- Xuất khẩu lao động qua biên giới:
1.3.3. Bài học rút ra có thể vận dụng địa phương
Từ những nghiên cứu kinh nghiệp quản lý của một số nước điển hình và tình hình thực hiện trong các năm qua, chúng ta có thể thấy:
Thứ nhất, về chủ trương và hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu lao động
Các nước đều coi hoạt động xuất khẩu lao động là chiến lược lâu dài, nên đều có chương trình quốc gia về hoạt động xuất khẩu lao động, thực hiện xã hội hoá triệt để. Vấn đề hoạt động xuất khẩu lao động thường xuyên được đề cập trong các cuộc trao đổi cấp cao và được thể hiện trong các thoả thuận song phương với NN. Các cơ quan ngoại giao và kinh tế của Chính phủ thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình kinh tế - chính trị và nhu cầu của thị trường lao động ngoài nước để khai thác và chiếm lĩnh.
Họ đã đưa quan điểm xúc tiến việc làm ngoài nước và hoạt động xuất khẩu lao động vào Bộ Luật Lao động, thực hiện QLNN từ khâu ký kết hợp đồng, tổ chức tuyển chọn, đưa đi, trách nhiệm quản lý người lao động làm việc ở NN cho đến khi hết hạn hợp đồng trở về nước, thực hiện các chế độ bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nhà nước, các công ty cung ứng Lao động và người lao động, các hình thức thưởng, phạt để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động. Hệ thống pháp luật về hoạt động xuất khẩu lao động minh bạch, chặt chẽ, nhưng cũng rất thông thoáng tạo chủ động cho người lao động và các DN tham gia xuất khẩu lao động.
khẩu lao động
Các nước đều có bộ máy QLNN về hoạt động xuất khẩu lao động hoàn chỉnh, bao gồm các cơ quan QLNN, đại diện của các công ty chuyên doanh, môi giới về hoạt động xuất khẩu lao động tại nước sở tại. Ngoài ra, một số nước còn có tùy viên lao động ở các cơ quan đại diện ngoại giao tại nước tiếp nhận lao động.
Chính phủ khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động đưa xuất khẩu lao động, kể cả các hình thức thăm thân, tự tìm việc làm ở NN. Tổng cục Lao động hoặc Cục Quản lý việc làm ngoài nước là cơ quan đại diện của Chính phủ thực hiện cấp phép hoạt động xuất khẩu lao độngcho các công ty và cá nhân tham gia thị trường lao động ngoài nước.
Bộ máy tuyển dụng của các nước đơn giản, gọn nhẹ, thủ tục thuận tiện, chi phí đi Lao động ở NN thấp, thời gian thẩm định và cấp giấy phép ngắn với chi phí thấp cho cả thời kỳ Lao động.
Thứ ba, về chính sách thị trường, đa dạng hoá loại hình, xác định ngành nghề mũi nhọn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động
Nhà nước hỗ trợ các tổ chức kinh tế trong việc tìm kiếm, khai thác thị trường thông qua các hoạt động chính thức của Chính phủ và các cơ quan ngoại giao. Các nước đều tìm cách phát huy cao nhất lợi thế so sánh của Lao động nước mình, thể hiện qua sự đa dạng hoá về hình thức và ngành nghề. Dịch vụ giúp việc gia đình là thế mạnh của Philippin, nhận thầu công trình là thế mạnh của Trung Quốc. Trong khi đó Thái Lan lại có chính sách cạnh tranh khéo léo, giữ uy tín nên Lao động Thái Lan luôn được đánh giá cao.
