1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bài giảng tội phạm học chương 1 lý LUẬN CHUNG về tội PHẠM học

75 1,4K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 368,52 KB

Nội dung

Trong Tội phạm học, khái niệm “tội phạm” được hiểu là hành vi vi phạm một hình thức của chuẩn mực xã hội – vi phạm pháp luật hình sự các hình thức của chuẩn mực xã hội bao gồm các giá tr

Trang 1

TỘI PHẠM HỌC (Criminology)

• Thông tin về môn học:

• Số tín chỉ: 02 (1-1) 30

tiết

• Nhiệm vụ của sinh viên:

• - Theo dự lớp (80%)

• - Làm bài tập theo nhóm

• - Kiểm tra kết thúc học

phần

• THÔNG TIN GIẢNG VIÊN:

• Đỗ Mạnh Tuấn

• Học vị: Thạc sĩ

• Email:

tuandm.soc@gmail.com

• ĐT: 0908184560

Trang 2

Học liệu môn học

Giảng viên cung cấp

1- Dương Tuyết Miên [chủ biên]

(2010), Giáo trình tội phạm học,

Nxb Giáo dục Việt Nam.

2- Khoa Luật hình sự - ĐH Luật

Tp.HCM (2008), Giáo trình tội

phạm học, ĐH Luật Tp.HCM.

3- Trần Hữu Tráng (2011), Nạn

nhân của tội phạm, Nxb Giáo dục

Việt Nam.

4- Trường Đại học Luật Hà Nội

(2012), Giáo trình tội phạm học,

Nxb Công an nhân dân [file]

5- Cao Thị Oanh (2010), Giáo

trình Luật hình sự Việt Nam: phần

các tội phạm, Nxb Giáo dục Việt

Nam.

Học liệu thư viện ĐH Thủ Dầu Một

1 Giáo trình tội phạm học/ Võ Thị Kim Oanh,

Lê Nguyên Thanh (ch.b ) - H : Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, 2013 - 338tr ; 21cm.

2 Giáo

trình tội phạm học/ Lý Văn Quyền (ch.b.), Ng

ô Ngọc Thủy, Hoàng Xuân Châu.

- H : Công an nhân dân, 2009 - 327tr ; 114.5x20.5cm

3 Giáo

trình tội phạm học : Dùng trong các trường Đạ

i học chuyên ngành Luật, An ninh, Công an / Dương Tuyết Miên (ch.b), Nguyễn Tuyết Mai, Nguyễn Văn Nam.

- H : Giáo dục Việt Nam, 2010 - 226tr ; 16

x 24 cm

4 Phòng

chống các loại tội phạm ở Việt Nam thời kỳ đổ

i mới / Nguyễn Xuân Yêm - H., 2005 - 911tr : Bìa cứng ; 27cm.

Trang 3

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM HỌC

PHẠM HỌC CỔ ĐIỂN, SINH HỌC

VÀ TÂM LÝ HỌC TRONG LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG TỘI PHẠM

HỌC TRONG NGHIÊN CỨU TỘI PHẠM

PHẠM VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

BÁO TỘI PHẠM

CẤU TRÚC

HỌC PHẦN

Trang 4

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM

HỌC

• 1.1 Các khái niệm cơ bản

• 1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của tội phạm học

• 1.3 Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học

• 1.4 Chức năng, nhiệm vụ của tội phạm học

• 1.4.1 Chức năng của tội phạm học

• 1.4.2 Nhiệm vụ của tội phạm học

• 1.5 Mối quan hệ giữa tội phạm học với luật học, xã hội học và công tác xã hội

• 1.5.1 Tội phạm học và luật học

• 1.5.2 Tội phạm học và xã hội học

• 1.5.3 Tội phạm học và công tác xã hội

Trang 5

1.1 Các khái niệm cơ bản

Trang 6

1.1.1 Lệch chuẩn (deviance)

Lệch chuẩn là khái niệm phản ánh bất kỳ hành vi hay hành động nào của cá nhân hay nhóm xã hội tỏ ra không phù hợp với sự mong đợi chung của toàn xã hội hay là sự mong đợi của một nhóm xã hội lớn như dân tộc, tôn giáo, cộng đồng dân cư Lệch chuẩn là hành vi, hành động đi chệch khỏi các điều quy định của luật pháp, đi chệch khỏi các giá trị, chuẩn mực và quy tắc, quy ước xã hội.

