1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp Phát triển bền vững cây quế Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái

66 1,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 735,1 KB

Nội dung

Một số yếu điểm còn tồn tại đó là diện tích trồng tràn lan; chất lượng không đồng đều; thu mua, sản xuất, kinh doanh còn manh mún; sản phẩm tinh dầu thô mới chỉ sơ khai ở việc xuất khẩu

Trang 1

0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-o0o -

Công trình tham dự Cuộc thi

Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2012

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 4

I Khái niệm “phát triển bền vững” 4

II Nội dung cơ bản của Phát triển bền vững 6

1 Phát triển bền vững kinh tế 7

2 Phát triển bền vững xã hội 8

3 Phát triển bền vững môi trường: 10

III Một số nguyên tắc Phát triển bền vững 11

IV Các nhân tố tác động đến Phát triển bền vững 14

1 Nhóm các nhân tố kinh tế 14

2 Nhóm các nhân tố phi kinh tế 16

V Một số chỉ tiêu đánh giá Phát triển bền vững 16

1 Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế 16

2 Nhóm chỉ tiêu về xã hội 17

3 Nhóm chỉ tiêu về môi trường 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY QUẾ HUYỆN VĂN YÊN – TỈNH YÊN BÁI 20

I Khái quát chung về cây quế và Thị trường các sản phẩm từ quế trên Thế giới 20

1 Khái quát chung về cây quế 20

2 Cung và cầu về các sản phẩm từ cây quế trên thị trường Thế giới 21

II Cây quế Văn Yên và các yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững cây quế Văn Yên 23

1 Các yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững cây quế Văn Yên 23

1.1 Vị trí địa lý, địa hình và các điều kiện tự nhiên 23

1.2 Nguồn nhân lực 24

1.3 Chính sách của địa phương 24

2 Cây quế Văn yên và một số sản phẩm từ quế Văn Yên 25

2.1 Cây quế Văn Yên 25

2.2 Một số sản phẩm từ quế Văn Yên 26

2.2.1 Sản phẩm Quế vỏ 26

2.2.2 Sản phẩm Tinh dầu quế 27

III Thực trạng phát triển bền vững cây quế Văn Yên 27

1 Bền vững kinh tế 27

1.1 Quy mô kinh tế: 27

1.1.1 Quy mô vùng trồng nguyên liệu 27

1.1.2 Quy mô vùng sản xuất, chế biến và kinh doanh 29

1.2 Cơ cấu kinh tế 32

1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 32

1.2.2 Ứng dụng khoa học kỹ thuật 34

2 Bền vững xã hội 35

2.1 Thực trạng vấn đề lao động việc làm 35

Trang 3

2.2 Thực trạng cải thiện cuộc sống người dân và xóa đói giảm nghèo 36

2.3 Thực trạng vấn đề văn hóa xã hội và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống 37

2.4 Thực trạng phát triển nguồn lực con người 38

2.4.1 Giáo dục và đào tạo 38

2.4.2 Công tác y tế cộng đồng 39

3 Bền vững Môi trường 39

3.1 Thực trạng sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng nguyên liệu 39

3.2 Thực trạng bảo vệ và tái tạo tài nguyên môi trường 39

3.3 Thực trạng sử dụng hóa chất độc hại và công tác xử lý phế thải 41

IV.Một số hạn chế trong thực trạng phát triển bền vững cây quế Văn Yên 41

1 Về kinh tế 41

1.1 Nguyên liệu tại vùng trồng quế chưa được sử dụng triệt để 41

1.2 Sản phẩm từ quế mới chỉ là sản phẩm nguyên liệu thô 42

1.3 Hình thức xuất khẩu còn nhiều hạn chế 42

1.4 Ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa cao 43

2 Về xã hội 43

2.1 Lao động việc làm theo thời vụ, không có tính ổn định 43

2.2 Chất lượng lao động thấp 44

2.3 Bất bình đẳng trong thu nhập 45

2.4 Nhận thức và tầm nhìn của người dân còn nhiều hạn chế 46

3 Về môi trường 46

3.1 Khói thải công nghiệp chưa được xử lý triệt để 46

3.2 Kế hoạch phát triển tài nguyên rừng và trồng mới rừng nguyên liệu đạt kết quả thấp 46

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY QUẾ HUYỆN VĂN YÊN – TỈNH YÊN BÁI 48

I Quan điểm – mục tiêu chiến lược Phát triển bền vững cây quế Văn Yên 48

II Một số giải pháp Phát triển bền vững cây quế Văn Yên 50

1 Nhóm giải pháp kinh tế 50

1.1 Thu hút vốn đầu tư vào địa phương 50

1.2 Mở rộng quy hoạch vùng trồng nguyên liệu 50

1.3 Mở rộng hoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm từ quế 51

1.4 Tăng cường khả năng ứng dụng khoa học công nghệ 52

1.5 Tăng cường hoạt động xuất khẩu trực tiếp 53

1.6 Xây dựng khối liên kết ngành tại địa phương 54

2 Nhó m g iả i p háp xã hộ i 55

2.1 Nâng cao chất lượng nguồn lao động, chính sách thu hút lao động 55

2.2 Giải pháp nâng cao dân trí: 55

3 Nhóm giải pháp tài nguyên môi trường 56

3.1 Xử lý khói thải khu công nghiệp 56

3.2 Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng: 57

Trang 4

DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Hình 1: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường 7 Bảng 1: Chỉ tiêu hóa học của một số loại quế trên Thế giới 21 Bảng 2: Khối lượng và giá trị nhập khẩu bình quân/năm mặt hàng quế trên Thế giới giai đoạn 2001 – 2010 22 Bảng 3: Diện tích trồng quế Huyện Văn Yên giai đoạn 2006-2010 (Đơn vị: ha) 28 Bảng 4: Sơ lược kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh CTy TNHH TM SX XNK Đạt Thành năm 2009 và 2010 (Đơn vị: VND) 31 Bảng 5: Sản lượng xuất khẩu quế giai đoạn 2005 – 2010 (Đơn vị: Tấn) 32 Bảng 6: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Văn Yên giai đoạn 2007-2010 33 Biểu đồ 1: Tỷ trọng các nước xuất khẩu quế theo khối lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu 23 Biểu đồ 2: Tỷ trọng sản lượng sản xuất của các thành phần kinh tế trong tổng sản lượng sản phẩm sản xuất từ quế năm 2011 29 Biểu đồ 3: Tỷ trọng các ngành kinh tế trong Tổng GTSX H.Văn Yên 2007 - 2010 33 Biểu đồ 4: Tỷ trọng lao động có việc làm trong tổng số lao động và Tỷ lệ thất nghiệp Huyện Văn Yên giai đoạn 2007 – 2010 35 Biểu đồ 5: TNBQ lao động tại các doanh nghiệp tại địa phương và TNBQ lao động tại các nhà máy tinh dầu quế 2007 – 2010 36 Biểu đồ 6: Độ che phủ rừng và Độ che phủ rừng quế trong tổng diện tích rừng che phủ Huyện Văn Yên năm 2011 40

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Trong khoảng mấy chục năm trở lại đây, Việt Nam được biết đến rộng rãi trên thế giới nhờ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng đặc trưng của miền nhiệt đới nóng ẩm Một trong số những mặt hàng đặc trưng ấy phải kể đến mặt hàng quế Từ

xa xưa, cây quế đã được xem là một loại lễ vật quý giá được mang đi tiến cống và dâng lên các bậc vua chúa phong kiến Trong dân gian, quế được coi là một trong bốn “tứ đại thuốc quý” là “sâm – nhung – quế - phụ” Cho đến ngày nay, quế vẫn giữ nguyên được giá trị đa công dụng của nó Hơn thế nữa, khi nhu cầu về mặt hàng này trên thế giới ngày càng tăng, thương mại kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới ngày càng mạnh, quế đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao hơn hẳn so với một số sản phẩm nông – lâm nghiệp khác

Quế là một loại cây đặc biệt bởi nó chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong một điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nhất định Không phải đất nước nào, vùng đất nào có nhu cầu là có thể trồng loại cây này Vậy nên, những đất nước có điều kiện

tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng của cây quế có thể nói là có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm này so với các nước khác Do đó giá cả mặt hàng quế rất cao và hiệu quả của ngành sản xuất chế biến quế cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác cùng ngành Việt Nam một trong số ít những đất nước nhiệt đới nóng ẩm trên thế giới có điều kiện tự nhiên và khí hậu trời phú cho sự sinh trưởng và phát triển của cây quế Cây quế Việt Nam được trồng tập trung ở các vùng như Văn Yên (Yên Bái), Trà

