Động lực của giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trườngquân đội là những nhân tố được tạo ra bởi sự thỏa mãn nhu cầu kháchquan bằng những lợi ích chính đáng, thiết thân, có vai tr
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Hoạt động thực tiễn của con người được thúc đẩy bởi hệ thốngđộng lực Xét đến cùng, động lực thúc đẩy con người mạnh mẽ nhất làhoạt động tự ý thức nhằm theo đuổi việc thỏa mãn những nhu cầu bằngnhững lợi ích khác nhau C Mác khi nghiên cứu động lực của lịch sửtừng khẳng định: “Lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con ngườitheo đuổi mục đích của bản thân mình”
Động lực của giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trườngquân đội là những nhân tố được tạo ra bởi sự thỏa mãn nhu cầu kháchquan bằng những lợi ích chính đáng, thiết thân, có vai trò thúc đẩytính tích cực, tự giác, giúp họ vượt qua những trở lực của công việc,mang lại chất lượng và hiệu quả giảng dạy, nghiên cứu khoa họcngày càng cao, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao Thiếu độnglực, giảng viên lý luận chính trị làm việc kém tích cực, thiếu sáng tạo,khó vượt qua những lực cản từ tính chất công việc, khiến cho chấtlượng các hoạt động thấp, không bền vững, tính gắn kết giữa giảngviên lý luận chính trị với tổ chức, với công việc không cao
Những năm qua, nghiên cứu về động lực của con người nóichung, của giảng viên nói riêng đã thu được kết quả tích cực, gópphần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận có liên quan Nhưng cácnghiên cứu về động lực của giảng viên chưa có tính chuyên sâu,thiếu tính toàn diện và chưa có nghiên cứu nào về động lực củagiảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội dướigóc độ triết học Về thực trạng, bên cạnh tuyệt đại đa số giảngviên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội làm việc tíchcực, tự giác, có động lực mạnh mẽ, còn một bộ phận thiếu độnglực, chưa tích cực trong thực hiện nhiệm vụ, làm việc cầm chừng,tinh thần trách nhiệm không cao, thiếu say mê, sáng tạo, thiếu sựgắn bó với nghề nghiệp, thiếu lòng yêu nghề Không ít giảng viên
lý luận chính trị nhu cầu giảng dạy thấp, xu hướng nghề nghiệpkhông rõ ràng Những hạn chế về động lực, cả trên phương diệnnghiên cứu lý luận và thực tiễn đã và đang cản trở lãnh đạo, quản
lý các cấp có liên quan trong việc hoạch định chính sách kíchthích giảng viên lý luận chính trị say mê với công việc, đồng thờikìm hãm tính tích cực, tự giác, lao động sáng tạo của giảng viên lýluận chính trị trong các nhà trường quân đội
Trang 2Trong bối cảnh các nhà trường quân đội tiếp tục đẩy mạnh đổimới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo theo Nghị quyết số 29/NQ-
TƯ (khóa XI) của Đảng; hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội vànhân văn quân sự, xây dựng các nhà trường quân đội có sự phát triểnmới; cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận chống các quan điểm, tư tưởngphản động của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có nhữngdiễn biến phức tạp; yêu cầu giảng viên lý luận chính trị trong các nhàtrường quân đội không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động.Đồng thời, mặt trái nền kinh tế thị trường, sự biến đổi các thang giátrị đạo đức, giá trị nghề nghiệp đã và đang tác động mạnh mẽ đếngiảng viên lý luận chính trị, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư, tình cảm,trách nhiệm, làm cho động lực của họ trong thực các hiện nhiệm vụ
có nhiều nét mới Do đó, nghiên cứu về động lực, đề xuất các giảipháp nhằm thúc đẩy giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trườngquân đội hoạt động tích cực, tự giác, lao động sáng tạo, khát khaocống hiến hơn là cần thiết Với lý do đó, tác giả lựa chọn vấn đề
“Động lực của giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về động lực củagiảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội; đề xuất hệthống giải pháp cơ bản nhằm phát huy động lực của giảng viên lýluận chính trị trong các nhà trường quân đội hiện nay
Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
- Làm rõ quan niệm, đặc điểm và những nhân tố cơ bản quyđịnh động lực của giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trườngquân đội
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Động lực của giảng viên lý luận chính trị
Trang 3Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản
và thực trạng động lực của giảng viên lý luận chính trị trong các nhàtrường quân đội
Về phạm vi điều tra, khảo sát: Nghiên cứu, khảo sát động lực
của giảng viên lý luận chính trị trong các học viện, trường sĩ quanQuân đội nhân dân Việt Nam, như Học viện Chính trị, Học viện Biênphòng, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường sĩ quan lục quân 1, Trường
