1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường

198 537 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Phát huy tính tích cực, chủ động trong tự học tập, tự rèn luyện nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lýluận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay 142 DANH MỤC CÔNG

Trang 1

Cao văn trọng

Nâng cao năng lực đấu tranh t tởng

của giảng viên lý luận chính trị ở

các nhà trờng quân đội hiện nay

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mã số : 62 22 03 02

luận án tiến sĩ triết học

NGƯời hớng dẫn khoa học:

1 PGS, TS Nguyễn Văn Thế

2 PGS, TS Vũ Quang Tạo

Hà Nội - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, trích dẫn trong luận

án là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Cao Văn Trọng

Trang 3

Chương 1 THỰC CHẤT VÀ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH QUY LUẬT NÂNG

CAO NĂNG LỰC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG CỦA GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC NHÀ

1.1 Thực chất nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng

viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội

30

1.2 Vấn đề có tính quy luật nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng

của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội 51

Chương 2 THỰC TRẠNG, DỰ BÁO SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG CỦA GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 722.1 Thực trạng nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng

viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay 722.2 Dự báo sự tác động của tình hình và những vấn đề đặt ra đối

với nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lýluận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay 100

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU TRANH TƯ

TƯỞNG CỦA GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 1163.1 Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng

cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính

3.2 Xây dựng và phát huy vai trò môi trường hoạt động thực tiễn

đấu tranh tư tưởng thuận lợi để nâng cao năng lực đấu tranh

tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường

3.3 Phát huy tính tích cực, chủ động trong tự học tập, tự rèn

luyện nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lýluận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay 142

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 155

Trang 4

STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu khái quát về luận án

Luận án “Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay” là đề tài mà thời gian qua tác

giả đã ấp ủ, tham khảo, nghiên cứu trong suốt quá trình học tập, công tác tạiHọc viện Chính trị Luận án là công trình khoa học độc lập, không trùng lặpvới các công trình khoa học đã công bố

Nội dung luận án đi sâu phân tích, luận giải thực chất và vấn đề có tínhquy luật nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị

ở các nhà trường quân đội; tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng, dự báo sựtác động của tình hình và xác định những vấn đề đặt ra đối với nâng cao nănglực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quânđội; đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảngviên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay

2 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh tư tưởng là vấn đề có tính quy luật;một hình thức đấu tranh quan trọng hàng đầu, rất gay go, quyết liệt của đấutranh giai cấp Nhận thức đúng quy luật và tầm quan trọng của đấu tranh tưtưởng, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã luôn chú trọnglãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tích cực, chủ động đấutranh tư tưởng ngăn chặn có hiệu quả mọi mưu toan chống phá của các thế lựcthù địch, cơ hội chính trị; khắc phục những nhận thức mơ hồ, lệch lạc, sailầm, “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” trong nội bộ Nhờ đó, nền tảng tư tưởngcủa Đảng và chế độ XHCN luôn được giữ vững; sự nghiệp đấu tranh giảiphóng dân tộc, thống nhất đất nước và tiến hành công cuộc đổi mới đạt đượcnhững thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử

Trang 6

Tham gia đấu tranh tư tưởng là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng,toàn dân và toàn quân, trực tiếp là cơ quan chức năng và đội ngũ những ngườilàm công tác tư tưởng của Đảng, trong đó có giảng viên lý luận chính trị ở cácnhà trường quân đội V.I.Lênin đã khẳng định: “Trong bất kỳ một trường họcnào, điều quan trọng nhất là phương hướng chính trị và tư tưởng của các bàigiảng Cái gì quyết định phương hướng đó? Hoàn toàn chỉ là thành phần cácgiảng viên mà thôi” [78, tr 248] Do đặc trưng về chức năng, nhiệm vụ củagiảng viên lý luận chính trị mà đòi hỏi rất cao ở họ năng lực đấu tranh tưtưởng nhằm đồng thời thực hiện: Nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thụchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối củaĐảng, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, hìnhthành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng và hình thành,phát triển năng lực đấu tranh tư tưởng cho người học - những người sẽ trựctiếp đấu tranh tư tưởng, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức đấu tranh tư tưởngtrong quân đội; đồng thời, tham gia có chất lượng, hiệu quả hơn vào cuộc đấutranh tư tưởng của Đảng, của quân đội.

Thực tế cho thấy, những năm qua giảng viên lý luận chính trị ở các nhàtrường quân đội đã có nhiều cố gắng, tích cực tham gia đấu tranh tư tưởng vàđạt những kết quả nhất định, góp phần vạch trần những tư tưởng sai trái, thùđịch, nâng cao cảnh giác cách mạng; định hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức,củng cố lòng tin cho cán bộ, học viên, chiến sĩ và nhân dân vào mục tiêu độclập dân tộc và CNXH Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của giáo dục, đào tạo vàcuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay, năng lực đấu tranh tư tưởng của một bộ phậngiảng viên lý luận chính trị còn bất cập, hạn chế thuộc về trình độ tri thức, tưduy khoa học, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp,khả năng tổ chức trong thực tiễn Những bất cập, hạn chế đó do nhiều nguyênnhân, trong đó có nguyên nhân chưa thực sự quan tâm đúng mức nâng caonăng lực đấu tranh tư tưởng của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị

Trang 7

Hiện nay và trong những năm tới đấu tranh tư tưởng ở nước ta tiếp tụcdiễn ra gay gắt, quyết liệt, phức tạp Tính chất gay gắt, quyết liệt, phức tạpcủa đấu tranh tư tưởng được quy định bởi bối cảnh của những biến động đadạng, phức tạp và khó lường về chính trị - xã hội, kinh tế, an ninh, quốcphòng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo của xu thế toàn cầu hoá, hội nhậpquốc tế và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch Chúng tận dụngnhững thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ tinhọc với các trang mạng xã hội để truyền tải tư tưởng phản động với tốc độ rấtnhanh, phạm vi rộng nhằm chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, chế độXHCN Thực tiễn đó, đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với việcnâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở cácnhà trường quân đội.

Ở nước ta, đã có nhiều công trình, bài viết của các đồng chí lãnh đạoĐảng, Nhà nước, của các tập thể và cá nhân các nhà khoa học nghiên cứu vềđấu tranh tư tưởng Nhưng đến nay, chưa có công trình khoa học nghiên cứuchuyên sâu về nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luậnchính trị ở các nhà trường quân đội dưới góc độ chuyên ngành chủ nghĩa duy

vật lịch sử và duy vật biện chứng Vì vậy, nghiên cứu “Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn cấp thiết.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

Làm rõ lý luận, thực tiễn nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng và đềxuất những giải pháp nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lýluận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ thực chất và vấn đề có tính quy luật nâng cao năng lực đấutranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội

Trang 8

- Đánh giá thực trạng, dự báo sự tác động của tình hình và xác địnhnhững vấn đề đặt ra đối với nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảngviên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay.

- Đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng củagiảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu bản chất, những vấn

đề có tính quy luật nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lýluận chính trị ở các nhà trường quân đội

* Phạm vi nghiên cứu của luận án: Là những vấn đề về nâng cao

năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các học viện,trường đại học trong QĐND Việt Nam ở miền Bắc, từ năm 2010 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh tư tưởng, vềđào tạo, bồi dưỡng nâng cao toàn diện phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán

bộ nói chung, đội ngũ cán bộ chính trị nói riêng Các nghị quyết của Quân ủyTrung ương, chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị vềcông tác nhà trường, về xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các nhà trườngquân đội, nhất là giảng viên lý luận chính trị Các tác phẩm và bài viết của cácnhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội cùng những kết quả nghiên cứu củacác công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài

* Cơ sở thực tiễn: Là tình hình nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng

của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay thông quacác số liệu của các nhà trường quân đội, số liệu điều tra xã hội học của tácgiả; cùng với các chỉ thị, nghị quyết, chương trình và đề án của Đảng Cộngsản Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về đấu tranh tư tưởng, về

Trang 9

xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên lý luận chính trị; các nghịquyết lãnh đạo về bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên lý luận chính trị củacác nhà trường quân đội; các báo cáo tổng kết hoạt động giáo dục đào tạo,nghiên cứu khoa học, đấu tranh tư tưởng ở các nhà trường quân đội hiện nay

* Phương pháp nghiên cứu: Luận án vận dụng phương pháp luận của

chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụngtổng hợp các phương pháp như phân tích và tổng hợp, hệ thống và cấu trúc,lịch sử và lôgíc, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học, phỏng vấn, quan sát vàphương pháp chuyên gia để làm sáng rõ vấn đề nghiên cứu

6 Những đóng góp mới của luận án

- Làm rõ thực chất và vấn đề có tính quy luật nâng cao năng lực đấutranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội

- Dự báo sự tác động của tình hình và những vấn đề đặt ra đối với nângcao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhàtrường quân đội hiện nay

