Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở hà tĩnh (Trang 97 - 100)

- Xuất khẩu lao động qua biên giới:

3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp trước mắt là nâng cao số lượng và chất lượng cho lao động xuất khẩu, cụ thể:

Tăng cường các hoạt động marketing để tìm kiếm và mở rộng thị trường. Doanh nghiệp phải xác định được những thị trường nào đang có nhu cầu cao về lao động, những thị trường nào đã bão hoà, những thị trường nào có tiềm năng để từ đó có những biện pháp thúc đẩy hoặc hạn chế xuất khẩu lao động sang từng thị trường. Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ nguồn lao động của doanh nghiệp từ đó có những biện pháp thu hút người lao động tham gia vào quá trình tuyển mộ, tuyển chọn, nắm rõ những đặc điểm của lao động ở từng địa phương để có kế hoạch đào tạo cho phù hợp. Đặc biệt là các doanh nghiệp cần phải nắm rõ được những đối thủ cạnh tranh của mình ở trong nước cũng như ngoài nước để xem đối thủ nào mạnh, đối thủ nào yếu, đối thủ nào ngang sức để đối phó kịp thời.

Doanh nghiệp cần phải xây dựng một kế hoạch xuất khẩu lao động theo đúng yêu cầu của thực tế và của bản thân doanh nghiệp. Bản kế hoạch này phải chỉ ra được rằng trong năm này, quý này, tháng này doanh nghiệp sẽ phải đưa được bao nhiêu lao động đi làm việc có thời hạn tại từng nước cụ thể? Bản kế hoạch này cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp cần phải tập trung phát triển những thị trường nào? Yêu cầu của các thị trường ấy ra sao từ đó đề ra các phương hướng tuyển chọn, đào tạo lao động một cách phù hợp nhất. Bản kế hoạch của doanh nghiệp cũng phải chỉ ra nguồn cung lao động chủ yếu của

doang nghiệp tập trung tại đâu? Yêu cầu đối với lao động trên thị trường đó như thế nào?

Để nâng cao chất lượng lao động doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháp sau:

- Nâng cao chất lượng đào tạo - bồi dưỡng kiến thức cho người lao động bằng cách sửa đổi, bổ sung thêm những nội dung thiết thực vào trong giáo trình đào tạo, có cơ chế ưu tiên đối với những lao động có tay nghề cao, đã qua dào tạo. Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như hiểu biết cho đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng như cán bộ làm công tác tuyển mộ, tuyển chọn.

Các doanh nghiệp cũng phải có những biện pháp nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động đặc biệt là các cán bộ quản lý trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ này không những phải giỏi về trình độ học vấn, trình độ quản lý, ngoại ngữ mà còn cần có những hiểu biết nhất định về pháp luật của nước ta cũng như các nước tiếp nhận lao động của doanh nghiệp và luật pháp quốc tế cũng như về mặt phẩm chất đạo đức, nhân cách.

Doanh nghiệp cũng phải đầu tư vốn cho việc xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp mình để đảm bảo hiệu quả cho công tác tuyển chọn, tuyển mộ, đào tạo - bồi dưỡng kiến thức cho người lao động.

Công khai hoạt động tài chính của doanh nghiệp đặc bịêt là các khoản đóng góp của người lao động nhằm minh bạch hoá chế độ tài chính của doanh nghiệp, tránh hiện tượng lừa đảo, gian lận tài chính cũng là để Nhà nước và người lao động tin tưởng vào năng lực thực sự của doanh nghiệp.

Do lao động xuất khẩu của tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu là nữ giới và với những công việc như: thợ may, giúp việc gia đình, trông trẻ, chăm sóc người bệnh nên các doanh nghiệp có lao động đưa đi làm trong các lĩnh vực này cần

có các biện pháp đào tạo nghiệp vụ cho lao động như mở các lớp dạy nấu ăn, nữ công gia chánh, những lớp đào tạo sơ bộ về y tế để chăm sóc người già, người bệnh, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ giúp đỡ gia đình của các chị em trong thời gian vắng nhà để họ yên tâm hơn trong công việc của mình.

Phối hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm trong việc tuyển chọn và đào tạo giáo dục lao động. Kết hợp với các cơ sở y tế, bệnh viện để tiến hành kiểm tra sức khoẻ cho người lao động. Doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn tuyển chọn lao động dựa trên các tiêu chí như:

- Về độ tuổi (điều kiện này có thể theo yêu cầu của bên nước ngoài); - Về học vấn (nhằm đảm bảo khả năng nhận thức cũng như sự hiểu biết tối thiểu của người lao động);

- Về sức khoẻ (để đảm bảo cho người lao động có đầy đủ sức khoẻ để có thể làm việc theo yêu cầu của bên nước ngoài đồng thời đảm bảo cho người lao động không bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y);

- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật (đảm bảo tay nghề và trình độ cho người lao động có thể thực hiện được công việc của mình ở bên nước ngoài);

- Về phẩm chất đạo đức, nhân cách, lối sống (đảm bảo ý thức chấp hành kỷ luật, tác phong công nghiệp, nội quy của nước sở tại);

- Về trình độ ngoại ngữ, khả năng nhận thức

Doanh nghiệp cũng phải thường xuyên báo cáo định kỳ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước hữu quan như Cục quản lý lao động ngoài nước, Sở LĐTB&XH tỉnh để cùng quản lý chặt chẽ hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo - bồi dưỡng kiến thức cho người lao động tránh những hiện tượng tiêu cực.

Doanh nghiệp phải có những chính sách hỗ trợ chi phí cho người lao động thuộc diện khó khăn, ưu tiên đối với các đối tượng thuộc diện chính sách, diện nghèo,…theo đúng quy định của pháp luật.

theo dõi, giám sát, quản lý việc thực hiện hợp đồng của lao động bằng nhiều cách khác nhau. Có thể liên hệ với bên chủ sử dụng lao động và trực tiếp với người lao động theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý đối với những thị trường có ít lao động. Với những thị trường có nhiều lao động, doanh nghiệp phải mở văn phòng đại diện và cử cán bộ có đủ năng lực sang nước đó để trực tiếp quản lý lao động. Trong trường hợp có tranh chấp hoặc biến cố xảy ra thì cán bộ phụ trách quản lý đó phải có trách nhiệm giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên là chủ sử dụng và đặc biệt là lao động. Nếu tranh chấp hoặc sự cố xảy ra cán bộ quản lý phải báo cáo ngay với cơ quan chủ quản, Cục quản lý lao động ngoài nước và cơ quan đại diện phía Việt Nam ở nước sở tại để cùng phối hợp giải quyết.

Doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống những biện pháp quản lý đối với những người lao động vi phạm hợp đồng như đơn phương chấm dứt hợp đồng, tự động trở về nước, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp bên nước bạn như yêu cầu đặt tiền đặt cọc, quản lý chặt chẽ chế độ tiền lương cũng như việc chu chuyển tiền về nước của lao động để dăn đe và ngăn chặn, hạn chế tối thiểu những thiệt hại do người lao động gây ra cho bản thân doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động nước ngoài.

Doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm hơn nữa với lao động khi lao động trở về nước trong việc hoàn tất thủ tục cho người lao động cũng như thủ tục cho họ gia hạn hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng mới nếu họ có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở hà tĩnh (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w