Bố cục luận án

Một phần của tài liệu Cấu trúc đề thuyết trong văn bản tin tiếng anh và tiếng việt (Trang 21 - 33)

Luận án được phát triển trong bốn chương chính ngoài hai phần mở đầu và kết luận

Phần mở đầu, nêu lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp mới và bố cục của luận án.

Chương 1: trình bày bộ khung lý thuyết làm cơ sở cho việc phân loại và miêu tả ở các chương sau.

Chương 2: Cấu trúc Đề - Thuyết trong bản tin tiếng Anh, trình bày những khái niệm liên quan đến trúc Đề - Thuyết, các định nghĩa thích hợp cho khái niệm Đề sử dụng trong công trình này, đồng thời phân tích cấu trúc Đề - Thuyết trên cứ liệu báo

tiếng Anh. Tiếp đó chúng tôi phân tích các loại Đề kinh nghiệm, Đề văn bản, Đề liên nhân để thấy được đặc điểm ngôn ngữ của thể loại.

Chương 3: Cấu trúc Đề- Thuyết trong bản tin tiếng Việt, về chi tiết cơ bản là giống với quá trình phân tích ngữ liệu tiếng Anh.

Chương 4: Đối chiếu cấu trúc Đề - Thuyết trong văn bản tin tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên ba chức năng kinh nghiệm, văn bản, liên nhân và luận giải đặc trưng thể loại thể hiện trên việc lựa chọn Đề - Thuyết

Phần kết luận, tổng kết lại những gì luận án đã thu được và đề xuất hướng nghiên cứu.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN 1.1. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn

1.1.1. ẹũnh nghúa dieón ngoõn

Theo logic, diễn ngôn là khái niệm cần phải phân biệt với văn bản, nhưng trong thực tiễn nghiên cứu, chúng thường được dùng để thay thế cho nhau. Nhiều nhà ngôn ngữ sử dụng thuật ngữ diễn ngôn như văn bản và ngược lại. Và thực tế cũng có nhiều nhà ngôn ngữ tách biệt diễn ngôn và văn bản ra thành hai thực thể khác nhau. Theo Brown, G.

&Yule, G. [8,6] văn bản là sự thể hiện ngôn từ của một hành vi giao tiếp. Nunan, D.

[79,6] cho rằng văn bản là sự chép lại bằng chữ viết một sự kiện giao tiếp, còn diễn ngôn là việc giải thuyết sự kiện giao tiếp trong ngữ cảnh. Và Crystal,D. [18,25]khẳng định rằng diễn ngôn là một chuỗi ngôn ngữ liên tục lớn hơn câu, thường tạo thành một đơn vị mạch lạc như là một bài giảng đạo, một câu chuyện tiếu hoặc một chuyện kể. Còn Widdowson, H.G. [107,100] thì lại chỉ ra sự khác biệt giữa diễn ngôn và văn bản như sau : “diễn ngôn là một quá trình giao tiếp qua tương tác. Kết quả tình huống là sự thay đổi trạng thái công việc: thông tin được chuyển tải, ý định được nêu rõ và sản phẩm ngôn ngữ của quá trình này là văn bản”. Như vậy ông cho rằng, diễn ngôn là quá trình tương tác còn văn bản chỉ là sản phẩm. Diễn ngôn với tư cách là quá trình giao tiếp bao hàm cả các yếu tố ngoài ngôn ngữ như bối cảnh tình huống hay tác động của các chiến lược văn hóa.

Tuy nhiên, theo những nhà ngôn ngữ học NPCNHT như Halliday, M.A.K [49], Eggins,S. [29], Butt,D. và các cộng sự [9], thì hai thuật ngữ diễn ngôn và văn bản này dường như là một. Đưa ra một định nghĩa về văn bản (Text), Butt,D. và các cộng sự cho rằng: “văn bản là một tập hợp ngôn ngữ hành chức”(tr.3) – Văn bản là sự tập hợp nghĩa phù hợp với ngữ cảnh của nó – văn bản xuất hiện trong hai ngữ cảnh: ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hóa.