- Đề xuất những giải pháp đồng bộ, có tính khả thi để nâng cao nănglực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quânđội hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa họctrong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên

lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội Luận án có thể dùng làm tài liệutham khảo, nghiên cứu, giảng dạy ở các học viện, nhà trường, đơn vị trong vàngoài quân đội

8 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến

đề tài, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tácgiả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 10

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1 Các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đấu tranh tư tưởng

Đấu tranh tư tưởng là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởngđến sự thành bại của cách mạng, nên đã có nhiều công trình khoa học ở ngoàinước và trong nước nghiên cứu với các góc độ, cấp độ tiếp cận khác nhau.Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhìn chung các công trình đềuthống nhất cho rằng, đấu tranh tư tưởng là một hình thức của đấu tranh giaicấp trên lĩnh vực tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng tư sản, bảo vệ, phát triểnchủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Đó lànhững quan điểm lý luận và phương pháp luận rất cơ bản có giá trị làm cơ sở

và định hướng cho quá trình nghiên cứu của luận án

Ngoài nước: Đó là các công trình nghiên cứu ở Liên Xô và ở Trung

Quốc đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản thành sách Ở Liên Xô có các

công trình: “Chủ nghĩa xét lại về triết học - nguồn gốc, luận cứ và chức năng trong cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng” [109]; “Chủ nghĩa chống cộng ngày nay” [113] Hai cuốn sách này đều thống nhất cho rằng, đấu

tranh tư tưởng là để chống lại thế giới quan và hệ tư tưởng tư sản, bảo vệ, pháttriển chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản; cuộcđấu tranh này là một tất yếu, một nhiệm vụ của Đảng Cộng sản và Nhà nướcXHCN Cuộc đấu tranh này có ảnh hưởng rất lớn đến thành bại của CNXH

Sau khi hệ thống CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ở Trung Quốc

có cuốn sách “Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội - Bàn về chống diễn biến hòa bình” [121] Cuốn sách đã khái quát và phân tích làm rõ cuộc đấu tranh

gay gắt và quyết liệt giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nhau là CNTB

và CNXH trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa - xã hội

Trang 11

Đánh giá khách quan những thành tựu các nước XHCN đã đạt được; đồng thời,cuốn sách cũng chỉ ra những hạn chế và sai lầm của các nước này trong quátrình xây dựng CNXH đã làm ảnh hưởng đến phong trào cộng sản và côngnhân quốc tế Đặc biệt, cuốn sách đã chỉ rõ âm mưu, thủ đoạn của các lựclượng thù địch CNXH đã lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của các nướcCNXH để chống phá, kích động nhằm tiến tới xóa bỏ CNXH trên phạm vi toànthế giới Bằng những luận cứ khách quan, cuốn sách đã chứng minh và đi tớikhẳng định: Mặc dù còn nhiều khó khăn và khuyết điểm nhưng chế độ XHCNvẫn tỏ rõ tính ưu việt trên một số lĩnh vực so với chế độ TBCN, những lý tưởngcao đẹp mà CNXH hướng tới dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học là hoàntoàn khả thi và sẽ được hiện thực hóa trong tương lai của nhân loại tiến bộ.

Cuốn sách “Hãy cảnh giác với cuộc chiến tranh thế giới không có khói súng - Nghiên cứu vấn đề diễn biến hòa bình” của tác giả người Trung Quốc -

Lưu Đình Á (Chủ biên) [4] Cuốn sách đã phân tích làm rõ bản chất và quátrình hình thành chiến lược “diễn biến hoà bình” chống CNXH; các phươngthức, thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốcchống CNXH và phong trào cách mạng thế giới: Lấy việc làm xói mòn và tan

rã đảng cầm quyền làm mục tiêu chính trị, dùng các phương tiện truyền thôngđại chúng để công kích, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm phủ định hệ

tư tưởng Mácxít Trên cơ sở đó, cuốn sách đã đề xuất những biện pháp đểchống lại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài trên đây được thực hiện trongnhững thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, song đều khẳng định tính tất yếukhách quan phải đấu tranh tư tưởng của giai cấp công nhân, của các ĐảngCộng sản Các công trình đều thống nhất cho rằng, đấu tranh tư tưởng là mộtnội dung, hình thức đấu tranh giai cấp nhằm chống lại sự phá hoại về tư tưởng

Trang 12

của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản và chế

độ XHCN là chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng Cộngsản Trong thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, đấu tranh tưtưởng diễn ra vô cùng gay go, quyết liệt, phức tạp, tác động đến mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội Đặc biệt, trong điều kiện CNXH thế giới lâm vào thoáitrào, việc tăng cường đấu tranh tư tưởng có ý nghĩa quan trọng và cấp thiếthơn bao giờ hết, ảnh hưởng to lớn đến sự tồn vong của CNXH Đó là nhữngtài liệu rất có giá trị đề nghiên cứu sinh tham khảo

Tuy nhiên, những công trình này mới đề cập đến những vấn đề lý luận

và phương pháp luận, chỉ ra bản chất, một số nội dung, phương châm, phươngthức đấu tranh tư tưởng phù hợp với đặc điểm của Đảng Cộng sản và tìnhhình nhiệm vụ ở mỗi nước, chưa đề cập đến vấn đề năng lực đấu tranh tưtưởng của một chủ thể cụ thể là giảng viên lý luận chính trị

Trong nước: Đấu tranh tư tưởng ở nước ta, đặc biệt trong thời kỳ đổi

mới đất nước đã được Đảng ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện

và được các nhà khoa học quan tâm bàn dưới nhiều góc độ, cấp độ tiếp cậnkhác nhau Nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn hoạt động “diễn biến hòa bình”của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng chính trị, Đảng ta đã xác định:Thực chất đây là cuộc đấu tranh ý thức hệ, đấu tranh giữa hai con đườngXHCN và TBCN, cuộc đấu tranh này ngày càng quyết liệt và phức tạp [5, tr.381] Kể từ năm 1986 đến nay, Đảng ta đã tiến hành 6 kỳ đại hội, mỗi kỳ đạihội Đảng là một lần quán triệt thêm một bước chủ trương nhất quán nhấnmạnh nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng

Trang 13

Quán triệt và thực hiện đường lối lãnh đạo, chỉ đạo về đấu tranh tưtưởng của Đảng, đã có nhiều công trình khoa học, luận án, cuốn sách, bài viếtnghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu là các công trình sau:

Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình mới” và được biên tập dưới dạng cuốn sách “Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch” của Ban Tuyên giáo Trung ương [6] Công trình

giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về thực chất của các học thuyết, quanđiểm thù địch, sai trái, các luận điểm xuyên tạc thành tựu của công cuộc đổimới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, ý đồ chính trị của các quan điểmxuyên tạc lịch sử, các luận điệu tác động vào nội bộ, sự vu cáo về vấn đề nhânquyền, các thủ đoạn chiến tranh tâm lý của chủ nghĩa đế quốc và các thế lựcthù địch Đề xuất những giải pháp có tính chất phương pháp luận để toànĐảng, toàn dân và toàn quân ta ở tất cả các cấp, các ngành đấu tranh phản báccác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tìnhhình mới, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tăng cường sự lãnh đạo của Đảng vànâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là lựclượng chuyên trách làm công tác tư tưởng của Đảng

Luận án tiến sĩ “Đặc thù của những cuộc đấu tranh hệ tư tưởng ở nước ta hiện nay và sự tác động của nó đến quân đội” của Lê Bỉnh [16] Tác

giả đã bàn khá sâu về hệ tư tưởng và thực chất của cuộc đấu tranh hệ tưtưởng trong thời đại ngày nay Tác giả cũng làm rõ sự tác động của cuộc đấutranh hệ tư tưởng ở nước ta hiện nay đến quân đội, làm rõ một số thủ đoạnchính mà các thế lực thù địch sử dụng để tác động về phương diện hệ tưtưởng đến quân đội như: Sử dụng truyền thông đại chúng (bao gồm đài phátthanh, báo chí và truyền hình); thông qua hợp tác khoa học, giáo dục và đàotạo; bằng văn học, nghệ thuật; phổ biến quan điểm phản động, sai trái bằng

Trang 14

photocoppy, tán phát tài liệu theo kiểu chuyển tay; qua bưu điện; thông quacon đường du lịch; lợi dụng các thế lực tôn giáo và vấn đề dân tộc; thôngqua viện trợ kinh tế, quan hệ mậu dịch, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết;thông qua hoạt động ngoại giao; thông qua những người bất mãn trong cựuchiến binh và người thân của quân nhân tại ngũ tác động đến quân đội (chủyếu đội ngũ cán bộ trung, cao cấp).

