Cấu trúc Đề- Thuyết và chức năng kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Cấu trúc đề thuyết trong văn bản tin tiếng anh và tiếng việt (Trang 132 - 151)

Theo Đinh Văn Hường [134], “tin có nhiệm vụ thông báo, phản ánh sự kiện mới, chưa đi sâu phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề” (Tr.16). Theo ông, bất kỳ một bản tin nào dù ngắên hay dài đều có mục đích trả lời đúng và kịp thời những câu hỏi có liên quan đến sự kiện, sự việc, vấn đề, tình huống, hoàn cảnh mà người viết muốn truyền đạt đến người tiếp nhận. Và như vậy một bản tin thường được hình thành theo công thức 5W+

H.

Như đã trình bày tại chương 2, những loại mô hình ngữ pháp mô tả chức năng kinh nghiệm của Halliday dùng để diễn tả “ai đang làm cái gì cho ai, khi nào, ở đâu, tại sao và bằng cách nào” (Eggins [29]). Vậy việc áp dụng mô hình kinh nghiệm này vào để phân tích bản tin tiếng Việt để soi sáng 5W + H này là một khả năng hoàn toàn thích hợp nhưng chưa hề được áp dụng trong nghiên cứu tiếng Việt.

Tuy nhiên để áp dụng mô hình chuyển tác của Halliday vào phân tích tiếng Việt, người phân tích cần phải sáng suốt ý thức được không hoàn toàn có sự tương đồng tuyệt đối giữa hai ngôn ngữ đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Việt – hai ngôn ngữ thuộc hai loại hình khác nhau. Vì vậy chúng tôi sẽ luận giải các trường hợp phức tạp (nếu có) trong quá trình áp dụng mô hình này trong phân tích ngữ liệu văn bản tin tiếng Việt trước khi đưa ra con số thống kê kết quả phân tích.

3.2.1. Mô hình chuyển tác trong tiếng Việt

Có lẽ công trình nghiên cứu về hệ thống chuyển tác của tiếng Việt toàn diện nhất hiện nay là công trình của Hoàng Văn Vân [155]. Ông đi theo mô hình kinh nghiệm của Halliday. Theo ông, "tất cả các kiểu quá trình mà Halliday đề xuất để mô tả thế giới kinh nghiệm trong tiếng Anh đều có mặt trong tiếng Việt" (tr. 200). Tuy nhiên cách tổ chức các quá trình này theo ba tiêu đề: hành động, phóng chiếu, tồn tại theo chúng tôi là chưa thỏa đáng. Nếu ông xếp quá trình tinh thần và quá trình phát ngôn vào một nhóm là phóng chiếu thì ông giải thích cú tinh thần sau"những thanh niên này rất yêu quê hương của mình" như thế nào? Liệu ta có thể xếp nó vào nhóm phóng chiếu được hay không? Vì lẽ đó chúng tôi sẽ không theo sơ đồ mô tả hệ thống các kiểu quá trình của Hoàng Văn Vân [155, 200] , mà sẽ mô tả nó theo như cách của Halliday.

3.2.1.1. Các loại quá trình

Có 6 quá trình xuất hiện trong ngữ liệu tiếng Việt: Vật chất, quan hệ, phát ngôn, tinh thần, tồn tại, và hành vi, và các quá trình này sẽ đi với các tham thể tương ứng như trong tiếng Anh. Chúng được thể hiện qua các ví dụ minh họa sau:

Các cú C16V44, C26V40 và C1V22 thể hiện các tham thể trong quá trình vật chất C16V44: Tối cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mở tiệc chiêu đãi...

Hành thể Đích thể

C26V40: Phó Thủ tướng đã đề ra cho ngành ngoại giao 7 nhiệm vụ lớn

Hành thể Lợi thể Đích thể.

C1V22: Theo phóng viên TTXVN..., Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật thiết lập PNTR với Việt nam. Hành thể Cương vực

Cú C2V10 thể hiện các tham thể của quá trình tinh thần

C2V10: Chiều 18/12, trong buổi tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng ..., tổng Bí thư Nông Đức Mạnh mong quan hệ tốt đẹp giữa hai Đảng....

Cảm thể Hiện tượng

Cú C7V21, C5V60 thể hiện các tham thể phổ biến của quá trình phát ngôn C7V21: Bà Schwab cho rằng buôn bán gia tăng không chỉ giúp công nhân ở các nước...

