1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cấu trúc đề thuyết trong văn bản tin tiếng anh và tiếng việt

230 739 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 230
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Cấu trúc Đề- Thuyết được chọn như một công cụ phân tích văn bản vì “Đề đặc biệt thích hợp với việc chỉ ra mối quan hệ giữa những văn bản viết với ngữ cảnh xuất hiện của chúng” Brandt, 19

Trang 1

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

CẤU TRÚC ĐỀ – THUYẾT TRONG VĂN BẢN TIN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu

Mã số: 62 22 01.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS TRỊNH SÂM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2008

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Lịch sử nghiên cứu 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 13

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 15

6 Đóng góp của luận án 18

7 Bố cục luận án 20

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn 22

1.2 Thể loại và phân tích thể loại 32

1.3 Tu từ học đối chiếu……… 38

1.4 Cấu trúc Đề- Thuyết : 42

1.5 Đơn vị phân tích văn bản trong Ngữ pháp chức năng hệ thống 53

1.6 Tiểu kết 58

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT TRONG BẢN TIN TIẾNG ANH 2.1 Nhận diện cấu trúc Đề – Thuyết 61

2.2 Cấu trúc Đề- Thuyết và chức năng kinh nghiệm 65

2.3 Cấu trúc Đề – Thuyết và chức năng liên nhân 91

2.4 Cấu trúc Đề – Thuyết và chức năng văn bản 104

2.5 Tiểu kết 118

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC ĐỀ –THUYẾT TRONG BẢN TIN TIẾNG VIỆT 3.1 Nhận diện cấu trúc Đề – Thuyết ……… …… 120

3.2 Cấu trúc Đề- Thuyết và chức năng kinh nghiệm 131

Trang 3

3.3 Cấu trúc Đề – Thuyết và chức năng liên nhân 150

3.4 Cấu trúc Đề – Thuyết và chức năng văn bản 159

3.5 Tiểu kết 170

CHƯƠNG 4: ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC ĐỀ – THUYẾT TRONG BẢN TIN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 4.1 Bình diện Đề – Thuyết kinh nghiệm……… 173

4.2 Bình diện Đề –Thuyết liên nhân 186

4.3 Bình diện Đề – Thuyết văn bản 189

4.4 Tiểu kết ……… 196 PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

CÁC QUY ƯỚC KÍ HIỆU và VIẾT TẮT TRONG PHÂN TÍCH

1 Ranh giới giữa các đơn vị Đề (cú): //

2 Ranh giới giữa Đề và Thuyết trong một cú: /

3 Đề – Thuyết : ĐT

4 Ngữ pháp chức năng hệ thống: NPCNHT

5 C1V1: Cú 1 trong văn bản tin tiếng Việt 1, C1A1: Cú 1 trong văn bản tin tiếng Anh 1

- Bị đồng nhất thể: BĐNT

- Đồng nhất thể : ĐNT

- Cảm thể: CT

- Hiện tượng : H.Tượng

- Hiện hữu thể : HHT

- Ứng thể : UT

8 Các loại chu cảnh :CC

- Phạm vị thời gian :PVTG

- Phạm vị không gian : PVKG

Trang 5

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU BẢNG Chương 1: Cơ sở lý luận

Sơ đồ 1.1: Diễn ngôn trong ngữ cảnh 28

Sơ đồ 1.2: Các bình diện của ngữ cảnh tình huống 28

Sơ đồ 1.3: Các tầng ngôn ngữ 30

Sơ đồ 1.4: Thể loại, Ngữ vực trong mối quan hệ với ngôn ngữ 34

Chương 2: Cấu trúc Đề -Thuyết trong bản tin tiếng Anh Bảng 2.1: Các loại Đề trong văn bản tin tiếng Anh 64

Bảng 2.2: Các động từ điều biến 68

Bảng 2.3: Một số kiểu phóng chiếu trong cụm động từ phức phụ thuộc 69

Bảng 2.4: Tỉ lệ các loại quá trình trong khối ngữ liệu 71

Bảng 2.5: Tỉ lệ các tiểu loại Đề tham thể so với tổng số Đề tham thể 80

Bảng 2.6: Tỉ lệ các tiểu loại Thuyết tham thể so với tổng Thuyết tham thể 83

Bảng 2.7: Các loại chu cảnh xuất hiện trong khối ngữ liệu 86

Bảng 2.8: Tỉ lệ các tiểu loại Đề chu cảnh so với tổng Đề chu cảnh 87

Bảng 2.9: Tỉ lệ các tiểu loại Thuyết chu cảnh so với tổng số Thuyết chu cảnh 89

Bảng 2.10: Nhóm động từ trích dẫn trong khối ngữ liệu 102

Bảng 2.11 : Tỉ lệ của các mô thức phát triển Đề so với tổng số lượng đơn vị Đề 110 Bảng 2.12: Tỉ lệ các loại Đề ngoại vi ở khối ngữ liệu 114

Bảng 2.13: Các loại liên từ xuất hiện trong khối ngữ liệu 116

Bảng 2.14: Tỉ lệ sử dụng Đề văn bản ở khối ngữ liệu 117

Bảng 2.15 : Các tiểu loại của liên từ mở rộng 117

Chương 3: Cấu trúc Đề- Thuyết trong bản tin tiếng Việt

Bảng 3.1: Các loại Đề trong văn bản tin tiếng Việt ……… 131

Bảng 3.2: Các loại chu cảnh trong khối ngữ liệu bản tin tiếng Việt ……… 135

Bảng 3.3: Tỉ lệ các quá trình trong bản tin tiếng Việt 138

Bảng 3.4: Số lượng các loại Đề kinh nghiệm trong tổng số cú ……… 143

Bảng 3.5: Tỉ lệ các loại Đề tham thể trong bản tin tiếng Việt ……… 144

Bảng 3.6 : Đề chu cảnh trong tiếng Việt 145

Bảng 3.7: Tỉ lệ các loại Thuyết kinh nghiệm ……… 147

Bảng 3.8: Tỉ lệ Thuyết chu cảnh ……… 148

Bảng 3.9: Các phương tiện biểu đạt tình thái trong ngữ liệu 151

Bảng 3.10: Động từ tình thái trong tiếng Việt ……… 153

Bảng 3.11: Các động từ tình thái trong tiếng Việt tương thích với những động từ tình thái đã được phân tích trong tiếng Anh ……… 154

Bảng 3.12: Tỉ lệ các loại phát triển trong và ngoài mô thức Đề 161

Bảng 3.13: Các loại Đề ngoại vi trong ngữ liệu 164

Bảng 3.14: Các loại từ ngữ liên kếtø xuất hiện trong khối ngữ liệu tiếng Việt 169

Trang 6

Bảng 3.15: Tỉ lệ sử dụng Đề văn bản ở khối ngữ liệu tiếng Việt 169

Bảng 3.16 : Các tiểu loại của liên từ mở rộng 170

Chương 4: Đối chiếu cấu trúc Đề – Thuyết trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt Bảng 4.1: Tỉ lệ các loại quá trình ở hai ngôn ngữ ……… 173

Bảng 4.2: Số lượng các loại Đề kinh nghiệm ……… 177

Bảng 4.3: Tỉ lệ của các tiểu loại Đề tham thể so với tổng số Đề tham thể ………… 178

Bảng 4.4: Tỉ lệ các tiểu loại Đề chu cảnh so với tổng Đề chu cảnh ……… 179

Bảng 4.5: Tỉ lệ Thuyết kinh nghiệm tiếng Anh và tiếng Việt ……… 181

Bảng 4.6: Tỉ lệ Thuyết tham thể ở hai ngôn ngữ ……… 182

Bảng 4.7: Tỉ lệ các tiểu loại Thuyết chu cảnh so với tổng số Thuyết chu cảnh ……… 185

Bảng 4.8: Tỉ lệ mô thức phát triển Đề trong tiếng Anh và tiếng Việt 189

Bảng 4.9: Tỉ lệ các loại Đề ngoại vi ở khối ngữ liệu của hai ngôn ngữ 193

Bảng 4.10:Tỉ lệ sử dụng Đề văn bản ở khối ngữ liệu của hai ngôn ngữ 195

Bảng 4.11: Các tiểu loại của liên từ mở rộng 195

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kinh tế Việt Nam ngày nay đang trên đà phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới Chúng ta đang từng bước tiếp cận thế giới và nỗ lực làm cho thế giới biết đến chúng

ta qua nhiều phương diện khác nhau: kinh tế, chính trị, thể thao, giáo dục, văn hóa và rõ ràng là báo chí được xem là cầu nối quan trọng giữa các quốc gia Nó giúp cho chúng

ta bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với các vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội Viết báo bằng tiếng Việt đã khó, nhưng viết bằng tiếng Anh có lẽ lại càng khó hơn, nhất là làm thế nào để ta có thể viết được một bản theo đúng phong cách diễn đạt của người bản ngữ Muốn vậy có lẽ chúng ta cần phải tiếp cận với các yếu tố ngôn ngữ liên quan đến quá trình tạo văn bản.Vì thế, với luận án này chúng tôi muốn góp phần vào tìm hiểu thể loại báo chí này thông qua hai ngôn ngữ Anh - Việt Số công trình nghiên cứu so sánh văn bản của các ngôn ngữ trên thế giới đã tăng đáng kể từ sau sự xuất hiện của tu từ học đối chiếu (Contrastive Rhetoric) cách đây gần bốn thập niên (Kaplan,R.B [59]) Mục đích của Tu từ học đối chiếu là phát hiện những khó khăn mà người viết gặp phải khi họ sử dụng tiếng nước ngoài, và nó cũng cố gắng giải thích những khó khăn này thông qua chiến lược tư duy bằng tiếng mẹ đẻ (Connor,U [16]) Sự ra đời của phương pháp phân tích thể loại (Genre Analysis) đã giúp cho tu từ học đối chiếu tiến thêm một bước, không chỉ dừng ở phân tích ngôn ngữ viết thông qua các bài viết của sinh viên- các tay viết không chuyên, mà nó còn mở rộng việc xem xét và nghiên cứu văn bản chuyên ngành của các thể loại khác nhau Phân tích thể loại là một phương pháp nghiên cứu những đặc trưng tu từ và ngôn ngữ của các thể loại văn bản gắn với mục đích giao tiếp của tác giả Phần lớn mảng phân tích này tập trung vào các bài báo nghiên cứu bằng tiếng Anh hoặc bằng các ngôn ngữ khác (Swales, J [89], [88]; Crookes, G

Trang 8

[17]; Taylor,C & T Chen [92]; Myers, G [75], [76]), và chủ yếu là các bài báo khoa học tự nhiên và một ít bài của khoa học xã hội Luận án này mong muốn góp một phần trong nghiên cứu một văn bản thể loại báo chí của hai ngôn ngữ Anh – Việt.