Hành vi lệch chuẩn cần được xác định trong một khung

cảnh văn hóa nhất định Do vậy, trong nhiều trường hợp

hành vi lệch chuẩn mang ý nghĩa tương đối, nhất là khi xét

về mặt văn hóa.

Trang 7

1.1.2 Kiểm soát xã hội (social control)

• Một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong xã hội học để chỉ những quá trình xã hội quy

định, điều chỉnh hành vi của các cá nhân hay nhóm Do mọi xã hội đều có những chuẩn

mực và những quy tắc chi phối cách cư xử,

nên mọi xã hội đều có cơ chế tương ứng để

đảm bảo sự tuân thủ chuẩn mực và để đối

phó với lệch chuẩn.

Trang 8

1.1.3 Hành vi phạm pháp (delinquency)

Theo nghĩa đen là hành động xấu, sai trái hay lơ là nhiệm vụ, và theo nghĩa đó thì hành vi này không được định nghĩa chặt chẽ về mặt luật pháp.

Thuật ngữ này được sử dụng nhiều khi đề cập đến tình trạng phạm pháp của thanh thiếu niên, nó chỉ một hành động rất rộng, từ sự xúc phạm các giá trị đáng trân trọng cho đến ăn cắp vặt và đôi khi là

những tội phạm nghiêm trọng hơn, chẳng hạn: ăn trộm trong siêu thi, ăn trộm xe hơi…

Trang 9

Trong cách hiểu của ngành tội phạm học thuật

ngữ hành vi phạm pháp là một hành vi tội phạm, đặc biệt là nó được thực hiện bởi trẻ vị thành niên Tùy thuộc vào các quốc gia xuất xứ, người chưa thành niên trở thành một người lớn bất cứ khi nào trong độ tuổi từ 15 đến 18, mặc dù tuổi tác đôi khi hạ xuống vì tội giết người và tội phạm nghiêm

trọng khác Phạm pháp ngụ ý hành vi không phù hợp với các tiêu chuẩn pháp lý hay đạo đức của xã hội, nó thường chỉ áp dụng cho hành vi đó, nếu

được thực hiện bởi một người lớn, sẽ được gọi là hình sự

Trang 10

• WHAT IS CRIME????

Trang 11

1.1.4 Tội phạm (crime)

• Thuật ngữ tội phạm (crime) là từ có nguồn gốc từ tiếng Latin gốc cernō, có nghĩa là "tôi quyết định, tôi cho sự phán xét" Ban đầu crīmen từ tiếng Latin có nghĩa là "buộc tội" hay

"khóc lóc đau khổ" Ở Hy Lạp cổ đại từ krima (κρίμα), từ đó ), từ đó

cùng nguồn gốc Latin, thường được gọi là một sai lầm trí tuệ hoặc hành vi phạm tội chống lại cộng đồng, chứ không phải là một sai lầm cá nhân hoặc đạo đức Đến thế kỷ 13, trong

tiếng Anh từ “crime” có nghĩa là tội phạm, từ crimen trong tiếng Latin (trong trường hợp thuộc về: criminis)

• Trong tiếng Latin, crimen có thể biểu thị bất kỳ một trong

những điều sau đây: "bản cáo trạng , lời buộc tội , tội phạm, tội lỗi , hành vi phạm tội "

Trang 12

Trong Tội phạm học, khái niệm “tội phạm” được hiểu là hành vi vi phạm một hình thức của chuẩn mực xã hội – vi phạm pháp luật hình sự (các

hình thức của chuẩn mực xã hội bao gồm các giá trị của xã hội, phong tục, đạo đức và pháp luật) Một hành vi lệch lạc nào đó có thể được coi là

tội phạm, nhưng không phải bất kỳ hành vi lệch lạc nào cũng được xem là tội phạm  căn cứ để xác định tội phạm chính là Luật Hình sự.