Phát ngôn thể Ngôn thể

C5V60: Bà Marie Bashir đã thông báo với Phó Chủ tịch nước về cuộc họp của Hội.... Phát ngôn thể Tiếp ngôn thể

Như chúng tôi đã phân tích ở chương hai, các động từ của tiếng Anh như praise, blame, criticize... là các quá trình phát ngôn nhận tham thể là Đích ngôn thể, chúng tôi cũng tìm thấy các động từ tương tự trong tiếng Việt như ca ngợi, phê bình, khen ngợi vì đây cũng là các quá trình tác động bằng lời. Vậy các quá trình như khen ngợi trong C2V69 hay ca ngợi như trong C12V67 đều là quá trình Phát ngôn và các tham thể đi với chúng là Phát ngôn thể và Đích ngôn thể

C2V69: Phó chủ tịch nước khen ngợi thông tin TTXVN … Phát ngôn thể Đích ngôn thể

C12V67: Ông Benn đã ca ngợi những biện pháp mạnh mẽ mà chính phủ Việt Nam...

Phát ngôn thể Đích ngôn thể

Trong quá trình phân tích ngữ liệu văn bản tin tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy có một điểm tương đối khác biệt với cách thể hiện bằng tiếng Anh như sau: các bản tin tiếng Việt có xu hướng sử dụng các cụm từ như trình bày quan điểm, bày tỏ lòng biết ơn, đóng góp ý kiến, trao đổi ý kiến, bày tỏ hy vọng…, và nếu dịch sang tiếng Anh thì chúng tương đương với các động từ cùng loại với động từ “express”. Vì thế chúng sẽ được xếp vào quá trình phát ngôn với hai tham thể là Phát ngôn thể và Ngôn thể.

C4V10: Chủ tịch Lothar Bisky bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được đến thăm đất nước Việt nam…

Phát ngôn thể Ngôn thể

Các cú C13V28 và C3V40 là các cú có chứa quá trình quan hệ định tính với hai tham thể là Đương thể và Thuộc tính

C13V28: Cùng ngày, ông Clinton đã có buổi tọa đàm với sinh viên và một số thanh niên Đương thể Thuộc tính

C3V40: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã thành công tốt đẹp

Đương thể Thuộc tính

Trong tiếng Anh, Halliday,M.A.K. [49] đã nêu ra 4 tiêu chí để xác định quá trình quan hệ định tính và quan hệ đồng nhất và trong tiếng Việt các tiêu chí này cũng đã được Hoàng Văn Vân [155, 347 – 392] và Diệp Quang Ban [119, 88 –127] làm rõ. Cú C9V14 là một cú quan hệ đồng nhất, trong đó thành phần được xác định là những lĩnh vực doanh nghiệp chưa hài lòng và thành phần dùng để xác định những lĩnh vực này là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khả năng cạnh tranh, cơ sở hạ tầng và nạn tham nhũng.

C9V14: ... những lĩnh vực doanh nghiệp chưa hài lòng là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khả năng cạnh tranh,...

Cú C10V43 và C2V40 là hai minh họa cho quá trình hiện hữu thể. Quá trình này cũng được thể hiện qua hai hình thức: "có” và các động từ như tồn tại, xảy ra, xuất hiện, treo, còn lại, bày…

C10V43: Và đến tháng 6/2006 đã có 3112 bệnh nhân AIDS được hỗ trợ điều trị.

Hiện hữu thể

C2V40: Hội nghị Ngoại giao lần thứ 25 diễn ra vào thời điểm công cuộc Đổi mới Hiện hữu thể

Cú C13V8 là ví dụ minh họa cho quá trình hành vi xuất hiện trong văn bản tin tiếng Việt C13V8: Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Bouasone Bouphavanh đã chứng kiến lễ ký kết bổ sung Hiệp định năng lượng giữa hai chính phủ…

Trong C13V8, Ứng thể là "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Bouasone Bouphavanh" và Hiện tượng là "lễ ký kết bổ sung Hiệp định năng lượng giữa hai chính phủ"û.

Các cấu trúc đi với các tham thể là tác nhân rải rác xuất hiện trong ngữ liệu nhưng với số lượng rất ít, chủ yếu rơi vào các cú là một phần của lời trích dẫn.

C7V38: Ngoại giao phải giúp các nhà doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư…..

