Các nghiên cứu về tác động của tình trạng bạo lực đối với phụ nữ đối với SKTT của phụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của hỗ trợ xã hội và bạo lực đối với phụ nữ đối với mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ (Trang 27 - 29)

11. Cấu trúc đề tài

1.1.3. Các nghiên cứu về tác động của tình trạng bạo lực đối với phụ nữ đối với SKTT của phụ

với SKTT của phụ nữ và trẻ em

Vấn đề bạo lực đối với phụ nữ đã được các nhà xã hội học, y tế công cộng trên thế giới tìm hiểu sâu sắc, cặn kẽ. Liên quan đến SKTT, nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu vấn đề này như Ribeiro Wagner và cộng sự đã tiến hành một cuộc rà soát các nghiên cứu về việc bị bạo lực và các vấn đề SKTT ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình, năm 2009. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm kiếm các bằng chứng dịch tễ học về tỷ lệ bị bạo lực và mối quan hệ với các vấn đề SKTT ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Kết quả cho thấy, vấn đề bạo lực đối với phụ nữ là khá phổ biến và có liên quan đáng kể đến các vấn đề SKTT. Đối với trẻ em, tương quan giữa bạo lực với các vấn đề hướng ngoại, ý định tự tử và lạm dụng tình dục là cao nhất. Đối với phụ nữ, có sự tương quan giữa các triệu chứng trầm cảm/lo âu với bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục. Trong cộng đồng dân cư nói chung, tỷ lệ rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) tương quan cao với bạo lực tình dục, bắt cóc, và tiếp xúc liên tục với các sự kiện căng thẳng. Bạo lực cũng liên quan đến các rối loạn tâm thần phổ biến [23]. Trong một nghiên cứu khác về tiền sử bị bạo lực, trầm cảm sau sinh và phong cách làm cha mẹ liên quan với các vấn đề hướng nội ở trẻ trước tuổi đi học, kết quả cho thấy người mẹ bị bạo lực thể chất có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm sau sinh, từ đó liên quan đến các vấn đề hướng nội ở trẻ. Vì vậy, việc người mẹ bị bạo lực về thể chất là yếu tố nguy cơ cho tình trạng SKTT kém [17]. Tác giả Peltzer Karl thực hiện nghiên cứu các hậu quả SKTT do bạo lực gây ra đối với phụ nữ ở Quận Vhembe, Nam Phi, năm 2013. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hậu quả của các hình thức bạo lực (bạo lực thể chất, tình dục, tinh thần) với các triệu chứng của PTSD và trầm cảm. 268 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên được phỏng vấn và kết quả cho thấy hai loại bạo lực là bạo lực thể chất và tình dục có mối tương quan đáng kể với các triệu chứng của PTSD, trong khi đó bạo lực tinh thần có mức tương quan trung bình với các triệu chứng của trầm cảm. Các hình thức bạo lực đối với phụ nữ được cho là góp phần gây ra tình trạng SKTT kém [20, tr 545-550]. Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu khác đã cho thấy tình trạng bạo lực còn là rào cản tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc

SKTT của phụ nữ, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống của họ. Yếu tố bạo lực còn tương tác với tình trạng nghèo đói ảnh hưởng trầm trọng đến không chỉ SKTT của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến SKTT của cả nam giới và trẻ em trong gia đình.

1.1.3.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu xã hội học về chủ đề bạo lực gia đình như các hình thức bạo lực, nguyên nhân của bạo lực, hậu quả của bạo lực… đối với phụ nữ. Tuy nhiên, các hậu quả về mặt SKTT còn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, bài bản. Một số nghiên cứu tiêu biểu như nghiên cứu của tác giả Đỗ Ngọc Khanh – Viện Tâm lý học, tìm hiểu về các niềm tin văn hóa, vấn đề bạo lực đối và SKTT của phụ nữ Việt Nam, năm 2013. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá mối liên quan giữa tình trạng bạo lực, các triệu chứng SKTT và các niềm tin văn hóa ở phụ nữ Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này cũng nhất quán với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, rằng bạo lực đối với phụ nữ có mối tương quan đáng kể đối với các triệu chứng lo âu, trầm cảm và ý tưởng tự sát [11, tr 149-163]. Tác giả Nguyễn Đăng Vững, trường Đại học Y Hà Nội, và cộng sự thực hiện nghiên cứu “Bạo lực đối với phụ nữ, hậu quả về sức khỏe và hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở nông thôn Việt Nam” năm 2009. 883 phụ nữ tại Huyện Ba Vì, Hà Tây, được lựa chọn ngẫu nhiên để tiến hành phỏng vấn. Kết quả cho thấy phụ nữ bị bạo lực thì có nguy cơ ảnh hưởng đến trí nhớ, đau nhức khó chịu, buồn, trầm cảm và có suy nghĩ tự sát cao hơn so với những phụ nữ không bị bạo lực. Nghiên cứu kết luận rằng bạo lực thể chất và/hoặc bạo lực tình dục là phổ biến ở Việt Nam, và có mối tương quan với đau nhức, chấn thương và các vấn đề SKTT ở phụ nữ nạn nhân [30, tr 178-182].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của hỗ trợ xã hội và bạo lực đối với phụ nữ đối với mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w