Trong phân tích thể loại, ngữ pháp chức năng hệ thống (NPCNHT) đóng một vai trò quan trọng Thật ra, NPCNHT là mô hình ngôn ngữ trong ngữ cảnh sử dụng Khởi điểm từ cách nhìn về vai trò của mối quan hệ giữa ngữ cảnh và giao tiếp ngôn ngữ của Malinowski và Firth, Halliday, M.A.K đã phát triển mô hình lý thuyết về ngữ cảnh: Trường (field), không khí (tenor) và cách thức ( mode) của diễn ngôn trong mối tương quan với ba siêu chức năng của ngôn ngữ tương ứng là kinh nghiệm (hay ý niệm- ideational), liên nhân (interpersonal) và văn bản (textual)

Siêu chức năng kinh nghiệm được dùng để truyền đạt những thông tin mới, chia sẻ những nội dung mà người nghe/ người đọc chưa biết Nó hiện diện trong việc sử dụng của tất cả các ngôn ngữ Lý do là vì cho dù một người sử dụng bất kỳ một ngôn ngữ nào với mục đích gì thì anh ta vẫn phải nói đến các loại kinh nghiệm của mình về thế giới Siêu chức năng này không những chỉ rõ những khả năng lựa chọn về ngữ nghĩa mà còn xác định việc hiện thực hóa cấu trúc của chúng ( nói như NPCNHT, tức là chọn quá trình vật chất hay quá trình tinh thần, quá trình quan hệ hay quá trình tồn tại ) Nó được hiện thực hóa thông qua hệ thống chuyển tác gồm ba thành tố: tham thể, quá trình và chu cảnh Siêu chức năng liên nhân thể hiện việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt các mối quan hệ xã hội và các quan hệ cá nhân Điều này bao gồm những cách thức khác nhau mà người nói sử dụng trong các tình huống khác nhau Siêu chức năng này được hiện thực hóa thông qua hệ thống thức và hệ thống tình thái Thức chỉ rõ vai trò mà người nói lựa chọn trong tình huống nói và vai trò mà anh ta ấn định cho người nghe Tình thái liên quan đến cách người nói thể hiện sự đánh giá hoặc dự đoán của mình

Trang 9

Siêu chức năng ngôn bản đề cập đến việc ngôn ngữ như là một thông điệp mạch lạc và nhất quán, khác với một chuỗi các câu văn tùy tiện, được hiện thực hóa thông qua hệ thống Đề – Thuyết Đề - Thuyết là tổng thể của tổ chức cú như một thông điệp, trong đó Đề là xuất phát điểm

Eggins, S [29] nhận định rằng đóng góp rất lớn của Halliday là, đi xa hơn Firth, ông đã xác định được khía cạnh nào trong ngữ cảnh là quan trọng Nếu những kinh nghiệm (Trường) được phản ánh qua hệ thống chuyển tác, bao gồm các quá trình tham thể, và chu cảnh, thì vai trò mà ngôn ngữ đang thực hiện trong giao tiếp ( Cách thức ) được thực hiện hóa thông qua cấu trúc Đề - Thuyết ( Theme - Rheme ), cấu trúc thông tin cũ mới, và hệ thống liên kết; và nó cũng sẽ thể hiện được mối quan hệ qua lại giữa người nói/ viết và người nghe/ đọc thông qua chức năng liên nhân (Không khí)

Trong giao tiếp chúng ta được quy định bởi đặc trưng tuyến tính của ngôn ngữ, nên việc đối tượng nào được lựa chọn để đưa ra làm Đề- làm điểm xuất phát trong một cú không phải là một sự ngẫu nhiên Đề trong một phát ngôn có vai trò liên kết nó với phần ngôn bản đi trước, duy trì chủ đề, phát triển chủ đề, tạo tiêu điểm, hướng dẫn người đọc, người nghe trong tiếp nhận văn bản, và xây dựng kết cấu các nội dung quan yếu của một diễn ngôn

Như vậy trong mạng lưới hệ thống của Ngữ pháp chức năng, cấu trúc Đề - Thuyết chỉ là một phần trong bình diện tổ chức cú như một thông điệp ( clause as a message) Khi xem xét phân tích một văn bản ta cần phải xem xét nó trong mối quan hệ với ba siêu chức năng đã đề cập đến ở trên Cấu trúc Đề- Thuyết được chọn như một công cụ phân tích văn bản vì “Đề đặc biệt thích hợp với việc chỉ ra mối quan hệ giữa những văn bản viết với ngữ cảnh xuất hiện của chúng” (Brandt, 1986- trích trong Vande Kopple, W.J [95]) Mặc

Trang 10

dù cấu trúc Đề- Thuyết đã được sử dụng như một công cụ phân tích văn bản những năm gần đây, nhưng nó vẫn chưa được sử dụng thường xuyên như là công cụ cho quá trình phân tích và so sánh trong đối chiếu phong cách văn bản, cho dù nó có khả năng cung cấp nhiều điều về tổ chức văn bản Thật ra , theo Halliday,M.A.K [49], “Chức năng cơ bản của cú là tạo ra một thông điệp” và Đề -Thuyết chính là “cấu trúc cơ bản của tổ chức cú như là một thông điệp” “Sự tổ chức” và “sự lựa chọn” Đề chính là cốt lõi của ý tưởng của diễn ngôn Tuy nhiên, việc áp dụng cấu trúc Đề – Thuyết trong phân tích diễn ngôn ở Việt nam vẫn còn là một lĩnh vực khá mới Vì vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu

Đây chính là những lý do chúng tôi chọn cấu trúc Đề – Thuyết nhằm làm nổi bật các đặc điểm ngôn ngữ của một loại hình văn bản, cụ thể là văn bản tin

2 Lịch sử nghiên cứu

Cấu trúc Đề -Thuyết và việc phân tích Đề của văn bản đã được sử dụng rất nhiều trong các công trình như là một phương tiện để nhận diện thể loại; nghĩa là để phân biệt các thể loại khác nhau hoặc để tìm ra nét tương đồng giữa các văn bản cùng thể loại Vande Kopple [95] cho rằng trong lĩnh vực này, hướng nghiên cứu có lợi là xem xét mối quan hệ giữa Đề văn bản, liên nhân và kinh nghiệm, vị trí của chúng, sự phát triển của chúng Ông giải thích rằng sự phân tích những nét đan xen này sẽ giúp nhận diện được thể loại Eiler,M [30] cũng thực hiện nghiên cứu theo hướng này khi bà cho rằng phân tích sự lựa chọn Đề, và sự phân bố Đề sẽ bộc lộ được những cấu trúc tiêu biểu nhận diện được thể loại văn bản Francis,G [34] có lý khi nhận xét rất nhiều nhà ngôn ngữ học đã nhận ra rằng thể loại có thể được phân biệt bởi cấu trúc thông tin nằm trong phần Đề của văn bản và rằng phương thức phát triển Đề dường như có liên quan đến thể loại Fries,P.H &

Trang 11

Francis,G [40] đã nêu ra mối quan hệ qua lại nào đó giữa nội dung Đề và thể loại, cũng như mối quan hệ qua lại giữa nội dung Đề và các thành tố cấu tạo nên thể loại

Ngoài việc dùng Đề phát triển để tìm ra sự khác nhau và giống nhau giữa các thể loại, cấu trúc Đề - Thuyết cũng đã tạo nền tảng cho rất nhiều công trình nghiên cứu so sánh xuyên ngôn ngữ Danes,F [19] đối chiếu tiếng Tiệp và tiếng Anh dùng quan điểm chức năng ( Đề - Thuyết ) và đã kết luận cấu trúc này liên quan đến chức năng của trật tự từ và ngữ điệu Vasconcellos,M [96], [97] đã chỉ ra rằng khái niệm Đề của Halliday là đúng, có giá trị xuyên ngôn ngữ và bà đã dùng bản dịch như là một công cụ để chứng minh điều này Bà đã xem xét 32 văn bản viết bằng tiếng Bồ Đào Nha và bản dịch của chúng sang tiếng Anh Mặc dù Bồ Đào Nha là ngôn ngữ cho phép cấu trúc VSO, khác với tiếng Anh với cấu trúc SVO, bà đã chỉ ra rằng các dịch giả đã tìm cách vượt qua trở ngại này nhằm duy trì sự lựa chọn Đề ngữ gốc và cấu trúc thông tin của văn bản, và bà đã tìm được tỉ lệ thống nhất để duy trì tiêu điểm cấu trúc thông tin mới là 87,6% Azis,Y.W [1] nghiên cứu cấu trúc ĐTõ trong một đoạn văn kể của một cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Ả Rập Sau đó ông đem so sánh với những công trình khác về cấu trúc ĐT của tiếng Anh và tiếng Pháp Ông đã lấy ngữ pháp chức năng theo trường phái Prague làm cơ sở cho khái niệm Đề- Thuyết Kết quả là cấu trúc ĐT của tiếng Ả Rập có xu hướng giống với tiếng Pháp hơn do hai ngôn ngữ đều có xu hướng lựa chọn cấu trúc Đề không đổi hơn là Đề tuyến tính đơn

Từ những công trình trên, chúng tôi thấy rằng việc phân tích cấu trúc Đề - Thuyết trong mối quan hệ với ba siêu chức năng của ngôn ngữ có thể giúp chúng ta nhận ra cấu trúc tổ chức văn bản của một thể loại diễn ngôn một cách sâu sắc Tuy nhiên, tầm quan trọng của cấu trúc này dường như vẫn chưa được các nhà nghiên cứu Việt ngữ nhận thấy trong phân tích diễn ngôn Diệp Quang Ban [118] đã chỉ ra ba tính ưu việt cơ bản của NPCNHT của Halliday như: coi trọng tính hệ thống trong công nghệ miêu tả;