My – Trà Bồng (Quảng Nam), Thường Xuân (Thanh Hóa), Quảng Lâm (Quảng Ninh) với sản lượng chủ yếu thuộc vùng quế Văn Yên của tỉnh Yên Bái

Từ rất lâu nay, Huyện Văn Yên đã nổi tiếng với các sản phẩm từ cây quế vỏ trên thị trường trong và ngoài nước Xét về số lượng, quế Văn Yên đứng đầu trong các địa phương trồng quế diện tích hơn 15 ngàn ha quế Xét về chất lượng và sản lượng tinh dầu, quế Văn Yên được xếp thứ hai toàn quốc, sau quế Trà My của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng Cho đến hiện nay, thu nhập từ trồng và khai thác cây quế

đã trở thành một nhân tố quan trọng giúp thay đổi cuộc sống của những người dân

Trang 6

nơi đây, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa của địa phương Tuy nhiên, thực tế cho thấy những giá trị ấy vẫn chưa thực sự xứng với tiềm năng vốn có của cây quế Văn Yên Một số yếu điểm còn tồn tại đó là diện tích trồng tràn lan; chất lượng không đồng đều; thu mua, sản xuất, kinh doanh còn manh mún; sản phẩm tinh dầu thô mới chỉ sơ khai ở việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với giá trị xuất khẩu thấp; chưa chú trọng đến việc quảng bá sản phẩm sang các thị trường tiềm năng…

Với mong muốn đem lại một cái nhìn tổng quát về các sản phẩm từ cây quế

và thực trạng trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ quế, đồng thời

đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững cho việc phát huy tối đa tiềm năng từ

quế Văn Yên nhằm mục tiêu nâng cao ứng dụng công nghệ khoa học vào việc sản xuất chế biến và duy trì nguồn gen quí, tăng trưởng kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo, cải thiện thu nhập người dân, đảm bảo công bằng xã hội, phát triển con

người và bảo vệ môi trường, đề tài nghiên cứu“Giải pháp phát triển bền vững cho

cây quế Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái” được ra đời

Đề tài nghiên cứu thực hiện những mục tiêu nghiên cứu sau đây Thứ nhất: làm rõ các khái niệm học thuật liên quan đến vấn đềphát triển bền vững; Thứ hai: phân tích và đánh giá thực trạng phát triển bền vững của cây quế Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái; Thứ

ba: đề xuất những giải pháp cụ thể cho sự phát triển bền vững của cây quế Huyện Văn Yên

Trang 7

Đối tượng trọng tâm của công trình nghiên cứu là sự phát triển bền vững của cây quế Văn Yên xoay quanh các mục tiêu phát triển bền vững của địa phương liên

quan đến các vấn đề cốt lõi như kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường

Ngoài phần mục lục,mở đầu , kết luận và phụ lục, bài nghiên cứu được chia thành ba chương:

Chương I : Một số lý luận chung về phát triển bền vững

Chương II: Thực trạng phát triển bền vững cây quế Huyện Văn Yên – Tỉnh

Yên Bái

Chương III: Một số giải pháp phát triển bền vững cây quế Huyện Văn Yên –

Tỉnh Yên Bái

Trang 8

CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

I Khái niệm “phát triển bền vững”

Thuật ngữ “Phát triển bền vững” là thuật ngữ đã xuất hiện trên 40 năm nay

và ngày càng được hoàn thiện hơn trong chiến lược toàn cầu giải quyết các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội

Năm 1972, tại Stockholm, Thủy Điển, Hội nghị Liên hợp quốc về con người

và môi trường được coi là có quy mô toàn cầu đầu tiên với sự góp mặt của 113 quốc gia đã được tổ chức nhằm xem xét sự ảnh hưởng của các hoạt động của con người tới môi trường và đưa ra những đường lối giải quyết chung cho vấn đề môi trường Hội nghị đã khẳng định việc các quốc gia chú trọng cải thiện cuộc sống, đặc biệt là môi trường sống cho nhân dân là hết sức cần thiết, đồng thời Hội nghị cũng ra tuyên

bố về 26 nguyên tắc đảm bảo cho sự PTBV với nhận thức mới rằng bảo vệ và cải thiện môi trường là vấn đề quan trọng, tác động đến hạnh phúc mọi người và phát triển kinh tế trên toàn thế giới [1]

Tuy nhiên, tuyên bố và những nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững nêu trên mới chỉ đề cập đến môi trường mà chưa đề cập đến các vấn đề khác của PTBV

Năm 1984, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã ủy nhiệm cho bà Gro Harlem Brundtland, khi đó là Thủ tướng Na Uy, quyền thành lập và làm chủ tịch Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (World Commission on Environment and Development - WCED), nay còn được biết đến với tên Ủy ban Brundtland Hoạt động của Ủy ban này trở nên nóng bỏng hơn khi báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (Our Common Future) được xuất bản và lần đầu tiên công bố chính thức thuật ngữ PTBV – một khái niệm cũng như một cái nhìn mới giúp cho các quốc gia hoạch định kế hoạch phát triển lâu dài Theo Ủy ban Brundtland, thuật ngữ PTBV

được định nghĩa là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu của ngày

hôm nay mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ tương lai” [2]

Định nghĩa trên đã khái quát một cách chung nhất mục

Trang 9

tiêu của sự PTBV, đó là khả năng phát triển kinh tế lâu dài và không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của các lĩnh vực khác trong đời sống con người, cũng như lợi ích của thế hệ tương lai Nói cách khác, có thể hiểu PTBV phải bảo đảm được sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng, tài nguyên thiên nhiên

và môi trường được bảo vệ, gìn giữ

Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển (Hội nghị Rio) của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm trên và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường có tên Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) [1]

Chương trình đề xuất rằng con người có thể giảm thiểu được đói nghèo khi cho con người quyền được sử dụng tài nguyên họ cần để phục vụ cuộc sống của chính họ

Mười năm sau Hội nghị Rio, năm 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới

về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg), các nước đã ngồi lại và cùng nhau nhìn lại quá trình thực hiện Chương trình nghị sự 21 và tiếp tục hoàn thiện với các mục tiêu được ưu tiên Những mục tiêu này bao gồm xóa đói giảm nghèo, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả Bên cạnh đó, Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe và phát triển

Tại Việt Nam, PTBV đã trở thành quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà Nước Ngay từ những năm 1991, “Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991 – 2000” được ban hành đã tạo tiền đề cho quá trình PTBV

ở Việt Nam Quan điểm PTBV đã được khẳng định trong Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước Bên cạnh đó, quan điểm PTBV đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam và trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn năm 2001 – 2010 là

“phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện

Trang 10

tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trưởng, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, gìn giữ đa dạng sinh học Hơn thế nữa, để thực hiện mục tiêu PTBV như Nghị quyết của Đảng đã đề ra, ngày 17/8/2004 “Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” theo Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai tại các địa phương trên cả nước.[3]

Cho đến thời điểm này, Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam đã phát huy những hiệu quả kinh tế - xã hội – bảo vệ môi trường đáng kể cho mục tiêu PTBV của đất nước

II Nội dung cơ bản của Phát triển bền vững

Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về vấn đề [3]

đã đánh dấu sự mở rộng của định nghĩa tiêu chuẩn với ba điểm chính của PTBV là: kinh tế, xã hội, môi trường PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển bao gồm các mục tiêu:

 Mục tiêu kinh tế - đặc biệt là tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, hiệu quả kinh tế, ổn định kinh tế

 Mục tiêu xã hội – đặc biệt là vấn đề việc làm, tiến bộ, công bằng xã hội, an ninh quốc phòng, giáo dục, y tế, văn hóa dân tộc và sinh hoạt cộng đồng

 Mục tiêu môi trường – đặc biệt là phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên có thể tái tạo và bảo tồn các tài nguyên không tái tạo được

Trang 11

Hì nh 1:

Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường

Nguồn: Giáo trình Kinh tế phát triển NXB: Đại học kinh tế quốc dân 2008[4]

1 Phát triển bền vững kinh tế

Phát triển bền vững về kinh tế bao gồm những nội dung chính như: duy trì kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao hiệu quả, hàm lượng, khoa học công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên môi trường và cải thiện môi trường; thay đổi

mô hình và công nghệ sản xuất theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường; thực hiện quá trình “công nghiệp hóa sạch”; phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững Trong đó quan trọng nhất là mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế kết hợp với sự thay đổi của cơ cấu kinh tế và cuộc sống con người kể cả chất và lượng

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế bao gồm sự tăng trưởng của tất cả các ngành, các khu vực trong nền kinh tế Để có tăng trưởng, mức tăng sản lượng phải lớn hơn mức tăng dân số [5]

