CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn
1.5. Đơn vị phân tích văn bản trong Ngữ pháp chức năng hệ thống
1.5.1. Cú- một đơn vị phân tích văn bản của NPCNHT
Trong mô hình NPCNHT cú được xem là một đơn vị có vị thế đặc biệt (Eggins,S.
[29]. Nó nằm tại giao điểm của ba bình diện: tầng (stratification), cấp độ (rank), và siêu chức năng (metafuntion). Nó được định vị tại tầng TV-NP, có mối liên hệ với tầng ngữ nghĩa thông qua việc hiện thực hóa ba thực thể ngữ nghĩa: sự trao đổi, sự hiện thực hóa và thông điệp. Từ đó nó lại liên hệ với ba thông số của tình huống: trường, không khí và cách thức. Ở bình diện siêu chức năng, cú là điểm hội tụ của ba kiểu ý nghĩa giải thích cho ngữ cảnh tình huống: chức năng biểu đạt tư tưởng, chức năng liên nhân và chức năng kết cấu ngôn bản. Ba kiểu ý nghĩa này lần lượt được hiện thực hóa bằng ngôn từ thông qua chuyển tác, thức và Đề ngữ.
Halliday,M.A.K [49] và Bloor, T. & M. Bloor [7] chỉ ra các mối quan hệ của các cú trong một cú phức: quan hệ đồng đẳng và quan hệ phụ thuộc. Các cú có quan hệ đồng đẳng có vị thế ngang nhau, có thể đóng chức năng riêng một mình- còn gọi là các cú độc lập và thường được kết nối với nhau bằng các liên từ đồng đẳng như and, but, or, so. Các cú có quan hệ phụ thuộc có vị thế không ngang bằng với cú độc lập, thường bắt đầu bằng các liên từ phụ thuộc như when, while, until, because, since, if, after, before, unless, where, whereas, so that... Ngoài ra, cú còn chứa cú giáng cấp hay cú bị bao. Ví dụ cú The main supply cable goes to a sealed unit that holds the service fuse có cú giáng cấp là that holds the service fuse đóng vai trò bổ ngữ cho ngữ danh từ đứng trước nó. Vì vậy nó thường không được đem ra phân tích là một thành tố riêng biệt của cú. Halliday,M.A.K [49] cũng
chỉ ra một mối quan hệ khác: quan hệ phóng chiếu trong đó một cú được phóng chiếu thông qua một cú khác như là (a) một lời nói và (b) một ý tưởng.
1.5.2. Sự đa dạng trong việc lựa chọn đơn vị phân tích ĐT của văn bản
Trong các công trình nghiên cứu cấu trúc ĐT, các đơn vị phân tích rất đa dạng.
Một số công trình thì dùng đơn vị phân tích là câu theo chính tả. Whittaker,R. [105,107]
cho rằng: “ người viết tổ chức nội dung thành đơn vị ngữ pháp và sử dụng dấu hiệu về chính tả để phân tách. Câu theo chính tả là một đơn vị rất quan trọng”. Bà đã dựa trên quan niệm “ những nhà nghiên cứu kỹ năng đọc xem câu là đơn vị người đọc sử dụng trong quá trình đọc văn bản” (Tr.107). Nhiều nhà nghiên cứu cấu trúc ĐT cũng đi theo hướng này như Lowe,I. [64], Nwogu,K.N. [80], Nwogu,K.N. &T. Bloor [81], Aziz,Y.W.
[1], Hawes T.P.& S.Thomas [54] và Gosden,H. [43].
Một số nhà nghiên cứu khác lại chọn cú làm đơn vị phân tích. Và trong những nhóm người này cũng có sự khác biệt. Ví dụ, Francis,G. [ 34], [35] phân tích ĐT của tất cả các cú bao gồm cả các cú có mối quan hệ phụ thuộc như cú bị phóng chiếu (projected), cũng như các cú phụ (minor). Ghadessy,M. [42] phân tích tất cả các cú ngoại trừ cú giáng cấp (rank- shifted) và cú phụ. Cloran,C. [14] cũng chọn cú nhưng lại dựa trên cách nhìn nhận của Hasan,R. (1991- trích trong Cloran,C. [14, 362] là một cú phải có hai đặc tính để trở thành một thông điệp: phải là cú nguyên bậc và không phải là phóng chiếu. Cho nên bà đã chọn phân tích tất cả các cú ngoại trừ cú bị bao và cú phóng chiếu.