Trang 12

gắn câu với tình huống sử dụng như là điểm bắt đầu của quá trình nghiên cứu câu; xác lập những kiểu cấu trúc riêng cho từng phương diện trong số ba phương diện trên, nhưng việc ứng dụng NPCNHT vào trong nghiên cứu diễn ngôn ở Việt Nam dường như mới chỉ ở giai đoạn khởi điểm mặc dù số lượng công trình về cấu trúc văn bản trong tiếng Việt đã bắt đầu khởi sắc trong những năm gần đây Các công trình về thể loại không phải là ít, nhưng lại rất hạn chế trong nghiên cứu so sánh đối chiếu các ngôn ngữ (như Phân tích diễn ngôn thư tín thương mại của Nguyễn Trọng Đàn [123], Nghiên cứu diễn ngôn về chính trị xã hội trên tư liệu báo chí Tiếng Anh và tiếng Việt của Nguyễn Hoà [131], Nghiên cứu diễn ngôn đàm phán thương mại của Đỗ Xuân Thơm [150], Đặc điểm của ngôn ngữ luật pháp tiếng Việt đối chiếu với tiếng Anh của Lê Hùng Tiến [153], Phân tích diễn ngôn Quảng cáo du lịch của Tôn Nữ Mỹ Nhật [77], Đối chiếu ngôn ngữ phóng sự trong báo in bằng tiếng Việt và tiếng Anh của Nguyễn Thị Thanh Hương [133]) Trong các công trình này, NPCNHT đã thể hiện tính ưu việt của nó trong phân tích thể loại diễn ngôn Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cao vai trò của cấu trúc Đề – Thuyết trong nhận diện và làm nổi bật đặc trưng của thể loại

Thật ra ở Việt Nam , cấu trúc Đề - Thuyết cũng đã được nhiều nhà ngôn ngữ học đề cập đến ở các góc độ khác nhau (Cao Xuân Hạo [125], [126] ; Diệp Quang Ban [111], [114], [116], [117], ; Đào Thanh Lan [136]; Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Minh Hiệp [151]; Hoàng Văn Vân [155]; Nguyễn Thị Ảnh, [110], Nguyễn Thượng Hùng [135] ) Nhưng rõ ràng là tại thời điểm này, cấu trúc Đề – Thuyết vẫn chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng trong vai trò là “tổ chức của thông điệp” diễn ngôn

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đinh Văn Hường [134] đã liệt kê ra các cách hiểu về tin, đồng thời ông nêu ra định nghĩa mà chúng tôi nhận thấy có tính tổng quát nhất: tin là một trong những thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong đó phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định (tr.15) Và cũng theo ông tin là một thể loại báo chí độc lập gắn liền với sự ra đời và phát triển của báo chí

White,P.R.R [101] phân chia thể loại bản tin ra làm hai loại: Tin truyện (Event stories) và Tin tường thuật (Issues Reports), trong đó tin truyện mô tả những gì đã xảy

ra như thể nhà báo là người đã chứng kiến vụ việc Còn tin tường thuật là những thông tin được phóng chiếu (projected) thông qua lời tường thuật của một số nguồn tin có liên quan chứ không phải là những gì tác giả trực tiếp chứng kiến Theo sự phân loại này thì ngữ liệu của luận án đang rơi vào loại thứ hai: tin tường thuật

Luận án sẽ áp dụng ngữ pháp chức năng để phân tích thể loại này thể hiện trên hai ngôn ngữ Anh - Việt, vì vậy cần phải có một sự tương ứng về trường (field) của diễn ngôn Và phạm vi của luận án là các bản tin tường thuật về chính trị xã hội vì theo một quan niệm khá phổ biến đây là một dạng tin tiêu biểu của báo chí

Trong phân tích thể loại Eggins, S.[29] đã chỉ ra rằng cấu trúc lược đồ (Schematic structure) của thể loại là một lĩnh vực rất đáng nghiên cứu, tuy nhiên vì luận án chỉ tập trung nghiên cứu những lĩnh vực liên quan đến cấu trúc Đề – Thuyết nên phạm trù cấu trúc lược đồ này sẽ tạm thời không được đề cập đến ở đây Vì thế, tiêu đề bản tin, dẫn đề (lead) và mô hình tổ chức bản tin sẽ không nằm trong phạm vi nghiên cứu

White,P.R.R ([103,4] cho rằng mặc dù phân tích văn bản chủ yếu dựa trên khung lý thuyết của NPCN nhưng nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các bình diện của NPCN không

Trang 14

đủ tỉ mỉ để vẽ lên được các nét khác nhau cơ bản về yếu tố liên nhân đối với bản tin báo chí đương thời Đồng thời ông cùng với một số nhà ngôn ngữ học khác giới thiệu một đường hướng khác khi tiếp cận với các yếu tố liên nhân – Thuyết Đánh giá (APPRAISAL THEORY) Vì thuyết này quá đi sâu vào các nét nghĩa của từ nên nếu áp dụng vào trong phân tích cấu trúc Đề – Thuyết, chúng tôi e rằng sẽ không phù hợp Vì vậy những gì liên quan đến thuyết Đánh giá sẽ không thuộc phạm vi phân tích của luận án khi phân tích yếu tố liên nhân

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Thực tiễn nghiên cứu Đề- Thuyết này đã gợi ý cho chúng tôi một số vấn đề cần nghiên cứu như sau:

Lý thuyết NPCN của Halliday về Đề - Thuyết đã được áp dụng thành công trong mô tả tiếng Anh và trong một số công trình so sánh đối chiếu với các ngôn ngữ khác Như vậy, liệu chúng ta có thể áp dụng cách tiếp cận này vào mô tả và phân tích tiếng Việt? Liệu nó có cho phép chúng ta so sánh các thành phần được giả định là tương ứng (kinh nghiệm, văn bản, liên nhân) giữa hai ngôn ngữ?

Liệu có tồn tại những nét giống nhau về sự lựa chọn Đề - Thuyết và cấu trúc Đề ngữ giữa hai ngôn ngữ ở thể loại văn bản tin do những hạn định của thể loại xét trên bình diện trường, thức và không khí của văn bản?

Nếu tồn tại những điểm khác nhau thì nguyên nhân là gì? Liệu ta có thể luận ra sự khác nhau là do ngữ pháp của hai ngôn ngữ khác nhau hay do ngữ cảnh và tình huống thể hiện bởi độc giả, mục đích và nội dung của văn bản?

Nếu tồn tại nhiều điểm khác nhau hơn là giống nhau thì liệu ta có thể nói rằng các văn bản phân tích này thuộc các thể loại khác nhau; hay ta phải xem xét chúng theo quan điểm giao văn hóa; hay nói cách khác giải thích sự khác nhau này bằng sự khác nhau về tư duy văn hóa hay về phương thức tu từ của hai nền văn hóa?

Trang 15

Những nét giống nhau và khác nhau tiềm tàng này có thể ảnh hưởng đến quá trình viết báo tiếng Anh của người Việt như thế nào? Liệu khi ý thức được những nét giống nhau và khác nhau này, người Việt khi viết báo hoặc dịch báo tiếng Anh có thể viết đúng như người bản ngữ ở cấp độ nào? Chúng ta sẽ áp dụng kết quả tìm được như thế nào trong công tác giảng dạy, biên dịch và biên soạn giáo trình?

Để trả lời cho những vấn đề trên, chúng tôi đặt ra cho mình mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của luận án như sau:

4.1 Miêu tả mô hình Đề - Thuyết của cú trong bản tin báo chí Anh -Việt trong mối liên hệ với siêu chức năng kinh nghiệm, liên nhân, và văn bản

Chúng tôi sẽ cố gắng tìm ra một phương pháp phân tích Đề - Thuyết có tính bao quát và dung hòa giữa các hướng nghiên cứu đã được đề cập đến trong tiếng Việt và trong tiếng Anh của Halliday để chọn cho mình một tiền đề cơ sở cho việc phân tích và lý giải sau này Sau đó chúng tôi sẽ phân tích ngữ liệu như sau:

Nhận diện cấu trúc Đề- Thuyết trên ngữ liệu của hai ngôn ngữ

Phân tích và thống kê sự lựa chọn Đề và Thuyết trong mối quan hệ với siêu chức năng kinh nghiệm qua hệ thống chuyển tác gồm ba yếu tố Tham thể, Quá trình và Chu cảnh trên hai nguồn ngữ liệu

Phân tích và thống kê sự thể hiện của siêu chức năng văn bản trong việc phát triển Đề, duy trì Đề và phát triển Thuyết trong việc tạo ra liên kết văn bản trên nguồn ngữ liệu của hai ngôn ngữ

Phân tích và thống kê việc lựa chọn Đề – Thuyết liên nhân trên thể loại tin báo chí của hai ngôn ngữ

4.2 Nhận diện các đặc điểm ngôn ngữ điển hình của thể loại tin qua cấu trúc Đề - Thuyết đã phân tích

Trang 16

4.3 Chỉ ra và bình luận sự tương đồng và khác biệt ở thể loại tin của hai ngôn ngữ Mục tiêu này là bước tiếp theo dựa vào kết quả của mục tiêu 4.2 Để diễn giải, bình luận và đối chiếu các yếu tố ngôn ngữ của văn bản tin, chúng tôi sẽ dựa vàoTu từ học đối chiếu - một lí thuyết cho rằng cách hành văn hoặc diễn đạt của các ngôn ngữ khác nhau sẽ khác nhau do yếu tố tư duy và văn hóa, và lý thuyết phân tích thể loại - một hướng nghiên cứu cho rằng nếu các văn bản được xem là cùng thể loại thì chúng sẽ thể hiện những nét tương đồng đặc trưng được hạn chế bởi thể loại văn bản đó

Với kết quả phân tích ở các mục tiêu trên, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về cấu trúc Đề- Thuyết và xa hơn là về NPCN và vai trò của chúng trong công tác giảng dạy và dịch thuật ngôn ngữ báo chí

