Cấu trúc Đề – Thuyết và chức năng liên nhân

Một phần của tài liệu Cấu trúc đề thuyết trong văn bản tin tiếng anh và tiếng việt (Trang 92 - 105)

Chức năng liên nhân của ngôn ngữ liên quan đến các mối quan hệ xã hội được thể hiện trong văn bản. Việc người viết can thiệp vào văn bản bằng cách thể hiện quan điểm của mình là một điều hiển nhiên, đơn giản vì văn bản do người viết tạo ra. Tuy nhiên mức độ can thiệp sâu hay không còn phụ thuộc vào hạn định của từng thể loại văn bản và cách duy nhất để thể hiện mức độ can thiệp này là nhờ thông qua siêu chức năng liên nhân bằng nhiều cách khác nhau.

Một trong những cách cơ bản thể hiện quan điểm của người viết là việc họ sẽ chọn cách đặt thông tin của mình ở đâu giữa hai cực khẳng định và phủ định. Người viết có thể thể hiện mức độ cam kết của mình với những điều mình viết ra thông qua các bình diện:

năng diễn (usuality), bổn phận (Obligation), khả năng/ xác xuất (probability), thiên hướng (inclination). Đây chính là các dấu hiệu của tình thái trong văn bản.

Eggins,S. [29,193] cũng cho rằng những ý nghĩa liên nhân người viết muốn thể hiện như quyền lực hay sự thân thiện, thái độ, phán đoán, mức độ thân thiện của họ đối với người đọc thường được bộc lộ rõ ràng bởi hệ thống thức và tình thái. " Khi chúng ta tự hỏi ngôn ngữ được kiến tạo như thế nào để có thể tương tác được, thì chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời (về nguyên tắc) nằm ở hệ thống thức và tình thái".

Brown,G. and Yule,G. [8,143] cũng chỉ ra rằng một đặc trưng của diễn ngôn hội thoại tương tác là bình diện tương tác thường xuyên được đề hóa bằng các đại từ nhân xưng như tôi và anh (ngôi 1 và ngôi 2). Tuy nhiên với thể loại bản tin chính trị, chúng tôi cho rằng các đại từ ngôi 1 để chỉ người viết và ngôi 2 để chỉ độc giả sẽ không xuất hiện vì đặc trưng thể loại của nó.

Theo quan điểm của các nhà báo và các nhà nghiên cứu báo chí thì văn bản tường thuật tin là một thể loại có tính thực tế, khách quan, không thể hiện quan điểm cá nhân (White,P.R.R [101]).

Với mục tiêu là xem xét mức độ can thiệp của người viết bản tin vào văn bản và mức độ họ thể hiện tương tác với người đọc như thế nào, chương này của luận án sẽ không bao quát toàn bộ những gì liên quan đến siêu chức năng liên nhân mà sẽ chỉ xem xét các thành tố biểu lộ các mức độ tương tác này tại hai vị trí Đề – Thuyết của các cú. Nói một cách khác, yếu tố tình thái ở hai vị trí Đề – Thuyết sẽ là trọng tâm của phần này. Do tính khách quan của bản tin yếu tố tình thái được tiên lượng là sẽ xuất hiện khá ít trong văn bản tin của cả hai ngôn ngữ.

Như đã chỉ ra trong 2.2.về hệ thống chuyển tác, việc quá trình phát ngôn chiếm đa số trong các loại quá trình đã chứng tỏ khối ngữ liệu là một loại văn bản tin có tính tường