Khởi thể Hành thể (QT: Vật chất) 3.2.1.2. Các loại chu cảnh

Cùng chỉ một khái niệm giống như những chu cảnh trong tiếng Anh là thành phần bổ sung ý nghĩa về không gian, thời gian, mục đích nguyên nhân, phương tiện nhưng trong tiếng Việt, Cao Xuân Hạo [125] gọi các thành phần này là Chu tố, còn Diệp Quang Ban [119] lại gọi là cảnh huống. Tuy khác nhau về tên gọi nhưng trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Anh chúng đều được thể hiện bởi các giới ngữ và trạng ngữ. Bảng 3.2. liệt kê các loại chu cảnh và có ví dụ minh họa từ khối ngữ liệu bản tin tiếng Việt

Loại Tiểu loại Ví dụ

Phạm vị Không gian Thời gian

0

Trong giai đoạn 2007 – 2010 (C2V18) ẹũnh vũ Khoõng gian

Thời gian

Tại thành phố Hồ chí Minh (C1V18) Chieàu 11/12 (C2V19)

Phong cách Phương tiện Chất lượng So sánh

Thông qua các tổ chức (C9V43)

Trân trọng mời, vui vẻ nhận lời (C11V36) 0

Nguyeân nhaân

Lyù do Muùc ủớch Thay mặt

Do không bắt được Nguyễn Hữu Chánh (15V55) Để tạo thành sức mạnh tổng hợp (C9V38) Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước (C10V69)

Loại Tiểu loại Ví dụ

Đồng hành Với sự tham gia của lãnh đạo các tập đoàn (C13V44) Vai diễn Với tư cách đại diện cho... (C7V58)

Vấn đề Về tình hình quốc tế và khu vực (C10V8)

Quan ủieồm Theo oõng (C9V41)

Bảng 3.2: Các loại chu cảnh trong khối ngữ liệu bản tin tiếng Việt

Trong quá trình phân tích có nhiều cấu trúc không hoàn toàn phù hợp với tên gọi cho sẵn theo Halliday, nhưng về mặt nghĩa chúng đều thể hiện nét nghĩa tương tự với các loại cấu trúc mà ông đã đưa ra nên chúng vẫn được xếp theo như vậy. Trong bản tin Tiếng Việt loại cấu trúc như Đến thăm công viên phần mềm Quang Trung chiều ngày 19/12 trong C2V7, hay Trả lời phóng viên TTXVN nhân chuyến thăm Việt Nam trong C2V11 chiếm tỉ lệ khá cao và dựa vào ngữ cảnh và ý nghĩa mà cú thể hiện chúng tôi xếp chúng vào loại chu cảnh định vị thời gian. Thật ra chúng là thành phần phụ tạo nền thông tin về thời gian cho toàn bộ cú.

C2V7: Đến thăm công viên phần mềm Quang Trung chiều ngày 19/12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã ghi nhận…

C2V11: Trả lời phóng viên TTXVN nhân chuyến thăm Việt Nam, ông Muller cho biết…

3.2.2. Kết quả phân tích ngữ liệu bản tin tiếng Việt

3.2.2.1. Một số những khó khăn trong quá trình phân tích

Cũng như trong bản tin tiếng Anh, tại bản tin tiếng Việt chúng tôi cũng gặp phải một số trường hợp cần phải diễn giải như sau:

(a). Trường hợp hai động từ đứng liền nhau như thống nhất thúc đẩy, góp phần củng cố, nhất trí tăng cường, tập trung thảo luận, tiếp tục duy trì,... Trong tiếng Việt, chúng là những cụm động từ. "Việc xác định thành tố chính đối với trường hợp chuỗi động từ, nhất

là hai chuỗi động từ thực từ, thường lệ thuộc vào hoàn cảnh sử dụng" (Diệp Quang Ban, [119, 64]). Nếu áp dụng những gì Diệp Quang Ban nói thì chúng tôi e rằng sẽ không có một tiêu chí rõ ràng trong quá trình phân tích, bởi hoàn cảnh sử dụng là vô hạn. Qua luận giải, chúng tôi nhận thấy việc phân chia các động từ đứng đầu trong cụm động từ ra làm hai loại như Halliday [49] đã phân định là hoàn toàn khả quan. Theo đó, chúng ta sẽ có hai loại

(i). Nhóm động từ điều biến: động từ chính không phải là một quá trình riêng biệt mà nó là một thành phần chu cảnh trong quá trình được diễn tả bằng động từ thứ hai như:

bắt đầu, tiếp tục, cố gắng, mạo hiểm.... Đối với nhóm này, thành tố chính quyết định loại quá trình là động từ thứ hai. Và cú C3V45 sẽ được phân tích như sau:

C3V45: Tuy nhiên chúng ta còn phải tiếp tục làm nhiều việc nữa...

Hành thể QT: VC Đích thể

(ii). Nhóm động từ thuộc kiểu phóng chiếu: Đây là nhóm động từ thể hiện nguyện vọng, quyết định, đồng tình, hứa hẹn: Yêu cầu, muốn, quyết định, đồng ý, nhất trí...Những động từ này thường hoặc là quá trình phát ngôn, hoặc là quá trình tinh thần. Và chúng sẽ là động từ chính trong cụm động từ này, nên chúng sẽ quyết định cú thuộc loại quá trình nào. Động từ thứ hai sẽ làm nên thành phần tham thể được phóng chiếu. Chẳng hạn cúù C13V33 được phân tích như sau:

C13V33: Nhiều đại biểu yêu cầu phân tích kỹ các thách thức...