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

5.1 Phương pháp

Vì đây là công trình nghiên cứu thể loại văn bản tin nên về phương pháp luận chúng tôi ứng dụng những thành quả ngữ dụng học trong nghiên cứu diễn ngôn Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dụng học và từ những định nghĩa này chúng tôi có thể hiểu rằng dụng học là một khoa học nghiên cứu những quan hệ giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh đã được ngữ pháp hóa hoặc đã được mã hóa trong cấu trúc của ngôn ngữ Theo dụng học, bất cứ diễn ngôn nào cũng có thể coi là một sự định hình của trường, không khí và cách thức Mỗi người nói hay người viết đều phải biết cách tổ chức các thông tin họ muốn trình bày Họ phải diễn giải thông tin theo cách mà họ nghĩ người nghe hay người đọc sẽ hiểu Nguyễn Thiện Giáp [124] đã khẳng định người nói hoặc người viết phải áp dụng cơ chế của cấu trúc hiển ngôn để tổ chức văn bản "Với cách nhìn nhận như vậy, người nói và người viết được coi như đã sử dụng ngôn ngữ chẳng những trong chức năng liên nhân

Trang 17

….mà còn trong chức năng văn bản… và cả trong chức năng biểu ý " Vì vậy, chúng tôi áp dụng phương pháp dụng học trong luận án này để tìm hiểu các chức năng liên nhân, văn bản và kinh nghiệm của diễn ngôn tin

Vì đây là một công trình nghiên cứu diễn ngôn dựa trên nền tảng từ vựng - ngữ pháp nên NPCNHT là một hướng nghiên cứu được lựa chọn Theo phương pháp này diễn ngôn là một chỉnh thể thống nhất và là tập hợp các bình diện nghĩa: kinh nghiệm, văn bản và liên nhân Các bình diện nghĩa này được cụ thể hóa tại tầng trung tâm của ngôn ngữ- tầng từ vựng - ngữ pháp Nói một cách khác, nghĩa kinh nghiệm được thể hiện thông qua hệ thống Chuyển tác, nghĩa văn bản qua cấu trúc Đề – Thuyết, và nghĩa liên nhân qua cấu trúc Thức Và với quan niệm rằng Đề là điểm khởi đầu của một hành trình nghĩa, là yếu tố liên kết với các thành phần xung quanh của diễn ngôn nên NPCNHT đề cao vai trò của Đề hơn Thuyết trong cấu trúc Đề – Thuyết, vì thế luận án nhận thấy rằng đi sâu vào phân tích phần Đề sẽ đem lại nhiều điều thú vị về diễn ngôn Chính vì vậy trong luận án phần Đề sẽ được chú trọng đến nhiều hơn phần Thuyết Mục đích của luận án là so sánh và đối chiếu thể loại văn bản tin của hai ngôn ngữ Anh – Việt, nên phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng trong luận án nhằm tìm ra và luận giải các nét giống nhau và khác nhau của hai ngôn ngữ trên ngữ liệu bản tin Cụ thể, luận án sẽ so sánh cấu trúc Đề – Thuyết và các bình diện liên quan trong bản tin của hai ngôn ngữ Anh – Việt

5.2 Nguồn ngữ liệu

Các bản tin được sử dụng trong luận án được lấy từ hai nguồn báo chính thống: tin tiếng Việt được lấy từ bản tin của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) – một nguồn thông tin cơ bản của các loại tin chính trị trong nước; tin tiếng Anh được lựa chọn từ

Trang 18

tờ The Washington Post, một tờ báo lớn với nội dung đăng tải về chính trị khá lớn theo dòng báo chính thống ở Mỹ

Chúng tôi đã chọn TTXVN vì đây chính là nguồn tin chính về chính trị của các tờ báo trung ương và địa phương ở Việt Nam, và The Washington Post vì các tin chính trị đăng tải trên tờ báo này cũng được chọn để đăng tải lại trên nhiều tờ báo chính thống khác ở Mỹ như International Herald Tribute, New York Times

Chúng tôi sưu tập 100 văn bản tin tiếng Anh và 100 văn bản tin tiếng Việt, tất cả đều dựa vào các tiêu chí sau:

Về nội dung: các thông tin về chính trị trong nước và ngoại giao

Về độ dài: phải đạt độ dài tối thiểu là 10 đơn vị Đề (xin xem định nghĩa của đơn vị Đề ở chương 2 )

Về thời gian đăng tải: từ năm 2005 đến năm 2006

Kết quả là 200 bản tin của cả hai ngôn ngữ đã được lựa ra với bản tin dài nhất là 65 đơn vị Đề, ngắn nhất là 10 đơn vị Đề Trong đó tổng đơn vị Đề của khối ngữ liệu tiếng Việt là: 1372 cú , còn trong tiếng Anh là : 2730 cú Chúng tôi ý thức được sự lệch nhau về khối lượng cú ở hai khối ngữ liệu có khả năng làm cho kết quả so sánh không được hoàn toàn chính xác nếu ta chỉ phân tích các cú riêng lẻ và chỉ áp dụng phương pháp định lượng Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sự chênh lệch này sẽ không ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu do các lý do sau: (i) đối tượng của luận án là diễn ngôn chứ không phải là cú riêng lẻ; (ii) phương pháp phân tích dựa vào sự kết hợp giữa định lượng và định tính, trong đó dữ liệu định lượng được dùng như một sự bổ sung cho việc diễn giải sự gắn kết thành tố ĐT với ngữ cảnh tình huống của văn bản; (iii) các tỉ lệ thống kê phần trăm của thuật định lượng sẽ được phân tích và luận giải ngay trong bản thân nội tại của từng hệ thống ngôn ngữ, có kèm theo

Trang 19

các thuật phân tích định tính để thấy được nét đặc trưng của bản tin trước khi đem ra

so sánh

Trong quá trình phân tích, các cú sẽ sẽ được ký hiệu như sau: C là cú, V là tiếng Việt , A là tiếng Anh; ví dụ: C15A4 có nghĩa là cú số 15 trong bản tin tiếng Anh số 4

6 Đóng góp của luận án

6.1 Về lý luận

Những kết quả tìm được trong luận án có giá trị khẳng định ưu thế của NPCNHT nói chung và Đề – Thuyết nói riêng trong phân tích đối chiếu thể loại của các ngôn ngữ giống và khác nhau về loại hình

Đây là công trình đầu tiên sử dụng cấu trúc Đề – Thuyết để phân tích thể loại tin tại Việt Nam Nó góp phần mở rộng một đường hướng nghiên cứu diễn ngôn hoặc thể loại được cho là đã khá phổ biến trong giới ngôn ngữ thế giới nhưng lại còn rất mới tại Việt Nam

Luận án khẳng định nghiên cứu và phân tích diễn ngôn không thể tách khỏi ngữ pháp và các bình diện ngữ cảnh của diễn ngôn đó

Áp dụng Đề – Thuyết trong mối quan hệ với ba siêu chức năng trong phân tích thể loại không chỉ giúp soi sáng bản thân diễn ngôn mà còn giúp nhà nghiên cứu tìm

ra được đặc trưng của thể loại

Đây là một công trình giúp khẳng định lại quan điểm của các nhà ngôn ngữ theo Phân tích thể loại: Các văn bản cùng thể loại có các đặc trưng ngôn ngữ giống nhau, điều này không chỉ đúng với các văn bản cùng ngôn ngữ mà còn đúng với cả các văn bản của hai ngôn ngữ khác loại hình

Trang 20

Luận án cũng gián tiếp chỉ ra rằng cách tiếp cận thể loại từ Tu từ học đối chiếu là không hoàn toàn đúng Tu từ học đối chiếu cho rằng các nền văn hóa khác nhau sẽ có cách diễn đạt khác nhau Nhưng kết quả của luận án cho thấy sự khác biệt về văn hóa (cách nhìn nhận Trường của diễn ngôn và quan hệ giữa người viết và người đọc) chỉ tạo

ra một vài điểm khác biệt nhỏ trong cách diễn đạt, còn lại là phụ thuộc vào cách viết khác nhau của từng người viết, đặc điểm của thể loại và sự khác nhau của hai ngôn ngữ 6.2 Về ứng dụng

Những kết quả thu được từ luận án sẽ đóng góp cho các nhà giảng dạy ngoại ngữ đặc biệt là trong lĩnh vực tiếng Anh chuyên ngành nói chung và lĩnh vực tiếng Anh cho ngành báo chí nói riêng

Trong giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành báo chí kỹ năng viết tin bằng tiếng Anh hoặc kỹ năng dịch từ bản tin tiếng Việt sang bản tin tiếng Anh hoặc ngược lại, giáo viên cần thấy được tầm quan trọng của cấu trúc Đề- Thuyết trong mối quan hệ với ba siêu chức năng Bởi vì ngữ cảnh văn bản là nhân tố quyết định để hiểu văn bản đó, nên các nhà giảng dạy cần cho sinh viên thực hành các bước phân tích ba bình diện của ngữ cảnh tình huống (trường, không khí và cách thức) của bản tin tiếng Anh và tiếng Việt Bằng cách này, người dạy có thể giúp sinh viên hiểu nội dung đầy đủ của bản tin, bao gồm bản tin nói về vấn đề gì, mối quan hệ của người viết và người đọc và các thức liên kết ý, từ đó sinh viên có thể rút ra các kết luận cho bản thân về sự khác nhau trong cách dùng các thành tố ngôn ngữ ở tiếng Việt và tiếng Anh Sau khi đã có cái nhìn tổng thể về bản tin, sinh viên có thể được yêu cầu viết hoặc dịch Tại giai đoạn này, sinh viên sẽ phải phân tích và chọn cách sắp xếp trật tự các yếu tố ngôn ngữ sao cho đúng với cách viết của người bản ngữ, ví dụ như, các yếu tố chu cảnh, các tham thể tường thuật, sự biểu hiện của các quá trình, các cách thể hiện tình thái, cách tường thuật thông tin… Quá

Trang 21

trình phân tích càng nhiều thì kiến thức ngôn ngữ của sinh viên về bản tin tiếng Anh và tiếng Việt càng cao, và khả năng đem đến cho độc giả một bản tin theo cách viết của người bản ngữ là hoàn toàn có thể được

Trong biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành báo chí, nhà biên soạn cần lưu tâm đến các dạng bài tập phân tích diễn ngôn ở cả hai ngôn ngữ và có thể áp dụng cho nhiều thể loại báo khác nhau như tin, bình luận, phóng sự, quảng cáo… Các dạng bài tập này bao gồm phân tích cấu trúc Đề – Thuyết, phân tích các yếu tố chuyển tác, các yếu tố liên nhân, mô thức phát triển Đề…, hoặc cao hơn là yêu cầu sinh viên phân tích trường, thức và không khí của diễn ngôn báo chí nói chung Ngoài ra luận án cũng góp phần làm sáng tỏ một số đặc điểm ngôn ngữ báo chí của cả hai ngôn ngữ, và điều này thực sự hữu ích cho các nhà báo viết tin hay dịch tin về chính trị trong thời hội nhập của nước ta

