Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở hà tĩnh (Trang 27 - 32)

- Xuất khẩu lao động qua biên giới:

1.2.1.Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động

toàn xã hội [21].

Mặt khác, trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hoá và dịch vụ được dịch chuyển tự do từ nước này sang nước khác thông qua các cam kết mở cửa thị trường nên sự phân công lao động ngày càng sâu sắc. Các DN nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ sử dụng chính sách về lương và các chính sách ưu đãi khác nhằm thu hút Lao động, nhất là Lao động có trình độ, năng lực và tay nghề cao. Điều này đòi hỏi các DN trong nước cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp để không bị “thua ngay trên sân nhà”.

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động

1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩulao động lao động

1.2.1.1. Xu thế hội nhập KTQT tác động đến hoạt động xuất khẩu lao động

Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực. Mỗi một biến động tích cực hoặc tiêu cực của kinh tế khu vực và thế giới đều có những tác động nhiều mặt đến kinh tế Việt Nam.

Đảng và nhà nước có chủ trương chủ động hội nhập KTQT, tranh thủ mọi thời cơ phát triển trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN. Đây là sự đổi mới tư duy rất sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta trong nhận thức về thời đại, về cục diện thế giới cũng như trong đường lối, chính sách và phương châm hành động trong hoạt động đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.

Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN, tham gia AFTA và APEC, bình thường hoá và lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, ký kết được Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, đặc biệt sự kiện gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO),

hàng loạt các Hiệp định, Nghị định thư thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực lao động với các nước, mở đường cho hoạt động xuất khẩu lao động phát triển.

Cùng với công cuộc đổi mới, chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, xu hướng toàn cầu hoá hiện nay và quá trình hội nhập về kinh tế đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam những cơ hội sau:

- Trước hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới, có cơ quan đại diện ngoại giao tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, nên có nhiều cơ hội tìm hiểu khả xuất khẩu lao động. Trong quá trình hội nhập, nhiều cơ hội việc làm ở NN sẽ mở ra đối với lao động Việt Nam.

- Khi Việt Nam tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, thì thị trường không còn bó hẹp trong biên giới quốc gia. Người lao động có cơ hội học hỏi nhiều hơn, tiếp cận với những môi trường làm việc mới và sẽ có thu nhập cao hơn.

- Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam có thể khai thác và tìm hiểu thông tin về nhu cầu lao động của các nước qua nhiều kênh thông tin như tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội nghị quốc tế… để thăm dò và khai thác những cơ hội xuất khẩu lao động.

- Nhiều DNNN đầu tư hoạt động tại Việt Nam cũng có nhu cầu nhận lao động Việt Nam, kể cả những người đã từng làm việc, tu nghiệp tại nước mình vào làm việc (DN của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…).

- Chúng ta sẽ có được sự quan tâm sâu sắc hơn của các tổ chức quốc tế về các vấn đề mang tính toàn cầu như xoá đói giảm nghèo, phòng chống dịch bệnh, thiên tai… Vấn đề việc làm ở nước ta cũng sẽ được hưởng lợi từ những dự án quốc tế.

Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết thị trường lao động thế giới đã tăng gấp 4 lần so với năm 1980 và theo dự kiến đến năm 2050, thị trường này sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay. Theo IMF, sự phát triển của thị trường lao động quốc tế được thể hiện trên ba kênh: Xuất nhập khẩu các sản phẩm tinh chế, sản xuất theo hướng phi tập trung của các DN và hoạt động xuất khẩu lao động. Xu hướng quốc tế hoá thị trường lao động đang làm cho nhiều nước được hưởng lợi. Các nước đông dân và các nước đang phát triển giải quyết được vấn đề việc làm, cải thiện thu nhập của người dân. Trong khi đó, nhập khẩu lao động mang lại nguồn lợi lớn cho các nước phát triển. Vấn đề thiếu nhân công ở các nước Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản đang dần được giải quyết [11].

Tuy nhiên, toàn cầu hoá việc làm cũng tác động tiêu cực đến thu nhập lao động trong tổng thu nhập của thế giới. Trên thực tế, giá nhân công rẻ, thêm vào đó là sự phát triển của lao động bất hợp pháp, đó làm doanh thu từ việc làm giảm 7% so với năm 1980. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với khả năng thay thế con người của máy móc cũng là một trong những nguyên nhân làm cho thu nhập của thị trường lao động giảm đi.

ILO dự báo, đến năm 2020 ASEAN sẽ có thêm 65 triệu lao động mới (tăng 19.8% so với mức năm 2010). Mức tăng mạnh nhất ở các quốc gia như Lào, Campuchia và Philippin. Lực lượng lao động của Thái Lan dự đoán tăng 1%/năm, trong khi đó tăng trưởng GDP sẽ đạt khoảng 4,5% tạo nên sức ép cầu lao động là 243000 người (2010) và 474000 người (2012). Lực lượng Lao động Malaysia tăng nhanh hơn của Thái Lan, khoảng 2,3%. Singapore và Thái Lan sẽ phải đối diện với tình trạng thiếu Lao động và hậu qủa KT-XH của lực lượng Lao động già hóa. Nếu như các quốc gia này vẫn duy trỡ được mức sống của số dân già hóa, thì họ sẽ buộc phải tiếp tục tăng năng suất Lao động [21].

