1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ tác động của hỗ trợ xã hội và bạo lực đối với phụ nữ đối với mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ

79 528 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 876 KB

Nội dung

Như vậy các hỗ trợ xã hội và tìnhtrạng bạo lực đối với phụ nữ cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệgiữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ.Tại Việt Nam, các nghiên cứu dịch tễ họ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáo dục,ĐHQGHN, tới các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, các cán bộ quản lý đã tạođiều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Tôi xin gửi đến giáo viên hướng dẫn là TS Amie Pollack – Đại học Giáodục, và BSCKII Lâm Tứ Trung, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, lờibiết ơn sâu sắc và sự kính trọng về tinh thần nghiêm túc trong nghiên cứu khoahọc và những định hướng quan trọng để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩnày

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Vicky Ngô, tập đoàn RAND, Hoa Kỳ,quản lý dự án LIFE-DM, PGS.TS Đặng Hoàng Minh, Trường Đại học Giáodục, vì đã có những đóng góp rất giá trị cho nghiên cứu của tôi Chân thành cảm

ơn ThS Nguyễn Thanh Tâm, quản lý chương trình của BasicNeeds tại ViệtNam, đã hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành khóa học trong thời gian làm việc tại tổchức Cảm ơn cử nhân tâm lý Ngô Hoàng Anh, cán bộ tâm lý khoa Tâm thầnNhi của Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập dữliệu cho nghiên cứu này tại Đà Nẵng

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những phụ nữ đã tham gia trả lời câu hỏi chonghiên cứu này, cảm ơn sự hợp tác tuyệt vời của các chị

Cuối cùng, tôi xin dành tặng lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những ngườithân yêu trong gia đình vì đã luôn ở bên, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợicho tôi trong quá trình học tập

Hà Nội, ngày … tháng 12 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Văn Mạnh

Trang 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIÊT TẮT

Đại học Giáo dụcĐại học Quốc gia Hà NộiGeneralize Health QuestionnairesHội phụ nữ

Institutional Review BoardLivelihoods integration for effective depression managementPatient Health Questionnaire-9

Post-traumatic Stress DisorderRối loạn tâm thần

Strength and Difficulty QuestionnairesSức khỏe tâm thần

Years lived with disabilityYouth Self Report

Trạm Y tếTrung học cơ sởTrung học phổ thôngVietnam Veterans of America Foundation

Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

TrangBảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người mẹ tham gia nghiên

cứu

39

Bảng 3.2 Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của PHQ-9 và GAD-7

của người mẹ ở thời điểm ban đầu

41

Bảng 3.3 Phân loại mức độ biểu hiện trầm cảm và lo âu của người

mẹ ở thời điểm ban đầu

42

Bảng 3.4 Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của PHQ-9 và GAD-7

của người mẹ ở thời điểm sau 6 tháng

43

Bảng 3.5 Phân loại mức độ biểu hiện trầm cảm và lo âu của người

mẹ ở thời điểm sau 6 tháng

43

Bảng 3.6 Thông tin chung về trẻ là con của các người mẹ tham gia

nghiên cứu

45

Bảng 3.7 Điểm trung bình các vấn đề SKTT ở trẻ trong vòng 6

tháng qua theo thang đo CBCL-VN-VN

46

Bảng 3.8 Tương quan giữa tình trạng SKTT của người mẹ ở thời

điểm ban đầu với tình trạng SKTT của trẻ

47

Bảng 3.10 Nguồn hỗ trợ xã hội cho người mẹ tham gia nghiên cứu 50Bảng 3.11 Các hỗ trợ xã hội dành cho phụ nữ ở thời điểm sau 6

tháng

51

Bảng 3.12 Nguồn hỗ trợ xã hội cho người mẹ tham gia nghiên cứu

ở thời điểm sau 6 tháng

52

Bảng 3.13 Nguồn hỗ trợ xã hội cho người mẹ tham gia nghiên cứu

ở thời điểm sau 6 tháng

Bảng 3.16 Mối tương quan giữa hỗ trợ xã hội và SKTT của người

mẹ ở thời điểm sau 6 tháng

57

Bảng 3.17 Tương quan giữa tình trạng bạo lực và SKTT của người

mẹ ở thời điểm ban đầu

58Bảng 3.18 Tình trạng SKTT của người mẹ được bị bạo lực so với 59

Trang 4

người mẹ không bị bạo lực tại thời điểm ban đầu.

Bảng 3.19 Tương quan giữa tình trạng bạo lực và SKTT của người

mẹ ở thời điểm sau 6 tháng

60

Bảng 3.20 Tình trạng SKTT của người mẹ được bị bạo lực so với

người mẹ không bị bạo lực tại thời điểm sau 6 tháng

60

Bảng 3.21 Tình trạng SKTT của người mẹ được nhận hỗ trợ xã hội

và người mẹ không được nhận hỗ trợ xã hội ở thời điểm ban đầu

61

Bảng 3.22 Tình trạng SKTT của người mẹ được nhận hỗ trợ xã hội

và người mẹ không được nhận hỗ trợ xã hội ở thời điểm sau 6 tháng

62

Bảng 3.23 Tình trạng SKTT của trẻ là con của người mẹ được nhận

hỗ trợ xã hội và trẻ là con của người mẹ không được nhận hỗ trợ xã

hội

62

Bảng 3.24 Tình trạng SKTT của trẻ là con của người mẹ bị bạo lực

với trẻ là con của người mẹ không bị bạo lực

63

Trang 5

DANH M C CÁC BI U Đ ỤC CÁC BIỂU ĐỒ ỂU ĐỒ Ồ

TrangBiểu đồ 1: So sánh tình trạng SKTT của người mẹ ở thời điểm ban

đầu và thời điểm sau 6 tháng

44

Biểu đồ 2: So sánh mức độ biểu hiện trầm cảm và lo âu của người mẹ

ở thời điểm ban đầu và thời điểm sau 6 tháng

45

Biểu đồ 3: Mức độ của các hỗ trợ xã hội cho các người mẹ ở thời

điểm ban đầu

49

Biểu đồ 4: Mức độ của các hỗ trợ xã hội cho các người mẹ ở thời

điểm sau 6 tháng

52

Biểu đồ 5: So sánh các hỗ trợ xã hội cho người mẹ ở thời điểm ban

đầu và thời điểm sau 6 tháng

54

Biểu đồ 6: So sánh tình trạng bạo lực đối với người mẹ ở thời điểm

ban đầu và thời điểm sau 6 tháng

56

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5

5 Câu hỏi nghiên cứu 6

6 Giả thuyết nghiên cứu 7

7 Phương pháp nghiên cứu 8

8 Đóng góp của đề tài 9

9 Độ tin cậy và độ hiệu lực của các thang đo 9

10 Đạo đức nghiên cứu 11

11 Cấu trúc đề tài 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 14

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 15

1.1.1 Các nghiên cứu về mối liên quan giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ em 15

1.1.2 Các nghiên cứu về tác động của hỗ trợ xã hội đối với SKTT của phụ nữ.17 1.1.3 Các nghiên cứu về tác động của tình trạng bạo lực đối với phụ nữ đối với SKTT của phụ nữ và trẻ em 20

1.2 Một số vấn đề lý luận 22

1.2.1 Sức khỏe tâm thần 22

1.2.2 Rối loạn tâm thần 23

1.2.3 Hỗ trợ xã hội 26

1.2.4 Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ 28

1.2.5 SKTT và các vấn đề liên quan 31

Trang 7

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 Chọn mẫu nghiên cứu 34

2.2 Địa bàn nghiên cứu: 34

2.3 Phương pháp nghiên cứu 34

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 34

2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 35

2.3.3 Phân tích dữ liệu 37

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

3.1 Đặc điểm của các người mẹ tham gia nghiên cứu 39

3.2 Đặc điểm của trẻ từ là con của các người mẹ tham gia nghiên cứu 45

3.3 Mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ 47

3.4 Các hỗ trợ xã hội và tình trạng bạo lực đối với phụ nữ 49

3.5 Mối tương quan giữa các hỗ trợ xã hội và tình trạng SKTT của người mẹ 56

3.6 Mối tương quan giữa tình trạng bạo lực đối với SKTT của người mẹ 58

3.7 So sánh tình trạng SKTT của người mẹ được nhận hỗ trợ xã hội với người mẹ không được nhận hỗ trợ xã hội 61

3.8 So sánh tình trạng SKTT của trẻ là con của người mẹ ở các nhóm nhận được hỗ trợ xã hội và không nhận được hỗ trợ xã hội, nhóm người mẹ bị bạo lực và người mẹ không bị bạo lực 62

4 Bàn luận về kết quả nghiên cứu 64

5 Hạn chế của đề tài 66

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 68

1 Kết luận 68

2 Khuyến nghị 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 8

Tài liệu tiếng Việt 70 Tài liệu tiếng Anh 70 Các phụ lục: I

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Các rối loạn tâm thần (RLTT) là một trong những vấn đề y tế công cộngđang được quan tâm vì nó gây ra những tổn thất đáng kể và tước đi nhiều khảnăng ở người lớn và trẻ em trên toàn thế giới Hiện nay, các RLTT chiếmkhoảng 13% gánh nặng bệnh tật toàn cầu và con số này có xu hướng tiếp tụctăng lên trong những năm tới Các RLTT phổ biến như trầm cảm và lo âu là cácRLTT thường gặp trong cộng đồng, đặc biệt là ở phụ nữ Một nghiên cứu ở Úc