Trang 13

Trong xã hội học, thuật ngữ “tội phạm” được hiểu là một sự vi phạm vượt ra ngoài phạm vi cá nhân mà xâm phạm vào lĩnh vực công cộng, khi nó phá vỡ những quy định hay luật lệ cấm đoán

có kèm theo những sự trừng phạt hay chế tài theo luật định

(thường là luật Hình sự), và đòi hỏi phải có sự can thiệp của cơ quan công quyền (nhà nước hay các cơ quan địa phương) Nói một cách lý tưởng thì các nhà cầm quyền địa phương cai quản một bộ máy chính thức chuyên xử lý tội phạm, và sử dụng các nhân viên đại diện để nhân danh mình mà hành động

Về phương diện pháp luật và pháp lý thì bị buộc là có hành vi phạm tội thường đi kèm với ý đồ xấu hay coi thường một cách

có ý thức, mặc dù vẫn có một vài ngoại lệ theo luật pháp Trong trường hợp thiếu chứng cứ chứng tỏ hành vi có chủ định thì

việc vi phạm đó không phải là tội phạm và sẽ không phải chịu

sự trừng phạt như thường lệ

Trang 14

Khái niệm Tội phạm trong Bộ luật Hình sự nước

CHXHCN Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009).

• Điều 8 Khái niệm tội phạm

• 1 Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô

ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự

do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Trang 15

1.1.5 Khái niệm Tội phạm học (criminology)

• Cách hiểu trên thế giới

• Cách hiểu ở Việt Nam

Trang 16

• WHAT IS CRIMINOLOGY???

Trang 17

Quan niệm về tội phạm học trên thế giới

Tội phạm học“ xuất pháp từ hai thuật ngữ:

Thuật ngữ tiếng latin „Crimen“

Crimen = Tội phạm Thuật ngữ tiếng Hy lạp „Logos“

Logos = học thuyết

Trang 18

Crimen logos = Học thuyết về tội phạm

Tội phạm học Tiếng Anh: Criminology

Tiếng Pháp: Criminologie

Trang 19

Theo từ điển Merriam-webster

• Tội phạm học, là các nghiên cứu khoa học về tội phạm như là một hiện tượng xã hội, về

những người tội phạm, và trách nhiệm hình sự (hình phạt).

• Sử dụng lần đầu tiên: 1872

[http://www.merriam-webster.com/dictionary/

criminology]

Trang 20

Theo từ điển Legal-dictionary

• Tội phạm học là các nghiên cứu khoa học về nhân quả, việc điều chỉnh, và phòng chống tội phạm

• Là một nhánh của lĩnh vực lớn hơn của xã hội học, tội phạm học dựa trên tâm lý học, kinh tế học, nhân chủng học, tâm thần học, sinh học, thống kê, và các ngành khác để giải thích nguyên nhân và phòng ngừa các hành vi tội phạm

• Phân khu của tội phạm học bao gồm: nghiên cứu chế độ lao

tù, các nghiên cứu của các nhà tù và các hệ thống nhà tù;

sinh học tội phạm học, nghiên cứu về cơ sở sinh học của

hành vi phạm tội; tội phạm học nữ quyền, nghiên cứu về phụ nữ và tội phạm; và Tội phạm học, việc nghiên cứu phát

hiện tội phạm, trong đó có liên quan đến các lĩnh vực khoa học pháp y

[http://legal-dictionary.thefreedictionary.com/Criminology]

Trang 21

Trường phái xem Tội phạm học là một ngành

khoa học, một lĩnh vực nghiên cứu

• Edwin H Sutherland (1924), “Tội phạm học là lĩnh vực kiến thức tập trung vào vấn đề xã hội của tội phạm.”

• Donald R.Cressey (1974), điều chỉnh khái niệm của Sutherland như sau: “Tội phạm học là lĩnh vực kiến thức chủ yếu nghiên cứu về hành vi phạm tội và

tội phạm như một hiện tượng xã hội Tội phạm học cũng nghiên cứu quá trình làm luật, vi phạm pháp luật, và phản ứng đối với việc vi phạm pháp luật”

Trang 22

Trường phái nhấn mạnh tới vai trò của tội phạm học

trong việc tìm ra nguyên nhân tội phạm

• Gennaro F.Vito, Ronald M.Holmes (1994), “Tội phạm học nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm”.

• Clarence Ray Jeferry (1974), “tội phạm học

nghiên cứu ba lĩnh vực: phát hiện tội phạm, xử

lý tội phạm và giải thích về tội phạm cũng như hành vi phạm tội”.

Trang 23

Trường phái xem tội phạm học là khoa học nghiên cứu

về tội phạm với những đặc tính riêng biệt

• C Bartollas và S Diniz (1989), “tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tội phạm”.

• Gregg Barak (1998), “tội phạm học là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành với những kiến thức đa dạng về nguyên nhân của tội phạm, hành vi

của người phạm tội, thực tiễn phòng ngừa tội phạm và các chính sách phòng ngừa tội

phạm”.