7 Bố cục luận án

Luận án được phát triển trong bốn chương chính ngoài hai phần mở đầu và kết luận

Phần mở đầu, nêu lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp mới và bố cục của luận án

Chương 1: trình bày bộ khung lý thuyết làm cơ sở cho việc phân loại và miêu tả

ở các chương sau

Chương 2: Cấu trúc Đề - Thuyết trong bản tin tiếng Anh, trình bày những khái niệm liên quan đến trúc Đề - Thuyết, các định nghĩa thích hợp cho khái niệm Đề sử dụng trong công trình này, đồng thời phân tích cấu trúc Đề - Thuyết trên cứ liệu báo

Trang 22

tiếng Anh Tiếp đó chúng tôi phân tích các loại Đề kinh nghiệm, Đề văn bản, Đề liên nhân để thấy được đặc điểm ngôn ngữ của thể loại

Chương 3: Cấu trúc Đề- Thuyết trong bản tin tiếng Việt, về chi tiết cơ bản là giống với quá trình phân tích ngữ liệu tiếng Anh

Chương 4: Đối chiếu cấu trúc Đề - Thuyết trong văn bản tin tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên ba chức năng kinh nghiệm, văn bản, liên nhân và luận giải đặc trưng thể loại thể hiện trên việc lựa chọn Đề - Thuyết

Phần kết luận, tổng kết lại những gì luận án đã thu được và đề xuất hướng nghiên cứu

Trang 23

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN 1.1 Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn

1.1.1 Định nghĩa diễn ngôn

Theo logic, diễn ngôn là khái niệm cần phải phân biệt với văn bản, nhưng trong thực tiễn nghiên cứu, chúng thường được dùng để thay thế cho nhau Nhiều nhà ngôn ngữ sử dụng thuật ngữ diễn ngôn như văn bản và ngược lại Và thực tế cũng có nhiều nhà ngôn ngữ tách biệt diễn ngôn và văn bản ra thành hai thực thể khác nhau Theo Brown, G

&Yule, G [8,6] văn bản là sự thể hiện ngôn từ của một hành vi giao tiếp Nunan, D [79,6] cho rằng văn bản là sự chép lại bằng chữ viết một sự kiện giao tiếp, còn diễn ngôn là việc giải thuyết sự kiện giao tiếp trong ngữ cảnh Và Crystal,D [18,25]khẳng định rằng diễn ngôn là một chuỗi ngôn ngữ liên tục lớn hơn câu, thường tạo thành một đơn vị mạch lạc như là một bài giảng đạo, một câu chuyện tiếu hoặc một chuyện kể Còn Widdowson, H.G [107,100] thì lại chỉ ra sự khác biệt giữa diễn ngôn và văn bản như sau : “diễn ngôn là một quá trình giao tiếp qua tương tác Kết quả tình huống là sự thay đổi trạng thái công việc: thông tin được chuyển tải, ý định được nêu rõ và sản phẩm ngôn ngữ của quá trình này là văn bản” Như vậy ông cho rằng, diễn ngôn là quá trình tương tác còn văn bản chỉ là sản phẩm Diễn ngôn với tư cách là quá trình giao tiếp bao hàm cả các yếu tố ngoài ngôn ngữ như bối cảnh tình huống hay tác động của các chiến lược văn hóa

Tuy nhiên, theo những nhà ngôn ngữ học NPCNHT như Halliday, M.A.K [49], Eggins,S [29], Butt,D và các cộng sự [9], thì hai thuật ngữ diễn ngôn và văn bản này dường như là một Đưa ra một định nghĩa về văn bản (Text), Butt,D và các cộng sự cho rằng: “văn bản là một tập hợp ngôn ngữ hành chức”(tr.3) – Văn bản là sự tập hợp nghĩa phù hợp với ngữ cảnh của nó – văn bản xuất hiện trong hai ngữ cảnh: ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hóa

Trang 24

Halliday,M.A.K và Hasan, R [50,1] cho rằng “ văn bản là bất kỳ một tập hợp ngôn ngữ nào, nói hoặc viết, có độ dài bất kỳ, có thể tạo ra một chỉnh thể thống nhất.”

Halliday,M.A.K [49,16] cũng chỉ ra rằng một văn bản thực sự được tạo nên bởi các

ý nghĩa, đó là một đơn vị nghĩa được mã hóa bằng một cái gì đó nhằm thực hiện giao tiếp; một văn bản vừa là một sản phẩm lại vừa là một quá trình

Eggins,S [29,5] dùng thuật ngữ “Text” để ám chỉ một quá trình tương tác ngôn ngữ hoàn chỉnh (nói hoặc viết) từ đầu đến cuối

Và quả nhiên nếu đem tiêu chí sản phẩm hay quá trình ở đây để phân biệt hai thuật ngữ chúng tôi e rằng khó có thể làm được Hơn nữa, mục tiêu của luận án là phân tích thể loại tin, sử dụng NPCNHT làm công cụ, nên đường hướng được lựa chọn ở đây là hai thuật ngữ văn bản và diễn ngôn được dùng tương đương nhau: diễn ngôn là một chỉnh thể thống nhất và là sự tập hợp của các yếu tố nghĩa kinh nghiệm, liên nhân và văn bản, nó thường xuất hiện trong hai ngữ cảnh: tình huống và văn hóa

1.1.2 Phân tích diễn ngôn

Sinclair, J và R.Mø Coulhard [86] đánh đồng phân tích diễn ngôn với ngữ pháp văn bản Van Dijk, T Và M.A.K Halliday [47] thì cho rằng phân tích diễn ngôn có thiên hướng xã hội, nó có nhiệm vụ chỉ ra cách người ta hiểu, cảm nhận ý nghĩa giao tiếp của người khác như thế nào Cả hai tác giả đều gắn phân tích diễn ngôn với ngữ pháp văn bản và nhấn mạnh vào tính liên kết của diễn ngôn Trịnh Sâm [143] thì cho rằng phân tích văn bản chính là phân tích hai yếu tố: hình thức và nội dung và hai yếu tố này làm nên cấu trúc văn bản

Brown,G và Yule,G [8] nhìn nhận phân tích diễn ngôn là điểm giao nhau của nhiều ngành- từ ngôn ngữ xã hội học, ngôn ngữ tâm lý học đến ngôn ngữ học triết học và ngôn ngữ học máy tính Theo hai tác giả, mục đích của phân tích diễn ngôn là tìm hiểu

Trang 25

xem con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp như thế nào và đặc biệt người nói đã xây dựng thông điệp của mình ra sao và người tiếp nhận xử lý và hiểu các thông điệp đó như thế nào

Đúng là phân tích diễn ngôn chứa đựng nhiều nội dung khác nhau Nó thường được hiểu bằng thuật ngữ khác nhau như phân tích hội thoại, tu từ học đối chiếu (contrastive rhetoric) – một hình thức phân tích diễn ngôn đối chiếu trên cơ sở văn hóa và sự khác nhau về chức năng hay cấu trúc của diễn ngôn có nguồn gốc sâu xa từ văn hóa, phân tích tương tác (Widdowson,H.G [106]), phân tích ngữ vực (Halliday,M.A.K [51]), phân tích thể loại (Eggins,S [28]; Swales,J [89]; Bhatia,V.K [6]) Như vậy, ta có thể thấy phân tích diễn ngôn thực sự là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, tuy nhiên nó có chung một đối tượng cụ thể: ngôn ngữ hành chức trong các tình huống giao tiếp xã hội cụ thể

Với cách hiểu văn bản hay diễn ngôn là một chỉnh thể thống nhất và là tập hợp các bình diện nghĩa, Halliday,M.A.K và Hasan,R [50,2) , Hasan,R [52, chương 5] đã đưa ra khái niẹâm cấu trúc ngôn bản (texture) Họ cho rằng đây là một thuộc tính nhằm phân biệt diễn ngôn với những cái không phải là diễn ngôn Cũng cùng quan điểm, Eggins,S [29, 85] cho rằng cấu trúc ngôn bản là những gì gắn kết các cú của diễn ngôn lại với nhau nhằm đem đến cho chúng một sự nhất quán Để có thể phân tích một diễn ngôn, chúng ta cần xem xét các cấu trúc ngôn bản là gì

Halliday,M.A.K [49], [51] đã chỉ ra các thành phần của cấu trúc ngôn bản:

(a) Cấu trúc

i Cấu trúc Đề ngữ

ii Cấu trúc thông tin

(b) Liên kết

Trang 26

i Qui chiếu

ii Tỉnh lược

iii Nối

iv Liên kết từ vựng

Ông cho rằng những yếu tố trên là nguồn lực tạo ra kết cấu cho một diễn ngôn Những nguồn lực này sẽ được sử dụng bằng những cách khác nhau tùy thuộc vào sự biến đổi của ngữ vực của diễn ngôn

1.1.3 Phân tích diễn ngôn theo NPCNHT

Ngữ pháp chức năng hệ thống (NPCNHT) là một đường hướng tiếp cận ngôn ngữ thông qua ý nghĩa của diễn ngôn Các nhà NPCNHT có chung nền tảng với các nhà phân tích diễn ngôn hay các nhà ngữ pháp văn bản, ngôn ngữ xã hội học…vì tất cả họ đều khai thác cách thức ngữ cảnh văn hóa và xã hội ảnh hưởng lên việc sử dụng ngôn ngữ Tuy nhiên đường hướng ngữ pháp này khác với các đường hướng vừa nêu ở chỗ nó tìm kiếm cách phát triển lý thuyết ngôn ngữ như một quá trình xã hội và đồng thời đưa ra một phương pháp phân tích mô tả các mô thức ngôn ngữ một cách hệ thống và chi tiết (Eggins,S [29,23])

