1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận dương kinh, thành phố HP

127 671 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Do đó, việc nâng cao nhậnthức lý luận chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân là vô cùng cần thiết, nhiệm vụ của công tác tư tưởng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI THỊ HUYỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ QUẬN DƯƠNG KINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI THỊ HUYỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ QUẬN DƯƠNG KINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Loan

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục- Đại họcQuốc gia Hà Nội, tôi đã hoàn thành chương trình khóa học Thạc sĩ chuyên ngànhQuản lý Giáo dục và hoàn thành luận văn “Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trungtâm bồi dưỡng chính trị quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng”

Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các thầy giáo, cô giáo Trường Đại họcGiáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy dạy, hướng dẫn học tậpnghiên cứu trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội

- Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Thường vụ Quận ủy, Ban Tổ chức, BanTuyên giáo Quận ủy Dương Kinh, Lãnh đạo Trung tâm BDCT quận Dương Kinh,các đồng nghiệp tại Trung tâm BDCT quận Dương Kinh đã tận tình giúp đỡ tạođiều kiện cho tôi trong thời gian nghiên cứu

- Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến côgiáo TS Phạm Thị Loan đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôitrong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếusót, tôi rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của các thầygiáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2015

Tác giả luận văn

Bùi Thị Huyền

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Danh mục chữ viết tắt ii

Mục lục iii

Danh mục bảng vi

Danh mục sơ đồ, biểu đồ vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 7

1.2.1 Quản lý 7

1.2.2 Quản lý giáo dục 10

1.2.3 Khái niệm bồi dưỡng, bồi dưỡng LLCT, hoạt động bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng 14

1.3 Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện 23

1.3.1 Trung tâm bồi dưỡng chính trị 23

1.3.2 Chương trình bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện .28

1.4 Đặc điểm công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TBDCT cấp huyện 30

1.5 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT cấp huyện 32

1.5.1 Quản lý xác định mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng LLCT 32

1.5.2.Quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng LLCT 33

1.5.3 Quản lý đội ngũ giảng viên 34

1.5.4 Quản lý học viên 35

1.5.5 Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của trung tâm 36

1.5.6 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên 36

Tiểu kết chương 1 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ QUẬN DƯƠNG KINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THỜI GIAN QUA 39

2.1 Nhu cầu bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng 39

Trang 6

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và công tác

phát triển tổ chức cơ sở đảng Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng 39

2.1.2 Nhu cầu bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Quận Dương Kinh hiện nay 41

2.1.3 Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh 43

2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 44

2.2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng 44

2.2.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian khảo sát 44

2.2.3 Nội dung nghiên cứu thực trạng 45

2.2.4 Phương pháp nghiên cứu thực trạng 45

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng của Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng 45

2.3.1 Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng LLCT 45

2.3.2 Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng LLCT 51

2.3.3 Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên 56

2.3.4 Thực trạng quản lý học viên 58

2.3.5 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học 61

2.3.6 Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên 63

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng 64

2.4.1 Ưu điểm 64

2.4.2 Tồn tại 66

Tiểu kết chương 2 69

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ QUẬN DƯƠNG KINH,THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 70

3.1 Những quan điểm cơ bản định hướng cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng 70

3.2 Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp 72

3.2.1 Nguyên tắc bảo tồn giá trị vốn có của công tác quản lý 72

Trang 7

3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 72

3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và khoa học 72

3.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đối tượng 73

3.2.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 73

3.3 Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng trong thời gian tới 74

3.3.1 Nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp đối với hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT quận trong giai đoạn hiện nay theo hướng hiệu quả, thiết thực 74

3.3.2 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm 76

3.3.3 Đổi mới việc xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng 79

3.3.4 Tiếp tục chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học trong hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT quận 82

3.3.5 Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả khóa học và kết quả học tập của học viên tại Trung tâm 88

3.3.6 Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giảng viên kiêm chức, báo cáo viên về giảng dạy chương trình bồi dưỡng theo phương pháp tiếp cận mới 91

3.3.7 Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy theo hướng từng bước hiện đại 94

3.4 Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 96

Tiểu kết chương 3 102

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 104

1 Kết luận 104

2 Khuyến nghị 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

PHỤ LỤC 111

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả thăm dò ý kiến của 150 học viên về việc xác định mục tiêu thamgia lớp bồi dưỡng 45Bảng 2.2 Kết quả khảo sát ý kiến 150 học viên về nội dung chương trình bồidưỡng 50Bảng 2.3 Tổng hợp ý kiến của 150 học viên về mức độ sử dụng các phương pháp bồidưỡng (Biểu hiện ở tỉ lệ % số ý kiến lựa chọn mức độ sử dụng các PP bồi dưỡng) 52Bảng 2.4 Tổng hợp ý kiến của 50 cán bộ quản lý và giảng viên về mức độ sử dụngcác biện pháp quản lý PP bồi dưỡng (Biểu hiện ở tỉ lệ % số ý kiến lựa chọn mức độ

sử dụng các biện pháp quản lý PP bồi dưỡng) 53Bảng 2.5 Tổng hợp ý kiến của 150 học viên về mức độ đáp ứng các điều kiện về cơ sởvật chất, trang thiết bị (biểu hiện ở tỉ lệ % số ý kiến lựa chọn mức độ đáp ứng) 61Bảng 2.6 Hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của TTBDCT Quận Dương Kinh 62Bảng 2.7 Tổng hợp ý kiến của 150 học viên về mức độ sử dụng các phương pháp KT, ĐGkết quả bồi dưỡng (biểu hiện ở tỉ lệ % số ý kiến lựa chọn PP kiểm tra, đánh giá) 63Bảng 2.8 Tổng hợp ý kiến của 50 cán bộ quản lý, giảng viên về mức độ sử dụngcác biện pháp quản lý việc KT, ĐG kết quả bồi dưỡng 64Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp đã đề xuất 96Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 99Bảng 3.3 Xác định hệ số tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biệnpháp quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT cho học viên ở Trung tâm BDCT QuậnDương Kinh, thành phố Hải Phòng 101

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Quan hệ giữa các chức năng quản lý 10

Sơ đồ 1.2 Quản lý các thành tố tham gia quá trình giáo dục 13

Sơ đồ 1.3 Mô hình chu trình QLBD 17

Sơ đồ 1.4 Hệ thống quản lý thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng LLCT tại TTBDCT cấp huyện 29

Biểu đồ 2.1 Trình độ nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên (%) 57

Biểu đồ 2.2 Số lớp trong năm 60

Biểu đồ 2.3 Số học viên trong năm 60

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn chọn đề tài

Giáo dục lý luận chính trị có vai trò hết sức quan trọng trong công tác xâydựng Đảng Nói đến vấn đề lý luận V.I.Lênin thường nhấn mạnh: “Không có lýluận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”và “chỉ đảng nào đượcmột lý luận tiền phong hướng dẫn, thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiênphong” [15, tr 30, 32] Đào tạo bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị tư tưởng, đạođức cách mạng, năng lực quản lý lãnh đạo là việc hết sức quan trọng trong công táccán bộ của sự nghiệp cách mạng

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng và đi đến thắng lợi như ngày hômnay, Đảng ta luôn có đường lối cách mạng đúng đắn Nhưng để xây dựng đượcđường lối đúng đắn và làm cho đường lối đúng đắn được hiện thực hoá trong cuộcsống, nhất thiết phải có đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩmchất, năng lực đáp ứng đòi hỏi của từng giai đoạn cách mạng Trên phương diện lýluận và thực tiễn đều cho thấy cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của cáchmạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của dân tộc và chế độ, côngtác cán bộ là khâu then chốt trong quá trình xây dựng Đảng Công cuộc đổi mớitoàn diện đất nước đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ cán bộ ngang tầm, trong đóđặc biệt chú trọng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp, từ cấp chiến lược đến cấp cơ

sở Để đáp ứng được yêu cầu đó, một trong những khâu quan trọng là đào tạo, bồidưỡng cán bộ về lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minhrất coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên.Người đã chỉ thị rằng: Tất cả đảng viên phải cố gắng học tập, coi việc học tập lýluận chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của mình

Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, xã hội thông tin và kinh tế trithức, ai thắng cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về kinh tế Kinh tế trithức ngày càng có vai trò nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, toàncầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, nó lôi cuốn ngày càng nhiều nước thamgia Toàn cầu hoá vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, để phát triển, nước takhông thể đứng ngoài xu thế chung đó, để không bị tụt hậu, không bị phụ thuộc,chúng ta phải biết lựa chọn con đường, phương thức vận động sao cho vừa tiến lên

