Vấn đề xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở hà tĩnh (Trang 54 - 85)

- Xuất khẩu lao động qua biên giới:

2.2.1. Vấn đề xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

2.2.1.1. Về số lượng

Trong những năm gần đây, song song với việc đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh thì công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Hà Tĩnh cũng dành được một sự quan tâm khá lớn, do đó hoạt động xuất khẩu lao động cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua. Những kết quả đạt được như sau:

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về xuất khẩu lao động tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2014 Năm Số lượng từng năm Tỷ trọng của từng năm trên tổng số Lượng tăng tuyệt đối so với năm trước

Tốc độ tăng so với năm trước (lần) Tốc độ tăng so với năm 2010 (lần) 2010 2.540 17,49 % _ _ _ 2011 3.068 21,12 % 528 1,21 1,21 2012 3.115 21,45 % 47 1,01 1,23 2013 2.600 17,9 % -515 0,83 1,02 2014 3.200 22 % 600 1,23 1,26 Tổng 14.523 100% _ _ Nguồn: Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh

Trong đó cách tính các chỉ tiêu như sau:

+ Tỷ trọng của từng năm trên tổng số được tính bằng cách lấy số người của từng năm chia cho tổng số lao động đã được xuất khẩu của các năm.

+ Lượng tăng tuyệt đối so với năm trước thì được tính bằng cách lấy số lượng của năm sau trừ đi số lượng của năm trước.

+ Tốc độ tăng so với năm trước thì tính theo cách là lấy số lượng của năm sau chia cho năm trước.

+ Tốc độ tăng so với năm 2010 được tính theo cách lấy số lượng từng năm chia cho số lượng của năm 2010.

Dựa vào kết quả trên chúng ta có thể nhận xét về số lượng lao động của tỉnh Hà Tĩnh như sau: Số lượng xuất khẩu hàng năm tăng không đều, năm 2011, 2012 tăng và năm 2013 giảm so với năm 2010; trong tổng số 14.523 người lao động đi xuất khẩu lao động thì năm 2010 chiếm tỷ trọng 22%, tăng 600 người so với năm 2013 tức là bằng 1,23 lần so với năm 2013 và bằng 1,26 lần so với năm 2010. Tuy nhiên lượng tăng giữa các năm không đều, năm tăng cao nhất là năm 2014 tăng 660 người so với năm 2010 (bằng 1,26 lần).

Để nhìn nhận một cách rõ ràng hơn về số lượng lao động xuất khẩu của tỉnh Hà Tĩnh, chúng ta cùng nhìn nhận các chỉ tiêu này trên giác độ so sánh với cả nước.

Bảng 2.3. Số lượng xuất khẩu lao động của Hà Tĩnh so với cả nước Năm Cả nước Hà Tĩnh Tỷ lệ so với cả nước

2010 80.140 2.540 3,16 % 2011 84.625 3.068 3,63 % 2012 94.988 3.115 3,28 % 2013 75.230 2.600 3,46 % 2014 85.546 3.200 3,74 % Tổng 420.529 14.523 3,45 %

Nguồn: Bộ LĐTB & XH, năm 2014

Căn cứ vào những số liệu trên chúng ta có thể thể hiện tỷ trọng số lượng lao động xuất khẩu của Hà Tĩnh so với cả nước như sau:

Chúng ta nhận thấy rằng so với cả nước số người xuất khẩu lao động của tỉnh chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, tính trung bình chung số lượng lao động xuất

khẩu của Hà Tĩnh chỉ bằng 3,45% số lượng lao động của cả nước, riêng năm 2014 chiếm 3,74%. Con số khiêm tốn này đã đặt ra yêu cầu cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Hà Tĩnh.

Về cơ cấu lao động xuất khẩu xét theo độ tuổi thì phần lớn lao động xuất khẩu của tỉnh Hà Tĩnh là lao động trẻ bởi đối tượng này là lực lượng chủ yếu của công tác xuất khẩu lao động nói chung.

