1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng tội phạm học chương 5 PHÒNG NGỪA dự báo tội PHẠM

34 2,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 228,87 KB

Nội dung

Phòng ngừa tội phạm là tổng thể các biện pháp khác nhau do các chủ thể phòng ngừa tội phạm tiến hành nhằm ngăn chặn không để cho tội phạm xảy ra hoặc xảy ra ít đi... • Phòng ngừa tội phạ

Trang 1

CHƯƠNG 5

PHÒNG NGỪA &

DỰ BÁO TỘI PHẠM

Trang 2

I PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

(Crime prevention)

Khái niệm phòng ngừa tội phạm

Phòng ngừa tội phạm là những nỗ lực để làm giảm, ngăn

chặn tội phạm và việc phạm tội Phòng ngừa tội phạm được đặc biệt áp dụng để chỉ những nỗ lực của chính phủ trong

việc kéo giảm tỷ lệ tội phạm, thực thi pháp luật, và duy trì pháp luật hình sự (en.wikipedia.org/wiki/Crime_prevention) Phòng ngừa tội phạm là tổng thể các biện pháp khác nhau do các chủ thể phòng ngừa tội phạm tiến hành nhằm ngăn chặn không để cho tội phạm xảy ra hoặc xảy ra ít đi (Dương

Tuyết Miên, 2010)

Trang 3

• Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của tất cả các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội và của mọi công dân trong xã hội áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hướng vào thủ

tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực, đồng thời từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội Nói một cách ngắn gọn khác, phòng ngừa tội phạm

là một bộ phận cấu thành của lý luận tội phạm học,

đồng thời là hoạt động của toàn xã hội trong việc tìm ra các nguyên nhân phát sinh ra tội phạm khắc phục,

cũng như để ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội

phạm ra khỏi đời sống xã hội (Trịnh Tiến Việt, 2012)

Trang 4

1 Mục đích của phòng ngừa tội phạm

• - Giảm cơ hội hoặc không tạo ra cơ hội để cho người dân có thể thực hiện tội phạm;

• - Làm thay đổi suy nghĩ của người có ý định

phạm tội để họ từ bỏ việc phạm tội;

• - Làm cho cơ hội phạm tội trở nên khó khăn hơn, có nhiều rủi ro hơn, ít hiệu quả hơn Từ

đó tránh được nguy cơ tội phạm có thể xảy ra.

Trang 5

2 Nội dung cơ bản của phòng ngừa tội phạm

• Chủ động hoặc tạo ra sự thay đổi trong việc xây

dựng các đường phố, khu dân cư (cũng như nhà cửa khu vực đó) an toàn hơn;

• Củng cố, tăng cường vai trò kiểm soát, giữ gìn trật tự của cơ quan cảnh sát;

• Sử dụng, phát huy nhận thức, sự khôn ngoan, cảnh giác của dân chúng để ngăn chặn tội phạm, không

để cho tội phạm có cơ hội phạm tội

• Phát huy vai trò của hàng xóm, láng giềng trong

ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ bản thân và cộng đồng.

• 

Trang 6

• Củng cố, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan hữu quan, nhất là các cơ quan tư pháp hình sự trong phòng ngừa tội phạm.

• Huy động, phối hợp các cá nhân khác nhau

cùng nhau tham gia phòng ngừa tội phạm.

• Thường xuyên rà soát, chỉnh sửa để vá các lỗ hổng của pháp luật, những điểm mà tội phạm

có thể lợi dụng để phạm tội, người dân cũng không có cơ hội phạm tội.

Trang 7

3 Nhận thức cần thiết của các chủ thể phòng

ngừa tội phạm

• Vai trò của cơ hội phạm tội trong quá trình phát sinh tội phạm;

• Giáo dục, tác động làm thay đổi tư tưởng của

người có ý định phạm tội thì quan trọng hơn để cho tội phạm xảy ra;

• Phòng ngừa tội phạm, ngăn chặn để không cho tội phạm xảy ra thì quan trọng hơn là phát hiện

và trừng trị tội phạm.