Phát triển bền vững

Trang 12

Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với sự thay đổi trong cơ cấu dân số Trên thực tế, trong quá trình phát triển, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng

tỷ trọng của các khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ tăng trong khi tỷ trọng của nông nghiệp giảm Sự thay đổi cơ cấu kinh tế phản ánh mức độ thay đổi của phương thức sản xuất ngày càng hiện đại, những khu vực có năng suất cao, giá trị gia tăng lớn có tốc độ phát triển cao hơn sẽ dần dần thay thế những khu vực sản xuất có năng suất lao động và giá trị gia tăng thấp [5].Do đó, tương trưởng kinh tế muốn bền vững phải gắn liền với bền vững trong cơ cấu kinh tế

Hơn thế nữa, một nền kinh tế PTBV không chỉ là một nền kinh tế có sự tăng trưởng kinh tế cao, có sự chuyển dịch kinh tế theo hướng hiện đại hơn mà còn phải hàm chứa trong sự phát triển ấy những ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật và sản xuất hiện đại Việc ứng dụng khoa học công nghệ ấy phải được diễn ra trên tất

cả các lĩnh vực và hoạt động của nền kinh tế, là nhân tố cốt lõi và quan trọng nhất giúp cho việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế được nhanh, mạnh và hiệu quả hơn

2 Phát triển bền vững xã hội

Phát triển bền vững về xã hội là sự phát triển dựa trên cơ sở và nền tảng cơ bản là sự tăng trưởng trưởng và phát triển bền vững về kinh tế Để đạt được sự PTBV về xã hội, tăng trưởng và phát triển kinh tế phải thực hiện được những mục tiêu cụ thể liên quan trực tiếp đến con người và xã hội

Tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội

Sự phát triển kinh tế phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội và con người, nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người Trong đó, xóa đói giảm nghèo, khuyến khích người dân tự vươn lên làm giàu chính đáng, trợ giúp người nghèo thoát nghèo, tạo thêm việc làm cho các đối tượng lao động được chú trọng hơn cả Bên cạnh đó thực hiện nhiệm vụ tiếp tục hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân

số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân số và tình trạng thất nghiệp Không những thế, bền vững xã hội còn hướng tới mục tiêu giải quyết các vấn đề về công bằng xã hội như tham nhũng, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, chênh lệch thu nhập…

Trang 13

Tăng trưởng và phát triển kinh tế giúp phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ

Văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ là những lĩnh vực có tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đời sống của người dân, không chỉ tác động trong thời gian ngắn mà sẽ tác động lâu dài đến sự phát triển của một quốc gia

Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng tài năng, góp phần quan trọng vào việc phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Đầu tư cho giáo dục đào tạo chính là đầu tư cho một sự phát triển bền vững Hơn thế nữa, trong thời đại hiện nay, giáo dục đào tạo phải gắn với phát triển khoa học công nghệ hiện đại – lực lượng sản suất trực tiếp của con người trong thời đại mới Chỉ có bằng con đường giáo dục thì mới nâng cao được tri thức, mới có được nền kinh tế tri thức, trong đó khoa học và công nghệ chiếm địa vị quyết định trong sự gia tăng và phát triển ấy

Bên cạnh đó, văn hóa cũng là một nhân tố quan trọng Văn hóa có thể được xem như một nhân tố đặc trưng mang tính chất tổng quát đánh giá sự phát triển của

xã hội loài người Do đó, việc phát triển văn hóa quốc gia, nâng cao dân trí gắn liền với sự phát triển tiến bộ, hiện đại của thời đại công nghệ thông tin ngày nay cũng chính là một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển bền vững

Tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm mục tiêu phát triển con người

Tăng trưởng và phát triển kinh tế đảm bảo sự ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và hướng đến mục tiêu cao nhất là phát triển con người Trong một xã hội, con người phải được đảm bảo quyền tự do dân chủ của mình Đó là quyền được sống theo hiến páp và pháp luật, đảm bảo những quyền cơ bản của con người như: quyền riêng tư, quyền sở hữu tài sản, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do bầu cử Hơn thế nữa, trong một quốc gia phát triển, quyền tự do dân chủ của con người không những được đảm bảo mà còn cần phải được phát huy mạnh mẽ để giúp con người bảo vệ cao nhất những lợi ích cá nhân, của bản thân, được tôn trọng, được bình đẳng, từ đó đóng góp cho mục tiêu cân bằng xã hội nói chung

Trang 14

Con người là trung tâm của mọi sự phát triển trong vũ trụ Phát triển kinh tế, phát triển xă hội nói chung muốn bền vững nhất thiết phải gắn liền với phát triển con người Quan điểm phát triển con người là sự phát triển mang tính chất nhân văn, nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó Những lựa chọn quan trọng nhất trong đó là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một cuộc sống ấm no Bên cạnh đó, năm đặc trưng cơ bản của quan điểm phát triển con người là: con người là trung tâm của sự phát triển, người dân vừa là phương tiện và là mục tiêu của phát triển, chú trọng nâng cao vị thế của người dân (bao hàm cả sự hưởng thụ và cống hiến), chú trọng việc tạo lập bình đẳng cho người dân về mọi mặt: dân tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch… và tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân về: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa

3 Phát triển bền vững môi trường:

Môi trường là không gian sinh tồn của con người, là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, là nơi chứa đựng, đồng hóa một phần chất thải của con người Vì vậy, môi trường bền vững là môi trường luôn luôn thay đổi nhưng đảm bảo thực hiện cả 3 chức năng nói trên

Trong xã hội bền vững, phát triển bền vững về môi trường bao gồm các nội dung chính như: khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; không làm suy thoái, huỷ hoại môi trường và nuôi dưỡng, cải thiện chất lượng môi trường Do vậy, PTBV về môi trường là sự sử dụng tài nguyên trong phạm vi khôi phục được về số lượng và chất lượng, sử dụng một cách tiết kiệm, hạn chế và bổ sung thường xuyên bằng con đường tự nhiên hoặc nhân tạo Chất lượng môi trường, không khí, đất, nước, cảnh quan liên quan đến sức khỏe, tiện nghi, yêu cầu thẩm mỹ, tâm lý nhất thiết phải không bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm Các nguồn phế thải nhất thiết phải được xử lý và tái chế kịp thời

Ở Việt Nam, mục tiêu đảm bảo bền vững về môi trường gồm các nội dung như: lồng ghép các nguyên tắc phát triển bền vững trong các chính sách và chương trình phát triển vùng và quốc gia; đẩy lùi tình trạng suy thoái về tài nguyên môi

Trang 15

trường trong những lĩnh vực cụ thể như diện tích đất có rừng che phủ, cung cấp nước sạch hợp vệ sinh và điều kiện môi trường nơi sinh sống, cải thiện điều kinh ăn

ở sinh hoạt của nhân dân, kìm hãm sự ra tăng ô nhiễm, khuyến khích sản xuất sạch hơn, tích cực phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường Hơn thế nữa, khi biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên trầm trọng và Việt Nam vẫn còn là một đất nước phần lớn là dân sô nghèo sống phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và khai thác các nguồn lực tự nhiên để đảm bảo sinh kế thì việc thực hiện bền vững môi trường trong mối quan hệ với việc thực hiện các mục tiêu lớn khác của nền kinh tế trở thành một thách thức lớn cho các địa phương nói riêng và cả quốc gia nói chung

III Một số nguyên tắc Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là mục tiêu lớn lao của cả cộng đồng Quá trình xây dựng PTBV của con người phải được dựa trên những nguyê tắc nhất định Những nguyên tắc

đó lien kết cộng đồng con người lại, tạo nên một xã hội PTBV Chúng hướng dẫn hành

vi con người chứ không phải là mệnh lệnh Những nguyên tắc ấy giúp gắn kết những thành viên của cả cộng đồng để cùng hướng đến một mục tiêu chung của toàn xã hội

Nguyên tắc thứ nhất: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng [6]

Đây là nguyên tắc tạo nên sự gắn kết trong quá trình phát triển Con người có trách nhiệm phải quan tâm đến đồng loại và các hình thức tồn tại khác nhau của sự sống trong hiện tại và tương lai Cần phải chia sẻ công bằng những phúc lợi và chi phí trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các cộng đồng với các nhóm có liên quan, giữa người giàu và người nghèo, giữa các thế hệ hiện tại với nhau và với các thế hệ tương lai Ngày nay, thế giới tự nhiên ngày càng bị tác động mạnh mẽ bởi hoạt động của con người Vì vậy, phải con người phải làm sao để cho những tác động ấy không đe dọa sự sống của con người và muôn loài khác để con người có cơ hội dựa vào đó để sinh tồn và phát triển.Nguyên tắc này vừa thể hiện trách nhiệm, vừa thể hiện đạo đức của con người

