Nguyên liệu tại vùng trồng quế chưa được sử dụng triệt để

Một phần của tài liệu Giải pháp Phát triển bền vững cây quế Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái (Trang 45 - 46)

III. Thực trạng phát triển bền vững cây quế Văn Yên

1. Về kinh tế

1.1 Nguyên liệu tại vùng trồng quế chưa được sử dụng triệt để

Cành và lá quế đƣợc sử dụng làm nguyên liệu trong chiết xuất tinh dầu quế chƣa đƣợc khai thác triệt để. Nhà máy tinh dầu quế thƣờng vận hành quanh năm với đặc điểm sản xuất cả ngày lẫn đêm để tiết kiệm nguồn nhiệt. Do vậy, sản lƣợng tinh dầu quế nhiều hay ít trong một năm phụ thuộc toàn bộ vào nguồn nguyên liệu cành và lá quế. Tại các nhà máy, trung bình một năm có khoảng 2 tháng nhà máy không có đủ nguyên liệu để chế biến. Trong khi đó, tại những vùng trồng quế tại các xã vùng cao, cành và lá quế tại các gò, đồi cao vẫn thƣờng bị chặt tỉa không mục đích sử dụng dù ngƣời dân hoàn toàn nhận thức đƣợc giá trị kinh tế và công dụng của

42

cành và thân lá. Nguyên nhân là do điều kiện đƣờng xá giao thông quá khó khăn trong việc di chuyển nguyên liệu ra vùng sản xuất để bán.

Bên cạnh đó, cây quế sau khi bóc vỏ thƣờng đƣợc bán làm cọc chống trong ngành xây dựng với giá trị kinh tế không cao, còn lại thƣờng đƣợc sử dụng làm củi đốt. Trong khi đó, gỗ thân quế trên thực tế là một loại gỗ đặc biệt. Do thành phần chủ yếu của quế là các loại tinh dầu nên thân cây quế cũng mang đặc trƣng đó. Đặc điểm của gỗ quế là rất chắc và dù dùng trong thời gian dài cũng không bao giờ bị mối mọt. Vậy nên, gỗ quế thích hợp cho việc chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay sản xuất các sản phẩm sinh hoạt tiêu dùng làm từ gỗ. Với những đặc điểm ƣu việt nhƣ trên, việc không tận dụng tối đa tiềm năng từ gỗ quế là một sự lãng phí rất lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp Phát triển bền vững cây quế Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)