thuật cao với nhiều cú được trích dẫn trực tiếp và gián tiếp. Theo White,P.R.R. [104], tường thuật trực tiếp là một cách công khai đưa ngôn từ của nguồn bên ngoài vào trong văn bản. Nó rõ ràng tạo ra ranh giới giữa ngôn từ của nhà báo và ngôn từ của những nguồn trích dẫn bên ngoài. Trích dẫn gián tiếp tạo ra một sự đồng hóa hay sát nhập hai loại ngôn từ này. Trích dẫn gián tiếp hàm ý việc nhà báo chỉ chuyển tải ý nghĩa của lời phát ngôn bên ngoài chứ không phải là ngôn từ gốc của nguồn bên ngoài. Sự đồng hóa hay sát nhập này có thể có những hiệu quả nhất định về mặt tu từ vì nó làm cho ngôn ngữ văn bản che khuất bình diện ngôn từ thuộc về nhà báo và bình diện ngôn từ của nguồn trích dẫn bên ngoài. Chính vì vậy, những yếu tố tình thái xuất hiện trong lời trích dẫn trực tiếp chính là lời của người phát ngôn chứ không phải của nhà báo nên chúng sẽ không được lựa chọn để phân tích trong phần này. Và vì ranh giới giữa ngôn từ của người viết báo và ngôn từ của các nguồn bên ngoài là không rõ ràng nên các yếu tố tình thái trong trích dẫn gián tiếp cũng không được xem xét ở trong luận án.

Tóm lại các yếu tố tình thái xuất hiện ở hai vị trí Đề – Thuyết của cú độc lập và cú phụ thuộc sẽ được phân tích để bộc lộ cách thức người viết tin tương tác với người đọc.

Các cú trích dẫn, giáng cấp và bị bao sẽ không nằm trong phạm vi nghiên cứu.

2.3.1. Các phương tiện biểu đạt tình thái

Trong tiếng Anh, có nhiều cách thể hiện nghĩa tình thái khác nhau trong cú, trong đó phụ ngữ tình thái (modal adjuncts) và các tác tử động từ tình thái (modal verbal operators) là hai loại diễn đạt chính. Ngoài ra nghĩa tình thái còn được thể hiện bởi các phụ ngữ Thức (Mood Adjunct) mang tính khách quan như It's possible that... hoặc chủ quan như I think that.... Những cấu trúc này được gọi là ẩn dụ ngữ pháp thể hiện tình thái hay ẩn dụ tình thái. Với phụ ngữ Thức, người nói có thể thể hiện tường minh phán đoán của họ, chẳng hạn trong 'I'm sure Henry James wrote " The Bostonians"' hay một cách

hàm ẩn trong "It's certain that Henry James must have written " The Bostonians"'. Như vậy khi phân tích yếu tố tình thái, chúng ta sẽ tập trung ở ba phương diện: phụ ngữ tình thái, tác tử động từ tình thái, ẩn dụ tình thái. Ngoài ra, như phần 2.2.3 đã nêu, các động từ trích dẫn trong bản tin rất quan trọng vì nó giúp người viết bày tỏ quan điểm, thái độ của mình một cách hàm ẩn nhất để tạo ra nét khách quan phải có của bản tin, vì vậy ngoài ba phương diện tình thái trên, chúng tôi sẽ phân tích thêm cách sử dụng động từ trích dẫn của người viết tin; tất cả những yếu tố này sẽ được phân tích ở hai vị trí Đề- Thuyết của cú để làm nổi bật lên cách lựa chọn tổ chức thông tin có tính liên nhân của văn bản.

Những nghiên cứu về Đề đều cho rằng Đề tình thái là một phạm trù của Đề liên nhân. Ngoài Đề tình thái, Đề liên nhân còn đề cập đến hai yếu tố khác: yếu tố xưng hô và tạo thức. Xưng hô là gọi tên trực tiếp người đối thoại, chẳng hạn như "Andy, all you have are Democrat, Democrat, Democrat credentials,". Xưng gọi chủ yếu xuất hiện trong diễn ngôn hội thoại và chúng tôi giả định rằng chúng sẽ không xuất hiện như là một sự tương tác trực tiếp giữa người viết bản tin và người đọc, nên phương tiện này không được phân tích trong luận án.

Đề tạo thức được tạo ra từ các tác tử động từ ở câu hỏi phân cực (câu hỏi tổng quát), các nghi vấn từ trong câu hỏi chuyên biệt. Các yếu tố tình thái này không xuất hiện trong ngữ liệu với tư cách là một phần của một cú độc lập. Chúng chỉ xuất hiện ở trong các cú trích dẫn nên sẽ không được phân tích trong luận án.