Trong khi một số nhà nghiên cứu chọn câu hoặc cú làm đơn vị phân tích thì lại có một đường hướng khác cho rằng nên chọn một đơn vị lớn hơn cú nhưng lại nhỏ hơn câu để phân tích. Điển hình trong sự lựa chọn này là Fries,P.H. [39]. Ông dùng thuật ngữ “cú phức liên hợp độc lập” để chỉ đơn vị này; sau này nhiều nhà nghiên cứu theo hướng này gọi chúng là đơn vị Đề (T – unit). Đơn vị này bao gồm một cú độc lập cùng với tất cả các
cú có quan hệ phụ thuộc vào nó. Khi phân tích cấu trúc ĐT sử dụng đơn vị Đề này, nếu cú phụ thuộc đứng trước, thì cả cú phụ này được xem là Đề; nếu cú độc lập đứng trước, thì chỉ yếu tố kinh nghiệm đầu tiên của cú này được xem là Đề, còn phần còn lại của cú độc lập này cùng với các cú phụ thuộc theo sau kiến tạo phần Thuyết. Chúng tôi xin lấy dẫn chứng từ khối ngữ liệu của luận án để minh họa:
C16A49: I would only add that a full and fair investigation of the facts is vital to ensuring the continued integrity of this institution, which is why I strongly encourage any of my colleagues who have information that may be of relevance to bring it to the committee’s attention at once.
Toàn bộ câu trên tạo thành một đơn vị Đề gồm một cú độc lập I would only add và 5 cú phụ thuộc (gạch chân) và vì cú độc lập đứng đầu nên Đề của cú là I và thành phần còn lại là Thuyết.
C8A30: What we have in Washington is a house of lies
Đây là một đơn vị Đề, trong đó cú phụ thuộc What we have in Washington đứng đầu cú và có chức năng chủ ngữ ; đồng thời cũng là Đề của cú.
Fries,P.H. & G.Francis [40] cũng khẳng định vai trò quan trọng của đơn vị Đề khi cho rằng nếu người phân tích chỉ chọn phân tích cú chính thì có thể dễ dàng phát hiện ra cách thức phát triển Đề của văn bản. Hay nói một cách khác, nếu chúng ta muốn phân tích một đơn vị lớn, chẳng hạn như văn bản, không nên để ý đến các Đề trong các cú phụ thuộc.
Và họ giải thích rằng cấu trúc của các cú phụ bao gồm cấu trúc Đề ngữ bị hạn định bởi các cú chính. Tóm lại nếu ta phân tích cấu trúc Đề ngữ bao gồm cả các mô thức phát triển Đề của văn bản thì đơn vị Đề dường như là một đơn vị tối ưu.
1.5.3. Đơn vị Đề trong phân tích văn bản
Đơn vị Đề sẽ được chọn lựa để phân tích cấu trúc ĐT của văn bản tin và như vậy nếu một cú phức bao gồm một cú độc lập và một hay nhiều cú phụ thuộc kèm theo thì sẽ được chọn làm một đơn vị Đề, trong đó toàn bộ cú phụ thuộc chỉ đóng một chức năng như các thành phần khác trong cú độc lập đi với nó. Ranh giới giữa các đơn vị Đề được ký hiệu trong luận án là //.
Còn nếu cú phức bao gồm nhiều cú độc lập thì nó sẽ được chia thành nhiều đơn vị Đề để phân tích. Chẳng hạn như :
C14C15A10: Administration officials noted that this is the second meeting Bush has brokered between the two men//, and it was an effort to build a common strategy between two countries that have been at odds for decades//.
Câu trên sẽ có hai đơn vị Đề để phân tích Administration officials noted that this is the second meeting Bush has brokered between the two men và and it was an effort to build a common strategy between two countries that have been at odds for decades. Trong ủụn vũ Đề đầu có chứa một cú độc lập và hai cú phụ thuộc ( được gạch chân) và toàn bộ hai cú phụ thuộc này có chức năng là Ngôn thể trong quá trình phát ngôn noted, còn đơn vị Đề sau chứa một cú độc lập và một cú phụ thuộc và cú phụ thuộc này là cú bị bao (xin xem Halliday,M.A.K. [49]) và chúng sẽ không được tách ra để phân tích.
Quyết định lựa chọn này vì một số lý do sau:
(a). Các công trình nghiên cứu ngôn ngữ theo NPCNHT đều đã từng sử dụng đơn vị cú không những trong tiếng Anh mà còn cả trong tiếng Việt (xem Hoàng Văn Vân [155], Nguyễn Thị Thanh Hương [133], Nhật , T.N.M.[77], Đức, T.M.[27]). Đơn vị này thể hiện sự tương thích về loại ở hai ngôn ngữ : cú độc lập, cú phụ thuộc, cú giáng cấp, cú phóng chiếu (Xem Diệp Quang Ban [119]).
