Cấu trúc Đề – Thuyết và chức năng văn bản

Một phần của tài liệu Cấu trúc đề thuyết trong văn bản tin tiếng anh và tiếng việt (Trang 160 - 171)

Chúng tôi sẽ xem xét tổ chức văn bản của thể loại tin tiếng Việt thể hiện bởi cấu trúc Đề – Thuyết trên ba phương diện: mô thức phát triển Đề, các loại Đề ngoại vi và Đề văn bản (xem 2.4). Tất cả những Đề không nằm trong mô thức phát triển Đề sẽ được đem ra phân tích trong các loại Đề ngoại vi. Và cuối cùng là Đề văn bản trong cấu trúc Đề đa.

Do có tất cả 1372 cú, nên sẽ có 1272 quan hệ giữa các cú được xét. Sự khác nhau về số lượng cú và các quan hệ giữa các cú này là do trong bất kỳ một văn bản tin nào mối quan hệ giữa cú đầu và cú cuối đều không được xét đến, nên bao giờ số lượng các quan hệ cú cũng nhỏ hơn số lượng Đề 1 đơn vị. Ví dụ bản tin V87 có tất cả 18 đơn vị Đề, nhưng chỉ có 17 mối quan hệ tữ C1 đến C18.

V87

Tổ chức nhiều hoạt động dành cho Việt kiều

Trong buổi họp báo chiều ngày 20/6, tại Hà Nội, ông Trần Quang Hoan, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 9 tới, một loạt hoạt động dành cho Việt kiều sẽ được tổ chức. //

Trại hè Việt Nam 2006 sẽ được tổ chức tại 3 miền Bắc,Trung, Nam từ ngày 18/7 đến ngày 2/8, với sự tham gia của 44 đại biểu thanh niên Việt tiêu biểu về từ 20 nước. // Đây là hoạt động đã thành thông lệ hàng năm.//

Cùng với việc tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước, trại hè năm nay sẽ tăng cường các hoạt động giao lưu giữa thanh niên Việt kiều với thanh niên trong nước, nghe nói chuyện về lịch sử và văn hoá dân tộc, đất nước, con người Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tình hình về người Việt Nam ở nước ngoài và thanh niên Việt Nam hiện nay. //

Đặc biệt, các trại viên sẽ tham gia chương trình tình nguyện mùa hè xanh do Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. //

Ông Trần Quang Hoan cho biết thêm, từ năm nay, Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tổ chức thêm một trại hè mang tên "Về nguồn" nhằm mở rộng cho mọi đối tượng muốn trở về thăm quê hương, trên tinh thần đóng góp tự nguyện. //Quỹ hỗ trợ vận động cộng đồng hỗ trợ một phần tổ chức các hoạt động giao lưu.//

Dự kiến, trại hè "Về nguồn" đầu tiên sẽ được tổ chức ngay sau Trại hè Việt Nam 2006, từ 5/8 đến ngày 20/8 tại 3 miền Bắc,Trung, Nam. //Hiện nay đã có hơn 30 Việt kiều từ 6 nước đăng ký tham gia. //

Với chủ đề "Phát huy tiềm năng của doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế", lần đầu tiên Hội nghị doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 21 và 22/9, thu hút khoảng 100 doanh nhân tham dự. //

Hội nghị này sẽ giúp cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiểu rõ hơn chủ trương của Đảng và Nhà nướcViệt Nam tiếp tục khuyến khích vận động Việt kiều đem vốn và trí tuệ đầu tư về nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt kiều đang đầu tư tại Việt Nam ổn định và phát triển.//

Đây sẽ là diễn đàn để các doanh nhân Việt kiều chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong quá trình đầu tư tại Việt Nam// và là cơ hội để lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương hiểu thêm tâm tư, nguyện vọng của các doanh nghiệp Việt kiều. //

Theo ông Hoan, hội nghị này có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong thời điểm Việt Nam đang ở ngưỡng cửa gia nhập WTO vì các doanh nhân Việt kiều sẽ là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.// Với những kinh nghiệm và nắm vững tình hình kinh tế của nước sở tại, các doanh nhân Việt kiều sẽ góp phần đưa hàng hoá Việt Nam ra thế giới.//

Tại hội nghị, Ban vận động thành lập Hiệp hội doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài sẽ ra mắt.