Trang 11

được, vừa giữ được mình không bị biến chất, không bị hoà tan Do vậy, sẽ có nhiềuvấn đề mới nảy sinh cũng cần có sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong

xã hội Đây là yêu cầu quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng Làm được điều đó,lực lượng lãnh đạo nhà nước là Đảng Cộng sản Việt Nam và đội ngũ cán bộ đảngviên trong tổ chức Đảng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phải có tâm, có tầm,

có tài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh Do đó, việc nâng cao nhậnthức lý luận chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên

và quần chúng nhân dân là vô cùng cần thiết, nhiệm vụ của công tác tư tưởng rấtnặng nề, đòi hỏi phải tăng cường, đẩy mạnh hoạt động giáo dục lý luận chính trị vàhiệu quả hoạt động của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp quận, huyện là nộidung chủ yếu và thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng Nhận rõ vai trò cấpthiết của công tác giáo dục lý luận chính trị, ngày 03/6/1995 Ban Bí thư Trung ươngĐảng khóa VII đã ban hành Quyết định số 100 - QĐ/TW về việc tổ chức Trung tâmbồi dưỡng chính trị cấp huyện

Ngày 16 tháng 01 năm 2008 Quận ủy Dương Kinh ra quyết định số 33- QĐ/QU

về việc thành lập Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh Qua 8 năm hoạt động, Trungtâm BDCT quận đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận,nhận thức chính trị cho cán bộ đảng viên và nhân dân; giữ vững ổn định chính trị vàthực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Tuy nhiên, bên cạnhnhững thành tựu đã đạt được, Trung tâm BDCT quận cũng còn một số hạn chế, bất cập

so với yêu cầu nhiệm vụ được giao trong thời kỳ phát triển mới

Tình hình thực tế của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung cũng nhưthực tế hoạt động của Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh thời gian qua đặt ra chonhững người làm công tác xây dựng đảng nhiều vấn đề cần suy nghĩ và giải quyết

Đó là làm thế nào để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay góp phần tích cựcnhất vào sự nghiệp đổi mới Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đạt được mục đích:Mỗi cán bộ, đảng viên thực sự là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống,hết lòng vì nhân dân, vì sự nghiệp cách mạng

Là cán bộ công tác tại Trung tâm BDCT quận, từ thực tiễn địa phương và

qua quá trình học tập, nghiên cứu tôi chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng

tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng”

làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình

Trang 12

2 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi được đặt ra cho nghiên cứu là:

- Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ, đảng viên tạiTrung tâm BDCT Quận Dương Kinh như thế nào?

- Cần những biện pháp quản lý như thế nào để nâng cao hiệu quả của hoạtđộng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên góp phần vào sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng LLCTcho cán bộ, đảng viên của Thành phố Hải Phòng?

3 Giả thuyết nghiên cứu

Trong thực tiễn, hoạt động bồi dưỡng ở Trung tâm BDCT Quận Dương Kinhtuy đạt được những thành tích đáng ghi nhận, nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề vềchuyên môn và nghiệp vụ sư phạm Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạtđộng bồi dưỡng có thể góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở

cơ sở, đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế

-xã hội của quận, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở

đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

4 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý thực hiệnchương trình bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, đề tài muốn đềxuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT Quận DươngKinh, Thành phố Hải Phòng trong thời gian tới, góp phần vào sự nghiệp đào tạo, bồidưỡng cho cán bộ, đảng viên của Thành phố Hải Phòng

5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

5.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện

5.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh,Thành phố Hải Phòng

Trang 13

7.1 Làm rõ cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT

cấp huyện, quận, thị xã

7.2 Khảo sát thực tiễn, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung

tâm BDCT Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng trong thời gian qua

7.3 Đề xuất các biện pháp nhằm đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung

tâm BDCT Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng và khảo nghiệm tính cấp thiết

và khả thi của các biện pháp đề xuất

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa

lý luận để xác định các khái niệm công cụ và xây dựng khung lý thuyết cho đề tài

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Quan sát

- Ý kiến chuyên gia

- Khảo nghiệm kiểm chứng

8.3 Phương pháp toán thống kê

9 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

9.1 Ý nghĩa lý luận

Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ những luận điểm nghiên cứu có ýnghĩa lý luận về công tác giáo dục lý luận chính trị và quản lý hoạt động bồi dưỡngtại Trung tâm BDCT cấp quận, huyện hiện nay

9.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT

Quận Dương Kinh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương đểgóp phần vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên của Thànhphố Hải Phòng

10 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục, nội dung chủ yếu của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng tạiTrung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

Trang 14

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm Bồi dưỡngchính trị Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng trong thời gian qua.

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm Bồidưỡng chính trị Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM

BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN(quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Là một bộ phận của công tác tư tưởng của Đảng, công tác giáo dục lý luậnchính trị có vai trò quan trọng Xét về bản chất của công tác giáo dục lý luận chínhtrị cho thấy: Đó là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống nhằm giác ngộ, nângcao nhận thức chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, hướng họ tham giavào cuộc đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lýluận chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng, năng lực quản lý lãnh đạo là việc hếtsức quan trọng trong công tác cán bộ của sự nghiệp cách mạng

Quan điểm mác xít và quan điểm của Đảng ta khẳng định công tác tư tưởngphải coi trọng phương châm lý luận đi đôi với thực tiễn, nói đi đôi với làm Chủ tịch

Hồ Chí Minh viết “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [33, tr 268]

Quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT là khâu quan trọng góp phần hoàn thànhnhiệm vụ có ý nghĩa chính trị lớn lao đã được Đảng và Nhà nước giao cho các Trungtâm BDCT cấp huyện Trong quá trình hình thành và phát triển, nhìn chung cácTrung tâm BDCT đã không ngừng đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao chấtlượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị mình Việc tổng kết và giải quyết các vấn đềđặt ra của Trung tâm BDCT cấp huyện thường được thông qua báo cáo hàng năm củaBan Tuyên giáo tỉnh ủy, thành phố địa phương Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổnghợp những vướng mắc, tồn tại và kiến nghị từ các địa phương, Ban Tuyên giáo Trungương phối hợp với các ban ngành có liên quan đề xuất hướng giải quyết với Đảng vàNhà nước

Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết của cáctác giả đề cập đến đổi mới hoạt động bồi dưỡng LLCT ở các góc độ khác nhau

Trong cuốn “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở” của tiến sĩ Vũ Ngọc Am đã đề cập đến yêu cầu khách quan phải tiếp tục

đổi mới công tác bồi dưỡng LLCT trong giai đoạn hiện nay

Trang 16

PGS - TS Đào Duy Quát cũng bàn về công tác giáo dục LLCT ở cấp

huyện và vai trò, nhiệm vụ của Trung tâm BDCT cấp huyện trong cuốn“Công tác tư tưởng - văn hóa ở cấp huyện”.

Đồng chí Nguyễn Khoa Điềm - nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tưtưởng - Văn hóa Trung ương đã đề cập đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quảcông tác tuyên truyền giáo dục LLCT, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuậntrong nhân dân

Tác giả Đặng Công Minh đã đề cập đến việc cần thiết phải đổi mới công tác

quản lý đào tạo ở các Trung tâm BDCT cấp huyện trong bài viết “Đổi mới quản lý đào tạo ở Trung tâm BDCT cấp huyện”

Ngoài ra tác giả Nguyễn Văn Hùng đã có bài viết đăng trên Tạp chí Tưtưởng văn hóa của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, số 8 năm 2005, nhằm

nghiên cứu một số “Vấn đề đặt ra sau 10 năm hoạt động của các Trung tâm BDCT cấp huyện ở Quảng Bình” để từ đó có định hướng phát triển các Trung tâm BDCT

cấp huyện ở tỉnh Quảng Bình Tác giả Nguyễn Minh Tuấn cũng có bài viết khác

như: “Quảng Ninh nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm BDCT cấp huyện” Tác giả Đặng Thị Bích Liên đã có bài viết “Tỉnh Hải Dương xây dựng Trung tâm BDCT cấp huyện đáp ứng yêu cầu tình hình mới” Tác giả Phạm Văn

Tiên có đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại cácTrung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Thái Bình”

Nhìn chung, các tác giả đã đề cập đến công tác bồi dưỡng LLCT ở cơ sở, giảipháp đổi mới hoạt động của Trung tâm BDCT cấp huyện phù hợp với tình hình thực

tế của một số địa phương hiện nay Trong khi đó đối với Trung tâm BDCT QuậnDương Kinh, Thành phố Hải Phòng vẫn chưa có tác giả nào đầu tư nghiên cứu vềbiện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng một cách cơ bản và hệ thống dưới góc độ lýluận về quản lý và quản lý giáo dục

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là một dạng lao động xã hội mang tính đặc thù, gắn liền và phát triểncùng với lịch sử phát triển của loài người Từ khi có sự phân công lao động xã hội đã

Trang 17

xuất hiện một dạng lao động đặc biệt, đó là tổ chức, điều khiển các hoạt động lao độngtheo yêu cầu nhất định Dạng lao động mang tính đặc thù đó được gọi là quản lý

Khái niệm “quản lý” được định nghĩa khác nhau dựa trên cơ sở những cáchtiếp cận khác nhau

Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” Ông khẳng định“Khi con người lao động hiệp tác thì điều tối quan trọng là họ cần phải xác định rõ công việc mà họ phải hoàn thành, và các nhiệm vụ của mỗi cá nhân phải là mắt lưới dệt nên mục tiêu của tổ chức”[13, tr 46].