sĩ quan Lục quân 2
Về thời gian: Luận án sử dụng số liệu, tư liệu, khảo sát thực
trạng động lực của giảng viên lý luận chính trị trong khoảng thời gian
từ năm 2014 tháng 7/2019
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam về xây dựng, phát triển, phát huy vai trò đội ngũ nhàgiáo, phát triển giáo dục - đào tạo; về vấn đề động lực, vai tròcủa động lực đối với cán bộ, người lao động trong sự nghiệp đổimới đất nước
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa trên hoạt động của giảng viên lý luận chính trịtrong các nhà trường quân đội hiện nay, thông qua số liệu có liênquan của các nghiên cứu đã công bố, số liệu tổng hợp từ kết quảtrưng cầu ý kiến, kết quả phỏng vấn, các chỉ thị, nghị quyết,chương trình, dự án, đề án của Đảng, Nhà nước, Quân đội và cácnhà trường quân đội hiện nay
Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Phương pháp tiếp cậnxuyên suốt của luận án là nghiên cứu động lực dưới phương diệnnhu cầu, lợi ích và gắn với nhu cầu, lợi ích
Luận án sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp:thu thập, tổng hợp, hệ thống hóa, xử lý, phân tích, đánh giácác tài liệu, số liệu từ các báo cáo, các công trình đã công bố ởtrong và ngoài nước Đồng thời, luận án kế thừa những lý luậnkhoa học, quan điểm tiếp cận của các công trình nghiên cứu trong
Trang 4và ngoài nước về động lực của con người, cán bộ, người laođộng, giảng viên và giảng viên lý luận chính trị.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng tổng hợp các phương pháp củakhoa học liên ngành: Lôgic và lịch sử, trừu tượng hóa và khái quáthóa, thống kê, điều tra xã hội học, quan sát, phỏng vấn chuyên sâu vàphương pháp chuyên gia để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
5 Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận
Luận án đã xây dựng, làm rõ thêm quan niệm, đặc điểm vànhững nhân tố cơ bản quy định động lực của giảng viên lý luận chínhtrị trong các nhà trường quân đội
Về thực tiễn
Luận án đã đánh giá chính xác, cập nhật thực trạng động lựccủa giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội.Luận án đã đề xuất được hệ thống giải pháp cơ bản, đồng bộ,
có tính khả thi nhằm phát huy động lực của giảng viên lý luận chínhtrị trong các nhà trường quân đội hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ nhữngvấn đề lý luận về động lực của giảng viên lý luận chính trị trong cácnhà trường quân đội Đồng thời, góp phần làm phong phú thêm lýluận về động lực của con người, người lao động, của giảng viên trongcác học viện, trường cao đẳng, đại học
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở lý luận khoahọc cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý giáo dục đề xuất những giải phápnhằm tạo động lực, phát huy động lực, tăng cường động lực, qua đónâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giảng viên lý luận chínhtrị trong các nhà trường quân đội Kết quả nghiên cứu của luận án còn
có thể dùng làm tài liệu tham khảo, tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, bồidưỡng, nâng cao tinh thần, động cơ, thái độ, ý chí, tình cảm nghề nghiệpcủa giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội hiện nay
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (11 tiết), kết luận, danh mục cáccông trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận
án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 5Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến động lực của con người, người lao động
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Động lực của con người, người lao động đã có nhiều nhà khoa
học trên thế giới nghiên cứu Tiêu biểu như Maslow “A theory of human motivation”; Alderfer “Exictence, relatedness, and grow: Human needs in organizational settings”; Herzberg “The Motivation
of works”; Ryan “Intentional Behavior”; Locke và Latham “A theory of goal setting and task performance”; Weiner “Human motivation”;Vroom, “Work and motivation”, Gagné và Deci“Self- determination theory and work motivation” Các công trình khoa học
nghiên cứu ở nước ngoài đã chỉ ra được khái niệm động lực, nguồngốc hình thành động lực, những nhân tố ảnh hưởng tới động lực…của con người, người lao động Trên cơ sở đó đã đề ra các giải pháp
để tạo động lực cho từng đối tượng cụ thể Đây là nguồn tư liệu quý,tiền đề để tác giả nghiên cứu lý luận về động lực của giảng viên lýluận chính trị trong các nhà trường quân đội
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Trong nước, các nghiên cứu về động lực của con người, củacán bộ, người lao động được bắt đầu từ khá sớm, đặc biệt từ sau năm