Nhân dịp Quốc khánh 2/9, từ ngày 15 đến ngày 29/8, một đoàn đại biểu Việt kiều có công với nước, gồm 40 thành viên từ Lào, Thái Lan và Campuchia sẽ về thăm đất nước, tham quan các di tích lịch sử ở Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh.

//

Hoạt động này đã được Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức hàng năm, nhằm tôn vinh những Việt kiều có công lao trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và giúp họ được trở về quê hương và chứng kiến những đổi thay của đất nước.//

Phát triển Đề và Đề ngoại vi C1: T1__________________R1

C2: T2__________________R2

C3: T3__________________R3

C4: T4__________________R4

C5: T5__________________R5 Hồi đề

C6: T6__________________R6

C7: T7__________________R7 Hồi đề

C8: T8__________________R8 Thời gian

C9: T9__________________R9 Quan heọ

C10: T10_________________R10

C11: T11_________________R11

C12: T12_________________R12

C13: T13_________________R13 Hồi đề

C14: T14_________________R14

C15: T15_________________R15

C16: T16_________________R16 Thời gian

C17: T17_________________R17 Tiền cú đề

C18: T18_________________R18

3.4.1. Mô thức phát triển Đề

Các mô thức phát triển Đề đã được áp dụng để phân tích trong tiếng Anh sẽ được tiếp tục áp dụng trong phân tích tiếng Việt. Bảng 3.12 tổng kết các mô thức phát triển Đề trong khối ngữ liệu.

Bảng 3.12. Tỉ lệ các loại phát triển trong và ngoài mô thức Đề

Nhìn chung bản tin tiếng Việt có tổ chức thông tin chặt chẽ với tất cả 1037 quan hệ cú nằm trong mô thức phát triển Đề chiếm 81,6% và 235 quan hệ cú nằm ngoài mô thức, đạt 18,4%. Theo quan sát của chúng tôi, tất cả các loại mô thức đều xuất hiện với tần suất khác nhau.

Chiếm đa số là mô thức Đề cố định, với 704 quan hệ cú, chiếm 55,4%, bao gồm cả chuỗi tương đồng và chuỗi đồng nhất.

C9V62: Ông Pfirter /cũng đánh giá cao sự cộng tác của các bộ, ngành của Việt Nam//

C10V62: Ông /nói việc Việt Nam khai báo đầy đủ các cơ sở hóa chất trên phạm vi toàn quốc là một hành động rất tích cực.//

C11V62: Theo ông,/ Việt Nam đã giải quyết tốt mọi yêu cầu của Ban thư ký Kỹ thuật của OPCW đối với các quốc gia thành viên.//

Mô hình phát triển Đề cố định này được thể hiện như sau:

oâng Pfirter oâng Theo oâng ẹ9 = ẹ10 = ẹ11

Đây là một chuỗi đồng nhất, còn chuỗi phát triển Đề trong V56 sau thuộc về chuỗi tương đồng: hai Đề của C7 và C8 không có cùng quy chiếu nhưng lại cùng nằm trong một nhóm thông tin nói về ông Hendra.