•  phòng ngừa tội phạm bao giờ cũng được ưu

tiên đặt lên hàng đầu

Trang 8

4 Chủ thể phòng ngừa tội phạm

Chủ thể phòng ngừa tội phạm

Cơ quan tư pháp

Trang 9

5 Các biện pháp phòng ngừa tội phạm dưới

Phòng ngừa tội phạm theo phạm vi lãnh thổ

Phòng ngừa tội phạm theo cấp độ chuyên ngành

Phòng ngừa tội phạm theo cấp độ chuyên ngành

Trang 10

Phòng ngừa tội phạm cấp độ vĩ mô

Biện pháp kinh tế

Biện pháp kinh tế

Biện pháp chính trị

Biện pháp chính trị

Biện pháp văn hóa, tư tưởng

Biện pháp văn hóa, tư tưởng

Biện pháp tổ chức quản lý

Biện pháp tổ chức quản lý

Biện pháp pháp luật

Biện pháp pháp luật

Trang 11

Phòng ngừa tội phạm theo phạm vi lãnh thổ

Địa phương

Địa phương

• Tỉnh, huyện, xã phường, thị trấn, cụm dân cư

Căn

cứ vào:

Căn

cứ vào:

• Đặc điểm riêng biệt vùng, miền, phong tục, tập quán… tình hình tội phạm, nguyên nhân tội phạm trên địa bàn lãnh thổ đó.

Trang 12

Phòng ngừa tội phạm theo cấp độ chuyên

ngành

• Là hoạt động của phòng ngừa của các chủ thể

khác nhau, trên cơ sở luật định nhằm ngăn chặn, hạn chế tội phạm xảy ra Phòng ngừa tội phạm ở cấp độ cụ thể ở những lĩnh vực nhất định.

• VD: tuần tra, kiểm soát của công an; tuần tra,

kiểm soát của an ninh nhà ga, sân bay; việc áp

dụng hình phạt ở tòa án; việc lắp camera an ninh theo dõi ở các điểm cần kiểm soát an ninh

Trang 13

Biện pháp phòng ngừa tội phạm dưới góc độ

• 3- Xây dựng hệ thống chính sách hướng trực tiếp vào việc tấn công tội phạm

Trang 14

6 Các học thuyết về phòng ngừa tội phạm

Thuyết sự lựa chọn duy lý

Thuyết hành vi hàng ngày

Thuyết hành vi hàng ngày

Trang 15

Lý thuyết cơ hội phạm tội (Crime

Opportunity Theory)

• Đại diện là Felson và Clarke.

• Cơ hội phạm tội là nguyên nhân gốc rễ sinh ra tội phạm.

• 10 nguyên tắc trong phòng ngừa tội phạm.

• 1- Các cơ hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nguyên nhân của tất cả các tội phạm

• 2- Các cơ hội phạm tội là khác nhau đối với các

mục đích phạm tội khác nhau

• 3- Các cơ hội phạm tội thường tập trung ở một

thời điểm nhất định, trên một địa bàn nhất định

Trang 16

• 4- Cơ hội phạm tội phụ thuộc vào hành vi thường xuyên, các thói quen của con người trong đời sống hàng ngày (trộm cắp tài sản thường xảy ra khi chủ nhà đi vắng)

• 5- Một tội phạm xảy ra có thể tạo cơ hội cho người khác thực

hiện tội phạm

• 6- Một số hàng hóa đắt tiền, thời thượng cũng thúc đẩy đưa đến

cơ hội phạm tội

• 7- Sự thay đổi của xã hội và công nghệ tạo ra cơ hội phạm tội

mới Ban đầu tài sản còn được bảo vệ kỹ, khi vào giai đoạn bão hòa dễ nảy sinh sự lỏng lẻo do phổ biến của hàng hóa

• 8- Tội phạm có thể được phòng ngừa bằng cách làm giảm cơ hội phạm tội

• 9- Giảm cơ hội phạm tội không loại trừ được hoàn toàn tội phạm

• 10- Giảm cơ hội một cách tập trung thì có thể tạo ra hiệu ứng

dây chuyền làm giảm mạnh tỷ lệ tội phạm

Trang 17

Lý thuyết sự lựa chọn duy lý (Rational Choice

Theory)

• Đại diện: James.Q.Wilson, Gary Becker, George Stigler, Cornish và Clarke.

• Người phạm tội cũng như người bình thường khác

đều suy nghĩ, cân nhắc trước khi quyết định thực hiện hành vi của mình Họ xem xét xem có lợi hay không có lợi trước khi thực hiện hành vi phạm tội Lợi ích từ

việc phạm tội là lớn hơn so với việc không phạm tội.

• Để phòng ngừa tội phạm cần tăng cường khả năng rủi

ro đối với việc thực hiện tội phạm bằng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Trang 18

Nội dung cơ bản

• 1- Bản chất hành vi của con người là xử sự có lý trí

• 2- Tính có lý của hành vi liên quan hoặc dựa trên

sự tính toán của cá nhân con người

• 3- Mọi người tự do lựa chọn tất cả các hành vi của

họ, kể cả hành vi lệch lạc trên cơ sở sự tính toán hợp lý của họ.

