1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở hà tĩnh

111 1,1K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 797,5 KB

Nội dung

Xuất khẩu lao động góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốcgia, tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ; Góp phần giải quyếtđược việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN HỒNG SƠN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGHỆ AN - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG BẰNG

NGHỆ AN - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:

Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trungthực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nàokhác

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Sơn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tácgiả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên, chia sẻ từ bạn bè, đồng nghiệp,

cơ quan và đặc biệt là từ các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Vinh

Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo, cán

bộ, nhân viên Trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ tác giảtrong quá trình học tập và nghiên cứu

Tác giả cũng chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, trung tâm giớithiệu việc làm tỉnh Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện cho tác giả hoàn thành khóahọc này

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.NguyễnĐăng Bằng người đã hết lòng giúp đỡ và tận tình hướng dẫn để tác giả hoànthành luận văn tốt nghiệp này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn này, nhưng chắcchắn luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến của các bạn bè, đồng nghiệp và các quý thầy, cô để sửa chữa

và hoàn thiện luận văn của mình

Xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, ngày 15 tháng 9 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Sơn

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Kết cấu của luận văn 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 8

1.1 Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động 8

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

1.1.2 Hình thức xuất khẩu lao động

- Xuất khẩu lao động qua biên giới:

1.1.3 Lợi ích chủ yếu xuất khẩu lao động

1.1.4 Vai trò, đặc điểm của các bên tham gia xuất khẩu lao động

1.1.5 Các giai đoạn phát triển của hoạt động xuất khẩu lao động

1.1.6 Xu hướng phát triển của hoạt động xuất khẩu lao động

1.2 Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động 19

1.2.1 Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động

1.2.2 Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động

1.3 Kinh nghiệm về quản lý nhà nước hoạt động xuất khẩu lao động 30

1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

1.3.2 Kinh nghiệm của Philippines

1.3.3 Bài học rút ra có thể vận dụng địa phương

Kết luận chương 1 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở HÀ TÌNH 41

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Tĩnh 41

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.2 Dân số, dân cư và nguồn lao động

2.2 Tình hình quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh 46

2.2.1 Vấn đề xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Trang 6

2.2.2 Vấn đề quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

2.3 Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh 77

2.3.1 Thành tựu

2.3.2 Hạn chế

2.3.3 Nguyên nhân

Kết luận chương 2 83

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở HÀ TĨNH 84

3.1 Mục tiêu xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh từ nay đến năm 2020 84

3.2 Phương hướng 84

3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về XKLĐ ở Hà Tĩnh 86

3.3.1 Giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về công tác xuất khẩu lao động

3.3.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp

3.3.3 Giải pháp từ phía người lao động

Kết luận chương 3 94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96

1 Kết luận 96

2 Kiến nghị 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 102

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang

Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1 Quy trình hoạt động xuất khẩu lao động của Hàn Quốc 33

Bảng 2.1 Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động năm 2014 44

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về xuất khẩu lao động tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2014 46

Bảng 2.3 Số lượng xuất khẩu lao động của Hà Tĩnh so với cả nước 47

Bảng 2.4 Cơ cấu lao động xuất khẩu theo độ tuổi giai đoạn 2010 - 2014 48

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu lao động xuất khẩu theo tuổi tỉnh Hà Tĩnh 48

Bảng 2.5 Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính của tỉnh Hà Tĩnh và cả nước giai đoạn 2010 - 2014 49

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu lao động theo giới tính của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2014 50

Biểu đồ 2.3 Xuất khẩu lao động tỉnh Hà Tĩnh chia theo các nước 51

Bảng 2.6 Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề của tỉnh Hà Tĩnh và cả nước 51

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề của tỉnh Hà Tĩnh và cả nước 52

Bảng 2.7 Bảng tổng hợp xây dựng kế hoạch số lượng lao động đi XKLĐgiai đoạn 2010 - 2014 của các huyện/TX/TP 56

Bảng 2.8 Thị trường ưa thích của lao động Hà Tĩnh 57

Bảng 2.9 Số lần tập huấn các chính sách về XKLĐ và số doanh nghiệp hoạt động XKLĐ 59

Bảng 2.10 Số lao động là người Hà Tĩnh đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc từ năm 2010 - 2014 66

Bảng 2.11 Bảng tổng hợp tình hình lao động đăng ký hợp đồng cá nhân đi làm việc tại Đài Loan từ năm 2010 - 2014 69

Bảng 2.12 Bảng tổng hợp tình hình thanh lý hợp đồng tại các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài 70

Bảng 2.13 Bảng tổng hợp nội dung đào tạo và phân phối thời gian của các doanh nghiệp hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 72

Bảng 2.14 Bảng tổng hợp mức thu tiền môi giới của Công ty đối với người lao động, áp dụng tháng 12/2014 75

Bảng 2.15 Bảng tổng hợp mức thu tiền dịch vụ của Công ty đối với người lao động, áp dụng tháng 12/2014 75

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất và đầu tư bùng nổ vào những thập

kỷ gần đây, xuất khẩu lao động đã dần trở thành một phần không thể thiếucủa hệ thống kinh tế thế giới Đảng và Nhà nước ta đã xác định xuất khẩu laođộng là một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng của quốc gia đã và đangđem lại những lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể

Đối với nước ta, sự phát triển dân số và lao động (với số dân khoảng 90triệu người, trong đó lực lượng lao động chiếm 60%) đã gây ra những vấn đềkinh tế - xã hội phức tạp và gay gắt không chỉ hiện nay mà còn trong nhiềunăm tới Để có thể tạo được sự cân bằng giữa khả năng về cơ sở vật chất cóhạn và mức tăng dân số, nguồn lao động ở mức chênh lệch khá cao như hiệnnay thì sẽ phải tạo ra thêm hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động.Trước tình hình đó, xuất khẩu lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng vì

nó có thể góp phần giải quyết được 2 mục tiêu quan trọng của đất nước

Xuất khẩu lao động góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốcgia, tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ; Góp phần giải quyếtđược việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động trong nước, tăng cườngquan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước, củng cố và phát triển cộng đồngngười Việt Nam ở nước ngoài hướng về tổ quốc, tạo sự ổn định cho xã hội…

Chính vì lẽ đó mà công tác xuất khẩu lao động đã được cụ thể hoá bằngChỉ thị 41/CT/TW của Bộ chính trị, Luật người lao động Việt Nam đi làmviệc ở nước ngoài theo hợp đồng của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 ngày29/11/2006 và Nghị định 126/2007/NĐ-CP của Chính phủ

Hà Tĩnh cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đã và đangdành sự quan tâm đặc biệt cho vấn đề lao động, việc làm ở địa phương Để

Trang 10

giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương, Hà Tĩnh đã đề ra không ít cácgiải pháp như: phát triển các làng nghề thủ công, xây dựng và mở rộng khucông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động sau khi thu hồi đất và mộttrong những biện pháp hữu hiệu đã và đang được Hà Tĩnh đẩy mạnh đó làxuất khẩu lao động.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích do xuất khẩu lao động mang lại thìcũng có không ít những vấn đề bất cập nảy sinh đối với Hà Tĩnh, một tỉnhnằm trong vành đai phát triển kinh tế của Bắc Trung Bộ đó là: chưa có sựthống nhất về mặt nhận thức và tầm quan trọng của xuất khẩu lao động trongcác mục tiêu, biện pháp và giải quyết việc làm Thiếu sự phối hợp đồng bộgiữa các cấp, các ngành, các đơn vị quản lý nhà nước trong công tác xuấtkhẩu lao động Cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, cụ thể về công tác quản lýxuất khẩu lao động

Nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu lao độngcủa Đảng và Nhà nước Hà Tĩnh cần thiết phải xây dựng một hệ thống các mụctiêu, chiến lược và có những cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp với điều kiệnphát triển trước mắt và trong thời gian tới Xuất phát từ thực trạng đó chúng tôi

tiến hành lựa chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh” làm luận văn thạc sỹ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Thời gian qua, ở trong nước đã có một số công trình nghiên cứu khoahọc liên quan đến quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động như:

Trần Văn Hằng (1996), Các giải pháp đổi mới nhà nước về XKLĐ ở

Việt Nam trong giai đoạn 1995-2010, luận án Tiến sĩ kinh tế trường Đại học

Kinh tế quốc dân Tác giả đã nêu lên 5 thành tựu về xuất khẩu lao động ViệtNam, đánh giá những mặt còn hạn chế và đưa ra phương hướng giải pháptăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động

