Cấu trúc Đề- Thuyết và chức năng kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Cấu trúc đề thuyết trong văn bản tin tiếng anh và tiếng việt (Trang 66 - 92)

Những loại mô hình ngữ pháp mô tả chức năng kinh nghiệm dùng để diễn tả ai đang làm cái gì cho ai, khi nào, ở đâu, tại sao và bằng cách nào. Như vậy, rõ ràng mô hình ngữ pháp này có thể góp phần giúp chúng ta hiểu kỹ về nội dung của một văn bản tin.

Bình diện nghĩa kinh nghiệm được diễn đạt bằng ngữ pháp của cú thông qua hệ thống chuyển tác. Đây là nền tảng chính của nét nghĩa biểu hiện vì nó có thể đem đến sự phân tích và diễn giải một sự kiện hay một tình huống nào đó theo những cách khác nhau. Vì vậy nó hoàn toàn thích hợp với quá trình phân tích báo chí (Fowler,R. [33, 71]).

Chuyển tác với tư cách là một công cụ phân tích có thể giúp ta nhận diện tham thể- một thành tố có vai trò rất quan trọng trong cú. Đồng thời nó cũng giúp ta xem xét được mối quan hệ mã hóa bởi các vị trí dùng trong cú và các vai tham thể tương ứng.

Điều mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là mối quan hệ giữa chức năng văn bản và chức năng kinh nghiệm. Vì thế, việc phân tích các ngữ liệu trong phần này là sự kết hợp của hai chức năng trong cấu trúc ĐT của cú, cụ thể là nhận diện các thành tố kinh nghiệm của hệ thống chuyển tác với tư cách là Đề. Nói cách khác, chúng tôi sẽ tìm xem các nhà báo của các bản tin trong khối ngữ liệu đã chọn thành tố nào trong số các thành tố của hệ thống chuyển tác làm xuất phát điểm của cú. Họ có khả năng sẽ đề hóa một trong những tham thể của cú, hay một thành tố chu cảnh nào đó, hay đôi khi cả bản thân quá trình nữa.

2.2.1. Phương pháp phân tích bình diện Đề – Thuyết kinh nghiệm

Tất cả các cú độc lập sẽ được đem ra phân tích các nét nghĩa kinh nghiệm thông qua các loại quá trình, các loại tham thể, và chu cảnh để làm nổi bật lên các loại Đề - Thuyết kinh nghiệm được lựa chọn. Các bước cụ thể trong phần phân tích này như sau

(i) Định danh và thống kê các loại quá trình trong khối ngữ liệu (ii) Phân tích các loại Đề kinh nghiệm:

-Tìm ra Đề quá trình trước: nếu động từ nằm ở vị trí đầu của cú , chúng sẽ là Đề quá trình.

-Các vai tham thể sẽ được gắn với các loại Đề có chức năng tham thể. Đề

"there" và "it" không phân tích trong phần này.

-Chức năng chu cảnh sẽ được gắn cho các giới ngữ, trạng ngữ, và các cú rút gọn đứng ở vị trí Đề

-Chức năng chu cảnh gắn cho các cú phụ thuộc nằm ở vị trí Đề (iii) Phân tích các loại Thuyết kinh nghiệm:

-Các vai tham thể là chủ ngữ và bổ ngữ xuất hiện ở vị trí Thuyết -Chức năng chu cảnh gắn cho các giới ngữ và trạng ngữ

-Chức năng chu cảnh ấn định cho các cú phụ thuộc xuất hiện ở phần Thuyết.