55.4

25.5 0.7

18.4

Đề cố định Tuyến tính đơn Thuyết tách Ngoài mô thức

V56: C7: Ông/ cũng cho rằng sự minh bạch của Việt Nam trong báo cáo các ca nhiễm và phối hợp với nỗ lực quốc tế nhằm sản xuất vắc xin là rất quan trọng trong việc phòng chống cúm gia cầm.//

C8: Trong bài phát biểu của mình tại cuộc họp cấp cao về cúm gia cầm và cúm ở người tổ chức tại Hà Nội ngày 1/11,/ ông Hendra đã dẫn lời Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan…//

Đề cố định còn xuất hiện trong khối ngữ liệu ở dạng tỉnh lược như trong C14, C15V44 sau:

V44: C14: Chủ tịch Mitairai và các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản/ bày tỏ sự ủng hộ và hợp tác mạnh mẽ đối với các dự án trọng điểm của Việt Nam như đường sắt, đường bộ cao tốc Bắc – Nam, Khu công nghệ cao Hòa Lạc; //

C15: đồng thời ^ /đề nghị Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút mạnh mẽ đầu tư và hợp tác của các doanh nghiệp Nhật Bản và nước ngoài.//

ẹ14 T14

Đ15 (tỉnh lược) T15

Với 704 mô thức Đề cố định (55,4%), có thể nói đây chính là đặc trưng của thể loại bản tin. Bản tin có xu hướng được phát triển theo dạng mô tả thông tin về một sự kiện nào đó từ đầu đến cuối với thông tin cũ làm xuất phát điểm còn thông tin mới thể hiện trong phần Thuyết thì không được phát triển hay giải thích, chứng minh . Việc mô tả sử dụng Đề cố định chỉ xoay quanh một nhân vật, hay một sự kiện. Chẳng hạn như từ C10 đến C16 trong V5 thông tin chỉ xoay quanh những gì mà hai Thủ tướng Việt Nam và Thái lan đã nói và làm.

C10 – C16 V5: Hai Thủ tướng /đã cùng trao đổi các biện pháp tăng cường quan hệ song phương và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.// Hai bên /nhất trí cao trong việc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Thái Lan trong thập kỷ đầu thế kỷ 21// và / khẳng định duy trì các cơ chế hợp tác sẵn có giữa hai nước như Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, các cơ chế veà an ninh.//

Hai nhà lãnh đạo / thỏa thuận tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp hai nước xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm nâng kim ngạch thương mại song phương đạt 5 tỷ USD trong vài năm tới.// Hai bên /sẽ tăng cường hợp tác trong

lĩnh vực phòng chống dịch bệnh như dịch cúm gia cầm và trong các lĩnh vực khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch và phòng chống thiên tai. //

Bên cạnh đó, hai nước /sẽ tăng cường trao đổi nội dung hợp tác cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác trong những lĩnh vực thế mạnh như xuất khẩu gạo và thủy sản,// /đồng thời triển khai hợp tác tốt trong khai thác hành lang Đông-Tây, phối hợp chặt chẽ trong vấn đề tư pháp//

Bản tin tiếng Việt chọn cách thể hiện thông tin bằng nhiều chuỗi Đề cố định tương đối dài. Có nhiều chuỗi kéo dài đến 7 cú như V5 ở trên. Phần lớn Đề cố định tiếng Việt là Đề đồng nhất; có nghĩa là tác giả bài báo sử dụng nhiều phép lặp, thay thế, hoặc thế đồng nghĩa để tạo sự liên kết trong phát triển chủ đề.

Xếp vị trí tiếp theo là phát triển tuyến tính đơn với 324 mô thức, chiếm 25,5% trong khối ngữ liệu. C1C2C3V64 là minh họa của loại phát triển này trong tiếng Việt

V64C1: Chủ tịch Ủy ban Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc Jacob Egbert Doek và các thành viên của Uûy ban /đã đánh giá cao các nỗ lực hành động, các sáng kiến cũng như sự quan tâm…của Việt Nam trong việc đê cập các vấn đề bảo vệ trẻ em.//

C2: Đánh giá trên/ được các thành viên Ủy ban Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc đưa ra trong buổi đối thoại giữa Ủy ban và đoàn Việt Nam về việc Việt Nam thực hieọn Nghũ ủũnh thử…//

C3: Tại phiên đối thoại,/ bộ trưởng – chủ nhiệm Ủy ban Dân số , Gia đình và Trẻ em Việt Nam, bà Lê Thị Thu , đã trình bày tóm tắt…//

ẹ1 T1

ẹ2 T2

ẹ3 T3

Mô thức phát triển này thường dùng để làm rõ thông tin mới đã nêu trong phần Thuyết của cú trước đó, vì vậy nó thường có chức năng giải thích, tạo mắt xích giữa Đề và Thuyết. Thường thì mô thức này chỉ xuất hiện trong giới hạn hai cú, chứng tỏ việc giải thích thông tin đã nêu không phải là mục tiêu của bản tin.