Halliday,M.A.K và Hasan, R [50,1] cho rằng “ văn bản là bất kỳ một tập hợp ngôn ngữ nào, nói hoặc viết, có độ dài bất kỳ, có thể tạo ra một chỉnh thể thống nhất.”

Halliday,M.A.K [49,16] cũng chỉ ra rằng một văn bản thực sự được tạo nên bởi các ý nghĩa, đó là một đơn vị nghĩa được mã hóa bằng một cái gì đó nhằm thực hiện giao tiếp;

một văn bản vừa là một sản phẩm lại vừa là một quá trình.

Eggins,S [29,5] dùng thuật ngữ “Text” để ám chỉ một quá trình tương tác ngôn ngữ hoàn chỉnh (nói hoặc viết) từ đầu đến cuối.

Và quả nhiên nếu đem tiêu chí sản phẩm hay quá trình ở đây để phân biệt hai thuật ngữ chúng tôi e rằng khó có thể làm được. Hơn nữa, mục tiêu của luận án là phân tích thể loại tin, sử dụng NPCNHT làm công cụ, nên đường hướng được lựa chọn ở đây là hai thuật ngữ văn bản và diễn ngôn được dùng tương đương nhau: diễn ngôn là một chỉnh thể thống nhất và là sự tập hợp của các yếu tố nghĩa kinh nghiệm, liên nhân và văn bản, nó thường xuất hiện trong hai ngữ cảnh: tình huống và văn hóa.

1.1.2. Phaân tích dieãn ngoân

Sinclair, J. và R.Mứ Coulhard [86] đỏnh đồng phõn tớch diễn ngụn với ngữ phỏp văn bản. Van Dijk, T. Và M.A.K. Halliday [47] thì cho rằng phân tích diễn ngôn có thiên hướng xã hội, nó có nhiệm vụ chỉ ra cách người ta hiểu, cảm nhận ý nghĩa giao tiếp của người khác như thế nào. Cả hai tác giả đều gắn phân tích diễn ngôn với ngữ pháp văn bản và nhấn mạnh vào tính liên kết của diễn ngôn. Trịnh Sâm [143] thì cho rằng phân tích văn bản chính là phân tích hai yếu tố: hình thức và nội dung và hai yếu tố này làm nên cấu trúc văn bản.

Brown,G. và Yule,G. [8] nhìn nhận phân tích diễn ngôn là điểm giao nhau của nhiều ngành- từ ngôn ngữ xã hội học, ngôn ngữ tâm lý học đến ngôn ngữ học triết học và ngôn ngữ học máy tính. Theo hai tác giả, mục đích của phân tích diễn ngôn là tìm hiểu

xem con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp như thế nào và đặc biệt người nói đã xây dựng thông điệp của mình ra sao và người tiếp nhận xử lý và hiểu các thông điệp đó như thế nào.

Đúng là phân tích diễn ngôn chứa đựng nhiều nội dung khác nhau. Nó thường được hiểu bằng thuật ngữ khác nhau như phân tích hội thoại, tu từ học đối chiếu (contrastive rhetoric) – một hình thức phân tích diễn ngôn đối chiếu trên cơ sở văn hóa và sự khác nhau về chức năng hay cấu trúc của diễn ngôn có nguồn gốc sâu xa từ văn hóa, phân tích tương tác (Widdowson,H.G. [106]), phân tích ngữ vực (Halliday,M.A.K [51]), phân tích thể loại (Eggins,S [28]; Swales,J. [89]; Bhatia,V.K. [6]). Như vậy, ta có thể thấy phân tích diễn ngôn thực sự là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, tuy nhiên nó có chung một đối tượng cụ thể: ngôn ngữ hành chức trong các tình huống giao tiếp xã hội cụ thể.

