Mối tương quan giữa các hỗ trợ xã hội và tình trạng SKTT của người mẹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của hỗ trợ xã hội và bạo lực đối với phụ nữ đối với mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ (Trang 61 - 63)

11. Cấu trúc đề tài

3.5. Mối tương quan giữa các hỗ trợ xã hội và tình trạng SKTT của người mẹ

thời điểm sau 6 tháng

3.5. Mối tương quan giữa các hỗ trợ xã hội và tình trạng SKTT của người mẹ mẹ

3.5.1. Mối tương quan giữa hỗ trợ xã hội và tình trạng SKTT của người mẹ tại thời điểm ban đầu

Khi tìm hiểu về mối tương quan giữa các hỗ trợ xã hội và vấn đề SKTT của các người mẹ, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.15. Mối tương quan giữa hỗ trợ xã hội và SKTT của người mẹ ở thời điểm ban đầu.

Các hỗ trợ xã hội

Hệ số tương quan (r) Giá trị P

Các biểu hiện trầm cảm -0,093 >0,05

Các biểu hiện lo âu -0,166 >0,05

Theo bảng 3.15 về mối tương quan giữa các hỗ trợ xã hội và tình trạng SKTT ở người mẹ ở thời điểm ban đầu thì các hỗ trợ xã hội không tương quan với các vấn đề SKTT của người mẹ.

3.5.2. Mối tương quan giữa hỗ trợ xã hội và tình trạng SKTT của người mẹ tại thời điểm sau 6 tháng.

Khi tìm hiểu về mối tương quan giữa các hỗ trợ xã hội và vấn đề SKTT của người mẹ ở thời điểm sau 6 tháng, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.16. Mối tương quan giữa hỗ trợ xã hội và SKTT của người mẹ ở thời điểm sau 6 tháng

Các hỗ trợ xã hội

Hệ số tương quan (r) Giá trị P

Các biểu hiện trầm cảm -0,661 < 0,01

Các biểu hiện lo âu -0,543 < 0,01

Ý tưởng tự sát -0,321 < 0,01

Mức độ ảnh hưởng của trầm cảm -0,403 < 0,01 Mức độ ảnh hưởng của lo âu -0,304 < 0,05

** Tương quan đáng kể ở mức 0,01 (2 đuôi) * Tương quan đáng kể ở mức 0,05 (2 đuôi)

Theo bảng 3.16 về mối tương quan giữa các hỗ trợ xã hội và vấn đề SKTT ở người mẹ thì các hỗ trợ xã hội có mối tương quan nghịch và đáng kể (P<0,01) với các vấn đề SKTT của người mẹ, cụ thể là phụ nữ càng nhận nhiều hỗ trợ xã hội từ các nguồn khác nhau thì càng ít biểu hiện trầm cảm, càng ít biểu hiện lo âu, càng ít ý tưởng chết là giải pháp tốt cho mình, càng ít bị ảnh hưởng bởi trầm cảm và lo âu đến các hoạt động cuộc sống thường ngày của họ. Như vậy, tại thời điểm sau 6 tháng, các hỗ trợ xã hội, đặc biệt là các hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình và bạn bè, hàng xóm (như kết quả trình bày trên bảng 3.9) là các yếu tố bảo vệ phụ nữ khỏi các vấn đề SKTT phổ biến như trầm cảm

và lo âu. Bên cạnh các hỗ trợ này, dự án LIFE-DM cũng đã cung cấp các dịch vụ như phát triển sinh kế, sinh hoạt nhóm phụ nữ trầm cảm tại cộng đồng… cho bà mẹ. Các dịch vụ này đã góp phần cải thiện tình trạng SKTT của người mẹ nên ta có thể thấy mối tương quan giữa SKTT người mẹ và hỗ trợ xã hội rõ ràng hơn so với thời điểm ban đầu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của hỗ trợ xã hội và bạo lực đối với phụ nữ đối với mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ (Trang 61 - 63)

w