Trang 24

Quan niệm về tội phạm học ở Việt Nam

• GS TS Nguyễn Xuân Yêm định nghĩa:

Tội phạm học là ngành khoa học nghiên

cứu tội phạm, tình hình tội phạm, các

nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm, nghiên cứu cá nhân kẻ phạm tội và những biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nhằm ngăn chặn, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội

[Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, NXB CAND, tr.12]

Trang 25

Quan niệm về tội phạm học ở Việt Nam

định; nghiên cứu về nhân thân người phạm tội,

nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những biện

pháp phòng ngừa tội phạm nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế tội phạm trong cuộc sống xã hội

[Đỗ Ngọc Quang (1995), Giáo trình Tội phạm học, khoa Luật, ĐHQGHN,tr 9.]

Trang 26

Quan niệm về tội phạm học ở Việt Nam

• Giáo Trình Tội phạm học – ĐH Luật Hà

Nội: “Tội phạm học là ngành khoa học

nghiên cứu tình hình tội phạm, các

nguyên nhân của tội phạm, nhân thân người phạm tội và phương hướng

cũng như các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong xã hội”

• [Lý Văn Quyền (2008) [cb], Giáo trình tội phạm học, Nxb CAND]

Trang 27

Quan niệm về tội phạm học ở Việt Nam

• Dương Tuyết Miên (2010), trong một nỗ lực định

nghĩa lại khái niệm Tội phạm học qua nghiên cứu các quan điểm tội phạm học trên thế giới đã rút ra khái

niệm như sau: “ Tội phạm học là ngành khoa học xã

hội đa ngành nghiên cứu về tội phạm với tính chất là hiện tượng cá nhân và xã hội bao gồm tình hình tội phạm, nguyên nhân và hậu quả của tội phạm, phòng ngừa tội phạm, quy định của pháp luật, quy tắc của

xã hội, phản ứng của chính phủ và xã hội đối với tội phạm để kiểm soát cũng như đẩy lùi tội phạm”.

Trang 28

1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của tội phạm

Trang 29

Quan điểm tội phạm thời cổ đại

Ngay từ thời cổ đại con người đã cố gắng giải thích hiện tượng tội phạm, tuy nhiên các giải thích này

còn mang nặng tính thần bí, siêu nhiên.

- 5000 năm trước CN: con người phạm tội là do ma quỷ.

- 3500 năm trước CN: nguyên nhân của tội phạm

là do ảnh hưởng của thiên văn.

- 1250 năm trước CN: nguyên nhân của tội phạm

là do ý chí của chúa trời.

Trang 30

Quan điểm tội phạm thời cổ đại:

- Plato và Aristotle là hai nhà triết học đã đưa ra những tư tưởng về việc đấu tranh với tình hình tội phạm Hai ông coi tội phạm như là “bệnh tật” trong tâm linh của con người thực hiện

hành vi đó, và như vậy cũng là “bệnh tật” của nhà nước  các nhà làm luật (nhà nước) có trách nhiệm chữa trị bệnh tật đó.

Trang 31

Quan điểm tội phạm thời cổ đại (tt)

Trang 32

Quan điểm tội phạm thời cổ đại (tt)

• Plato :

• - Các đạo luật cần có tác động kiềm chế, khắc phục các nguyên nhân thúc đẩy các hành động và hành vi phạm tội.

• - Nhà nước phải có trách nhiệm quan tâm trước khi có sự xuất hiện sự “xa hoa, giàu có” và “nghèo đói” => thứ

nhất, làm phát triển tính nhu nhược và trò chơi tiêu

khiển; thứ hai, làm phát sinh cảm giác hèn hạ và mong muốn làm điều ác.

• - Đấu tranh với tội phạm cần phải nghĩ về tương lai (dự báo tội phạm)

Trang 33

Quan điểm tội phạm thế kỷ XVII - VXIII

• Thế kỷ 17 Francis Bacon nói rằng tội phạm sẽ phụ thuộc vào tình huống xã hội Ông mô tả quan điểm của mình trong câu này: "Cơ hội giúp một tên

trộm." Bacon đã chỉ ra rằng hành vi con người sẽ phụ thuộc vào tình huống.