Một số tác giả như Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí cho rằng: “Hoạtđộng quản lý là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngườiquản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho

tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức ” [31, tr 9]

Theo tác giả Phạm Viết Vượng trong cuốn Quản lý hành chính nhà nước và

quản lý ngành giáo dục đào tạo thì “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan” [40, tr 40].

Như vậy, với các cách tiếp cận, các quan niệm của các nhà khoa học về quản

lý thì quản lý bao hàm những khía cạnh khác nhau, song mục tiêu cuối cùng là đểđạt đến chất lượng của sản phẩm bởi quản lý là hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạobằng những quyết định hợp quy luật và có hiệu quả quản lý đồng thời phải tuân theonhững nguyên tắc nhất định nhằm đạt đến mục tiêu chung của tổ chức mình

Từ những khái niệm trên ta có thể rút ra:

- Quản lý phải bao hàm hai yếu tố: chủ thể và khách thể quản lý

- Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích có kế hoạch và có hệthống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó

- Quản lý tồn tại với tư cách là một hệ thống Nó có cấu trúc và vận hànhtrong môi trường xác định (môi trường xã hội và môi trường tự nhiên)

Trang 18

Quản lý là một hoạt động có tính sáng tạo, gắn liền với quá trình phân công,chuyên môn hóa lao động Bản chất của quản lý là sự phối hợp các nỗ lực của conngười thông qua các chức năng quản lý

1.2.1.2 Chức năng cơ bản của quản lý

a Chức năng kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa là bước lập kế hoạch, xác định mục tiêu, xác định các bước đi

để đạt được mục tiêu, trong đó bao gồm các công việc như xác định con đường,biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu đó

b Chức năng tổ chức

Tổ chức là hình thành các mối quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phậntrong một đơn vị nhằm làm cho đơn vị thực hiện thành công các kế hoạch và mụctiêu tổng thể Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điềuphối tốt hơn các nguồn lực

Thành công của một tổ chức phụ thuộc nhiều vào năng lực của người quản lý

sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả cao nhất

c Chức năng chỉ đạo

Chỉ đạo là hoạt động dẫn dắt, điều khiển của người quản lý đối với các hoạtđộng của các thành viên, để điều hành hoạt động của hệ thống thực hiện đúng kếhoạch và mục tiêu đã đề ra Trong quá trình chỉ đạo phải bám sát các hoạt động, cáctrạng thái vận hành của hệ thống cho đúng tiến trình, đúng kế hoạch, kịp thời pháthiện và sửa chữa các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động

d Chức năng kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra là chức năng quản lý, thông qua đó mọi cá nhân, mọi nhóm hoặcmột tổ chức được theo dõi, giám sát các hoạt động và tiến hành các sửa chữa, điềuchỉnh, uốn nắn nếu cần thiết Một kết quả hoạt động phải phù hợp với những chi phí

bỏ ra, nếu chưa tương xứng thì phải tiến hành điều chỉnh hoặc tự điều chỉnh

Các chức năng của quản lý luôn quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau tạothành chu trình Trong chu trình này, yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả cáckhâu, các công đoạn, nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện không thể thiếu đượckhi thực hiện chức năng quản lý và ra quyết định quản lý

Trang 19

Giáo dục là một hoạt động xã hội, nhờ có giáo dục mà mỗi cá nhân có cơ hội

để trưởng thành mau chóng, nền văn hoá các dân tộc và nhân loại được bảo tồn,nguồn nhân lực xã hội được phát triển Giáo dục là quá trình có nhiều lực lượngtham gia, được tổ chức thành một hệ thống vững chắc từ trung ương tới địa phương,với mạng lưới các trường học, các cơ sở giáo dục, được phân thành các cấp học, bậchọc, ngành học, do vậy hệ thống giáo dục cần được quản lý một cách thống nhấtnhằm nâng cao năng lực giáo dục và đào tạo

Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội, là hoạt động điều hành,

phối hợp của các lực lượng xã hội, để đẩy mạnh hoạt động của cả hệ thống giáo dụcnhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển của nền kinh tế, văn hóa xã hội

Theo Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuân: “Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (Từ cao cấp nhất đến các

Trang 20

cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục , đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [37 , tr.14].

Theo Trần Kiểm :“Quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội ) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.”.[ 28, tr.12 ] Theo Phạm Minh Hạc:“Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi và trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [23 , tr.71]

Một số tác giả đưa ra khái niệm quản lý giáo dục như sau:

- “Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội

nhằm đấy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội hiệnnay ” [32 , tr 8]

- “Quản lý giáo dục là sự điều hành hệ thống Giáo dục quốc dân, các trườngtrong hệ thống Giáo dục quốc dân” [ 34 ,tr.35]

Từ các cách hiểu về quản lý giáo dục đã đưa ra ở trên cho ta thấy: QLGD là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan QLGD các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra

1.2.2.2 Quản lý nhà trường

Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân,trực tiếp làm công tác GD&ĐT thế hệ trẻ và các lực lượng lao động xã hội Chấtlượng giáo dục chủ yếu do các nhà trường tạo nên, bởi vậy khi nói đến QLGD làphải nói đến quản lý nhà trường (cùng với quản lý hệ thống giáo dục)

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “QLGD là quản lý trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi giáo dục của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [23, tr.48].

Phân tích các định nghĩa trên ta thấy quản lý giáo dục được thực hiện ở haicấp: vĩ mô và vi mô Cấp vĩ mô là cấp độ quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo

Trang 21

dục từ trung ương đến các địa phương, cấp vi mô là cấp quản lý các hoạt động giáodục và dạy học trong nhà trường.

Ở cấp vĩ mô: Quản lý nhà nước về giáo dục là sự điều chỉnh các hoạt động

của hệ thống giáo dục quốc dân bằng quyền lực nhà nước

- Chủ thể quản lý là bộ máy quản lý giáo dục các cấp

- Khách thể quản lý là hệ thống giáo dục quốc dân (các trường học, trung tâmgiáo dục, các cơ sở đào tạo và phục vụ đào tạo);

Quản lý nhà nước về giáo dục có hai nguyên tắc cơ bản là: kết hợp quản lý theongành và theo lãnh thổ và nguyên tắc tập trung, dân chủ

Ở cấp vi mô: Trường học là các đơn vị hạt nhân cấu thành hệ thống giáo dục

quốc dân, ở đó tiến hành quá trình giáo dục và đào tạo Quản lý trường học có chứcnăng định hướng và kiểm soát các hoạt động chuyên môn theo mục tiêu giáo dục.Quản lý trường học vừa mang bản chất xã hội, vừa mang bản chất sư phạm

- Chủ thể quản lý trường học là ban giám hiệu đứng đầu là hiệu trưởng

- Đối tượng quản lý là các tổ chức của nhà trường, là tập thể cán bộ, giáo

viên, học sinh và các nguồn lực giáo dục khác

Quản lý trường học là sự tác động, điều hành của hiệu trưởng đến cán bộ, giáoviên, học sinh, phụ huynh và các lực lượng xã hội khác: đoàn thể, hội phụ huynh, đếncác nguồn lực giáo dục: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính, thông tin

Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm của nhà trường, tất cả các hoạtđộng khác trong trường đều hướng vào hoạt động trung tâm này Vì vậy, quản lýtrường học nói chung và quản lý các cơ sở đào tạo nói riêng là quản lý hoạt độngdạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác đểdần dần tiến tới mục tiêu giáo dục

Quản lý nhà trường bao gồm tác động của những chủ thể quản lý bên trong,bên trên và bên ngoài nhà trường:

+ Những tác động quản lý của cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn và tạođiều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường

+ Những chỉ dẫn, quyết định của những thực thể bên ngoài nhà trường nhưng

có liên quan trực tiếp đến nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức

Trang 22

hội đồng nhà trường (hội đồng giáo dục) nhằm định hướng sự phát triển của nhàtrường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó.

+ Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường, bao gồm nhữngthành tố như: mục đích GD&ĐT, nội dung GD&ĐT, phương pháp và tổ chức dạyhọc, đội ngũ giáo viên và cán bộ công nhân viên, tập thể học sinh, sinh viên và các

cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

QLGD trong nhà trường về cơ bản là quản lý các thành tố tham gia quá trình giáo giục bao gồm: Mục tiêu giáo dục (M); Nội dung giáo dục (N); Phương pháp giáo dục (P); Thầy giáo (Th); Người học- trò (Tr) và điều kiện phương tiện dạy học (ĐK) Các thành tố này quan hệ qua lại với nhau và cùng với tác động quản lý bên ngoài nhà trường để thực hiện chức năng GD&ĐT.

Sơ đồ 1.2 Quản lý các thành tố tham gia quá trình giáo dục

Người quản lý nhà trường có nhiệm vụ làm cho các thành tố trên vận hành,liên kết chặt chẽ với nhau, phải có phương pháp tổ chức, quản lý, có biện pháp cụthể tác động vào từng thành tố để quá trình quản lý đạt chất lượng và hiệu quả mongmuốn Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vihoạt động của con người để phát triển hợp với quy luật, đạt mục đích đề ra và đúngvới ý chí của người quản lý Trong các thành tố trên, thành tố thầy (Th) và trò (Tr)

là những yếu tố con người phải được nhận thức là những thành tố quyết định nhấtđến kết quả GD&ĐT

M

Trang 23

Như vậy, xét một cách chung nhất: Quản lý nhà trường thực chất là nhữngtác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực(nhân lực, tài lực, vật lực…) và các điều kiện… bằng nhiều hình thức, nhằm đẩymạnh hoạt động giáo dục - dạy học của nhà trường tiến tới các mục tiêu giáo dụcvới chất lượng và hiệu quả cao hơn, đồng thời đưa nhà trường phát triển lên mộttầm cao mới.

1.2.3 Khái niệm bồi dưỡng, bồi dưỡng LLCT, hoạt động bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng

1.2.3.1 Bồi dưỡng

- Theo UNESCO, Bồi dưỡng: có nghĩa nâng cao trình độ nghề nghiệp.

- Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng, bồi dưỡng được hiểu “làm cho tốt hơn, giỏi hơn, bồi dưỡng bao gồm bồi dưỡng đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ”.

Bồi dưỡng là một quá trình sư phạm với nội dung khoa học, được thực hiệntheo một phương pháp sư phạm do nhà trường tổ chức nhằm giúp người học nắmvững hệ thống kiến thức khoa học, hình thành hệ thống kỹ năng hoạt động, nângcao trình độ học vấn, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách

Như vậy, “bồi dưỡng” là quá trình liên tục nâng cao trình độ chuyên môn,kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao năng lực hoặc phẩm chất nói chung trên cơ

sở của những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo trước đó

Bồi dưỡng LLCT là một bộ phận cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng;

đó là quá trình phổ biến, truyền bá có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Bồi dưỡng LLCT được thực hiện theocác chương trình quy định, nhằm xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoahọc, nhân sinh quan cộng sản, tạo nên bản lĩnh chính trị, niềm tin có cơ sở khoahọc, vững chắc vào mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực hoạtđộng thực tiễn, giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần tự giác và tính tích cực trongcác hoạt động xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳphát triển đất nước

Trang 24

Vậy, Bồi dưỡng LLCT giữ một vai trò rất quan trọng, là trang bị và cập nhật

một cách thường xuyên những kiến thức của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HồChí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướccho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, để sau mỗi khóa bồi dưỡng mọicán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu và vận dụng những kiến thức lý luận đó vàothực tiễn công tác, sản xuất và học tập đạt kết quả cao, đúng quy định

1.2.3.2 Hoạt động bồi dưỡng

Hoạt động bồi dưỡng là một quá trình toàn vẹn có sự thống nhất giữa hai mặtcủa các chức năng hoạt động dạy và hoạt động học Đó là quá trình vận động vàphát triển của các thành tố tạo nên bồi dưỡng Hiệu quả của hoạt động bồi dưỡngphụ thuộc vào mối quan hệ tương tác, sự hỗ trợ của hoạt động dạy và hoạt độnghọc Hoạt động bồi dưỡng là một quá trình bộ phận, là một phương tiện trao đổi họcvấn, phát triển năng lực và giáo dục phẩm chất nhân cách thông qua sự tác động qualại giữa người dạy và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội có hệ thống những trithức khoa học, những kỹ năng nhận thức và thực hành

Hoạt động bồi dưỡng là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố cơ bản:mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, người dạy, ngườihọc Các thành tố này tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau để thực hiện nhiệm

vụ bồi dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng

Mục đích của hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lựcchuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang, nâng cao hệ thống kiếnthức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảcông việc đang làm Với mục tiêu đó, hoạt động bồi dưỡng có những đặc điểm sau:

+ Thời gian cho mỗi khóa bồi dưỡng thường không dài, thời lượng cho mỗikhóa bồi dưỡng thường không giống nhau mà nó tùy thuộc vào mục tiêu, tính chấtcông việc của từng đơn vị hay từng vị trí cần bồi dưỡng Thường các lớp bồi dưỡngchỉ từ một đến ba ngày hoặc một tuần, nhưng cũng có chương trình kéo dài hai tháng

+ Nội dung bồi dưỡng gắn với công việc của mỗi người học để nâng cao kiếnthức, kỹ năng nghề nghiệp của họ Do vậy, việc xác định nhu cầu bồi dưỡng trướckhi tiến hành mở lớp là rất cần thiết Căn cứ vào kết quả phân tích công việc, khảnăng thực hiện công việc hiện tại và nhu cầu cần bồi dưỡng của người học, cùng với

Trang 25

hướng dẫn của ngành, đơn vị bồi dưỡng xây dựng nội dung chương trình phù hợpvới đối tượng bồi dưỡng.

+ Đối tượng bồi dưỡng là những người lớn tuổi đã và đang thực hiện nhữngcông việc cần được bồi dưỡng, có nhu cầu, động cơ học rõ ràng đó là nâng cao nhậnthức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để hoàn thành công việc tốt hơn, hay hoànthành công việc ở mức độ cao hơn

Tóm lại hoạt động bồi dưỡng là một quá trình mà trong đó dưới sự tổ chức,điều khiển, lãnh đạo của giáo viên là cho người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổchức, tự điều khiển hoạt động nhận thức- học tập của mình nhằm thực hiện nhữngnhiệm vụ bồi dưỡng Với tư cách là một hệ thống, các thành tố trong hoạt động bồidưỡng tương tác với nhau theo quy định riêng, thâm nhập vào nhau, quy định lẫnnhau để tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học, giữa truyền đạt và lĩnhhội, giữa điều khiển và tự điều khiển Hoạt động bồi dưỡng gắn liền với hoạt độnggiáo dục Cả hai hoạt động này đều hướng tới mục tiêu chung là phát triển toàn diệnnhân cách người học

1.2.3.3 Quản lý hoạt động bồi dưỡng

Quản lý hoạt động bồi dưỡng là một bộ phận của quản lý giáo dục Quản lýhoạt động bồi dưỡng được triển khai như một chu trình

Chu trình quản lý bồi dưỡng (Training Management Cycle) mô phỏng theohình sau [ 41 tr 24]:

Trang 26

Sơ đồ 1.3 Mô hình chu trình QLBD

Nguồn: ‘‘Special Training Wrokshop On Training Of Trainers On Learner Centered Training Methods’’- DCAAP ( Development Conultants For Asia Africa Pacific)

+ Xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng: Xác định nhu cầu bồi dưỡng làkhâu đầu tiên và quan trọng nhất đối với quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng.Bồi dưỡng là nhằm đáp ứng nhu cầu về nhận thức của người học Trước khi triểnkhai tổ chức bồi dưỡng, muốn đạt được mục tiêu, đáp ứng được nhu cầu cần thiếtcủa đối tượng bồi dưỡng, nhà quản lý nhất thiết phải triển khai hoạt động điều tra

để xác định nhu cầu cần thiết của đối tượng bồi dưỡng: cần bổ sung, nâng cao kiếnthức, kĩ năng, trình độ lý luận, mà người học cần trong quá trình làm việc của họ

Trang 27

Từ đó, đơn vị bồi dưỡng mới có thể lập kế hoạch, xây dựng chương trình, nộidung, hình thức, phương pháp, cơ sở vật chất cần thiết phù hợp với nhu cầu củađối tượng bồi dưỡng.