Chỉ có 0,7% là phát triển Thuyết tách. Rõ ràng đây không phải là loại liên kết chủ đề đặc trưng của văn bản tin. C5 dến C8 của V51 là minh họa cho loại phát triển này.

V51: C5: Theo ông /cộng đồng kinh doanh APEC có thể thực hiện ba biện pháp để thúc đẩy hoàn tất vòng đàm phán Doha.//

C6: Biện pháp thứ nhất/ là hối thúc các chính phủ và các nhà thương thuyết có những cam kết rõ ràng và linh hoạt hơn trên bàn đàm phán//

C7: Thứ hai/ là ABAC cần cùng tham gia nâng cao nhận thức của công chúng về những lợi ích của vòng đàm phán Doha.//

C8: Thứ ba,/ cộng đồng kinh doanh APEC cùng tham gia vào quá trình đàm phán, hỗ trợ các nhà thương thuyết//

ẹ5 T5 ẹ6 T6

ẹ7 T7

ẹ8 T8

Như vậy, phát triển Đề cố định chính là đặc trưng của thể loại bản tin tiếng Việt.

Kết luận này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết viết báo về thông tin hạt nhân và các vệ tinh quay quanh đặt ra của Butt [9], White [103] và Nguyễn Tri Niên [142]: "… khi đã có sự kiện trung tâm, nhà báo phải tìm cho được các sự kiện vệ tinh châu tuần xung quanh sự kiện trung tâm để làm rõ và phù hợp với nó" (Nguyễn Tri Niên [142, 26]).

3.4.2. Đề ngoại vi

Tỉ lệ xuất hiện Đề ngoài chuỗi khá cao: 18,4% tạo nên một hình thức liên kết khác của bản tin- liên kết bằng đề ngoại vi.

Tieỏng Vieọt Loại Đề

Số lượng Phần trăm

Hồi Đề 102 43.6

Khứ Đề 0 0

Tiền cú Đề 13 5.5

Quan hệ Đề 71 30.2

Đề khóa 10 4.1

Đề ngoại ngôn 14 5.9

Đề thời gian & không gian 19 8.3

"có" 6 2.4

Toồng soỏ 235 100

Bảng 3.13. Các loại Đề ngoại vi trong ngữ liệu

Chiếm đa số là Hồi đề (43,6%) và Quan hệ đề (30,2%).

Ta có thể thấy các ví dụ minh họa cho Hồi đề trong V16. Để tìm quy chiếu cho Đề của C14, người đọc phải đi ngược về C9, cách đó 5 cú; vậy Đề của C14 là Hồi Đề

C9V16: Tuy nhiên, báo cáo của UNICEF / nhấn mạnh sự bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại ở Việt Nam. //

C14V16: Báo cáo này / cũng chỉ ra các vấn đề về giới đang nổi lên ở Việt Nam như sự bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận nguồn lực sản xuất và bạo lực gia đình đối với phụ nữ.//

Hoặc Đề của C7V12 "Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân" là quan hệ Đề với các Đề còn lại vì ông Bộ trưởng hoàn toàn có quan hệ với những gì xảy ra ở "Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á", tiêu đề của bài báo.