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo độ tuổi giai đoạn 2010 - 2014

Tuổi 18 - 24 25 - 44 ≥45 Tổng Hà Tĩnh 5.113 6.085 3.325 14.523 Tỷ lệ % 35,2 41,9 22,9 100 % Cả nước 189.658 114.804 116.066 420.529 Tỷ lệ 45,1 27,3 27,6 100 % Nguồn: Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh

Căn cứ vào những số liệu trên chúng ta có thể thể hiện tỷ trọng số cơ cấu lao động xuất khẩu theo độ tuổi như sau:

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo tuổi tỉnh Hà Tĩnh

Nguồn: Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh

Qua đó chúng ta thấy lao động đi xuất khẩu lao động của tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu tập trung ở lứa tuổi từ 18 đến 44 chiếm khoảng trên 70% tổng số lao động xuất khẩu trong đó nhóm tuổi 25 - 44 chiếm tỷ trọng cao nhất (41,9%

18 - 24 35% 25 - 44 42% ≥45 23%

tổng số lao động đi xuất khẩu), còn nhóm tuổi trung niên và cao tuổi từ 45 tuổi trở lên chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 23% trên tổng số. Điều này phản ánh đúng thực tế bởi số người ở độ tuổi từ 18 - 44 thường có tỷ lệ thất nghiệp lớn hơn các độ tuổi khác và cũng là đối tượng chủ yếu của công tác xuất khẩu lao động khi mà yêu cầu của phía bên nước ngoài thường là những đối tượng thuộc nhóm tuổi này vừa có sức khoẻ vừa có trình độ học vấn tốt hơn.

Theo số liệu ở bảng trên chúng ta có thể thấy cơ cấu lao động theo tuổi của cả nước có phần khác biệt so với cơ cấu lao động xuất khẩu của tỉnh Hà Tĩnh. Tuy cũng tập trung chủ yếu ở lứa tuổi từ 18 - 45 (khoảng 72% trên tổng số) song lại tập trung nhiều nhất vào lứa tuổi từ 18 - 24 tuổi (chiếm khoảng 45% tổng số lao động xuất khẩu của cả nước).

Về cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính của tỉnh Hà Tĩnh chúng ta có các số liệu như sau:

Bảng 2.5. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính của tỉnh Hà Tĩnh và cả nước giai đoạn 2010 - 2014

Năm Nam Nữ Tĩnh Tỷ lệ % Cả nước Tỷ lệ % Tĩnh Tỷ lệ % Cả nước Tỷ lệ % 2010 635 25,0 25.646 32 1.905 75,38 54.494 68,00 2011 736 24,0 27.080 32 2.332 76,46 57.545 68,00 2012 623 20.0 30.416 32,02 2.492 79,77 64.572 67,98 2013 624 24.0 24.079 32,01 1.976 75,72 51.151 67,99 2014 832 26.0 41.233 48,20 2.368 74,16 44.313 51,80 Tổn g 3.450 23.8 121.03 5 35,42 11.073 76,2 299.494 64,58 Nguồn: Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh

Căn cứ vào những số liệu trên chúng ta có thể thể hiện cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính như sau:

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2014

Nguồn: Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh

Dựa trên kết quả này, chúng ta có thể thấy rằng số lao động tham gia xuất khẩu của tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu là nữ, với bình quân 5 năm là 76,2 % cao hơn so với mức bình quân của cả nước (64,58% tổng số lao động xuất khẩu của cả nước). Số lượng lao động nam chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 23,8% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ của cả nước. Điều này cho thấy trong thời gian tới Đảng và chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác xuất khẩu lao động cho những lao động nam - một số lượng tương đối lớn lao động còn chưa có việc làm trong tỉnh. Tuy nhiên công việc mà những lao động nữ thường làm khi đi xuất khẩu lao động là giúp việc gia đình, trông trẻ, chăm sóc người bệnh, may mặc…nên thu nhập không cao, bởi vậy việc nâng cao thu nhập và mở rộng loại hình công việc cho những lao động xuất khẩu là một việc cần thiết trong thời gian tới.

