Cấu trúc Đề – Thuyết và chức năng liên nhân

Một phần của tài liệu Cấu trúc đề thuyết trong văn bản tin tiếng anh và tiếng việt (Trang 151 - 160)

Trong tiếng Việt, việc nghiên cứu tình thái và các phương tiện biểu hiện tình thái chưa được sâu và toàn diện (Nguyễn Văn Hiệp [152]). Hoàng Tuệ [154] dẫn ra ba phương tiện biểu hiện tình thái trong tiếng Việt: (1) những phương tiện được gắn với vị ngữ "Loan sẽ đến", (2) những phương tiện không gắn với cấu trúc vị ngữ mà nằm ngoài cấu trúc này "Có thể , Loan sẽ đến", (3) trong thành phần chính của câu ghép "Tôi nghĩ là ông ấy không phải là người xấu". Trong Sơ Thảo Ngữ Pháp Chức Năng Tiếng Việt, Cao Xuân Hạo [125] đã cho rằng tình thái của câu được biểu thị bằng khởi ngữ, bằng cấu trúc Đề –Thuyết có "tôi" làm chủ thể của một vị từ, bằng những vị từ tình thái mà bổ ngữ là các cấu trúc vị ngữ hạt nhân, bằng những trợ từ tình thái đặt trong hay ngoài ngữ đoạn vị từ.... Theo Diệp Quang Ban [119], ta có thể xét tình thái nằm trong biểu thức câu như các động từ tình thái (tr.494), hoặc nằm ngoài biểu thức câu (tr. 241). Ông chia các động từ tình thái ra thành 6 lớp và các yếu tố tình thái nằm ngoài biểu thức ra làm 3 lớp. Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp [152] cũng phân tích các yếu tố tình thái trong tiếng Việt, nhưng ông chủ yếu tập trung ở các tiểu từ tình thái dứt câu. Vì các loại tiểu từ này thường xuất hiện trong văn bản nói nên chúng sẽ không được xem xét ở đây. Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp [129] hiểu tình thái theo nét nghĩa rộng, bao hàm những kiểu ý nghĩa rất khác nhau: các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói, các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ lập trường hay cảm xúc của người nói đối với nội dung thông báo, ý nghĩa thuộc đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự tồn tại của sự tình, những đặc trưng liên quan đến diễn tiến của sự tình, các ý nghĩa phản ánh đặc trưng khác của phát ngôn và hành động phát ngôn với ngữ cảnh theo quan điểm, đánh giá của người nói. Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp [130,57 –58] đã phát biểu rằng "các biểu hiện của tình thái là rất đa dạng, phạm vi của nó đối với ngôn ngữ học cũng chưa hoàn toàn

xác định, các ý nghĩa tình thái đan bện vào nhau làm thành một phổ đa sắc không dễ gì chia cắt …". Đồng thời hai ông cũng đưa ra quan điểm của mình trong phân loại tình thái:

tình thái hành động phát ngôn (tình thái tại lời) và tình thái của sự tình được phản ánh (phản ánh hoàn cảnh, sự vật dưới góc độ bản thể).

Nhìn chung, ta có thể thấy nhiều nét tương đồng trong việc nhận diện các phương tiện biểu đạt nghĩa tình thái ở hai ngôn ngữ Anh – Việt. Trong bảng 3.9, chấp nhận cách định danh của M.A.K. Halliday, chúng tôi đã tóm tắt các phương tiện biểu đạt tình thái sẽ được phân tích trong khối ngữ liệu của tiếng Việt. Chúng tôi hoàn toàn ý thức được rằng ngoài các phương tiện này tình thái tiếng Việt còn được biểu đạt bằng nhiều phương thức khác, nhưng việc lựa chọn chúng là để (1) phục vụ mục đích so sánh hai ngôn ngữ , (2) xem xét mối quan hệ tác động qua lại giữa người viết tin và người đọc.

Động từ tình thái Phụ ngữ tình thái Ẩn dụ tình thái Có thể

Neân, Caàn, Phải, Dám, Bò, Được,

Dó nhieân Chaéc haún Chaéc chaén Đúng là AÉt haún Quả thật là Có lẽ Dường như Có vẻ ...

Toâi nghó Toâi e

Toõi chổ mong Tôi không ngờ Tôi ước chừng ...