Trang 11

Nguyễn Thị Phương Linh (2004), Một số giải pháp đổi mới quản lý tài

chính về XKLĐ Việt Nam theo cơ chế thị trường, luận án tiến sĩ kinh tế Họ

viện Tài chính Luận án đã nêu lên những khó khăn thách thức trong vấn đềquản lý tài chính lĩnh vực xuất khẩu lao động Trên cơ sở học tập kinh nghiệmcủa một số nước như Thái Lan, Malayxia, Đài Loan Vận dụng linh hoạtnhững bài học của các nước vào đổi mới công tác quản lý tài chính trong xuấtkhẩu lao động Việt Nam

Bùi Sỹ Tuấn (2006), Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác

QLNN về XKLĐ của nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ,

trường Đại học Thương Mại

Đoàn Minh Duệ (2010), Xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh - Thực trạng và

giải pháp đến năm 2020, Nhà xuất bản Nghệ An Nghiên cứu đã nêu lên tính

tất yếu khách quan của việc xuất khẩu lao động, một số chương trình, chủtrương chính sách trong xuất khẩu lao động; đồng thời nghiên cứu đã nêuđược thực trạng lao động việc làm của Hà Tĩnh và sự cần thiết phải thúc đẩyxuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh Nghiên cứu đã đưa ra sáu nhóm giải pháp đẩymạnh xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh

Nhìn chung, các công trình công bố đã nghiên cứu những khía cạnhkhác nhau về xuất khẩu lao động ở Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.Các nghiên cứu chủ yếu hướng về phía doanh nghiệp, phía bản thân người laođộng Chưa có nghiên cứu nào về đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu laođộng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Đây là khoảng trống mà đề tài luận văn sẽnghiên cứu

Trang 12

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lýNhà nước về xuất khẩu lao động

- Phân tích thực trạng công tác quản lý Nhà nước về xuất khẩu laođộng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về xuất khẩu laođộng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệuquả công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động trên địabàn tỉnh Hà Tĩnh

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là cơ quan quản lý nhà nước về XKLĐ,các đơn vị được phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, các hộ gia đình

có lao động đang tham gia XKLĐ và các hộ gia đình đã có lao động đi XKLĐ

về nước

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ các số

liệu của Sở LĐTB&XH, Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh Bên cạnh đó, tham khảo

số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý lao độngngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước Ngoài ra, đề tài có tham khảokinh nghiệm của một số nước

Phạm vi thời gian: Các dữ liệu thu thập, các đối tượng khảo sát được

xem xét trong giới hạn từ năm 2010 đến 2015, các giải pháp đề xuất được ápdụng cho giai đoạn từ năm 2016 đến 2020

Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động

quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nghiêncứu giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước để đề racác giải pháp thích hợp

Trang 13

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Chọn điểm nghiên cứu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việcnghiên cứu, để có được những đánh giá đúng về thực trạng quản lý và đưa ranhững giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý xuất khẩu lao động trên địabàn tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi chọn điểm nghiên cứu dựa vào: Tổng số dân số,lực lượng lao động, lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế, sốngười có việc làm, số người thất nghiệp, số người tham gia XKLĐ tại các cácnước, số người đã về nước

- Về đối tượng điều tra, nghiên cứu: tiến hành khảo sát trực tiếp tại SởLao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh; 08 Phòng LĐTB&XH cáchuyện/thị xã/thành phố; 20 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu laođộng và 30 hộ gia đình có lao động tham gia XKLĐ

- Cách chọn mẫu:

+ Chọn 01 cơ quan quản lý xuất khẩu lao động ở cấp tỉnh là Sở LĐTB&XH;+ Chọn mỗi huyện/thị xã/thành phố 01 cơ quan quản lý xuất khẩu laođộng là Phòng LĐTB&XH;

+ Chọn 5 doanh nghiệp đưa nhiều lao động đi làm việc tại Nhật Bản; 5doanh nghiệp đưa nhiều lao động đi làm việc tại Đài Loan; 5 doanh nghiệpđưa lao động đi làm việc tại Malaysia và 5 doanh nghiệp đưa lao động đi làmviệc tại các thị trường khác;

+ Chọn 15 lao động đã đi làm việc ở nước ngoài về nước và 15 laođộng đang có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài

6.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

6.2.1 Thu thập tài liệu, số liệu đã công bố

Việc thu thập các tài liệu, số liệu đã công bố, với các nội dung thu thậpcùng nguồn gốc số liệu, tất cả được trình bày ở bảng sau:

Trang 14

Nơi thu thập Thông tin

1 Sách, báo, Internet, những công

trình nghiên cứu đã được công bố

- Tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiêncứu phần cơ sở lý luận và thực tiễn vềcông tác quản lý xuất khẩu lao động

2 Các cơ quan Nhà nước có liên

quan trong quá trình nghiên cứu:

Quốc hội, Chính phủ, Bộ

LĐTB&XH, Cục Quản lý lao động

ngoài nước, Trung tâm Lao động

ngoài nước; UBND tỉnh, Sở

- Các bào cáo tổng kết của địa phương(số liệu trong các bào cáo này chỉ mangtính thời điểm)

6.2.2 Thu thập số liệu mới

Các số liệu mới được thu thập qua quá trình điều tra trực tiếp các đốitượng được chọn trong nghiên cứu với mục tiêu thu thập các thông tin có liênquan đến quan điểm, nhận thức của mọi người về hoạt động xuất khẩu laođộng hiện nay

Các số liệu mới được thu thập qua một số hình thức sau:

- Sử dụng mẫu biểu phỏng vấn trực tiếp các đối tượng với các nội dungnhư đã được xây dựng trong biểu phiếu

- Phương pháp chuyên gia: nghiên cứu thu thập ý kiến của các cán bộkhoa học, cán bộ quản lý địa phương và các chuyên gia về lĩnh vực hoạt độngxuất khẩu lao động

6.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Trang 15

- Phương pháp thống kê mô tả: được dùng để đánh giá thực trạng pháttriển thương hiệu và các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý xuất khẩulao động trên địa bàn tỉnh;

- Phương pháp so sánh: đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu lao động;

- Phương pháp xử lý và phân tích: các tài liệu thu thập được tập hợp,chọn lọc và hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho phân tích đề tài;

- Công cụ xử lý: các số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Excel

6.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm chia theo từnghuyện/TX/TP và chia theo từng thị trường;

- Số doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ XKLĐ đang tuyểnchọn lao động trên địa bàn tỉnh;

- Các chỉ tiêu về công tác quản lý xuất khẩu lao động;

- Các thị trường lao động của tỉnh tham gia xuất khẩu lao động;

- Công tác tuyển chọn lao động của doanh nghiệp XKLĐ trên địa bàn;

- Tỷ trọng lao động trên tổng số lao động thất nghiệp;

- Tỷ trọng lao động xuất khẩu đã được đào tạo nghề trong tổng số laođộng xuất khẩu

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương:Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về xuất khẩu

lao độngChương 2 Thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Hà TĩnhChương 3 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý

nhà nước về xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1.1 Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Trong giai đoạn hiện nay, di dân quốc tế thường gắn liền với quá trình

di chuyển lao động từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển, từcác nước đông dân, nghèo tài nguyên đến các nước giàu tài nguyên và thưadân Số lao động này không chỉ bao gồm những công nhân làm việc giảnđơn mà còn cả những lao động kỹ thuật cao, những chuyên gia tạo nên hiệntượng “chảy máu chất xám” từ các nước đang phát triển sang các nước pháttriển [21]

Di chuyển quốc tế sức lao động là hiện tượng người lao động ra nướcngoài nhằm mục đích tìm kiếm việc làm, cho thuê sức lao động để kiếm sống.Khi ra khỏi một nước, người lao động thường được gọi là người xuất cư, cònsức lao động của người đó được gọi là sức lao động xuất khẩu

Từ những hoạt động di chuyển quốc tế sức lao động tự phát, đơn lẻ đãtrở thành những trào lưu di dân quốc tế Ngày nay khi di chuyển lao độngquốc tế đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến thì thuật ngữxuất khẩu lao động ra đời và được sử dụng một cách rộng rãi

Xuất khẩu lao động là một hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại,

là một hình thức đặc thù của hoạt động xuất khẩu nói chung, trong đó hànghóa đem xuất khẩu là sức lao động của người lao động Xuất khẩu lao động làmột hoạt động tất yếu khách quan của quá trình di chuyển các yếu tố đầu vàocủa sản xuất Nó được dùng để chỉ một lĩnh vực hoạt động kinh tế của mộtquốc gia do các tổ chức kinh tế thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho

Trang 17

các tổ chức kinh tế của một nước khác có nhu cầu sử dụng lao động nhậpkhẩu Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động xuất khẩu lao động đượcthực hiện chủ yếu dựa trên cơ sở quan hệ cung - cầu sức lao động [21].