Với cách hiểu văn bản hay diễn ngôn là một chỉnh thể thống nhất và là tập hợp các bình diện nghĩa, Halliday,M.A.K. và Hasan,R [50,2) , Hasan,R. [52, chương 5]

đã đưa ra khái niẹâm cấu trúc ngôn bản (texture). Họ cho rằng đây là một thuộc tính nhằm phân biệt diễn ngôn với những cái không phải là diễn ngôn. Cũng cùng quan điểm, Eggins,S. [29, 85] cho rằng cấu trúc ngôn bản là những gì gắn kết các cú của diễn ngôn lại với nhau nhằm đem đến cho chúng một sự nhất quán. Để có thể phân tích một diễn ngôn, chúng ta cần xem xét các cấu trúc ngôn bản là gì.

Halliday,M.A.K. [49], [51] đã chỉ ra các thành phần của cấu trúc ngôn bản:

(a)Caáu truùc.

i. Cấu trúc Đề ngữ ii.Caáu truùc thoâng tin

(b)Lieân keát

i. Qui chieáu ii. Tỉnh lược iii. Noái

iv. Liên kết từ vựng

Ông cho rằng những yếu tố trên là nguồn lực tạo ra kết cấu cho một diễn ngôn.

Những nguồn lực này sẽ được sử dụng bằng những cách khác nhau tùy thuộc vào sự biến đổi của ngữ vực của diễn ngôn.

1.1.3. Phaân tích dieãn ngoân theo NPCNHT

Ngữ pháp chức năng hệ thống (NPCNHT) là một đường hướng tiếp cận ngôn ngữ thông qua ý nghĩa của diễn ngôn. Các nhà NPCNHT có chung nền tảng với các nhà phân tích diễn ngôn hay các nhà ngữ pháp văn bản, ngôn ngữ xã hội học…vì tất cả họ đều khai thác cách thức ngữ cảnh văn hóa và xã hội ảnh hưởng lên việc sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên đường hướng ngữ pháp này khác với các đường hướng vừa nêu ở chỗ nó tìm kiếm cách phát triển lý thuyết ngôn ngữ như một quá trình xã hội và đồng thời đưa ra một phương pháp phân tích mô tả các mô thức ngôn ngữ một cách hệ thống và chi tiết. (Eggins,S. [29,23]).

Đường hướng NPCNHT, một khung lý thuyết hữu dụng trong mô tả và diễn giải ngôn ngữ , xem ngôn ngữ như là một nguồn tạo nghĩa. Halliday, M.A.K., một nhà ngôn ngữ học có nhiều ảnh hưởng nhất trong việc phát triển ngôn ngữ học hệ thống đã liệt kê 21 ứng dụng của nó (Halliday,M.A.K [49, xxix- xxx]) bao gồm những mối quan tâm về lý thuyết (nhằm hiểu được bản chất và chức năng của ngôn ngữ), về lịch sử (nhằm hiểu được sự phát triển của lịch sử theo thời gian), về sự phát triển (nhằm nắm bắt được việc phát triển ngôn ngữ của một đứa trẻ hoặc cách thức ngôn ngữ phát triển trong loài người) và về giáo dục (giúp con người học ngoại

ngữ…). Và gần đây thuyết NPCNHT đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giáo dục ngôn ngữ, phong cách học, trị liệu tâm lý…

Với quan niệm cho rằng ngôn ngữ là một nguồn tiềm năng về nghĩa hoặc như một công cụ văn hóa chứ không phải là một chuỗi quy luật, diễn đạt nghĩa là chức năng cơ bản của ngôn ngữ, và nghĩa nảy sinh từ sự hợp nhất của ngôn từ và ngữ cảnh, các nhà NPCNHT đã đưa ra được khung lý thuyết nhằm giải thích mối quan hệ qua lại giữa văn hóa, xã hội và việc sử dụng ngôn ngữ. Đường hướng NPCNHT mô tả hai bình diện của việc sử dụng ngôn ngữ:

(a) con người có thể tạo ra những bình diện nghĩa nào ? Và để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta thường mô tả hệ thống ngôn ngữ.

(b) tại sao người ta lại chọn việc tạo ra các bình diện nghĩa đó? Ở đây, chúng ta sẽ mô tả việc ngôn ngữ được sử dụng như thế nào trong các ngữ cảnh xã hội khác nhau để đạt được mục tiêu văn hóa khác nhau.