Trong mỗi phần phân tích Đề -Thuyết kinh nghiệm này, tất cả các trường hợp sẽ được thống kê và luận giải để thấy cách thức lựa chọn thể hiện bình diện nghĩa kinh nghiệm trong văn bản thể loại tin tiếng Anh

2.2.2. Một số trường hợp phức tạp trong quá trình phân tích ngữ liệu

Trong quá trình phân tích ngữ liệu chúng tôi đã gặp một số khó khăn và đã đưa ra hướng giải quyết như sau:

(a) Một hay hai quá trình được phân tích: Trong văn bản tin đôi khi xuất hiện những cú có chứa một lúc hai quá trình đứng liền nhau như decided to respond (quyết định trả lời), try to focus (cố gắng tập trung),refuse to provide (từ chối cung cấp) …Việc chọn phân tích quá trình nào trong hai quá trình hay phân tích cả hai là một vấn đề phức tạp. Trong các trường hợp trên, chỉ có một cú duy nhất với một thành phần quá trình nhưng lại được hiện thực bởi một hợp thể nhóm động từ. Halliday,M.A.K. [49] cũng cho rằng việc xử lý chúng khá phức tạp vì chúng nằm trên đường ranh giới giữa cú phức

(clause complex) và ngữ độâng từ phức ( verbal group complex). Theo cách phân tích của Halliday,M.A.K. [47] động từ thứ hai sẽ được chọn làm loại quá trình của cú vì ông cho rằng xử lý những ngữ động từ phức giống như cách xử lý các kiểu bành trướng (expansion) của cú phức là không hợp lý. Và theo cách xử lý này, C23A19 và C11A25 sẽ được phân tích như sau:

C23A19: Rice / is trying to win agreement from Israelis to ensure…//

Hành thể QT (Vật chất) Đích thể

C11A25: The group/ refused to provide unedited version to FBI//

Hành thể QT (Vật chất) Đích thể Lợi thể

Tuy vậy, Martin và các cộng sự [70] không đồng tình với cách phân chia này. Nhóm tác giả này đồng ý rằng với các nhóm động từ như start to enjoy (bắt đầu thưởng thức), began asking (bắt đầu phỏng vấn), seem to have enough money (dường như có đủ tiền) ...

thì việc chọn động từ thứ hai phân tích là hợp lý vì các quá trình đứng đầu có chức năng chi tiết hóa việc mở rộng của quá trình chính đứng phía sau. Còn đối với trường hợp các động từ đứng đầu là các quá trình tinh thần và phát ngôn, nhóm tác giả này cho rằng nếu phân chia như vậy thì không thể giải thích được tại sao trong tình huống này việc lựa chọn tham thể bị giới hạn bởi động từ đầu tiên. Vì nếu đâây là một động từ thể hiện quá trình tinh thần, hay phát ngôn nó sẽ đi với một cảm thể luôn là thực thể có ý thức. Họ đã đưa ra một giải pháp khác là phân tích cả hai nhóm động từ bằng cách cho mỗi động từ là một quá trình riêng biệt. Và như vậy cú C11A25 sẽ được phân tích như sau:

C11A25: The group/ refused to provide unedited version to FBI//

Cảm thể QT(TT) QT(VC) Đích thể Lợi thể

Thật ra, Halliday, M.A.K. [49] có phân biệt sự khác nhau về quan hệ giữa các động từ này. Ông cho rằng những quá trình tinh thần như want, like, intend, hope, agree, consent...có thể có nhiều cách để phân tích tùy thuộc và mục đích phân tích. Và theo đó ông cũng giới thiệu cả hai cách

(i) Mary wanted to go

Hành thể QT (vật chất)

(ii) Mary wanted to go

Cảm thể QT: tinh thần QT: vật chất

Trong đó ông cho rằng khi phân tích theo cách (2) chúng ta đã xử lý ngữ liệu theo kiểu phân tích của một cú phức. Vì vậy rõ ràng hai quan điểm khi xử lý những cú có chứa quá trình tinh thần và phát ngôn kiểu này là không khác nhau.