Bảng 3.9. Các phương tiện biểu đạt tình thái trong ngữ liệu 3.3.1. Phụ ngữ tình thái

Trong tiếng Việt, các phụ ngữ tình thái kiểu có thể được xếp thành năm lớp nhử sau (Dieọp Quang Ban [119,242])

a. Chỉ tính phân cực: có, không, chẳng, chưa, đừng, chớ....

b. Tính khả năng: có thể, hẳn là, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn, có lẽ, dường như, hình như, có vẻ...

c. Tính thường thường: thông thường, nhiều khi, lắm khi, đôi khi, bao giờ cũng, không bao giờ, có bao giờ...

d. Tính sẵn sàng: nhiệt tình, sẵn sàng, sẵn lòng, hiển nhiên, có khó gì đâu...

e. Sự bắt buộc: chắc hẳn, hẳn là, tuyệt đối, rất có thể, bằng mọi gia, bằng mọi cách...

Cao Xuân Hạo [125,321- 331] cũng đã chỉ ra các từ ngữ biểu thị tình thái rất đa dạng. Cách nhận diện của ông cũng về nghĩa của từ ngữ thì giống với Halliday và Diệp Quang Ban, tuy nhiên ông lại cho rằng chúng làm thành phần Đề của câu chứ không chỉ là Đề tình thái. Điều này cũng lý giải tại sao luận án này không thể ứng dụng những đóng góp của ông vào nghiên cứu được.

Trong bản tin tiếng Việt, tần số xuất hiện của phụ ngữ tình thái ở cả hai vị trí Đề và Thuyết đều rất thấp. Ở vị trí Đề chỉ có 3 trong số 1370 cú tiếng Việt bắt đầu bằng một phụ ngữ tình thái: đặc biệt. Ngoài ra không còn một cú nào bắt đầu bằng một phụ ngữ tình thái, kể cả các cú bị phóng chiếu. Kết quả này một phần nào đã bộc lộ tính khách quan của bản tin tiếng Việt. Người viết tin hoàn toàn ý thức rằng lựa chọn yếu tố tình thái ở vị trí đầu cú sẽ làm cho thông tin trở nên bị định hướng.

C5V8: Đặc biệt, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư/ có bước khởi sắc đáng khớch leọ. //

C4V87: Đặc biệt, các trại viên/ sẽ tham gia chương trình tình nguyện mùa hè xanh do thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.//

C8V85: Đặc biệt, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh /đã có sáng kiến tổ chức ....//

Tỉ lệ xuất hiện của các yếu tố tình thái ở vị trí Thuyết cũng rất thấp: 7/1370 cú. Tất nhiên tần số xuất hiện như thế chứng tỏ một phần nào những nét đặc trưng của thể loại tin.

C3V47: Hai bên /thường xuyên trao đổi các chuyến thăm của tổng thống...//

C14V62: Từ năm 2003 tới nay,/ Việt Nam đã liên tục đón và làm việc...//

C9V65: Ngay sau khi ông Bửu Huy bị bắt, /Hiệp hội VASEP đã nhiều lần khẳng ủũnh...//

C7V66: Tại Cơ quan an ninh/... Đỗ Công Thành khai nhận ..., đặc biệt là đã không giấu giếm các họat động....//

Các phụ ngữ xuất hiện là thường xuyên, liên tục, nhiều lần, thậm chí, nhất là, đặc biệt là, đặc biệt. Tuy nhiên qua phân tích chúng tôi nhận thấy rằng các phụ ngữ chỉ về thời gian như đã, đang, sẽ, chưa, vẫn lại có tỉ lệ xuất hiện khá cao. Theo các nhà Việt ngữ, đây cũng là các yếu tố chỉ tình thái, nhưng vì sự khác biệt về loại hình so với tiếng Anh nên những yếu tố thời gian này lại xuất hiện trong tiếng Anh thông qua yếu tố thời của động từ, dẫn đến chúng không được đề cập đến với tư cách là yếu tố tình thái của tiếng Anh. Do đó những yếu tố tình thái liên quan đến thời gian này sẽ không được đem ra phân tích trong luận án nhằm đạt được sự tương thích trong đối chiếu.

3.3.2. Động từ tình thái

Diệp Quang Ban [119] chia động từ tình thái trong tiếng Việt thành sáu lớp lớn

Nghĩa động từ

sự cần thiết cần, nên, phải, cần phải

ý chí, ý muốn chực, dám, đang tâm, đành, định, nỡ toan, muốn, mong, caàu mong....

khả năng có thể, chẳng thể, chưa thể, không thể

thụ hưởng bị, chịu, được ,mắc, phải

nhu caàu sinh lyù buoàn

bắt đầu , tiếp diễn, chấm dứt bắt đầu, tiếp tục, hết , thôi...