đã chỉ ra cứ 1 trong 3 phụ nữ (khoảng 34,8%) báo cáo họ đã từng có rối loạntrầm cảm và/hoặc lo âu ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời [33, tr 250 –255] Sức khỏe tâm thần (SKTT) ở phụ nữ đã và đang được quan tâm vì có thểdẫn đến các vấn đề trong gia đình và có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình pháttriển của trẻ em Sức khỏe của người mẹ nói chung và SKTT của người mẹ nóiriêng có tác động đến sức khỏe, SKTT và các hoạt động chức năng của con trẻ.Trong các nền văn hóa truyền thống phương Đông như ở Việt Nam, nơi màngười mẹ có vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc chăm sóc và nuôi dạy concái trong gia đình, thì những thay đổi về sức khỏe của người mẹ có tác động lớnđến những thay đổi về sức khỏe ở trẻ bao gồm cả SKTT Các nghiên cứu đã chỉ

ra rằng SKTT của người mẹ, như trầm cảm ở người mẹ, có liên quan đến cácvấn đề trong gia đình như phong cách làm cha mẹ bị khiếm khuyết, mức độxung đột trong gia đình cao, trẻ có khó khăn về cảm xúc và các chức năng xãhội, kết quả học tập của trẻ bị suy giảm [8]

Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối tương quan giữaSKTT của người mẹ với SKTT của trẻ em Một nghiên cứu điều tra về tỷ lệtrầm cảm và lo âu ở trẻ trước độ tuổi đi học và mối quan hệ giữa SKTT của trẻ

và SKTT của người mẹ cho thấy có mối tương quan đáng kể giữa SKTT của

Trang 10

người mẹ với các vấn đề trầm cảm và lo âu ở trẻ em [28, tr 61-70] Một nghiêncứu khác được thực hiện bởi Mennen, Ferol E và cộng sự (2014) tìm hiểu vềmối liên hệ giữa trầm cảm của người mẹ và SKTT của trẻ và sự đáp ứng với canthiệp ở trẻ có vấn đề về cảm xúc và hành vi thì phát hiện thấy rằng những trẻ có

mẹ bị trầm cảm thường có vấn đề về hành vi cao hơn, hoặc phát triển kém hơn

so với trẻ có mẹ không bị trầm cảm và kết quả điều trị ở những trẻ có mẹ bịtrầm cảm tiến triển chậm hơn so với kết quả điều trị của những trẻ có mẹ không

bị trầm cảm [19] Như vậy, các kết quả của các nghiên cứu trên đã cho thấy tìnhtrạng SKTT của người mẹ, như là trầm cảm, có liên quan và tác động tiêu cựcđến SKTT của trẻ em

Các nghiên cứu trên thế giới cũng tìm hiểu về nguyên nhân và các yếu tốảnh hưởng đến mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và các vấn đề SKTT củatrẻ em Trong nghiên cứu của mình, tác giả Cho Sun Mi (2006) đã tìm hiểu vềtác động của trầm cảm đối với hành vi làm cha mẹ ở phụ nữ Hàn Quốc So vớinhững người mẹ không có trầm cảm, các người mẹ bị trầm cảm thường ít thểhiện những yêu thương, ít hỗ trợ tình cảm và đáp ứng không nhất quán đối vớicác nhu cầu cảm xúc và hàng ngày của trẻ [10] Khả năng đáp ứng của người

mẹ đối với các nhu cầu hàng ngày của trẻ có thể lý giải cho mối quan hệ giữaSKTT của mẹ và SKTT của trẻ Như vậy tình trạng SKTT kém của người mẹ cóảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực đến phong cách nuôi dạy trẻ và hành vi làm chamẹ

Các nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng hoặc tác động đến mối quan hệnày như các nguồn hỗ trợ xã hội dành cho người mẹ và tình trạng bạo lực giađình đối với người mẹ Một số nghiên cứu đã tìm hiểu về tác động của các hỗtrợ xã hội đối với vấn đề SKTT cho thấy hỗ trợ xã hội có tác động bảo vệ đáng

kể đối với việc hình thành và duy trì các vấn đề SKTT [14] Các hỗ trợ xã hộiđược định nghĩa là các nguồn lực bao gồm: hỗ trợ về vật chất, cảm xúc và hỗtrợ thông tin được cung cấp bởi người này cho người khác để họ có thể đối phó

Trang 11

với các căng thẳng trong cuộc sống [36] Đối với phụ nữ, hỗ trợ xã hội có tácđộng tích cực đến sức khỏe và sự thoải mái tinh thần ví dụ như nhận được hỗtrợ từ chồng, các thành viên trong gia đình và cộng đồng khi bị ốm hoặc nhậnđược thông tin và có thể tiếp cận với các nguồn lực xã hội có thể giúp họ tránhkhỏi hoặc giảm thiểu các nguy cơ phát triển các vấn đề SKTT hoặc giúp họ có

kỹ năng ứng phó với các vấn đề SKTT hiệu quả và dễ dàng hồi phục hơn, từ đó

có khả năng chăm sóc con trẻ tốt hơn

Trong khi hỗ trợ xã hội có tác động tích cực đối với SKTT của phụ nữ thìviệc bạo lực và lạm dụng đối với phụ nữ lại có tác động tiêu cực đến SKTT của

họ Một nghiên cứu cho thấy bạo lực đối với phụ nữ có mối tương quan đáng kểvới các biểu hiện của lo âu, trầm cảm và ý tưởng tự sát [11, tr 149-163.] Bạolực đối với phụ nữ cũng có liên quan đến các vấn đề trầm cảm, rối loạn stresssau sang chấn, và liên quan đến mức độ thấp của các hỗ trợ xã hội [35] Bạo lựcđối với phụ nữ về thể chất, tinh thần, tình dục hay kinh tế là những sự kiện sangchấn tiềm ẩn và có thể là rào cản lớn đối với phụ nữ trong việc tiếp cận các hỗtrợ xã hội Tình trạng bạo lực làm cho phụ nữ bị cô lập, hạn chế và thu rút khỏicác hoạt động tương tác xã hội Bạo lực cũng là rào cản lớn đối với phụ nữtrong việc tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ về SKTT Phụ nữ bị bạo lực cảm thấykhó tin tưởng và khó hình thành được liên minh trị liệu với người cung cấp dịch

vụ SKTT phù hợp [35] Do vậy, bạo lực làm cho phụ nữ có nguy cơ cao đối vớicác vấn đề SKTT và tác động đến khả năng tiếp cận và nhận các hỗ trợ xã hộicủa họ

Bạo lực đối với phụ nữ không chỉ tác động đến bản thân người mẹ màcòn có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ em Một nghiêncứu đã chỉ ra rằng việc người mẹ bị bạo lực thể chất có liên quan đến các triệuchứng trầm cảm sau sinh, từ đó có liên quan đến các vấn đề hướng nội ở trẻ.Tác giả kết luận rằng người mẹ bị bạo lực thể chất là yếu tố nguy cơ liên quanđến tình trạng SKTT kém, đó là yếu tố dự báo cho các vấn đề hành vi của cha

Trang 12

mẹ và vấn đề hướng nội ở trẻ sau này [17] Như vậy các hỗ trợ xã hội và tìnhtrạng bạo lực đối với phụ nữ cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệgiữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng có một số lượngđáng kể người dân chịu tác động bởi các vấn đề SKTT Trần Văn Cường vàcộng sự (2006) đã tìm hiểu về tỷ lệ của các RLTT phổ biến ở 7 tỉnh của ViệtNam và kết luận rằng có 3,2% người lớn bị trầm cảm [1] Tác giả Đặng HoàngMinh, Bahr Weiss và Nguyễn Cao Minh (2013) tìm ra tỷ lệ 13,2% trẻ em có vấn

đề SKTT (bằng công cụ SDQ) và 11,9% (bằng công cụ CBCL-VN) Ở nhữngtrẻ lớn hơn, có 10,7% trẻ có vấn đề SKTT (công cụ SDQ) và 12,4% (công cụYSR) Trong các vấn đề SKTT, các vấn đề hướng nội có tỷ lệ cao hơn các vấn

đề hướng ngoại Vấn đề bạn bè, vấn đề tình cảm (theo SDQ), lo âu/trầm cảm,phàn nàn cơ thể (theo CBCL-VN/YSR) có tỷ lệ trên mức bình thường cao nhất[2, tr 106] Như vậy, các RLTT thường gặp như trầm cảm và lo âu là phổ biếntrong cộng đồng và có ảnh hưởng tiêu cực đến cả người lớn và trẻ em Tuynhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể nào tập trung vào mối quan hệ giữa SKTT củangười mẹ và SKTT của trẻ cũng như tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến mốiquan hệ này Chỉ có một chương trình SKTT cộng đồng là “Thực hiện mô hìnhchăm sóc SKTT và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Đà Nẵng vàKhánh Hòa” tìm thấy mối liên hệ giữa SKTT của trẻ em và người trưởng thànhdựa vào dữ liệu thu thập tại thời điểm ban đầu của dự án, đó là việc gia đình cóngười bị RLTT là một trong hai yếu tố góp phần tăng tỷ lệ mắc các RLTT ở trẻ

em Trẻ sống trong những gia đình có người lớn mắc RLTT có nguy cơ cao hơngần 5 lần (ở Khánh Hòa) và 14 lần (ở Đà Nẵng) được chẩn đoán có RLTT sovới những trẻ sống trong gia đình không có người lớn mắc RLTT Các con sốnày là có ý nghĩa thống kê [29, tr 2]