Về cơ cấu theo các nước tiếp nhận lao động xuất khẩu thì Hà Tĩnh cũng tương đối giống với tình hình chung của cả nước, các thị trường chủ yếu của lao động tỉnh Hà Tĩnh là: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và một số thị trường mới như các nước Trung Đông (Qatar, A rập xê út…).

Trong đó đông nhất là thị trường Đài Loan với khoảng gần 45,2% tổng số lao động xuất khẩu, sau đó là Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước khác. Điều này cho thấy công tác xuất khẩu lao động của tỉnh cần phải tập trung nhiều hơn nữa cho việc mở rộng các thị trường có nhiều tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông. Tổng hợp các số liệu trên chúng ta có thể vẽ biểu đồ thể hiện số lượng lao động tỉnh Hà Tĩnh xuất khẩu sang các nước như sau:

Biểu đồ 2.3. Xuất khẩu lao động tỉnh Hà Tĩnh chia theo các nước

Nguồn: Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh

Về cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề, tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu tập trung ở các ngành nghề như: Công nhân trong các công trường xây dựng, trong các nhà máy dệt, lắp ráp điện tử, giúp việc gia đình…chúng ta có thể nhóm lại thành 3 nhóm ngành nghề chính là công nghiệp và xây dựng, phục vụ cá nhân, xã hội và nông nghiệp. Theo đó, chúng ta có số liệu cụ thể của từng nhóm ngành nghề của Hà Tĩnh và cả nước giai đoạn 2010 - 2014 như sau:

Bảng 2.6. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề của tỉnh Hà Tĩnh và cả nước

Ngành nghề Số lượng (người) Tỷ lệ % so với tổng số Hà Tĩnh Cả nước Hà Tĩnh Cả nước

Công nghiệp và xây dựng 6.549 295.212 45,09 70,20 Phục vụ cá nhân và xã hội 7.879 124.681 54,25 29,65

Nông nghiệp 95 636 0,65 0,15

Tổng số 14.523 420.529 100 100

Nguồn: Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề của tỉnh Hà Tĩnh và cả nước

Nhìn vào những số liệu trên chúng ta nhận thấy rằng:

Lao động xuất khẩu của Hà Tĩnh chủ yếu là lao động không lành nghề do đó những công việc của họ chủ yếu là những công việc phục vụ cá nhân và xã hội như: giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh, trông trẻ, chăm sóc người già và làm công nhân trong các ngành công nghiệp và xây dựng như: dệt may, lắp ráp điện tử, cơ khí, xây dựng. Nhưng chủ yếu là các công việc giản đơn, không yêu cầu cao về tay nghề. Đây cũng là thực trạng

chung của công tác xuất khẩu trong cả nước thời gian qua. Những công việc chủ yếu mà lao động Việt Nam làm ở nước ngoài là: sản xuất, chế tạo; giúp việc gia đình; đánh cá; xây dựng; dệt may; điều dưỡng viên; thuỷ thủ tàu. Đối với thị trường Đài Loan, lao động tỉnh Hà Tĩnh xuất khẩu sang đó chủ yếu là nữ và làm những công việc như giúp việc gia đình, trông trẻ, chăm sóc người già. Phần lớn những đối tượng thuộc loại này đều là những người đã có gia đình và thuộc độ tuổi từ 25 - 44 tuổi. Nhìn trên biểu đồ chúng ta có thể thấy rằng số lượng lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài để làm những công việc thuộc ngành nông nghiệp là rất ít, tại Hà Tĩnh chỉ có gần 100 lao động đi làm việc trong ngành nông nghiệp (chủ yếu là đi Hàn Quốc) còn cả nước thì số lượng này rất nhỏ so với tổng số lao động xuất khẩu của cả nước chỉ bằng 0,15% trên tổng số. Trong khi nhu cầu về loại lao động này của các nước vẫn còn rất cao, do đó trong thời gian tới chúng ta cần tăng cường, khuyến khích lao động đi làm việc trong các ngành nông nghiệp, thuỷ sản.

