Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của hỗ trợ xã hội và bạo lực đối với phụ nữ đối với mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ (Trang 42 - 44)

11. Cấu trúc đề tài

2.3.2.Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu đã thu thập trong dự án LIFE-DM: (3/2014 – 8/2015)

Dự án LIFE-DM đã thu thập thông tin về phụ nữ nghèo có biểu hiện trầm cảm tại 4 phường là: Hòa Minh, Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc và Hòa Hiệp Nam của thành phố Đà Nẵng. Các dữ liệu đã được thu thập bao gồm thông tin về nhân khẩu học của đối tượng tham gia nghiên cứu, các hoạt động lao động kinh doanh, các hoạt động tài chính, hoạt động chức năng, chất lượng cuộc sống, lòng tự trọng, kiến thức về trầm cảm, kỳ thị liên quan đến trầm cảm, các biểu hiện của trầm cảm và lo âu, các sự kiện sang chấn, tình trạng bạo lực gia đình, các hỗ trợ xã hội, vốn xã hội, hành vi tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sự hài lòng của khách hàng, các rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe… Quy trình thu thập thông tin của dự án LIFE-DM như sau:

Tuyển chọn đối tượng tham gia nghiên cứu: Đối tượng tham gia LIFE- DM phải đáp ứng được các tiêu chuẩn để tham gia vào nghiên cứu:

- Phụ nữ, tuổi từ 18 – 55 tuổi

- Có kết quả sàng lọc trầm cảm PHQ-9 > 9

- Được công nhận là hộ nghèo hoặc cận nghèo hoặc thu nhập trung bình dưới 1,500,000/tháng

- Không có các vấn đề sức khỏe thể chất nghiêm trọng hoặc khuyết tật về thể chất

- Không có loạn thần, hưng cảm, liên quan đến rượu, hoặc các rối loạn khác

Cán bộ trạm Y tế (TYT) phường xác định xem người phụ nữ đó có phù hợp với tiêu chí tham gia dự án hay không. Nếu đủ tiêu chuẩn, cán bộ TYT cung cấp thông tin về nghiên cứu cho phụ nữ đó như giới thiệu về cơ quan thực hiện, các hoạt động/dịch vụ mà dự án cung cấp, những lợi ích từ dự án mang lại... Những người muốn tham gia sẽ hoàn thiện và ký vào bản đồng ý tham gia nghiên cứu. Bản đồng ý tham gia nghiên cứu gồm:

- Mục đích của nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu được chọn như thế nào - Đối tượng nghiên cứu sẽ làm gì

- Các rủi ro và sự không thoải mái có thể có - Các lợi ích tiềm năng

- Tính bảo mật - Thông tin liên hệ

Nếu đối tượng nhất trí với bản đồng ý nghiên cứu thì họ chính thức tham gia nghiên cứu LIFE-DM

Dữ liệu thu thập trong đề tài luận văn này: (5 – 7/2015)

Bên cạnh các dữ liệu về phụ nữ nghèo bị trầm cảm đã được thu thập trong khuôn khổ chương trình LIFE-DM, đề tài nghiên cứu này của chúng tôi sẽ sử dụng công cụ Child Behaviour Checklist (CBCL-VN-VN) đã được chuẩn hóa cho người Việt Nam để thu thập thông tin về tình trạng SKTT của trẻ trong độ tuổi 6 – 18 là con của những phụ nữ này. Quy trình này như sau:

- Từ danh sách những phụ nữ đã và đang tham gia vào dự án LIFE-DM, nghiên cứu viên sẽ đi đến từng nhà để điều tra về tình trạng SKTT của trẻ bằng công cụ CBCL-VN

- Nghiên cứu viên giới thiệu về mục đích, phương pháp của đề tài nghiên cứu, và đọc to phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu nghe. Những người đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ hoàn thiện và ký vào bản đồng ý tham gia đề tài nghiên cứu. Họ sẽ nhận được thêm một bản copy của phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu để trong trường hợp sau này họ có câu hỏi về nghiên cứu thì có thể liên hệ với nghiên cứu viên. - Khách thể nghiên cứu được hướng dẫn về cách điền công cụ CBCL-VN

để đánh giá về tình trạng SKTT của con mình. Khách thể nghiên cứu được phát bút bi và tự điền bộ câu hỏi CBCL-VN trong khoảng 20 phút. Nghiên cứu viên và cán bộ hỗ trợ giải đáp các câu hỏi của người điền phiếu, nếu có, hoặc giải thích các thuật ngữ khi cần thiết, hoặc đọc các câu hỏi cho phụ nữ trả lời nếu họ không đọc hoặc viết được.

- Sau khi kết thúc, khách thể nghiên cứu nộp lại bảng hỏi cho nghiên cứu viên. Nghiên cứu viên rà soát tại chỗ để đảm bảo thông tin không bị bỏ sót.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của hỗ trợ xã hội và bạo lực đối với phụ nữ đối với mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ (Trang 42 - 44)