Với thực trạng chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữaSKTT của người mẹ và SKTT của trẻ và các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ

Trang 13

trên như nguồn hỗ trợ xã hội và tình trạng bạo lực đối với phụ nữ, chúng tôi tiến

hành nghiên cứu: “Tác động của hỗ trợ xã hội và bạo lực đối với phụ nữ đối với mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ”.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa SKTT ởngười mẹ và SKTT ở trẻ từ 6 đến 18 tuổi, và xem xét các hỗ trợ xã hội cũng nhưvấn đề bạo lực đối với phụ nữ tác động như thế nào đến mối quan hệ này

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu mối liên quan giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ

- Tìm hiểu mối liên quan của hỗ trợ xã hội và tình trạng bạo lực đối vớiSKTT của người mẹ

- Tìm hiểu các ảnh hưởng của các hỗ trợ xã hội và tình trạng bạo lực đếnmối quan hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

92 phụ nữ nghèo, có biểu hiện trầm cảm mức độ nhẹ và trung bình, độtuổi từ 18 đến 55, tham gia trong chương trình “Lồng ghép sinh kế để quản lýtrầm cảm hiệu quả” (LIFE-DM) do tập đoàn RAND, Hoa Kỳ, kết hợp với tổchức BasicNeeds tại Việt Nam, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, HLHPN thànhphố Đà Nẵng thực hiện tại 4 phường là: Hòa Minh, Hòa Cường Nam, HòaCường Bắc và Hòa Hiệp Nam của thành phố Đà Nẵng Những phụ nữ này cócon trong độ tuổi từ 6 đến 18 Họ trả lời các câu hỏi về tình trạng SKTT của mộtngười con trong độ tuổi đó, nếu họ có nhiều hơn một con trong độ tuổi 6 – 18thì họ chọn trẻ nào có chữ cái đầu trong tên gọi xuất hiện trước trong bảng chữcái A,B,C

Trang 14

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Mối liên quan giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ, và xem xét các

hỗ trợ xã hội, tình trạng bạo lực đối với phụ nữ ảnh hưởng đến mối quan hệ nàynhư thế nào

4.3 Giới hạn đề tài

4.3.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT củatrẻ và từ đó tìm hiểu tác động của các hỗ trợ xã hội, tình trạng bạo lực đối vớiphụ nữ ảnh hưởng đến mối quan hệ này

4.3.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Địa bàn khảo sát: Nghiên cứu được thiện trên địa bàn 4 phường là: HòaMinh, Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc và Hòa Hiệp Nam của thành phố ĐàNẵng

4.3.3 Giới hạn về chọn mẫu

Chọn tất cả 92 phụ nữ tham gia chương trình LIFE-DM ở 4 phường là:Hòa Minh, Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc và Hòa Hiệp Nam của thành phố

Đà Nẵng, ở cả nhóm can thiệp và nhóm đối chứng

5 Câu hỏi nghiên cứu

- SKTT của người mẹ có liên quan như thế nào đến SKTT của trẻ em?

- Các hỗ trợ xã hội liên quan đến SKTT của người mẹ như thế nào?

- Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ có liên quan đến SKTT của người mẹnhư thế nào?

- SKTT của người mẹ nhận được hỗ trợ xã hội khác như thế nào so vớiSKTT của người mẹ không nhận được hỗ trợ xã hội? Từ đó dẫn đến tình

Trang 15

trạng SKTT của trẻ là con của người mẹ nhận được hỗ trợ xã hội khácnhư thế nào so với trẻ là con của người mẹ không nhận được hỗ trợ xãhội?

- SKTT của người mẹ bị bạo lực khác như thế nào so với SKTT của người

mẹ không bị bạo lực? Từ đó dẫn đến tình trạng SKTT của trẻ là con củangười mẹ bị bạo lực khác như thế nào so với trẻ là con của người mẹkhông bị bạo lực?

6 Giả thuyết nghiên cứu

6.1 Giả thuyết 1

SKTT của người mẹ có tương quan thuận, trực tiếp với SKTT của trẻ nhưSKTT của mẹ tốt thì SKTT của con cũng tốt

6.2 Giả thuyết 2

SKTT của người mẹ có tương quan thuận, trực tiếp với các hỗ trợ xã hội

như mức hỗ trợ xã hội cho người mẹ cao thì SKTT của người mẹ sẽ tốt hơn 6.3 Giả thuyết 3

SKTT của người mẹ có tương quan nghịch với tình trạng bạo lực nhưmức độ bạo lực cao thì tình trạng SKTT kém

6.4 Giả thuyết 4

Những người mẹ nhận được hỗ trợ xã hội sẽ có SKTT tốt hơn so vớinhững người mẹ không nhận được hỗ trợ xã hội Từ đó dẫn đến kết quả trẻ làcon của người mẹ nhận được hỗ trợ xã hội ít có vấn đề SKTT hơn trẻ là con củangười mẹ không nhận được hỗ trợ xã hội

6.5 Giả thuyết 5

Trang 16

Những người mẹ bị bạo lực sẽ có SKTT kém hơn so với những người mẹkhông bị bạo lực Từ đó dẫn đến kết quả trẻ là con của người mẹ bị bạo lực cónhiều vấn đề SKTT hơn trẻ là con của người mẹ không bị baọ lực.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Chúng tôi tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã thựchiện về mối liên quan giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ, cũng nhưnhững tác động của các hỗ trợ xã hội, bạo lực đối với phụ nữ đến mối quan hệnày

7.2 Thu thập dữ liệu

Nghiên cứu này sử dụng một phần dữ liệu đã được thu thập trước đó vàthu thập mới các dữ liệu về tình trạng SKTT của trẻ

Dữ liệu đã thu thập trước đây, trong dự án LIFE-DM:

Dự án LIFE-DM đã thu thập thông tin về phụ nữ nghèo có biểu hiện trầmcảm tại 4 phường là: Hòa Minh, Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc và Hòa HiệpNam của thành phố Đà Nẵng Các dữ liệu đã được thu thập bao gồm thông tin

về nhân khẩu học của đối tượng tham gia nghiên cứu, các hoạt động lao độngkinh doanh, các hoạt động tài chính, hoạt động chức năng, chất lượng cuộcsống, lòng tự trọng, kiến thức về trầm cảm, kỳ thị liên quan đến trầm cảm, cácbiểu hiện của trầm cảm và lo âu, các sự kiện sang chấn, tình trạng bạo lực giađình, các hỗ trợ xã hội, vốn xã hội, hành vi tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sứckhỏe, sự hài lòng của khách hàng, các rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sứckhỏe… Dự án LIFE-DM đã được hội đồng đạo đức của Bệnh viện Tâm thần ĐàNẵng phê duyệt ngày 29 tháng 8 năm 2012 Trong nghiên cứu cho luận văn này,chúng tôi đã nhận được sự đồng ý của dự án LIFE-DM sử dụng các dữ liệu sauđây để phân tích: thông tin về nhân khẩu học của đối tượng tham gia nghiên

Trang 17

cứu, các biểu hiện của trầm cảm và lo âu, các sự kiện sang chấn, tình trạng bạolực gia đình, các hỗ trợ xã hội, và vốn xã hội.

Dữ liệu thu thập trong đề tài luận văn này:

Bên cạnh các dữ liệu về phụ nữ nghèo bị trầm cảm đã được thu thập trongkhuôn khổ chương trình LIFE-DM, đề tài nghiên cứu này của chúng tôi sử dụngcông cụ Child Behaviour Checklist Vietnam (CBCL-VN) đã được chuẩn hóacho người Việt Nam để thu thập thông tin về tình trạng SKTT của trẻ trong độtuổi 6 – 18 là con của những phụ nữ này

Dữ liệu từ LIFE-DM và CBCL-VN được gộp lại và sử dụng để phân tích

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Dữ liệu thu được từ nghiên cứu sẽ được nhập và xử lý bằng phần mềmSPSS 22

8 Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTTcủa trẻ, đồng thời xác định vai trò của các hỗ trợ xã hội, tình trạng bạo lực đốivới phụ nữ đến mối quan hệ trên

Nghiên cứu sẽ đưa ra những khuyến nghị trong việc cải thiện tình trạngSKTT của phụ nữ và trẻ em trong những gia đình nghèo, và cải thiện tình trạngSKTT của phụ nữ và trẻ em nói chung

9 Độ tin cậy và độ hiệu lực của các thang đo

9.1 Độ tin cậy

Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng các thang đo PHQ-9, GAD-7,

CBCL-VN, các hỗ trợ xã hội (MOS), và một số nội dung đánh giá tình trạng bạo lực ởngười mẹ (HARK) để thu thập dữ liệu

Trang 18

Thang đo CBCL-VN được sử dụng rộng rãi trên thế giới để đo lường cácvấn đề cảm xúc và hành vi ở trẻ em và đã cho thấy có độ hiệu lực và độ tin cậycao Thang đo CBCL-VN đã được trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN chỉnhsửa và sử dụng ở Việt Nam Nghiên cứu dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ đốivới SKTT trẻ em Việt Nam (Bahr và cộng sự, 2014) đã sử dụng thang đoCBCL-VN chuẩn hóa trên 1,314 cha mẹ ở 10 tỉnh của Việt Nam

Mặc dù các thang đo PHQ-9, GAD-7 chưa được chuẩn hóa cho ngườiViệt Nam nhưng các thang đo trên đã được chỉnh sửa cho phù hợp với văn hóa

và được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế, các dự án, nghiên cứu về SKTTcộng đồng trên người Việt Nam