2.2.1.2. Về chất lượng

Chất lượng lao động luôn được coi là yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả của công tác xuất khẩu lao động. Chất lượng lao động trước hết thể hiện ở trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động cụ thể là trình độ tay nghề của họ. Đa số lao động đi xuất khẩu của tỉnh Hà Tĩnh trong những năm vừa qua đều chỉ là những lao động phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa cao, tay nghề còn thấp do đó làm cho chất lượng của lao động xuất khẩu của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung ở trong tình trạng thấp. Tỷ lệ lao động có tay nghề từ năm 2010 đến năm 2012 còn thấp, cho đến nay tỷ lệ này đã được cải thiện rất nhiều, tính chung cho những năm gần đây tỷ lệ lao động có tay nghề tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh vào khoảng 40%, thấp hơn tỷ lệ này tính cho cả nước song cũng báo hiệu một tín hiệu đáng mừng

cho chất lượng của lao động xuất khẩu tỉnh trong thời gian tới.

Chất lượng lao động xuất khẩu còn được thể hiện ở tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, văn hoá của người lao động. Tuy đã tập trung rất nhiều cho công tác bồi dưỡng kiến thức cho người lao động song về mặt này lao động của chúng ta còn rất yếu kém. Cụ thể là những hiện tượng vi phạm hợp đồng, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài của một bộ phận lao động những năm gần đây trở lên khá phổ biến, thậm chí có một số người còn ở nước ngoài sống cuộc sống buông thả, cờ bạc, rượu chè, hay gây sự,… vi phạm đến luật pháp nước sở tại. Tỷ lệ lao động bỏ trốn ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là cao nhất, so với lao động của các nước như Trung Quốc, Philipines, Indonexia, Thái Lan …thì tỷ lệ này của Việt nam nói chung là rất cao và số lao động đi xuất khẩu của tỉnh Hà Tĩnh cũng không thể tránh khỏi tình trạng chung ấy.

2.2.2. Vấn đề quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

2.2.2.1. Về xây dựng kế hoạch xuất khẩu lao động hàng năm

- Căn cứ Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ Chính trị về Xuất khẩu lao động và chuyên gia và Kết luận số 23/KL-TU ngày 22/10/2002 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1363/QĐ-CT ngày 06/12/2002 về việc thành lập Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động nhằm mục đích tăng cường công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh, thành phần và trách nhiệm của các thành viên trong Ban chỉ đạo như sau: + Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về tiến độ thực hiện và kết quả của Đề án xuất khẩu lao động. Phân công các thành viên trong BCĐ thực hiện các nhiệm vụ được giao.

nhiệm thực hiện sự chỉ đạo các công việc của Trưởng ban ủy quyền, điều hành theo kế hoạch đã được Ban chỉ đạo thống nhất, giải quyết những công việc thường xuyên của Ban chỉ đạo, trực tiếp giải quyết mọi vướng mắc, khiếu nại, tố cáo trong quá trình triển khai, tổng hợp chung tình hình để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, nghiên cứu, đề xuất và cùng Sở Lao động - TB và XH trình UBND tỉnh các giải pháp hỗ trợ về vốn, chế độ khuyến khích xuất khẩu lao động, kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo. Đồng thời quản lý, cấp phát, hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán phần kinh phí thực hiện.

+ Sở Y tế chủ trì việc khám sức khỏe cho người lao động tham gia xuất khẩu lao động.

+ Công an tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn làm thủ tục xuất nhập cảnh cho người lao động, chủ động phối hợp với các ngành xây dựng biện pháp ngăn chặn và xử lý các hiện tượng lừa đảo gây thiệt hại tới người lao động;

+ Sở Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm triển khai công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến các huyện/thị xã/thành phố và các xã, phường, thị trấn về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức đối với công tác xuất khẩu lao động trong mọi tầng lớp nhân dân;

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cân đối các nguồn nhân lực phục vụ công tác xuất khẩu lao động, trong quá trình cấp giấy phép kinh doanh đối với ngành và nghề liên quan đến xuất khẩu lao động, đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần có sự phối hợp với Sở Lao động - TB và XH đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở hà tĩnh (Trang 54 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w