Trong quá trình phân tích ngữ liệu, nếu gặp phải hai quá trình đứng kề cận nhau như các trường hợp ở trên, chúng tôi sẽ phân chúng ra làm hai nhóm:

(i) Nhóm động từ điều biến (Modulation) gồm: begin (bắt đầu), tiếp tục (continue), cố gắng (try) , mạo hiểm (risk)... như trong bảng 2.2. Ở đây động từ chính không phải là một quá trình riêng biệt mà nó là một thành phần chu cảnh trong quá trình được diễn tả bằng động từ thứ hai. Chẳng hạn nếu ta nói "Alice liều lĩnh hỏi" thì có nghĩa là cô ta thực sự đã hỏi và hỏi một cách liều lĩnh. Đối với nhóm này, chúng tôi sẽ chọn động từ thứ hai làm quá trình chính. Vì vậy C14A29 sẽ được phân tích như sau:

C14A29: Shays / has tried to distance himself from the war in recent month...//

Hành thể QT (vật chất) Đích thể Bảng 2.2 Các động từ điều biến

Phạm trù Ví dụ

Thời gian begin (bắt đầu) , end up (Kết thúc), tend( có xu hướng)

Phong cách: chất lượng insist (khăng khăng) ,hasten (Vội vã), venture (liều lĩnh), hesitate (do dự), regret (ân hận)

Nguyeân nhaân: lyù do, muùc ủớch

happen to do (tình cờ làm), remember/ forget to do (nhớ/ quên làm), try to do (coá gaéng)

Đồng hành Help to do (giúp làm)

(ii) Nhóm động từ thuộc kiểu phóng chiếu: Đây là nhóm động từ thể hiện nguyện vọng, quyết định, đồng tình, hứa hẹn.... Bảng 2.3 sẽ tóm tắt những động từ của nhóm thường xuyên xuất hiện. Và đối với nhóm này chúng tôi sẽ phân tích quá trình thể hiện

bởi động từ đứng đầu, còn động từ đứng sau là một kiểu phóng chiếu. Vì đơn vị phân tích của luận án là đơn vị Đề nên động từ đứng sau sẽ không được phân tích thành quá trình riêng biệt. Chúng làm thành một dạng phóng chiếu và sẽ đóng chức năng của một tham thể tương ứng của động từ đứng trước nó.

Bảng 2.3. Một số kiểu phóng chiếu trong cụm động từ phức phụ thuộc (trích trong Halliday,M.AK.[49])

YÙ nghúa Vớ duù

Nguyện vọng Dự định Mong đợi nhu caàu sợ hãi

Want/ wish/desire/would like/like/ enjoy/mind/ hate to do (doing) mean/ plan/ intend/decide to do

hope/expect/aspire to do need/ require to do

fear/be afraid/ be scared to do...

yeâu caàu đồng tình Hứa hẹn

ask/ demand/ request to do

agree/ consent/ refuse/ decline to do promise/ vow/threaten to do

giả vờ pretend to do Khaỳng ủũnh claim to do

Vậy cú C19A3 sẽ được phân tích như sau:

C19A3: We / decided to respond directly to the criticism//

Cảm thể QT: tinh thần hiện tượng

(b) Các cú có tham thể bị tỉnh lược: Trong khối ngữ liệu có những trường hợp hai đơn vị Đề đứng liền kề nhau nhưng chỉ có đơn vị Đề đầu tiên là có tham thể đóng vai chủ ngữ của cú xuất hiện còn tham thể đóng vai chủ ngữ của đơn vị Đề sau thì bị tỉnh lược, chẳng hạn C30 31A82 và C9C10A9:

C30A82: She spent an hour with Iraq Study group Hành thể

C31A82: and þ planned to leave today for Vietnam Hành thể (tỉnh lược)

C9A9: He put the tube into the plastic bag Hành thể Đích thể

C10A9: and þ sailed through security Hành thể (tỉnh lược)

Đối với hình thức cú như thế này Halliday [49] cho rằng vị động từ bắt đầu đơn vị Đề thứ hai làm Đề, có nghĩa là trong đơn vị Đề C31A82 thì Đề kinh nghiệm sẽ là động từ plan. Tuy nhiên, khi áp dụng phương thức của ông vào trong ngữ liệu nhằm phục vụ cho việc phân tích phát triển Đề ở phần sau thì người phân tích sẽ gặp khó khăn trong luận giải mô thức phát triển Đề. Vì thế trong luận án này chúng tôi sẽ cho rằng Đề của đơn vị Đề thứ 2 (C31A82 và C10A9) là một Đề tỉnh lược, và tác giả đang sử dụng một mô thức phát triển Đề cố định. Như vậy quá trình thể hiện bởi động từ bắt đầu cú thứ 2 này sẽ quyết định tham thể Đề tỉnh lược này là tham thể gì, (trong trường hợp này là Hành thể).

