0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Rối loạn tâm thần

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TÁC ĐỘNG CỦA HỖ TRỢ XÃ HỘI VÀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ ĐỐI VỚI MỐI LIÊN HỆ GIỮA SKTT CỦA NGƯỜI MẸ VÀ SKTT CỦA TRẺ (Trang 31 -34 )

11. Cấu trúc đề tài

1.2.2. Rối loạn tâm thần

Trái ngược với tình trạng SKTT lành mạnh là các RLTT. Theo WHO, RLTT bao gồm một loạt các vấn đề với các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên các triệu chứng thường đặc trưng bởi sự kết hợp của các suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, và các mối quan hệ kỳ lạ.

Còn theo CDC, RLTT được định nghĩa là các vấn đề sức khỏe gây ra bởi sự thay đổi về suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành vi (hoặc kết hợp các yếu tố đó) dẫn đến sự đau khổ và/hoặc giảm/mất các chức năng sống.

Có hai điểm quan trọng để hình thành cơ sở nắm bắt về RLTT, đó là: - Đã có những tiến bộ vượt bậc trong hiểu biết về nguyên nhân và cách

điều trị các RLTT. Hầu hết các biện pháp điều trị có thể được thực hiện một cách hiệu quả.

- RLTT bao gồm một phạm vi rộng lớn về các vấn đề sức khỏe. Với đa số mọi người, RLTT đi kèm với các rối loạn hành vi như bạo lực, kích động. Hầu hết đây là các RLTT nặng. Tuy vậy, đa số những người có RLTT có cách cư xử và bề ngoài không khác gì so với người bình thường. Vấn đề SKTT nói chung bao gồm cả rối loạn trầm cảm, lo âu, nghiện chất và bạo lực gia đình.

Nguyên nhân của các RLTT bao gồm các yếu tố tâm lý, xã hội và sinh học. Các yếu tố này xác định mức độ SKTT của cá nhân tại mỗi thời điểm, VD tình trạng căng thẳng kéo dài kết hợp với khó khăn về tài chính, học vấn thấp

được coi là yếu tố nguy cơ đối với SKTT của mỗi cá nhân và cộng đồng. Tình trạng SKTT kém thường đi kèm với căng thẳng tại nơi làm việc, phân biệt đối xử đối với phụ nữ, sự tẩy chay của xã hội, lối sống không lành mạnh, tình trạng bạo lực, các bệnh về thể chất và sự vi phạm nhân quyền. Các yếu tố tâm lý và tính cách cũng góp phần tăng nguy cơ đối với các RLTT. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là nguyên nhân sinh học bao gồm các yếu tố về gen dẫn đến việc mất cân bằng các chất hóa học trong não bộ.

1.2.2.1. Vấn đề SKTT ở phụ nữ

Nhìn chung không có sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong tỷ lệ mắc các RLTT nhưng khi xem xét tỷ lệ mắc của các RLTT cụ thể như trầm cảm, lo âu, than phiền về cơ thể thì có sự khác biệt khá rõ giữa nam và nữ. Yếu tố giới đóng một vai trò quan trọng trong SKTT, tuy nhiên vấn đề này chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của các nhà chuyên môn. So với các yếu tố kinh tế xã hội thì yếu tố giới quy định quyền lực và sự kiểm soát khác nhau ở nam và nữ về vị trí xã hội, tình trạng sức khỏe, tình trạng phơi nhiễm với các nguy cơ cụ thể của RLTT. Việc giảm các tỷ lệ RLTT ở phụ nữ sẽ góp phần đáng kể giảm gánh nặng bệnh tật gây ra bởi các RLTT.

Các yếu tố nguy cơ cụ thể đối với SKTT của phụ nữ bao gồm bất bình đẳng giới, bạo lực đối với phụ nữ, những bất lợi về kinh tế, xã hội, giáo dục của phụ nữ, bất bình đẳng trong thu nhập, vị trí thấp trong xã hội, trách nhiệm cao trong việc chăm sóc các thành viên trong gia đình… Các yếu tố này tác tác động đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau gây ra tình trạng SKTT kém cho phụ nữ.

Có khoảng 20% bệnh nhân đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu ở các nước đang phát triển có các vấn đề lo âu, trầm cảm (WHO). Tại các cơ sở này, các dấu hiệu của RLTT không được phát hiện sớm dẫn tới việc không được điều trị. Giao tiếp giữa nhân viên y tế và bệnh nhân thường mang tính “chỉ đạo” làm cho phụ nữ khó bộc bạch các vấn đề về cảm xúc, tâm lý. Khi phụ nữ nói ra

vấn đề của mình, cán bộ y tế thường có định kiến giới dẫn đến việc phụ nữ được điều trị quá ít hoặc quá nhiều so với nhu cầu thực của họ.

Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng có 3 yếu tố chính góp phần bảo vệ SKTT ở phụ nữ, đặc biệt là trầm cảm, đó là:

- Có quyền tự chủ để đáp ứng trong các tình huống khó khăn

- Có thể tiếp cận các nguồn lực mà ở đó họ được phép lựa chọn và ra quyết định

- Có sự hỗ trợ tinh thần từ các thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc nhân viên y tế

1.2.2.2. Vấn đề SKTT ở trẻ em

SKTT là một phần quan trọng của sức khỏe trẻ em. SKTT ở trẻ em bao hàm việc đạt được các mốc quan trọng về phát triển, học hỏi được các kỹ năng xã hội và biết cách đối phó với các khó khăn. Trẻ có tình trạng SKTT tốt có thể hoạt động hiệu quả ở nhà, ở trường và trong cộng đồng. SKTT ở trẻ em có mối quan hệ qua lại phức tạp với sức khỏe thể chất và khả năng thành công trong học tập, lao động và xã hội trong tương lai. Tuy nhiên, phần lớn các nhu cầu chăm sóc SKTT ở trẻ chưa được đáp ứng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo WHO, có khoảng 10 – 20% trẻ em có các RLTT, một nửa số RLTT thường bắt đầu trước tuổi 14. Các RLTT là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn tật ở người trẻ tuổi trên thế giới. Nếu không được điều trị kịp thời, các RLTT sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, khả năng học tập, cơ hội phát triển các tiềm năng trong tương lai. Trẻ em có RLTT phải đối mặt với các thách thức lớn như sự kỳ thị, phân biệt đối xử, cô lập, thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

RLTT ở trẻ em bao gồm tất cả các RLTT có thể được chẩn đoán và bắt đầu từ lứa tuổi nhỏ. Các RLTT ở trẻ là những thay đổi đáng kể trong cách mà

trẻ học tập, cư xử hoặc đối mặt với cảm xúc của chính mình. Một số RLTT phổ biến ở trẻ bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi, rối loạn trầm cảm và lo âu… Các RLTT ở trẻ có thể quản lý và điều trị được. Việc chẩn đoán và điều trị sớm các RLTT ở trẻ góp phần quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống ở trẻ sau này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TÁC ĐỘNG CỦA HỖ TRỢ XÃ HỘI VÀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ ĐỐI VỚI MỐI LIÊN HỆ GIỮA SKTT CỦA NGƯỜI MẸ VÀ SKTT CỦA TRẺ (Trang 31 -34 )

×