Bình diện Đề –Thuyết liên nhân

Một phần của tài liệu Cấu trúc đề thuyết trong văn bản tin tiếng anh và tiếng việt (Trang 187 - 190)

CHƯƠNG 4: ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC ĐỀ – THUYẾT TRONG BẢN TIN TIẾNG

4.2. Bình diện Đề –Thuyết liên nhân

Chỉ với 3 trong số 2730 cú tiếng Anh và 4 trong số 1370 cú tiếng Việt bắt đầu bằng phụ ngữ tình thái, rõ ràng là yếu tố tình thái không phải là một phạm trù cần phải có của bản tin ở hai ngôn ngữ.

Với cách trình bày tin không mang dấu ấn cá nhân tại xuất phát điểm của cú, người viết tin ở hai ngôn ngữ dường như đang tuân thủ đặc trưng khách quan trong khi tường thuật tin. Và kết quả này cũng một lần nữa khẳng định thêm kết luận mà chúng tôi đã rút ra từ phần phân tích hệ thống chuyển tác: bản tin có xu hướng đặt các tham thể ở phần đề hoặc đề hóa các loại chu cảnh. Tuy nhiên, khi đọc một bản tin tiếng Anh, người đọc vẫn cảm nhận yếu tố tình thái xuất hiện rải rác ở vị trí Đề của các cú được trích dẫn. Quan điểm của người viết báo không được bộc lộ, nhưng ít nhiều cách trích dẫn nguyên văn các yếu tố tình thái này cũng làm cho bản tin sống động hơn.

Các từ như "absolutely, apparently, clearly, undoubtly..." xuất hiện khá nhiều trong các lời trích dẫn của bản tin tiếng Anh. Chính yếu tố này làm cho bản tin tiếng Anh mang màu sắc sinh hoạt hàng ngày, hàm ẩn quan hệ giữa người viết báo và độc giả là thân thiện. Nhưng trong bản tin tiếng Việt chúng tôi không tìm thấy những hiện tượng tương tự. Điều này thể hiện đặc điểm trang trọng của bản tin tiếng Việt, hàm ẩn một quan hệ không mấy gần gũi giữa người viết báo và người đọc. Nhận xét này có lẽ chỉ thích hợp trong loại văn bản tin chính trị, một loại tin có tính chất điển hình, còn đối với các loại bản tin khác như tin thể thao, tin kinh tế, tin về an ninh trật tự có lẽ tình

hình lại khác. Rất tiếc , giới hạn của luận án không cho phép chúng tôi mở rộng phạm vi quan sát.

Ngoài ra khụng tỏc tử đụùng từ tỡnh thỏi nào cú thể được tỡm thấy ở vị trớ này trong khối ngữ liệu của hai ngôn ngữ.

4.2.2. Thuyeát lieân nhaân

Yếu tố tình thái ở vị trí Thuyết của cú trong bản tin của cả hai ngôn ngữ cũng không phổ biến nhưng vẫn bộc lộ những nét khác nhau. Phụ ngữ tình thái vẫn ít được ưa chuộng (8 cú trên tổng 2730 cú, chiếm 0,29% trong tiếng Anh và 7 trên tổng 1372 đạt 0,51% trong tiếng Việt ). Động từ tình thái đã xuất hiện trong bản tin tiếng Anh, mặc dù với số lượng không nhiều (2,6%) nhưng nhiều hơn trong tiếng Việt (0,4%).

Dù rất thấp, kết quả này có thể cho thấy việc đưa tin theo chiều hướng khách quan vẫn là đặc trưng của thể loại tin ở cả hai ngôn ngữ.

Có lẽ yếu tố tình thái được thể hiện nhiều nhất tại vị trí Thuyết của cả hai ngôn ngữ là ở cách chọn động từ trích dẫn. Tại đây ta có thể thấy một điểm khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong phương thức truyền tải thông tin. Bản tin tiếng Anh thể hiện tính văn phong tranh luận cao hơn bản tin tiếng Việt bằng cách nêu rất nhiều quan điểm của rất nhiều phe phái về cùng một vấn đề (ví dụ quan điểm của Đảng Dân chủ và của Đảng Cộng Hòa), mặc dù họ vẫn có thể nêu chính kiến riêng của tờ báo bằng những phương tiện khác như động từ tình thái, hay cách chọn từ vựng. Hay nói cách khác, bản tin tiếng Anh không có tính định hướng cao cho người đọc bằng việc trích dẫn thông tin vì đa số động từ trích dẫn thuộc nhóm trung tính.