Có nhiều trường hợp, do quá trình được thể hiện bởi động từ khác nhau nên tham thể xuất hiện và tham thể tỉnh lược là hai loại khác nhau. Chẳng hạn trong C12, 13A84 tham thể của C12 là hành thể còn tham thể tỉnh lược của C13 là Phát ngôn thể.

C12A84: Al-Dhari held a news conference in Cairo Egypt, on Saturday Hành thể Đích thể

C13A84: and þ said the association condemned the killing….

Phát ngôn thể (tỉnh lược) Ngôn thể

2.2.3. Kết quả các loại quá trình xuất hiện trong bản tin tiếng Anh

Mô hình kinh nghiệm thể hiện bởi 6 quá trình: vật chất, phát ngôn, quan hệ, tinh thần, tồn tại, và hành vi. Đây là một mô hình được áp dụng rất rộng rãi và phổ biến trong phân tích tiếng Anh. Rất nhiều nhà nghiên cứu tiếng Anh đã sử dụng nó, mặc dù có cải biến đôi chút, để mô tả ý nghĩa kinh nghiệm trong tiếng Anh. Việc áp dụng này đã không dừng ở ngôn ngữ Anh mà nó còn được dùng trong nhiều công trình nghiên cứu đối chiếu giữa các ngôn ngữ. Bảng 2.4 thể hiện tỉ lệ phần trăm các loại quá trình xuất hiện so với tổng số lượng đơn vị Đề được đem ra phân tích.

Bảng 2.4: Tỉ lệ các loại quá trình trong khối ngữ liệu

Tỉ lệ xuất hiện của các quá trình được xếp như sau: chiếm đa số là quá trình phát ngôn (39,8%), tiếp theo là các quá trình vật chất (30,5%) , quan hệ( 18,9%), tinh thần (8,1%), tồn tại ( 1,9%) và hành vi (0,8%). Nhìn chung, tỉ lệ này đã ít nhiều phản ảnh một số nét của văn bản tin trong khối ngữ liệu: đây là một dạng tin tường thuật, các sự kiện được mô tả với ít lời bình luận, hay nhận xét từ phía người viết tin. Các loại quá trình này lần lượt xuất hiện trong bản tin ở các dạng như sau:

(i) Quá trình vật chất (Material process)

Quá trình vật chất là một quá trình hành động. Những vai tham thể chính liên quan đến quá trình này gồm Hành thể (Actor) và Đích thể ( Goal) . Hành thể là một vai thực hiện hành động, Đích thể là vai chịu tác động của hành động. Việc nhận diện loại quá trình này khá rõ ràng trong khối ngữ liệu

C1A74: President Bush / arrived in this bustling finacial center Sunday after//

Hành thể 30.5

18.9 39.8

8.1

0.8 1.9 0

10 20 30 40

vaọt chaỏt quan heọ

phát ngôn tinh thaàn

haứnh vi toàn taùi

Ngoài hai tham thể chính ra, đôi khi ta còn thấy xuất hiện tham thể phụ khác – Lợi thể (Beneficiary). Đây là một vai tiếp nhận hay hưởng lợi từ hành động.

C1A1: White House officials / sent Congress a revised proposal last night on rules…//

Hành thể Lợi thể Đích thể

Halliday [49] cũng phân biệt hai loại Lợi thể trong tiếng Anh : Tiếp thể và Khách thể. Tuy nhiên, trong luận án chúng tôi thấy rằng việc phân loại chi tiết như vậy là không cần thiết vì số lượng Lợi thể xuất hiện trong hai khối ngữ liệu không lớn. Vì vậy thuật ngữ Lợi thể sẽ được dùng để chỉ cả Tiếp thể và Khách thể trong luận án .