Phát ngôn thể QT: phát ngôn Ngôn thể

C5V2: Hai bên nhất trí thúc đẩy việc xây dựng nhà máy thủy điện Sêsan 1...

Cảm thể QT (Tinh thần) Hiện tượng

Cách nhận diện này chủ yếu là để tiện làm việc chứ hoàn toàn có thể coi yếu tố thứ nhất là chính, xuất phát từ đặc điểm của tiếng Việt.

(b). Nếu tham thể bị tỉnh lược chẳng hạn như C1V43 và C2V43, chúng tôi sẽ dựa vào loại quá trình của cú có tham thể bị tỉnh lược để quyết định loại tham thể này

C1V43: Sáng 20/11,/ Tổng thống Hoa Kỳ George Bush đã đến thăm Trung tâm giao dịch ...//

Hành thể Đích thể

C2V43: và þ/ tham dự cuộc gặp gỡ bàn tròn với 11 doanh nghiệp Hoa Kỳ và Việt Nam//.

Hành thể (tỉnh lược) Đích thể Hoặc như trong C7và C8V28:

C7V28: Cựu tổng thống Clinton /đánh giá cao nỗ lực của chính phủ Việt Nam ...//

Cảm thể Hiện tượng

C8V28: và þ / khẳng định Quỹ Clinton sẽ tiếp tục nỗ lực giúp đỡ trẻ em và phụ nữ ...

Phát ngôn thể (Tỉnh lược) Ngôn thể 3.2.2.2. Tỉ lệ xuất hiện của các loại quá trình

Bảng 3.3. Tỉ lệ các quá trình trong bản tin tiếng Việt

Trong số 1372 cú của khối ngữ liệu tiếng Việt có 402 cú vật chất, 520 cú phát ngôn, 266 cú quan hệ, 124 cú tinh thần, 38 cú hiện hữu, và 22 cú hành vi.

Dựa theo kết quả phân tích ở bảng 3.3 ta có thể thấy chiếm đa số là quá trình phát ngôn, vật chất và quan hệ. Và nếu chiếu theo cách phân chia các dạng tin của Đinh Văn Hường [134, 34) thì hầu như các văn bản tin của khối ngữ liệu rơi vào dạng tin tường thuật vì tỉ lệ quá trình phát ngôn cao. Tuy nhiên quá trình phát ngôn trong bản tin tiếng Việt có

0 10 20 30 40

vaọt chaỏt quan heọ

phát ngôn tinh thaàn

haứnh vi hieọn hữu

hai đặc điểm khá thú vị: đại đa số ngôn thể là lời trích dẫn gián tiếp được người viết báo trình bày lại theo cách diễn đạt của mình, và việc lựa chọn ngôn từ thể hiện quá trình phát ngôn khá đa dạng và có yếu tố tình thái bên trong thể hiện quan điểm, thái độ của người phát ngôn như: nêu rõ, khẳng định, phát biểu, nhấn mạnh, bày tỏ vui mừng, thỏa thuận, chỉ rõ, kêu gọi, bày tỏ mong muốn, bày tỏ hài lòng, tuyên bố, cho rằng, phản đối… Một văn bản tin với nhiều quá trình phát ngôn như V21 dưới đây (12/17 cú) là một điều hết sức bình thường trong khối ngữ liệu tiếng Việt. Và hầu hết lời trích dẫn đều mang ít nhiều văn phong của người viết báo.

PNTR đánh dấu bước tiến lớn trong quan hệ Việt-Mỹ

Hà Nội (TTXVN) - Hoan nghênh sự kiện Quốc hội Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam, Tổng thống Mỹ George Bush Bush cho rằng việc này đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa lớn trong tiến trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và sẽ có lợi cho cả hai nước.

Trong tuyên bố đưa ra ngày 9/12, Tổng thống Bush còn nói sự kiện này "sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư của Mỹ với Việt Nam và đảm bảo cho đất nước (Mỹ) hưởng lợi từ việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)".

Theo ông Bush, Việt Nam đang tỏ rõ quyết tâm thực hiện "mạnh mẽ cam kết tiếp tục các cải cách kinh tế. Nhân dân Mỹ hoan nghênh sự chuyển mình và những tiến bộ về kinh tế ở Việt Nam, và tiếp tục cùng làm việc để củng cố các mối quan hệ song phương".