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giảipháp cơ bản để củng cố vững chắc trận địa tư tưởng vô sản của quân đội trongcuộc đấu tranh hệ tư tưởng hiện nay như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với quân đội trên lĩnh vực tư tưởng và đấu tranh hệ tư tưởng; tiếp tục đổimới nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị trongquân đội; tiếp tục đổi mới chính sách xã hội đối với quân đội và hậu phươngquân đội Trong đó nổi lên phải tập trung nâng cao ý chí chiến đấu, năng lựccông tác tư tưởng của các tổ chức đảng và nâng cao trách nhiệm của cán bộchính trị, cơ quan chính trị các cấp

Luận án tiến sĩ “Phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”

của Trần Doãn Tiến [118] Tác giả đã đánh giá khái quát tổng thể bức tranhthực trạng việc phê phán các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch vàbọn cơ hội chính trị về tư tưởng chính trị trên mạng internet Đồng thời, nêu

ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội của các quan điểm sai trái và làm

rõ những vấn đề đặt ra trong cuộc đấu tranh phê phán các quan điểm sai tráicủa các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị về tư tưởng chính trị trênmạng internet Trên cơ sở đó, tác giả đề ra những giải pháp nhằm nâng caohiệu quả cuộc đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái của các thế lực thùđịch và bọn cơ hội chính trị về tư tưởng chính trị trên mạng internet trong bảo

vệ Đảng, chế độ XHCN ở nước ta hiện nay

Trang 15

Luận án tiến sĩ Triết học “Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay” của Ngô Hoàng Anh [1] Tác giả đã làm rõ

những cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề về con đường đi lên CNXH ở ViệtNam; xác định những yêu cầu cơ bản và những tiêu chí cơ bản đánh giá hiệuquả của việc phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở ViệtNam Đánh giá thực trạng phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lênCNXH ở Việt Nam hiện nay Khái quát những vấn đề có tính quy luật vànhững vấn đề đặt ra về phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lênCNXH ở Việt Nam Xác định quan điểm cơ bản và đề xuất những giải pháp

cơ bản để nâng cao hiệu quả phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đilên CNXH ở Việt Nam

Cuốn sách “Vững bước trên con đường đã chọn” của Hội đồng Lý luận

Trung ương [70] Cuốn sách là tập hợp những bài viết của nhiều cán bộ, đảngviên và các nhà khoa học Trong các bài viết, một mặt các tác giả đã phê phánnhững quan điểm, tư tưởng sai trái; mặt khác, các tác giả đã trình bày nhữngquan điểm chính diện về những vấn đề cốt lõi mà chúng ta cần nắm vữngtrong quá trình đổi mới đất nước như: kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động củachúng ta; độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu, lý tưởng phấn đấu của chúngta; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết để phát triển đấtnước đúng định hướng; phát triển nền kinh tế thị trường phải giữ vững vàthực hiện tốt định hướng XHCN; tiến lên CNXH là phù hợp với lôgíc, xu thếphát triển của thời đại

Cuốn sách “Lẽ phải của chúng ta” của Hội đồng Lý luận Trung ương

[71] Cuốn sách đã cung cấp cho người đọc nhiều vấn đề như: Giữ vững nềntảng tư tưởng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới; hơn lúc

Trang 16

nào hết, trước bước ngoặt của lịch sử chúng ta cần kiên định mục tiêu, lýtưởng độc lập dân tộc và XHCN; đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối đúngđắn, là sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; phát triểnnền kinh tế thị trường định hướng XHCN là tất yếu khách quan; vấn đề bảođảm dân chủ và nhân quyền trong điều kiện nước ta hiện nay trước những âmmưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch

Cuốn sách “Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam” của Ban Tuyên giáo Trung ương [9] Cuốn sách đã đưa ra các khái niệm thế nào là quan điểm sai trái, thù

địch? Tóm lược sự phát triển và khái quát hệ thống những quan điểm sai trái,thù địch chủ yếu đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH ở nước ta Đồng thời,đánh giá những nét cơ bản và rút ra bài học về cuộc đấu tranh tư tưởng, lýluận của các nước XHCN như Trung Quốc, các nước thuộc Liên Xô trướcđây, Cuba, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và trong phong trào cộngsản, công nhân ở các nước tư bản phát triển từ năm 1991 đến nay

Cuốn sách đã dự báo tình hình, phương hướng, đề xuất 10 nhóm giảipháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, đấu tranh, phê phán cácquan điểm sai trái, thù địch, đó là: Nhóm giải pháp về tư tưởng, lý luận; nhómgiải pháp về xây dựng Đảng; nhóm giải pháp trong lĩnh vực kinh tế; nhómgiải pháp về văn hóa; nhóm giải pháp về an ninh - quốc phòng; nhóm giảipháp đấu tranh trên các lĩnh vực nhạy cảm: dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôngiáo; nhóm giải pháp chống chiến tranh tâm lý; nhóm giải pháp về đối ngoại;nhóm giải pháp về hành chính - pháp luật; nhóm giải pháp về đào tạo, bồidưỡng cán bộ

Cuốn sách “Phòng chống diễn biến hòa bình và “cách mạng màu” ở Việt Nam” của Phạm Ngọc Hiền (Chủ biên) [62] Nội dung của cuốn sách đã

phân tích, luận giải khá đầy đủ, toàn diện những hình thức, thủ đoạn mà chủ

Trang 17

nghĩa đế quốc và phản động quốc tế đã và đang thực hiện để chống phá cáchmạng XHCN từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay Đồng thời, cuốnsách cũng cung cấp cho người đọc nhận biết được những âm mưu, thủ đoạn,các nhân tố làm gia tăng diễn biến hòa bình và “cách mạng màu” ở nước ta dochủ nghĩa đế quốc và các lực lượng thù địch tiến hành Trên cơ sở đó, cuốnsách đã nêu ra phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp phòng, chốngnguy cơ diễn biến hòa bình và “cách mạng màu” ở nước ta hiện nay.

Cuốn sách “Phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị

và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay” của Nguyễn Bá

Dương [26] Cuốn sách gồm ba phần: phần thứ nhất làm rõ vì sao các thế lựcthù địch lại đẩy mạnh chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phần hai làm rõ V.I.Lênin bảo vệ vàphát triển sáng tạo học thuyết Mác - bài học cần nắm vững trong đấu tranh tưtưởng, lý luận hiện nay; phần thứ ba tập trung khẳng định bản chất khoa học,cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta.Nội dung của cuốn sách đã đi sâu luận giải các khía cạnh khác nhau về phòng,chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị và cung cấp một bức tranhtoàn cảnh về cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và sự cần thiết,biện pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước âm mưu thủ đoạn “diễnbiến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị của các thế lực thù địch

Cuốn sách “Công tác tư tưởng” của Đào Duy Quát [111] Tác giả cho

rằng, nếu hiểu tư tưởng là những suy nghĩ hàng ngày sẽ dẫn đến thu hẹp phạm

vi của tư tưởng và đấu tranh tư tưởng; là làm chật hẹp, nông cạn, một chiềukhái niệm tư tưởng và đấu tranh tư tưởng Theo tác giả, khi nói đấu tranh tưtưởng chủ yếu là nói tới đấu tranh về hệ tư tưởng, về lý luận; và đấu tranh tưtưởng là một bộ phận hợp thành cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc

Trang 18

Về nội dung cuộc đấu tranh tư tưởng, tác giả cho rằng, bao quát mọiphương diện cơ bản của đời sống tư tưởng văn hóa: về quan điểm kinh tế, vềchính trị, trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng Đồng thời, chỉ rõ: Cuộc đấu tranh

hệ tư tưởng là cuộc đấu tranh phản ánh cuộc đấu tranh kinh tế, chính trị giữacác giai cấp, nhưng đồng thời cuộc đấu tranh hệ tư tưởng cũng tác động trở lạiđối với các cuộc đấu tranh chính trị, kinh tế Ngày nay, nói đấu tranh tư tưởngtrước hết là nói tới cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng vô sản và hệ tư tưởng tưsản với tất cả những hình thức biểu hiện tinh vi, tế nhị của nó

Tác giả đã đề xuất 3 nhóm giải pháp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tưtưởng hiện nay theo các lĩnh vực công tác tư tưởng, lĩnh vực xây dựng Đảng

và hệ thống chính trị, lĩnh vực đối ngoại và thông tin truyền thông đối ngoại

Cuốn sách “Báo chí với công tác tuyên truyền, đấu tranh chống các luận điệu sai trái” của Bộ Thông tin và Truyền thông [24] Nội dung của

cuốn sách đã khẳng định và làm sáng tỏ những nhiệm vụ của báo chí trongđấu tranh chống các luận điệu sai trái, nhận dạng các quan điểm sai trái về lýluận; nhận dạng âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đếquốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch chống phá ta trong thờigian gần đây Và khẳng định, cần tăng cường vai trò, hiệu quả của báo chítrong tuyên truyền, đấu tranh chống lại các luận điểm sai trái, thù địch; rút ranhững kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả tuyêntruyền chống các luận điệu sai trái trên các phương tiện thông tin hiện nay

Cuốn sách “Dân chủ, nhân quyền - Giá trị toàn cầu và đặc thù quốc gia” do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Nxb CTQG xuất bản [72].