• Thế kỷ 18 các nhà khai sáng như Voltaire và

Rousseau giới thiệu các khái niệm về ý chí tự do Tội phạm cũng giống như hành vi của chủ nghĩa khoái lạc và không thực hiện các nghĩa vụ của khế ước xã hội.

Trang 34

Sự ra đời của Tội phạm học hiện đại

• Nguồn gốc của tội phạm học ngày xuất hiện

trong các tác phẩm cuối thế kỷ XVIII của những người tìm cách để cải cách hệ thống tư pháp

hình sự và luật hình sự mà theo họ là độc ác, vô nhân đạo, và tùy tiện Các hệ thống cũ áp dụng pháp luật không đồng đều, tình hình tham

nhũng là phổ biến, và thường sử dụng tra tấn và các hình phạt tử hình một cách bừa bãi

[West's Encyclopedia of American Law, edition 2 Copyright 2008 The Gale Group, Inc All rights reserved.]

Trang 35

Sự ra đời của Tội phạm học hiện đại

• Các lý thuyết gia hàng đầu của học thuyết tội phạm học cổ điển như

Cesare BECCARIA BONESANO (1738-1794), lập luận rằng luật

pháp phải được áp dụng cho tất cả, và rằng sự trừng phạt cho tội

phạm cụ thể nên được chuẩn hóa bởi cơ quan lập pháp, như vậy

tránh được sự lạm dụng quyền lực của cơ quan tư pháp Beccaria và

Jeremy Bentham (1748-1832), lập luận rằng con người là sinh vật

có lý trí, họ tự do trong việc lựa chọn hành vi Beccaria và Bentham cho rằng động lực chi phối trong việc lựa chọn hành vi là để tìm

kiếm khoái lạc và tránh các cơn đau Do đó, họ lập luận rằng sự

trừng phạt nên phù hợp với các tội phạm trong một cách mà các cơn đau liên quan đến việc trừng phạt tiềm năng sẽ lớn hơn so với bất kỳ khoái lạc nào xuất phát từ việc phạm tội Các tác phẩm của những nhà lý luận này đã dẫn đến pháp điển hoá và tiêu chuẩn trong luật pháp châu Âu và Mỹ

[West's Encyclopedia of American Law, edition 2 Copyright 2008 The Gale Group, Inc All rights reserved.]

Trang 36

Sự ra đời của Tội phạm học hiện đại

• Tội phạm học đầu thế kỷ XIX cho rằng hình phạt pháp lý đã được tạo ra dưới sự hướng dẫn của các học thuyết cổ điển đã không đủ xem xét

hoàn cảnh rất khác nhau của những người tìm thấy chính mình trong các bánh răng của hệ

thống tư pháp hình sự Theo đó, họ đề xuất

rằng những người không thể phân biệt được

đúng sai, đặc biệt là trẻ em và những người bị bệnh tâm thần, nên được miễn trừng phạt

[West's Encyclopedia of American Law, edition 2 Copyright 2008 The Gale Group, Inc All rights reserved.]

Trang 37

Sự ra đời của Tội phạm học hiện đại

• Cuối thế kỷ XIX, trường phái thực chứng luận trong tội phạm học đã mang đến một cách tiếp cận khoa học để lý giải tội phạm, bao gồm cả những phát hiện từ sinh học và y học Các nhân vật hàng đầu của

trường phái này là Cesare Lombroso (1836-1909) Chịu ảnh hưởng của thuyết tiến hóa của Charles R Darwin, Lombroso đo đạc các

thông số về cơ thể của tù nhân và kết luận rằng hành vi phạm tội liên quan với đặc điểm cụ thể của cơ thể, đặc biệt là sọ não, xương, và các

dị tật về thần kinh Theo Lombroso, sinh học tạo ra một lớp người

phạm pháp trong dân số Thế hệ tiếp theo của tội phạm học đã không đồng ý và phê phán gay gắt với kết luận của Lombroso về vấn đề này

• Tuy nhiên, Lombroso đã để lại một ảnh hưởng lâu dài lên tội phạm học hiện đại với những phát hiện khác mà nhấn mạnh nhiều nguyên nhân của tội phạm, trong đó có nguyên nhân môi trường mà không được xác định về mặt sinh học Ông cũng là người tiên phong của

cách tiếp cận trường hợp trong nghiên cứu tội phạm

[West's Encyclopedia of American Law, edition 2 Copyright 2008 The Gale Group, Inc All rights reserved.]

Ngày đăng: 20/01/2016, 17:40

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w