Ngay sau khi công bố kết quả bỏ phiếu của Hạ viện, Đại diện Thương mại Mỹ Susan Schwab nói bà rất hài lòng vì dự luật này sẽ cho phép hàng hóa của Mỹ được tiếp cận thị trường Việt Nam hiện đang phát triển rất nhanh và sẽ mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa hai nước.

Bà Schwab cho rằng buôn bán gia tăng không chỉ giúp công nhân ở các nước nghèo mà còn làm giảm giá (nhiều mặt hàng) cho người tiêu dùng Mỹ.

Còn trong cuộc thảo luận trước khi thông qua dự luật, Hạ nghị sỹ Rob Simmons (cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam) nhấn mạnh ý nghĩa của PNTR không chỉ về kinh tế, nó còn là một dự luật "hợp tác với nhau để hàn gắn vết thương chiến tranh". Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện, Hạ nghị sỹ Cộng hòa Bill Thomas, cho rằng dự luật này sẽ giúp tạo ra các đối tác buôn bán mạnh hơn trong tương lai.

Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở Việt Nam, David Knapp, cũng lên tiếng hoan nghênh cuộc bỏ phiếu lịch sử nói trên của Hạ viện và Thượng viện Mỹ. Ông nói: "Các nhà đầu tư Mỹ đang bị thu hút bởi sự tăng trưởng GDP rất mạnh của Việt Nam, nhịp độ công nghiệp hóa nhanh, lực lượng lao động dồi dào, tình hình chính trị ổn định của đất nước và triển vọng môi trường kinh doanh tươi

sáng theo các luật lệ của WTO".

Hãng truyền hình CNN cho biết, do quá nhiều vấn đề phải thông qua, trong đó có nhiều vấn đề gây tranh cãi và phải thỏa hiệp lẫn nhau, phiên họp tối 8/12 của Hạ viện đã phải kéo dài tới tận 3 giờ 15 phút sáng và kéo dài tới 4 giờ 40 phút sáng 9/12 tại Thượng viện. Vào những giờ phút cuối cùng của phiên họp Quốc hội khóa 109, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua một dự luật cả gói, trong đó có dự luật PNTR với Việt Nam, với 79 phiếu ủng hộ, 9 phiếu chống và 9 người không tham gia bỏ phiếu.

Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Max Baucus, một trong những người bảo trợ và ủng hộ PNTR mạnh nhất, cho rằng bằng việc thông qua PNTR "chắc chắn hàng hóa do Mỹ sản xuất sẽ vào thị trường Việt Nam nhiều hơn".

Trong khi Hạ nghị sỹ của đảng Cộng hòa David Dreier nói PNTR sẽ khuyến khích cuộc cải cách kinh tế và tạo điều kiện cho các công ty Mỹ thâm nhập vào " thị trường đang bùng nổ ở Đông Nam Á".

Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện, Hạ nghị sỹ Bill Thomas (người tham gia sọan thảo dự luật) mô tả PNTR là "một cột mốc có ý nghĩa trong nỗ lực của chúng ta nhằm hàn gắn những vết thương của một trong những cuộc xung đột gây chia rẽ nhất trong lịch sử nước Mỹ"./.

Đọc một bản tin như trên, người đọc có thể cảm nhận được văn phong khá trang trọng, không mang khẩu ngữ đời thường, mặc dù hầu hết các cú là lời trích dẫn từ các nhân vật liên quan.

Và một điều đáng ngạc nhiên nữa là đa số lời trích dẫn là trích dẫn gián tiếp, nhưng lời trích dẫn gián tiếp này không ngừng tại một cú mà nó mở rộng ra thành nhiều cú độc lập. C10 đến C25 của V40 là một minh họa cho cách viết này. Cú C10 chứa một quá trình phát ngôn với động từ "khẳng định", và động từ này có hiệu lực đến cú C25.

Cách viết này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phân tích ý nghĩa kinh nghiệm và tình thái sau này.

C10-C25V40: ....

Phó Thủ tướng khẳng định những thành tựu đã gặt hái được thời gian qua trước hết là do sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ đối với các hoạt động đối ngoại.// Chúng ta đã quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, bài học về

"kết hợp tốt sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại" trong tình hình mới. //

Sau 20 năm đổi mới, thế và lực của Việt Nam đã tăng lên nhiều//. Quan hệ quốc tế của Việt Nam được mở rộng,// vị thế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao.// Các nước và các đối tác quan

Một phần của tài liệu Cấu trúc đề thuyết trong văn bản tin tiếng anh và tiếng việt (Trang 132 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)