- Xuất khẩu lao động qua biên giới:
1.3.2. Kinh nghiệm của Philippines
Về cở sở pháp lý và vai trò của Chính phủ:
Philippines là một trong những nước có hoạt động xuất khẩu lao động lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Người Philippines đi lao động ở khắp nơi trên thế giới, số lao động có mặt ở NN bình quân khoảng 7,5 triệu người và thu nhập trung bình đạt khoảng 5-6 tỷ USD/năm. Từ lâu Philippines đã coi XK lao động là một trong những ngành kinh tế đối ngoại quan trọng của đất nước và có rất nhiều kinh nghiệm để tăng cường và quản lý tài chính xuất khẩu lao động.
Bộ Luật Lao động của Philippin ra đời năm 1973 đã đặt cơ sở về việc làm ngoài nước với quan điểm xúc tiến việc XK lao động dư thừa cho đến khi nền kinh tế của đất nước phát triển tạo đủ việc làm cho mọi người trong độ tuổi lao động. Nhằm đạt được mục tiêu này, Bộ Luật lao động đã đề ra quan điểm quản lý ba bên đối với hoạt động này. Theo quan điểm này, đã thành lập ba cơ quan riêng biệt, trực thuộc Bộ Lao động và việc làm, đó là:
- Ban phát triển việc làm ngoài nước, là cơ quan tuyển mộ nhà nước, chịu trách nhiệm về tuyển mộ và bố trí lao động trên đất liền.
- Hội đồng Thuỷ thủ quốc gia chịu trách nhiệm về quản lý các hoạt động của các công ty tuyển mộ thủy thủ đi làm việc trên biển.
- Văn phòng Dịch vụ việc làm chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức tuyển mộ đã được cấp giấy phép trong việc bố trí việc làm ở NN cho tới khi kết thúc hợp đồng.
Chính phủ Philippine thực hiện các chức năng tuyển mộ, bố trí quản lý các khu vực tư nhân tham gia vào chương trình XK lao động. Các chức năng trên đây do một cơ quan chính phủ duy nhất thực hiện, đó là Cục Quản lý việc làm ngoài nước (POEA).
Về phương hướng và các chính sách xúc tiến thị trường việc làm ngoài nước:
Việc phát triển thị trường và xúc tiến việc làm ngoài nước là một trong những hoạt động cơ bản của POEA. Chương trình tiếp thị và các chiến lược tiếp thị do POEA soạn thảo có sự tham gia của Trung tâm lao động khu vực và các Tuỳ viên lao động. Công tác tiếp thị được tập trung vào việc xuất bản các văn bản, các ấn phẩm thông tin để các công ty có thể sử dụng trong các chương trình Marketing của họ; và định kỳ thông báo tình hình về thị trường để các công ty có định hướng hoạt động; tổ chức quảng cáo lao động Philippine trong các tạp chí chuyên ngành quốc tế và thương mại quốc tế.
Cho phép lập nguồn lao động để XK lao động. Việc lập nguồn được đăng ký bằng máy tính. Khuyến kích các công ty tư nhân lập quỹ lao động riêng của họ và được phép quảng cáo trên các phương tiện thông tin với điều kiện khi quảng cáo phải nói rõ là chỉ để lập quỹ lao động và không được thu lệ phí của công nhân đến đăng ký.
Yêu cầu phải huấn luyện, đào tạo để đi lao động ở NN. Căn cứ vào các yêu cầu cụ thể của từng ngành nghề, mà các chương trình huấn luyện đặc biệt được áp dụng với sự hỗ trợ của Chính phủ.
Không cấm việc xuất khẩu công nhân thuộc các nghề đặc biệt hoặc có tay nghề cao đặc biệt.
Không cho phép các chủ sử dụng lao động NN trực tiếp thuê mướn công nhân Philippin làm việc. Việc thuê mướn phải thông qua POEA. Mọi cá nhân đều có quyền tìm việc làm ngoài nước, họ phải xuất trình hợp đồng cá nhân hoặc giấy phép bảo lãnh của chủ sử dụng thì POEA sẽ cấp giấy phép.
Các công ty xuất khẩu lao động được phép thu lệ phí sắp xếp việc làm khi ký hợp đồng Lao động, người lao động giữ gìn tư cách và truyền thống
dân tộc, chấp hành và tôn trọng pháp luật, phong tục, tập quán của nước sở tại, phải trích lương chuyển về nhà giúp đỡ gia đình.
Về quy chế cấp giấy phép cho các công ty: Chỉ có các công nhân
Philippine hoặc các tập đoàn liên doanh có 75% vốn pháp định có quyền biểu quyết do người Philippin nắm giữ mới được quyền kinh doanh tuyển lao động đi làm việc ở NN. Philippine hiện có ba loại giấy phép:
+ Giấy phép cho các công ty tuyển mộ lao động và bố trí việc làm trên đất liền.
+ Giấy phép cho các công ty tuyển mộ và bố trí việc làm trên biển. + Giấy phép cho các nhà thầu, khoán xây dựng tuyển mộ và bố trí việc làm cho công nhân trong các công trình nhận thầu ở NN.
Hàng năm POEA tiến hành đánh giá hoạt động của các công ty được cấp giấy phép theo chỉ tiêu sau: số lượng lao động gửi đi, số ngoại tệ chuyển về, việc chấp hành các quy chế, quy định, chất lượng quản lý, sự lành mạnh về tài chính, các hoạt động phúc lợi. Việc đánh giá hoạt động của các công ty giúp cho việc xem xét quyết định liệu công ty có còn được tham gia chương trình xuất khẩu lao độnghay không. Những công ty được đánh giá tốt sẽ tăng cường quyền lực và ưu thế cạnh tranh của họ trong lĩnh vực này, đồng thời nâng cao uy tín ở NN.
Sau khi được cấp phép, các công ty tiến hành quảng cáo, thu nhận người xin việc, phỏng vấn, kiểm tra tay nghề, kiếm tra sức khoẻ và ký hợp đồng lao động.
Tập huấn trước lúc đi là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các công nhân đi làm việc ở NN. Trách nhiệm tổ chức thuộc về các công ty và các nhà thầu khoán. Nội dung tập huấn do POEA quy định. Các học viên sau khi kết thúc khoá tập huấn được cấp chứng chỉ.
Công nhân đi làm việc ở NN được cấp loại hộ chiếu có đóng dấu đặc biệt của Trung tâm dịch vụ lao động thuộc POEA cho phép phân biệt, nhận biết họ với những hành khách khác. Không một hãng hàng không nào nhận làm thủ tục và không một công an cửa khẩu nào cho phép lao động ra máy bay nếu hộ chiếu của người đó chưa đóng dấu kiểm tra của Trung tâm dịch vụ lao động.