Đường hướng NPCNHT, một khung lý thuyết hữu dụng trong mô tả và diễn giải ngôn ngữ , xem ngôn ngữ như là một nguồn tạo nghĩa Halliday, M.A.K., một nhà ngôn ngữ học có nhiều ảnh hưởng nhất trong việc phát triển ngôn ngữ học hệ thống đã liệt kê 21 ứng dụng của nó (Halliday,M.A.K [49, xxix- xxx]) bao gồm những mối quan tâm về lý thuyết (nhằm hiểu được bản chất và chức năng của ngôn ngữ), về lịch sử (nhằm hiểu được sự phát triển của lịch sử theo thời gian), về sự phát triển (nhằm nắm bắt được việc phát triển ngôn ngữ của một đứa trẻ hoặc cách thức ngôn ngữ phát triển trong loài người) và về giáo dục (giúp con người học ngoại

Trang 27

ngữ…) Và gần đây thuyết NPCNHT đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giáo dục ngôn ngữ, phong cách học, trị liệu tâm lý…

Với quan niệm cho rằng ngôn ngữ là một nguồn tiềm năng về nghĩa hoặc như một công cụ văn hóa chứ không phải là một chuỗi quy luật, diễn đạt nghĩa là chức năng cơ bản của ngôn ngữ, và nghĩa nảy sinh từ sự hợp nhất của ngôn từ và ngữ cảnh, các nhà NPCNHT đã đưa ra được khung lý thuyết nhằm giải thích mối quan hệ qua lại giữa văn hóa, xã hội và việc sử dụng ngôn ngữ Đường hướng NPCNHT mô tả hai bình diện của việc sử dụng ngôn ngữ:

(a) con người có thể tạo ra những bình diện nghĩa nào ? Và để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta thường mô tả hệ thống ngôn ngữ

(b) tại sao người ta lại chọn việc tạo ra các bình diện nghĩa đó? Ở đây, chúng ta sẽ mô tả việc ngôn ngữ được sử dụng như thế nào trong các ngữ cảnh xã hội khác nhau để đạt được mục tiêu văn hóa khác nhau

Sau đây chúng tôi xin tóm lược những nét cơ bản nhất của thuyết NPCNHT có ảnh hưởng quan trọng đến phần phát triển của luận án

1.1.3.1 Ngữ cảnh

Luận điểm cơ bản của các nhà NPCNHT là người ta không hiểu được những gì được nói ra nếu họ không biết gì về ngữ cảnh chung quanh Hoặc ngược lại, nếu hiểu được những gì được viết hoặc được nói ra thì cũng hiểu được những gì chung quanh Nói cách khác, để giải thích ý nghĩa của một cú người ta cần miêu tả bản thân cú đó và đồng thời cả ngữ cảnh mà cú đó xuất hiện (Martin,J.R [65])

Khái niệm ngữ cảnh là thuật ngữ Halliday,M.A.K đã phát triển từ Firth Theo Firth (1957- trích trong Brown,G & Yule,G [8 ,37]), ngữ cảnh gồm các phạm trù sau:

a Những đặc tính liên quan của người tham gia giao tiếp: con người, tính cách

Trang 28

i Hành động ngôn từ của người tham gia giao tiếp

ii Hành động phi ngôn từ của người tham gia giao tiếp

b Các đối tượng liên quan

c Aûnh hưởng của việc sử dụng ngôn từ

Thuật ngữ ngữ cảnh được giới ngôn ngữ học biện giải rất khác nhau, tùy theo đặc điểm của trường phái NPCNHT chia ngữ cảnh ra thành nhiều cấp độ, thường xuyên được đề cập đến nhất là ngữ cảnh văn hóa (thể loại) và ngữ cảnh tình huống (ngữ vực) Theo Halliday,M.A.K và Hasan,R [51], văn hóa quyết định những hình thức văn bản khác nhau để đạt được một mục đích nào đó Mục đích là nhân tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta về thể loại mà một nền văn hóa cho là phù hợp để đạt được mục đích đó Ví dụ thể loại truyện kể và cấu trúc diễn ngôn của nó bị quy định bởi văn hóa Trong một nềân văn hóa, ví dụ nền văn hóa Úc, thể loại truyện kể được cho là có một cấu trúc nào đó và chứa đựng một số đặc trưng nào đó Đây chính là cấp vĩ mô (macro) của văn bản Theo Butt,D [9] ngữ cảnh văn hóa đôi khi được xem như là sự tổng hòa các ý nghĩa có thể có trong một nền văn hóa nào đó Trong một ngữ cảnh văn hóa, người nói/ người viết sử dụng ngôn ngữ trong nhiều ngữ cảnh hay tình huống cụ thể hơn Mỗi một tình huống này là một ngữ cảnh nội tại mà NPCNHT gọi là ngữ cảnh tình huống Sự kết hợp của ngữ cảnh văn hóa và ngữ cảnh tình huống đem đến sự khác nhau và giống nhau giữa một diễn ngôn này với một diễn ngôn khác Trong đó ngữ cảnh tình huống là một thuật ngữ quan trọng bao quát mọi thứ đang diễn ra trong thế giới bên ngoài diễn ngôn tạo ra diễn ngôn “Đây chính là những nét đặc trưng ngoài ngôn ngữ của một diễn ngôn, được cấu thành bằng từ vựng và mô thức ngữ pháp mà người tham gia giao tiếp sử dụng để tạo

ra các loại diễn ngôn khác nhau và được người tiếp nhận dùng để phân loại và diễn giải ý nghĩa” (Butt,D [9,4])

Trang 29

Sự khác nhau về tình huống của diễn ngôn được tạo ra là do ba khía cạnh: trường, không khí và cách thức Trong đó trường thể hiện bản chất của tương tác xã hội: nó diễn đạt tương tác về vấn đề gì, không khí mô tả tình trạng của các tham thể và mối quan hệ về vai trò của họ, cách thức mô tả kênh diễn đạt và chức năng của diễn ngôn (Halliday,M.A.K [49])

Sơ đồ 1.1: Diễn ngôn trong ngữ cảnh (Butt,D [9,4])

Sơ đồ 1.2: Các bình diện của ngữ cảnh tình huống (Butt,D [9,4])

Khi chúng ta xét các bình diện này của ngữ cảnh tình huống chúng ta nhận ra rằng chỉ cần một trong ba bình diện khác đi sẽ tạo ra một văn bản khác (Butt,D [9,5]) Chẳng hạn như khi ta xét một văn bản tin chính trị và một văn bản bình luận chính trị: cả hai văn bản đều

Trang 30

về chính trị (Trường), cả hai đều được trình bày ở dạng viết trên báo in (cách thức) Điều làm cho hai văn bản khác nhau nằm ở mối quan hệ giữa người viết và người đọc (không khí): người viết chỉ muốn cung cấp thông tin đơn thuần hay muốn thuyết phục người đọc tin vào một quan điểm nào đó bằng cách lược đi hoặc đưa vào các yếu tố tình thái

Ba bình diện của ngữ cảnh tình huống ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn ngôn ngữ của chúng ta vì chúng phản ánh ba chức năng chính của ngôn ngữ

1.1.3.2 Chức năng của ngôn ngữ

Ngôn ngữ phát triển để hiện thực ba mục đích chính: để nói hay viết về những

gì đang, đã và sẽ diễn ra; để tương tác hoặc thể hiện quan điểm; để biến những sản phẩm từ hai mục đích trên thành một tổng thể liên kết Halliday,M.A.K [49] gọi đây là ba chức năng của việc sử dụng ngôn ngữ- siêu chức năng

Chức năng kinh nghiệm : chức năng này dùng ngôn ngữ để diễn đạt kinh nghiệm Các sự việc trong kinh nghiệm không có khuôn hình định sẵn, chúng được diễn đạt thông qua cách nhìn được xây dựng nên bởi con người và được mã hóa trong ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể Do đó cùng một sự việc có thể được nhìn nhận và diễn đạt theo những cách khác nhau

Chức năng liên nhân: dùng ngôn ngữ để tạo ra tương tác và bày tỏ thái độ, vị thế của người tham gia giao tiếp Với chức năng này ngôn ngữ giúp chúng ta tạo dựng và duy trì mối quan hệ xã hội với người khác

Chức năng văn bản: dùng ngôn ngữ để tổ chức những nét nghĩa kinh nghiệm, liên nhân thành một tổng thể tuyến tính, mạch lạc

Trong NPCNHT ba phạm trù siêu chức năng này được xem như là nền tảng để xem xét các yếu tố nghĩa được tạo thành và được hiểu như thế nào bởi vì chúng tạo

ra một sự gắn kết độc đáo giữa các loại chức năng_ nghĩa, ngôn từ và cú pháp sử

Trang 31

dụng và đồng thời mỗi một siêu chức năng lại là sự hiện thực hóa của các bình diện ngữ cảnh

Từ các thông tin về ngữ cảnh và chức năng trên ta có thể đi đến một cái nhìn tổng quan về hệ thống ngôn ngữ hay các tầng ngôn ngữ theo sự quan sát của các nhà ngôn ngữ chức năng hệ thống

1.1.3.3 Tầng ngôn ngữ

Các nhà ngôn ngữ học hệ thống cho ngôn ngữ là một chuỗi các tầng bậc và có quan hệ qua lại thông qua quá trình hiện thực hóa hoặc cụ thể hóa: tức là tầng thấp hơn hiện thực hóa tầng cao hơn ở phía trên nó hoặc tầng trên được cụ thể hóa bởi tầng dưới

Sơ đồ 1.3: Các tầng ngôn ngữ (trích và dịch từ Butt,D.[9,7])

Sơ đồ 1 3 mô tả mối quan hệ giữa các tầng và cách thức các tầng này quan hệ với nhau thông qua quá trình hiện thực hóa Theo mô hình này, khi ta xét hẹâ thống

Trang 32

ngôn ngữ thì có thể thấy ba cấp độ: ngữ nghĩa, từ vựng - ngữ pháp (TV - NP) và ngữ âm (hoặc chữ viết) Tầng ngữ nghĩa nằm giữa tầng TV - NP và tầng ngữ cảnh mà ngôn ngữ xuất hiện Như vậy nó sẽ giúp giải thích các yếu tố nghĩa ngữ cảnh ở cấp độ cao hơn nó và đồng thời là cổng đi vào hệ thống ngôn ngữ Tầng TV - NP là sự cụ thể hóa các ý nghĩa ở tầng trên bằng từ vựng và mô thức cú pháp Và tầng cuối cùng bao gồm ngữ âm, chữ viết dùng để cụ thể hóa tầng ở trên TV - NP