Nguyên tắc thứ hai: Cải thiện chất lượng cuộc sống và con người của cộng

đồng [6]

Mục tiêu của sự phát triển kinh tế là không ngững nâng cao chất lượng cuộc sống của con người Mỗi một cộng đồng, một xã hội đều có những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau nhưng đều cùng hướng đến một mục tiêu chung là xây dựng

Trang 16

một cuộc sống lành mạnh, no đủ cho con người Do vậy, cải thiện chất lượng cuộc sống nhìn chung được đo lường bằng các điều kiện sống cơ bản như ăn, ở, đi lại, việc làm, y tế, giáo dục và văn hóa người Hơn thế nữa, chất lượng cuộc sống của con người còn phải được thể hiện qua sự tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ và duy trì đời sống vật chất và tinh thần của con người

Nguyên tắc thứ ba: Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của hệ sinh thái [6]

Cuộc

sống của loài người hoàn toàn phụ thuộc vào những hệ thống thiên nhiên trên trái đất Tính đa dạng ấy tạo ra sự bền vững trong quá tŕnh phát triển hệ sinh thái trước những yếu tố từ tự nhiên, môi trường hay con người Vì vậy, sự phát triển phải dựa trên cơ sở bảo bệ được cấu trúc, chức năng và tính đã dạng của hệ thống ấy Đặc biệt, trong quá trình tiến hóa tự nhiên, những giống, loài mới sẽ hình thành trong điều kiện sinh thái mới và đồng thời triệt tiêu những giống loài khác Do đó, bảo vệ sức sống và tính đa dạng của hệ sinh thái đồng nghĩa với việc bảo vệ các loài sinh vật, các giống gen quý và cả điều kiện tồn tại của chúng

Nguyên tắc thứ tư: Bảo đảm chắc chắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên

Nguồn tài nguyên tái tạo bao gồm đất, nước không khí, thế giới động thực vật… phải được sử dụng sao cho chúng có thể phục hồi được Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên không tái tạo được phải được kéo dài quá trình sử dụng bằng cách tái sinh tài nguyên, dùng tài nguyên có thể tái tạo được để thay thế hoặc sử dụng tiết kiệm Chỉ có như vậy mới nguồn tài nguyên cung cấp cho hàng trăm triệu người hằng năm và cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn

Nguyên tắc thứ năm: Giữ vững khả năng chịu đựng của Trái đất Khả năng

chịu đựng của Trái đất thực chất là khả năng chịu đựng của tất cả các hệ sinh thái có trên Trái đất Các tác động lên hệ sinh thái do đó tác động tới sinh quyển sao cho chúng có thể tự phục hồi Khả năng chịu đựng này thay đổi theo từng vùng và rõ rang phụ thuộc rất lớn vào số lượng con người và hành vi sử dụng của con người Chính sách kinh tế, chính sách dân số và cách sống của con người trên một địa bàn

và khả năng chịu đựng của thiên nhiên rang buộc chặt chẽ với nhau Tuy nhiên, dù

là tự nhiên hay nhân tạo, chúng đều có một khả năng chịu đựng nhất định Do vậy, việc giữ vững khả năng chịu đựng của các hệ sinh thái kể trên là hết sức cần thiết,

Trang 17

đặc biệt là việc học tập và vận dụng tri thức con người vào việc ra tăng sức chịu đựng của các hệ sinh thái

Nguyên tắc thứ sáu: Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân trong sinh hoạt,

sản xuất và tiêu dùng Cuộc sống bền vững được xây dựng trên cơ sở những đạo

đức mới Do đó con người phải xem xét lại các giá trị và thay đổi cách ứng xử Cuộc sống xã hội phải xây dựng, đề ra các tiêu chuẩn đạo đức và phê phán lối sống không dựa trên nguyên tắc bền vững Sử dụng mọi hình thức giáo dục chính thức và không chính thức để mọi người có cách ứng xử và các hành vi đúng đắn trong việc tác động lên thiên nhiên, hướng tới sự phát triển tài nguyên thiên nhiên bền vững

Nguyên tắc thứ bảy: Để cho cộng đồng tự quản lý môi trường của mình Con

người được xem như là chủ thể của mọi hoạt động trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng Do đó, chỉ khi nào mỗi người dân biết cách tổ chức và quản lý canh tác, sản xuất, sinh hoạt của mình một cách bền vững thì khi đó cộng đồng đó mới có thể phát triển bền vững và đạt được những mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và bảo

vệ môi trường cao hơn Để cộng đồng tự quản lý môi trường của mình nghĩa là gắn trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường với quyền lợi được hưởng những giá trị, những lợi ích mà tài nguyên và môi trường đem lại Vì vậy, bằng việc tuyên truyền, giáo dục và đào tạo, bản thân mỗi thành viên của cộng đồng phải hiểu rõ được về môi trường mình đang sinh sống, hiện trạng tài nguyên mình đang sử dụng, làm thế nào để khắc phục những tổn hại của tài nguyên này… Tuy nhiên, bên cạnh việc cộng đồng tự quản cũng nhất thiết cần đến sự phối hợp và giám sát của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng

Nguyên tắc thứ tám: Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất cho việc PTBV.

Mỗi xã hội tiến bộ phải dựa trên cơ sở nguồn thong tin phong phú, kiến thức dồi dào,

cơ cấu pháp luật vững chắc, giáo dục toàn diện, nền kinh tế vững chắc và chính sách

xã hội phù hợp Hơn thế nữa, chính sách quốc gia phải gắn liền chính sách kinh tế với khả năng chịu đựng của môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên

Nguyên tắc chín: Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu Trong thế giới ngày

nay, không một quốc gia nào tồn tại theo phương thức tự cấp tự túc Vì vậy, sự PTBV toàn cầu phải là hành động của toàn dân, toàn nhân loại Các nguồn tài nguyên của

Trang 18

hình tinh, nhất là không khí, nguồn nước và các hệ sinh thái chỉ có thể bảo vệ bằng sự quản lý chung, mục đích chung và giải pháp thích hợp Toàn cầu phải trở thành một

liên minh vững chắc và có sự trợ giúp lẫn nhau giữa các quốc gia

IV Các nhân tố tác động đến Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là tổng hòa của sự phát triển bền vững trên cả ba lĩnh vực: kinh tế, văn hóa và xã hội Bên cạnh những điều kiện cơ bản cho sự PTBV như sự ổn định về chính trị – xã hội, sự phát triển khoa học – công nghệ, giáo dục - đào tạo, sự đồng thuận xã hội với các mục tiêu của phát triển bền vững, PTBV còn chịu sự tác động trực tiếp của hai nhóm nhân tố chủ yếu là nhóm các nhân tố kinh tế và nhóm

các nhân tố phi kinh tế

1 Nhóm các nhân tố kinh tế

Nhóm các nhân tố kinh tế tác động đến PTBV bao gồm các nhân tố như: nguồn nhân lực, nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ

Về nhân tố nguồn nhân lực, mọi của cải vật chất đều được làm nên từ bàn tay

và trí óc của con người Vậy nên, trong các nguồn lực của xã hội thì nguồn nhân lực

có tác động mạnh mẽ nhất quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động,

là tổng thể các yếu tố về thể lực và trí lực của họ vận dụng vào lao động sản xuất Phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo bài bản là yếu tố quyết định của sự PTBV

Trang 19

Về nhân tố vốn, nguồn vốn bao gồm vốn đầu tư và vốn sản sản xuất là yếu tố

mạnh mẽ tác động đến quá trình sản xuất nói riêng và PTBV nói chung Vốn sản xuất vừa là yếu tố đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở

để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của nền kinh

tế, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, góp phần đáng

kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa quá trình sản xuất Nền kinh tế sẽ không thể phát triển nếu năng lực về nguồn vốn kém Trái lại, tăng vốn sản xuất, đặc biệt là tăng vốn đầu tư góp phần mạnh mẽ vào việc mở rộng quy mô sản xuất theo hướng phát triển bền vững về máy móc, kỹ thuật, khoa học công nghệ, giúp giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động Do vậy, trong phát triển kinh tế bền vững, nhiệm vụ phát triển sản xuất để mở rộng quy mô vốn sản xuất và mời gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là tối cần thiết

Về nhân tố tài nguyên thiên nhiên, nhìn chung, tài nguyên là dạng hàng hóa

đặc biệt bởi chúng không phải đi qua quá trình sản xuất Nếu được quản lý tốt, tài nguyên sẽ sản sinh lợi tức Với nhiều quốc gia, khoản lợi tức này đóng góp rất lớn vào nguồn tài chính phục vụ phát triển đất nước và trở thành điều kiện vững chắc cho PTBV Song bên cạnh đó, có những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có nhưng lại sống dựa vào việc bán rẻ tài nguyên phục vụ lợi ích trước mắt mà không tính đến nguồn lực của quốc gia cho các thế hệ tương lai Tăng trưởng kinh

tế chỉ là hư ảo nếu dựa chủ yếu vào khai thác quá mức tài nguyên đất đai và khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên ngư nghiệp và lâm nghiệp Tài nguyên thiên nhiên nếu được sử dụng hợp lý sẽ trở thành nhân tố tác động tích cực đến sự PTBV, trái lại nếu bị khai thác và tàn phá nặng nề sẽ làm sụp đổ hoàn toàn mô hình PTBV