Trong khi đó tại bản tin tiếng Việt, việc định hướng cho người đọc không nằm nhiều ở các yếu tố từ vựng, yếu tố phụ ngữ tình thái mà dường như chủ yếu rơi vào phần động từ trích dẫn, với các động từ thuộc nhóm tích cực khá cao, bộc lộ tính định

hướng khá rõ nét. Qua đây có thể rút ra một đặc tính điển hình cho văn bản tin của hai ngôn ngữ.

Khác hoàn toàn với bản tin tiếng Anh với tỉ lệ cao của các động từ trích dẫn mang nét trung tính với 830 cú đạt 76,5%, nhóm động từ này khá thấp trong bản tin tiếng Việt với 166 cú (32%). Điều này có thể đưa đến kết luận cách chọn động từ trích dẫn ở hai ngôn ngữ là khác nhau. Trong khi người Anh viết tin có xu hướng dành phần tự đánh giá về thông tin cho người đọc – người đọc có thể tự quyết định xem thông tin được trích dẫn đó là một lời chỉ trích, phê bình, khen ngợi hay chỉ đơn thuần là một phát ngôn có tính thông báo, người Việt viết tin có xu hướng định hướng cho người đọc về thông tin được nêu ra thông qua lời trích dẫn: bày tỏ hy vọng, bày tỏ lòng biết ơn, khẳng định, nhấn mạnh, cam kết, nêu rõ.... Cùng với việc bày tỏ thái độ tích cực với các thông tin nêu ra, người viết tin Việt luôn hàm ý hướng cho người đọc đến một thái độ tích cực tương tự.

Văn bản tin tiếng Anh Văn bản tin tiếng Việt Đa chiều mở (với định hướng hàm ẩn) Đơn chiều đóng (Với định hướng

tường minh)

Phân tích yếu tố tình thái ở Đề – Thuyết đã phần nào bộc lộ đặc trưng của thể loại tin ở hai ngôn ngữ. Người viết tin ở cả hai ngôn ngữ đều ít sử dụng các phương tiện tình thái tường minh để nêu nhận xét, đánh giá chủ quan của người viết, nhưng họ vẫn ít nhiều thể hiện quan điểm thông qua cách sử dụng động từ trích dẫn. Vì vậy, về mặt hình thức và cấu trúc, bản tin vẫn thể hiện rõ tính khách quan của nó. Yếu tố tình thái xuất hiện nhiều trong lời trích dẫn của văn bản tin tiếng Anh đã làm cho chúng trở nên đại chúng, tạo cảm giác như độc giả đang trực tiếp nghe lại những hội thoại về sự kiện xảy ra vậy. Còn trong tiếng Việt, cách chọn động từ trích dẫn có tính tích cực và không có yếu tố tình thái trong lời trích dẫn trực tiếp, cách trích dẫn gián tiếp tạo khoảng cách giữa người

viết tin và người đọc, làm cho bản tin có tính trang trọng, nghi thức và có tính định hướng cao. Kết quả này có lẽ được lý giải bằng yếu tố văn hóa, xã hội của hai quốc gia. Báo chí tiếng Anh thường là "thỏa hiệp giữa hiệu quả kinh doanh và mục đích chính trị" (Tạ Ngọc Tấn [146]. Mục đích chủ yếu của độc giả ở các nước nói tiếng Anh là nắm bắt thông tin, nên yếu tố thông tin thực tế là quan trọng còn quan điểm là tùy thuộc ở người đọc. Còn báo chí tiếng Việt thường là cơ quan ngôn luận của Đảng, là công cụ tuyên truyền, "một phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc hướng dẫn nhận thức, hình thành dư luận xã hội tích cực" (Tạ Ngọc Tấn [146]), nên ngoài yếu tố thông tin, báo chí cần được xem là công cụ định hướng người đọc.

Các đặc trưng hạn định của thể loại tin: tính hiện thực và khách quan được cho là giống nhau giữa hai ngôn ngữ. Còn cách thức làm cho bản tin khách quan ở cấp độ nào đôi khi khác nhau giữa hai ngôn ngữ. Kết luận này khẳng định những dặc trưng của tin từ White, P.R.R [104] – chức năng cơ bản của diễn ngôn tin báo chí là đem đến cho độc giả sự kiện đích thực, vì vậy duy trì yếu tố khách quan và giảm thiểu yếu tố chủ quan là một qui tắc được đặt ra cho người viết báo. Hay nói khác, diễn ngôn tin phải đạt được độ khách quan cao nhất có thể được.

Một phần của tài liệu Cấu trúc đề thuyết trong văn bản tin tiếng anh và tiếng việt (Trang 187 - 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)