Các thang đo về hỗ trợ xã hội (MOS) và tình trạng bạo lực (HARK) dùchưa có nghiên cứu tầm cỡ chuẩn hóa cho người Việt nhưng đã được chỉnh sửaphù hợp và được sử dụng rộng rãi cho đích nghiên cứu về hỗ trợ xã hội và tìnhtrạng bạo lực cho phụ nữ ở Việt Nam

9.2 Độ hiệu lực

Công cụ CBCL-VN được cho là phù hợp để đánh giá các vấn đề cảm xúc

và hành vi ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi CBCL-VN bao gồm 112 câu hỏi để đánhgiá cụ thể các vấn đề hành vi và cảm xúc ở trẻ trong vòng 6 tháng qua Cha mẹhoặc người chăm sóc sẽ đánh giá các vấn đề ở 3 mức độ (0=không đúng,1=thỉnh thoảng đúng, 2=thường xuyên đúng)

Các công cụ PHQ-9 và GAD-7 được sử dụng để đánh giá các biểu hiệnban đầu của trầm cảm và lo âu trong vòng 2 tuần qua Bộ công cụ PHQ-9 có 9câu hỏi, và bộ GAD-7 có 7 câu hỏi được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn chẩnđoán của DSM-IV cho trầm cảm và lo âu Các câu hỏi đơn giản nhưng đủ tốt đểphát hiện/sàng lọc các biểu hiện trầm cảm và lo âu Đối với PHQ-9, mức độbiểu hiện trầm cảm được chia ra như sau: 10 – 14: mức độ nhẹ; 15 – 19: mức độvừa; 20 – 27: mức độ nặng Đối với GAD-7, mức độ biểu hiện lo âu được chia

Trang 19

ra như sau: 0 – 4: không có lo âu; 5 – 9: mức độ nhẹ; 10 – 14: mức độ trungbình; 15 – 21: mức độ nặng.

Các công cụ đánh giá hỗ trợ xã hội (MOS) và tình trạng bạo lực (HARK)

có thể giúp xác định các hình thức và nguồn hỗ trợ xã hội ban đầu và các hìnhthức phổ biến của bạo lực Công cụ MOS bao quát 4 hình thức hỗ trợ xã hội (hỗtrợ thông tin, hỗ trợ vật chất, hỗ trợ cảm xúc và hỗ trợ tương tác xã hội) Đây lànhững khía cạnh được cho là có liên quan đến các đầu ra về sức khỏe của nhữngngười mắc bệnh mạn tính, bao gồm cả các RLTT Công cụ MOS sử dụng 5 mức

độ để đánh giá 1: không bao giờ; 2: một chút thời gian; 3: thỉnh thoảng; 4: hầuhết thời gian; 5: luôn luôn Bộ công cụ HARK gồm 4 câu hỏi được cho là nhạycảm và đặc hiệu để sàng lọc các hình thức của bạo lực gia đình, đó là: bạo lựctinh thần; lo sợ bị bạo lực; bạo lực tình dục; bạo lực về thể chất

10 Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu đã nộp hồ sơ lên hội đồng đạo đức của Bệnh viện Tâm thần

Đà Nẵng xem xét và phê duyệt Đề cương nghiên cứu đã được được Hộiđồng đạo đức thông qua ngày 24 tháng 3 năm 2015

- Thông báo đồng ý tham gia nghiên cứu: Nghiên cứu viên phát phiếu

“Đồng ý tham gia nghiên cứu” để khách thể nghiên cứu hiểu về mục đích,phương pháp của nghiên cứu và ký xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu.Nghiên cứu viên rà soát phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu với các thànhviên để đảm bảo họ hiểu về nghiên cứu cũng như quyền hạn của họ khitham gia nghiên cứu Khách thể nghiên cứu hiểu rằng họ có quyền từ chốitham gia nghiên cứu này và điều đó không ảnh hưởng gì đến các hoạtđộng/dịch vụ mà dự án LIFE-DM cung cấp cho họ Bản đồng ý tham gia

đề tài nghiên cứu bao gồm:

o Mục đích của đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu mối liên hệ giữa SKTT ởngười mẹ và SKTT của trẻ, và xem xét các hỗ trợ xã hội cũng như

Trang 20

vấn đề bạo lực đối với phụ nữ tác động như thế nào đến mối quan

hệ này

o Đối tượng nghiên cứu sẽ làm gì: Khi đồng ý tham gia nghiên cứunày, khách thể nghiên cứu làm một số việc sau đây: 1) Hoàn thànhmột phiếu điều tra về tình trạng sức khỏe, bao gồm cả SKTT củamột người con của mình, người mà trong độ tuổi từ 6 đến 18 Thờigian tối đa điền phiếu là khoảng 20 phút 2) Cho phép cán bộnghiên cứu sử dụng dữ liệu đã thu thập trong dự án LIFE-DM

o Các lợi ích tiềm năng: Cung cấp thông tin chân thực để nghiên cứuhiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT củatrẻ, cũng như các ảnh hưởng của hỗ trợ xã hội và tình trạng bạo lựcđối với phụ nữ đối với mối quan hệ này, từ đó đề xuất các khuyếnnghị với các cơ quan chức năng, trường học để cải thiện tình trạngSKTT của người mẹ và trẻ em, đặc biệt là những gia đình nghèo

o Các rủi ro: Sẽ không có bất kỳ một nguy cơ hoặc sự khó chịu nàokhi tham gia đề tài nghiên cứu này

o Tính bảo mật: Thông tin về phụ nữ và trẻ em tham gia nghiên cứunày được giữ bí mật Bảng câu hỏi có một trang đầu để ghi tênkhách thể nghiên cứu Sau khi dữ liệu được thu thập, tên của kháchthể nghiên cứu được chuyển thành mã số nghiên cứu Trang này đãđược tách rời với phần nội dung trong bảng hỏi Tất cả thông tintrong bảng CBCL-VN và các thông tin liên quan đến khách thểnghiên cứu sẽ được giữ trong tủ tài liệu và khóa lại, chỉ có nghiêncứu viên mới có quyền nhìn thấy các thông tin này Các bài trìnhbày hoặc xuất bản sau này chỉ mô tả khách thể nghiên cứu nóichung và không bao gồm các thông tin định danh về bất kỳ mộtkhách thể nghiên cứu nào

Trang 21

o Thông tin liên hệ: Ghi rõ số điện thoại và địa chỉ email của cán bộnghiên cứu trong trường hợp cần thiết.

- Trong trường hợp mà khách thể nghiên cứu cung cấp thông tin về ngườicon có triệu chứng tâm thần hoặc vấn đề hành vi nghiêm trọng, người mẹđược cung cấp thông tin về tầm quan trọng của việc tìm kiếm sự trợ giúpcho người con và các thông tin về phương pháp điều trị phù hợp hoặc nơicung cấp các điều trị này Nếu người con có nguy cơ bị tổn thương,nghiên cứu viên khuyến khích người mẹ tìm kiếm sự trợ giúp ngay lậptức và giới thiệu người mẹ đến bệnh viện tâm thần để nhận sự hỗ trợ

11 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, mục lục, danh mục tài liệutham khảo, luận văn gồm 3 chương nội dung chính như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận

- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Trang 22

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Vấn đề SKTT có tác động lớn đến người dân ở các quốc gia trên thế giới.Các RLTT có thể dẫn đến tàn tật, ảnh hưởng đến sự tham gia xã hội đầy đủ vàhiệu quả của bệnh nhân Các RLTT thường đi kèm với các bệnh không lâynhiễm và một loạt các vấn đề sức khỏe bao gồm sức khỏe người mẹ trẻ em, bạolực và chấn thương Các RLTT thường tồn tại cùng với các yếu tố xã hội nhưnghèo đói, bạo lực gia đình và lạm dụng chất [25]

Có hàng triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng bởi các rối loạn tâm thần.Trong năm 2004, các rối loạn tâm thần chiếm 13% gánh nặng bệnh tật toàn cầu[25] Trong gánh nặng bệnh tật, nếu chỉ tính riêng về tàn tật thì các RLTT chiếm25.3% và 33.5% của YLDs (Years lived with disability – số năm sống với tàntật) ở các nước thu nhập thấp và trung bình Năm 2010, các RLTT và lạm dụngchất là nguyên nhân hàng đầu của YLDs trên toàn thế giới, gánh nặng của các

RLTT và lạm dụng chất đã tăng 37,6% trong giai đoạn 1990 – 2010 [13] Có thể

thấy vấn đề SKTT có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và ngày càngtrở nên trầm trọng

Trong các RLTT, trầm cảm và lo âu rất phổ biến và có tác động tiêu cựcđến cả phụ nữ và nam giới, trong đó phụ nữ chịu ảnh hưởng nhiều hơn do cácđặc thù về văn hóa xã hội Tỷ lệ trầm cảm trong suốt cuộc đời ở nữ là 11,7%,còn nam giới là 5,6% Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trầm cảm là một trong banguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2004 [38]

Trang 23

Với tầm ảnh hưởng lớn và trên diện rộng của các vấn đề SKTT, các nhànghiên cứu trên thế giới đã và đang nỗ lực nghiên cứu tìm các bằng chứng đểkêu gọi sự quan tâm, đầu tư ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu về mối liên quan giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ em