Trong báo cáo của ILO tựa đề “Triển vọng Lao động thích hợp cho thập niên phát triển bền vững và Lao động từ nay đến năm 2020” thì năng suất Lao động cao của Châu Á nói chung cũng như của các nước ASEAN nói riêng đang là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu không tạo thêm được việc làm, các nước sẽ phải đổi mặt với nguy cơ dư thừa lao động trong tương lai. ILO cho rằng, lao động giá rẻ sẽ là thế mạnh của Châu Á và từ nay đến năm 2015, Châu lục này sẽ có thêm 200 triệu lao động. Với một thị trường lao động đầy tiềm năng như vậy sẽ đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế trong khu vực [23].

Việt Nam là nước kinh tế đang phát triển, có số dân đông, tỷ lệ người trẻ chiếm phần lớn, tỷ lệ sinh tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao, do đó lực lượng lao động sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng, trong khi thế hệ dân số trẻ hiện nay đã tham gia vào thị trường lao động trong giai đoạn 2011-2020, lực lượng lao động tiềm năng sẽ giảm đi đáng kể. Điều này cũng cần lưu ý khi chúng ta xây dựng một chiến lược phát triển xuất khẩu lao động, thay vì tăng nhanh về số lượng lao động xuất khẩu mà cần nâng cao chất lượng lao động có tay nghề, trình độ cao và lao động trong lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của các nước tiếp nhận lao động.

1.2.1.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội trong hoạt động xuất khẩu lao động

Trong điều kiện kinh tế thị trường, sức lao động được coi là hàng hoá - đó là loại hàng hoá đặc biệt, thì hoạt động xuất khẩu lao động được thực hiện chủ yếu trên cơ sở quan hệ cung cầu sức lao động. Nó chịu sự tác động, sự điều tiết của các quy luật kinh tế thị trường. Bên “cầu lao động” phải tính toán kỹ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng lao động. Vì vậy, “cầu lao động” xác định chặt chẽ số lượng, chủng loại lao động hợp lý với chất lượng lao động cao. Do vậy, muốn cho hàng hoá đặc biệt của mình chiếm được ưu thế trên thị

trường lao động thì bên cung lao động cũng phải có sự chuẩn bị và đầu tư để loại hàng hoá đặc biệt này được thị trường chấp nhận, phải đáp ứng kịp thời về số lượng, chủng loại với chất lượng cao. Chất lượng lao động càng cao, càng đem lại hiệu quả kinh tế lớn và càng được thị trường NN chấp nhận. Chất lượng lao động cao thể hiện ở trình độ tay nghề phù hợp với công nghệ của nước tiếp nhận lao động, thể lực tốt, có ngoại ngữ, được trang bị đầy đủ kiến thức làm việc theo tác phong công nghiệp, am hiểu luật pháp và phong tục tập quán của nước sử dụng.

Mặt khác, Lao động Việt Nam có mặt ở 40 quốc gia và vựng lãnh thổ, nhưng thực tế tập trung chủ yếu tại 4 thị trường chính là Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tại Malaysia hiện có trên 110.000 người làm việc, thu nhập bình quân 12-13 triệu đồng/tháng; tại Đài Loan có khoảng 70.000 người, thu nhập 500-700USD/tháng; tại Hàn Quốc có trên 48.600 người, thu nhập bình quân khoảng 1000-1200USD/tháng và tại Nhật Bản có khoảng 19.000 người, thu nhập bình quân trên 1700 USD/tháng.

Tuy vậy, so sánh với một số nước Châu Á như: Philippine, Trung Quốc, Indonesia và Ấn độ thì Việt Nam cũng thua kém cả về số lượng Lao động lẫn thu nhập.

Philipin là nước nổi bật nhất về xuất khẩu lao động. Hiện có khoảng 7- 8 triệu người Philippin đang lao động ở nước ngoài (tức là khoảng 10% dân số và 20% lao động của cả nước), mỗi năm gửi về 12-14 tỷ USD, tương đương gần 10% GDP. Lao động Philipin làm việc ở trên 190 nước. 70% Lao động xuất khẩu của Philipin là nữ. Có khoảng 650 công ty tư nhân trực tiếp tuyển dụng lao động, làm việc và ký hợp đồng với các đối tác bên ngoài, tuy nhiên trong số này chỉ có hơn 20 công ty làm ăn tín nhiệm và hiệu quả. Trung Quốc chưa đến 1 triệu Lao động, nhưng từ khi cải cách mở cửa cuối những năm 1970 đến nay đó cú 18 triệu người ra sống và làm việc ở NN. Inđônêsia

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở hà tĩnh (Trang 27 - 32)