Mối tương quan giữa tình trạng bạo lực đối với SKTT của người mẹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của hỗ trợ xã hội và bạo lực đối với phụ nữ đối với mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ (Trang 63 - 65)

11. Cấu trúc đề tài

3.6. Mối tương quan giữa tình trạng bạo lực đối với SKTT của người mẹ

3.6.1. Mối tương quan giữa tình trạng bạo lực và SKTT của người mẹ thời điểm ban đầu

Khi nghiên cứu về mối tương quan giữa tình trạng bạo lực và SKTT của người mẹ bằng Paired Samples T test, chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Bảng 3.17. Tương quan giữa tình trạng bạo lực và SKTT của người mẹ tại thời điểm ban đầu.

t Giá trị P Tình trạng bạo lực – trầm cảm -16,801 < 0,01 Tình trạng bạo lực – lo âu -17,016 < 0,01 Tình trạng bạo lực – ảnh hưởng của trầm cảm -26,609 < 0,01 Tình trạng bạo lực – ảnh hưởng của lo âu -14,629 < 0,01 Tình trạng bạo lực – ý tưởng tự sát -34,993 < 0,01

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng SKTT giữa người mẹ bị bạo lực và người mẹ không bị bạo lực. Những người mẹ bị bạo lực trong 6 tháng qua có nhiều biểu hiện trầm cảm, lo âu, ý tưởng tự sát, mức độ ảnh hưởng của trầm cảm, lo âu nhiều hơn so với những người mẹ không bị bạo lực.

Khi so sánh điểm trung bình PHQ-9 và GAD-7 của người mẹ bị bạo lực và người mẹ không bị bạo lực ở thời điểm ban đầu, chúng tôi có kết quả như sau:

Bảng 3.18. Tình trạng SKTT của người mẹ được bị bạo lực so với người mẹ không bị bạo lực tại thời điểm ban đầu.

Người mẹ không bị bạo lực Người mẹ bị bất kỳ hình thức bạo lực nào Điểm TB PHQ-9 13,4 14,86 Điểm TB GAD-7 9,13 10,27

Theo bảng trên, người mẹ không bị bạo lực có điểm trung bình PHQ-9 và GAD-7 lần lượt là 13,4 và 9,13. Những người mẹ bị bất kỳ một hình thức bạo lực nào có điểm trung bình PHQ-9 và GAD-7 lần lượt là 14,86 và 10,27. Như vậy những người mẹ không bị bạo lực ít có biểu hiện trầm cảm, lo âu hơn những người mẹ bị bạo lực.

3.6.2. Mối tương quan giữa tình trạng bạo lực và SKTT của người mẹ ở thời điểm sau 6 tháng

Khi nghiên cứu về mối tương quan giữa tình trạng bạo lực và SKTT của người mẹ sau 6 tháng bằng Paired Samples T test, chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Bảng 3.19. Tương quan giữa tình trạng bạo lực và SKTT của người mẹ ở thời điểm sau 6 tháng.

T Giá trị P Tình trạng bạo lực – trầm cảm -10,957 < 0,01 Tình trạng bạo lực – lo âu -9,824 < 0,01 Tình trạng bạo lực – ý tưởng tự sát 1,619 > 0,01 Tình trạng bạo lực – ảnh hưởng của trầm cảm -11,430 < 0,01

Tình trạng bạo lực – ảnh hưởng của lo âu -11,619 < 0,01

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng SKTT giữa người mẹ bị bạo lực và người mẹ không bị bạo lực. Những người mẹ bị bạo lực trong có nhiều biểu hiện trầm cảm, lo âu, mức độ ảnh hưởng của trầm cảm, lo âu nhiều hơn so với những người mẹ không bị bạo lực. Kết quả này nhất quán với kết quả phân tích ở thời điểm ban đầu.

Khi so sánh điểm trung bình PHQ-9 và GAD-7 của người mẹ bị bạo lực và người mẹ không bị bạo lực ở thời điểm sau 6 tháng, chúng tôi có kết quả như sau:

Bảng 3.20. Tình trạng SKTT của người mẹ được bị bạo lực so với người mẹ không bị bạo lực tại thời điểm sau 6 tháng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của hỗ trợ xã hội và bạo lực đối với phụ nữ đối với mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w