Sức khỏe tâm thần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của hỗ trợ xã hội và bạo lực đối với phụ nữ đối với mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ (Trang 29 - 31)

11. Cấu trúc đề tài

1.2.1. Sức khỏe tâm thần

Sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần thường được thảo luận theo cách thức cho rằng chúng hoàn toàn tách biệt với nhau nhưng trên thực tế chúng giống như hai mặt của một đồng xu. Nếu một trong hai thứ bị ảnh hưởng bằng bất cứ cách nào thì thứ còn lại chắc chắn bị ảnh hưởng. Chỉ cần cơ thể mệt mỏi thì tinh thần cũng rơi vào trạng thái như vậy.

Theo WHO, SKTT được định nghĩa là “trạng thái lành mạnh mà trong đó cá nhân nhận ra những năng lực của chính mình để có thể đương đầu với các stress thông thường của cuộc sống, có thể làm việc năng suất và hiệu quả và có thể tạo ra những đóng góp cho chính cộng đồng của mình” [38].

Theo từ điển tâm lý học, SKTT là một trạng thái thoải mái, dễ chịu về tinh thần, không có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng thái đảm bảo cho sự điều khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường [Vũ Dũng, 208, 719]

Như vậy theo định nghĩa của WHO, SKTT là một trạng thái sức khỏe mà mỗi cá nhân có thể nhận biết và phát huy được tiềm năng của bản thân để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và tạo ra được của cải vật chất đóng góp cho bản thân, gia đình và xã hội. Định nghĩa của WHO chú trọng đến cả kết quả đầu ra của SKTT, chứ không chỉ đơn thuần là không có biểu hiện rối loạn tâm thần và hành vi phù hợp với tình huống như trong định nghĩa của từ điểm tâm lý học.

Theo một tài liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) các chỉ số về SKTT bao gồm 3 lĩnh vực như sau:

- Thoải mái về cảm xúc: như có được sự thỏa mãn, hạnh phúc, vui vẻ, bình an

- Thoải mái về tâm lý: như tự chấp nhận bản thân, tự phát triển bản thân bằng việc cởi mở học hỏi những điều mới, lạc quan, hy vọng, có mục

đích sống, có định hướng tương lai, có các mối quan hệ tích cực, thoải mái về tinh thần.

- Thoải mái về xã hội: được xã hội chấp nhận, có niềm tin vào tiềm năng của cá nhân và xã hội, có giá trị cá nhân và có ích với xã hội, có cảm giác kết nối với cộng đồng [39].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của hỗ trợ xã hội và bạo lực đối với phụ nữ đối với mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w