Còn một tham thể khác của quá trình vật chất – Cương vực (Range) – cũng xuất hiện trong ngữ liệu mặc dù với số lượng khá khiêm tốn:

C32A53: Twenty states/have passed constitutional admendments banning it.//

Hành thể Cương vực

Theo cách nhìn nhận của Hoàng Văn Vân [154, 245- 246]), thì các tham thể Cương vực trong các ví dụ trên tồn tại độc lập với quá trình: Chúng tồn tại không chỉ để phục vụ cho mục đích "pass", mà còn có chức năng cụ thể hóa phạm vi trong đó quá trình

"pass" xảy ra.

Trong khối ngữ liệu có tất cả 834 quá trình vật chất, chiếm 30,5%. Tần số xuất hiện này là tương đối cao, thể hiện đúng đặc trưng của văn bản tin – cung cấp thông tin (informative). Quá trình vật chất giúp nhà báo tái tạo lại bức tranh động của hiện thực.

Bản tin mô tả những gì đang diễn ra hoặc được thực hiện trong thế giới vật chất bên ngoài thông qua hai tham thể chính là Hành thể và Đích thể.

(ii) Quá trình tinh thần (Mental process)

Đây là một quá trình giải thích thế giới nội tâm, bao gồm những hiện tượng mô tả trạng thái tinh thần hay những sự kiện tâm lý. Hai tham thể chính của quá trình này là Cảm thể

(senser) và Hiện tượng (Phenomenon). Cảm thể là một thực thể có ý thức có thể cảm, nghĩ, hoặc thấy. Hiện tượng là tham thể được cảm, được nghĩ, được thấy.

C19A32: ...and some/ believe that the candidate must find a way again to make...//

Cảm thể Hiện tượng

Quá trình này chiếm rất ít trong khối ngữ liệu với 220 cú, đạt 8,1%. Kết quả này cho thấy bản tin trong khối ngữ liệu không đặt nặng việc mô tả những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của các tham thể. Theo đặc trưng của bản tin, yếu tố bình luận xuất hiện rất ít.

Người viết báo muốn đem đến cho bản tin một sự xác thực thông qua việc mô tả hành động cụ thể bằng quá trình vật chất hoặc trích dẫn phát ngôn của các đối tượng liên quan. Việc sử dụng quá trình tinh thần quá nhiều có khả năng làm cho bản tin mất đi tính khách quan của nó, bởi những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của tham thể có được trong bản tin chủ yếu thông qua việc cảm nhận có tính chủ quan của người viết báo.

(iii) Quá trình phát ngôn (Verbal Process)

Theo Bloor T. & M.Bloor [7, 122 – 125] quá trình phát ngôn có những đặc tính của cả quá trình vật chất và quá trình tinh thần bởi “nói năng được xem như một hành động tư duy bằng ngôn từ". Tham thể chính của quá trình phát ngôn gồm Phát ngôn thể (Sayer), Tiếp ngôn thể (Receiver), Ngôn thể (Verbiage) và Đích ngôn thể (Target). Phát ngôn thể có thể là một thực thể có ý thức hoặc không, Ngôn thể là những gì được nói ra: nó có thể là nội dung của cái được nói ra hoặc tên gọi của lời nói (Xin xem cụ thể trong Halliday,M.A.K. [49, 140 – 142]). Vớ duù nhử:

C10A24: Hastert, / however, insists he did not learn about it until two weeks ago ...//

Phát ngôn thể Ngôn thể

C1A30: Sen. John F. Kerry / barely said hello to the New Hampshire Democrats...//

Phát ngôn thể Ngôn thể Tiếp ngôn thể là tham thể mà lời nói hướng tới,

Một phần của tài liệu Cấu trúc đề thuyết trong văn bản tin tiếng anh và tiếng việt (Trang 66 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)