Cuốn sách đã trình bày những vấn đề chung về dân chủ, nhân quyền, tư tưởng

Hồ Chí Minh về dân chủ, nhân quyền và đi sâu phân tích, phê phán, bác bỏnhững luận điệu sai trái của các thế lực thù địch về vấn đề dân chủ, nhân

Trang 19

quyền Cuốn sách đã khẳng định: Dân chủ, nhân quyền là những vấn đề mà cácthế lực thù địch đang mưu toan lợi dụng để chống phá sự nghiệp cách mạngnước ta nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” Do vậy, chúng ta phảinhận dạng đúng và có những biện pháp linh hoạt, sáng tạo để đấu tranh, bác bỏnhững luận điệu sai trái, thù địch về vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Cuốn sách “Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” do Phạm Tất Thắng (Chủ biên) [114] Cuốn sách

cho rằng, đấu tranh tư tưởng nằm trong phạm trù của cuộc đấu tranh giaicấp, là một trong những hình thức cơ bản nhất của đấu tranh giai cấp Cùng

quan điểm này, trong cuốn sách “Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán

bộ làm công tác tư tưởng” [57], Trần Thị Anh Đào nhấn mạnh và làm rõ, trong xã hội có giai cấp thì tư tưởng bao giờ cũng mang tính giai cấp Đồng

thời khẳng định thực chất đấu tranh tư tưởng là biểu hiện của đấu tranh giai

cấp Trong cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, đấu tranh tư tưởng

đã góp phần quan trọng giúp giai cấp vô sản giành chính quyền Sau khi cóchính quyền, đấu tranh tư tưởng vẫn tiếp tục để chống các tàn dư tư tưởngcủa xã hội cũ, những khuynh hướng tư tưởng lệch lạc và các tư tưởng thùđịch, phản động để làm cho ý thức XHCN chiếm ưu thế tuyệt đối trong đờisống tinh thần của xã hội

Cuốn sách “Nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu tranh lý luận ở nước

ta hiện nay” do Phan Trọng Hào (Chủ biên) [61] Cuốn sách cho rằng, tư

tưởng và lý luận có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần xã hội, đấu tranh

tư tưởng, lý luận bao giờ cũng là mặt trận nóng bỏng của cuộc đấu tranh giaicấp, đấu tranh dân tộc Đấu tranh tư tưởng và đấu tranh lý luận quan hệ chặtchẽ và thống nhất với nhau trong mặt trận đấu tranh tư tưởng, lý luận ở nước

ta Đấu tranh tư tưởng sẽ không thể đạt hiệu quả nếu không dựa chắc trên

Trang 20

một cơ sở lý luận khoa học chắc chắn; đấu tranh lý luận sẽ trở nên không có

ý nghĩa, thậm chí có hại, nếu nó không rõ phương hướng tư tưởng, khôngđứng vững trên lập trường tư tưởng Tuy nhiên, việc phân định đâu là tưtưởng và đấu tranh tư tưởng, đâu là lý luận và đấu tranh lý luận chỉ có ýnghĩa tương đối bởi tính chất phức tạp và đan xen của nó Đặc biệt trongđiều kiện hiện nay, đấu tranh tư tưởng và đấu tranh lý luận đã và đang là vấn

đề nóng bỏng trong cuộc đấu tranh giữa CNXH và các thế lực chống đốiCNXH dưới mọi màu sắc

Đánh giá thực trạng, rút ra nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm, tổng kếtnhững bài học kinh nghiệm, dự báo nhân tố tác động, xác định yêu cầu Cáctác giả đã xác định bốn giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả đấutranh lý luận, đó là: Nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của các tổchức, lực lượng thực hiện nhiệm vụ đấu tranh lý luận; tăng cường lãnh đạo,chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đấu tranh lý luận; xác định đúng, trúngnội dung và sử dụng có hiệu quả các hình thức, biện pháp đấu tranh lý luận; tổchức xây dựng lực lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh lý luận; xâydựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường cơ sở, vật chất cho hoạtđộng đấu tranh lý luận

Trang 21

Dưới góc độ là các bài viết liên quan trực tiếp đến đấu tranh tư tưởng

có các bài tiêu biểu sau: “Về tính giai cấp của hệ tư tưởng và việc đấu tranh bảo vệ trận địa tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong quân đội ta hiện nay” của

Nguyễn Văn Thế, đăng trong cuốn sách “Công tác tư tưởng, lý luận trong

quân đội trước tình hình mới” của Nxb QĐND phát hành năm 2003 [65]; “Về cuộc đấu tranh tư tưởng trong tình hình mới” của Nguyễn Phú Trọng, đăng trên Tạp chí Cộng sản, tháng 11 năm 2005 [127]; “Đấu tranh chống quan

điểm sai trái, thù địch” của Nguyễn Hồng Vinh, đăng trên Tạp chí Nghiên

cứu Lý luận, số (7) năm 2010 [129]; “Những vấn đề rút ra từ cuộc đấu tranh

tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay” của Dương Văn Bóng, đăng trên Tạp chí

Lý luận chính trị tháng 3 năm 2011 [17]; “Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận giữa CNTB và CNXH trong bối cảnh thế giới và thời đại hiện nay” của

Đinh Thế Huynh, đăng trên Thông tin lý luận chính trị, tháng 6 năm 2011 [74];

“Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng chính trị hiện nay - Thực trạng và

quan điểm của Đảng ta” của Lê Hữu Nghĩa, đăng trên Thông tin lý luận chính trị, tháng 6 năm 2012 [107]; “Nhận diện quan điểm sai trái, thù địch; Các dạng quan điểm sai trái, thù địch” của Vũ Văn Hiền, đăng trên Bản tin Lý luận và thực tiễn, tháng 11 năm 2013 [63]; “Những nguyên tắc của đấu tranh

lý luận ở nước ta hiện nay” của Lê Hữu Nghĩa, đăng trên Tạp chí cộng sản, tháng 8 năm 2013 [108]; “Đặc điểm cuộc đấu tranh lý luận ở nước ta hiện nay” của Phan Trọng Hào, đăng trên Tạp chí Khoa học và Chiến lược, số 4

năm 2013 [60]

Nội dung các bài viết trên đây đã tiếp tục khẳng định và làm rõ tầmquan trọng của đấu tranh trên mặt trận tư tưởng của Đảng, của quân độitrong sự nghiệp đổi mới đất nước; chỉ ra phương pháp, biện pháp nhận diệnthực chất nội dung các quan điểm sai trái, thù địch Trên cơ sở đánh giá thực

Trang 22

trạng, các bài viết đã tiếp tục làm rõ đặc điểm, yêu cầu, vấn đề có tínhnguyên tắc và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả trongđấu tranh tư tưởng nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong bối cảnhthế giới và thời đại hiện nay.

Tóm lại, các công trình khoa học, luận án, sách, bài viết trên đã nghiên

cứu và đề cập tới nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến đề tài: Quan niệm,nội dung, hình thức, phương pháp đấu tranh tư tưởng, quan điểm chỉ đạo,những vấn đề đã và đang đặt ra đối với đấu tranh tư tưởng hiện nay, giải phápnâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh tư tưởng của Đảng, của quân đội đãgóp phần rất quan trọng trên mặt trận đấu tranh tư tưởng của Đảng, quân độicủa những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, củng cố niềm tin về conđường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã chọn Tuy nhiên, các côngtrình khoa học, luận án, bài viết trên chưa nghiên cứu một cách toàn diện, hệthống, chuyên sâu về đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở cácnhà trường quân đội hiện nay Các các công trình khoa học, luận án, sách, bàiviết trên đây có giá trị rất lớn đối với nâng cao nhận thức và cung cấp nhữngthông tin, luận cứ cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án này

2 Các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến năng lực đấu tranh tư tưởng và nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên

lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội

Có nhiều công trình khoa học, luận án, sách, bài viết nghiên cứu liênquan đến năng lực đấu tranh tư tưởng và nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởngcủa giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội Tiêu biểu như:

Đề tài khoa học “Vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học xã hội nhân văn ở Học viện Chính trị quân sự trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay”

do Vũ Quang Đạo (Chủ nhiệm) [58] Đề tài cho rằng, đội ngũ cán bộ khoa học

Trang 23

xã hội nhân văn ở Học viện Chính trị quân sự có vai trò quan trọng, là lựclượng đi đầu trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận của Đảng, của quân đội.Đấu tranh tư tưởng, lý luận của đội ngũ cán bộ khoa học xã hội nhân văn ở Họcviện Chính trị quân sự gắn liền với giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, do

đó họ phải có năng lực tương ứng, năng lực đó được biểu hiện và có quan hệchặt chẽ với năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tuyêntruyền giáo dục, thuyết phục trong thực tiễn đấu tranh tư tưởng, lý luận

Sau khi đánh giá thực trạng phát huy vai trò đội ngũ cán bộ khoa học

xã hội nhân văn ở Học viện Chính trị quân sự trong cuộc đấu tranh tư tưởng,

lý luận; dự báo xu hướng ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu củacuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận; đề tài đã xác định quan điểm chỉ đạo và đềxuất những giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học xãhội nhân văn ở Học viện Chính trị quân sự trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lýluận: Nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực hoạt động lý luận thức tiễn củađội ngũ này; nắm vững nguyên tắc tính đảng, tính khoa học, xác định đúngnội dung trọng điểm, có hình thức đấu tranh phong phú, phù hợp với từng vấn