Bảng 3.10. Động từ tình thái trong tiếng Việt (Nguồn: Diệp Quang Ban [116]

Nhìn vào bảng 3.10 và so sánh nó với động từ tình thái trong tiếng Anh, ta có thể nhận thấy có một sự khác biệt trong cái gọi là động từ tình thái giữa tiếng Anh và tiếng Việt do ảnh hưởng của sự khác nhau về loại hình ngôn ngữ. Trong tiếng Anh, Halliday,

M.A.K. và các cộng sự chỉ giới hạn chúng ở những tác tử hữu định động từ ( modal verbal operators) và những thành phần "mở rộng của vị từ" dưới dạng bị động như be allowed to, be supposed to, be obliged to, một sự nhận diện có xu hướng dựa vào kết cấu ngữ pháp và nghĩa. Còn trong tiếng Việt, các nhà Việt ngữ không gọi chúng là các tác tử hữu định động từ mà chỉ gọi là các động từ diễn đạt nét nghĩa tình thái. Vì vậy một số động từ trong tiếng Việt được xếp vào nhóm động từ tình thái, nhưng trong tiếng Anh thì lại không phải, chẳng hạn như buồn, tiếp tục, bắt đầu, muốn, mong....; hoặc là những từ diễn đạt nét nghĩa bị động như bị, được, chịu, mắc phải... lại không hoàn toàn tương đương trong tiếng Anh, một ngôn ngữ có ý nghĩa bị động được thể hiện bởi cấu trúc cú pháp chứ không bởi một thực từ như tiếng Việt. Vì sự khác biệt này, chúng tôi e rằng sẽ không đạt được sự tương ứng trong quá trình đối chiếu, cho nên trong luận án chúng tôi sẽ giới hạn phương tiện nhận diện tình thái thông qua động từ ở cấp độ tương đương giữa hai ngôn ngữ ở một số động từ xuất hiện trong bảng 3.11. sau

Tieỏng Vieọt Tieỏng Anh

phải neân caàn có thể, không thể

có lẽ

must, have to ought to

need can, could, can’t

may, might

Bảng 3.11. Các động từ tình thái trong tiếng Việt tương thích với những động từ tình thái đã được phân tích trong tiếng Anh

Qua phân tích, động từ tình thái xuất hiện tương đối ít trong khối ngữ liệu – chuựng chổ xuaỏt hieọn trong 6/1370 cuự.

C10V16: Kết quả/ là nhiều phụ nữ có thể không biết đến hoặc không thể thực hiện quyền của họ đã được pháp luật công nhận.//

C12V42: Riêng trên sông Đồng Nai/....có thể xây dựng 16 nhà máy....//

Thật ra các động từ tình thái cũng rải rác xuất hiện trong các cú độc lập, nhưng về mặt văn bản và ngữ nghĩa thì chúng vẫn là một phần của lời nói được trích dẫn gián tiếp chẳng hạn như trong C6,7,8,9 của bản tin V38.

C6,7,8,9V38: Tổng Bí thư /yêu cầu công tác đối ngoại phải làm tốt ngay từ trong nước, phải laứm cho ngửụứi nửụực ngoaứi ủeẫn Vieụt Nam hieơu ủaăy ủụ, ủuựng ủaĩn veă ủửụứng loõi//.... Ngoỏi giao phải giúp các doanh nghiệp.//...Hoạt động ngoại giao ở trong nước phải hỗ trợ hoạt động ngoại giao ở nước ngoài...//; hai mặt đó phải phối hợp để tạo thành sức mạnh tổng hợp.//

Vì các loại động từ tình thái này là lời của Tổng bí thư chứ không phải của người viết tin, nên chúng sẽ không được đề cập đến như yếu tố tình thái trong luận án, bởi chúng không thể hiện tính cam kết của người viết đối với thông tin nêu ra.

Hai yếu tố diễn đạt nghĩa bị động bị, được cũng xuất hiện với tần số thấp và chỉ tập trung ở một vài bản tin chứ không phổ biến (V31, 40, 18, 49, 55...), và chúng cũng không nằm trong phần nghiên cứu của luận án.

