- Xuất khẩu lao động qua biên giới:
1.2.2. Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
USD; Ấn Độ mỗi năm đưa được 50.000 Lao động và thu về gần 11 tỷ USD.
1.2.1.4. Cơ chế, chính sách chưa phù hợp với xu thế mới
Trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền KTQT, Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết với các nước và các tổ chức quốc tế, phải chấp nhận cạnh tranh trên một sân chơi không khoan nhượng, cạnh tranh rất gay gắt. Trong khi thể chế kinh tế chưa hình thành đồng bộ; nhiều cơ chế, chính sách, luật lệ chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thúc ép trong quá trình hội nhập KTQT buộc chúng ta phải tập trung hoàn thiện một số lĩnh vực như:
- Hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường nhất là thị trường sức lao động, thị trường tài chính và thị trường công nghệ…
- Thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các mối liên kết KTQT, đặc biệt là trong WTO, không chỉ là nhiệm vụ mà còn có vai trò vô cùng quan trọng để Việt Nam có thể cải cách kinh tế trong nước, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động và lợi ích của người tiêu dùng.
Đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở NN, chúng ta thừa nhận rằng cơ chế, chính sách pháp luật còn thiếu các chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm các vi phạm của DN và người lao động, đặc biệt đối với vi phạm bỏ trốn làm việc bất hợp pháp ở NN, vi phạm pháp luật nước sở tại. Trong lĩnh vực QLNN, chúng ta chưa được đầu tư và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường lao động ngoài nước, khả năng dự báo tình hình thị trường trong nước và ngoài nước vẫn kém, nên trước sự biến động của thị trường lao động vẫn còn lúng túng trong cách giải quyết và thường bất lợi thuộc về ta.
1.2.2. Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về xuất khẩulao động lao động
QLNN là sự biểu hiện năng lực của con người trong việc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách có ý thức dưới một hình thức có tổ chức xã hội nhất định - Tổ chức nhà nước và QLNN. Vì vậy QLNN biểu hiện trước hết ở những tác động có ý thức vào các quá trình phát triển của xã hội, vào nhận thức của con người, buộc con người phải suy nghĩ và hành động theo một hướng và các mục tiêu nhất định.
QLNN là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của công dân và mọi tổ chức xã hội, giữ gìn trật tự xã hội và phát triển xã hội theo mục tiêu đã định. Ở nước ta, đó là mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt phát triển KT-XH của đất nước theo định hướng XHCN đã được xác định trong Cương lĩnh của Đảng.
Nhà nước tổ chức thực hiện các nội dung QLNN. Hoạt động của các cơ quan QLNN ở tầm vĩ mô theo một chu trình liên hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại giữa các khâu như: nhận tin - xử lý tin - nghiên cứu - đề ra giải pháp - kiểm tra. Nội dung QLNN đối với hoạt động xuất khẩu lao động bao gồm các chức năng sau:
1.2.2.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch hoạt động xuất khẩu lao động
Nghiên cứu nguồn cung lao động trong nước và nhu cầu tiếp nhận lao động của các nước để xác định chiến lược, định hướng kế hoạch phát triển hoạt động xuất khẩu lao động nói chung và cho từng khu vực, từng nước nói riêng. Chương trình, kế hoạch về hoạt động xuất khẩu lao động là một bộ phận của chiến lược ổn định và phát triển KT-XH, do đó hệ thống chính sách, chương trình kế hoạch hoạt động xuất khẩu lao động phù hợp với chính sách đầu tư, chính sách ưu đãi về thuế và chính sách đào tạo.... Hiện nay Bộ LĐTB&XH đang nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển hoạt động xuất khẩu lao động phù hợp với tiến trình hội nhập KTQT, công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước cũng như phù hợp với đặc điểm lao động Việt Nam. Chiến lược này sẽ được trình Chính phủ, Quốc hội trong năm tới gắn với chiến lược phát triển KTXH chung.
1.2.2.2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất khẩu lao động
Nghiên cứu và ban hành hệ thống văn bản qui phạm pháp luật để quản lý, điều hành thống nhất hoạt động xuất khẩu lao động, thực hiện QLNN bằng pháp luật như: Bộ Luật Lao động, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở NN theo hợp đồng... tổ chức chỉ đạo, điều hành hệ thống pháp luật đó.
Nội dung của công việc này là việc thể chế hóa đường lối kinh tế thành pháp luật và thể chế của nhà nước, có tác dụng:
- Thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất khẩu lao động, tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động xuất khẩu lao động.
- Tạo niềm tin cho công dân, làm cho công dân yên chí làm giầu về kinh tế, toàn tâm, toàn ý lập thân, lập nghiệp khi nhà nước đã có đường lối chính trị - kinh tế rõ ràng. Tạo ra một trong những tiền đề cho “sân chơi” kinh tế. Kinh tế thị trường là một cuộc chơi lớn, quyết liệt để giành phần thắng.
Đến nay hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động xuất khẩu lao động cơ bản đã được hoàn thiện và cụ thể hoá, bao gồm: Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành (03 Nghị định của Chính phủ, 01 Quyết định của Thủ trướng CP; 03 Thông tư liên Bộ và nhiều quyết định của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH).
Ngoài ra còn một số văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn các qui định của Luật và Nghị định nêu trên đang được Bộ LĐTB&XH hoàn thiện.
1.2.2.3. Xây dựng bộ máy quản lý, phân cấp và phối hợp thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động
Chính phủ thống nhất thực hiện QLNN về hoạt động xuất khẩu lao động và giao nhiệm vụ trực tiếp cho Bộ LĐTB&XH QLNN về lĩnh vực hoạt động xuất khẩu lao động trong cả nước.