1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu mốiliên quan giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ Nghiên cứu “Mối quan hệgiữa sức khỏe tâm thần người mẹ và tỷ lệ trầm cảm và lo âu ở trẻ trước độ tuổi

đi học sau chiến tranh ở dải Gaza” của tác giả Thabet Abdel Aziz Mousa vàcộng sự, đã điều tra về tỷ lệ trầm cảm và lo âu ở trẻ trước độ tuổi đi học và mốiquan hệ với sức khỏe tâm thần của người mẹ 380 trẻ độ tuổi từ 4 đên 6 và mẹcủa chúng đã được lựa chọn từ các nhà trẻ ở dải Gaza Trẻ được đánh giá thôngqua báo cáo của mẹ về vấn đề trầm cảm và lo âu, còn người mẹ được đánh giábằng bảng hỏi sức khỏe GHQ, 28 câu Kết quả cho thấy có mối tương quanđáng kể giữa vấn đề sức khỏe tâm thần của người mẹ với các vấn đề trầm cảm

và lo âu ở trẻ [28, tr 61-70]

Một nghiên cứu khác tìm hiểu về mối liên quan giữa các căng thẳng tâm

lý ở 54 người mẹ Mỹ, gốc Latin (do mẹ tự báo cáo) với các vấn đề hướng nội vàhướng ngoại ở 54 trẻ vị thành niên là con của những phụ nữ này (28 nam và 26

nữ, do trẻ tự báo cáo) và tìm hiểu vai trò của hai yếu tố trung gian là sự gắn kếtgia đình và quan hệ với bạn bè ảnh hưởng đến mối quan hệ này Kết quả chothấy các triệu chứng SKTT của người mẹ có tương quan đáng kể với các vấn đềhướng nội ở trẻ gái và các yếu tố như sự gắn kết gia đình và quan hệ bạn bè cóvai trò trung gian trong mối quan hệ này [21, tr 103-112]

Trang 24

Một nghiên cứu khác xem xét mối quan hệ giữa các triệu chứng của trầmcảm, lo âu sau sinh ở người mẹ và sự khởi phát của các vấn đề cảm xúc và hành

vi ở trẻ, có cân nhắc đến tác động của các triệu chứng SKTT của người mẹ saunày Mẫu nghiên cứu bao gồm 2891 phụ nữ và trẻ em Nghiên cứu sử dụngcông cụ đánh giá trầm cảm sau sinh Edinburgh Postnatal Depression Scale vàthang đánh giá lo âu Crown Crisp Experiential Index ở các giai đoạn của thai

kỳ Mẹ và giáo viên đánh giá sự khởi phát các vấn đề cảm xúc và hành vi ở trẻbằng công cụ SDQ khi trẻ được 10 – 11 tuổi Nghiên cứu kết luận rằng việcphơi nhiễm với các triệu chứng trầm cảm và/hoặc lo âu trong quá trình thainghén có tương quan với việc tăng tổng số lần khởi phát các vấn đề cảm xúc vàhành vi, thậm chí ngay cả khi kiểm soát các biến về đặc điểm nhân khẩu, tâm lý

xã hội của người mẹ [16, tr 161-171]

Trong một nghiên cứu của tác giả Sirian Lisa M về các yếu tố liên quangiữa trầm cảm ở người mẹ và các ảnh hưởng tiêu cực ở trẻ, tác giả đã chỉ rarằng trẻ là con của những phụ nữ bị trầm cảm thường có nhiều ảnh hưởng tiêucực hơn trẻ là con của những phụ nữ không bị trầm cảm, bao gồm tăng các vấn

đề về hành vi và tâm bệnh [24] Tác giả Weissman, Myrna M khi thực hiện mộtcuộc rà soát các nghiên cứu về trầm cảm ở phụ nữ thì đã đưa ra hai kết luận nhưsau: trầm cảm gây ra những căng thẳng trong hôn nhân và trẻ em thì bị tổnthương do tình trạng trầm cảm của người mẹ [32, tr 19 – 25] Như vậy, ta có thểthấy trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng SKTT của người mẹ

có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề SKTT của trẻ

1.1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, nghiên cứu trong lĩnh vực SKTT chưa nhiều và mới chỉđiều tra tỷ lệ mắc của các rối loạn tâm thần trong cộng đồng Các nghiên cứudịch tễ học đã chỉ ra rằng có một số lượng đáng kể người dân chịu tác động bởicác vấn đề SKTT Trần Văn Cường và cộng sự (2006) đã tìm hiểu về tỷ lệ của

Trang 25

các RLTT phổ biến ở 7 tỉnh của Việt Nam và kết luận rằng tỷ lệ mắc các RLTT

là 12,5%, tỷ lệ trầm cảm là 3,2%, tỷ lệ lo âu là 2,27% dân số [1] Theo NguyễnVăn Siêm (2010) nghiên cứu tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Tây, tỷ

lệ mắc rối loạn trầm cảm là 8,35% dân số > 15 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam là5/1 [4, tr 71-74] Năm 2000, Trần Viết Nghị và cộng sự đã điều tra dịch tễ 10bệnh tâm thần tại phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ rốiloạn trầm cảm là 2,6%, tỷ lệ rối loạn lo âu là 2,98% [3, tr 76 - 83] Tác giả ĐặngHoàng Minh, Bahr Weiss và Nguyễn Cao Minh (2013) tìm ra tỷ lệ 13,2% trẻ

em có vấn đề SKTT (bằng công cụ SDQ) và 11,9% (bằng công cụ CBCL-VN)

Ở những trẻ lớn hơn, có 10,7% trẻ có vấn đề SKTT (công cụ SDQ) và 12,4%(công cụ YSR) [2, tr 106.] Như vậy theo các kết quả nghiên cứu trên thì cácRLTT là phổ biến trong cộng đồng và có ảnh hưởng tiêu cực đến cả người lớn

và trẻ em

Tuy nhiên chưa có nghiên cứu, đề tài khoa học nào tìm hiểu về mối liênquan giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ Chỉ có duy nhất một chươngtrình SKTT cộng đồng là “Thực hiện mô hình chăm sóc SKTT và phục hồi chứcnăng dựa vào cộng đồng tại Đà Nẵng và Khánh Hòa” của Quỹ Cựu chiến binh

Mỹ (VVAF) tìm thấy mối liên hệ giữa SKTT của trẻ em và người trưởng thànhdựa vào dữ liệu thu thập tại thời điểm ban đầu của dự án, đó là việc trong giađình có người bị RLTT và khiếm khuyết về chức năng thì có ảnh hưởng lớn đếnSKTT ở trẻ [29, tr 2.] Như vậy, có thể thấy tại Việt Nam chưa có nghiên cứunào về mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ

1.1.2 Các nghiên cứu về tác động của hỗ trợ xã hội đối với SKTT của phụ nữ

1.1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Mối liên hệ giữa hệ giữa hỗ trợ xã hội và SKTT của phụ nữ là một chủ đềquan trọng và thú vị, đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới thực hiện nhưnghiên cứu của tác giả Reid Keishia và cộng sự, tìm hiểu mối liên hệ giữa hỗ trợ

Trang 26

xã hội, căng thẳng và trầm cảm sau sinh ở người mẹ Nghiên cứu chỉ ra rằngnhững hỗ trợ về vật chất và tinh thần từ người chồng là yếu tố bảo vệ phụ nữkhỏi nguy cơ trầm cảm sau sinh Các hỗ trợ từ bạn bè và gia đình của người phụ

nữ có tác dụng giảm thiểu các tác động của căng thẳng Nghiên cứu cũng chỉ rarằng những người hỗ trợ khác nhau trong mạng lưới xã hội của phụ nữ cũng rấtquan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cấu trúc gia đình, sự hỗ trợ từ chồng là yếu

tố bảo vệ đáng kể cho hôn nhân [22] Hay trong nghiên cứu: “Việc nhận hỗ trợ

từ chồng trong quá trình mang thai dự báo mức độ căng thẳng thấp ở người mẹ

và trẻ sơ sinh” năm 2012 của tác giả Stapleton và cộng sự, tác giả tìm hiểu vềmối quan hệ của phụ nữ với chồng trong quá trình mang thai và kiểm nghiệmgiả thiết nghiên cứu rằng việc nhận được hỗ trợ từ chồng trước khi sinh là mộtyếu tố dự báo đáng kể về thay đổi cảm xúc căng thẳng ở người mẹ từ giai đoạngiữa thai kỳ cho đến sau khi sinh 277 phụ nữ có thai đã được phỏng vấn và kếtquả cho thấy những phụ nữ nhận được hỗ trợ mạnh mẽ từ chồng thì có mức độcăng thẳng thấp hơn và con của họ cũng được báo cáo là ít căng thẳng hơn Mốiquan hệ hỗ trợ, có chất lượng trong quá trình mang thai có thể góp phần cảithiện tình trạng thoải mái của người mẹ và trẻ sau khi sinh, chỉ ra vai trò quantrọng của các mối quan hệ vợ chồng trong việc can thiệp các vấn đề SKTT,mang lại lợi ích cho cả mẹ và con [26, tr 453-463] Trong nghiên cứu “Vai tròcủa hỗ trợ xã hội và các yếu tố bảo vệ khác”, năm 2002, tác giả Carlson và cộng

sự đã tìm hiểu vai trò của hỗ trợ xã hội và các yếu tố bảo vệ khác như giáo dục,việc làm, lòng tự trọng, sức khỏe, không có khó khăn về tài chính đối với trầmcảm, lo âu và tình trạng bạo lực tại các thời điểm: hiện tại, quá khứ và thời thơ