• 4- Yếu tố tập trung của sự tính toán có liên quan đến sự phân tích mức độ có lợi (có lợi và bất lợi)

Trang 19

• 5- Sự lựa chọn của cá nhân với tất cả các điều kiện ngang bằng nhau khác nhau sẽ trực tiếp hướng tới lợi ích cho cá nhân ở mức tối đa

• 6- Sự lựa chọn hành vi của cá nhân có thể được kiểm soát thông qua việc nhận thức và hiểu biết về nội

dung trừng trị của hình phạt sẽ được áp dụng đối với hành vi phạm tội

• 7- Nhà nước sẽ làm nhiệm vụ duy trì trật tự xã hội và các lợi ích cộng đồng thông qua hệ thống pháp luật

• 8- Tính kịp thời, nghiêm khắc và dứt khoát của hình phạt là chìa khóa cho sự hiểu biết về khả năng, hiệu lực của pháp luật đối với việc kiểm soát hành vi của con người

Trang 20

Lý thuyết hành vi hàng ngày (Routine Activity

Trang 21

Mục tiêu phù hợp

• Mục tiêu mà người phạm tội hướng tới là sẵn có, với 3 loại mục tiêu chính: (1) con người; (2) vật thể; (3) địa điểm Có khá nhiều loại mục tiêu nhưng không phải tất cả những

mục tiêu đó đều phù hợp Hai tác giả mô tả một loạt mục tiêu phù hợp:

• VIVA: có giá trị, quán tính, khả năng thấy trước, cơ hội

• CRAVE: khả năng giấu giếm, có thể di chuyển, sẵn có, có giá trị, hứng thú, lợi ích còn lại

• Tội phạm sẽ không xảy ra nếu có sự giám sát chặt chẽ, tội phạm xảy ra khi thiếu sự bảo vệ và người phạm tội có mặt ngay lúc đó

Trang 22

• Thiếu vắng sự bảo vệ, là điều kiện có thể làm cho tội phạm xảy ra, việc không được bảo vệ hoặc bảo

vệ không đúng mức có thể thúc đẩy viêc phạm tội.

• Người phạm tội có mặt đúng lúc để chớp lấy cơ hội phạm tội Sự hội tụ của cả 3 yếu tố là điều

kiện thuận lợi để tội phạm xảy ra.

• Lý thuyết này còn phát triển công cụ phân tích tội phạm “tam giác tội phạm” nói về mối quan hệ

giữa mục tiêu/nạn nhân/địa điểm và sự thiếu bảo

vệ phù hợp Nếu có sai sót nào từ các nhân tố này

mà xuất hiện người có sẵn động cơ phạm tội thì tội phạm có thể xảy ra

Trang 23

II DỰ BÁO TỘI PHẠM

1 Khái niệm dự báo tội phạm

• Dự báo tội phạm là toàn bộ các hoạt động phân tích,

đánh giá về tình hình tội phạm xảy ra trong tương lai trên một địa bàn cụ thể và trong khoảng thời gian xác định.

• Vai trò của dự báo tội phạm: trên cơ sở kết quả dự báo tội phạm trong khoảng thời gian nhất định, cơ quan chức năng, các chủ thể phòng ngừa tội phạm có thể chủ động

đề ra các chính sách, biện pháp phòng ngừa tội phạm có hiệu quả, sát hợp với thực tiễn, từ đó ngăn chặn, hạn

chế hiệu quả tỷ lệ tội phạm nảy sinh trong xã hội.

Trang 24

2 Căn cứ dự báo tội phạm

• Căn cứ dự báo tội phạm (DBTP) là những cơ

sở mà chủ thể DBTP phải dựa vào đó mà đánh giá mức độ, xu hướng vận động của tội phạm xảy ra trong tương lai với những đặc trưng

nhất định trên một địa bàn cụ thể và trong

khoảng thời gian xác định.