C7V12: Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân / đã tuyên bố khai mạc AUG, sự kiện thể thao lớn nhất của sinh viên các nước Đông Nam Á.//

Thật ra Hồi đề thể hiện một hình thức liên kết giữa các thông tin vệ tinh, còn Quan hệ Đề lại miêu tả mối quan hệ giữa các vệ tinh riêng lẻ với thông tin hạt nhân – một loại tổ chức thông tin phổ biến ở thể loại tin. Tất cả những người, sự vật, sự kiện liên quan đến thông tin chính của toàn bài sẽ được lần lượt đề cập đến trong bản tin. Nếu những đối tượng này đứng liền nhau trong ba cú chúng sẽ hình thành nên các mô thức phát triển Đề, còn nếu không chúng sẽ là các Quan hệ đề hoặc Hồi đề. Tỉ lệ Hồi đề cao hơn so với Quan hệ Đề là 13,4% , điều này chứng tỏ bản tin tiếng Việt cú sự liờn kết chặt chẽ giữa cỏc vờù tinh với nhau.

Đề thời gian và không gian chỉ chiếm 8,3% nhưng chúng cũng giúp khẳng định tầm quan trọng của các loại Đề này trong bản tin. Con số này hoàn toàn phù hợp với phần phân tích Đề kinh nghiệm của chúng tôi: Đề định vị không gian và thời gian chiếm tỉ lệ khá cao (70,5%) trong tiếng Việt : có lẽ người Việt khi viết tin có xu hướng nêu thông tin nền cho sự kiện ngay từ điểm xuất phát của cú. Tuy nhiên, số lượng này cũng cho thấy đa

phần Đề định vị thời gian và không gian nằm trong chuỗi phát triển Đề. Chẳng hạn như trong bản tin V8 thì C1 và C3 chứa các Đề thời gian và chúng nằm trong chuỗi Đề cố định, còn Đề thời gian của C14 là Đề quan hệ bởi nó có liên quan đến thông tin hạt nhân tại tiêu đề bài báo “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Lào”; Đề của C17 lại là Hồi Đề bởi nó có liên quan đến Đề của C1; Đề của C18 lại là Đề thời gian vì nó giới thiệu một quy chiếu thời gian mới, và Đề của C20 lại nằm trong chuỗi Đề cố định với C18.

V18:Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Lào

C1: Ngày 19/12, / Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thủ đô Viêng Chaên,//

C3: Sau lễ đón chính thức,/ được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Lào Bouasone Bouphavanh.//

C14: Trong thời gian ở thăm Lào,/ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến chào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Choummaly Sayasone; // hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Thongsinh Thammavong.//

C17: Tối cùng ngày, / Thủ tướng Bouasone Bouphavanh đã chiêu đãi trọng thể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên trong đoàn.//

C18: Ngày 20/12, / Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ hội kiến với Phó Chủ tịch nước Boungnang Volachit, // tham dự lễ khánh thành cầu Hữu nghị 2 giữa Mụcđahản (Thái Lan) và Savanakhét (Lào).//

C20: Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ rời thủ đô Vieâng Chaên sang Baêng Coác, //

Có thể thấy rằng Đề thời gian đóng một vai trò rất lớn trong quá trình tạo thông tin trong bản tin cho dù chúng có nằm trong chuỗi phát triển Đề hay không.

5,5% và 5,9% là lần lượt hai tần số xuất hiện của Tiền cú đề và Đề ngoại ngôn.

Minh họa của Tiền cú đề có thể được tìm thấy trong C4C5 của V47 sau

C4V47: Hàng năm / hai bên đều tổ chức những cuộc gặp gỡ trong khuôn khổ các diễn đàn đa phương, //

C5V47: và điều đó /cho phép hai bên phối hợp hành động trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra…//

Đề ngoại ngôn trong bản tin tiếng Việt có được có lẽ do cách tường thuật tin của người viết báo. Tường thuật gián tiếp là cách viết khá được ưa chuộng trong tiếng Việt và thường được mở rộng ra trên một cú. Chẳng hạn C30, 31, 32 của V40, là những cú tường thuật gián tiếp của Phó Thủ tướng, và nó được mở rộng ra khỏi phạm vi của một đơn vị

Một phần của tài liệu Cấu trúc đề thuyết trong văn bản tin tiếng anh và tiếng việt (Trang 160 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)