Về nhân tố khoa học công nghệ, đây là một nhân tố hết sức mới mẻ và hiện

đại nhưng lại trở thành nhân tố giúp thay đổi mạnh mẽ nhất cơ cấu kinh tế và xây dựng sự phát triển kinh tế dù trong thời kì kinh tế tri thức đang ngày càng phát triển Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và kinh tế giúp giảm bớt sức người, sức của vào sản xuất, tăng năng suất lao động Ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống sinh hoạt giúp nâng cao chất lượng sống của con người Hơn thế nữa, khoa

Trang 20

học công nghệ kĩ thuật còn có thể biến một đất nước không có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có trở thành một quốc gia có tiềm lực về tài nguyên nhờ nguồn tài nguyên tái tạo và tài nguyên mới Do đó, trong thời kì CNH – HĐH như hiện nay, ứng dụng khoa học kỹ thuật trở thành một trong những nhân tố thiết yếu cho quá trình PTBV

2 Nhóm các nhân tố phi kinh tế

Nhóm các nhân tố phi kinh tế tác động đến PTBV bao gồm các nhân tố như thể chế chính trị, đường lối phát triển kinh tế – xã hội, đặc điểm dân tộc - tôn giáo và đặc điểm văn hoá Đây là nhóm nhân tố tác động gián tiếp đến quá trình PTBV nhưng lại có tầm ảnh hưởng rất lớn vì nó giúp định hướng và tạo điều kiện cho cả một xã hội trên con đường xây dựng PTBV

Có thế khẳng đinh rằng, sự phát triển bền vững là kết quả của sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó cóa một yếu tố cơ bản, quyết định hơn, chi phối

tất cả những yếu tố trên, đó là yếu tố con người và gắn liền với nó là chế độ chính

trị, đường lối phát triển kinh tế xã hội Xét một cách toàn diện, vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát huy lợi thế vị trí địa lý hay đưa những phát minh khoa học vào cuộc sống phục vụ sự phát triển đều do con người, thông qua con người và chế

độ chính trị, xã hội ở đất nước mà họ đang sống thực hiện Do vậy, đường lối chính trị, kinh tế, xã hội là một nhân tố quan trọng giúp định hướng mô hình phát triển chung của xã hội và ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự PTBV của xã hội ấy

V Một số chỉ tiêu đánh giá Phát triển bền vững

1 Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế

Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng thu nhập thực tế hay sự gia tăng quy mô

sản lượng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định Sự tăng lên này được thể hiện bằng hiện vật hoặc tiền (giá trị) Tăng trưởng kinh tế là nền tảng cơ bản cho sự phát triển kinh tế Chỉ tiêu này thích dụng với mọi quy mô kinh tế, kể cả quy mô ngành, doanh nghiệp hay gia đình cá nhân [7] Tuy nhiên, đo lường phát triển kinh tế phải được thể hiện ở cả “lượng” và “chất” Trong đó, “lượng” được

Trang 21

biểu hiện bằng sự tăng lên trong quy mô sản lượng và “chất” được biểu hiện qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào các ngành sản xuất

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế phản ánh phương thức con người

sử dụng các nguồn lực của tự nhiên để làm ra của cải vật chất [6] Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự di chuyển các nguồn lực của xã hội giữa các khu vực kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Xu thế dịch chuyển ấy phải diễn ra cùng chiều với

xu thế khách quan mang tính thời đại và phải đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế

Cụ thể, đối nền kinh tế Việt Nam nói chung, xu hướng này là chuyển dịch nền kinh

tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế dựa vào công nghiệp và dịch vụ

có công nghệ hiện đại Điều này được biểu hiện bằng giá trị sản xuất của lao động trong nông nghiệp giảm xuống, công nghiệp và dịch vụ tăng lên, đồng thời áp dụng triệt để tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thời kì CNH-HĐH

2 Nhóm chỉ tiêu về xã hội

Đánh giá sự PTBV về xã hội nhất thiết phải chú trọng đến nhóm các chỉ tiêu

về giải quyết các vấn đề xã hội mà quan trọng nhất là cải thiện cuộc sống của người dân, xóa đói giảm nghèo, phân phối thu nhập; nhóm chỉ tiêu về sức khỏe và y tế cộng đồng, nhóm chỉ tiêu về giáo dục đào tạo, nhóm chỉ tiêu về văn hóa xã hội Tuy nhiên, khi áp dụng chỉ tiêu này để đánh giá sự PTBV của một khu vực cụ thể, hệ thống chỉ tiêu này có thể được phân chia thành những nhóm chỉ tiêu nhỏ Cụ thể như sau:

Nhóm chỉ tiêu về lao động việc làm: Lao động việc làm luôn là một vấn đề

nóng bỏng với xã hội nói chung Lao động việc làm có sức ảnh hưởng quan trọng

và mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế CNH-HĐH, nơi mà nhu cầu nâng cao chất lượng lao động phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là rất bức thiết Bên cạnh đó, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động, là

vô cùng bức thiết Do đó, các chỉ tiêu đánh giá về vấn đề tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tỷ lệ thất nghiệp địa phương, trình độ dân trí và trình

Trang 22

độ lao động, chất lượng, tay nghề lao động là những tiêu chí được sử dụng để đánh giá trong nhóm chỉ tiêu này

Nhóm chỉ tiêu về cải thiện cuộc sống và xóa đói giảm nghèo: Đối với khu

vực đại bộ phận khu vực kinh tế nước ta, xóa đói giảm nghèo luôn luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất từ những người quản lý và hoạch định chính sách PTBV trước tiên phải đảm bảo nâng cao và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương

về cả vật chất và tinh thần, tạo nguồn thu nhập giúp xóa đói giảm nghèo, tăng tỉ lệ

hộ khá giả, tiếp đến là giảm khoảng cách trong phân phối thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và tạo điều kiện cho việc thực hiện công bằng xã hội Do đó, chỉ tiêu này bao gồm được đánh giá qua những tiêu chí như thu nhập bình quân đầu

người, tỷ lệ xóa đói giảm nghèo hay số lượng hộ nghèo và cận nghèo

Nhóm chỉ tiêu về văn hóa và vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống: Văn hóa xã hội bao giờ cũng là một nhân tố quan trọng trong phát triển cộng

đồng Các hoạt động văn hóa xã hội tại Việt Nam diễn ra chủ yếu trong cộng đồng sinh sống của người dân gắn bó lâu đời với nhau Do vậy, việc xây dựng văn hóa cộng đồng văn minh, hiện đại luôn luôn có sức ảnh hưởng lớn lao Điều đó không chỉ được thể hiện bằng những hoạt động sinh hoạt văn hóa, sự tiếp cận với công nghệ văn hóa hiện đại văn minh mà còn thể hiện ở ý thức giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa, những phong tục truyền thống của địa phương PTBV văn hóa xã hội bao gồm các chỉ tiêu về sinh hoạt văn địa phương; khả năng tiếp cận với thông tin truyền thông hiện đại như phát thanh, truyền hình, điện thoại và các điều kiện cơ

sở vật chất công cộng như điện, đường… và những hoạt động tinh thần nhằm bảo tổn bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền, địa phương

Nhóm chỉ tiêu về phát triển con người: bao gồm nhóm chỉ tiêu về quyền con

người, giáo dục và đào tạo, y tế và chăm sóc sự khỏe cộng đồng Trong bất cứ một

xã hội dân chủ nào, con người cũng phải được đảm bảo quyền con người của mình

Đó là quyền tự do dân chủ, tự do tôn giáo, quyền được bầu cử và nói lên tiếng nói của mình để xây dựng và đóng góp cho cộng đồng Ngoài ra, con người phải được đảm bảo những điều kiện cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe Đặc biệt, vấn đề