Trang 25

Các căn

cứ DBTP

Các căn

cứ DBTP

Số liệu về tình hình TP trong khoảng TG nhất

định

Số liệu về tình hình TP trong khoảng TG nhất

định

Những nghiên cứu về nguyên nhân TP

Những nghiên cứu về nguyên nhân TP

Các sự kiện XH bất thường: nghèo,

đô thị hóa, TNXH…

Các sự kiện XH bất thường: nghèo,

đô thị hóa, TNXH…

Hiệu quả hoạt động của cơ quan PCTP

Hiệu quả hoạt động của cơ quan PCTP

Sự thay đổi chính sách KT –

XH – Pháp luật

Sự thay đổi chính sách KT –

Trang 26

3 CÁC LOẠI DỰ BÁO TỘI PHẠM

Trang 27

Theo thời gian dự báo

Dài hạn

• Thời gian 10 – 20 năm hoặc hơn nữa (cấp quốc gia)

• Không đi sâu vào cụ thể, đưa ra những nhận định có tính chất điển hình, khái quát

• Mang tính chất chung, chiến lược lâu dài

• Thời gian 10 – 20 năm hoặc hơn nữa (cấp quốc gia)

• Không đi sâu vào cụ thể, đưa ra những nhận định có tính chất điển hình, khái quát

• Mang tính chất chung, chiến lược lâu dài

Trung hạn

• Thời gian thường là 5 năm

• Kết quả DBTP là cụ thể, tương đối toàn diện

• Kết quả là những chương trình, dự án PCTP cụ thể

• Thời gian thường là 5 năm

• Kết quả DBTP là cụ thể, tương đối toàn diện

• Kết quả là những chương trình, dự án PCTP cụ thể

Ngắn hạn

• Thời gian ngắn, mang tính chất thời điểm trong năm (theo mùa, theo lịch lễ hội….)

• Áp dụng chủ yếu cấp địa phương

• Kết quả là các khuyến cáo cho chủ thể PCTP nêu cao cảnh giác bảo vệ an ninh, trật tự

• Thời gian ngắn, mang tính chất thời điểm trong năm (theo mùa, theo lịch lễ hội….)

• Áp dụng chủ yếu cấp địa phương

• Kết quả là các khuyến cáo cho chủ thể PCTP nêu cao cảnh giác bảo vệ an ninh, trật tự

Trang 28

Theo đối tượng dự báo

Dự báo tình

tội phạm

Dự báo tình

tội phạm

• Dự báo trên địa bàn cụ thể, nhất định

• Đánh giá về mức độ, xu hướng vận động của tình hình tội phạm trong tương lai với những đặc

trưng hiện tồn ảnh hưởng đến tình hình tội phạm trong khoảng TG cụ thể

• Dự báo trên địa bàn cụ thể, nhất định

• Đánh giá về mức độ, xu hướng vận động của tình hình tội phạm trong tương lai với những đặc

trưng hiện tồn ảnh hưởng đến tình hình tội phạm trong khoảng TG cụ thể

• Chủ động ngăn chặn, bắt giữ tội phạm kịp thời

• Chủ thể dự báo thường là cảnh sát

• Nghiên cứu về tội phạm thực hiện nhưng chưa bị bắt với sự hỗ trợ của kỹ thuật và khoa học hình

• Chủ động ngăn chặn, bắt giữ tội phạm kịp thời

Trang 29

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TỘI

PP mô hình hóa

PP chuyên

gia

PP chuyên

gia

Trang 30

PP ngoại suy

• Ngoại suy là dựa trên những số liệu đã có về một đối tượng được quan tâm để đưa ra sự suy đoán hoặc dự báo về hành vi của đối tượng đó trong tương lai.

• Ngoại suy sử dụng chủ yếu phân tích theo chuỗi số liệu

từ quá khứ đến hiện tại và dự báo tới tương lai

• Chỉ nên sử dụng ngoại suy trong trường hợp sau:

• - Tình huống cần dự báo tương đối ổn định;

• - Khi các PP khác có thể bị ảnh hưởng sai lệch của người

dự báo.

• Là PP phù hợp chủ yếu trong dự báo tội phạm ngắn hạn.

Trang 31

• Có 2 loại mô hình phổ biến là mô hình vật lý và mô

hình logic.

Trang 32

• Các bước xây dựng mô hình

• - Nghiên cứu về tình hình tội phạm

• - Phân tích tội phạm

• - Phán đoán tội phạm trong tương lai

Trang 33

PP chuyên gia

• Là sự đánh giá, dự báo tội phạm qua việc xử lý một cách có hệ thống ý kiến của các chuyên gia Bản đánh giá của các chuyên gia là cơ sở để tiến hành giải quyết vấn đề nghiên cứu.

• Các bước cần thực hiện

• - Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia dự báo

và nhóm các nhà phân tích

• - Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia

• - Xử lý ý kiến chuyên gia

Trang 34

HẾT CHƯƠNG 5

Ngày đăng: 20/01/2016, 17:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w