Xuất khẩu lao động được đề cập đến trong luận văn này là sự di chuyểnlao động và chuyên gia đến làm việc có thời hạn ở nước ngoài (sau đây đượcgọi chung là xuất khẩu lao động) có tổ chức, hợp pháp thông qua những Hiệpđịnh Chính phủ, hoặc các tổ chức kinh tế được cấp giấy phép hoạt động cungứng và tiếp nhận lao động, hoặc thông qua các hợp đồng nhận thầu khoáncông trình hoặc đầu tư ra nước ngoài

Xuất khẩu lao động ở nước phát triển: Các nước này có xu hướnggửi lao động kỹ thuật cao sang các nước chậm phát triển, đang phát triển

để lấy thêm ngoại tệ Trường hợp này có thể hiểu là đầu tư chất xám cómục đích, nhằm mục tiêu thu hồi lại một phần chi phí đào tạo cho đội ngũchuyên gia trong nhiều năm, một phần khác là phát huy năng lực đội ngũchuyên gia, công nhân kỹ thuật bậc cao để tăng thu ngoại tệ, tìm kiếm lợinhuận ở nước ngoài

Xuất khẩu lao động ở các nước chậm phát triển và đang phát triển: Cácnước này có xu hướng gửi lao động phổ thông, lao động tay nghề bậc trung vàbậc cao sang các nước nhập khẩu lao động để thu tiền công, tăng thu nhập vàtích lũy ngoại tệ, mặt khác để giảm sức ép về nhu cầu việc làm trong nước

1.1.2 Hình thức xuất khẩu lao động

- Xuất khẩu lao động qua biên giới:

+ Đi theo hiệp định Chính phủ giữa hai nhà nước như ta đã thực hiệnphổ biến ở giai đoạn 1980-1990, lao động của Việt Nam ở các nước đượcsống, sinh hoạt theo đoàn đội, có sự quản lý thống nhất từ trên xuống dưới,lao động của ta được làm việc xen ghép với lao động các nước

Trang 18

+ Đi theo các Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩulao động, tức là DN hoạt động dịch vụ, về cơ bản tuân thủ pháp luật theo LuậtDN.

+ Đi theo hình thức xuất khẩu lao động công nghệ cao

+ Đi theo hình thức xuất khẩu lao động phổ thông

+ Đi theo hình thức xuất khẩu lao động tự phát, tự do không có tổ chứccủa các Doanh nghiệp

- Xuất khẩu lao động không qua biên giới:

+ Lao động làm việc cho các công ty đầu tư của nước ngoài tại Hà Tĩnh

và các tỉnh trong nước

1.1.3 Lợi ích chủ yếu xuất khẩu lao động

Hầu hết các nước trên thế giới đều tham gia chương trình xuất khẩu laođộng Đối với các nước phát triển, họ xuất lao động “chất xám” có kỹ thuậtcao Còn đối với các nước kém phát triển, họ đưa những lao động “dư thừa”,trình độ tay nghề kỹ thuật thấp nhằm giải quyết việc làm, cải thiện điều kiệnsống cho gia đình họ Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lao động mang lạinhiều kết quả bổ ích cho cả hai bên

- Đối với nước xuất khẩu lao động sẽ thu được: Tăng thêm ngoại tệ,

giảm sức ép về việc làm trong nước, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội,giảm chi tiêu trong nước, tăng thêm tri thức kinh nghiệm làm ăn kinh tế,giảm tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, tạo một lượng lao động tích cực,học tập được phong cách lao động mới do tổ chức ở nuowscc ngoài trang bị

Mở rộng quan hệ hiểu biết lẫn nhau, giới thiệu con người và đất nước mìnhcho các nước…

Bên cạnh tác động tốt, việc xuất khẩu lao động cũng dễ dàng gánh phảicác hậu quả xấu (không mong muốn) như: Giảm bớt bộ phận lao động trẻkhoẻ, có trình độ văn hoá chuyên môn tương đối cao; gây biến động về sức

Trang 19

mua trong nước, có thể mất bí mật kinh tế do người lao động mang đi bán, dễ

để lại tính xấu ở nước nhận lao động nếu lao động sang đó có hành động saitrái như vi phạm luật pháp, phong tục tập quán… lao động còn dễ dàng mangtheo những nếp sống không phù hợp, các bệnh xã hội từ nước ngoài về sauthời gian đi làm việc ở nước ngoài

- Đối với nước tiếp nhận lao động: Sẽ thu được những lợi ích đáng kể,

bù đắp lao động thiếu hụt, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước, mởrộng quan hệ và uy tín với nước có lao động; khai thác kinh nghiệm, kiếnthức, tác phong lao động và cung cách quản lý của nước khác, mở rộng nhucầu thị trường trong nước…

Tất nhiên nước tiếp nhận lao động có thể đồng thời phải chịu nhữngảnh hưởng và tác động xấu của người lao động đến làm việc ở nước mìnhnhư: du nhập lối sống và bệnh tật xã hội bên ngoài vào; có nguy cơ mất một

số bí mật quốc gia; phải lo cung ứng thêm một khối lượng lương thực, thựcphẩm và hàng hoá tiêu dùng…

Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động xuất khẩu lao động đã chứngminh vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế quantrọng, không thể tách rời khỏi sự phát triển đất nước đối với nhiều quốc gia

Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị và xã hội, cũng như sự phân bốkhông đều về tài nguyên giữa các quốc gia, dẫn đến hậu quả là sự phát triểnkhông đều giữa các quốc gia, không quốc gia nào lại có đủ, đồng bộ các yếu

tố sản xuất Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc giải quyết tình trạng mấtcân đối trên là tất yếu dẫn đến hình thành thị trường quốc tế, trong đó có thịtrường lao động Khi đó, hoạt động xuất khẩu lao động đã trở thành hoạt độngkinh tế quan trọng và phổ biến nhưng có tính xã hội cao của nhiều nước trênthế giới trong nhiều thập kỷ qua Trước hết, hoạt động xuất khẩu lao động gópphần giải quyết việc làm, tiết kiệm được chi phí đầu tư tạo việc làm trong

Trang 20

nước, điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển như ViệtNam trong tình trạng dư thừa lao động; góp phần thu ngoại tệ về cho đấtnước, được đào tạo và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang chocác nước đang phát triển và cuối cùng là phát triển quan hệ hợp tác, giao lưuvăn hoá và hội nhập quốc tế.

1.1.4 Vai trò, đặc điểm của các bên tham gia xuất khẩu lao động

- Nhà nước với vai trò chủ thể quản lý: Hoạt động xuất khẩu lao động

là một lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù, có tầm chiến lược, đượctạo điều kiện thuận lợi để phát huy thế mạnh nguồn lực trong nước và cóphạm vi hoạt động rộng lớn trên thị trường lao động quốc tế

Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theođịnh hướng XHCN, hoạt động xuất khẩu lao động là một lĩnh vực KT-XH hếtsức phức tạp và nhạy cảm đối với toàn xã hội và quan hệ quốc tế Hoạt độngxuất khẩu lao động trong thời gian qua, hiện nay và tương lai được thực hiệntrong sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia cung cấp lao động, quan hệcung cầu lao động mất cân đối nghiêm trọng do nhu cầu tìm việc làm ngoàinước quá lớn, nhưng khả năng thị trường còn quá hạn chế Hệ thống pháp luật

và chính sách hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu lao động chưa được đầy đủ vàhoàn chỉnh, lao động phải tìm việc ở ngoài nước xa chủ thể quản lý, trong khinhận thức về quan hệ chủ thợ, về pháp luật lao động nước sở tại còn hạn chế.Các tranh chấp về lao động, dân sự thường dễ mang tính quốc tế, nếu không

có phương pháp xử lý, dễ đưa đến tranh chấp của hai quốc gia và quốc tế Vềmặt xã hội của vấn đề cũng có những phức tạp, đó là tâm lý gia đình, môitrường và thói quen

Với tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu lao động trong chiến lược

ổn định và phát triển kinh tế nước ta, thời gian qua hoạt động xuất khẩu laođộng được thực hiện trong điều kiện hệ thống pháp luật, chính sách chưa hoàn