Bộ LĐTB&XH giao đơn vị trực tiếp là Cục Quản lý Lao động ngoài
nước trực tiếp tham mưu thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực hoạt động xuất khẩu lao động. Các cơ quan nhà nước liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ LĐTB&XH ban hành xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan đến QLNN về hoạt động xuất khẩu lao động, bao gồm:
Bộ Ngoại giao: Phối hợp với Bộ LĐTB&XH trong việc QLNN ở nước
ngoài, thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế; bảo hộ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động, DN xuất khẩu lao động Việt Nam ở nước ngòai theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Bộ Tài chính: chủ trì quy định chính sách tài chính về hoạt động xuất
khẩu lao động, về lệ phí cấp phép, phí dịch vụ, thuế thu nhập, thể thức quản lý tiền đặt cọc và bảo hiểm xã hội;
Bộ Công an: hướng dẫn việc cấp hộ chiếu phổ thông cho người lao
động theo quy định của pháp luật, phối hợp với Bộ LĐTB&XH trong việc phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất khẩu lao động;
Bộ Công thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: nghiên cứu trình
Chính phủ ban hành theo thẩm quyền các chính sách để DN và người lao động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng lao động theo quy định;
Bộ Y tế: Quy định kiểm tra sức khỏe tại các bệnh viện đa khoa. Trong
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành trong phạm vi trách nhiệm
của mình đưa nội dung hợp tác với nước ngoài hàng năm và 5 năm.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngòai: Quản lý người lao động Việt
Nam làm việc ở nước sở tại, thông qua Bộ Ngoại giao cung cấp kịp thời cho Bộ LĐTB&XH thông tin về tình hình thị trường lao động ngòai nước và tình hình người lao động Việt Nam, liên hệ với các cơ quan chức năng của nước sở tại để giúp Bộ LĐTB&XH thiết lập quan hệ hợp tác sử dụng lao động, phối hợp với các tổ chức, cơ quan hữu quan của nước sở tại và các tổ chức quốc tế để giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Các địa phương, ở cấp tỉnh đơn vị trực tiếp QLNN về hoạt động xuất
khẩu lao động là Sở LĐTB&XH. Ngoài ra, ở các cấp từ tỉnh đến huyện đều thành lập Ban Chỉ đạo hoạt động xuất khẩu lao động thường do một đồng chí Phó Chủ tịch làm trưởng ban, các thành viên thuộc các ngành: Lao động TB&XH, Liên đoàn Lao động, Nội vụ, Ngân hàng, Công an để trực tiếp chỉ đạo công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn.
Vai trò trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương đã được nâng cao, tạo cơ sở cho việc ban hành các chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật kịp thời để điều chỉnh các quan hệ, vấn đề phát sinh trong quá trình vận động phát triển hoạt động xuất khẩu lao động. Cơ chế, môi trường thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích hoạt động xuất khẩu lao động và người lao động tự tìm kiếm việc làm ngoài nước.
1.2.2.4. Chính sách hỗ trợ và khai thác thị trường lao động ngoài nước
Nhà nước hỗ trợ cho các DN về thông tin, tài chính, kết cấu hạ tầng của thị trường và bảo vệ kinh tế Nhà nước đúng pháp luật nhằm chống thất thoát, đảm bảo sinh lợi và tăng thu cho nhân sách Nhà nước.
Về phía quản lý chung, nhà nước ta đã đưa nội dung hợp tác lao động vào chương trình làm việc tại các nước, gặp gỡ, đàm phán cấp cao giữa Chính phủ ta với Chính phủ các nước, lồng ghép nội dung hợp tác sử dụng nguồn
nhân lực Việt Nam vào các hiệp định, văn kiện hợp tác kinh tế song phương cấp Chính phủ, những chương trình hoạt động của các Ủy ban hỗn hợp, các tổ chức phi Chính phủ. Chính phủ thường xuyên cử các đòan công tác liên ngành cùng các DN xuất khẩu lao động tới các nước và khu vực đang có lao động của Việt Nam làm việc hoặc tới các địa bàn có khả năng tiếp nhận lao động và chuyên gia để cùng phía bạn khảo sát, củng cố tình hình lao động ở các nước, tìm hiểu khả năng hợp tác, trao đổi nội dung, giải pháp mở rộng thị trường. Việc mở rộng thị trường, gắn thị trường với việc tạo nguồn lao động, quan tâm tổ chức, phát triển đội ngũ DN, xây dựng kế hoạch tìm thị trường, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động trong phạm vi Bộ, ngành và địa phương.
Hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển hoạt động xuất khẩu lao động bằng ngân sách nhà nước như đào tạo bằng nguồn xuất khẩu lao động, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường lao động, cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các DN theo quy định.
1.2.2.5. Thanh kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động
Việc thanh tra, kiểm tra được thực hiện trong phạm vi các DN được cấp phép xuất khẩu lao động, các đơn vị, tổ chức cung cấp lao động cho các DN, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan theo hình thức định kỳ, theo chuyên đề, theo vụ việc hoặc thanh kiểm tra trọng điểm.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện DN có vi phạm thì DN sẽ bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo và phạt tiền, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng có thể áp dụng biện pháp phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động xuất khẩu lao động hoặc thu hồi giấy phép.
Đối với người lao động làm ở việc ở NN, nếu bỏ hợp đồng ra ngòai làm ăn, cư trú bất hợp pháp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc về nước” và nếu cố tình vi phạm, ở lại
NN trái phép thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh “ở lại NN trái phép” có thể phạt tiền tới 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí thường xuyên thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để hạn chế tình trạng người lao động do thiếu thông tin phải qua trung gian môi giới mới đến được DN