Thứ tư, về chính sách đối với đào tạo nguồn nhân lực xuất khẩu, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu lao động, chính sách thuế, lệ phí sắp xếp việc làm, điều kiện để cấp giấy phép và khuyến khích chuyển thu nhập về nước
Các nước đều đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động đã qua đào tạo, và thực hiện hỗ trợ đào tạo Lao động xuất khẩu thông qua các Trung tâm đào tạo, bổ túc nghề, ngoại ngữ, cung cấp thông tin miễn phí. Các nước thực hiện hỗ trợ các công ty cung ứng Lao động và người lao động bằng việc thành lập các Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, không đánh thuế thu nhập đối với lao động ở NN, miễn thuế chuyển tiền về nước, áp dụng các biện pháp khuyến khích chuyển tiền về nước qua hệ thống ngân hàng nội địa, chính sách hỗ trợ vốn vay đối với lao động trước khi xuất khẩu và khi hồi hương, quy định giới hạn hợp lý về số tiền đặt cọc của người lao động xuất khẩu (ở Philippines chỉ khoảng 1.000 USD), lệ phí sắp xếp việc làm, quy định mức lương tối thiểu của lao động làm việc ở NN, thành lập quỹ Phúc lợi xã hội để hỗ trợ tư pháp, trợ giúp vật chất cho người lao động bị tai nạn, trả tiền vé về nước, phụ cấp cho gia đình họ khi gặp khó khăn...Việc áp dụng các chính sách khuyến khích hoạt động xuất khẩu lao động cũng rất linh hoạt thích ứng với từng hoàn cảnh, điều kiện.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày được những nội dung chính sau: 1. Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động nói chung, trong đó đặc biệt nhấn mạnh khái niệm về: xuất khẩu lao động; hình thức, lợi ích, vai trò, đặc điểm của xuất khẩu lao động.
2. Luận văn cũng tập trung làm rõ sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động. Từ đó, luận văn tập trung làm rõ nội dung của quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động bao gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch hoạt động xuất khẩu lao động; Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất khẩu lao động; Xây dựng bộ máy quản lý, phân cấp và phối hợp thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động; Chính sách hỗ trợ và khai thác thị trường lao động ngoài nước; Thanh kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động.
3. Dựa trên những kinh nghiệm quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, Philippines. Luận văn đã rút ra được những bài học kinh nghiệm có khả năng áp dụng và mang lại hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở HÀ TÌNH 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Tĩnh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, tọa độ địa lý: 17o54’- 18o38’ vĩ độ Bắc, 105o11’- 106o36’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp tỉnh Bôlikhămxay và Khămmuộn của Lào và phía đông giáp Biển Đông. Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, (1 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện) trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Hà Tĩnh. Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với cả nước, mà còn với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan.
Tài nguyên đất: Diện tích tự nhiên của Hà Tĩnh là 6.018,97 ki lô mét
vuông (km2). Diện tích đã đưa vào sử dụng 536.779,03 héc ta (ha), bằng 89,18% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất đưa vào sử dụng sản xuất nông- lâm- ngư- diêm nghiệp là 465.349,34 ha, đất sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp là 71.429,83 ha. Diện tích đất chưa sử dụng bằng 10,82% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất đồi 44.959,63 ha, đất bằng 17.432,09 ha, núi đá không có rừng cây 2.725,89 ha.
Thổ nhưỡng: Đất ở Hà Tĩnh chủ yếu là đất Feralite, độ màu mỡ không
cao. Chỉ khoảng 1/3 diện tích đất trên địa bàn tương đối màu mỡ, 2/3 là trung bình đến xấu, nghèo chất dinh dưỡng. Hạ lưu các con sông lớn, nhỏ là những cánh đồng nhỏ, hẹp, thích hợp cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
Tài nguyên nước: Hà Tĩnh là tỉnh có nguồn nước mặt rất lớn. Lượng
trong tỉnh tạo cho Hà Tĩnh nguồn tài nguyên nước khoảng 11-13 tỷ m3/năm. Trong tỉnh có một số hồ lớn như: hồ Kẻ Gỗ, hồ sông Rác... nhưng khả năng giữ nước của sông hồ bị hạn chế. Các con sông của Hà Tĩnh đều là sông ngắn, độ dốc lớn, do đó dòng chảy lũ về mùa mưa và dòng chảy kiệt vào các tháng hạn. Nước ngầm có ở hầu hết các nơi trong tỉnh. Nhìn chung, tài nguyên nước của tỉnh có khả năng cung cấp đủ cho các ngành kinh tế và nước sinh hoạt của nhân dân một cách chủ động trừ một số vùng ven biển, nước sinh hoạt cho dân kể cả nước mặt và nước ngầm còn gặp nhiều khó khăn.