Trang 21

chỉnh, đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động tuy đông nhưng về chấtlượng, hiệu quả chưa cao, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức kinh tế thịtrường, thiếu ngoại ngữ, thiếu am hiểu hệ thống pháp luật và chính sách củacác nước ở khu vực mới Trong tình hình đó, sự can thiệp của nhà nước với tưcách là “bà đỡ” và là người quản lý, giám sát và định hướng cho hoạt độngxuất khẩu lao độnglà hết sức cần thiết

- Doanh nghiệp xuất khẩu lao động với vai trò là khách thể quản lý:

Hoạt động xuất khẩu lao động ngày càng không còn là một việc làm của một

cá nhân riêng lẻ, vì quy mô của việc ra đi và nhu cầu của nơi sử dụng khôngphải là nhỏ Việc ra đi của lao động còn liên quan tới thủ tục xuất nhập cảnhcủa cả hai nước Thêm nữa việc xuất khẩu lao động và tiếp nhận lao động cònphải tuân thủ các thông lệ và Công ước quốc tế mà Liên hợp quốc đã nêu rõcác nước phải thực hiện Ngoài ra bản thân mỗi người lao động khi ra nướcngoài làm việc cũng đòi hỏi phải có một thế lực nào đó bảo đảm lợi ích và antoàn sinh mạng cho họ Nhiều nước tiếp nhận lao động đều đưa ra những đòihỏi khá khắt khe đối với người lao động, đòi hỏi người lao động làm thuê phảiphù hợp với yêu cầu của họ, các đòi hỏi này mỗi cá nhân là rất khó, thậm chíkhông có khả năng tự thực hiện được Cho nên việc hình thành đội ngũ doanhnghiệp xuất khẩu lao động để bảo vệ lợi ích và an toàn cho người lao động làmột đòi hỏi mang tính khách quan Tuy nhiên, đội ngũ doanh nghiệp xuấtkhẩu laom động này cần được tổ chức tốt với một cơ chế quản lý phù hợp vớiyêu cầu của thị trường sức lao động thế giới thì mới có thể tồn tại được

Không ít doanh nghiệp chạy theo lợi ích cục bộ, cạnh tranh với nhau đểtranh giành hợp đồng, dẫn đến tăng chi phí và giảm thu nhập của người laođộng, gây thiệt hại cho người lao động; rút ngắn thời gian đào tạo, chất lượngđào tạo thấp, dẫn đến tỡnh trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưađáp ứng được trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ thì yếu, thiếu ý

Trang 22

thức tuân thủ pháp luật cũng như sự hiểu biết về phong tục tập quán ở nước sởtại Việc quản lý và hỗ trợ người lao động trong thời gian họ làm việc ở nướcngoài cũng rất yếu, thiếu nhanh nhạy và không hiệu quả, thậm chí tình trạng

“đem con bỏ chợ” vẫn chưa được khắc phục Điều này thể hiện đặc biệt rừ khixảy ra những sự cố, như khi công ty sử dụng lao động phá sản, hay người laođộng gặp tai nạn hoặc gặp rủi ro phải về nước trước thời hạn Trong nhữngtrường hợp này, người lao động chậm được hỗ trợ, không biết kêu ai, trong khithủ tục xử lý phức tạp, gây tốn phí lớn đối với người lao động và gia đình họ

Việc siết chặt quản lý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

đó được đặt ra trong nhiều văn bản của cơ quan QLNN và đang được thựchiện, song rõ ràng là công việc này cần phải được triển khai một cách ráoriết hơn nữa

- Người đi xuất khẩu lao động có các đặc điểm: Người lao ở khu vực

nông nghiệp - nông thôn là chủ yếu Điều này cũng có nghĩa là tạo việc làm

để thu hút lao động nông thôn đang là vấn đề bức xúc ở nước ta Thời gianqua, tỷ lệ lực lượng lao động nông thôn mặc dù đã có xu hướng giảm (77,42%năm 2000 giảm còn 65,8% năm 2014) song tốc độ giảm chậm Lao động ởnông thôn lớn gấp ba lần so với lao động ở khu vực thành thị

Những người đi xuất khẩu lao động phần lớn xuất thân là nông dân Họđược gọi là những lao động “3 không” - không nghề, không ngoại ngữ, khôngtác phong công nghiệp Hầu hết những người lao động có nguyện vọng đi làmviệc ở nước ngoài đều muốn đi làm việc trong thời gian sớm nhất Đặc biệt, lànhững người nghèo Họ không đủ kinh phí để theo học khoá dạy nghề chínhquy 12 - 24 tháng; thậm chí ngay cả khóa đào tạo ngoại ngữ và giáo dục địnhhướng kéo dài 2-3 tháng cũng là một khó khăn không nhỏ về tài chính đối với

họ Trong khi đó, nhu cầu thu nhập để giúp đỡ gia đỡnh lại rất cấp bách

Số lượng lao động có xu hướng tăng nhanh Trong thời kỳ 2010-2015,

Trang 23

tốc độ tăng bình quân khoảng 2,1%/năm, tương ứng với trên 900 ngàn người.Lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng lực lượng lao động (trên95%) Trong đó lao động trẻ (15 đến 34 tuổi) chiếm tỷ lệ cao (50%) Đây làmột lợi thế của lực lượng lao động Vì lao động trẻ này có thể lực, thuận lợicho việc đào tạo, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.Nguồn lao động đưa đi hiện nay của Việt Nam ước tính khoảng 5-6 triệungười song cũng không đủ đáp ứng yêu cầu của thị trường NN về số lượnglao động có tay nghề cao trong các ngành: Điện tử, Công nghệ thông tin, thợhàn, thủy thủ, chuyên gia nông nghiệp…đối với các thị trường yêu cầu laođộng kỹ thuật như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc…

Chất lượng nguồn lao động đã từng bước được cải thiện nhưng chậm sovới yêu cầu phát triển kinh tế đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế thếgiới và trước những thay đổi nhanh của khoa học công nghệ Lực lượng laođộng đã qua đào tạo theo các loại hình và trình độ khác nhau, năm 2001 tỷ lệlao động đã qua đào tạo là 16,8%, năm 2005 là 25%, năm 2010 nâng lên 39%

và đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo phấn đấu đạt 50% trên tổng số laođộng cả nước Mặt khác, người lao động Việt Nam lại yếu ngoại ngữ, thiếuhiểu biết về luật pháp, kiến thức công nghệ thông tin, yếu sức khỏe, điều nàylàm cho chất lượng nguồn lao động cung ứng giảm Bất lợi này đang dẫn đến

xu hướng bị ép giảm giá trị lao động trên thị trường trong nước và quốc tế

Thể lực của lao động Việt Nam nhìn chung là kém Số người không đủcân nặng ở Việt Nam chiếm tới 48,7% Số lượng người lớn suy dinh dưỡng là28%, phụ nữ thiếu máu là 40%

Ngoài ra, người lao động trong nước tuy không có việc làm hoặc có thunhập thấp, nhưng nếu đi làm việc ở NN lại thường lựa chọn những thị trườngtrả tiền lương cao hơn Ở những nước, những ngành nghề trả lương thấp nhưthị trường Malaysia, Trung Đông Vì thế, việc đáp ứng đủ số lượng và chất

Trang 24

lượng lao động hiện vẫn còn là một vấn đề cần phải quan tâm và phấn đấu củaNhà nước và các doang nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam.

1.1.5 Các giai đoạn phát triển của hoạt động xuất khẩu lao động

Hiện tượng quốc tế hoá sản xuất và đầu tư bùng nổ vào những thập kỷgần đây đi đôi với việc quốc tế hoá thị trường sức lao động Di cư lao độngquốc tế trở thành một bộ phận không thể tách khỏi của hệ thống kinh tế thếgiới hiện nay

Theo thống kê của Tổ chức di cư thế giới (IOM), trong những năm đầucủa thập kỷ 80, số người di cư mới đạt đến 25 triệu người thì đến nay cókhoảng 192 triệu người đang làm việc ở nhiều nước khác nhau, chiếm 3%tổng dân cư trên toàn thế giới Ước tính của Tổ chức lao động quốc tế (ILO),trung bình cứ 25 người lao động trên thế giới thì có 1 người đang làm việc ở

NN Như vậy số lượng lao động đi làm việc ở NN là rất lớn và gia tăng nhanhchóng, số nước tiếp nhận lao động cũng ngày càng nhiều [21]

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của trào lưu di cư Laođộng quốc tế, đặc biệt là khu ở vực Châu Á, ta thấy trào lưu này được hìnhthành qua 3 giai đoạn rõ rệt kể từ thời kỳ phát triển của ngành hàng hảiphương Tây và sự bành trướng của hệ thống thuộc địa từ thế kỷ trước

Giai đoạn đầu tiên, Là trào lưu di cư lao động từ Ấn độ - thuộc địa của

Anh đến các đồn điền ở vùng Caribe, Châu Phi và Đông Á, gồm những laođộng rẻ tiền, một hình thức mới của chế độ nô lệ khổ sai Người lao động di

cư làm việc tại đồn điền mía ở quần đảo Mauritins và Fiji, các đồn điền chètại Cayion, các đồn điền của Pháp ở đảo Reunion, Martinique, các đồn điềncao su ở Malaysia và các thuộc địa của Anh ở Châu phi Dạng di cư lao độngnày thậm chí sau này còn bị coi là một dạng mới của chế độ nô lệ, vì các chủđồn điền rất ít khi quan tâm đến người lao động, cả vật chất cũng như tinhthần Theo tính toán của các chuyên gia, trong thời kỳ thuộc địa này, từ năm

Trang 25

1934 đến 1937 có khoảng 30 triệu người rời tiểu lục địa sang các vùng khác,nhưng chỉ có khoảng 24 triệu người về lại quê hương.