1986 trở lại đây Tiêu biểu là các tác giả: Lê Hữu Tầng “Vấn đề phát huy và sử dụng đúng đắn vai trò động lực của con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội”; Phan Thanh Khôi “Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay”; Nguyễn Trang Thu “Tạo động lực việc làm cho lao động trong tổ chức”; Vũ Thị Uyên“Tạo động lực làm việc cho lao động quản lý trong doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội đến năm 2020”;Phan Minh Đức “Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam”; Nguyễn Thị Phương Lan với công trình “Hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước”; Phạm Thanh Giang “Tạo động lực phấn đấu và cống hiến cho đội ngũ cán bộ quân đội hiện nay”; Nguyễn Văn Tài “Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay” Các công
trình đã chỉ ra được khái niệm động lực, tạo động lực và những nhân tố
Trang 6ảnh hưởng tới động lực, tạo động lực của từng đối tượng cụ thể Đãđánh giá thực trạng tạo động lực và đề xuất giải pháp tạo động lực chocon người, người lao động Đây là tiền đề khoa học quan trọng để tácgiả luận án kế thừa, chọn lọc nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề xuấtcác giải pháp nhằm phát huy động lực của giảng viên lý luận chính trịtrong các nhà trường quân đội hiện nay.
1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến động lực của giảng viên và giảng viên lý luận chính trị
1.2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Ở nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về động lựccủa giảng viên các trường đại học Tiêu biểu như Filak và
Sheldon“Student psychological need satisfaction and college teacher
- Course evaluations”; Porter và Steers “Organizational work and personal factors in employee turnover and absenteeism”; Paul Bennell và đồng sự “Teacher motivation in Sub – Sahara afica and South Asi”; Ramachandran và Shekar “Teacher motivation in India”; Dornyei, “Teaching and researching motivation”; Muhammad “Motivational issues for teacher in Higher education: A critical case of IUB”; Menyhárt, “Teachers or organization?” Các
công trình khoa học của các tác giả người nước ngoài đều thống nhấtkhẳng định: Động lực ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công việc củagiảng viên, sự phát triển của ngành giáo dục từng quốc gia Các côngtrình khoa học đều thống nhất khẳng định: Động lực của giảng viên ởcác vùng, các quốc gia là khác nhau, động lực trong mối quan hệ vớichặt chẽ với năng lực, niềm tin và sự yêu nghề của giảng viên Độnglực của giảng viên chịu sự chi phối bởi nhiều nhân tố, bao gồm cảkhách quan và chủ quan… Các công trình khoa học này là tiền đềquan trọng để tác giả luận án tiếp thu, lựa chọn nhằm hiện thực hóamục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra
1.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Vấn đề động lực, động cơ, tính tích cực trong giảng dạy,nghiên cứu khoa học của giảng viên, giảng viên lý luận chính trị ởtrong nước đã được đề cập đến ở những cấp độ khác nhau, một số
công trình tiêu biểu: Nguyễn Thị Tình “Nghiên cứu tính tích cực giảng dạy của giảng viên đại học”; Nguyễn Thùy Dung “Các nhân
tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên lý luận chính trị các trường đại học tại Hà Nội”; Trương Đức Thao “Động lực làm
Trang 7việc của giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam”; Nguyễn Văn Thuần “Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”; Phạm Thanh Giang “Phát triển nguồn lực giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chất lượng cao trong các học viện Quân đội nhân dân Việt Nam”; Nguyễn Văn Hòa “Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ giảng viên trong các trường sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay”; Bùi Ngọc Quỵnh “Phát huy động lực của đội ngũ giảng viên trong nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính trị hiện nay” Các công trình khoa học này
cơ bản đều đã đưa ra khái niệm về động lực, tạo động lực chogiảng viên, đã chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới động lực, tạođộng lực cho giảng viên, đã đánh giá được thực trạng động lực vàtạo động lực Đồng thời, đã đề xuất được các giải pháp nhằm tạođộng lực, tăng cường động lực cho giảng viên ở một số trường caođẳng, đại học cụ thể Đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn quý,được tác giá kế thừa, chọn lọc để nghiên cứu động lực của giảngviên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội hiện nay.1.3 Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu củacác công trình khoa học đã công bố có liên quan vànhững vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
1.3.1 Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án
Một là, về lý luận động lực của con người, người lao động, giảng viên, giảng viên lý luận chính trị.
