - Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.19. Mức độ tham gia dọn vệ sinh khối xóm của người dân Thị trấn (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w