Giai đoạn thứ hai, Bắt đầu vào thời kỳ tân lực của hệ thống thuộc địa

sau đại chiến thế giới lần thứ II, khi có một số lượng người đông đảo từ Châu

Á, đặc biệt là từ tiểu lục địa, di cư đến các vùng Châu âu và Bắc Mỹ Rấtnhiều người đã vào làm việc tại các cơ sở công nghiệp đã “tàn lụi” trên đấtAnh, song cũng có một số đông thuộc những người di cư là những người thợ

có tay nghề, sinh viên học tại Mỹ và Canada không trở về nước sau khi họcxong Người ta ước tính riêng trong năm 1985 đã có khoảng 750.000 ngườigốc Ấn độ ở các nước Tây âu có nền công nghiệp phát triển Theo số liệu của

cơ quan nhập cư Hoa Kỳ, từ năm 1960-1981 có khoảng 1,7 triệu người từ cácnước Đông Á đến Mỹ, số người nhập cư vào Canada từ năm 1971-1981khoảng 250.000

Giai đoạn thứ ba, Là giai đoạn bùng nổ xây dựng ở các nước Vùng vịnh

khi dầu mỏ trở thành ngành chủ lực của nền kinh tế khu vực này Thời kỳ nàychứng kiến sự phát triển rất nhanh của lực lượng lao động các nước tại VùngVịnh và đây trở thành một trung tâm chính thu hút lao động Châu Á, từ 120nghìn vào năm 1970 đến 1,8 triệu năm 1990 và khoảng 3,5 triệu năm 1985

Việc sử dụng lao động NN từ lâu đã trở thành điều kiện tất yếu của quátrình tái sản xuất thông thường Ở các nước đang sử dụng công nhân NN, cónhững ngành phải phụ thuộc vào nguồn lao động nhập khẩu Trong khi đó,đối với phần lớn các nước đang phát triển có lao động xuất khẩu, việc ngừngxuất khẩu này sẽ làm mất một nguồn thu ngoại tệ đáng kể

Từ phân tích các trào lưu di cư lao động quốc tế, ta thấy rằng các quátrình di cư lao động quốc tế được đặc trưng bởi:

- Đặc trưng thứ nhất là: Di cư lao động quốc tế sẽ góp phần nâng cao

phúc lợi mọi mặt của người lao động và góp phần cải thiện sự thiếu hụt ngoại

Trang 26

tệ của các nước cung cấp lao động và người lao động ra NN làm việc là tránh

sự đói nghèo trong nước

- Đặc trưng thứ hai là: là nhu cầu tiếp nhận ngày càng nhiều lao động

của các nước

- Đặc trưng thứ ba: Trào lưu di cư phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh

tế và đời sống của nhân dân nước nhập cư

- Đặc trưng thứ tư là: Chất lượng lao động di cư là yếu tố quyết định.

Nhà nước có ảnh hưởng tích cực đến quá trình xuất khẩu lao động Khisản xuất tăng mạnh, việc nhập khẩu lao động được phép tự do hoá, còn trongtrường hợp ngược lại thì nhập khẩu lao động bị hạn chế

1.1.6 Xu hướng phát triển của hoạt động xuất khẩu lao động

Theo thống kê của ILO, hiện có khoảng trên 60 nước xuất khẩu laođộng, với tổng số gần 120 triệu người, trong đó các nước Châu Á chiếm hơn50% Hầu hết các nước trên thế giới đều có xuất khẩu lao động, ILO ước tínhtrên 200 nước tiếp nhận lao động nước ngoài, nhưng chủ yếu tập trung ở cácnước phát triển, khoảng 1/3 ở Châu Âu, 20% ở Bắc Mỹ, 15% ở Châu Phi,12% ở các nước Arập, tất cả các khu vực Đông Bắc Á, Đông và Nam Á,Trung và Nam Mỹ chiếm chưa đến 10% [21]

Hoạt động xuất khẩu lao động được thực hiện trong sự cạnh tranhgay gắt giữa các quốc gia Ngày càng có nhiều nước tham gia vào lĩnhvực hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở NN, trong hiện tại vàlâu dài các nước tiếp nhận lao động chỉ muốn tiếp nhận lao động có kỹnăng cao, thích ứng với công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin,siết chặt chính sách nhập cư và có xu hướng quản lý lao động nhập cưthông qua các hợp đồng lao động tạm thời (hợp đồng có thời hạn ngắn)

và các chính sách quản lý lao động nhập cư; Đồng thời các nước cũngthông qua ILO và IOM để giải quyết vấn đề di dân và nhập cư lao động

Trang 27

một cách toàn diện, phục vụ lợi ích của các quốc gia, người lao động vàtoàn xã hội [21].

Mặt khác, trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các yếu tố của quá trình táisản xuất hàng hoá và dịch vụ được dịch chuyển tự do từ nước này sang nướckhác thông qua các cam kết mở cửa thị trường nên sự phân công lao độngngày càng sâu sắc Các DN nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ sử dụng chínhsách về lương và các chính sách ưu đãi khác nhằm thu hút Lao động, nhất làLao động có trình độ, năng lực và tay nghề cao Điều này đòi hỏi các DNtrong nước cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp đểkhông bị “thua ngay trên sân nhà”

1.2 Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động

1.2.1 Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động

1.2.1.1 Xu thế hội nhập KTQT tác động đến hoạt động xuất khẩu lao động

Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu vàkhu vực Mỗi một biến động tích cực hoặc tiêu cực của kinh tế khu vực và thếgiới đều có những tác động nhiều mặt đến kinh tế Việt Nam

Đảng và nhà nước có chủ trương chủ động hội nhập KTQT, tranh thủmọi thời cơ phát triển trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướngXHCN Đây là sự đổi mới tư duy rất sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta trongnhận thức về thời đại, về cục diện thế giới cũng như trong đường lối, chínhsách và phương châm hành động trong hoạt động đối ngoại Việt Nam sẵnsàng là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế

Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN, tham gia AFTA và APEC, bìnhthường hoá và lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, ký kết được Hiệp định thươngmại Việt - Mỹ, đặc biệt sự kiện gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO),

Trang 28

hàng loạt các Hiệp định, Nghị định thư thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực laođộng với các nước, mở đường cho hoạt động xuất khẩu lao động phát triển.