+ Lập kế hoạch bồi dưỡng: Kế hoạch hóa là khâu đầu tiên của chu trìnhquản lý Nội dung chủ yếu là xác định mục tiêu đối với hoạt động bồi dưỡng, xácđịnh và đảm bảo các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng, lựa chọn cácphương án, biện pháp, thời điểm tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế để tiếnhành hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả tốt nhất

+ Tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng: Tổ chức là chức năng được tiếnhành sau khi lập kế hoạch nhằm chuyển hóa những mục đích, mục tiêu bồi dưỡngđược đưa ra trong kế hoạch thành hiện thực

Trong quá trình tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng cần phải tổ chứcquản lý việc thực hiện nhiệm vụ hoạt động bồi dưỡng Sau khi lập kế hoạch và cơcấu bộ máy, khâu vận hành, điều khiển hệ thống là cốt lõi của công tác quản lý.Nội dung của chức năng này là liên kết các thành viên trong tổ chức, tập hợp độngviên họ nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao để đạt được mục tiêu củahoạt động bồi dưỡng

+ Kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung vàtrong quản lý hoạt động bồi dưỡng nói riêng Thông qua việc kiểm tra, cán bộquản lý không những đánh giá được thành tựu của hoạt động bồi dưỡng, mà cònkịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng sao cho phù hợp,đúng hướng với mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng

Quản lý hoạt động bồi dưỡng là một hệ thống những tác động có mục đích,

có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong quá trìnhbồi dưỡng nhằm đạt được mục tiêu đề ra; là quá trình người quản lý hoạch định, tổchức, điều khiển hoạt động bồi dưỡng nhằm đạt mục tiêu đề ra Trong toàn bộ quátrình quản lý nhà trường nói chung, trung tâm BDCT nói riêng thì quản lý hoạtđộng bồi dưỡng là một nội dung cơ bản, quan trọng

Như vậy, quản lý hoạt động bồi dưỡng thực chất là quá trình quản lý hoạtđộng truyền thụ tri thức của đội ngũ giáo viên và quản lý quá trình lĩnh hội kiến

Trang 28

thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học; quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, trangthiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng.

1.2.3.4 Khái niệm LLCT, khái niệm bồi dưỡng LLCT, Quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT

a Lý luận chính trị

Theo nghĩa rộng, Lý luận là một dạng hoạt động của con người nhằm thu

nhận những tri thức về hiện thực tự nhiên, xã hội và cùng với thực tiễn tạo thànhhoạt động tổng thể của xã hội

Theo nghĩa hẹp, Lý luận là một dạng tri thức khoa học đáng tin cậy về một

tổng thể các khách thể nào đó Nó là hệ thống các luận điểm gắn bó chặt chẽ vớinhau về mặt logic và phản ánh bản chất, các quy luật hoạt động, phát triển củakhách thể để nghiên cứu

Lý luận cách mạng tạo nên nền tảng tư tưởng của đảng Đảng ra đời trên nềntảng tư tưởng đó, tức là có lý luận một cách cơ bản nhất; những người giác ngộ, tiêntiến cùng nhau xây dựng tổ chức đảng theo lý luận đó Khi đảng ra đời, cương lĩnhhành động, đường lối chiến lược, sách lược do đảng đề ra cũng dựa trên nền tảng tưtưởng đó

Chính trị: Hiện nay, trên thế giới đã hình thành 4 cách hiểu khác nhau về

chính trị :

1 Nghệ thuật của phép cai trị

2 Những công việc của chung

3 Sự thỏa hiệp và đồng thuận

4 Quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi íchNếu quan niệm rằng chính trị chỉ là những hoạt động xoay quanh vấn đềgiành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước thì theo lý luận của chủ nghĩa Marx,trong xã hội cộng sản tương lai sẽ không có chính trị bởi vì lúc đó nhà nước đã tiêuvong Nói cách khác, chính trị sẽ dần dần trở nên thừa thãi và mất hẳn trong xã hội

lý tưởng của nhân loại - xã hội cộng sản

Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìngiữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp đếncuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ

Trang 29

chung đó Với cách hiểu như thế này thì dù trong xã hội cộng sản, chính trị vẫn còntồn tại và giữ vai trò hết sức quan trọng đối với từng con người cũng như toàn xãhội Trong bất kỳ xã hội nào thì cũng cần những luật lệ chung để hoạt động nhịpnhàng và khoa học, tránh tình trạng vô tình hay cố ý xâm phạm quyền lợi, lợi ích,tài sản, sức khỏe hay thậm chí tính mạng của người khác hay của cộng đồng

Các lĩnh vực của khoa học chính trị bao gồm: lý thuyết chính trị, triết họcchính trị, giáo dục công dân, các hệ thống chính trị của các quốc gia, phân tíchchính trị, phát triển chính trị, quan hệ quốc tế, chính sách ngoại giao, quân sự vàpháp luật

Mặt khác, chính trị là một quá trình, theo đó một nhóm người có lợi ích vàquan điểm ban đầu khác nhau, đi đến những quyết định chung mà về cơ bản đượcchấp nhận như là sự ràng buộc lên toàn nhóm và được đảm bảo thực hiện như chínhsách chung

Tóm lại, chính trị theo nghĩa chung nhất là quan hệ giai cấp và đấu tranh giaicấp Đó là một khái niệm của thượng tầng kiến trúc

Chính trị: là một lĩnh vực đặc biệt rất phức tạp, nó liên quan đến lợi ích trựctiếp của các giai cấp và các lực lượng xã hội nên có nhiều cách tiếp cận và nhìnnhận khác nhau

Trong từ điển Triết học giản yếu của Việt Nam, nhà xuất bản Đại học vàTrung học chuyên nghiệp, xuất bản năm 1987, cho rằng: Chính trị là lĩnh vực hoạtđộng gắn liền với mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và các tập đoàn xã hộikhác nhau, mà hạt nhân là vấn đề giành, giữ và sử dụng chính quyền nhà nước

Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học Việt Nam, nhà xuất bản khoahọc xã hội xuất bản năm 1994, cho rằng: Chính trị là những vấn đề thuộc về tổ chứcđiều khiển bộ máy nhà nước trong nội bộ một nước và quan hệ quốc tế về mặt nhànước giữa các nước với nhau…

Những quan điểm nêu trên đã nêu lên bản chất của chính trị là tính giai cấp,mối quan hệ và mục tiêu của giai cấp, các lực lượng chính trị trong việc giànhquyền điều khiển nhà nước Để đánh giá sự tiến bộ của xã hội thông qua việc thựchiện dân chủ mà dân chủ cao nhất, đầy đủ nhất, triệt để nhất là quyền làm chủ củanhân dân đối với nhà nước, V.I Lênin cho rằng: Chính trị là sự tham gia của nhân

Trang 30

dân vào công việc của nhà nước; …chính trị phải là việc của nhân dân, việc của giaicấp vô sản Khi xem xét nguồn gốc, bản chất chính trị về mặt lợi ích, V.I.Lênin lạicho rằng: chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế.

Khi tiếp cận chính trị với tư cách hình thức hoạt động nhằm duy trì quyềnlực chính trị có thể thấy: Chính trị là những hoạt động tổ chức, điều hành, quan hệcủa bộ máy đảng, nhà nước Vì vậy, chính trị có thể hiểu là những hoạt động củamột số cá nhân, một giai cấp, một chính đảng, một tập đoàn xã hội nhằm giành hoặcduy trì quyền điều hành bộ máy nhà nước, giành quyền lực chính trị

Như vậy, có thể thấy chính trị là vấn đề đa dạng, phức tạp, nhiều mối quan hệ,nhiều lĩnh vực nghiên cứu xem xét và sử dụng theo mục đích, yêu cầu riêng của từngmôn khoa học Song, điều quan trọng của tất cả các vấn đề liên quan đến chính trị,thực hiện được mục đích của chính trị, tức là giành được quyền lực chính trị của giaicấp này hoặc giai cấp khác đối với toàn xã hội

Từ đó, có thể hiểu chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các cộng đồng

xã hội trong vấn đề chính quyền nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào cáccông việc của nhà nước; là tổng hợp những phương thức, phương pháp, những hoạtđộng thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái để giành, giữ và điều khiển hoạt độngcủa nhà nước nhằm baỏ vệ lợi ích của giai cấp mình

Qua thực tiễn của cách mạng Việt Nam, trong phạm vi đề tài này, chúng tatiếp cận đến chính trị với tư cách là những hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam -đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong củanhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giaicấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; nhằm giác ngộ nâng cao nhậnthức cho quần chúng nhân dân Trong đó, cán bộ, đảng viên cơ sở là lực lượng nòngcốt để lãnh đạo, tổ chức quần chúng nhân dân thực hiện mục đích của Đảng là xâydựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm tới vấn đề LLCT Chỉ dựa trênnền tảng lý luận Mác - Lênin, Đảng mới có thể nhận thức sâu sắc được những quyluật khách quan của sự phát triển xã hội và vận dụng chúng vào sự nghiệp cáchmạng cao cả LLCT của chủ nghĩa cộng sản khoa học không chỉ giải thích thế giớimột cách khoa học, bóc trần sự bất công tồn tại trong các xã hội có giai cấp đối