Tài nguyên rừng và động thực vật: Hà Tĩnh có 302.763 ha đất có rừng,
trong đó diện tích rừng tự nhiên 217,480 ha, rừng trồng 85.283 ha; đất chưa sử dụng có khả năng lâm nghiệp 44.960 ha. Rừng tự nhiên hiện chủ yếu rừng trung bình và rừng nghèo, trữ lượng gỗ không lớn, rừng giàu chỉ chiếm 10%, rừng trung bình 40%, còn lại 50% là rừng nghèo kiệt được phân bố ở vùng núi cao. Diện tích rừng trồng tập trung của Hà Tĩnh khá lớn. Rừng Hà Tĩnh phong phú, có nhiều loại thực, động vật quý hiếm. Đặc biệt, Hà Tĩnh có khu rừng nguyên sinh Vũ Quang có nhiều loại động thực vật quý hiếm có giá trị cho du lịch và nghiên cứu khoa học.
Tài nguyên biển: Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km; trên 20 con sông lớn,
nhỏ đổ ra biển, với 4 cửa sông lớn, tạo ra tiềm năng to lớn trong việc phát triển toàn diện kinh tế biển. Dọc theo vùng biển Hà Tĩnh, có một số đảo nhỏ, rất thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá cư trú. Nước biển Hà Tĩnh thường xuyên ấm áp, là nơi cư trú tốt cho các loài tôm, cua và cá. Các cửa lạch cũng là những địa điểm thích hợp để xây dựng các bến cá, cảng cá... Bờ biển Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng về khoáng sản như cát, quặng; có nhiều địa điểm có nhiều điều kiện thích hợp cho xây dựng các cảng biển, mở rộng giao lưu quốc tế như cảng nước sâu Vũng Áng, cảng Xuân Hải...; một số bãi biển đẹp, có khả năng phát triển các bãi nghỉ dưỡng, đã được quy hoạch và bước đầu đầu tư để trở thành các khu nghỉ dưỡng như Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Bằng, Đèo Con...
Tài nguyên khoáng sản: Là tỉnh có nhiều loại khoáng sản có thể khai
thác công nghiệp, nhưng hầu hết khoáng sản chưa có kế hoạch khai thác cụ thể, mà chỉ ở dạng thăm dò điều tra. Các nguồn tài nguyên khoáng sản chính gồm: Kim loại đen: Quặng sắt, sắt- mangan, quặng mangan, thiếc, Titan; Kim loại màu chủ yếu là Vàng. Khoáng sản phi kim loại: Đá xây dựng các loại, Đá Granite, Than Đồng Đỏ...Cát xây dựng, Sét. Nước khoáng, nước nóng. Ngoài ra còn có nhiều loại khoáng sản khác chưa được khảo sát địa chất như đá quý, than bùn, đá vôi...
Tài nguyên du lịch, tự nhiên và nhân văn: Từ góc độ tiềm năng, Hà
Tĩnh tương đối giàu tài nguyên du lịch: có tiềm năng di sản văn hoá phong phú, đa dạng, có giá trị và mang bản sắc riêng, độc đáo. Hiện tại Hà Tĩnh có hai khu bảo tồn thiên nhiên: hồ Kẻ gỗ và vườn quốc gia Vũ Quang. Cửa Sót - Nam Giới, Đèo Ngang, sinh thái Đèo Con, Hoành Sơn Quan, bãi tắm Xuân Thành, Thiên Cầm, Thạch Hải, Nước Sốt, bãi biển Kỳ Ninh, Núi Hồng Lĩnh..., có thể kết hợp với nhau thành các tuyến du lịch. Toàn tỉnh có hơn 400 di tích lịch sử, trong đó có 62 di tích quốc gia, 2 di tích danh thắng. Hà Tĩnh cũng là điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt có tính chất trung chuyển trên các tuyến Bắc - Nam, Tây - Đông.