Cùng với công cuộc đổi mới, chính sách mở cửa của Đảng

và Nhà nước ta, xu hướng toàn cầu hoá hiện nay và quá trình hội nhập về kinh tế đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam những cơ hội sau:

- Trước hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới,

có cơ quan đại diện ngoại giao tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, nên cónhiều cơ hội tìm hiểu khả xuất khẩu lao động Trong quá trình hội nhập, nhiều

cơ hội việc làm ở NN sẽ mở ra đối với lao động Việt Nam

- Khi Việt Nam tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, thìthị trường không còn bó hẹp trong biên giới quốc gia Người lao động có cơhội học hỏi nhiều hơn, tiếp cận với những môi trường làm việc mới và sẽ cóthu nhập cao hơn

- Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam có thể khai thác

và tìm hiểu thông tin về nhu cầu lao động của các nước qua nhiều kênh thôngtin như tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội nghị quốc tế… đểthăm dò và khai thác những cơ hội xuất khẩu lao động

- Nhiều DNNN đầu tư hoạt động tại Việt Nam cũng có nhu cầu nhậnlao động Việt Nam, kể cả những người đã từng làm việc, tu nghiệp tại nướcmình vào làm việc (DN của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…)

- Chúng ta sẽ có được sự quan tâm sâu sắc hơn của các tổ chức quốc tế

về các vấn đề mang tính toàn cầu như xoá đói giảm nghèo, phòng chống dịchbệnh, thiên tai… Vấn đề việc làm ở nước ta cũng sẽ được hưởng lợi từ những

dự án quốc tế

1.2.1.2 Sự phát triển thị trường lao động thế giới

Trang 29

Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết thị trường lao động thế giới đã tănggấp 4 lần so với năm 1980 và theo dự kiến đến năm 2050, thị trường này sẽtăng gấp đôi so với hiện nay Theo IMF, sự phát triển của thị trường lao độngquốc tế được thể hiện trên ba kênh: Xuất nhập khẩu các sản phẩm tinh chế, sảnxuất theo hướng phi tập trung của các DN và hoạt động xuất khẩu lao động Xuhướng quốc tế hoá thị trường lao động đang làm cho nhiều nước được hưởnglợi Các nước đông dân và các nước đang phát triển giải quyết được vấn đề việclàm, cải thiện thu nhập của người dân Trong khi đó, nhập khẩu lao động manglại nguồn lợi lớn cho các nước phát triển Vấn đề thiếu nhân công ở các nướcTây Âu, Mỹ và Nhật Bản đang dần được giải quyết [11]

Tuy nhiên, toàn cầu hoá việc làm cũng tác động tiêu cực đến thu nhậplao động trong tổng thu nhập của thế giới Trên thực tế, giá nhân công rẻ,thêm vào đó là sự phát triển của lao động bất hợp pháp, đó làm doanh thu từviệc làm giảm 7% so với năm 1980 Ngoài ra, sự phát triển của công nghệthông tin cùng với khả năng thay thế con người của máy móc cũng là mộttrong những nguyên nhân làm cho thu nhập của thị trường lao động giảm đi

ILO dự báo, đến năm 2020 ASEAN sẽ có thêm 65 triệu lao động mới(tăng 19.8% so với mức năm 2010) Mức tăng mạnh nhất ở các quốc gia nhưLào, Campuchia và Philippin Lực lượng lao động của Thái Lan dự đoán tăng1%/năm, trong khi đó tăng trưởng GDP sẽ đạt khoảng 4,5% tạo nên sức épcầu lao động là 243000 người (2010) và 474000 người (2012) Lực lượng Laođộng Malaysia tăng nhanh hơn của Thái Lan, khoảng 2,3% Singapore vàThái Lan sẽ phải đối diện với tình trạng thiếu Lao động và hậu qủa KT-XHcủa lực lượng Lao động già hóa Nếu như các quốc gia này vẫn duy trỡ đượcmức sống của số dân già hóa, thì họ sẽ buộc phải tiếp tục tăng năng suất Laođộng [21]

Trang 30

Trong báo cáo của ILO tựa đề “Triển vọng Lao động thích hợp chothập niên phát triển bền vững và Lao động từ nay đến năm 2020” thì năngsuất Lao động cao của Châu Á nói chung cũng như của các nước ASEAN nóiriêng đang là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nếu không tạothêm được việc làm, các nước sẽ phải đổi mặt với nguy cơ dư thừa lao độngtrong tương lai ILO cho rằng, lao động giá rẻ sẽ là thế mạnh của Châu Á và

từ nay đến năm 2015, Châu lục này sẽ có thêm 200 triệu lao động Với mộtthị trường lao động đầy tiềm năng như vậy sẽ đóng góp rất lớn cho tăngtrưởng kinh tế trong khu vực [23]

Việt Nam là nước kinh tế đang phát triển, có số dân đông, tỷ lệ ngườitrẻ chiếm phần lớn, tỷ lệ sinh tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao, do đó lực lượnglao động sẽ tiếp tục tăng Tuy nhiên, Việt Nam cũng không nằm ngoài xuhướng tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng, trong khi thế hệ dân số trẻ hiện nay đãtham gia vào thị trường lao động trong giai đoạn 2011-2020, lực lượng laođộng tiềm năng sẽ giảm đi đáng kể Điều này cũng cần lưu ý khi chúng ta xâydựng một chiến lược phát triển xuất khẩu lao động, thay vì tăng nhanh về sốlượng lao động xuất khẩu mà cần nâng cao chất lượng lao động có tay nghề,trình độ cao và lao động trong lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của cácnước tiếp nhận lao động

1.2.1.3 Hiệu quả kinh tế - xã hội trong hoạt động xuất khẩu lao động

Trong điều kiện kinh tế thị trường, sức lao động được coi là hàng hoá

-đó là loại hàng hoá đặc biệt, thì hoạt động xuất khẩu lao động được thực hiệnchủ yếu trên cơ sở quan hệ cung cầu sức lao động Nó chịu sự tác động, sựđiều tiết của các quy luật kinh tế thị trường Bên “cầu lao động” phải tính toán

kỹ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng lao động Vì vậy, “cầu lao động” xácđịnh chặt chẽ số lượng, chủng loại lao động hợp lý với chất lượng lao độngcao Do vậy, muốn cho hàng hoá đặc biệt của mình chiếm được ưu thế trên thị

Trang 31

trường lao động thì bên cung lao động cũng phải có sự chuẩn bị và đầu tư đểloại hàng hoá đặc biệt này được thị trường chấp nhận, phải đáp ứng kịp thời

về số lượng, chủng loại với chất lượng cao Chất lượng lao động càng cao,càng đem lại hiệu quả kinh tế lớn và càng được thị trường NN chấp nhận.Chất lượng lao động cao thể hiện ở trình độ tay nghề phù hợp với công nghệcủa nước tiếp nhận lao động, thể lực tốt, có ngoại ngữ, được trang bị đầy đủkiến thức làm việc theo tác phong công nghiệp, am hiểu luật pháp và phongtục tập quán của nước sử dụng

Mặt khác, Lao động Việt Nam có mặt ở 40 quốc gia và vựng lãnh thổ,nhưng thực tế tập trung chủ yếu tại 4 thị trường chính là Malaysia, Đài Loan,Hàn Quốc và Nhật Bản Tại Malaysia hiện có trên 110.000 người làm việc,thu nhập bình quân 12-13 triệu đồng/tháng; tại Đài Loan có khoảng 70.000người, thu nhập 500-700USD/tháng; tại Hàn Quốc có trên 48.600 người, thunhập bình quân khoảng 1000-1200USD/tháng và tại Nhật Bản có khoảng19.000 người, thu nhập bình quân trên 1700 USD/tháng

Tuy vậy, so sánh với một số nước Châu Á như: Philippine, TrungQuốc, Indonesia và Ấn độ thì Việt Nam cũng thua kém cả về số lượng Laođộng lẫn thu nhập

Philipin là nước nổi bật nhất về xuất khẩu lao động Hiện có khoảng

7-8 triệu người Philippin đang lao động ở nước ngoài (tức là khoảng 10% dân

số và 20% lao động của cả nước), mỗi năm gửi về 12-14 tỷ USD, tươngđương gần 10% GDP Lao động Philipin làm việc ở trên 190 nước 70% Laođộng xuất khẩu của Philipin là nữ Có khoảng 650 công ty tư nhân trực tiếptuyển dụng lao động, làm việc và ký hợp đồng với các đối tác bên ngoài, tuynhiên trong số này chỉ có hơn 20 công ty làm ăn tín nhiệm và hiệu quả TrungQuốc chưa đến 1 triệu Lao động, nhưng từ khi cải cách mở cửa cuối nhữngnăm 1970 đến nay đó cú 18 triệu người ra sống và làm việc ở NN Inđônêsia

Trang 32

trung bình mỗi năm đưa trên 8 vạn lao động với số ngoại tệ thu về 4,67tỷUSD; Ấn Độ mỗi năm đưa được 50.000 Lao động và thu về gần 11 tỷ USD

1.2.1.4 Cơ chế, chính sách chưa phù hợp với xu thế mới

Trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền KTQT, Việt Nam phải thực hiệnđầy đủ các cam kết với các nước và các tổ chức quốc tế, phải chấp nhận cạnhtranh trên một sân chơi không khoan nhượng, cạnh tranh rất gay gắt Trongkhi thể chế kinh tế chưa hình thành đồng bộ; nhiều cơ chế, chính sách, luật lệchưa phù hợp với thông lệ quốc tế

Thúc ép trong quá trình hội nhập KTQT buộc chúng ta phải tập trunghoàn thiện một số lĩnh vực như:

- Hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường nhất là thị trường sứclao động, thị trường tài chính và thị trường công nghệ…

- Thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các mối liên kết KTQT,đặc biệt là trong WTO, không chỉ là nhiệm vụ mà còn có vai trò vô cùng quantrọng để Việt Nam có thể cải cách kinh tế trong nước, cải thiện môi trườngkinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động và lợiích của người tiêu dùng

Đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở NN, chúng ta thừanhận rằng cơ chế, chính sách pháp luật còn thiếu các chế tài đủ mạnh để xử lýnghiêm các vi phạm của DN và người lao động, đặc biệt đối với vi phạm bỏtrốn làm việc bất hợp pháp ở NN, vi phạm pháp luật nước sở tại Trong lĩnhvực QLNN, chúng ta chưa được đầu tư và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thịtrường lao động ngoài nước, khả năng dự báo tình hình thị trường trong nước

và ngoài nước vẫn kém, nên trước sự biến động của thị trường lao động vẫncòn lúng túng trong cách giải quyết và thường bất lợi thuộc về ta

1.2.2 Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động

Trang 33

QLNN là sự biểu hiện năng lực của con người trong việc tổ chức vàđiều chỉnh các quan hệ xã hội một cách có ý thức dưới một hình thức có tổchức xã hội nhất định - Tổ chức nhà nước và QLNN Vì vậy QLNN biểu hiệntrước hết ở những tác động có ý thức vào các quá trình phát triển của xã hội,vào nhận thức của con người, buộc con người phải suy nghĩ và hành độngtheo một hướng và các mục tiêu nhất định.

QLNN là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhànước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của công dân và mọi tổchức xã hội, giữ gìn trật tự xã hội và phát triển xã hội theo mục tiêu đã định Ởnước ta, đó là mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt phát triển KT-XH củađất nước theo định hướng XHCN đã được xác định trong Cương lĩnh củaĐảng

Nhà nước tổ chức thực hiện các nội dung QLNN Hoạt động của các cơquan QLNN ở tầm vĩ mô theo một chu trình liên hệ chặt chẽ với nhau và tácđộng qua lại giữa các khâu như: nhận tin - xử lý tin - nghiên cứu - đề ra giảipháp - kiểm tra Nội dung QLNN đối với hoạt động xuất khẩu lao động baogồm các chức năng sau:

1.2.2.1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch hoạt động xuất khẩu lao động

Nghiên cứu nguồn cung lao động trong nước và nhu cầu tiếp nhận laođộng của các nước để xác định chiến lược, định hướng kế hoạch phát triểnhoạt động xuất khẩu lao động nói chung và cho từng khu vực, từng nước nóiriêng Chương trình, kế hoạch về hoạt động xuất khẩu lao động là một bộphận của chiến lược ổn định và phát triển KT-XH, do đó hệ thống chính sách,chương trình kế hoạch hoạt động xuất khẩu lao động phù hợp với chính sáchđầu tư, chính sách ưu đãi về thuế và chính sách đào tạo Hiện nay BộLĐTB&XH đang nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển hoạt động xuấtkhẩu lao động phù hợp với tiến trình hội nhập KTQT, công nghiệp hoá hiện

Trang 34

đại hoá đất nước cũng như phù hợp với đặc điểm lao động Việt Nam Chiếnlược này sẽ được trình Chính phủ, Quốc hội trong năm tới gắn với chiến lượcphát triển KTXH chung.

1.2.2.2 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất khẩu lao động

Nghiên cứu và ban hành hệ thống văn bản qui phạm pháp luật để quản

lý, điều hành thống nhất hoạt động xuất khẩu lao động, thực hiện QLNN bằngpháp luật như: Bộ Luật Lao động, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc

ở NN theo hợp đồng tổ chức chỉ đạo, điều hành hệ thống pháp luật đó

Nội dung của công việc này là việc thể chế hóa đường lối kinh tế thànhpháp luật và thể chế của nhà nước, có tác dụng:

- Thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức thựchiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất khẩu lao động, tạo ramôi trường pháp lý cho hoạt động xuất khẩu lao động

- Tạo niềm tin cho công dân, làm cho công dân yên chí làm giầu vềkinh tế, toàn tâm, toàn ý lập thân, lập nghiệp khi nhà nước đã có đường lốichính trị - kinh tế rõ ràng Tạo ra một trong những tiền đề cho “sân chơi” kinh

tế Kinh tế thị trường là một cuộc chơi lớn, quyết liệt để giành phần thắng

Đến nay hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động xuất khẩu lao động

cơ bản đã được hoàn thiện và cụ thể hoá, bao gồm: Luật người lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản dưới Luật hướngdẫn thi hành (03 Nghị định của Chính phủ, 01 Quyết định của Thủ trướng CP;

03 Thông tư liên Bộ và nhiều quyết định của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH)

Ngoài ra còn một số văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn các qui

định của Luật và Nghị định nêu trên đang được Bộ LĐTB&XH hoàn thiện

1.2.2.3 Xây dựng bộ máy quản lý, phân cấp và phối hợp thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động

Trang 35

Chính phủ thống nhất thực hiện QLNN về hoạt động xuất khẩu laođộng và giao nhiệm vụ trực tiếp cho Bộ LĐTB&XH QLNN về lĩnh vực hoạtđộng xuất khẩu lao động trong cả nước.

Bộ LĐTB&XH giao đơn vị trực tiếp là Cục Quản lý Lao động ngoài

nước trực tiếp tham mưu thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực hoạt độngxuất khẩu lao động Các cơ quan nhà nước liên quan có trách nhiệm phối hợpvới Bộ LĐTB&XH ban hành xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật vàcác văn bản hướng dẫn liên quan đến QLNN về hoạt động xuất khẩu lao

động, bao gồm:

Bộ Ngoại giao: Phối hợp với Bộ LĐTB&XH trong việc QLNN ở nước

ngoài, thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế; bảo hộ các quyền và lợi ích chínhđáng, hợp pháp của người lao động, DN xuất khẩu lao động Việt Nam ở nướcngòai theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Bộ Tài chính: chủ trì quy định chính sách tài chính về hoạt động xuất

khẩu lao động, về lệ phí cấp phép, phí dịch vụ, thuế thu nhập, thể thức quản lýtiền đặt cọc và bảo hiểm xã hội;

Bộ Công an: hướng dẫn việc cấp hộ chiếu phổ thông cho người lao

động theo quy định của pháp luật, phối hợp với Bộ LĐTB&XH trong việcphòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động xuấtkhẩu lao động;

Bộ Công thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: nghiên cứu trình

Chính phủ ban hành theo thẩm quyền các chính sách để DN và người laođộng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng laođộng theo quy định;

Bộ Y tế: Quy định kiểm tra sức khỏe tại các bệnh viện đa khoa Trong

một số trường hợp đơn vị được quyền kiểm tra sức khỏe do phía NN chỉ định;

Trang 36

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành trong phạm vi trách nhiệm

của mình đưa nội dung hợp tác với nước ngoài hàng năm và 5 năm

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngòai: Quản lý người lao động Việt

Nam làm việc ở nước sở tại, thông qua Bộ Ngoại giao cung cấp kịp thời cho BộLĐTB&XH thông tin về tình hình thị trường lao động ngòai nước và tình hìnhngười lao động Việt Nam, liên hệ với các cơ quan chức năng của nước sở tại đểgiúp Bộ LĐTB&XH thiết lập quan hệ hợp tác sử dụng lao động, phối hợp với các

tổ chức, cơ quan hữu quan của nước sở tại và các tổ chức quốc tế để giải quyếtcác vấn đề phát sinh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động

Các địa phương, ở cấp tỉnh đơn vị trực tiếp QLNN về hoạt động xuất

khẩu lao động là Sở LĐTB&XH Ngoài ra, ở các cấp từ tỉnh đến huyện đềuthành lập Ban Chỉ đạo hoạt động xuất khẩu lao động thường do một đồng chíPhó Chủ tịch làm trưởng ban, các thành viên thuộc các ngành: Lao độngTB&XH, Liên đoàn Lao động, Nội vụ, Ngân hàng, Công an để trực tiếp chỉđạo công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn

Vai trò trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương đã được nâng cao,tạo cơ sở cho việc ban hành các chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật kịp thời