2.3.1.1. Phụ ngữ tình thái

Phụ ngữ tình thái "diễn tả sự đánh giá của người nói về sự phù hợp của thông điệp"

(Halliday,M.A.K. [49,49]). Có hai phạm trù rộng nhưng đôi khi lại đan xen nhau: phụ ngữ thức và phụ ngữ bình luận. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc phân biệt hai loại phụ ngữ này là không cần thiết với mục tiêu của chương, vì vậy tất cả những yếu tố thuộc về phụ

ngữ thức và bình luận đều được gộp chung thành một nhóm – phụ ngữ tình thái ở hai vị trí Đề _ Thuyết của cú.

Phụ ngữ tình thái, một trong những diễn đạt chính của Đề liên nhân, có vị trí rất linh hoạt trong cỳ: người viết cú thể đăùt chỳng đầu cỳ, cuối và thậm chớ giữa cỳ.Tuy nhiên, chúng có xu hướng đứng đầu cú vì thường thì người nói có xu hướng đề hóa quan điểm của họ về vấn đề.

Nếu các phụ ngữ tình thái này xuất hiện ở vị trí Đề chúng sẽ làm thành Đề tình thái nằm trong Đề đa của cú. Trong khối ngữ liệu tiếng Anh có rất nhiều phụ ngữ tình thái ở vị trí Đề của cú, chẳng hạn như

C32A82: And hopefully it will receive serious bipartisan study

Tuy nhiên các cú này lại là những lời trích dẫn trực tiếp từ nguồn bên ngoài nên chúng không được đề cập đến ở đây. Trong toàn bộ 100 bản tin tiếng Anh chỉ có duy nhất ba phụ ngữ tình thái xuất hiện ở vị trí Đề của các cú không phải trích dẫn.

C20A60: Ironically, Gates, a former CIA director and longtime agency analyst, was openly opposed to the legislation that created the national intelligence director position.

Tuy nhiên, tại vị trí Thuyết, chúng lại có xu hướng đa dạng và phong phú hơn.

C26A66: Bush and Hakim are unlikely allies in forging Iraq policy.

2.3.1.2. Tình thái thể hiện qua ẩn dụ ngữ pháp

Ngoài phụ ngữ tình thái, còn rất nhiều cách người viết chọn để thể hiện quan điểm, ý kiến và mức độ cam kết với những gì được viết ra, hoặc sự sẵn sàng chấp nhận mọi sự diễn giải thông tin khác nhau ở các mức độ khác nhau. Chẳng hạn như Whittaker,R. [105]

đã phân tích các trường hợp Đề ngoại vị "it" theo sau là các tính từ chỉ sự đánh giá của

người viết về phán đoán thể hiện trong phần sau của cú. Và trong luận án, yếu tố tình thái xuất hiện trong cấu trúc ngoại vị này sẽ được phân tích ở phần Thuyết của cú.

C9A89: It was unclear whether the Shiites and Kurds would consent to approving an incomplete constitution.

Whittaker,R.[105] cũng phân tích cách thức người viết thể hiện quan điểm của họ đối với phán đoán một cách trung lập bằng cách sử dụng cấu trúc danh ngữ tình thái trong cấu trúc của một cú hiện hữu như " There is no clear evidence that ...". Tuy nhiên cấu trúc này không xuất hiện trong luận án.

Tác giả của bài báo cũng có thể thể hiện quan điểm, thái độ của mình một cách có vẻ rất tự nhiên thông qua các cú tinh thần và phát ngôn. Tadros,A. [90,70] khẳng định rằng " người viết tách bản thân mình ra khỏi phán đoán (propostions) bằng cách gắn chúng cho người khác". Vì thế, với những cấu trúc tường thuật này, người viết có thể tự đặt mình cách xa khỏi nội dung của phán đoán bằng việc chấp nhận một khả năng tồn tại của một số các diễn giải khác bởi ngôi thứ ba với tư cách là chủ ngữ của cú phóng chiếu hoặc tự thể hiện bản thân bằng việc sử dụng ngôi thứ nhất. Yếu tố tình thái còn biểu hiện ở việc người viết chọn động từ tường thuật nào để giới thiệu cú được trích dẫn của mình.