Trang 31

kháng mà còn chỉ rõ căn nguyên của những áp bức, bất công đó, đồng thời vạch racon đường, phương thức đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ bất bình đẳng, xây dựng xãhội mới văn minh, tiến bộ LLCT của chủ nghĩa cộng sản khoa học hướng dẫn cácđảng cộng sản xác định được nhiệm vụ chủ yếu Lênin đã viết : “Lý luận đó đã chỉ

rõ nhiệm vụ thật sự của đảng xã hội chủ nghĩa cách mạng không phải là đặt ranhững kế hoạch cải tạo xã hội, không phải là khuyên nhủ bọn tư bản và tôi tớ củachúng cải thiện đời sống cho công nhân, không phải là sắp đặt những cuộc âm mưu,

mà là tổ chức cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản giành lấy chính quyền và

tổ chức xã hội xã hội chủ nghĩa” [29, tr 231] Vì vậy, LLCT luôn là nền tảng tưtưởng, kim chỉ nam cho hành động của một đảng

b Bồi dưỡng LLCT

Bồi dưỡng LLCT là một bộ phận cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng;

đó là quá trình phổ biến, truyền bá có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Bồi dưỡng LLCT được thực hiện theocác chương trình quy định, nhằm xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoahọc, nhân sinh quan cộng sản, tạo nên bản lĩnh chính trị, niềm tin có cơ sở khoahọc, vững chắc vào mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực hoạtđộng thực tiễn, giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần tự giác và tính tích cực trongcác hoạt động xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳphát triển đất nước

Vậy, Bồi dưỡng LLCT giữ một vai trò rất quan trọng, là trang bị và cập

nhật một cách thường xuyên những kiến thức của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, để sau mỗikhóa bồi dưỡng mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu và vận dụng những kiếnthức lý luận đó vào thực tiễn công tác, sản xuất và học tập đạt kết quả cao, đúngquy định

c Quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT

Để đạt được mục đích và yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng LLCT đòi hỏiviệc quản lý thực hiện chương trình bồi dưỡng LLCT phải có một thiết chế tổ chức

Trang 32

với những hình thức và phương pháp tiên tiến, phù hợp với đặc trưng riêng của nó.Nghĩa là khi tiến hành thực hiện chương trình bồi dưỡng LLCT đòi hỏi phải tuântheo những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học và phương pháp dạy học tiên tiếnnhư: Nội dung, chương trình; công tác quản lý, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chấtphục vụ hoạt động dạy - học.

Trong hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sảnViệt Nam về LLCT có nhiều cấp độ khác nhau như: Cử nhân, Cao cấp, Trung cấp,

Sơ cấp, bồi dưỡng ngắn hạn; các chương trình bồi dưỡng lý luận chuyên đề; chươngtrình học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đại hội Đảng, Nghị quyết của Ban chấphành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư…

Quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT bao gồm các khâu: phân cấp lãnh đạo,

chỉ đạo tổ chức thực hiện, xây dựng kế hoạch thực hiện, lựa chọn phương pháp thựchiện, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên

Quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại trung tâm BDCT cấp huyện là sự tác

động có mục đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý (những tập thể và cá nhân đượcgiao nhiệm vụ) lên đối tượng quản lý (cán bộ, đảng viên và quần chúng ở cơ sở ngoàidiện đào tạo, bồi dưỡng do hệ thống trường Chính trị tỉnh, thành phố phụ trách) nhằmnâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, tạo ra sự nhất trí cao đối với chủ trương,đường lối của Đảng từ cơ sở, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới

Trong phạm vi luận văn này, tác giả xin được tập trung nghiên cứu về quản

lý hoạt động bồi dưỡng một số chương trình LLCT (Bồi dưỡng LLCT dành cho đốitượng kết nạp Đảng, Bồi dưỡng LLCT dành cho Đảng viên mới, Bồi dưỡng LLCT

và nghiệp vụ cho Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở,…) tại Trung tâm BDCT QuậnDương Kinh, Thành phố Hải Phòng

1.3 Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

1.3.1 Trung tâm bồi dưỡng chính trị

1.3.1.1 Sự ra đời của trung tâm bồi dưỡng chính trị

Vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội ởLiên Xô và các nước Đông Âu đi từ khủng hoảng đến sụp đổ, phong trào cách mạngthế giới lâm vào thoái trào đã ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam Từ đó công tác giáodục LLCT có những khó khăn không nhỏ, trước hết là những vấn đề cơ bản như:

Trang 33

Khẳng định những giá trị bền vững của Học thuyết Mác - Lênin, định hướng xâydựng chủ nghĩa xã hội, vai trò lãnh đạo của Đảng,…Trong khi đó, tình hình kinh tế -

xã hội nước ta chưa ra khỏi khủng hoảng Cán bộ, đảng viên có biểu hiện ngại họcLLCT, hệ thống Trường Đảng cấp huyện không duy trì gánh vác được Trước tìnhhình đó, Đảng ta đã thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước mà nền tảng,điểm tựa là tinh thần của Đại hội VI của Đảng Sau hơn 20 năm thực hiện chúng ta đãđạt được những thành tựu đáng kể Lòng tin của cán bộ đảng viên và nhân dân vàochủ nghĩa Mác - Lênin, vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn,vào sự lãnh đạo của Đảng được nâng nên một tầm cao mới

Trong thời gian này, nhu cầu về bồi dưỡng LLCT được nâng dần lên Cáccấp ủy đảng coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập lý luận chính trị.Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để khôi phục công tác bồi dưỡng LLCT trên địa bàncấp huyện Mặt khác, thực tiễn đòi hỏi cần phải có một tổ chức phù hợp, có chứcnăng đào tạo, bồi dưỡng các bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ cách mạng mới ở địaphương, cơ sở, đặc biệt là cố gắng đáp ứng nhu cầu học tập, phổ biến quan điểm,chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và quần chúngnhân dân

Trước tình hình đó, ngày 03 tháng 6 năm 1995 Ban Bí thư Trung ương Đảng(khóa VII) đã ban hành quyết định 100-QĐ/TW về việc thành lập Trung tâm BDCTcấp huyện trong cả nước Ngày 03 tháng 9 năm 2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng(khóaX) đã ban hành quyết định số 185-QĐ/TW nêu rõ chức năng nhiệm vụ củaTrung tâm BDCT cấp huyện

Mặc dù mới được tổ chức lại trong điều kiện của cấp huyện gặp rất nhiềukhó khăn, nhưng các Trung tâm BDCT đã nỗ lực vượt bậc, đạt nhiều thành tíchquan trọng trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, trên cơ sở và dưới cơ sở.Hoạt động của các Trung tâm đóng vai trò quan trọng trong xây dựng hệ thốngchính trị cấp huyện và cơ sở Đánh giá chung về hoạt động của các trung tâm BDCTcấp huyện, ngày 03/9/2008 Ban Bí thư kết luận: Có bước chuyển biến trong tổ chứcchỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ giáo dục lýluận chính trị của địa phương; đổi mới về phương pháp công tác; chất lượng và hiệuquả hoạt động được nâng lên một bước Nội dung chương trình được bổ sung phongphú, đa dạng hơn; đã bám sát quan điểm, đường lối của Đảng và cơ bản phù hợp

Trang 34

thực tiễn đất nước, đáp ứng tốt hơn yêu cầu học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị chocán bộ, đảng viên cơ sở

Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, yêu cầu nâng cao chấtlượng hoạt động của các Trung tâm BDCT cấp huyện vẫn được đặt ra ngày một cấpbách, xuất phát từ các khía cạnh cơ bản sau:

- Thứ nhất, xuất phát từ những hạn chế của công tác cán bộ nói chung ở cấp

cơ sở, như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã đánh giá: “Chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hìnhmới của đát nước Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sốngtrong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí,quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, mà còndiễn biến phức tạp”[17, tr 172] “Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thấp Kỷluật, kỷ cương ở nhiều tổ chức đảng không nghiêm Sự đoàn kết, nhất trí ở không ítcấp ủy chưa tốt ”[17, tr 175]

