Các nghiên cứu về tác động của hỗ trợ xã hội đối với SKTT của phụ nữ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của hỗ trợ xã hội và bạo lực đối với phụ nữ đối với mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ (Trang 25 - 27)

11. Cấu trúc đề tài

1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của hỗ trợ xã hội đối với SKTT của phụ nữ

1.1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Mối liên hệ giữa hệ giữa hỗ trợ xã hội và SKTT của phụ nữ là một chủ đề quan trọng và thú vị, đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới thực hiện như nghiên cứu của tác giả Reid Keishia và cộng sự, tìm hiểu mối liên hệ giữa hỗ trợ

xã hội, căng thẳng và trầm cảm sau sinh ở người mẹ. Nghiên cứu chỉ ra rằng những hỗ trợ về vật chất và tinh thần từ người chồng là yếu tố bảo vệ phụ nữ khỏi nguy cơ trầm cảm sau sinh. Các hỗ trợ từ bạn bè và gia đình của người phụ nữ có tác dụng giảm thiểu các tác động của căng thẳng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người hỗ trợ khác nhau trong mạng lưới xã hội của phụ nữ cũng rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cấu trúc gia đình, sự hỗ trợ từ chồng là yếu tố bảo vệ đáng kể cho hôn nhân [22]. Hay trong nghiên cứu: “Việc nhận hỗ trợ từ chồng trong quá trình mang thai dự báo mức độ căng thẳng thấp ở người mẹ và trẻ sơ sinh” năm 2012 của tác giả Stapleton và cộng sự, tác giả tìm hiểu về mối quan hệ của phụ nữ với chồng trong quá trình mang thai và kiểm nghiệm giả thiết nghiên cứu rằng việc nhận được hỗ trợ từ chồng trước khi sinh là một yếu tố dự báo đáng kể về thay đổi cảm xúc căng thẳng ở người mẹ từ giai đoạn giữa thai kỳ cho đến sau khi sinh. 277 phụ nữ có thai đã được phỏng vấn và kết quả cho thấy những phụ nữ nhận được hỗ trợ mạnh mẽ từ chồng thì có mức độ căng thẳng thấp hơn và con của họ cũng được báo cáo là ít căng thẳng hơn. Mối quan hệ hỗ trợ, có chất lượng trong quá trình mang thai có thể góp phần cải thiện tình trạng thoải mái của người mẹ và trẻ sau khi sinh, chỉ ra vai trò quan trọng của các mối quan hệ vợ chồng trong việc can thiệp các vấn đề SKTT, mang lại lợi ích cho cả mẹ và con [26, tr 453-463]. Trong nghiên cứu “Vai trò của hỗ trợ xã hội và các yếu tố bảo vệ khác”, năm 2002, tác giả Carlson và cộng sự đã tìm hiểu vai trò của hỗ trợ xã hội và các yếu tố bảo vệ khác như giáo dục, việc làm, lòng tự trọng, sức khỏe, không có khó khăn về tài chính đối với trầm cảm, lo âu và tình trạng bạo lực tại các thời điểm: hiện tại, quá khứ và thời thơ ấu. Nghiên cứu đã phỏng vấn 557 phụ nữ tuổi từ 18 đến 44, những người đã được can sàng lọc vấn đề bạo lực gia đình ở cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu. Kết quả cho thấy so với nhóm phụ nữ không bị bạo lực, những phụ nữ bị bạo lực ở thời điểm sau 6 tháng ít nhận được hỗ trợ từ chồng cũng như từ những người khác. Các yếu tố bảo vệ nêu trên có tác dụng trong việc hạn chế phát triển các vấn đề như trầm cảm và lo âu [7, tr 720-745].

1.1.2.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, chúng tôi không tìm được nhiều nghiên cứu chuyên về hỗ trợ xã hội đối với SKTT của phụ nữ. Nhóm tác giả Leggett Amanda và cộng sự có đăng tải nghiên cứu “Ảnh hưởng của hỗ trợ xã hội và sức khỏe đến các triệu chứng trầm cảm và lo âu trên nhóm người cao tuổi Việt Nam” trên tạp chí Sức khỏe tâm thần và Tuổi già, năm 2012. Nghiên cứu tìm hiểu về tần suất và sự tương quan của 2 nhóm triệu chứng trầm cảm và lo âu ở 600 người từ 55 tuổi trở lên trên địa bàn Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy người cao tuổi có biểu hiện trầm cảm và lo âu rất cao, đặc biệt là những phụ nữ học vấn thấp hoặc có khó khăn về tài chính. Tình trạng sức khỏe khi về già, sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần là các yếu tố dự báo các triệu chứng trầm cảm và lo âu. Nghiên cứu gợi ý cần lồng ghép việc sàng lọc các vấn đề SKTT cho người cao tuổi trong hệ thống chăm sóc sức khỏe Việt Nam và chú ý đến các yếu tố liên quan với trầm cảm và lo âu như khó khăn về tài chính, các vấn đề sức khỏe, thiếu các hỗ trợ tinh thần để giảm thiểu các triệu chứng của trầm cảm và lo âu [15, tr 780-786]. Một nghiên cứu khác về “Vốn xã hội của người mẹ và tình trạng sức khỏe trẻ em ở Việt Nam” của tác giả Harpham và cộng sự, năm 2006, tìm hiểu về mối tương quan giữa vốn xã hội của người mẹ và tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em ở Việt Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đo lường cấu trúc vốn xã hội của người mẹ (bao gồm là hội viên của nhóm, quyền công dân và các hỗ trợ xã hội) và các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần ở trẻ. Kết quả cho thấy mức vốn xã hội cao của người mẹ tương quan với nguy cơ các vấn đề sức khỏe thấp ở trẻ [12, tr 865-871].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của hỗ trợ xã hội và bạo lực đối với phụ nữ đối với mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w