Yếu tố chủ quan hay khách quan của người viết trong việc thể hiện phán đoán có thể được thấy rõ ràng trong các động từ loại này.

Người viết tin chen vào giữa người đọc và ngôn từ của người được trích dẫn thông qua động từ trích dẫn. Họ đóng vai trò trung gian và cấp độ trung gian này sẽ thay đổi tùy theo việc họ lựa chọn động từ nào để trích nguồn thông tin. Bell,A. [3,206] khẳng định

"Say và tell là hai động từ chứa đựng yếu tố trung gian ít nhất, và chúng là những động từ trung tính đúng theo tiêu chuẩn". Với hai động từ này, việc suy ra lực ngôn trung của động từ trích dẫn là do người đọc. Dựa vào nội dung của ngôn từ được tường thuật, người đọc tự

quyết định xem người được trích dẫn đó có thái độ chỉ trích, phê bình hay chỉ đơn giản là phỏt ngụn. Những động từ cú mức độ trung gian xếp thứ hai là những đụùng từ "cấu trỳc ", theo cách gọi của Caldas – Coulthard [10], như ask, question, reply, answer. Chúng là những động từ "cấu trúc" vì chúng mô tả cách thức ngôn từ được tường thuật gắn với chuỗi trao đổi lời thoại, nhưng chúng cũng được dùng để chỉ ra rằng người phát ngôn có tham gia vào một cuộc trao đổi thông tin. Bằng cách này hay cách khác chúng đều bộc lộ ít nhiều về lực ngôn trung của lời nói hoặc cách thức mà lời nói được thốt ra. Ngoài ra những động từ trích dẫn ngôn hành thể hiện mức độ trung gian cao của người viết tin. Những động từ này không chỉ là những động từ trích dẫn mà " chúng còn có chức năng làm rõ và vì thế thể hiện một cách tường minh lực ngôn trung của lời trích dẫn mà chúng thực hiện"

( Caldas – Coulthart[10, 157]). Người viết tin dường như chỉ cho người đọc cách diễn giải ý nghĩa nằm trong lời trích dẫn hoặc bộc lộ sự xác nhận cho thông tin được trích dẫn.

Những động từ miêu tả như accuse, complain, và reproach biểu hiện mức độ trung gian của người viết tin khá cao vì chúng có ngụ ý diễn đạt cảm giác hay trạng thái của người phát ngôn.

Rõ ràng việc lựa chọn động từ trích dẫn có thể kéo theo các cách diễn giải mang đậm tính chủ quan của người tường thuật tin. Và sự lựa chọn này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cách nhìn nhận thông tin của người đọc. Chính đặc điểm này làm cho động từ trích dẫn trở thành tâm điểm của các nghiên cứu có thiên hướng báo chí. Merrill (1965 – trích trong Gidengil,E. và J.Everitt [41]) đã nghiên cứu quan điểm của người viết báo đối với các thời tổng thống Mỹ chứa đựng trong những động từ có vẻ đồng nghĩa với từ said. Và ông đã rút ra kết luận rằng tạp chí Time có thiên hướng ủng hộ Eisenhower, chống lại Truman và trung lập với Kenedy. " Bằng việc sử dụng những động từ tường thuật khác nhau, người viết báo có thể vẽ lên một bản tin tường thuật bằng bất kỳ cây cọ nào mà họ thích, điều

này đồng nghĩa với việc trong bản tin tường thuật rõ ràng có một chỗ dành cho sự thể hiện thiên hướng định kiến".