Trang 23

này lại càng trở nên cần thiết đối với khu vực có khoảng cách địa lý xa những khu trung tâm, vấn đề đi lại khó khăn, người dân còn chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Do vậy, chăm sóc sức khỏe

và y tế cộng đồng bao gồm các chỉ tiêu về công tác khám chữa bệnh, hoạt động chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, mạng lưới chăm sóc sức khỏe và cơ sở vật chất y

tế từ đơn vị tỉnh, huyện đến xã, làng, bản Bên cạnh đó, giáo dục và đào tạo là gốc

rễ và ngọn nguồn của phát triển con người Sự đánh giá PTBV về giáo dục đào tạo bao gồm các chỉ tiêu cơ bản như tình hình xây dựng cơ sở vật chất các cấp học, tỉ lệ phần trăm giáo viên giảng dạy và học sinh trong độ tuổi đi học các cấp, số xã được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, chất lượng dạy học và đào tạo

3 Nhóm chỉ tiêu về môi trường

Phát triển kinh tế luôn luôn phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường PTBV nhất thiết phải không gây các ảnh hưởng tiêu cực, hủy hoại môi trường sống và gây hậu quả xấu cho thế hệ sau PTBV về môi trường gắn bó mật thiết với nhiệm vụ bảo

vệ và tái tạo tài nguyên đất và tài nguyên rừng Do đó, nhóm các chỉ tiêu về PTBV môi trường bao gồm những chỉ tiêu như tình hình sử dụng đất đai, tỷ lệ phần trăm diện tích rừng, độ che phủ rừng, diện tích rừng khai thác, trồng mới, tỷ lệ phần trăm đất rừng và môi trường bị thiệt hại do các vấn đề của tự nhiên và môi trường… Bên cạnh đó, nhóm chỉ tiêu này cũng bao gồm những chỉ tiêu thể hiện sự tác động của con người tới môi trường như t́nh h́nh t́nh h́nh xử lư chất thải và hóa chất ô nhiễm , t́nh h́nh sử dụng nguồn năng lượng sạch cũng như những nguồn tài nguyên tái tạo được và không tái tạo được, thực trạng tái tạo rừng và tìm kiếm những nguồn năng lượng mới…

Trang 24

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY QUẾ

HUYỆN VĂN YÊN – TỈNH YÊN BÁI

I Khái quát chung về cây quế và Thị trường các sản phẩm từ quế trên Thế giới

1 Khái quát chung về cây quế

Cây quế tên khoa học là Cinnamomum Cassia.BL thuộc họ long não Lauraceae[9] Tên tiếng anh của nó là Cinnamon và tên thông thường là cây quế Ở Việt Nam, nhân dân ta gọi với tên gọi khác nhau theo từng địa phương như Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái… Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao trên 15 mét, đường kính thân cây có thể đạt 1,3 m Các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, trong đó vỏ cây có chứa nhiều tinh dầu nhất Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70-90% Quế có bộ rễ phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng đan rộng và đan chéo vào nhau, vì vậy cây quế có khả năng sống tốt ở những vùng đồi núi dốc Cây quế lúc nhỏ ưa bóng râm, khi lớn thì cần nhiều ánh sáng và khi trưởng thành thì hoàn toàn chịu sáng[8]

Về điều kiện sinh trưởng và phát triển, do có bộ rễ phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng đan rộng và đan chéo vào nhau nên cây quế thích nghi ở những vùng đồi núi dốc với độ cao thích hợp từ 300 – 700m Cây quế phát triển thích hợp trên loại đất mùn xốp, thoáng nước Quế sinh trưởng tốt trên đất đồi núi có độ dốc thoải từ 10-200

, tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nước,

độ pHKCL khoảng 5 – 6 Quế thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều với lượng mưa cao từ 2000 mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân trong khoảng bình 20-250C, ẩm độ bình quân trên 80% Tuy vậy, tại những khu vực này, quế cũng chỉ có thể sinh trưởng được ở một số vùng nhất định Do đó, loại cây này đã trở thành một loại cây đặc sản của vùng nhiệt đới như Việt Nam, Srilanca, Indonesia, Trung quốc, Ấn Độ, Madagasxca Chất lượng các loại quế khác nhau của các nước được so sánh với nhau bằng hàm lượng tinh dầu chứa trong quế Hàm lượng càng nhiều, chất lượng quế càng tốt

Trang 25

Tổng hàm lượng

tro ( % khô, max)

Lượng tinh dầu ( ml/100mg, min)

Nguồn: Nguyễn Năng Vinh, Kĩ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu, NXB KHKT 1997

Về công dụng, quế được sử dụng như một vị thuốc quí Quế có vị cay, tính đại nhiệt, vị đắng, thơm và ngọt, có tác dụng bổ mật, thông huyết mạch, dùng để chữa chứng chân tay co quắp, đau bụng do khí lạnh, chữa phong hàn, viêm khớp,

hư tâm tỳ, mạch chạy nhỏ, bệnh dịch tả cấp tính hay để chữa được các bệnh về tiêu hoá, hô hấp, kích thích sự tuần hoàn của máu, lưu thông huyết mạch, làm cho cơ thể

ấm lên Quế được dùng phổ biến trong một số ngành công nghiệp Ngày nay, người

ta thường tách lấy Aldehyt từ cây quế rồi chuyển hóa thành những chất thơm có giá trị khác Trong công nghiệp thực phẩm, quế được dùng làm gia vị để chế biến bánh kẹo, chất định hương Trong công nghiệp hàng tiêu dùng, quế được dùng làm nguyên liệu chế biến xà phòng, nước hoa, dầu chải, phấn sáp Bên cạnh đó, bột quế làm hương vị được trộn với các vật liệu khác sau đó đem làm hương Hơn thế nữa, tại một số quốc gia xứ lạnh có ngành chăn nuôi phát triển, người ta còn dùng quế trong ngành chế biến thức ăn gia súc

2 Cung và cầu về các sản phẩm từ cây quế trên thị trường Thế giới

Do đặc tính chỉ sinh trưởng và phát triển trong một số ít những vùng nhiệt đới nên thị trường XK – NK quế trên thế giới đã trở nên vô cùng phát triển Trong

Trang 26

thời gian gần đây, cùng với các mặt hàng khác trong tập đoàn gia vị như hồ tiêu,

gừng, tỏi… mặt hàng quế có xu hướng ngày càng tăng và chiếm một thị phần lớn

Khối lượng NK mặt hàng quế của toàn thế giới đang có xu hướng ngày càng tăng

về cả khối lượng và giá trị

Bảng 2:

Khối lượng và giá trị nhập khẩu bình quân/năm mặt hàng quế

trên Thế giới giai đoạn 2001 – 2010

Với xu hướng phát triển cùng chiều với nhu cầu NK, giá trị NK mặt hàng

quế sẽ cũng tăng đáng, dự báo cho một lượng cầu về quế sẽ vẫn tăng với một mức

giá ổn định Số liệu thống kê năm 2011 của tổ chức International Trade Centre cho

thấy giá của mặt hàng quế trong khoảng 10 năm trở lại đây có nhiều biến động tăng,

giảm khác nhau Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, giá cả mặt hàng quế có xu

hướng tăng mạnh và ổn định, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển ngành trồng, sản

xuất, chế biến và xuất nhập khẩu quế của các nước

Các nước NK quế trên thế giới chủ yếu thuộc nhóm các nước có ngành công

nghiệp mỹ phẩm, thực phẩm và hàng tiêu dùng rất phát triển với công nghệ kỹ thuật

sản xuất hiện đại Theo số liệu thống kê của International Trade Centre 2011 [10]

,

Mỹ, Ấn độ, Mexico… là nhóm các nước dẫn đầu Thế giới về lượng NK mặt hàng

quế Trong khi nhu cầu NK quế ngày càng gia tăng không ngừng, sản lượng quế

xuất khẩu ra thị trường thế giới hàng năm vẫn chỉ là một con số hữu hạn do đặc

điểm đặc trưng về điều kiện tự nhiên và sinh trưởng của loại cây này Do đó, các

nhóm các nước nhiệt đới như Srilanca, Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam được xem

là có lợi thế tuyệt đối về xuất khẩu quế so với các nước khác Mặc dù được xem là

Trang 27

một quốc gia có chất lượng tinh dầu trong các sản phẩm của quế rất cao và nguồn nguyên liệu dồi dào, tuy nhiên, tổng khối lượng XK của Việt Nam chỉ chiếm 5% tổng sản lượng Thế giới và chiếm 11% tổng giá trị XK sản phẩm quế trên Thế giới Điều

đó đặt ra cho Việt Nam một câu hỏi lớn về việc XK cây quế trực tiếp sang các nước

trên Thế giới và sự phát huy tối đa tiềm năng XK của các vùng quế trên cả nước

1 Các yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững cây quế Văn Yên

1.1 Vị trí địa lý, địa hình và các điều kiện tự nhiên

Văn Yên nằm ở phía Bắc của tỉnh Yên Bái với tổng diện tích đất tự nhiên 139.154,11 ha Tổng diện tích đất lâm nghiệp chiếm 75,03% Vùng trồng quế của Văn Yên thuộc các xã vùng cao là địa bàn sinh sống của người Dao với nghề trồng quế từ lâu đời như Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Quang Minh, Viễn Sơn và Đại Sơn với Nơi đây nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng địa hình núi cao và vùng bằng thấp ven sông Hồng kết hợp với kiểu địa hình lòng máng được tạo thành từ 2 dẫy núi Pú Luông và Con Voi, độ cao trung bình từ 300 m - 750 m so với mực nước biển Thành phần địa chất chủ yếu là các dạng đá phiến, là các loại đá phong hóa hình thành các loại đất có thành phần cơ