- Thứ hai, xuất phát từ thực trạng cần phải đẩy nhanh tốc độ đào tạo, bồidưỡng LLCT Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị về côngtác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 đã nêu: “Công tác lý luận còn

có những hạn chế, khuyết điểm Nhìn chung, lý luận còn lạc hậu, tính dự báo thấp,kết quả nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn Công tác tuyêntruyền, giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị còn hạn chế về chất lượng, trùng lặp vềnội dung, chương trình, giáo trình; chậm đổi mới về phương pháp Đấu tranh tưtưởng, lý luận chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đặc biệt là trongđiều kiện bùng nổ thông tin và phát triển mạng thông tin toàn cầu.” [20 , tr 2]

Những nhận định, đánh giá nêu trên không chỉ cho thấy tính cấp bách phảiđổi mới, tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của các trung tâm bồi dưỡng chínhtrị cấp huyện mà còn là cơ sở để các trung tâm này đổi mới hoạt động trong thờigian tới

1.3.1.2 Vị trí, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm BDCT cấp huyện

Quyết định số 100-QĐ/TW ngày 06/3/1995 về việc tổ chức Trung tâm bồidưỡng chính trị ở cấp huyện quy định: “Mỗi huyện, quận, thị xã và thành phố trựcthuộc tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm bồi dưỡngchính trị cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) Những nơi có trường

Trang 35

Đảng huyện hoặc Trung tâm giáo dục chính trị hoặc hình thức tổ chức khác nay tổchức lại thành Trung tâm Bồi dưỡng theo quyết định này”.

Quyết định số 185 ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư đã quy định vị trí, chứcnăng, nhiệm vụ của trung tâm BDCT cấp huyện, quận, thị, nêu rõ:

Điều 1 Vị trí, chức năng

- Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộccấp uỷ và uỷ ban nhân dân cấp huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thườngxuyên của ban thường vụ cấp uỷ cấp huyện

- Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có chức năng tổ chức đào tạo,bồi dưỡng về lý luận chính trị - hành chính; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ côngtác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xãhội, kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ

sở trên địa bàn cấp huyện, không thuộc đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của trườngchính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Điều 2 Nhiệm vụ

1- Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng các chương trình

lý luận chính trị cho các đối tượng theo quy định; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện

2- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công tácxây dựng Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xãhội và một số lĩnh vực khác cho cán bộ đảng (là cấp uỷ viên cơ sở), cán bộ chínhquyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở

3- Bồi dưỡng chính trị cho đối tượng phát triển đảng; lý luận chính trị chođảng viên mới; nghiệp vụ công tác đảng cho cấp uỷ viên cơ sở

4- Tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sách cho đội ngũ báo cáoviên, tuyên truyền viên ở cơ sở

5- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu và tình hình thực tế do chỉđạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương

Từ chức năng, nhiệm vụ nêu trên, có thể thấy rõ vị trí, vai trò của trung tâmBDCT cấp quận, huyện thể hiện ở các khía cạnh sau:

Trang 36

- Trung tâm BDCT cấp, huyện đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho quần chúng cảm tình đảng, đảng viên, cán bộ trong

hệ thống chính trị ở cơ sở và trên cơ sở Trong hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

của hệ thống chính trị thì Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh(bao gồm cả các Học viện khu vực và chuyên ngành) đào tạo cán bộ chủ chốt của các

cơ quan Trung ương và chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện; trường chính trị cấp tỉnh đàotạo, bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương; Trung tâm BDCT cấphuyện có trách nhiệm bồi dưỡng cán bộ cấp huyện và cơ sở Như vậy, có thể nói cáctrung tâm BDCT cấp quận, huyện là cấp cơ sở, là nền tảng của cả hệ thống đào tạo,bồi dưỡng cán bộ của Đảng Vị trí, vai trò của Trung tâm BDCT cũng thể hiện rõnhất ở điểm này Dù rằng cấp quận, huyện không trực tiếp đào tạo chuyển giao nguồnđối tượng cho Trường của tỉnh và các Học viện nhưng ý nghĩa nền tảng này còn ởchỗ các trung tâm BDCT bồi dưỡng nên những đảng viên - tế bào của Đảng, nhữngcán bộ chủ chốt cấp cơ sở - cấp nền tảng của Đảng Tất cả quần chúng ưu tú trongquá trình phấn đấu trở thành đảng viên phải trải qua bồi dưỡng tại Trung tâm; trởthành đảng viên - phấn đấu thành đảng viên chính thức cũng được đào tạo tại đây; trởthành cán bộ chủ chốt ở cơ sở cũng được bồi dưỡng tại đây Đảng ta đặc biệt coitrọng vị trí, vai trò của các tổ chức cơ sở đảng đồng nghĩa với việc coi trọng vị trí, vaitrò của trung tâm bồi dưỡng cán bộ cấp huyện, với các tổ chức cơ sở đảng và trong hệthống các trường chính trị của Đảng

- Trung tâm BDCT có loại hình đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, phong phú nhất, thiết thực và linh hoạt nhất gắn với điều kiện thực tiễn của từng địa phương Nếu như

hệ thống Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo nhiềuchuyên ngành, tập trung vào những môn lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng

Hồ Chí Minh, chuyên ngành chính trị và hành chính; Trường Chính trị cấp tỉnh đàotạo Trung cấp chính trị, trung cấp hành chính, một số lớp bồi dưỡng, thì Trung tâmBDCT cấp quận, huyện có loại hình bồi dưỡng cán bộ đa dạng nhất, với khoảng 20loại hình lớp khác nhau: từ cảm tình đảng, đảng viên mới, sơ cấp lý luận, bồi dưỡng

bí thư chi bộ và cấp uỷ, bồi dưỡng trưởng thôn, bồi dưỡng báo cáo viên, bồi dưỡngcác nghiệp vụ công tác đảng ở cơ sở, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Mặt trận và các đoànthể, bồi dưỡng quốc phòng, tôn giáo, Cũng có thể hiểu, nếu cán bộ chủ chốt từ cấp

Trang 37

huyện trở lên phải đi học ở rất nhiều trường - học viện khác nhau thậm chí nhiều đợthọc tại nhiều trường mới trang bị đủ kiến thức (Học chính trị tại Học viện chính trị,Hành chính ở Học viện Hành chính, học các lớp bồi dưỡng tại Học viện, học quân sự

do Quân khu mở, học nghiệp vụ do ngành mở ) thì ở cấp cơ sở chỉ cần đi học ởTrung tâm BDCT trị là đủ Đó là chưa kể, khi có nhiệm vụ đột xuất hoặc những vấn

đề đặt ra tại cơ sở mà cấp uỷ thấy cần thiết đều nhanh chóng được tổ chức bồi dưỡngcho cán bộ tại Trung tâm Ví như khi có Chỉ thị về học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh, về Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, về giáo dụcđạo đức lối sống cho đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá

- Trung tâm BDCT cấp quận, huyện còn là vị trí để các trường tỉnh và thậm chí của Trung ương chọn là cơ sở trong công tác đào tạo, bồi dưỡng Các trường

Chính trị - Hành chính của tỉnh, thành phố thường chọn trung BDCT cấp huyện làđơn vị phối hợp để mở các lớp trung cấp tại chức Ngoài ra, các trung tâm còn liênkết với nhiều trường đại học, cao đẳng trong công tác đào tạo Lựa chọn các trungtâm bồi dưỡng cán bộ làm đơn vị mở lớp, các trường của Trung ương không chỉ căn

cứ vào điều kiện cơ sở vật chất mà còn quan tâm đến việc phát huy vai trò đội ngũcán bộ, giảng viên của trung tâm trong công tác quản lý học viên, góp phần nângcao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Trung tâm BDCT cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy và ủy bannhân dân cấp huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của ban thường

vụ cấp ủy cấp huyện

1.3.2 Chương trình bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

Chương trình bồi dưỡng LLCT tại các Trung tâm BDCT cấp huyện do BanTuyên giáo Trung ương (trước đây là Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương) biênsoạn, phát hành và hướng dẫn thực hiện Các trung tâm triển khai thực hiện dưới

sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy huyện; sự phối hợp với Ban Tuyên giáohuyện ủy

Có thể hiểu tóm tắt hệ thống quản lý thực hiện nội dung chương trình bồidưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT cấp huyện theo sơ đồ sau:

Trang 38

Sơ đồ 1.4 Hệ thống quản lý thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng LLCT tại TTBDCT cấp huyện

Hiện nay, các Trung tâm BDCT đang thực hiện các chương trình bồi dưỡngLLCT do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành như:

- Chương trình sơ cấp lý luận chính trị - hành chính cho đảng viên của cácđảng bộ, chi bộ trực thuộc cấp ủy huyện chưa có trình độ tương đương sơ cấp lýluận chính trị - hành chính

- Chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho các đối tượng pháttriển Đảng

- Chương trình bồi dưỡng đảng viên mới

- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đối tượng sau:

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Bí thư chi bộ và cấp ủy viên của chi bộ thuộcđảng bộ cơ sở

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo ở cơ sở

+ Bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ cho đại biểu Hội đồng nhân dân

+ Bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ công tác công đoàn

+ Bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ công tác hội Phụ nữ

BAN TUYÊN GIÁO TW

BAN TUYÊN GIÁO

CẤP TỈNH

ĐẢNG BỘ TỈNH, THÀNH PHỐ

Trang 39

+ Bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ công tác hội Cựu chiến binh.