Trong luận án chúng tôi không có ý định nghiên cứu sâu về cách thể hiện quan điểm của người viết tin mà chỉ muốn xem xét các mức độ can thiệp vào văn bản của người viết tin, và từ đó ảnh hưởng đến việc diễn giải thông tin của người đọc. Vì vậy chúng tôi sẽ chỉ phân loại động từ trích dẫn ra làm hai nhóm theo Chen,L. [12] và White,P.R.R [104].

a. nhóm 1: chỉ mức độ trung tính, không bộc lộ mức độ can thiệp của người viết tin, ví dụ như các động từ say, tell, state, report

b. nhóm 2: ít nhiều có bộc lộ sự can thiệp của người viết vào bản tin gồm tất cả những động từ có xu hướng tích cực và tiêu cực assure, endorse, complain...

Trong phần phân tích này, chúng sẽ được xem là một trong các yếu tố tình thái ở phần Thuyeát cuûa cuù.

Các tính từ chỉ mức độ như important, vital, neccesary... cũng thể hiện quan điểm, đánh giá của tác giả nhưng nó không phải là nhận định về phán đoán mà chính nó lại là một phần của phán đoán (Whittaker,R. [105,112]), nên trong luận án chúng sẽ không được cho là yếu tố tình thái.

Như vậy, yếu tố tình thái thể hiện bởi các hình thức ẩn dụ ngữ pháp được phân tích trong luận án bao gồm: các cấu trúc "it" ngoại vị có chứa nét nghĩa tình thái ,các cú phát ngôn phóng chiếu thể hiện ở cách chọn động từ trích dẫn ở vị trí Thuyết.

2.3.1.3. Động từ tình thái

Tác tử động từ tình thái được chia thành các lớp sau

thaáp trung bình cao Khaúng

ủũnh

can, may, could, might, (dare)

will, would, should, be to must, ought to, need, have to

Phuỷ ủũnh needn't, doesn't/ didn't need to, have to

won't, woudn't, shouldn't mustn't, oughtn't to, can't, couldn't, mayn't, mightn't Ngoài các lớp tác tử động từ này, một số vị từ ở bị động cũng diễn đạt nét nghĩa tình thái bổn phận be allowed to, be supposed to, be obliged to, be required to... Tuy nhiên vì mục đích so sánh đối chiếu với tiếng Việt chúng tôi chỉ chọn những loại động từ tương thích về cấu trúc và nghĩa trong hai ngôn ngữ để phân tích. Vì vậy các loại cấu trúc này sẽ không nằm trong phạm vi nghiên cứu.

2.3.2. Sự lựa chọn các yếu tố tình thái ở hai vị trí Đề và Thuyết của khối ngữ lieọu

Như đã nêu ở phần đầu của mục này, vì hạn định của thể loại, văn bản tin chứa rất ít yếu tố tình thái. Có thể lý giải hiện tượng này thông qua cách lựa chọn loại câu để thông báo tin tức: đại đa số là câu trần thuật. Các câu nghi vấn nếu có thì chỉ là dạng câu hỏi trực tiếp của người được người viết báo trích dẫn, và như vậy không được xem xét trong mục này. Ngoài ra, đặc trưng hạn định của văn bản tin là đem đến cho người đọc thông tin một cách khách quan nhất nên người viết báo sẽ tránh các phương tiện thể hiện quan điểm của mình một cách tường minh bằng các yếu tố tình thái. Vì vậy chúng tôi tiên đoán là yếu tố tình thái sẽ xuất hiện rất ít trong khối ngữ liệu của cả hai ngôn ngữ.

Tuy nhiên như đã nêu ở phần trên, động từ trích dẫn sẽ giúp người viết báo ít nhiều thể hiện quan điểm hay thái độ của mình với thông tin, và vì thế có lẽ phần phân tích các nét nghĩa tình thái biểu hiện bằng các động từ trích dẫn trong phần Thuyết của cú sẽ đem lại nhiều thông tin về thể loại cho chúng ta.

Một phần của tài liệu Cấu trúc đề thuyết trong văn bản tin tiếng anh và tiếng việt (Trang 92 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)