C5V49: Chiều 17/11, /lễ đón chính thức Tổng thống Bush và Phu nhân đã được tổ chức trọng thể tại Phủ chủ tịch....//

C14V55: Riêng đối với Nguyễn Hữu Chánh đã bị Cơ quan An ninh điều tra _ Bộ Công an khởi tố ...//

Có thể nói rằng, người viết tin đã rất thận trọng trong việc sử dụng các yếu tố tình thái ở cả hai vị trí Đề – Thuyết. Về mặt hình thức, đôi khi chúng ta có thể lầm tưởng có nhiều yếu tố tình thái xuất hiện trong bản tin, nhưng thật ra chúng không phải là của người viết tin mà là sản phẩm của người được trích dẫn. Với cách viết này, người viết vẫn có thể chuyển tải được những gì theo họ là nên làm, cần làm, phải làm... nhưng lại dưới ngôn từ của người khác.

3.3.3. Ẩn dụ tình thái

Ẩn dụ tình thái là một thuật ngữ khá mới mẻ trong Việt ngư,õ tuy nhiên về mặt nội hàm thì nó cũng đã được các nhà Việt ngữ học đề cập đến (Xem Hoàng Tuệ [154]; Cao Xuân Hạo[125]; Diệp Quang Ban[119]). Trong phần này chúng tôi sẽ áp dụng những lý

thuyết liên quan đến ẩn dụ tình thái của NPCNHT vào trong tiếng Việt, nên những thuật ngữ sử dụng sẽ là những thuật ngữ của NPCNHT. Phạm trù chủ thể tường minh (explicitly subjective) được biểu hiện bằng một thành phần chính của câu ghép (Hoàng Tuệ [154]) như: tôi nghĩ, tôi muốn, tôi mong…. Chẳng hạn như Tôi nghĩ là làm như vậy không tiện (Cao Xuân Hạo [125,329]). Phạm trù khách thể tường minh (explicitly objective) được biểu thị bằng những từ và cụm từ như: có triển vọng là, tốt hơn là, dĩ nhiên là, có điều đáng chú ý là, dường như là.... theo sau là một cú. Chẳng hạn như Dĩ nhiên là không ai chê trách gì anh (Cao Xuân Hạo [125,327]). Rất tiếc là trong khối ngữ liệu tiếng Việt, không có một trường hợp nào rơi vào phạm trù ẩn dụ tình thái.

Như vậy, người viết bản tin không hề trực tiếp thể hiện cái tôi của mình trong văn bản tin bằng phương tiện đại từ nhân xưng ngôi 1 và các từ biểu thị sự đánh giá của mình veà thoâng tin.

3.3.4. Động từ trích dẫn

Cũng giống Nguyễn Đức Dân [122, 158], chúng tôi phân loại trích dẫn thông tin từ những nguồn khác nhau của bản tin làm hai loại: trực tiếp và gián tiếp. Khi trích dẫn trực tiếp nhà báo không chịu trách nhiệm về nguồn tin cũng như về quan điểm trong tin ấy, nhưng khi trích dẫn gián tiếp nhà báo chia sẻ quan điểm với hãng thông tấn đã phát ra nguồn tin. Trong ngữ liệu bản tin tiếng Việt của chúng tôi chủ yếu là trích dẫn gián tiếp, như vậy rõ ràng nhà báo đã phần nào sử dụng hình thức trích dẫn này để hàm ý quan điểm của mình đối với bản tin.

Các động từ trích dẫn trong tiếng Việt chỉ xuất hiện ở phần Thuyết của cú. Như chúng tôi đã phân tích trong bản tin tiếng Anh, các động từ này được chia thành ba nhóm : (i) nhóm diễn đạt nghĩa trung tính (không thể hiện quan điểm của người viết) như nói, thảo luận, trao đổi ý kiến, nhận định, trả lời, nhận xét, cho rằng, trình bày, (ii) nhóm diễn

đạt nghĩa tích cực như khẳng định, biểu dương, chúc mừng, nhấn mạnh, (iii) nhóm thể hiện nét nghĩa tiêu cực như phủ nhận, bác bỏ, tự cho là, thú nhận, thừa nhận, khăng khăng là , than phiền, phàn nàn, ... .

Một điều khá thú vị là nhóm động từ mang nét nghĩa tiêu cực không xuất hiện trong bản tin chính trị tiếng Việt, ngoại trừ động từ “thừa nhận”xuất hiện 1 lần

C10V98: Bộ trưởng/ thừa nhận tình trạng buôn bán trái phép...//

Kết quả này chỉ giới hạn trong ngữ liệu gồm các tin chính trị ngoại giao trong nước, cho nên chúng tôi cho rằng nó không phản ánh toàn bộ đặc trưng của tin tiếng Việt. Có lẽ kết quả sẽ khác nếu trường (field) nghiên cứu là xã hội, an ninh, kinh tế...