đề cần đấu tranh phê phán; tổ chức lực lượng chặt chẽ, có cơ chế quản lý vàchính sách động viên, khuyến khích họ; tăng cường và nâng cao chất lượngthông tin phục vụ cho đấu tranh tư tưởng, lý luận

Đề tài khoa học “Quân đội nhân dân Việt Nam đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận trong tình hình mới” do Dương Quốc Dũng (Chủ nhiệm) [25] Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn quân đội

trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, lý luận; khẳng định vai trò to lớn của quânđội trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, lý luận Sau khi làm rõ đặc điểm, khảosát, đánh giá thực trạng; rút ra 5 bài học kinh nghiệm của quân đội đấu tranhtrên mặt trận tư tưởng, lý luận; đề tài đã dự báo sự tác động của tình hình vàxác định những yêu cầu đối với quân đội đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lýluận trong tình hình mới

Trang 24

Đề tài đã đề xuất những giải pháp cơ bản để quân đội hoàn thành tốt

nhiệm vụ đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, đó là: Nâng cao nhận thứccủa các tổ chức, lực lượng và mỗi cán bộ, chiến sĩ về nhiệm vụ đấu tranh tưtưởng, lý luận; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, sựquản lý điều hành tập trung, thống nhất của chính ủy (chính trị viên) và ngườichỉ huy các cấp; đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn,nghiên cứu dự báo và nghiên cứu âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lựcthù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; xác định đúng và trúng nội dung đấutranh; sử dụng và kết hợp có hiệu quả các hình thức đấu tranh tư tưởng, lý luậnphù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của quân đội; xây dựng, bồi dưỡnglực lượng nòng cốt và hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng và bảo vệ lựclượng nòng cốt; đầu tư vật chất, kỹ thuật tạo những điều kiện thuận lợi để quânđội hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận

Đề tài khoa học “Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay” do Nguyễn Đình Bắc

(Chủ nhiệm) [13] Sau khi làm rõ những vấn đề lý luận, đề tài đã khảo sátđánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân của hạn chế trong phát huy vai tròcủa đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lýluận hiện nay là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động phát huy vai trò củađội ngũ này trong đấu tranh tư tưởng, lý luận ở một số cấp ủy đảng, chỉ huycác cấp còn thiếu sót cả trên phương diện nhận thức và tổ chức thực hiện; donhận thức và năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận của một bộ phận giảngviên chưa đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc đấu tranh tưtưởng, lý luận; do các chủ thể chưa xây dựng được môi trường và điều kiệnthực sự thuận lợi để phát huy vai trò của đội ngũ này tích cực tham gia đấutranh tư tưởng, lý luận

Trên cơ sở đó, đề tài đã đề ra các giải pháp để phát huy vai trò của độingũ giảng viên ở Học viện Chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiệnnay, đó là: Tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm của các tổ

Trang 25

chức, các lực lượng ở Học viện đối với việc phát huy vai trò của đội ngũgiảng viên trong đấu tranh tư tưởng, lý luận; nâng cao hiệu quả đấu tranh tưtưởng, lý luận của đội ngũ giảng viên; nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lựcđấu tranh tư tưởng, lý luận cho đội ngũ giảng viên; xây dựng môi trườngthuận lợi và đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tích cực hóa vai tròđội ngũ giảng viên trong đấu tranh tư tưởng, lý luận.

Luận án tiến sĩ “Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa học xã hội ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của Phạm Văn Thuần [116] Tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành

chủ nghĩa xã hội khoa học, tác giả cho rằng, năng lực đấu tranh tư tưởng - lýluận của giảng viên khoa học xã hội là tổng hòa những khả năng phát hiện,phê phán, ngăn chặn và khắc phục ảnh hưởng của những quan điểm, tư tưởngthù địch, phản động, sai trái nhằm bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sáchcủa Nhà nước, bản chất truyền thống quân đội và sự nghiệp cách mạng củanhân dân ta trong quá trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và cáchoạt động xã hội khác Theo đó, tác giả cho rằng, cấu trúc năng lực đấu tranh

tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa học xã hội bao gồm: Năng lực tư duy,năng lực nhận thức lý luận, năng lực thu thập và xử lý thông tin, năng lực tổchức đấu tranh tư tưởng - lý luận trong thực tiễn

Theo tác giả, để nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận củagiảng viên khoa học xã hội cần phải: Tăng cường giáo dục toàn diện, nhất làgiáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lốicủa Đảng, chính sách của Nhà nước và quân đội; coi trọng xây dựng môitrường thông tin thuận lợi và xây dựng các nhà trường quân đội vững mạnhtoàn diện để tạo môi trường sư phạm thuận lợi và quan tâm về chính sách đốivới đội ngũ này nhiều hơn nữa

Cuốn sách “Một số vấn đề công tác tư tưởng, lý luận trong quân đội trước tình hình mới” của Lê Minh Vụ [131] Mặc dù tác giả chưa đưa ra quan

Trang 26

niệm về năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị, song tácgiả cho rằng, có thể hiểu một cách ngắn gọn, dù không phải là hoa mỹ, cán bộlàm công tác tư tưởng, lý luận phải nói được, viết được, làm được Họ phải lànhững người có trình độ lý luận, có trình độ và khả năng vận dụng lý luận vàocuộc sống và hoạt động quân sự Đằng sau mấy vấn đề đó là sự đảm bảo bởibản lĩnh chính trị, đạo đức tư cách người cán bộ và một bầu nhiệt huyết saysưa tận tụy với công việc

Cuốn sách “Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác

tư tưởng” của Trần Thị Anh Đào [57] Mặc dù tác giả không bàn trực tiếp đến

nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở cácnhà trường quân đội, song tác giả cho rằng, đối với đội ngũ cán bộ làm côngtác tư tưởng nói chung thì trước hết cần nâng cao trình độ trình độ lý luậnchính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn; tạo mọi điều kiện để họkết hợp chặt chẽ hơn nữa lý luận và thực tiễn để họ phát huy tối đa năng lựccủa mình; phải kết hợp chặt chẽ phẩm chất chính trị và năng lực chuyên mônđối với cán bộ làm công tác tư tưởng Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, cùngvới sự bùng nổ thông tin và nhiều vấn đề tư tưởng phức tạp thường nảy sinhthì người cán bộ làm công tác tư tưởng cần có khả năng tiếp thu cái mới,không ngừng nâng cao trình độ, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, luôn bắtnhịp với cuộc sống đang đổi thay nhanh chóng, có trình độ ngoại ngữ và tinhọc tối thiểu để sử dụng trong công tác và giao tiếp

Bài viết “Bồi dưỡng và phát triển năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị Quân sự hiện nay” của Đinh Văn Thanh đăng trong cuốn sách “Công tác tư tưởng, lý luận trong quân đội trước tình hình mới” [65] Đúc kết kinh nghiệm

trong nhiều năm quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên đào giáo viên khoa học

xã hội và nhân văn trong quân đội, tác giả cho rằng, trên mặt trận đấu tranh tưtưởng, lý luận, đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và giáo viên khoa học xãhội và nhân văn cùng với lực lượng làm công tác tư tưởng, lý luận của toàn

Trang 27

Đảng, toàn quân luôn là lực lượng đi đầu Tuy nhiên, việc bồi dưỡng và pháttriển năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận cho họ vẫn còn những hạn chế Vìvậy, để bồi dưỡng và phát triển năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận cho họcviên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn cần phải tập trung nâng caochất lượng dạy và học các môn khoa học xã hội và nhân văn; giữ vững địnhhướng chính trị, tư tưởng trong giáo dục, huấn luyện; tăng cường bồi dưỡng vàrèn luyện phương pháp, kỹ năng đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận chongười học; phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên trong quá trình họctập, rèn luyện, đấu tranh trên mặt trận lý luận, tư tưởng

Bài viết “Nâng cao hơn nữa vai trò của đội ngũ giảng viên khoa học

xã hội và nhân văn quân sự trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay” của Lương Thương Quyến đăng trong cuốn sách “Công tác tư tưởng, lý luận trong quân đội trước tình hình mới” [65] Tác giả cho rằng, đội ngũ giảng

viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự có điều kiện và khả năng tham giatrực tiếp vào cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận thông qua nghiên cứu, giảngdạy và trên thực tế thời gian qua họ đã tích cực góp phần vào sự nghiệp đấutranh đó Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay để tham gia đấu tranh có chấtlượng, hiệu quả trên mặt trận này đòi hỏi mỗi người phải có bản lĩnh chính trịvững vàng, kiên định lập trường; bản lĩnh đó phải được dựa trên cơ sở khoahọc và được thể hiện ở phẩm chất năng lực trí tuệ: nắm vững chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu sâu mọi đường lối, chủ trương, chínhsách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, quân đội, có trình độ học vấncao, nắm vững kinh nghiệm đã được tổng kết và những phát triển mới vềkhoa học xã hội trên thế giới, có phương pháp tư duy khoa học, nhạy cảm vềthực tiễn, sắc bén về lý luận, dũng cảm; tích cực đổi mới nội dung và hìnhthức đấu tranh Vì vậy, cần phải: Kết hợp chặt chẽ hoạt động giảng dạy,nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ lý luận với thực tiễn cách mạng, thựctiễn hoạt động ở đơn vị; thông tin đầy đủ, thông tin nhiều chiều có định hướng

về những quan điểm, tư tưởng sai trái và những vấn đề thực tiễn có liên quan

Trang 28

cho họ; các kết quả nghiên cứu trong đấu tranh tư tưởng, lý luận sau khi đượcđăng tải cần được phân tích, kiểm nghiệm vận dụng, đánh giá kịp thời.