ấu Nghiên cứu đã phỏng vấn 557 phụ nữ tuổi từ 18 đến 44, những người đãđược can sàng lọc vấn đề bạo lực gia đình ở cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu.Kết quả cho thấy so với nhóm phụ nữ không bị bạo lực, những phụ nữ bị bạolực ở thời điểm sau 6 tháng ít nhận được hỗ trợ từ chồng cũng như từ nhữngngười khác Các yếu tố bảo vệ nêu trên có tác dụng trong việc hạn chế phát triểncác vấn đề như trầm cảm và lo âu [7, tr 720-745]

Trang 27

1.1.2.1 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, chúng tôi không tìm được nhiều nghiên cứu chuyên về hỗtrợ xã hội đối với SKTT của phụ nữ Nhóm tác giả Leggett Amanda và cộng sự

có đăng tải nghiên cứu “Ảnh hưởng của hỗ trợ xã hội và sức khỏe đến các triệuchứng trầm cảm và lo âu trên nhóm người cao tuổi Việt Nam” trên tạp chí Sứckhỏe tâm thần và Tuổi già, năm 2012 Nghiên cứu tìm hiểu về tần suất và sựtương quan của 2 nhóm triệu chứng trầm cảm và lo âu ở 600 người từ 55 tuổitrở lên trên địa bàn Đà Nẵng Kết quả nghiên cứu cho thấy người cao tuổi cóbiểu hiện trầm cảm và lo âu rất cao, đặc biệt là những phụ nữ học vấn thấp hoặc

có khó khăn về tài chính Tình trạng sức khỏe khi về già, sự hỗ trợ về vật chất

và tinh thần là các yếu tố dự báo các triệu chứng trầm cảm và lo âu Nghiên cứugợi ý cần lồng ghép việc sàng lọc các vấn đề SKTT cho người cao tuổi trong hệthống chăm sóc sức khỏe Việt Nam và chú ý đến các yếu tố liên quan với trầmcảm và lo âu như khó khăn về tài chính, các vấn đề sức khỏe, thiếu các hỗ trợtinh thần để giảm thiểu các triệu chứng của trầm cảm và lo âu [15, tr 780-786].Một nghiên cứu khác về “Vốn xã hội của người mẹ và tình trạng sức khỏe trẻ

em ở Việt Nam” của tác giả Harpham và cộng sự, năm 2006, tìm hiểu về mốitương quan giữa vốn xã hội của người mẹ và tình trạng sức khỏe thể chất vàtinh thần của trẻ em ở Việt Nam Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đo lường cấu trúcvốn xã hội của người mẹ (bao gồm là hội viên của nhóm, quyền công dân và các

hỗ trợ xã hội) và các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần ở trẻ Kết quả chothấy mức vốn xã hội cao của người mẹ tương quan với nguy cơ các vấn đề sứckhỏe thấp ở trẻ [12, tr 865-871]

1.1.3 Các nghiên cứu về tác động của tình trạng bạo lực đối với phụ nữ đối với SKTT của phụ nữ và trẻ em

1.1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Trang 28

Vấn đề bạo lực đối với phụ nữ đã được các nhà xã hội học, y tế côngcộng trên thế giới tìm hiểu sâu sắc, cặn kẽ Liên quan đến SKTT, nhiều tác giảcũng đã nghiên cứu vấn đề này như Ribeiro Wagner và cộng sự đã tiến hànhmột cuộc rà soát các nghiên cứu về việc bị bạo lực và các vấn đề SKTT ở cácnước thu nhập thấp và thu nhập trung bình, năm 2009 Mục tiêu của nghiên cứu

là tìm kiếm các bằng chứng dịch tễ học về tỷ lệ bị bạo lực và mối quan hệ vớicác vấn đề SKTT ở các nước thu nhập thấp và trung bình Kết quả cho thấy, vấn

đề bạo lực đối với phụ nữ là khá phổ biến và có liên quan đáng kể đến các vấn

đề SKTT Đối với trẻ em, tương quan giữa bạo lực với các vấn đề hướng ngoại,

ý định tự tử và lạm dụng tình dục là cao nhất Đối với phụ nữ, có sự tương quangiữa các triệu chứng trầm cảm/lo âu với bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục.Trong cộng đồng dân cư nói chung, tỷ lệ rối loạn stress sau sang chấn (PTSD)tương quan cao với bạo lực tình dục, bắt cóc, và tiếp xúc liên tục với các sự kiệncăng thẳng Bạo lực cũng liên quan đến các rối loạn tâm thần phổ biến [23].Trong một nghiên cứu khác về tiền sử bị bạo lực, trầm cảm sau sinh và phongcách làm cha mẹ liên quan với các vấn đề hướng nội ở trẻ trước tuổi đi học, kếtquả cho thấy người mẹ bị bạo lực thể chất có liên quan đến các triệu chứng trầmcảm sau sinh, từ đó liên quan đến các vấn đề hướng nội ở trẻ Vì vậy, việcngười mẹ bị bạo lực về thể chất là yếu tố nguy cơ cho tình trạng SKTT kém[17] Tác giả Peltzer Karl thực hiện nghiên cứu các hậu quả SKTT do bạo lựcgây ra đối với phụ nữ ở Quận Vhembe, Nam Phi, năm 2013 Mục tiêu củanghiên cứu là đánh giá hậu quả của các hình thức bạo lực (bạo lực thể chất, tìnhdục, tinh thần) với các triệu chứng của PTSD và trầm cảm 268 phụ nữ từ 18tuổi trở lên được phỏng vấn và kết quả cho thấy hai loại bạo lực là bạo lực thểchất và tình dục có mối tương quan đáng kể với các triệu chứng của PTSD,trong khi đó bạo lực tinh thần có mức tương quan trung bình với các triệu chứngcủa trầm cảm Các hình thức bạo lực đối với phụ nữ được cho là góp phần gây

ra tình trạng SKTT kém [20, tr 545-550] Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu khác

đã cho thấy tình trạng bạo lực còn là rào cản tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc

Trang 29

SKTT của phụ nữ, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, chất lượng cuộc sốngcủa họ Yếu tố bạo lực còn tương tác với tình trạng nghèo đói ảnh hưởng trầmtrọng đến không chỉ SKTT của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến SKTT của

cả nam giới và trẻ em trong gia đình

1.1.3.1 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu xã hội học về chủ đề bạo lực giađình như các hình thức bạo lực, nguyên nhân của bạo lực, hậu quả của bạolực… đối với phụ nữ Tuy nhiên, các hậu quả về mặt SKTT còn chưa đượcnghiên cứu kỹ lưỡng, bài bản Một số nghiên cứu tiêu biểu như nghiên cứu củatác giả Đỗ Ngọc Khanh – Viện Tâm lý học, tìm hiểu về các niềm tin văn hóa,vấn đề bạo lực đối và SKTT của phụ nữ Việt Nam, năm 2013 Mục đích củanghiên cứu là đánh giá mối liên quan giữa tình trạng bạo lực, các triệu chứngSKTT và các niềm tin văn hóa ở phụ nữ Việt Nam Kết quả nghiên cứu nàycũng nhất quán với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, rằngbạo lực đối với phụ nữ có mối tương quan đáng kể đối với các triệu chứng lo âu,trầm cảm và ý tưởng tự sát [11, tr 149-163] Tác giả Nguyễn Đăng Vững,trường Đại học Y Hà Nội, và cộng sự thực hiện nghiên cứu “Bạo lực đối vớiphụ nữ, hậu quả về sức khỏe và hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe ởnông thôn Việt Nam” năm 2009 883 phụ nữ tại Huyện Ba Vì, Hà Tây, được lựachọn ngẫu nhiên để tiến hành phỏng vấn Kết quả cho thấy phụ nữ bị bạo lực thì

có nguy cơ ảnh hưởng đến trí nhớ, đau nhức khó chịu, buồn, trầm cảm và có suynghĩ tự sát cao hơn so với những phụ nữ không bị bạo lực Nghiên cứu kết luậnrằng bạo lực thể chất và/hoặc bạo lực tình dục là phổ biến ở Việt Nam, và cómối tương quan với đau nhức, chấn thương và các vấn đề SKTT ở phụ nữ nạnnhân [30, tr 178-182]

1.2 Một số vấn đề lý luận

1.2.1 Sức khỏe tâm thần

Trang 30

Sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần thường được thảo luận theo cáchthức cho rằng chúng hoàn toàn tách biệt với nhau nhưng trên thực tế chúnggiống như hai mặt của một đồng xu Nếu một trong hai thứ bị ảnh hưởng bằngbất cứ cách nào thì thứ còn lại chắc chắn bị ảnh hưởng Chỉ cần cơ thể mệt mỏithì tinh thần cũng rơi vào trạng thái như vậy.