Sau đây chúng tôi xin tóm lược những nét cơ bản nhất của thuyết NPCNHT có ảnh hưởng quan trọng đến phần phát triển của luận án.

1.1.3.1. Ngữ cảnh

Luận điểm cơ bản của các nhà NPCNHT là người ta không hiểu được những gì được nói ra nếu họ không biết gì về ngữ cảnh chung quanh. Hoặc ngược lại, nếu hiểu được những gì được viết hoặc được nói ra thì cũng hiểu được những gì chung quanh. Nói cách khác, để giải thích ý nghĩa của một cú người ta cần miêu tả bản thân cú đó và đồng thời cả ngữ cảnh mà cú đó xuất hiện (Martin,J.R. [65]).

Khái niệm ngữ cảnh là thuật ngữ Halliday,M.A.K. đã phát triển từ Firth. Theo Firth (1957- trích trong Brown,G. & Yule,G. [8 ,37]), ngữ cảnh gồm các phạm trù sau:

a. Những đặc tính liên quan của người tham gia giao tiếp: con người, tính cách

i. Hành động ngôn từ của người tham gia giao tiếp ii. Hành động phi ngôn từ của người tham gia giao tiếp b. Các đối tượng liên quan

c. Aûnh hưởng của việc sử dụng ngôn từ

Thuật ngữ ngữ cảnh được giới ngôn ngữ học biện giải rất khác nhau, tùy theo đặc điểm của trường phái. NPCNHT chia ngữ cảnh ra thành nhiều cấp độ, thường xuyên được đề cập đến nhất là ngữ cảnh văn hóa (thể loại) và ngữ cảnh tình huống (ngữ vực).

Theo Halliday,M.A.K. và Hasan,R. [51], văn hóa quyết định những hình thức văn bản khác nhau để đạt được một mục đích nào đó. Mục đích là nhân tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta về thể loại mà một nền văn hóa cho là phù hợp để đạt được mục đích đó. Ví dụ thể loại truyện kể và cấu trúc diễn ngôn của nó bị quy định bởi văn hóa. Trong một nềân văn hóa, ví dụ nền văn hóa Úc, thể loại truyện kể được cho là có một cấu trúc nào đó và chứa đựng một số đặc trưng nào đó. Đây chính là cấp vĩ mô (macro) của văn bản. Theo Butt,D. [9] ngữ cảnh văn hóa đôi khi được xem như là sự tổng hòa các ý nghĩa có thể có trong một nền văn hóa nào đó. Trong một ngữ cảnh văn hóa, người nói/ người viết sử dụng ngôn ngữ trong nhiều ngữ cảnh hay tình huống cụ thể hơn. Mỗi một tình huống này là một ngữ cảnh nội tại mà NPCNHT gọi là ngữ cảnh tình huống. Sự kết hợp của ngữ cảnh văn hóa và ngữ cảnh tình huống đem đến sự khác nhau và giống nhau giữa một diễn ngôn này với một diễn ngôn khác. Trong đó ngữ cảnh tình huống là một thuật ngữ quan trọng bao quát mọi thứ đang diễn ra trong thế giới bên ngoài diễn ngôn tạo ra diễn ngôn. “Đây chính là những nét đặc trưng ngoài ngôn ngữ của một diễn ngôn, được cấu thành bằng từ vựng và mô thức ngữ pháp mà người tham gia giao tiếp sử dụng để tạo ra các loại diễn ngôn khác nhau và được người tiếp nhận dùng để phân loại và diễn giải ý nghóa” (Butt,D. [9,4])

Sự khác nhau về tình huống của diễn ngôn được tạo ra là do ba khía cạnh:

trường, không khí và cách thức. Trong đó trường thể hiện bản chất của tương tác xã hội: nó diễn đạt tương tác về vấn đề gì, không khí mô tả tình trạng của các tham thể và mối quan hệ về vai trò của họ, cách thức mô tả kênh diễn đạt và chức năng của dieãn ngoân (Halliday,M.A.K. [49])