Ngữ cảnh văn hóa được xem như một kiến trúc tín hiệu học được giải thích bằng tổng các mối quan hệ ý nghĩa, tạo nên hệ thống xã hội Ngữ cảnh tình huống cụ thể hóa ngữ cảnh văn hóa và chính ngữ cảnh tình huống lại là một kiến trúc lý thuyết bao gồm ba bình diện: trường, cách thức và không khí

Ngôn ngữ học chức năng hệ thống cho rằng nếu được chi tiết hóa đầy đủ các đặc điểm tín hiệu học của ngữ cảnh theo trường, cách thức, và không khí thì có thể dự đoán được nhiều kiểu ý nghĩa sắp sửa diễn ra với một xác xuất tương đối đúng Như vậy, những biến thể tình huống rất quan trọng vì chúng chính là ba yếu tố nghĩa mà ngôn ngữ kết cấu lại để tạo nên Và tầng trung tâm của ngôn ngữ- tầng TV -NP - giúp hiện thực hóa các bình diện nghĩa Nói rõ hơn, trường được cụ thể hóa bằng một vài bộ phận cấu thành của hệ thống ngữ pháp như: quá trình (được thể hiện bởi vị từ), tham thể (danh từ) và chu cảnh (cụm giới từ) Những loại mô hình ngữ pháp này diễn tả “ ai đang làm gì, cho ai, khi nào,

ở đâu, tại sao và bằng cách nào” và nó được gọi là mô thức chuyển tác (Eggins,S [29,77]) Không khí là sự hiện thực hóa bình diện nghĩa liên nhân và cái này lại được cụ thể hóa không phải bằng hệ thống chuyển tác nữa mà bằng mô thức Thức Thức liên quan đến các loại câu (trần thuật, cầu khiến, nghi vấn, cảm thán) biểu hiện các cấp độ tình thái của sự chắc chắn, khả năng hay bắt buộc… Nó còn được biểu hiện bằng các từ xưng hô, gọi- đáp Cách thức là sự hiện thực hóa nghĩa văn bản và các bình diện nghĩa này được

Trang 33

thể hiện bằng cấu trúc Đề – Thuyết (Đ –T) Cấu trúc Đ -T là những mô thức chỉ sự liên tiến trong tổ chức cú

Có thể nói, khi nghiên cứu diễn ngôn chúng ta thường nhận diện ba bình diện nghĩa khác nhau: kinh nghiệm, liên nhân và văn bản Trong quá trình nhận diện ba bình diện nghĩa này, Halliday,MA.K cho rằng ngôn ngữ được thiết lập để hoàn thành ba chức năng chính: chức năng liên quan đến kinh nghiệm, chức năng tạo ra mối quan hệ liên nhân và chức năng tổ chức văn bản Halliday,M.A.K cũng cho rằng các bình diện này có thể quan hệ cùng lúc với tầng trên ( ngữ cảnh) và tầng dưới (TV –NP ) Mối quan hệ với tầng trên chính là mối quan hệ với những biến thể ngữ vực của ngữ cảnh tình huống với mỗi yếu tố nghĩa tương ứng Trường được cụ thể hóa qua mô thức nghĩa kinh nghiệm trong diễn ngôn, không khí – qua liên nhân và cách thức – qua nghĩa văn bản Mối quan hệ với tầng dưới là mối quan hệ giữa các yếu tố nghĩa với các mô thức TV -NP Bình diện nghĩa kinh nghiệm được hiện thực hóa qua hệ thống chuyển tác, bình diện nghĩa văn bản – qua hệ thống ĐT và bình diện nghĩa liên nhân- qua hệ thống thức, tình thái Đây là một mối quan hệ mà Halliday,M.A.K [47] gọi là cộng hưởng siêu chức năng Khái niệm này có nghĩa là tổ chức trừu tượng của tầng ngôn ngữ này được phản ánh trong tổ chức trừu tượng của tầng ngôn ngữ kia

Như vậy, phân tích diễn ngôn theo NPCNHT là phân tích và nhận diện ba bình diện nghĩa khác nhau: kinh nghiệm, liên nhân và văn bản thông qua tầng TV- NP của diễn ngôn Với những hiểu biết về ba bình diện nghĩa ta có thể hiểu được các biến thể của ngữ cảnh tình huống của diễn ngôn đó và từ đó luận giải được thể loại của diễn ngôn 1.2 Thể loại và phân tích thể loại

Phân tích thể loại là sự vận dụng cụ thể của phân tích diễn ngôn Trước đây thuật ngữ thể loại chỉ được dùng để chỉ các loại diễn ngôn văn học khác nhau như thơ, trường

Trang 34

ca, truyện ngắn, tiểu thuyết Nhưng trong khoảng gần 20 năm trở lại đây thuật ngữ này đã được dùng để chỉ cả những diễn ngôn không phải văn học và phân tích thể loại là một phương tiện để nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đối với ngôn ngữ

1.2.1 Định nghĩa “Thể loại”

Thể loại (Genres) là một từ có nguồn gốc từ tiếng Latinh với nghĩa là "loài" hoặc

"loại" Thuật ngữ này chủ yếu được dùng trong lĩnh vực tu từ học, văn học, truyền thông và gần đây trong lĩnh vực ngôn ngữ học để chỉ một loại văn bản cụ thể nào đó Việc định nghĩa thuật ngữ này không phải là điều đơn giản Theo tu từ học thì việc nhận diện thể loại có thể dựa vào nội dung (chủ điểm) và hình thức (bao gồm cấu trúc và phong cách) Nguyễn Thái Hòa [132, 13] đã khẳng định rằng tiêu chí phân loại của tu từ học không nhất quán, khi thì dựa vào nội dung, khi thì dựa vào hình thức cấu tạo văn bản Còn một số các nhà lý thuyết đương đại lại có xu hướng mô tả thể loại dựa trên sự giống nhau có tính hệ gia đình ( family resemblances) (Swales,J [89]) Theo cách hình dung này thì các văn bản cùng thể loại sẽ có nhiều đặc điểm giống nhau Còn những nhà nghiên cứu tiếp cận thể loại theo đường hướng tâm lý ngôn ngữ học thì lại dùng khái niệm điển dạng (prototypicality) Theo đó, một số văn bản sẽ được xem là các thành viên điển hình của một thể loại

Từ khi ngôn ngữ học chú ý đến ngôn ngữ trong quá trình hành chức, thuật ngữ thể loại trong phân tích thể loại cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau Swales,J [89,46] cho rằng tiêu chí chủ yếu nhằm biến tập hợp các sự kiện giao tiếp thành một thể loại là chúng phải cùng chung mục đích giao tiếp Đối với Mauranen,A [73,18] thể loại bao gồm các diễn ngôn có cùng một chức năng xã hội chính yếu Christie,F [13,12] lại dùng thuật ngữ thể loại để chỉ bất kỳ một hoạt động nào có mục đích văn hóa và hướng đến việc tạo ra một văn bản và chúng ta tạo ra văn bản đại diện cho một thể loại nào đó để

Trang 35

phục vụ các mục đích xã hội khác nhau Bamforth,R [2,93] cho rằng mục đích giao tiếp nào đó hỗ trợ tổ chức một thể loại chính là “một đặc trưng” để tạo ra nó, bởi vì chính mục đích chứ không phải hình thức là “tiêu chí quan trọng” để nhận diện thể loại Bhatia,V.K [6,13] cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của mục đích khi ông nói mặc dù có nhiều yếu tố khác như nội dung, hình thức, độc giả dự kiến, kênh giao tiếp ảnh hưởng đến bản chất và tổ chức của thể loại nhưng nó vẫn thể hiện bản chất chủ yếu thông qua mục đích giao tiếp mà nó định thực hiện

Thể loại, theo Martin,J.R [67], không chỉ được xem là một loại văn bản mà nó còn được xem là một quá trình xã hội (tr 503) Holmes,R [57,322] định nghĩa thể loại một cách ngắn gọn là một loại văn bản có các đặc tính được quy định bởi một chức năng giao tiếp cụ thể nào đó

Như vậy, mục đích giao tiếp và chức năng xã hội của sự kiện là nhân tố chính trong việc hình thành bản chất và tạo ra thể loại Hay nói cách khác, thể loại đại diện cho một sự kiện hoặc một chuỗi sự kiện dẫn đến sự tạo thành một văn bản dựa trên một mục tiêu hay mục đích giao tiếp xã hội chung

Sơ đồ 1.4: Thể loại, ngữ vực trong mối quan hệ với ngôn ngữ (Trích Eggins,S [29,34])

THỂ LOẠI

NGỮ VỰC Trường Không khí

Cách thức

Ngôn Ngữ

Trang 36

Trong NPCNHT, thể loại, theo Halliday,M.A.K [49] và các cộng sự, được hiểu như một khái niệm mô tả ngữ cảnh văn hóa của diễn ngôn và sự hiện thực hóa trong các biến thể ngữ vực: trường, cách thức và không khí Eggins,S [29,36] cho rằng thể loại là một trong hai cấp độ ngữ cảnh mà chúng ta có thể nhận thức được Thể loại trừu tượng hơn, tổng quát hơn ngữ vực Thể loại được hiện thực hóa bằng ngôn ngữ và quá trình này được thực hiện qua trung gian là quá trình hiện thực hóa ngữ vực

1.2.2 Phân tích thể loại

Nhìn một cách tổng thể ta có thể thấy nổi bật lên trong giới nghiên cứu thể loại hai cách tiếp cận: của Swales,J [89] và của các nhà NPCNHT như Halliday,M.A.K [49], Halliday,M.A.K và Hasan,R [51], Martin,J.R [66] ,[67], Ventola,E [99] Cách tiếp cận đầu tiên có chiều hướng chiết trung trong việc cảm nhận khái niệm thể loại, còn cách thứ hai dựa trên bình diện ký hiệu học xã hội của việc mô tả ngôn ngữ