Các công trình nghiên cứu có liên quan, dù theo các hướngkhác nhau, cơ bản đã đưa ra được quan niệm về động lực nói chung
và tạo động lực cho từng lĩnh vực, từng đối tượng cụ thể với nhữngphạm vi, không gian khác nhau nói riêng Nhìn chung, có 2 cách tiếpcận về động lực: (1) Động lực là yếu tố sức mạnh nội lực, cái bêntrong, mang tính bẩm sinh, thúc đẩy hành vi của con người, hướngtới đạt những mục tiêu nhất định, (2) Động lực là những nhân tố cónguồn gốc từ sự thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích, có vai trò thúc đẩycon người hoạt động tích cực, tự giác, cho chất lượng và hiệu quảcông việc cao, bền vững… đã chỉ ra được những nhân tố cơ bản ảnhhưởng tới động lực và tạo động lực của từng đối tượng cụ thể
Trang 8Hai là, về thực tiễn động lực của con người, người lao động, giảng viên, giảng viên lý luận chính trị.
Các công trình nghiên cứu đánh giá thực trạng trên các khíacạnh khác nhau Qua đó, chỉ ra ưu điểm, hạn chế trên từng vấn đề,đồng thời đưa ra nguyên nhân ưu điểm và hạn chế đó Thực trạngđộng lực được đánh giá trong các công trình tổng quan đã dựa trênkhung lý luận cơ bản, dựa vào các biểu hiện cụ thể: nhận thức, tráchnhiệm, thái độ, hành vi ở con người, người cán bộ, người lao động,người giảng viên Tiêu chí đánh giá thực trạng động lực cũng rất đadạng, đặc biệt có công trình đã chủ động xây dựng được mô hìnhđánh giá động lực, xây dựng được bộ công cụ, thang đo động lực làmviệc của con người trên từng khía cạnh biểu hiện cụ thể
Ba là, về giải pháp tạo động lực, phát huy, tăng cường động lực của con người, người lao động, giảng viên, giảng viên lý luận chính trị.
Các giải pháp tập trung vào vấn đề bảo đảm lợi ích thông quachính sách tiền lương; tăng các chính sách đãi ngộ vật chất, tinh thần;xây dựng môi trường làm việc dân chủ, công bằng, công khai, minhbạch; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo đảm antoàn và hiệu quả trong làm việc…
Các công trình khoa học nên trên có hướng tiếp cận, nội dung,phạm vi, đối tượng nghiên cứu khác nhau, nên kết quả đạt đượckhông giống nhau, mỗi công trình mang một sắc thái riêng tạo ra sự
đa dạng trong nghiên cứu vấn đề có liên quan đến động lực của conngười, người lao động, giảng viên Đây là tiền đề lý luận và thực tiễnquan trọng để tác giả kế thứa, lựa chọn vào nghiên cứu “Động lựccủa giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội hiệnnay” Đồng thời cũng là cơ sở để khẳng định, dưới góc độ triết học,chưa có nghiên cứu nào trực tiếp, độc lập, chuyên sâu và có hệ thống
về động lực của giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trườngquân đội hiện nay
1.3.2 Những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
Từ kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố có liên quanđến đề tài luận án, đặt ra cho nghiên cứu sinh ba vấn đề luận án cầntập trung giải quyết:
Thứ nhất, luận án tập trung xây dựng quan niệm
về động lực, luận chứng làm rõ những nhân tố cơ bản
Trang 9quy định động lực của giảng viên lý luận chính trị trongcác nhà trường quân đội.
Thứ hai, luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng động lực của giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội Thứ ba, luận án tập trung nghiên cứu, đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản nhằm phát huy động lực của giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội hiện nay.