để điều chỉnh các quan hệ, vấn đề phát sinh trong quá trình vận động pháttriển hoạt động xuất khẩu lao động Cơ chế, môi trường thông thoáng tạo điềukiện thuận lợi, khuyến khích hoạt động xuất khẩu lao động và người lao động

tự tìm kiếm việc làm ngoài nước

1.2.2.4 Chính sách hỗ trợ và khai thác thị trường lao động ngoài nước

Nhà nước hỗ trợ cho các DN về thông tin, tài chính, kết cấu hạ tầng củathị trường và bảo vệ kinh tế Nhà nước đúng pháp luật nhằm chống thất thoát,đảm bảo sinh lợi và tăng thu cho nhân sách Nhà nước

Về phía quản lý chung, nhà nước ta đã đưa nội dung hợp tác lao độngvào chương trình làm việc tại các nước, gặp gỡ, đàm phán cấp cao giữa Chínhphủ ta với Chính phủ các nước, lồng ghép nội dung hợp tác sử dụng nguồn

Trang 37

nhân lực Việt Nam vào các hiệp định, văn kiện hợp tác kinh tế song phươngcấp Chính phủ, những chương trình hoạt động của các Ủy ban hỗn hợp, các tổchức phi Chính phủ Chính phủ thường xuyên cử các đòan công tác liên ngànhcùng các DN xuất khẩu lao động tới các nước và khu vực đang có lao động củaViệt Nam làm việc hoặc tới các địa bàn có khả năng tiếp nhận lao động vàchuyên gia để cùng phía bạn khảo sát, củng cố tình hình lao động ở các nước,tìm hiểu khả năng hợp tác, trao đổi nội dung, giải pháp mở rộng thị trường.Việc mở rộng thị trường, gắn thị trường với việc tạo nguồn lao động, quan tâm

tổ chức, phát triển đội ngũ DN, xây dựng kế hoạch tìm thị trường, thúc đẩyhoạt động xuất khẩu lao động trong phạm vi Bộ, ngành và địa phương

Hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển hoạt động xuất khẩu lao động bằngngân sách nhà nước như đào tạo bằng nguồn xuất khẩu lao động, nghiên cứu

và tìm kiếm thị trường lao động, cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các

có liên quan theo hình thức định kỳ, theo chuyên đề, theo vụ việc hoặc thanhkiểm tra trọng điểm

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện DN có vi phạm thì

DN sẽ bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo và phạt tiền,trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng có thể áp dụng biện pháp phạt bổ sungnhư đình chỉ hoạt động xuất khẩu lao động hoặc thu hồi giấy phép

Đối với người lao động làm ở việc ở NN, nếu bỏ hợp đồng ra ngòailàm ăn, cư trú bất hợp pháp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụngbiện pháp khắc phục hậu quả “buộc về nước” và nếu cố tình vi phạm, ở lại

Trang 38

NN trái phép thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh “ở lại NNtrái phép” có thể phạt tiền tới 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến

2 năm

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí thường xuyênthông tin, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để hạn chế tình trạng ngườilao động do thiếu thông tin phải qua trung gian môi giới mới đến được DNxuất khẩu lao động, gây thiệt hại về kinh tế của người lao động

Trong quá trình tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, Bộ LĐTB&XH

đã có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan và chính quyền cácđịa phương, trong đó nâng cao trách nhiệm, vai trò của cơ quan lao động địaphương đối với hoạt động xuất khẩu lao động tại địa bàn

Bộ LĐTB&XH đã chủ động lập đường dây nóng, tiếp nhận thông tin từnhân dân, phát hiện nhiều dấu hiệu lừa đảo cung cấp cho cơ quan công an đểđiều tra và xử lý Các cơ quan thuộc ngành Công an đã tích cực phát hiện,ngăn chặn và xử lý các tổ chức và cá nhân không có chức năng đưa người laođộng đi làm việc ở NN, lừa đảo tuyển chọn lao động đi làm việc ở NN và thutiền trái pháp luật

1.3 Kinh nghiệm về quản lý nhà nước hoạt động xuất khẩu lao động

1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Về cơ sở pháp lý và vai trò của Chính phủ:

Hàn Quốc có luật “Đẩy mạnh công tác xây dựng ở NN” Luật cho phépcông dân Hàn Quốc được phép ra NN làm việc với điều kiện phải xin phép

Bộ Lao động Chính phủ Hàn Quốc thực hiện hai chức năng chủ yếu sau đây:

Thứ nhất là quản lý khu vực tư nhân tham gia chương trình xuất khẩulao động

Thứ hai là tuyển dụng và bố trí việc làm

Trang 39

Chức năng thứ nhất do Văn phòng An ninh làm thuê thực hiện, Văn

phòng này chịu trách nhiệm chủ yếu về lập kế hoạch, công tác điều hành vàgiám sát tất cả những vấn đề có liên quan đến việc bảo đảm an ninh cho ngườilàm thuê Văn phòng này được giao thực hiện những chức năng sau:

- Dịch vụ bố trí việc làm trong và ngoài nước, hướng dẫn và giúp đỡnhững người xin việc làm

- Xem xét, nghiên cứu và quy hoạch cần thiết cho việc cung cấp nhânlực, đăng ký cho những công nhân lành nghề và chưa thạo nghề cũng như cácbiện pháp giải quyết thất nghiệp

- Hướng dẫn và giám sát việc tuyển dụng, trao đổi dịch vụ làm thuê vàdịch vụ đào tạo nghề nghiệp

- Kiểm tra khả năng nghề nghiệp

- Thực hiện bảo hiểm thất ngiệp và những vấn đề liên quan tới bảohiểm thất nghiệp

Chức năng thứ hai do “Tổ hợp tác phát triển ở NN của Hàn Quốc”

được coi như một công ty của Nhà nước về tuyển dụng và bố trí việc làmđảm nhận Cơ quan này thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như lo về thị trường,

ký kết hợp đồng với khách hàng NN, đàm phán về những điều kiện làm thuêcủa công nhân và chăm sóc cho công nhân ở công trường cũng như gia đìnhcủa họ; lựa chọn công nhân bằng cách phỏng vấn hoặc kiểm tra tay nghề,các hồ sơ; hướng dẫn công nhân trước khi khởi hành về luật Lao động, antoàn Lao động tại công trường và những kiến thức chung về đất nước mà họđến làm thuê, kiểm tra sức khoẻ, chuyên lo mua vé và bố trí các chuyến baycho công nhân

Về phương hướng và chính sách: Chính phủ Hàn Quốc theo đuổi một

chương trình chủ động đẩy mạnh những hoạt động làm thuê ở NN của cáchãng xây dựng Hàn Quốc bằng cách chỉ đạo Bộ Xây dựng phối hợp tham gia

Trang 40

đấu thầu ở NN và hướng dẫn Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện ở NN cốgắng tìm kiếm thị trường Bộ Lao động duy trì một lực lượng Lao động đểgiúp đỡ các công ty tuyển mộ Lao động được cấp giấy phép và các hãng xâydựng nhanh chóng tuyển mộ những người đủ tiêu chuẩn cho những chỗ thiếu

ở NN Tất cả mọi công dân đủ tiêu chuẩn muốn đi làm việc ở NN phải đăng

ký tại cơ quan Lao động địa phương và việc tuyển mộ phải quảng cao theođúng quy định của Bộ Lao động

Công tác đào tạo được quan tâm hàng đầu nhằm mục đích đi làm việc ở NN Chính phủ xác định các loại ngành nghề cần được đào tạo Sau

đó yêu cầu các công ty phải thuê tất cả các công nhân đã được đào tạo.Không có những hạn chế về việc xuất khẩu lao động đặc biệt lành nghề.Tuy nhiên, có chính sách cho phép Bộ Lao động quy định một số nghề đặcbiệt cấm hoặc hạn chế làm thuê khi có sự thiếu hụt nghiêm trọng trong việccung ứng nhân lực cho thị trường trong nước Những chủ sử dụng Laođộng NN được phép thuê trực tiếp đến 10% tổng số công nhân mà họ cầntuyển dụng, còn 90% khác sẽ được thực hiện thông qua “Tổ hợp phát triển

ở NN” - KODCO hoặc các công ty tuyển mộ tư nhân được cấp giấy phép.Việc thuê nhân công trực tiếp phải được Đại sứ quán Hàn Quốc xem xét,ghi nhận xét và gửi cho Bộ Lao động quyết định và cho phép đến cơ quan

Về việc cấp giấy phép và quản lý: Các công ty được tham gia vào

chương trình XK lao động của Hàn Quốc phải xin giấy phép và ký quỹ Đốivới các hãng xây dựng còn kèm theo các điều kiện, trình độ kỹ thuật của

Ngày đăng: 22/01/2016, 18:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w