Tóm lại, những công trình khoa học, luận án, sách, bài viết của các tác

giả trên đây là những tài liệu có giá trị rất cao, liên quan trực tiếp đến đề tàiluận án; đã góp phần tích cực, tạo cơ sở và gợi ý khoa học cho nghiên cứusinh rất nhiều điều trong quá trình thực hiện luận án

3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

* Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố

Một là, những công trình khoa học công bố trên đây đã đề cập, luận

giải dưới những góc độ, cấp độ tiếp cận khác nhau theo quan điểm của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng vềnăng lực, đấu tranh tư tưởng, năng lực đấu tranh tư tưởng và nâng cao nănglực đấu tranh tư tưởng của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong và ngoài quânđội Các công trình khoa học đã đưa ra quan niệm, luận giải một cách khoahọc, hệ thống về vấn đề nghiên cứu một cách phù hợp, thấu đáo, có sức thuyếtphục khoa học rất cao

Tuy nhiên, nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống vấn đề nâng caonăng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trườngquân đội hiện nay thì các công trình khoa học trên đây chưa đề cập Do đó,nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở cácnhà trường quân đội hiện nay là vấn đề đặt ra cần nghiên cứu một cách cơbản, hệ thống, góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho việc đào tạo, bồi dưỡngnâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở cácnhà trường quân đội nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh trên mặttrận tư tưởng của Đảng, của quân đội ta hiện nay

Hai là, đã có những công trình khoa học công bố trên đây tiến hành

khảo sát đánh giá thực trạng đấu tranh tư tưởng, lý luận của Đảng, quân đội

và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn

Trang 29

chế theo các góc độ, cấp độ tiếp cận của các khoa học chuyên ngành khácnhau về vấn đề nghiên cứu.

Tuy nhiên, việc khảo sát và đánh giá thực trạng nâng cao năng lực đấutranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiệnnay chưa được tiến hành Do đó, khảo sát đánh giá thực trạng nâng cao nănglực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quânđội hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm cung cấp cơ sở thực tiễncho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng cho họ và

bổ sung, hoàn thiện điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, hệthống chính sách đối với đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trườngquân đội một cách thiết thực và hiệu quả

Ba là, các công trình khoa học trên đây đã nghiên cứu đề ra các giải

pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh tư tưởng của Đảng, của quânđội trong tình hình hiện nay; giải pháp để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ,giảng viên trong đấu tranh tư tưởng Những giải pháp đó là cơ sở khoa họcquan trọng để Đảng, quân đội lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡngnâng cao năng lực hoạt động đấu tranh tư tưởng ngày một mang lại hiệu quảhơn trong công cuộc đổi mới đất nước cho các đối tượng

Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đề ra nhữnggiải pháp trực tiếp nhằm nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên

lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay

* Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Luận án đi sâu nghiên cứu nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng củagiảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay dưới góc độchuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Trong đó, tậptrung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, xây dựng quan niệm và làm rõ những yếu tố cấu thành năng

lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân

Trang 30

đội; xây dựng quan niệm nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên

lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội và phân tích làm rõ mục đích, chủthể, nội dung, phương thức nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảngviên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội Khái quát và làm rõ vấn đề

có tính quy luật nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luậnchính trị ở các nhà trường quân đội

Thứ hai, tiến hành điều tra khảo sát đánh giá thực trạng nâng cao năng

lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quânđội hiện nay Dự báo sự tác động của tình hình và xác định những vấn đề đặt

ra đối với nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chínhtrị ở các nhà trường quân đội hiện nay

Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực đấu tranh

tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;dưới góc độ chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,

nghiên cứu một cách cơ bản về “Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay” là đề tài độc

lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố, có ý nghĩa lýluận và thực tiễn cấp thiết hiện nay

Chương 1 THỰC CHẤT VÀ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH QUY LUẬT NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG CỦA GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH

TRỊ Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI 1.1 Thực chất nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội

Trang 31

1.1.1 Quan niệm năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội

* Quan niệm năng lực và đấu tranh tư tưởng

Về năng lực, hiện nay còn nhiều cách tiếp cận, quan niệm khác nhau.Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là: 1 Những điều kiện đủ hoặc vốn

có để làm một việc gì 2 Khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc” [28, tr.1087]; Từ điển Triết học: “Năng lực là toàn bộ những đặc tính tâm lý của conngười khiến cho nó thích hợp với một hình thức hoạt động nghề nghiệp nhấtđịnh đã hình thành trong lịch sử” [125, tr 379];

Triết học Mác - Lênin xem xét năng lực gắn liền với con người cụ thể vàhoạt động trong một lĩnh vực nhất định C.Mác viết: “Chúng tôi hiểu sức laođộng hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồntại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ravận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [92; tr 251] Nănglực của con người bộc lộ và phát triển chính trong quá trình thống nhất của cácyếu tố, quá trình đó Vì vậy, có thể nói bằng cách tiếp cận của mình, triết họcMác - Lênin coi năng lực là những yếu tố thuộc về “thể chất và tinh thần” củamột con người và được người đó huy động, vận dụng vào hiện thực “mỗi khisản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” Theo đó, năng lực người và sự pháttriển của nó luôn gắn liền với hoạt động sống của con người và được biểu hiện

cụ thể trong các hoạt động đó Không có năng lực tách rời hoạt động thực tiễn

Kế thừa các quan niệm và quan điểm Triết học Mác - Lênin về năng lực

trên đây, tác giả cho rằng: Năng lực là tổng hợp những yếu tố chủ quan của chủ thể tạo thành khả năng thực hiện có hiệu quả một công việc cụ thể xác định

Quan niệm về năng lực trên đây của tác giả đã được xem xét, nhìn nhận

có tính toàn diện, hệ thống Theo đó, năng lực của một chủ thể tồn tại dướihai dạng thức cơ bản: Dạng tiềm năng và dạng hiện thực Dạng tiềm năng bao

Trang 32

gồm tổng hợp những yếu tố chủ quan cần huy động cho dạng hiện thực Dạnghiện thực là khả năng huy động dạng tiềm năng đó vào thực tiễn thực hiện cóhiệu quả một công việc cụ thể xác định Dạng tiềm năng và dạng hiện thựctrong năng lực của chủ thể có mối liên hệ với nhau Dạng tiềm năng càngphong phú, đầy đủ, chất lượng cao thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho dạnghiện thực Tuy nhiên, không phải chủ thể cứ có tiềm năng tốt là đưa tới hoạtđộng thực tiễn tốt, mà năng lực ở dạng hiện thực tốt hay không còn phụ thuộcvào những điều kiện chủ quan và khách quan khác Nếu chủ thể có dạng tiềmnăng tốt nhưng không hành động hoặc hành động không đúng quy luật thìkhông cải biến được hiện thực, như thế cũng như không có năng lực Dạnghiện thực mới quyết định chất lượng hoạt động của chủ thể, đồng thời có tácdụng bổ sung, hoàn thiện dạng tiềm năng.