- Chương trình bồi dưỡng 6 bài LLCT cho thanh niên

- Chương trình bồi dưỡng tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, bản

- Tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sách…cho đội ngũ báo cáoviên, tuyên truyền viên ở cở sở

- Ngoài ra còn thực hiện các nội dung, chương trình bồi dưỡng khác theo yêucầu của cấp ủy cấp huyện

Với nhiệm vụ, chức năng của Trung tâm BDCT vừa nêu trên, chúng ta nhậnthấy:

Nội dung cơ bản của bồi dưỡng LLCT ở cơ sở là những vấn đề cơ bản, thiếtthực về nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước…theo tài liệu và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương

Các chương trình bồi dưỡng LLCT được thực hiện đã góp phần nâng cao ýthức tự giác tu dưỡng đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân trong độingũ cán bộ, đảng viên Đồng thời góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo luônluôn kiên định lập trường chủ nghĩa xã hội, có năng lực tổ chức, tập hợp, động viên,giáo dục, thuyết phục quần chúng; có năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn từ đó tạo

ra được sự đồng thuận của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc

1.4 Đặc điểm công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TBDCT cấp huyện

Quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT cấp huyện thựcchất là quản lý hoạt động dạy học nên nó mang những đặc điểm chung về quản lýhoạt động giáo dục, có hệ thống, cơ bản, đồng bộ Tuy nhiên, có sự khác biệt về sựchỉ đạo và mối quan hệ công tác:

- Trung tâm BDCT cấp huyện do cấp ủy huyện (quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh) quyết định thành lập và trực tiếp lãnh đạo; UBND huyện quản lý về cơ

sở vật chất, thiết bị và cấp kinh phí hoạt động

- Ban Tuyên giáo cấp ủy có trách nhiệm giúp cấp ủy kiểm tra về định hướngchính trị, tư tưởng trong giảng dạy tất cả các chương trình bồi dưỡng, giáo dục cán

bộ, đảng viên của Trung tâm

- Ban Tổ chức cấp ủy cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban tuyên giáo huyện

Trang 40

ủy và Trung tâm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trên cơ sở quy hoạch cán bộ Đảng,chính quyền, đoàn thể ở các cơ sở, xây dựng bộ máy, biên chế, cán bộ và thực hiệnchế độ chính sách đối với người dạy và người học.

- Các phòng ban chuyên môn của cấp ủy và UBND huyện theo chức năng,phối hợp với Trung tâm tiến hành những nhiệm vụ có liên quan đến các lĩnh vựccông tác thuộc đơn vị

- Ban Tuyên giáo cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các ban, ngành của tỉnhthống nhất việc hướng dẫn mở các loại chương trình bồi dưỡng cho các đối tượngtại Trung tâm, hướng dẫn kiểm tra, sơ kết, tổng kết hoạt động của Trung tâm

- Trường Chính trị tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo cấp tỉnh có kếhoạch bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ cho giám đốc, phó giám đốc, giáo vụ và đội ngũgiảng viên; hướng dẫn giúp đỡ Trung tâm những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ

Công tác bồi dưỡng LLCT tại các Trung tâm BDCT cho cán bộ, đảng viên

ở cơ sở thuộc hệ giáo dục phổ cập Chương trình giáo dục LLCT tại Trung tâmBDCT cấp huyện chủ yếu là chương trình bồi dưỡng ngắn hạn; đối tượng là mọithành viên ở cơ sở, trước hết là cán bộ, đảng viên và đội ngũ cán bộ trong hệthống chính trị ngoài diện đào tạo, bồi dưỡng do hệ thống trường Chính trị tỉnh,thành phố phụ trách, các thành viên của các đoàn thể nhân dân ở cơ sở; đội ngũgiảng viên chuyên trách ít, chủ yếu là giảng viên kiêm chức hoạt động

Bởi vậy, quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT huyện cónhững đặc thù riêng Các chương trình bồi dưỡng cụ thể cho từng đối tượng đượctriển khai thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyêngiáo cấp tỉnh chỉ đạo trực tiếp, cấp ủy huyện theo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ của địa phương Tài liệu chương trình bồi dưỡng do Ban Tuyên giáo Trungương biên soạn và phát hành Ngoài ra, còn có các tài liệu của địa phương về tìnhhình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, các gương điển hình tiên tiến, giáo dụctruyền thống, các chủ trương, chính sách của tỉnh, thành phố,…Mỗi chương trìnhđều có phân phối cụ thể về thời gian, trong đó dành thời gian cho thảo luận, traođổi kinh nghiệm xử lý tình huống ở cơ sở, báo cáo điển hình và tham quan thực

tế Đối tượng tham gia học tập, nghiên cứu ở trung tâm đa dạng, chủ yếu là nhữngcán bộ, đảng viên có thực tiễn công tác, có kinh nghiệm sống, có bản lĩnh chínhtrị vững vàng, có ý thức cao trong tiếp thu lý luận; nhưng hầu hết là những người

Ngày đăng: 02/02/2016, 19:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Ngọc Am (2003), Đổi mới công tác giáo dục chính trị- tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới công tác giáo dục chính trị- tư tưởng cho cán bộ,đảng viên ở cơ sở
Tác giả: Vũ Ngọc Am
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2003
5. Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương (2003), Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảng dạy lý luậnchính trị
Tác giả: Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương
Năm: 2003
6. Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin (2004), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ tư tưởng - văn hóa cấp huyện. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệubồi dưỡng cán bộ tư tưởng - văn hóa cấp huyện
Tác giả: Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2004
8. Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương (2007), Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dùng cho đảng viên mới. Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng lý luận chínhtrị dùng cho đảng viên mới
Tác giả: Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2007
9. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2007), Tài liệu học tập chính trị dành cho học viên lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng. Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập chính trị dànhcho học viên lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2007
10. Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương (2007), Tài liệu bồi dưỡng Bí thư chi bộ cấp ủy viên cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng Bí thư chi bộcấp ủy viên cơ sở
Tác giả: Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
12.Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2011), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo ở cơ sở. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụcông tác tuyên giáo ở cơ sở
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
13. Đặng Quốc Bảo (2008), Quản lý Nhà nước về giáo dục, Tập bài giảng lớp Cao học Quản lý giáo dục- Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2008), Quản lý Nhà nước về giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2008
15. Các Mác và Ph.Ănghen (1995) toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập I Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1995) toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
16. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb.Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb.Giáo dục
Năm: 2008
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2011
18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 củaBộ Chính trị
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2014
22. Nguyễn Khoa Điềm (2004), “Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục LLCT trong trong tình hình mới”, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng lý luận của Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2004"), “Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả côngtác giáo dục LLCT trong trong tình hình mới”
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
Năm: 2004
24. Đoàn Thế Hanh (2007), “Tăng cường nhận thức lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X)”, Tạp chí Cộng sản số 781 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường nhận thức lý luận chính trị đối với cánbộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X)”
Tác giả: Đoàn Thế Hanh
Năm: 2007
25. Nguyễn Văn Hùng (2005), “Vấn đề đặt ra sau 10 năm hoạt động của các Trung tâm BDCT cấp huyện ở Quảng Bình”, Tạp chí Tư tưởng văn hóa của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề đặt ra sau 10 năm hoạt động của cácTrung tâm BDCT cấp huyện ở Quảng Bình”
Tác giả: Nguyễn Văn Hùng
Năm: 2005
26. Trần Thị Thu Hương (2007), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận cho cán bộ, đảng viên”, Tạp chí Khoa giáo số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chocán bộ, đảng viên”
Tác giả: Trần Thị Thu Hương
Năm: 2007
27. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn.Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2004
28. Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuân (1984), Một số vấn đề lý luận của quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận của quản lýgiáo dục
Tác giả: Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuân
Năm: 1984
30.Đặng Thị Bích Liên (2007), “Tỉnh Hải Dương xây dựng Trung tâm BDCT cấp huyện đáp ứng yêu cầu tình hình mới”, Tạp chí Khoa giáo của Ban Khoa giáo Trung ương số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỉnh Hải Dương xây dựng Trung tâm BDCT cấphuyện đáp ứng yêu cầu tình hình mới
Tác giả: Đặng Thị Bích Liên
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w