Sơ đồ 1.1: Diễn ngôn trong ngữ cảnh (Butt,D. [9,4])

Sơ đồ 1.2: Các bình diện của ngữ cảnh tình huống (Butt,D. [9,4])

Khi chúng ta xét các bình diện này của ngữ cảnh tình huống chúng ta nhận ra rằng chỉ cần một trong ba bình diện khác đi sẽ tạo ra một văn bản khác (Butt,D. [9,5]). Chẳng hạn như khi ta xét một văn bản tin chính trị và một văn bản bình luận chính trị: cả hai văn bản đều

về chính trị (Trường), cả hai đều được trình bày ở dạng viết trên báo in (cách thức). Điều làm cho hai văn bản khác nhau nằm ở mối quan hệ giữa người viết và người đọc (không khí): người viết chỉ muốn cung cấp thông tin đơn thuần hay muốn thuyết phục người đọc tin vào một quan điểm nào đó bằng cách lược đi hoặc đưa vào các yếu tố tình thái.

Ba bình diện của ngữ cảnh tình huống ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn ngôn ngữ của chúng ta vì chúng phản ánh ba chức năng chính của ngôn ngữ.

1.1.3.2. Chức năng của ngôn ngữ

Ngôn ngữ phát triển để hiện thực ba mục đích chính: để nói hay viết về những gì đang, đã và sẽ diễn ra; để tương tác hoặc thể hiện quan điểm; để biến những sản phẩm từ hai mục đích trên thành một tổng thể liên kết. Halliday,M.A.K [49] gọi đây là ba chức năng của việc sử dụng ngôn ngữ- siêu chức năng.

Chức năng kinh nghiệm : chức năng này dùng ngôn ngữ để diễn đạt kinh nghiệm. Các sự việc trong kinh nghiệm không có khuôn hình định sẵn, chúng được diễn đạt thông qua cách nhìn được xây dựng nên bởi con người và được mã hóa trong ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể. Do đó cùng một sự việc có thể được nhìn nhận và diễn đạt theo những cách khác nhau.

Chức năng liên nhân: dùng ngôn ngữ để tạo ra tương tác và bày tỏ thái độ, vị thế của người tham gia giao tiếp. Với chức năng này ngôn ngữ giúp chúng ta tạo dựng và duy trì mối quan hệ xã hội với người khác.

Chức năng văn bản: dùng ngôn ngữ để tổ chức những nét nghĩa kinh nghiệm, liên nhân thành một tổng thể tuyến tính, mạch lạc.

Trong NPCNHT ba phạm trù siêu chức năng này được xem như là nền tảng để xem xét các yếu tố nghĩa được tạo thành và được hiểu như thế nào bởi vì chúng tạo ra một sự gắn kết độc đáo giữa các loại chức năng_ nghĩa, ngôn từ và cú pháp sử

dụng và đồng thời mỗi một siêu chức năng lại là sự hiện thực hóa của các bình diện ngữ cảnh.

Từ các thông tin về ngữ cảnh và chức năng trên ta có thể đi đến một cái nhìn tổng quan về hệ thống ngôn ngữ hay các tầng ngôn ngữ theo sự quan sát của các nhà ngôn ngữ chức năng hệ thống

1.1.3.3. Tầng ngôn ngữ

Các nhà ngôn ngữ học hệ thống cho ngôn ngữ là một chuỗi các tầng bậc và có quan hệ qua lại thông qua quá trình hiện thực hóa hoặc cụ thể hóa: tức là tầng thấp hơn hiện thực hóa tầng cao hơn ở phía trên nó hoặc tầng trên được cụ thể hóa bởi tầng dưới.

Sơ đồ 1.3: Các tầng ngôn ngữ (trích và dịch từ Butt,D.[9,7])

Sơ đồ 1. 3 mô tả mối quan hệ giữa các tầng và cách thức các tầng này quan hệ với nhau thông qua quá trình hiện thực hóa. Theo mô hình này, khi ta xét hẹâ thống

Một phần của tài liệu Cấu trúc đề thuyết trong văn bản tin tiếng anh và tiếng việt (Trang 21 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)