Kết luận chương 1
Tính đến nay, trong nước và trên thế giới đã có nhiều nghiêncứu về động lực Các hướng nghiên cứu cơ bản như, cơ sở hình thànhđộng lực; những nhân tố ảnh hưởng tới động lực; tác động của động lựcđến hiệu quả công việc; vai trò, cách thức tạo động lực Các nghiên cứu
đã có những cống hiến nhất định
Từ nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan, nghiêncứu sinh xác định một số vấn đề đặt luận án ra tập trung giải quyết: xâydựng quan niệm, làm rõ những nhân tố cơ bản quy định động lực củagiảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội; nghiên cứuthực trạng động lực của giảng viên lý luận chính trị Đồng thời, tập trung
đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy động lực của giảng viên
lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội hiện nay
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỘNG LỰC CỦA GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG
CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI
2.1 Quan niệm và các đặc điểm động lực của giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội
2.1.1 Quan niệm về động lực
Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, động lực chủ yếu được nghiên
cứu trong lĩnh vực khoa học vật lý và khoa học kỹ thuật Theo đó, độnglực là năng lượng làm cho máy móc chuyển động Ở đây, động lực đượchiểu là các lực tác động làm cho máy móc chuyển động Trong khoa học
kỹ thuật, nghiên cứu về động lực có một ngành học độc lập - ngànhđộng lực học với đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và phươngpháp nghiên cứu riêng, mang tính chuyên sâu
Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, thuật ngữ động
lực được tiếp cận theo những cấp độ khác nhau Theo nghiên cứusinh, có ba cấp độ:
Trang 10Cấp độ một: Cấp độ chung nhất, động lực là cái thúc đẩy, làm
cho phát triển, được lý giải gắn với việc nhận thức và giải quyết cácmâu thuẫn, thông qua quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập Coi
sự thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập, sự tương tác giữahai mặt đó trong cùng một sự vật, hiện tượng là nguồn gốc, là độnglực, là cái thúc đẩy quá trình vận động, chuyển hóa và phát triển củacác sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy
Cấp độ hai: Tiếp cận động lực trong lĩnh vực cụ thể - lĩnh vực
xã hội Động lực gắn với vai trò của các chủ thể và các tổ chức xãhội Theo đó, động lực được hiểu là những tác động, kích thích củacác chủ thể, các tổ chức xã hội, thông qua đó tạo ra sự vận động, pháttriển của xã hội Ở từng thời điểm khác nhau thì vai trò thúc đẩy củatừng nhân tố khác nhau, mang tính lịch sử, giai cấp Các chủ thể vàcác tổ chức trong xã hội đóng vai trò thúc đẩy xã hội phát triển rất đadạng, phong phú, như con người, quần chúng nhân dân, các cá nhânxuất chúng, các cá nhân lãnh tụ, các tổ chức xã hội, các thành phầnkinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội
Cấp độ ba: Tiếp cận động lực ở cấp độ đặc thù - động lực của
con người, gắn với nhu cầu, lợi ích Động lực là những nhân tố đượctạo ra bởi sự thỏa mãn nhu cầu khách quan bằng những lợi ích thiếtthân, có vai trò thúc đẩy tính tích cực xã hội, thúc đẩy tính tích cựchoạt động của con người và từng đối tượng con người trong từng lĩnhvực, ở từng tổ chức cụ thể Theo đó, các nhân tố với tính cách là độnglực thúc đẩy con người tích cực, tự giác, hăng say, miệt mài, tâm huyếttrong lao động, là nhân tố gắn kết họ với nhau, với các tổ chức mà họ làmột thành viên, như nhu cầu lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất; lợi ích chínhtrị, lợi ích tinh thần; điều kiện cơ sở vật chất, môi trường văn hóa, sựcông bằng, dân chủ, niềm tin, truyền thống, trí tuệ…Từ đó nghiên cứu
sinh quan niệm: Động lực là những nhân tố được tạo ra bởi sự thỏa mãn nhu cầu khách quan bằng những lợi ích chính đáng, thiết thân, thúc đẩy các chủ thể hoạt động tích cực, tự giác, có tính sáng tạo, qua đó thực hiện tốt các mục tiêu hoạt động, trong một điều kiện xác định.
