Tội phạm học cấu trúc xã hội [Social-Structural Criminology]

Một phần của tài liệu Bài giảng tội phạm học chương 1 lý LUẬN CHUNG về tội PHẠM học (Trang 42 - 45)

- Thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên Aristotle đưa ra một quan điểm triết học về

Tội phạm học cấu trúc xã hội [Social-Structural Criminology]

Criminology]

• Cách tiếp cận Cấu trúc xã hội hướng đến xem xét cách thức mà trong đó tình huống xã hội và cấu trúc ảnh hưởng hoặc liên quan đến hành vi phạm tội.

• Một ví dụ của phương pháp này, các lý thuyết sinh thái của tội phạm học, được phát triển vào những năm 1920 và 1930 ở Đại học Chicago. Họ tìm cách giải thích mối quan hệ giữa tội phạm với sự thay đổi xã hội và môi trường. Ví dụ, họ cố gắng mô tả tại sao trong một số khu vực nhất định của một thành phố sẽ có xu hướng thu hút tội phạm và cảnh sát thực thi pháp luật không mạnh mẽ. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng các khu vực đô thị trong quá trình chuyển đổi từ nhà ở sang mục đích kinh doanh thường được bọn tội phạm nhắm làm mục tiêu. Các cộng đồng như vậy thường có tình trạng rối loạn xã hội [disorganized], nuôi dưỡng một cảm giác về sự suy yếu của chuẩn mực xã hội.

Tội phạm học cấu trúc xã hội [Social-Structural Criminology]

• Một cách tiếp cận khác của Tội phạm học cấu trúc xã hội là trường phái lý thuyết xung đột. Nó có nguồn gốc từ những lý thuyết Mác-xít, họ thấy rằng tội phạm như một sản phẩm cuối cùng của cuộc xung đột giữa các tầng lớp khác nhau trong hệ thống của CNTB. Lý thuyết xung đột trong Tội phạm học cho rằng luật pháp của xã hội được thực hiện bởi các nhóm có quyền lực, dùng để kiểm soát những người không phải có quyền lực. Các nhà lý thuyết xung đột kiến ​​nghị, những người phạm tội về cơ bản là không khác so với phần còn lại của dân số. Họ gọi những ý tưởng mà xã hội có thể được phân chia rõ ràng thành tội phạm và không phải là tội phạm là một sai lầm nhị nguyên, hay một quan niệm sai lầm. Việc xác định một người nào đó là tội phạm hay không thường phụ thuộc vào cách thức mà xã hội phản ứng lại với những người đi chệch khỏi chuẩn mực được chấp nhận. Nhiều nhà lý thuyết xung đột cho rằng dân tộc thiểu số và người nghèo được gắn nhãn là tên tội phạm nhanh hơn và dễ dàng hơn là so với các thành viên của nhóm đa số và cá nhân giàu có.

Tội phạm học cấu trúc xã hội [Social-Structural Criminology]

Tội phạm học phê phán (Critical criminology), [tội phạm học cấp tiến], dựa trên những luận điểm của chủ nghĩa Mác. Trường phái này trở nên nổi tiếng trong thập niên 1970 và đã cố gắng giải thích những biến động của xã hội đương đại. Tội phạm học phê phán dựa trên những giải trình kinh tế của hành vi và lập luận rằng sự bất bình đẳng kinh tế và xã hội là gốc rể gây ra hành vi phạm tội. Nó tập trung ít hơn vào việc nghiên cứu các tội phạm cá nhân, và có niềm tin rằng tình trạng tội phạm không thể được loại bỏ trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Nó cũng khẳng định, giống như trường phái xung đột, pháp luật có một sự thiên vị cố hữu trong bảo vệ lợi của tầng lớp thượng lưu hoặc cầm quyền, và rằng nhà nước và hệ thống pháp luật của nó tồn tại để thúc đẩy lợi ích của giai cấp cầm quyền. Tội phạm học phê phán lập luận rằng tội ác của các công ty, chính trị gia và tội phạm môi trường không được báo cáo đầy đủ và giải quyết thỏa đáng trong hệ thống tư pháp hình sự hiện hành.

Tội phạm học cấu trúc xã hội [Social-Structural Criminology]

Một phần của tài liệu Bài giảng tội phạm học chương 1 lý LUẬN CHUNG về tội PHẠM học (Trang 42 - 45)