Theo WHO, SKTT được định nghĩa là “trạng thái lành mạnh mà trong đó

cá nhân nhận ra những năng lực của chính mình để có thể đương đầu với cácstress thông thường của cuộc sống, có thể làm việc năng suất và hiệu quả và cóthể tạo ra những đóng góp cho chính cộng đồng của mình” [38]

Theo từ điển tâm lý học, SKTT là một trạng thái thoải mái, dễ chịu vềtinh thần, không có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng thái đảm bảocho sự điều khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường [Vũ Dũng, 208,719]

Như vậy theo định nghĩa của WHO, SKTT là một trạng thái sức khỏe màmỗi cá nhân có thể nhận biết và phát huy được tiềm năng của bản thân để vượtqua những khó khăn trong cuộc sống và tạo ra được của cải vật chất đóng gópcho bản thân, gia đình và xã hội Định nghĩa của WHO chú trọng đến cả kết quảđầu ra của SKTT, chứ không chỉ đơn thuần là không có biểu hiện rối loạn tâmthần và hành vi phù hợp với tình huống như trong định nghĩa của từ điểm tâm lýhọc

Theo một tài liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnhHoa Kỳ (CDC) các chỉ số về SKTT bao gồm 3 lĩnh vực như sau:

- Thoải mái về cảm xúc: như có được sự thỏa mãn, hạnh phúc, vui vẻ, bìnhan

- Thoải mái về tâm lý: như tự chấp nhận bản thân, tự phát triển bản thânbằng việc cởi mở học hỏi những điều mới, lạc quan, hy vọng, có mục

Trang 31

đích sống, có định hướng tương lai, có các mối quan hệ tích cực, thoảimái về tinh thần.

- Thoải mái về xã hội: được xã hội chấp nhận, có niềm tin vào tiềm năngcủa cá nhân và xã hội, có giá trị cá nhân và có ích với xã hội, có cảm giáckết nối với cộng đồng [39]

1.2.2 Rối loạn tâm thần

Trái ngược với tình trạng SKTT lành mạnh là các RLTT Theo WHO,RLTT bao gồm một loạt các vấn đề với các triệu chứng khác nhau Tuy nhiêncác triệu chứng thường đặc trưng bởi sự kết hợp của các suy nghĩ, cảm xúc,hành vi, và các mối quan hệ kỳ lạ

Còn theo CDC, RLTT được định nghĩa là các vấn đề sức khỏe gây ra bởi

sự thay đổi về suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành vi (hoặc kết hợp các yếu tố đó) dẫnđến sự đau khổ và/hoặc giảm/mất các chức năng sống

Có hai điểm quan trọng để hình thành cơ sở nắm bắt về RLTT, đó là:

- Đã có những tiến bộ vượt bậc trong hiểu biết về nguyên nhân và cáchđiều trị các RLTT Hầu hết các biện pháp điều trị có thể được thực hiệnmột cách hiệu quả

- RLTT bao gồm một phạm vi rộng lớn về các vấn đề sức khỏe Với đa sốmọi người, RLTT đi kèm với các rối loạn hành vi như bạo lực, kích động.Hầu hết đây là các RLTT nặng Tuy vậy, đa số những người có RLTT cócách cư xử và bề ngoài không khác gì so với người bình thường Vấn đềSKTT nói chung bao gồm cả rối loạn trầm cảm, lo âu, nghiện chất và bạolực gia đình

Nguyên nhân của các RLTT bao gồm các yếu tố tâm lý, xã hội và sinhhọc Các yếu tố này xác định mức độ SKTT của cá nhân tại mỗi thời điểm, VDtình trạng căng thẳng kéo dài kết hợp với khó khăn về tài chính, học vấn thấp

Trang 32

được coi là yếu tố nguy cơ đối với SKTT của mỗi cá nhân và cộng đồng Tìnhtrạng SKTT kém thường đi kèm với căng thẳng tại nơi làm việc, phân biệt đối

xử đối với phụ nữ, sự tẩy chay của xã hội, lối sống không lành mạnh, tình trạngbạo lực, các bệnh về thể chất và sự vi phạm nhân quyền Các yếu tố tâm lý vàtính cách cũng góp phần tăng nguy cơ đối với các RLTT Cuối cùng nhưngkhông kém phần quan trọng đó là nguyên nhân sinh học bao gồm các yếu tố vềgen dẫn đến việc mất cân bằng các chất hóa học trong não bộ

1.2.2.1 Vấn đề SKTT ở phụ nữ

Nhìn chung không có sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong tỷ lệmắc các RLTT nhưng khi xem xét tỷ lệ mắc của các RLTT cụ thể như trầmcảm, lo âu, than phiền về cơ thể thì có sự khác biệt khá rõ giữa nam và nữ Yếu

tố giới đóng một vai trò quan trọng trong SKTT, tuy nhiên vấn đề này chưanhận được sự quan tâm thích đáng của các nhà chuyên môn So với các yếu tốkinh tế xã hội thì yếu tố giới quy định quyền lực và sự kiểm soát khác nhau ởnam và nữ về vị trí xã hội, tình trạng sức khỏe, tình trạng phơi nhiễm với cácnguy cơ cụ thể của RLTT Việc giảm các tỷ lệ RLTT ở phụ nữ sẽ góp phầnđáng kể giảm gánh nặng bệnh tật gây ra bởi các RLTT

Các yếu tố nguy cơ cụ thể đối với SKTT của phụ nữ bao gồm bất bìnhđẳng giới, bạo lực đối với phụ nữ, những bất lợi về kinh tế, xã hội, giáo dục củaphụ nữ, bất bình đẳng trong thu nhập, vị trí thấp trong xã hội, trách nhiệm caotrong việc chăm sóc các thành viên trong gia đình… Các yếu tố này tác tác độngđơn lẻ hoặc kết hợp với nhau gây ra tình trạng SKTT kém cho phụ nữ

Có khoảng 20% bệnh nhân đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu ởcác nước đang phát triển có các vấn đề lo âu, trầm cảm (WHO) Tại các cơ sởnày, các dấu hiệu của RLTT không được phát hiện sớm dẫn tới việc không đượcđiều trị Giao tiếp giữa nhân viên y tế và bệnh nhân thường mang tính “chỉ đạo”làm cho phụ nữ khó bộc bạch các vấn đề về cảm xúc, tâm lý Khi phụ nữ nói ra

Trang 33

vấn đề của mình, cán bộ y tế thường có định kiến giới dẫn đến việc phụ nữ đượcđiều trị quá ít hoặc quá nhiều so với nhu cầu thực của họ

Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng có 3 yếu tố chính góp phầnbảo vệ SKTT ở phụ nữ, đặc biệt là trầm cảm, đó là:

- Có quyền tự chủ để đáp ứng trong các tình huống khó khăn

- Có thể tiếp cận các nguồn lực mà ở đó họ được phép lựa chọn và ra quyếtđịnh

- Có sự hỗ trợ tinh thần từ các thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc nhânviên y tế

ở người trẻ tuổi trên thế giới Nếu không được điều trị kịp thời, các RLTT sẽảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, khả năng học tập, cơ hội phát triển các tiềmnăng trong tương lai Trẻ em có RLTT phải đối mặt với các thách thức lớn như

sự kỳ thị, phân biệt đối xử, cô lập, thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sócsức khỏe và giáo dục

RLTT ở trẻ em bao gồm tất cả các RLTT có thể được chẩn đoán và bắtđầu từ lứa tuổi nhỏ Các RLTT ở trẻ là những thay đổi đáng kể trong cách mà

Trang 34

trẻ học tập, cư xử hoặc đối mặt với cảm xúc của chính mình Một số RLTT phổbiến ở trẻ bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi, rối loạntrầm cảm và lo âu… Các RLTT ở trẻ có thể quản lý và điều trị được Việc chẩnđoán và điều trị sớm các RLTT ở trẻ góp phần quan trọng trong việc cải thiệnchất lượng cuộc sống ở trẻ sau này

1.2.3 Hỗ trợ xã hội

Hỗ trợ xã hội được định nghĩa là các nguồn lực bao gồm hỗ trợ vật chất,tâm lý xã hội và hỗ trợ thông tin, được cung cấp bởi người này cho người khác

để giúp họ đối phó với các căng thẳng trong cuộc sống [36]

Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ định nghĩa hỗ trợ xã hội là một mạnglưới gia đình, bạn bè, hàng xóm và các thành viên trong cộng đồng có mặt khicần thiết để giúp đỡ về tinh thần, vật chất và tài chính [40]

Theo Albrecht và Adelman (1987) (Linking Health Communication withSocial Support), thì hỗ trợ xã hội được định nghĩa là giao tiếp bằng lời hoặckhông lời giữa người nhận và người truyền để giảm sự bất an về tình huống, vềbản thân hoặc về các mối quan hệ và cải thiện nhận thức về kiểm soát bản thântrong các tình huống cuộc sống

Gottlieb (2000) định nghĩa hỗ trợ xã hội bao quát hơn, đó là một quá trìnhtương tác trong các mối quan hệ mà cải thiện khả năng ứng phó, sự quý trọng,

sở hữu thông qua sự trao đổi các nguồn lực về vật chất, tâm lý xã hội

Schaefer, Coyne và Lazarus (1981) đã mô tả các hình thức hỗ trợ xã hội,bao gồm 5 loại:

- Hỗ trợ cảm xúc: là sự giao tiếp mà đáp ứng được nhu cầu về cảm xúc củamỗi cá nhân

Trang 35

- Hỗ trợ lòng tự trọng: là sự giao tiếp mà giúp cá nhân tin tưởng vào khảnăng của bản thân rằng họ có thể giải quyết vấn đề hoặc có thể làm đượcmột nhiệm vụ được giao.