(b). Khối ngữ liệu: Độ dài của khối ngữ liệu yêu cầu phải có một đơn vị thống nhất để phân tích tất cả các chức năng:kinh nghiệm, liên nhân, văn bản. Và như trên đã chứng minh, công cụ phân tích mô thức phát triển Đề tối ưu là đơn vị Đề ,và vì thế đơn vị này được chọn một cách nhất quán cho toàn bộ luận án.
(c). Xét về cấu trúc, hình thức và chức năng của cú độc lập và cú phụ thuộc ta có thể thấy như sau: cú độc lập là một đơn vị cơ bản trong đó nghĩa liên nhân, thông qua cấu trúc Thức và nghĩa kinh nghiệm, thông qua cấu trúc chuyển tác được thể hiện (Downing,A. & P.Locke [24]). Người viết có nhiều lựa chọn đối với cú độc lập: họ có thể chọn viết bằng câu đơn đứng một mình, hoặc họ có thể kết nối chúng với nhau bằng cách sử dụng các quan hệ từ liên hợp. Như vậy, cú độc lập là những đơn vị tự lập và hoàn chỉnh và điều đó có nghĩa là chúng phải được phân tích riêng biệt. Còn cú phụ thuộc có nhiều điểm tương đồng với trạng ngữ hoặc với chu cảnh và đôi khi lại tương đồng với một tham thể hoàn chỉnh của cả đơn vị Đề. Giống chu cảnh, cú phụ thuộc có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong mối quan hệ với cú chính. Ví dụ:
C5A92 The two British soldiers died after their base was hit by small- arms fire and rocket…
cũng có thể viết lại như sau After their base was hit by small- arms fire and rocket, the two British soldiers died.
Như vậy rõ ràng là chúng có thể di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trong câu tùy vào mục đích giao tiếp. Chúng cũng giống chu cảnh khi thể hiện các nét nghĩa nguyên nhân, đồng hành, phong cách, định vị…
Chúng còn có thể là một tham thể nào đó của toàn bộ đơn vị Đề. Ví dụ như: trong C22A65 : what this fund does is set a trajectory towards Mars and human exploration of Mars, “ what this fund does” có chức năng chủ ngữ của toàn cú nên nó lại là một tham thể
riêng biệt của toàn cú. Như vậy, cú phụ thuộc chỉ nên được xem là một yếu tố chu cảnh hoặc tham thể của toàn bộ đơn vị Đề.
(d). Cú phóng chiếu và cú bị phóng chiếu (hay hiện tượng xạ ảnh): Có hai loại cú bị phóng chiếu: trực tiếp và gián tiếp. (i) Cú bị phóng chiếu trực tiếp có hình thức tách hẳn khỏi cú phóng chiếu và thường được các nhà nghiên cứu xem như là một đơn vị độc lập (Eggins,S. [29], Halliday,M.A.K. [49], Butt,D. và các cộng sự [9] ). Do đó trong luận án chúng sẽ được phân tích như là một cú độc lập tách khỏi cú phóng chiếu. (ii) Cú bị phóng chiếu gián tiếp giống với các trạng ngữ ở chỗ chúng phải dựa vào cú phóng chiếu, nhưng khác ở chỗ là trật tự của chúng không thể đảo ngược (nếu có thì độ đánh dấu (markness) rất cao). Hơn nữa chúng cũng không có chức năng như là một chu cảnh vì chúng không thể hiện các mối quan hệ nguyên nhân, định vị, phong cách… và trong hệ thống chuyển tác chúng lại đóng vai trò là một tham thể như trong cú C23A65 Banks said that Griffin, an advocate of the moon- Mars initiative, played a major role in selecting the name for the fund. Và vì thế để tạo thuận lợi cho việc phân tích hệ thống chuyển tác và mô thức phát triển Đề, loại cú phụ thuộc này được xem như một đơn vị tổng thể có một chức năng duy nhất trong hệ thống chuyển tác.
Như vậy, đơn vị được chọn lựa một cách nhất quán trong luận án là đơn vị Đề. Các thành phần chức năng của các đơn vị cú độc lập sẽ được phân tích cụ thể, riêng lẻ, còn toàn bộ các đơn vị cú phụ thuộc sẽ được xem như là một thành phần duy nhất trong cả cú và đóng một chức năng chung trong toàn bộ cú đó. Và để tiện cho việc định danh, thuật ngữ “cú” sẽ được dùng thay cho “đơn vị Đề” trong luận án này.