Trong hai nhóm từ còn lại, nhóm có xu hướng tích cực chiếm đại đa số (67,8%%) trong đó riêng động từ “khẳng định” và “nhấn mạnh” chiếm 78%. Vì thế có thể thấy rõ quan điểm của người viết với thông tin được nêu ra theo xu hướng tích cực, và họ cũng muốn tạo ra một cảm giác đáng tin cậy cho nguồn thông tin của mình – một nguồn tin có tính xác thực, không gây tranh cãi. Yếu tố tranh luận giữa các quan điểm khác nhau không tồn tại trong bản tin tiếng Việt. Kết quả này có thể được giải thích thông qua yêu cầu của báo chí cách mạng Việt nam mà các nhà nghiên cứu về báo chí đã chỉ ra. Tin có thể chứa đựng yếu tố dịnh hướng dư luận theo quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt nam (Đinh Văn Hường [134]. Cùng quan điểm này, Nguyễn Tri Niên [142] đã khẳng định phóng viên cần phải có những hiểu biết về chính trị. "Sự hiểu biết chính trị của nhà báo biểu lộ trước tiên ở sự thừa nhận sự lãnh đạo của chính trị....quan điểm tu tưởng chính trị là yêu tố chi phối mọi thành tố khác....báo chí cũng không ngoài sự chi phối này"

(Nguyễn Tri Niên [142]. Dương Xuân Sơn [145, 23] cũng cho rằng thông tin báo chí bao giờ cũng có tính định hướng, hướng dẫn dư luận và có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định.

Phong cách báo chí luôn chứa đựng những yếu tố " thể hiện lập trường và quan điểm cách mạng" (Vũ Quang Hào[127, 71]).

Người viết tin tiếng Việt có xu hướng định hướng cho người đọc về thông tin được nêu ra thông qua lời trích dẫn: bày tỏ hy vọng, bày tỏ lòng biết ơn, khẳng định, nhấn mạnh, cam kết, nêu rõ, thông báo, cảm ơn, mời, chúc mừng, biểu dương, yêu cầu,.... Cùng với việc bày tỏ thái độ tích cực với các thông tin nêu ra, người viết tin Việt luôn hàm ý hướng cho người đọc đến một thái độ tích cực tương tự. Chức năng của bản tin chính trị tiếng Việt là thông báo, định hướng suy nghĩ của người đọc theo quan điểm của Đảng, của nhà nước.

Trong 520 cú phát ngôn của bản tin tiếng Việt, có tất cả 353 cú thuộc nhóm tích cực (đạt 67,8%%), 166 cú trung tính, chiếm 32% và 1 cú tiêu cực , chiếm 0,2%.

Với cách chọn động từ trích dẫn đa số thuộc nhóm tích cực, lúc này bản tin đã ít nhiều mang hơi hướng thể hiện quan điểm của người viết báo. Người viết báo không hề công khai bộc lộ quan điểm của mình mà lại mượn ngôn từ trích dẫn. Người đọc không hề có cảm giác mình bị hướng đi theo quan điểm của nhà báo, quan điểm của cách mạng.

Tóm lại, bản tin luôn thể hiện đặc trưng khách quan của nó thể hiện ở tỉ lệ sử dụng các yếu tố tình thái ở cả vị trí Đề và Thuyết rất thấp. Dường như người viết báo luôn tuân thủ yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ của báo chí: tiếng nói của nhà báo vẫn là tiếng nói mang tính chủ quan nhưng đấy là tiếng nói do tự thân sự kiện nói lên; hay nói cách khác, ngôn ngữ sự kiện sẽ tự thân nó thể hiện quan điểm của tờ báo, nhà báo. Chính vì vậy, người viết bản tin tiếng Việt đã hàm ẩn thái độ quan điểm của mình thông qua việc chọn lựa động từ trích dẫn – một vỏ bọc ngôn ngữ khá khách quan. Điều này khẳng định sự tương tác giữa người viết tin và độc giả là tồn tại nhưng tương đối gián tiếp.

Một phần của tài liệu Cấu trúc đề thuyết trong văn bản tin tiếng anh và tiếng việt (Trang 151 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)