III. Thực trạng phát triển bền vững cây quế Văn Yên
3. Về môi trƣờng
3.1 Khói thải công nghiệp chưa được xử lý triệt để
Tại các nhà máy sản xuất tinh dầu quế, khói thải công nghiệp đƣợc thải ra trong quá trình đốt nguyên liệu, nhiên liệu tạo nhiệt chƣa đƣợc xử lý chƣa triệt để. Khói thải ra môi trƣờng mang nồng độ bụi và tạp chất bên trong. Dù đã có hệ thống phun nƣớc làm giảm nồng độ bụi, tuy nhiên, các thành phần độc hại khác từ khí thải vẫn thải ra môi trƣờng. Những cột khói đen từ nhà máy chế biến tinh dầu ít nhiều cũng đã gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới môi trƣờng không khí, môi trƣờng tự nhiên nói chung và môi trƣờng sống của khu dân cƣ xung quanh nói riêng.
3.2 Kế hoạch phát triển tài nguyên rừng và trồng mới rừng nguyên liệu đạt kết quả thấp quả thấp
Diện tích chủ yếu của vùng cao Văn Yên là rừng núi. Vì vậy, việc tăng tỷ lệ che phủ của rừng và trồng mới các loại rừng phòng hộ, rừng sản xuất và bảo vệ rừng nguyên sinh hằng năm là hết sức quan trọng. Nhƣng trong thời gian vừa qua, kế hoạch mở rộng diện tích đất rừng hàng năm vẫn chƣa đƣợc thực hiện một cách triệt để khiến
47
sâu vùng xa vẫn xảy ra một số hiện tƣợng chặt phá rừng bừa bãi để mƣu sinh hay đốt nƣơng làm rẫy, du canh du cƣ của một số bà con dân tộc thiểu số khiến cho sự mất cân bằng sinh thái xảy ra và ảnh hƣởng trực tiếp đến bà con sống tại khu vực này.
Hiện tại, vùng nguyên liệu đƣợc trồng chủ yếu dựa trên đất khai hoang của bà con vùng núi từ nhiều năm trƣớc. Với những chính sách mở rộng diện tích đất trồng quế theo hình thức chủ yếu là giao đất giao rừng. Tuy nhiên, diện tích rừng khoán trong tổng số diện tích đất quế là không nhiều. Bên cạnh đó, sự quy hoạch của chính quyền chỉ mang tính chất khuyến khích và không triệt để dẫn đến hiện tƣợng đất trồng quế qua các năm diện tích không tăng lên nhiều hay bà con các vùng khác phá cây trồng để trồng quế khi thấy giá trị kinh tế lên cao dù nhận thức đƣợc đất đai thổ nhƣỡng không hoàn toàn phù hợp.
48
CHƢƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY QUẾ HUYỆN VĂN YÊN – TỈNH YÊN BÁI