Khí hậu: Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, còn
chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam. Hàng năm Hà Tĩnh có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa có nhiều bão lụt, kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, lượng mưa trung bình cao (trên 2000 mm), do vậy lũ lụt thường xẩy ra hàng năm vào tháng 8, tháng 9... Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 7, đây là mùa nắng gắt, có gió tây nam thổi từ Lào khô, nóng, lượng bốc hơi lớn, gây hạn hán nghiêm trọng [23].
2.1.2. Dân số, dân cư và nguồn lao động
Dân số Hà Tĩnh năm 2014: 1.229.197 người, mật độ dân số: 205 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều [8]: tập trung cao ở khu vực
đồng bằng phía đông bắc tỉnh, còn dọc đường Hồ Chí Minh mật độ dân cư thấp. Thành phố Hà Tĩnh có mật độ dân số 1.395 người/km2, trong khi huyện Vũ Quang chỉ có 51 người/km2.
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2011 là 708,7 nghìn người, năm 2014 là 691,391 nghìn người, chiếm 55,0% dân số. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2011 là 642,7 nghìn người, năm 2014 là 625,274 nghìn người, trong đó nông - lâm ngư nghiệp là 514,5 nghìn người chiếm gần 81,8%; công nghiệp - xây dựng 43,5 nghìn người (6,9%), còn lại 11,3% làm việc trong khu vực dịch vụ. Năm 2013, tỷ lệ lao động thành thị không có việc làm 3,95%, tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian của lao động nông nghiệp là 81,5% nằm ở mức cao so với trung bình cả nước [20], [21].
Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Năm 2014, tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chưa được đào tạo chính thống của Hà Tĩnh là 76%, trong khi chỉ số này của cả nước là 71%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo dưới mọi hình thức chỉ khoảng 20%, thấp hơn so trung bình cả nước 25%.
Cơ cấu lao động so với cơ cấu kinh tế có sự chênh lệch lớn. Tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm gần 81,8% trong tổng số, nhưng GDP nông, lâm, ngư nghiệp chỉ có 43,47%.
Bảng 2.1. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động năm 2014
ĐVT: %
Cơ cấu GDP Lao động
Tổng số 100,0 100,0
Nông, lâm nghiệp, thủy sản 43,47 81,8
Công nghiệp, xây dựng 22,76 6,9
Khu vực dịch vụ 33,77 11,3
Hà Tĩnh đạt và vượt rất nhiều chỉ tiêu xã hội đề ra trong giai đoạn này, cụ thể là:
- Tạo 61.275 việc làm mới (so với mục tiêu 20.000-25.000).
- Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 32% (so với mục tiêu 25%). - Giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo: từ 38,6 năm 2006 xuống 12,7% năm 2010 (26,1% theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011-2015). Đây là tỷ lệ cao nhất cả khu vực Bắc Trung Bộ, 1 phần do thiệt hại từ lũ lụt cuối năm 2010. Mục tiêu đặt ra ban đầu là xóa được nghèo.
- Tỷ lệ nhập học bậc tiểu học (100% so với mục tiêu), trung học cơ sở (100%), trung học phổ thông (73,1% so với mục tiêu 90%) đều tăng trong giai đoạn này, với 100% phường xã có trường tiểu học
2.1.3. Kinh tế - xã hội
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, năm 2014 GDP tăng 25,89% so với năm 2013. Tái cơ cấu các ngành được tập trung chỉ đạo quyết liệt và đạt kết quả tốt. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng các khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu GDP. Các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực tăng nhanh về quy mô; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu và đạt kết quả toàn diện hơn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả được nhân rộng. Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng tăng trưởng cao, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục tăng nhanh, góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Thu ngân sách trên địa bàn đạt cao nhất từ trước đến nay. Hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại gắn với xúc tiến đầu tư tiếp tục được tăng cường, mở rộng. Công tác quy hoạch được chỉ đạo, triển khai tích cực và đạt kết quả tốt. Hoạt động khoa học công nghệ và công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu tiếp tục được quan tâm.