11. Cấu trúc đề tài
3.3. Mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ
3.3.1. Mối liên hệ giữa tình trạng SKTT của người mẹ ở thời điểm ban đầu với các vấn đề SKTT của trẻ.
Tìm hiểu về mối tương quan giữa tình trạng SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ thu được kết quả như sau:
Bảng 3.8. Tương quan giữa tình trạng SKTT của người mẹ ở thời điểm ban đầu với tình trạng SKTT của trẻ.
Các biểu hiện lo âu ở người mẹ Hệ số tương quan (r) Giá trị P
Lo âu, trầm cảm 0,132 0,213
Thu mình trầm cảm 0,022 0,835
Các vấn đề xã hội 0,148 0,161
Các vấn đề tư duy -0,002 0,982
Các vấn đề chú ý 0,255* 0,015
Không vâng lời 0,282** 0,007
Hành vi gây hấn 0,292** 0,005
Các vấn đề tình dục -0,022 0,837
Tổng các vấn đề 0,227* 0,030
** Tương quan đáng kể ở mức 0,01 (2 đuôi) * Tương quan đáng kể ở mức 0,05 (2 đuôi)
Bảng 3.8 cho biết các biểu hiện lo âu ở người mẹ có tương quan với các vấn đề chú ý, không vâng lời, hành vi gây hấn và tổng các vấn đề SKTT có ý nghĩa thống kê. Người mẹ càng có nhiều biểu hiện lo âu thì trẻ có xu hướng giảm tập trung chú ý, không vâng lời, tăng các hành vi gây hấn nhiều hơn.
3.3.2. Mối liên hệ giữa tình trạng SKTT của người mẹ ở thời điểm sau 6 tháng với các vấn đề SKTT của trẻ.
Khi tìm hiểu về mối tương quan giữa SKTT của người mẹ ở thời điểm sau 6 tháng và SKTT của trẻ thì chúng tôi không thấy sự tương quan đáng kể nào giữa có ý nghĩa thống kê. Kết quả như trên phản ánh tình trạng SKTT của trẻ chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề SKTT của người mẹ từ trước đó chứ không phải các vấn đề SKTT của người mẹ ở thời điểm sau 6 tháng. Điều này củng cố cho việc đo lường các biểu hiện SKTT ở trẻ trong vòng 6 tháng qua ở thang đo CBCL-VN là phù hợp và tình trạng SKTT của người mẹ có thể coi là yếu tố dự báo cho vấn đề SKTT của trẻ.