- Hỗ trợ mạng lưới: là sự giao tiếp mà khẳng định rằng cá nhân thuộc vềmột nhóm nào đó và lưu ý nhóm sẵn sàng hỗ trợ

- Hỗ trợ thông tin: cung cấp những thông tin hữu ích và cần thiết

- Hỗ trợ hành động thiết thực: bất kỳ sự hỗ trợ nào về vật chất

Nguồn hỗ trợ xã hội bao gồm từ gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, nhân viên

y tế hay các tổ chức trong cộng đồng Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hỗ trợ

từ vợ/chồng có thể điều tiết các ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng trong côngviệc, các hỗ trợ từ bạn bè có tác dụng giải tỏa những căng thẳng trong hônnhân… Các hỗ trợ xã hội không chỉ có ảnh hưởng tích cực đến SKTT của ngườitrưởng thành mà còn góp phần giúp trẻ phát triển các năng lực xã hội sau này

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, phụ nữ thường cung cấp các hỗ trợ

xã hội cho người khác nhiều hơn và hay tham gia vào các mạng lưới xã hội,đồng thời phụ nữ cũng có xu hướng tìm kiếm các hỗ trợ xã hội để đối mặt vớicác căng thẳng, đặc biệt là căng thẳng trong hôn nhân nhiều hơn Hỗ trợ xã hộikhông chỉ giúp người ta cảm thấy tốt hơn mà còn giúp người ta đối mặt vớinhững thách thức, dẫn đến cải thiện tình trạng sức khỏe bao gồm cả sức khỏethể chất và sức khỏe tâm thần

1.2.4 Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ

Liên Hiệp Quốc định nghĩa bạo lực đối với phụ nữ là bất kỳ hành độngnào dẫn đến các tổn thương về thể chất, tinh thần, tình dục hoặc gây ra đau khổcho phụ nữ xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư

Trang 36

Theo một tài liệu của CDC, bạo lực đối với phụ nữ là một vấn đề y tếcông cộng nghiêm trọng và có thể ngăn ngừa được Thuật ngữ bạo lực đối vớiphụ nữ bao gồm bạo lực thể chất, tình dục, quấy nhiễu và gây hấn về tâm lý(bao gồm cả hành vi cưỡng ép) gây ra bởi chồng/người yêu/bạn tình hiện tạihoặc trước đây

Bạo lực đối với phụ nữ có thể khác nhau về tần suất và mức độ, nó có thểkéo dài liên tục, gây ra những tác động lâu dài và các bệnh mạn tính

Có 4 hình thức bạo lực chính:

- Bạo lực về thể chất: là hành vi sử dụng sức lực có chủ ý có thể dẫn đếnthương tật, tử vong cho người khác Bạo lực thể chất bao gồm cào, đẩy,ném, tóm, cắn, bóp cổ, giật tóc, tát, đấm, đánh, đốt, sử dụng các vũ khí,hoặc trói buộc cơ thể… Bạo lực thể chất cũng bao gồm việc cưỡng épngười khác thực hiện các hành vi trên

- Bạo lực tình dục: được chia thành 5 nhóm, bất kỳ hành vi nào sau đâyđều cấu thành bạo lực tình dục, cho dù là mới thử hay đã thực hiện Thêmvào đó tất cả hành vi này xảy ra mà không có sự đồng ý của nạn nhân,bao gồm cả những trường hợp nạn nhân không có khả năng đồng ý dotrong tình trạng say sỉn (VD bất lực, không tỉnh táo, không nhận thứcđược) do sử dụng hoặc bị ép sử dụng rượu hoặc ma túy

o Cưỡng hiếp: Bao gồm cả việc có ý định hoặc đã thực hiện hành vinày, cưỡng ép hoặc dùng rượu/ma túy để có quan hệ tình dục(đường âm đạo, miệng, hoặc hậu môn) Cưỡng hiếp xảy ra khi thủphạm sử dụng sức để tấn công nạn nhân hoặc đe dọa làm tổnthương nạn nhân

o Nạn nhân bị ép thực hiện quan hệ tình dục với người khác: Baogồm cả việc có ý định hoặc đã thực hiện hành vi này, cưỡng éphoặc dùng rượu/ma túy dẫn đến việc nạn nhân bị ép quan hệ tình

Trang 37

dục với thủ phạm hoặc với ai đó mà không có sự đồng ý của nạnnhân.

o Dùng lời nói ép quan hệ tình dục: Bao gồm những tình huống mànạn nhân bị gây sức ép hoặc hăm dọa hoặc lạm dụng quyền lực đểnạn nhân phải đồng ý quan hệ tình dục

o Quan hệ tình dục không mong muốn: Bao gồm việc đụng chạm cóchủ đích đến nạn nhân hoặc làm cho nạn nhân phải đụng chạm vàothủ phạm vào các bộ phận sinh dục, hậu môn, háng, ngực, đùi,hoặc mông mà không có sự đồng ý của nạn nhân

o Trải qua những tình huống liên quan đến tình dục không mongmuốn: Bao gồm những tình huống liên quan đến tình dục như tiếpxúc với các tình huống khiêu dâm, quấy rối tình dục bằng lời nóihoặc hành động, đe dọa bạo lực tình dục, quay phim, chụp ảnhquan hệ tình dục rồi phát tán

- Quấy nhiễu: có đặc điểm lặp đi lặp lại, không mong muốn dẫn đến sợ hãihoặc lo lắng về sự an toàn của bản thân hoặc của người thân trong giađình hoặc bạn bè VD như gọi điện thoại liên tục, email hoặc nhắn tin liêntục, gửi thiếp, gửi thư, gửi hoa hoặc các đồ vật khác mà nạn nhân khôngmuốn, theo dõi, do thám, tiếp cận hoặc xuất hiện ở những nơi nạn nhânkhông muốn, đột nhập vào nhà hoặc vào xe của nạn nhân, phá hoại các

đồ đạc của nạn nhân, làm tổn thương hoặc đe dọa thú nuôi, đe họa vể thểchất đối với nạn nhân

- Gây hấn về tâm lý: là việc sử dụng lời nói hoặc hành động với ý định làmtổn thương cảm xúc, tinh thần và/hoặc kiểm soát người khác Hành vi gâyhấn tâm lý có thể bao gồm thể hiện sự giận dữ (gọi tên, làm nhục), cưỡng

ép kiểm soát (hạn chế tiếp cận với các phương tiện giao thông, tiền bạc,bạn bè, gia đình, kiểm soát quá mức việc đi đâu, làm gì), đe dọa bạo lực

Trang 38

thể chất hoặc tình dục, kiểm soát sức khỏe sinh sản/tình dục (VD từ chối

sử dụng biện pháp tránh thai, ép phá thai), lợi dụng điểm yếu của nạnnhân (VD nạn nhân khuyết tật, nạn nhân nhập cư), cung cấp thông tin sailệch cho nạn nhân để họ nghi ngờ chính bản thân họ (trò chơi trí não)[41]

Theo báo cáo của WHO dựa trên số liệu sẵn có của 80 quốc gia thì cókhoảng 35% phụ nữ bị bạo lực thể chất hoặc bạo lực tình dục, ở một số khuvực, con số này còn cao hơn Các yếu tố nguy cơ của tình trạng bạo lực baogồm:

- Trình độ học vấn thấp

- Chứng kiến bạo lực gia đình khi còn bé

- Nhân cách chống đối xã hội

- Lạm dụng rượu bia

- Thái độ chấp nhận bạo lực và sự bất bình đẳng giới của người dân trongcộng đồng

- Không thỏa mãn trong hôn nhan

- Khó khăn trong giao tiếp giữa vợ và chồng

Các hậu quả của bạo lực đối với phụ nữ bao gồm hậu quả về thể chất, tâmthần ngắn và dài hạn cho nạn nhân như:

Trang 39

- Các vấn đề sức khỏe sinh sản như mang thai ngoài ý muốn, đẻ non, chếtchu sinh…

Đối với trẻ em, tình trạng bạo lực cũng có những ảnh hưởng nặng nề như:

- Rối loạn cảm xúc và hành vi, điều này có thể dẫn đến việc lặp lại cáchành vi bạo lực ở trẻ sau này

- Các vấn đề về sức khỏe thể chất như suy dinh dưỡng, tiêu hóa

1.2.5 SKTT và các vấn đề liên quan.

1.2.5.1 SKTT và các vấn đề kinh tế xã hội

Đói nghèo là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến SKTT

Ở các nước đã và đang phát triển thì đói nghèo vừa là nguyên nhân, vừa là hậuquả của các RLTT Các nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn phải đối mặtvới gánh nặng về khả năng dễ bị tổn thương bởi RLTT Các nhóm này bao gồmphụ nữ, trẻ em

Người nghèo thường phải trải qua khó khăn về tâm lý, môi trường khiếncho những tổn thương của họ từ RLTT ngày càng tăng lên Những người cóRLTT, đặc biệt là các rối loạn mạn tính thường có nguy cơ thất nghiệp, vô gia

cư, đối mặt với sự kỳ thị của xã hội Những yếu tố này, ngược lại, làm tăngnguy cơ của đói nghèo Những người nghèo phải đối mặt với những trở ngạiđáng kể khi tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKTT, có thể là không có khảnăng chi trả, không sẵn có hoặc không đáp ứng được nhu cầu của họ

Bên cạnh yếu tố nghèo đói, SKTT còn liên quan đến giáo dục, khủnghoảng kinh tế xã hội, những xung đột và thảm họa, yếu tố môi trường và giađình, yếu tố hỗ trợ xã hội:

- Trong các nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển thì giáo dục là mộttrong những yếu tố dự báo về RLTT Giáo dục có thể cung cấp phươngtiện để thoát nghèo và những cách khác nhau để giải quyết vấn đề

Ngày đăng: 21/01/2016, 20:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w