2.1.2 Quan niệm về động lực của giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội
Theo nghiên cứu sinh: Giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội là một bộ phận cán bộ của Đảng phục vụ lâu dài
trong quân đội, có chức năng chuyên biệt: tuyên truyền, giảng dạy,
Trang 11nghiên cứu, bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng cho các đốitượng học viên ở các giai đoạn lịch sử khác nhau Giảng viên lý luậnchính trị trong các nhà trường quân đội có một số đặc điểm cơ bản: (1)
Là những người có vị thế xã hội và chức năng chuyên biệt, có nhucầu được tôn vinh, đãi ngộ bằng các lợi ích chính đáng, thiết thân;(2) Có cơ cấu đội ngũ và độ tuổi đa dạng, phong phú, có nhu cầu, lợi ích
và các phương thức thỏa mãn khác nhau; (3) Có nhu cầu cao trong hoànthiện nhân cách, khẳng định bản thân ; (4) Có nhu cầu tự do tư tưởngcao và mong muốn lao động sư phạm trong môi trường dân chủ
Vai trò của giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội rất to lớn:
Một là, giảng viên lý luận chính trị góp phần hình thành, củng
cố, phát triển thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho nhữnghọc viên hoạt động trong lĩnh vực quân sự
Hai là, giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quân
đội trực tiếp xây dựng và hoàn thiện phẩm chất, nhân cách, đạo đứcngười quân nhân cách mạng, bồi đắp, phát triển ở người học nhữngphẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”;
Ba là, giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội
trực tiếp đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức,bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng
Từ quan niệm về động lực của con người nói chung, xét độnglực trong mối quan hệ với đặc thù nghề nghiệp của giảng viên lý luậnchính trị trong các nhà trường quân đội, nghiên cứu sinh quan niệm:
Động lực của giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội là những nhân tố được tạo ra bởi sự thỏa mãn nhu cầu khách quan bằng những lợi ích chính đáng, thiết thân, do đó cũng là những nhân tố kích thích, thúc đẩy
họ tích cực, tự giác, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và xây dựng đơn vị trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.
Quan niệm về động lực của giảng viên lý luận chính trị trongcác nhà trường quân đội được hiểu theo những khía cạnh dưới đây
Thứ nhất, động lực của giảng viên lý luận chính trị trong các
nhà trường quân đội là sự thỏa mãn các nhu cầu - lợi ích chính đáng,thiết thân Do tính đa dạng, phong phú của từng chủ thể, nên nhu cầu,
Trang 12lợi ích của từng giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trườngquân đội cũng hết sức đa dạng, phong phú Phương thức thỏa mãnnhu cầu, lợi ích của giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trườngquân đội rất khác nhau, có thể bằng lợi ích kinh tế - vật chất, chính trị
- tinh thần và sự hài hòa các nhu cầu, lợi ích đó, giữa lợi chung - lợiích riêng, lợi ích trước mắt - lợi ích lâu dài… Hoặc bằng hệ thống cơchế, chính sách tôn vinh phù hợp với địa vị chính trị xã hội của giảngviên lý luận chính trị, bằng sự quan tâm đãi ngộ về đào tạo, bồidưỡng, bố trí và sử dụng giảng viên lý luận chính trị trong các nhàtrường quân đội
Thứ hai, động lực đối với giảng viên lý luận chính trị trong các
nhà trường quân đội là sự thúc đẩy tính tích cực, tự giác, năng động,sáng tạo và nỗ lực chủ quan của chủ thể Qua đó, nâng cao năng lực,trình độ chuyên môn, tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng, phương pháp
sư phạm… thúc đẩy giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trườngquân đội phát triển, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao
Thứ ba, động lực của giảng viên lý luận chính trị trong các nhà
trường quân đội được biểu hiện thông qua nhận thức, thái độ, hành vi
và chất lượng, hiệu quả công việc của họ Trong nhận thức: luôn tích
cực nhận thức về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cần hướng tới; có ýthức vươn tới đạt mục đích công việc; luôn nhận thức được việc phảitìm kiếm và tận dụng tốt những điều kiện và phương tiện hiện có, tìmcách thức, phương pháp để đạt được mục đích công việc Trong tháiđộ: tích cực, hứng thú… khi giảng dạy Trong hành vi: dạy đúng, dạy
đủ và vượt giờ quy định, nghiên cứu khoa học đủ, vượt chỉ tiêu đượcgiao; luôn chịu khó nghiên cứu, sưu tầm, thu thập tài liệu phục vụcho nhiệm vụ; tích cực, nhiệt tình, say mê giảng dạy cho học viêntrên lớp, tích cực học hỏi và trao đổi kinh nghiệm Động lực cònđược biểu hiện thông qua chất lượng và hiệu quả công việc của giảngviên lý luận chính trị
2.1.3 Các đặc điểm động lực của giảng viên
lý luận chính trị trong các nhà trường quân đội
Một là, động lực của giảng viên lý luận chính trị trong các nhà
trường quân đội là sự thỏa mãn nhu cầu khách quan về vị thế xã hội
của họ bằng những lợi ích chính đáng, thiết thân về kinh tế - vật chất,
chính trị - tinh thần