Trang 28

giới trung bình đến nặng Vị trí phân bố và điều kiện địa hình đã tạo ra vùng khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây quế Văn Yên với tổng lượng mưa trung bình trong năm là từ 1.800 - 2.200 mm/năm; nhiệt độ trung bình năm dao động từ 22,5 - 26,0 OC; độ ẩm trung bình đạt khá cao, từ 80,5 - 86,0 %; tổng lượng bốc hơi trung bình năm từ 700 - 900 mm/năm[8]

Trong khi đó, vùng chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ quế tập trung chủ yếu tại trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của toàn huyện là thị trấn Mậu A

và các xã lân cận Với vị trí nằm trên tuyến đường sắt Yên Bái – Lào Cai, đường tỉnh lộ Yên Bái – Khe Sang và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, nơi đây là cầu nối kinh tế quan trọng đưa sản phẩm quế Văn Yên ra các thị trường tiêu thụ Hơn thế nữa, thị trấn trung tâm này còn là địa phương luôn bắt kịp sự phát triển của đất nước thời CNH-HĐH thông tin, tạo điều kiện cho việc cập nhật thông tin, kỹ thuật, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giao lưu, giao thương với các thị trường trong và ngoài nước

1.2 Nguồn nhân lực

Số liệu thống kê [13]

của các năm qua cho thấy sự ổn định trong quá trình gia tăng dân số và biến đổi cơ cấu dân số Theo niên giám thống kê Huyện Văn Yên năm 2011, dân số trung bình đến năm 2010 là 117.242 người Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 64,7% Trong đó: số người có khả năng lao động là chiếm 98.9%,

số người mất khả năng lao động chiếm 2.1% Trong phân phối nguồn lao động, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 85,48% nhưng trong đó có tới 95% lao động làm việc trong khu vực nông lâm nghiệp Trình độ lao động ở đây chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo tay nghề Bình quân hàng năm, lực lượng lao động của huyện tăng thêm khoảng 5.000 lao động Đây cũng được xem như một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành quế với những sản phẩm thô

sơ như ở Văn Yên hiện tại

1.3 Chính sách của địa phương

Về chính sách cho vùng trồng nguyên liệu, UBND Huyện Văn Yên đã đề xuất những hoạch định và chính sách hỗ trợ hiệu quả cho người dân trồng quế Vùng trồng quế chuyên biệt được quy hoạch tại 8 xã vùng cao nhằm khai thác tối đa

Trang 29

những điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu riêng biệt cho sự sinh trưởng

và phát triển của cây quế mà không phải vùng đất nào cũng có và phục vụ cho mục tiêu PTBV loài cây đặc biệt này

Về chính sách cho việc sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng từ quế Văn Yên, UBND huyện Văn Yên đã đưa ra những chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp tại địa phương Các nhà quản lý đóng một vai trò quan trọng cho việc thành lập Hiệp hội sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm quế và tổ chức Đại hội sản xuất, chế biến và kinh doanh quế giúp cho việc định hướng, phát triển và hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp kinh doanh quế tại địa phương

Hơn thế nữa, bằng những nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi dự án xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý dùng cho sản phẩm quế được trồng ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, ngày 1/10/2010, UBND huyện Văn Yên đã chính thức đón nhận văn bằng Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm quế theo Quyết định số 01/QĐ-SHTT ngày 07/01/2010 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ [12] Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm quế giúp khẳng định nguồn gốc, xuất xứ và chỉ rõ được tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm quế Văn Yên so với các vùng quế khác Đây là căn cứ pháp lý quan trọng, lâu dài, góp phần làm tăng giá trị của sản phẩm quế, xây dựng vùng quế Văn Yên có thương hiệu trên thị trường trong nước

và quốc tế

2 Cây quế Văn yên và một số sản phẩm từ quế Văn Yên

2.1 Cây quế Văn Yên

Quế Văn Yên chủ yếu là loài Cinnamomum Cassia Blume, có đặc điểm thực

vật giống quế Trung Quốc Về mặt cảm quan, vỏ quế Văn Yên có các nốt sần nhỏ, bên ngoài có màu xanh xám, bên trong long vỏ quế có màu vàng nhạt đến vàng sậm Về mặt chất lượng, quế Văn Yên có sự khác biệt rõ ràng so với quế các vùng khác thông qua chỉ tiêu về chất lượng tinh dầu được biểu hiện bằng hàm lượng ẩm thấp (14,06 – 15,74%), chỉ số khúc xạ của tinh dầu vỏ quế cao (1,6025 – 1,6058nD25), hàm lượng tinh dầu cao (4.38 – 6,07v/w), hàm lượng Aldehyt Cinamic trong tinh dầu cao (84 - 92 %)[8]

Trang 30

Vùng quế Văn Yên được hình thành từ lâu đời nay và gắn liền với cuộc sống của người Dao vùng cao Văn Yên Người Dao nơi đây chịu khó, cần cù, đã gắn bó với cây quế, nghề quế từ lâu đời, do đó những kinh nghiệm trồng quế đặc trưng như

kỹ thuật chọn giống, trồng cây, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cũng mang đậm bản sắc văn hóa bà con dân tộc Dao [12]

2.2 Một số sản phẩm từ quế Văn Yên

Cây quế ở Văn Yên là loại cây được tận dụng từ lá, vỏ đến thân cây và rễ cây để trở thành sản phẩm hàng hoá có giá trị Cụ thể như: Vỏ quế có giá hiện thời khoảng 25 nghìn đồng/kg; thân quế bóc vỏ đi rồi có "vanh" từ 35 cm trở lên bán được giá trên một triệu đồng/m3

, còn loại nhỏ bán làm cây chống trong xây dựng được giá từ 15 đến 20 nghìn đồng/cây Cành, ngọn, lá quế tận thu khi chặt tỉa thưa và khi hạ cây bóc vỏ có giá bán 2.500 đồng/kg Giá tinh dầu quế là hơn

630 nghìn đồng/kg Như vậy, một cây quế từ vỏ, thân, cành, lá qua chế biến đều trở thành hàng hóa

Xét trên phương diện rộng hơn, các sản phẩm chủ yếu từ cây quế Văn Yên là: quế vỏ và tinh dầu quế

và lá) và bóc vỏ quế bằng cách dùng dao sắc khoanh vòng trên thân quế, sau đó dùng một thanh tre mỏng tách nhẹ vỏ quế ra khỏi thân Vỏ quế sau khi thu hoạch mang về được phơi khô tự nhiên dưới bóng râm hoặc dưới nắng nhạt, tránh nắng gắt vì sẽ bị mất dầu Sau khi được các đơn vị thu mua, quế vỏ được tiếp tục phơi khô và phân loại thành: quế C (5 năm tuổi), quế B(5-10 năm), quế A (10- 15 năm) Cuối cùng, vỏ quế được bán trực tiếp ra thị trường hoặc được sơ chế thành những sản phẩm chủ yếu như: quế chẻ, quế bào, và quế kẹp bằng phương pháp thủ công

Trang 31

Quế bào và quế chẻ được sơ chế và dùng làm thuốc trong khi quế kẹp được làm công phu bởi những nghệ nhân thường bán mức giá cao và sử dụng để trưng bày

2.2.2 Sản phẩm Tinh dầu quế

Tinh dầu quế Văn Yên có hàm lượng Aldehyt Cinnamic rất cao Đây là một sản phẩm tiềm năng với giá trị kinh tế cao được đầu tư máy móc kĩ thuật sản xuất bởi hệ thống nhà máy tinh dầu quế tư nhân Nguyên liệu sản xuất tinh dầu quế là thân quế nhỏ, cành, lá quế được tận dụng từ sau mỗi vụ thu hoạch hoặc quá trình tỉa cành, tỉa lá cho đồi quế Khác với sản phẩm quế vỏ, sản phẩm tinh dầu quế được sản xuất quanh năm nhờ nguồn nguyên liệu dự trữ

