- Xuất khẩu lao động qua biên giới:
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, tọa độ địa lý: 17o54’- 18o38’ vĩ độ Bắc, 105o11’- 106o36’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp tỉnh Bôlikhămxay và Khămmuộn của Lào và phía đông giáp Biển Đông. Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, (1 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện) trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Hà Tĩnh. Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với cả nước, mà còn với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan.
Tài nguyên đất: Diện tích tự nhiên của Hà Tĩnh là 6.018,97 ki lô mét
vuông (km2). Diện tích đã đưa vào sử dụng 536.779,03 héc ta (ha), bằng 89,18% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất đưa vào sử dụng sản xuất nông- lâm- ngư- diêm nghiệp là 465.349,34 ha, đất sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp là 71.429,83 ha. Diện tích đất chưa sử dụng bằng 10,82% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất đồi 44.959,63 ha, đất bằng 17.432,09 ha, núi đá không có rừng cây 2.725,89 ha.
Thổ nhưỡng: Đất ở Hà Tĩnh chủ yếu là đất Feralite, độ màu mỡ không
cao. Chỉ khoảng 1/3 diện tích đất trên địa bàn tương đối màu mỡ, 2/3 là trung bình đến xấu, nghèo chất dinh dưỡng. Hạ lưu các con sông lớn, nhỏ là những cánh đồng nhỏ, hẹp, thích hợp cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
Tài nguyên nước: Hà Tĩnh là tỉnh có nguồn nước mặt rất lớn. Lượng
trong tỉnh tạo cho Hà Tĩnh nguồn tài nguyên nước khoảng 11-13 tỷ m3/năm. Trong tỉnh có một số hồ lớn như: hồ Kẻ Gỗ, hồ sông Rác... nhưng khả năng giữ nước của sông hồ bị hạn chế. Các con sông của Hà Tĩnh đều là sông ngắn, độ dốc lớn, do đó dòng chảy lũ về mùa mưa và dòng chảy kiệt vào các tháng hạn. Nước ngầm có ở hầu hết các nơi trong tỉnh. Nhìn chung, tài nguyên nước của tỉnh có khả năng cung cấp đủ cho các ngành kinh tế và nước sinh hoạt của nhân dân một cách chủ động trừ một số vùng ven biển, nước sinh hoạt cho dân kể cả nước mặt và nước ngầm còn gặp nhiều khó khăn.
Tài nguyên rừng và động thực vật: Hà Tĩnh có 302.763 ha đất có rừng,
trong đó diện tích rừng tự nhiên 217,480 ha, rừng trồng 85.283 ha; đất chưa sử dụng có khả năng lâm nghiệp 44.960 ha. Rừng tự nhiên hiện chủ yếu rừng trung bình và rừng nghèo, trữ lượng gỗ không lớn, rừng giàu chỉ chiếm 10%, rừng trung bình 40%, còn lại 50% là rừng nghèo kiệt được phân bố ở vùng núi cao. Diện tích rừng trồng tập trung của Hà Tĩnh khá lớn. Rừng Hà Tĩnh phong phú, có nhiều loại thực, động vật quý hiếm. Đặc biệt, Hà Tĩnh có khu rừng nguyên sinh Vũ Quang có nhiều loại động thực vật quý hiếm có giá trị cho du lịch và nghiên cứu khoa học.
Tài nguyên biển: Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km; trên 20 con sông lớn,
nhỏ đổ ra biển, với 4 cửa sông lớn, tạo ra tiềm năng to lớn trong việc phát triển toàn diện kinh tế biển. Dọc theo vùng biển Hà Tĩnh, có một số đảo nhỏ, rất thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá cư trú. Nước biển Hà Tĩnh thường xuyên ấm áp, là nơi cư trú tốt cho các loài tôm, cua và cá. Các cửa lạch cũng là những địa điểm thích hợp để xây dựng các bến cá, cảng cá... Bờ biển Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng về khoáng sản như cát, quặng; có nhiều địa điểm có nhiều điều kiện thích hợp cho xây dựng các cảng biển, mở rộng giao lưu quốc tế như cảng nước sâu Vũng Áng, cảng Xuân Hải...; một số bãi biển đẹp, có khả năng phát triển các bãi nghỉ dưỡng, đã được quy hoạch và bước đầu đầu tư để trở thành các khu nghỉ dưỡng như Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Bằng, Đèo Con...
Tài nguyên khoáng sản: Là tỉnh có nhiều loại khoáng sản có thể khai
thác công nghiệp, nhưng hầu hết khoáng sản chưa có kế hoạch khai thác cụ thể, mà chỉ ở dạng thăm dò điều tra. Các nguồn tài nguyên khoáng sản chính gồm: Kim loại đen: Quặng sắt, sắt- mangan, quặng mangan, thiếc, Titan; Kim loại màu chủ yếu là Vàng. Khoáng sản phi kim loại: Đá xây dựng các loại, Đá Granite, Than Đồng Đỏ...Cát xây dựng, Sét. Nước khoáng, nước nóng. Ngoài ra còn có nhiều loại khoáng sản khác chưa được khảo sát địa chất như đá quý, than bùn, đá vôi...
Tài nguyên du lịch, tự nhiên và nhân văn: Từ góc độ tiềm năng, Hà
Tĩnh tương đối giàu tài nguyên du lịch: có tiềm năng di sản văn hoá phong phú, đa dạng, có giá trị và mang bản sắc riêng, độc đáo. Hiện tại Hà Tĩnh có hai khu bảo tồn thiên nhiên: hồ Kẻ gỗ và vườn quốc gia Vũ Quang. Cửa Sót - Nam Giới, Đèo Ngang, sinh thái Đèo Con, Hoành Sơn Quan, bãi tắm Xuân Thành, Thiên Cầm, Thạch Hải, Nước Sốt, bãi biển Kỳ Ninh, Núi Hồng Lĩnh..., có thể kết hợp với nhau thành các tuyến du lịch. Toàn tỉnh có hơn 400 di tích lịch sử, trong đó có 62 di tích quốc gia, 2 di tích danh thắng. Hà Tĩnh cũng là điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt có tính chất trung chuyển trên các tuyến Bắc - Nam, Tây - Đông.
Khí hậu: Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, còn
chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam. Hàng năm Hà Tĩnh có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa có nhiều bão lụt, kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, lượng mưa trung bình cao (trên 2000 mm), do vậy lũ lụt thường xẩy ra hàng năm vào tháng 8, tháng 9... Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 7, đây là mùa nắng gắt, có gió tây nam thổi từ Lào khô, nóng, lượng bốc hơi lớn, gây hạn hán nghiêm trọng [23].