Giải pháp từ phía người lao động

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở hà tĩnh (Trang 100 - 104)

- Xuất khẩu lao động qua biên giới:

3.3.3. Giải pháp từ phía người lao động

Điểm yếu nhất của lực lượng lao động tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và của cả nước nói chung đó là chất lượng lao động bởi vậy để nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động và hoàn thiện công tác quản lý hoạt động này biện pháp chủ yếu của người lao động là nâng cao chất lượng của bản thân.

Thứ nhất, là phải nâng cao trình độ học vấn thông qua việc tích cực học

và trau dồi học vấn, kiến thức cho người lao động mà còn là nơi nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cũng như nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho người lao động do đó không chỉ Nhà nước cần quan tâm chú ý tới công tác này mà bản thân người lao động cũng cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến việc học tập rèn luyện của bản thân.

Thứ hai, là nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề thông

qua việc tham gia vào các lớp đào tạo nghề. Việc này không phải là chờ các doanh nghiệp tới tuyển dụng hay Nhà nước ra chính sách thì người lao động mới bắt đầu đi học mà người lao động cần phải chủ động tham gia vào các khoá đào tạo nghề để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, chuẩn bị cho việc đăng ký tuyển mộ, tuyển chọn đi lao động xuất khẩu.

Thư ba, là nâng cao trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong công

nghiệp thông qua các lớp học tiếng nước ngoài và các chương trình đào tạo - bồi dưỡng kiến thức của các đơn vị xuất khẩu lao động tổ chức.

Thứ tư, là cần phải nhận thức một cách đúng đắn về hoạt động xuất

khẩu lao động, tìm hiểu và nắm rõ những quy định của nhà nước về hoạt động này để xác định rõ ràng rằng mình đi lao động chứ không phải là đi du lịch từ đó có ý thức lao động và tuân thủ kỷ luật lao động. Nhận thức rõ hơn nữa những hậu quả sẽ phải trả giá nếu vi phạm hợp đồng hoặc pháp luật của Việt Nam và nước sở tại.

Thứ năm, là thường xuyên liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại

nước sở tại và cơ quan đại diện hoặc người quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu lao động để khi cần thiết có thể giải quyết những tranh chấp hoặc sự cố xảy ra.

Khi trở về nước, người lao động phải thực hiện tốt những nghĩa vụ khai báo, làm thủ tục cần thiết với cơ quan Nhà nước để nhập cảnh trở về quê hương và liên hệ với doanh nghiệp để làm thủ tục chấm dứt hợp đồng. Về với gia đình, người lao động cần phải tích cực tìm kiếm việc làm cho bản thân và sử dụng hợp lý khoản thu nhập mà bản thân dành dụm được trong thời gian

lao động ở nước ngoài. Tích cực tìm kiếm việc làm để ổn định cuộc sống chứ không được có tư tưởng có tiền rồi không phải làm gì.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, luận văn đã trình bày được những nội dung chính sau: Để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng như tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh và để khắc phục các hạn chế đã nêu ở chương 2, luận văn tập trung phân tích các giải pháp sau:

1) Giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về công tác xuất khẩu lao động: Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến

hoạt động xuất khẩu lao động; Hà Tĩnh phải xây dựng một kế hoạch cụ thể cho công tác xuất khẩu lao động; Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành trong công tác này nhằm hạn chế những tiêu cực và nâng cao hiệu quả thực sự...

2) Giải pháp từ phía doanh nghiệp: Tăng cường các hoạt động marketing

để tìm kiếm và mở rộng thị trường; Cần phải xây dựng một kế hoạch xuất khẩu lao động theo đúng yêu cầu của thực tế và của bản thân doanh nghiệp; Thường xuyên báo cáo định kỳ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước hữu quan như Cục quản lý lao động ngoài nước, Sở LĐTB&XH tỉnh để cùng quản lý chặt chẽ hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo - bồi dưỡng kiến thức cho người lao động tránh những hiện tượng tiêu cực.

3) Giải pháp từ phía người lao động: Phải nâng cao trình độ học vấn

thông qua việc tích cực học tập rèn luyện trong nhà trường; tìm hiểu và nắm rõ cũng như thực hiện đầy đủ những quy định của nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động; là thường xuyên liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại và cơ quan đại diện hoặc người quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu lao động để khi cần thiết có thể giải quyết những tranh chấp hoặc sự cố xảy ra.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở hà tĩnh (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w