Như vậy, năng lực được đề cập ở đây không tách rời hoạt động thựctiễn của chủ thể, năng lực phải được thể hiện qua hành động thực tiễn, đobằng chất lượng, hiệu quả trong thực tiễn một công việc cụ thể xác định Thựctiễn đời sống xã hội của con người rất phong phú, có bao nhiêu lĩnh vực hoạtđộng cụ thể xác định thì cũng có bấy nhiêu năng lực và đáp ứng mỗi lĩnh vựchoạt động cụ thể xác định khác nhau, đòi hỏi chủ thể cần những yếu tố chủquan ở dạng tiềm năng và dạng hiện thực là không hoàn toàn giống nhau

Đấu tranh tư tưởng là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng đểchỉ một nội dung, hình thức, bộ phận hợp thành đấu tranh giai cấp Để hiểu cơbản, hệ thống về phạm trù đấu tranh tư tưởng, trước hết cần nhận thức thốngnhất về tư tưởng

Tư tưởng là một khái niệm phức tạp, có nhiều tầng nấc biểu hiện vànhiều quan niệm khác nhau: “Tư tưởng: 1 sự suy nghĩ 2 quan điểm và ýnghĩ chung của con người đối với thế giới, tự nhiên và xã hội” [28, tr 1074];

“tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của conngười đối với thế giới xung quanh” [125, tr 734]; “tư tưởng là sự phản ánh

Trang 33

của hiện thực trong ý thức, biểu thị những lợi ích ít nhiều có tính phổ biến củacon người, của xã hội” [57, tr 19]; …

Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng thuộc phạm trù ý thức

xã hội; là biểu hiện về mặt ý thức, nhận thức của con người đối với thế giớixung quanh Bất cứ tư tưởng nào cũng do chế độ xã hội, do điều kiện sinh hoạtvật chất quy định và là sự phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất của mộtchế độ xã hội nhất định Chỉ có thể tìm nguồn gốc, bản chất của tư tưởng trongđiều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, trong tồn tại xã hội mà tư tưởng phảnánh, chứ không thể tìm trong bản thân tư tưởng Khi chế độ xã hội, những điềukiện sinh hoạt vật chất thay đổi thì tư tưởng cũng sẽ thay đổi theo

Tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan, nhưng lại là kết quả quá

trình tư duy của con người nên nó mang tính chủ quan Phân loại theo phạm

vi và đối tượng có tư tưởng chung của một cộng đồng, một giai cấp và tưtưởng của một nhóm, một cá nhân Phân loại theo lĩnh vực của đời sống xãhội có tư tưởng chính trị, tư tưởng kinh tế, tư tưởng văn hóa, Phân loại theocấp độ phản ánh, có tư tưởng ở cấp độ ý thức xã hội thông thường và tư tưởng

ở cấp độ ý thức lý luận Ở cấp độ ý thức xã hội thông thường, tư tưởng là suy

nghĩ hoặc ý nghĩ của con người về những hiện tượng tự nhiên, xã hội, nhữngmối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống thường nhật hàng ngày.Còn ở cấp độ ý thức lý luận, thì tư tưởng có tính khái quát, sâu sắc và hệthống hơn Theo đó, tư tưởng có nghĩa rộng hơn cả lý luận Lý luận là sự pháttriển cao của nhận thức, là hệ thống những tri thức phản ánh những mối liên

hệ bản chất, tất yếu của hiện thực khách quan [61, tr 7]

Mặc dù chưa đưa ra quan niệm về tư tưởng, song Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã luận chứng vị trí, vai trò rất quan trọng của tư tưởng trong mối quan hệ chặt

chẽ với hành động của mỗi con người, mỗi tổ chức Hồ Chí Minh cho rằng: “Tư

tưởng có thống nhất, hành động mới thống nhất Tư tưởng và hành động có

Trang 34

thống nhất mới đánh thắng được giặc” [96, tr 206] Ngược lại, “Tư tưởng khôngđúng đắn thì công tác ắt sai lầm” [97, tr 242] Vì vậy, Người kết luận: “mỗi việcthành hay bại đều do tư tưởng đúng hay sai” [98, tr 413] và “Giáo dục tư tưởng

và lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất của Đảng” [101, tr 234]

Theo đó, có thể quan niệm: Tư tưởng là sự phản ánh của hiện thực trong

ý thức và giữ vai trò chi phối suy nghĩ, hành động của con người, của xã hội

Như vậy, tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức,nhưng lại là kết quả quá trình tư duy của con người, của xã hội nên quá trìnhhình thành và phát triển nó chịu sự chi phối của nhiều yếu tố Trong lịch sử,

các giai cấp thống trị xã hội đã phát triển tư tưởng dưới dạng hệ thống hóa,

khái quát hóa tư tưởng của giai cấp mình thành lý luận, thành các học thuyếtchính trị - xã hội để làm vũ khí lý luận trong đấu tranh giai cấp Thực chất hệ

tư tưởng cũng là sản phẩm của nhà tư tưởng trên cơ sở hệ thống hóa, bảo vệ,phát triển tư tưởng phản ánh lợi ích giai cấp của họ

Nói đến đấu tranh là nói đến lĩnh vực hoạt động xã hội của con người,bắt nguồn từ sự ý thức về lợi ích, quyền lợi của họ trên các lĩnh vực nhất địnhcủa đời sống xã hội, biểu hiện cụ thể ở đời sống vật chất hoặc đời sống tinhthần Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, trong xã hội có giai cấp tất yếu cóđấu tranh giai cấp và đấu tranh tư tưởng là một bộ phận và là biểu hiện của đấutranh giai cấp Ph.Ăngghen đã khẳng định: “tất cả mọi cuộc đấu tranh tronglịch sử, - không kể nó diễn ra trên địa hạt chính trị, tôn giáo, triết học, hay trênbất kỳ một địa hạt tư tưởng nào khác - thực ra chỉ là biểu hiện ít nhiều rõ rệt

của cuộc đấu tranh của các giai cấp trong xã hội” [3, tr 373 - 374].

Theo đó, có thể quan niệm: Đấu tranh tư tưởng là sự bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các tư tưởng đối lập, sai trái, nhằm xác lập, bảo vệ và phát triển

hệ tư tưởng của giai cấp đối với toàn xã hội để thực hiện lợi ích của giai cấp.

Trang 35

Trong xã hội có giai cấp tất yếu có sự đấu tranh nhằm để truyền bá, thuphục lòng người, lôi kéo quần chúng nhân dân theo tư tưởng của giai cấpthống trị, biến tư tưởng thành hành động để giành thắng lợi trong cuộc đấutranh giai cấp, thực hiện lợi ích giai cấp Đấu tranh tư tưởng diễn ra trên lĩnhvực tư tưởng và đời sống tinh thần xã hội; là cuộc đấu tranh bài trừ, phủ định

lẫn nhau giữa các tư tưởng đối lập, giữa các tư tưởng sai trái trong cùng một

chủ thể, nhằm mục tiêu xác lập, bảo vệ, phát triển hệ tư tưởng của giai cấp đốivới toàn xã hội để thực hiện lợi ích cơ bản của giai cấp, suy cho cùng là thựchiện lợi ích kinh tế

Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vitoàn thế giới, mở đầu bằng cách mạng XHCN Tháng Mười Nga vĩ đại (1917).Theo đó, đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay “chủ yếu diễn ra giữa hệ tưtưởng vô sản và hệ tư tưởng tư sản” [123, tr 346], để khẳng định “ai thắng ai”giữa CNXH và CNTB Đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay trở nên gay gắt,quyết liệt, phức tạp bởi kẻ thù tư tưởng đang tăng cường chống phá bằngnhiều âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt nhằm phá hoại sự nghiệpđổi mới, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam

Để đấu tranh tư tưởng có hiệu quả, chủ thể tham gia phải xác định rõ

mục tiêu, đối tượng đấu tranh Mục tiêu đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay

là: “khẳng định và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, truyềnthống tốt đẹp của dân tộc phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch”

[49, tr 5] Đối tượng đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay là: 1 Các tư tưởng sai trái, thù địch của các thế lực thù địch, bọn cơ hội chính trị Đó là

những tư tưởng sai trái, thù địch, các trào lưu tư tưởng cơ hội chính trị củanhững cá nhân hay tổ chức, nhà nước hay tổ chức phi chính phủ, hợp pháphay bất hợp pháp, ở trong nước hay ở nước ngoài, người Việt Nam hay người

nước ngoài hoạt động chống phá ta trên lĩnh vực tư tưởng 2 Những nhận

Trang 36

thức mơ hồ, lệch lạc, sai trái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ

phận cán bộ, đảng viên và nhân dân ta Đối tượng này nằm ở ngay trong nội

bộ Đảng, nội bộ quân đội và nhân dân ta như: chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thựcdụng, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, suy thoái về đạo đức lối sống, “tự diễnbiến”, “tự chuyển hóa” Đây là đấu tranh trong nội bộ, nhằm phê phán, khắcphục, hạn chế, uốn nắn những nhận thức mơ hồ, lệch lạc, sai trái, “tự chuyểnhóa”, “tự diễn biến” để tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của cán

bộ, đảng viên và nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam XHCN Trong đấu tranh tư tưởng: “Đấu tranh phê phán các tư tưởng thùđịch và đấu tranh nhận thức đúng sai trong nội bộ có quan hệ chặt chẽ, tácđộng ảnh hưởng lẫn nhau, đều cần được lưu ý để có định hướng đúng, quanđiểm và phương pháp đúng, vừa ngăn ngừa được âm mưu phá hoại, chia rẽcủa các thế lực thù địch, vừa phát triển được nhận thức tư tưởng, tiếp cậnchân lý thúc đẩy cách mạng không ngừng vận động phát triển” [65, tr 94]

* Giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội và năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội

Theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008

của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong hệ thống giáo dục đào tạo của nước ta hiện

nay, giảng viên lý luận chính trị là giảng viên thuộc các bộ môn khoa học:Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh,Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam [20] Theo tổ chức biênchế ở các nhà trường quân đội hiện nay, giảng viên lý luận chính trị là nhữnggiảng viên thuộc các bộ môn khoa học: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa

xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng

Điều 70, Mục 1, Chương IV của Luật Giáo dục quy định: “Nhà giáo

giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề

Trang 37

nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên” [82, tr.