Phương thức sản xuất tinh dầu quế như sau: nguyên liệu cành, lá quế đã được

ủ từ 20 – 25 ngày, sau đó đổ nước vào nồi sản xuất công nghiệp cao hơn rãnh 5 cm, cho cành, lá quế vào nồi rồi nén chặt, đậy nắp Nguyên liệu được đun khoảng 5 – 10 phút, nước trong nồi sôi và hơi nước mang theo tinh dầu quế qua ống dẫn hơi sang bình ngưng, xuống hệ thống phân ly Tại đây do tinh dầu có tỷ trọng nặng hơn nước nên lắng xuống đáy bình Tiếp theo đó, tinh dầu quế sau sản xuất được đóng thùng

và bán ra thị trường Thị trường xuất khẩu chủ yếu của sản phẩm tinh dầu quế Văn Yên chủ yếu là thị trường Trung Quốc

III Thực trạng phát triển bền vững cây quế Văn Yên

1 Bền vững kinh tế

1.1 Quy mô kinh tế:

1.1.1 Quy mô vùng trồng nguyên liệu

Tại vùng rừng núi cao của huyện Văn Yên, đất trồng quế thường là đất rừng

hộ gia đình khai hoang từ lâu đời hay một phần đất khoán của nhà nước Khu vực này thuộc vùng rừng núi cao, xa trung tâm, địa hình, giao thông hiểm trở Tại đây, quế được trồng trên gò, đồi với tổng diện tích là 15258.7 ha, chiếm hơn 70% tổng diện tích đất trồng quế của toàn tỉnh Yên Bái, gấp 3 lần diện tích vùng trồng quế của vùng quế Trà My[14]

và gấp 10 lần diện tích vùng quế Quảng Ninh[15] Diện tích rừng quế rộng lớn như trên khiến cho vùng quế Văn Yên có một lượng nguyên liệu lớn và dồi dào, chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng quế của đất nước

Trang 32

Trồng mới Diện Tích

Trồng mới Diện tích

Trồng mới Diện tích

Trồng mới Diện Tích

Trồng mới Toàn Huyện 14869 1062,4 15215.3 956.2 15235 1151 15375 853 15258,7 665

Xuân Tầm 1863,8 170 1846,1 150 1871,1 180 1896,1 125 1861,1 60

Mỏ Vàng 1086,5 135,9 1444,2 130 1497 168,9 1500 75 1437 10 Phong Dụ

Thượng 1359,1 91,1 1375 120,5 1388 133 1409,2 121,2 1393,4 81,2 Đại Sơn 1362.5 104 1358,2 60,1 1373,2 60 1378,7 68,5 1387,2 108.5 Phong Dụ Hạ 1113,5 55,5 1152,6 70 1162.7 50 1173,6 63 1188,6 70 Viễn Sơn 966,7 25 1099,6 30 1097,6 20 1108,1 35,5 1107,1 34

Nà Hẩu 380,4 47 364,2 8,2 463,1 100 499,6 45 542,1 57,5

Quang Minh 304 16 242,2 27 248,2 30 272,2 47 292,2 40

Khác 6432,5 417,9 6333,2 360,4 6134,1 408,8 6137,5 272,8 6050 203,8

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Yên năm 2010

Có thể nhận thấy vùng nguyên liệu trồng quế luôn duy trì được trong khoảng

trên dưới 15 ngh́n ha đất lâm nghiệp Trong đó, các xã quy hoạch trồng quế vùng

cao chiếm 60% tổng diện tích , còn lại là diện tích trồng của một số xã vùng thấp

khác như Hoàng Thắng , Xuân Ái, Ng ̣i A Tuy nhiên, nh́n vào tổng diện tích trồng

quế của từng xă, đặc biệt là hai xã dẫn đầu toàn huyện như Xuân Tầm và Mỏ Vàng,

có thể thấy rằng, sự thay đổi trong diện tích trồng quế qua các năm là không ổn

định Nếu như diện tích trồng mới của toàn huyện năm 2008 đạt 1150,7 ha thì đến

năm 2009 là 853 ha và giảm xuống 665 ha năm 2010

Theo thông tin được công bố trên trang thông tin điện tử chính thức của quế

Văn Yên [12], sản lượng quế vỏ hàng năm xuất ra thị trường của địa phương này là

khoảng 4000 - 5000 tấn Bên cạnh đó, từ năm 2008, khi ba nhà máy chiết xuất tinh

Trang 33

dầu quế lần lượt được xây dựng và đi vào hoạt động, mỗi năm, vùng trồng nguyên liệu cung cấp cho mỗi nhà máy khoảng từ 6000-8000 tấn cành lá quế [17] Nếu như khoảng 10 năm trước đây, giá trị kinh tế thu được của người dân vùng nguyên liệu còn bấp bênh, thậm chí không tìm được đầu ra cho sản phẩm thì đến những năm trở lại đây, đặc biệt là trong năm 2009 và 2010, giá trị kinh tế từ vùng nguyên liệu quế

đã tăng lên đáng kể Năm 2008, giá mua quế vỏ tại chỉ ở mức 15-18.000 đồng/kg và

1000 đồng/kg nguyên liệu quế cành, quế lá thì đến năm 2010, mức giá này đã tăng lên 25.000 đồng/kg cho quế vỏ và 2.500/kg cho nguyên liệu quế cành,lá [17]

Theo

đó, cây quế Văn Yên mang lại giá trị kinh tế lên đến hàng chục tỉ đồng cho người dân vùng trồng nguyên liệu quế

1.1.2 Quy mô vùng sản xuất, chế biến và kinh doanh

Vùng sản xuất, chế biến và kinh doanh là cầu nối quan trọng đưa sản phẩm quế từ vùng trồng nguyên liệu ra thị trường trong và ngoài nước Khu vực sản xuất, chế biến và kinh doanh quế tập trung chủ yếu tại khu vực trung tâm các xã và thị trấn, nơi điều kiện giao thông và giao thương thuận lợi, dễ dàng Sau quá trình thu mua nguyên liệu, các sản phẩm trên chủ yếu được chế biến thành các sản phẩm quế

vỏ thô hay chiết xuất thành tinh dầu và buôn bán ra thị trường qua các cơ sở tư nhân dưới các hình thức chủ yếu như: Hộ gia đình, Hợp tác xã sản xuất, Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH

Ngày đăng: 11/01/2016, 13:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Taty ana P. Sou bboti na(2 005), Không chỉ là Tăng trưởng kinh tế - Nhập môn về Phát triển Bền vữn g, tr.1 0 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không chỉ là Tăng trưởng kinh tế - Nhập môn về Phát triển Bền vữn
[4] TS. Phạm Ngọc Linh và TS. Nguyễn Thị Kim Dung (2008) – Giá o trình Kinh tế phát triển , tr.19 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá o trình Kinh tế phát triển
[7] Bùi Thất Thắng (Tháng 7/2010), Phát triển kinh tế nhanh và bền vững – một số vấn đề lý luận , Tạp c hí N ghi ên cứu Kin h tế số 3 86, tran g 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế nhanh và bền vững – một số vấn đề lý luận
[8] Ủy ban nhân dân huyện Văn Yên (tháng 4/2009 ) Báo cáo tổng hợp dự án “Xác lập quyền đối với Chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm quế của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái , t r.13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp dự án “Xác lập quyền đối với Chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm quế của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
[9] Bộ NN&PTNN (2006) Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác – Cẩm nang ngành Lâm nghiệp - Chương Lâm sản ngoài gỗ , tr.40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác – Cẩm nang ngành Lâm nghiệp - Chương Lâm sản ngoài gỗ
[13] Cục thống kê tỉnh Yên Bái (Tháng 4 năm 2011) Niên giám thống kê huyện Văn Yên năm 2010 , Chi c ục th ốn g kê huy ện Văn Yê n Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê huyện Văn Yên năm 2010
[16] Ph ạ m Anh Tu ấn (1 998), Phát t riể n nghề trồn g quế ở Việt Nam – tr.98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát t riể n nghề trồn g quế ở Việt Nam
[23]Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011; Phương hướng nhiệm vụ năm 2012 – Huyện Văn Yên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011
[25]. TS. Bùi Đại Dũng, ThS. Phạm Thu Phương (2009), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội,. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25, tr.82- 91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Tác giả: TS. Bùi Đại Dũng, ThS. Phạm Thu Phương
Năm: 2009
[1] Wikipedia – Phát triển bền vững http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BB%81n_v%E1%BB%AFn Link
[3] Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam www.agenda21.monre.gov.vn Khác
[10] Inte rnat ional T rade Ce nter Statis ti cs http:/ /www.trade map.org/ trad estat /Cou ntry_ SelProd uct_T S.asp x [11] Website chính thức của UBND Huyện Văn Yên Khác
[15] Đỗ Mạnh Cường (Tháng 12-2003) – Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam Khác
[22] Báo cáo tổng quan tình hình hoạt động các nhà máy chiết xuất tinh dầu quế 2010 Khác
[24] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w