Swales,J [89] và Bhatia,V.K [6] nhấn mạnh mục đích giao tiếp Họ cho rằng mục đích giao tiếp cấu thành thể loại và đem lại cấu trúc nội tại cho thể loại và nó cũng là tiêu chí chính để nhận diện một thể loại Trong công trình Analysing Gerne: Language use in Professional settings, Bhatia cho rằng mặc dù thư xin việc và thư khuyến mãi hàng hóa là hai loại văn bản khác nhau, ít có điểm chung nhưng chúng lại cùng một thể loại Ông giải thích điều này là do khi phân tích mục đích giao tiếp của hai loại diễn ngôn trên ta có thể thấy rằng chúng cùng một mục đích giao tiếp- nhằm giới thiệu, quảng cáo một sản phẩm hay một dịch vụ, cả hai đều thuộc văn hùng biện và có cùng một hình thức với các bước (move) như sau: nêu tiêu chuẩn, đưa ra lời đề nghị, đưa ra những khuyến khích, đề cập đến các tài liệu đính kèm, mong hồi đáp, dùng thuật gây áp lực và kết thúc bằng chiến lược lịch sự Sự khác nhau duy nhất là ở chỗ thư khuyến mãi thường không phải do khách

Trang 37

hàng có nhu cầu tìm, còn thư xin việc thường là thư đáp cho một mục quảng cáo tìm người của một công ty nào đó

Phân tích thể loại theo hướng này thường theo hệ thủ pháp như sau: Văn bản được tách ra thành các chuỗi yếu tố hình tuyến gọi là các bước Mỗi bước thể hiện chức năng giao tiếp mà người đọc có thể cảm nhận được Cùng cách tiếp cận này, Swales,J [89] cũng đã đưa ra các bước của một bài báo nghiên cứu khoa học gồm bốn bước:

Bước 1: Xác lập lĩnh vực nghiên cứu

Bước 2: Tóm lược các nghiên cứu đi trước

Bước 3: Chuẩn bị cho nghiên cứu hiện tại

Bước 4: Giới thiệu nghiên cứu hiện tại

Những bước này thể hiện những giai đoạn giao tiếp của diễn ngôn nhằm đáp ứng với sự mong đợi của độc giả hay khán giả Sự phân tích tập trung vào các mô thức tổ chức

tu từ và những đặc trưng ngôn ngữ cụ thể của thể loại Tuy nhiên, Swales,J không mô tả rõ ràng mối quan hệ giữa những thành tố của cấu trúc với sự hiện thực hóa ngôn ngữ cụ thể ở cấp độ TV- NP Thay vào đó, các nhà phân tích theo đường hướng của ông sử dụng kiến thức trực giác của họ để nhận diện chức năng của các yếu tố diễn ngôn Phân tích thể loại theo đường hướng của Swales,J đã ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực ngôn ngữ chuyên ngành

Khác với đường hướng của Swales,J., các nhà NPCNHT tiếp cận thể loại trong mối quan hệ giữa hình thức, chức năng và ngữ cảnh Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh văn hóa của nó được xem xét thông qua quá trình phân tích cách thức cấu tạo, tổ chức của văn bản nhằm đạt được mục đích giao tiếp dưới dạng tương tác của một nền văn hóa nhất định Theo đó, phân tích thể loại là mô tả và diễn giải mối quan hệ có tính tầng bậc giữa ngôn ngữ được người tạo văn bản chọn để đạt được một mục đích xã hội và văn hóa chứ

Trang 38

không phải là phân tích các cấu trúc được chi phối bởi các qui định của thể loại Và khi mô tả các tầng bậc ngôn ngữ, như đã đề cập trong 1.1.3.3., thể loại là biểu hiện của ngữ cảnh văn hóa và sẽ được hiện thực hóa thông qua ngữ cảnh tình huống được biểu hiện bởi các biến thể ngữ vực như trường, cách thức, không khí

Mặc dù cả hai đường hướng đều chịu ảnh hưởng khá lớn tư tưởng về ngữ cảnh của Malinowski, nhưng thuật ngữ “ ngữ cảnh” của hai trường phái lại khác nhau Ngữ cảnh trong Swales dường như chỉ liên quan đến một cộng đồng diễn ngôn( discourse community) cụ thể nào đó Trong cộng đồng diễn ngôn này, các thành viên quy định mục tiêu giao tiếp chung và kiểm soát các loại thể loại được dùng để đạt được mục đích ấy Như vậy, đặc điểm ngôn ngữ bị quy định bởi thể loại Trong NPCNHT, người sử dụng ngôn ngữ xuất phát từ mục đích giao tiếp, lựa chọn ngôn ngữ gắn liền với từng ngữ cảnh cụ thể Đi theo quan điểm của Malinowski, đường hướng NPCNHT nhấn mạnh ý nghĩa của một sự kiện giao tiếp phải dựa trên nền tảng là ngữ cảnh văn hóa và ngữ cảnh tình huống với những biến thể ngữ vực Các biến thể ngữ vực này thể hiện đặc điểm của các giai đoạn của diễn ngôn cụ thể nào đó biểu thị thể loại Nói khác, mỗi giai đoạn biểu thị những mô thức yếu tố ngữ vực riêng Ba biến thể ngữ vực này tương quan một cách hệ thống với cấu trúc của ngôn ngữ gồm ba cấp độ: ngữ nghĩa diễn ngôn, từ vựng - ngữ pháp, và ngữ âm Ở cấp độ ngữ nghĩa, biến thể trường được hiện thực hóa trong hệ thống Chuyển tác của ngôn ngữ, biến thể không khí trong hệ thống Thức, và biến thể cách thức trong hệ thống Đề- Thuyết Vì thế, phân tích thể loại của diễn ngôn nào đó chính là phân tích cấu trúc lược đồ của diễn ngôn ở cấp độ ngữ nghĩa và cấp độ này chứa các mô thức hiện thực hóa ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hóa Có thể nói rằng chức năng tạo ra thể loại

Trang 39

Như vậy, bằng việc đi sâu hơn để tìm ra mối quan hệ có hệ thống giữa các cấu trúc lược đồ với việc hiện thực hóa ngôn ngữ, NPCNHT đã thể hiện một bước tiến xa hơn trong nghiên cứu thể loại so với đường hướng của Swales, J Trong phần nghiên cứu này, chúng tôi sẽ chọn cách hiểu về thể loại của NPCNHT Theo đó, thể loại là kết quả của một quá trình xã hội tạo ra những biến thể về trường, cách thức và không khí khác nhau Những văn bản có cùng một chức năng, mục đích xã hội sẽ có xu hướng tương tự nhau về các biến thể ngữ vực

Tuy nhiên, liệu điều này có thể xảy ra với các thể loại ở hai ngôn ngữ khác nhau hay không? Trước khi có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này, chúng tôi xin chuyển sang phần cơ sở lý luận tiếp theo trong đối chiếu các ngôn ngữ

1.3 Tu từ học đối chiếu

Tu từ học đối chiếu đã tồn tại 40 năm từ sự ra đời của bài báo ‘Cultural thought patterns in inter-cultural education’ của Kaplan,R.B [59] Mục đích của ông là tìm ra giải pháp giúp cho các sinh viên quốc tế vượt qua các khó khăn khi họ thụ đắc kỹ năng viết tại các trường đại học tại Mỹ (Kaplan,R.B [60]) Ông đã đưa ra kết luận là những người thuộc nền văn hóa nào sẽ tư duy và viết theo nếp nghĩ của nền văn hóa đó (Kaplan,R.B [59])

Có hai giai đoạn chính trong lịch sử phát triển tu từ học đối chiếu Giai đoạn đầu từ năm 1966 đến giữa thập niên 80, và giai đoạn mới phát triển từ thập niên 1980 đến nay Những thành tựu trong nghiên cứu về thể loại và ngôn ngữ viết của Swales,J.[85], cùng với sự phát triển nội tại của ngành ngôn ngữ học liên quan đến một số phương pháp nghiên cứu liên ngành bởi các nhà ngôn ngữ học ứng dụng và các học giả quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu đa văn hóa đã góp phần thúc đẩy xu hướng mới trong tu từ học đối chiếu

Trang 40

Connor,U [16] đã đưa ra một định nghĩa mới cho tu từ học đối chiếu như sau: đây là một lĩnh vực nghiên cứu về quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai Lĩnh vực này nhận diện và giải thích những khó khăn trong kỹ năng tạo lập văn bản của người học một ngôn ngữ thứ hai do bị ảnh hưởng bởi quy tắc của ngôn ngữ thứ nhất Ông dựa trên ba nguyên tắc cơ bản sau:

Ngôn ngữ và tạo lập văn bản viết là hai hiện tượng văn hóa

Mỗi ngôn ngữ có một quy ước giao tiếp riêng

Những quy ước về ngôn ngữ và giao tiếp của ngôn ngữ một (L1) sẽ cản trở quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ hai (L2)

Vì vậy đối tượng nghiên cứu của tu từ học đối chiếu là xem xét văn bản viết và quá trình tạo lập văn bản từ góc nhìn so sánh đối chiếu đa văn hóa Kaplan,R.B [60] cho rằng khái niệm tu từ học (Rhetoric) được hiểu là phân tích diễn ngôn và tu từ học đối chiếu là quá trình phân tích sự sắp xếp tổ chức của diễn ngôn của L2 dưới góc độ ảnh hưởng văn hóa của L1 Tuy nhiên cách hình dung này trong giai đoạn mới đã được xem xét lại và phát triển thành hai lĩnh vực: ngôn ngữ học đối chiếu văn bản (contrastive text linguistics) và giao tiếp bằng ngôn ngữ viết với tư cách là một quá trình tư duy có tính văn hóa xã hội Lĩnh vực thứ nhất - ngôn ngữ học đối chiếu văn bản - được xem là tiêu điểm của tu từ học đối chiếu Nó phân tích các mô thức tu từ và tính liên kết của các ngôn ngữ khác nhau như thế nào thông qua việc so sánh tiếng Anh với một hoặc nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Thái (Hinds,J [55], [56]), tiếng Việt (Sotor A.O [87] ; Hiền, N.T.T [44], và tiếng Ả rập (Ostler,S [83]

Lĩnh vực thứ hai nghiên cứu quá trình tạo lập văn bản bằng hình thức viết như là một hoạt động mang tính văn hóa xã hội, đòi hỏi sự tương trợ của các phạm vi nghiên cứu khác như tư duy học, văn hóa học, triết học, tâm lý học, hoặc nhân chủng học, vì vậy nó

Ngày đăng: 26/02/2016, 17:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w