56] Điều 54, Chương VIII của Luật Giáo dục đại học quy định: “Chức danh

của giảng viên bao gồm: Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư,giáo sư” [83, tr 59]

Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay

đã được đào tạo qua trường ở các cấp học, bậc học khác nhau Trong tổng thểđội ngũ có sự đa dạng về cơ cấu, cấp bậc, trình độ học vấn, tuổi quân, tuổi đời,dân tộc, vùng miền, và không có sự đồng đều về trình độ, kinh nghiệm côngtác [Phụ lục 1, Phụ lục 8] Họ có nhiệm vụ tham gia vào sự nghiệp đào tạo cácthế hệ cán bộ cho quân đội có phẩm chất, năng lực toàn diện theo mục tiêu, yêucầu của từng nhà trường Mặc dù có sự khác biệt về các bộ môn khoa học đảmnhiệm, song đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội đều

có nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng Đấu tranh tư tưởng của họ được thực hiệntrong các hoạt động: giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, lãnh đạo, chỉ huy,giao tiếp ứng xử trong quân đội và ngoài xã hội

Tuy nhiên, chức năng, nhiệm vụ chính của giảng viên lý luận chính trị

ở các nhà trường quân đội là giảng dạy và nghiên cứu khoa học nên đấu tranh

tư tưởng cũng chủ yếu thực hiện trong quá trình giáo dục đào tạo và nghiêncứu khoa học Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động đấu tranh tư tưởng củagiảng viên lý luận chính trị theo chức năng, nhiệm vụ chính này của họ Theo

đó, đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị có các hình thức: Đấutranh tư tưởng trong giảng dạy; đấu tranh tư tưởng trong thực hiện các đề tàikhoa học; đấu tranh tư tưởng trong hướng dẫn học viên nghiên cứu khoa học;đấu tranh tư tưởng trong viết bài tham gia hội thảo, đăng báo, tạp chí, cáctrang mạng internet, truyền thanh, truyền hình; …

Đặc trưng của các môn lý luận chính trị là nghiên cứu những quy luậthình thành, hoạt động và phát triển của xã hội Các môn lý luận chính trị có vịtrí vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó không chỉ trang bị hệ thống quan điểm củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, mà còntrực tiếp bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, hình

Trang 38

thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho người học.

So với các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học nghệ thuậtquân sự thì các môn lý luận chính trị mang tính lý luận, trừu tượng hóa cao

và thường ẩn chứa trong nội dung khoa học là các xu hướng tư tưởng chính trị

Do đó, trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học lý luận chính trịngười giảng viên lý luận chính trị phải phát hiện, phân biệt giữa tính khoa học

và tính giai cấp trong các trường phái khoa học khác nhau Phải biết bóc tách,chọn lọc tính khoa học và mang những giá trị khoa học đó phục vụ cho đườnglối chính trị của Đảng, của đất nước và của quân đội Vì vậy, vấn đề quan trọngtrong giảng dạy và nghiên cứu khoa học lý luận chính trị là trong khi luận giảicác vấn đề khoa học thuộc về chính diện, cần phải lồng ghép phê phán, bác bỏcác tư tưởng phản diện Dạy học và nghiên cứu khoa học lý luận chính trị chỉthực sự có hiệu quả khi nó được tiến hành trong mối quan hệ thống nhất giữa

xu hướng tư tưởng chính trị với tính khoa học của nội dung Một quá trình dạyhọc và nghiên cứu khoa học thực sự sẽ đưa người học, người đọc tới những tưtưởng đúng đắn bởi trong khi tìm hiểu phép biện chứng của sự vật, hiện tượngthì người học, người đọc cũng đồng thời đi đến phép biện chứng của tư tưởng.Điều đó, đặt ra và đòi hỏi rất cao ở người giảng viên lý luận chính trị ở các nhàtrường quân đội là phải có năng lực đấu tranh tư tưởng

Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, tác giả quan niệm: Năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội là tổng hợp những yếu tố chủ quan tạo thành khả năng nhận dạng các tư tưởng sai trái, thù địch và những nhận thức mơ hồ, lệch lạc, sai lầm, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ để đấu tranh phê phán, bác bỏ và khắc phục; bảo vệ và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, truyền thống, bản chất và nhiệm vụ của quân đội trong quá trình giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Quan niệm trên đây chỉ rõ, xét về cấu trúc năng lực đấu tranh tư tưởngcủa giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội gồm những yếu tố

Trang 39

chủ quan tạo thành năng lực đấu tranh tư tưởng và khả năng tổ chức tiến hànhđấu tranh tư tưởng trong thực tiễn

Những yếu tố chủ quan tạo thành năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội là tri thức, mà chủ yếu

và quan trọng nhất là tri thức khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tư duykhoa học; các phẩm chất cá nhân như: phẩm chất chính trị, phẩm chất đạođức, phẩm chất nghề nghiệp

Tri thức, là yếu tố quan trọng hàng đầu, có vai trò chi phối mạnh mẽ đối

với các yếu tố khác Đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị là đấutranh bằng trí tuệ và khoa học để khẳng định cái đúng, bác bỏ cái sai, cái phản

khoa học trong các tư tưởng sai trái, thù địch và những nhận thức mơ hồ, lệch

lạc, sai lầm, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Vì thế, trước hết vàquan trọng nhất là họ phải có hệ thống tri thức toàn diện trên các lĩnh vực củađời sống xã hội: Chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa, quân sự cả tri thức khoahọc lý luận chính trị, tri thức khoa học tự nhiên, tri thức khoa học kỹ thuật, trithức khoa học và nghệ thuật quân sự; cả tri thức khoa học cơ bản và tri thứckhoa học ứng dụng; cả tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm Trong đó, đóngvai trò trực tiếp, quyết định là tri thức khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước

Tri thức khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật Nhà nước là nền tảng, “kim chỉ nam” để giảngviên lý luận chính trị huy động vào nhận dạng đúng các tư tưởng sai trái, thùđịch và những nhận thức mơ hồ, sai lầm, lệch lạc, “tự diễn biến”, “tự chuyểnhóa” trong nội bộ; đồng thời, là cơ sở khoa học để xây dựng niềm tin vữngchắc vào tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, bản chất,truyền thống và nhiệm vụ của quân đội Tri thức đó là cơ sở, nền tảng để họ

Trang 40

nâng cao lòng yêu nước, yêu chế độ XHCN, trung thành vô hạn với Tổ quốc,với Đảng, với nhân dân, lòng căm thù giặc sâu sắc, có ý chí, quyết tâm chiếnđấu cao, vượt lên mọi khó khăn, thử thách, tích cực tham gia đấu tranh trên mặttrận tư tưởng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ XHCN.

Tư duy khoa học là một yếu tố tạo thành năng lực đấu tranh tư tưởng

của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội Nhận thức rõ vaitrò của tư duy khoa học, C.Mác đã nhấn mạnh yêu cầu phát triển lý tính trongđấu tranh tư tưởng: “Sự phê phán không phải là sự hăng say của lý tính mà là

lý tính của sự hăng say” [86, tr 573] Xét về thực chất, hoạt động đấu tranh tưtưởng của giảng viên lý luận chính trị phải thông qua sự chỉ dẫn của tư duykhoa học và hiệu quả của nó phụ thuộc vào trình độ và phương pháp tư duykhoa học của mỗi người

Trình độ tư duy là mức độ, khả năng thực hiện các thao tác của tư duy

trên cơ sở sự hiểu biết về thuộc tính bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng;

là khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, khả năng sáng tạo,… Triết họcMác - Lênin cho rằng, có hai trình độ tư duy: Trình độ tư duy kinh nghiệm vàtrình độ tư duy lý luận Ở trình độ tư duy lý luận, giảng viên lý luận chính trị

có thể khái quát hoá và hệ thống hóa thế giới hiện thực khách quan thành cácquan điểm, tư tưởng, kiến thức để chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt độngthực tiễn đấu tranh tư tưởng Trình độ tư duy cao là sự hội tụ, kết tinh và biểu

hiện trong đó độ nhanh nhạy, độ chuẩn xác của tư duy.

Phương pháp tư duy là hệ thống những cách thức nhận thức được tổ

chức, sắp xếp theo một quy trình thao tác tư duy chặt chẽ dựa trên quy luật hoạtđộng nhận thức của giảng viên lý luận chính trị Phương pháp tư duy gồm cácphương pháp cụ thể như: So sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừutượng hoá Nắm vững và sử dụng thuần thục các phương pháp tư duy giảngviên lý luận chính trị sẽ nhận thức được sự khác nhau giữa các tư tưởng sai trái,thù địch của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị với những ý kiến khác của

Ngày đăng: 16/02/2016, 11:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w