Chiến lƣợc PTBV cây quế Văn Yên dựa trên những nguyên tắc cơ bản của PTBV và áp dụng linh hoạt những nguyên tắc ấy vào điều kiện thực tại của địa phƣơng nhƣ: nâng cao nhận thức ngƣời dân vùng núi về vấn đề tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng, làng bản, địa phƣơng, cải thiện chất lƣợng cuộc sống và con ngƣời của cộng đồng, giữ gìn và bảo vệ sức sống và tính đa dạng của hệ sinh thái rừng, sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý, giữ vững khả năng chịu đựng của Trái đất bằng cách tiết kiệm và tái tạo những nguồn tài nguyên, thay đổi tập tục và thói quen lạc hậu của bà con vùng cao, nâng cao vai trò ngƣời dân trong việc tự quản lý môi trƣờng, thực hiện nhất quán chính sách PTBV từ TW đến địa phƣơng.
Chiến lƣợc PTBV cây quế Văn trong thời gian tới cần đảm bảo thực hiện tốt những mục tiêu lớn nhƣ bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trƣờng, phát huy những tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng, khắc phục những khó khăn đang gặp phải và đƣa ra những giải pháp hiệu quả đƣơng đầu với những thách thức sắp tới trên cơ sở những quan điểm nhất quán nhƣ sau:
Giữ vững ổn định chính trị – xã hội trên địa bàn. Thực hiện chính sách phát triển cây quế trở thành cây trồng mũi nhọn của địa phƣơng giúp ngƣời dân xóa đói giảm nghèo. Chú trọng phát triển ngành quế bao gồm ngành công nghiệp chế biến và ngành kinh doanh các sản phẩm từ quế nhất quán với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hƣớng xã hội chủ nghĩa của địa phƣơng, chớp thời cơ, cơ hội mở rộng quan hệ giao lƣu, hợp tác với những khu vực kinh tế khác, tạo mọi điều kiện tốt nhất thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp vào ngành quế.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong ngành trồng, chế biến, sản xuất và kinh doanh quế phát triển. Chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất hình
49
thức kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là những gia đình vùng sâu vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn. Quan trọng nhất, tập trung phát triển hình thức kinh tế HTX, doanh nghiệp và đặc biệt là các Cty TNHH. Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các thành phần kinh tế trên có đủ điều kiện và khả năng phát triển. Đồng thời, tạo ra mối liên kết giữa các thành phần này thông qua sự hoạt động có hiệu quả của Hiệp hội trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh quế.
Áp dụng triệt để sự phát triển khoa học – công nghệ nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng CNH – HĐH gắn liền với tăng trƣởng nhanh ngành quế Văn Yên. Tăng giá trị sản xuất ngành quế tại khu vực ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ quế. Coi chất lƣợng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh sản phẩm quế là ƣu tiên hàng đầu. Đồng thời, chú trọng công tác giáo dục và đào tạo đội ngũ lao động địa phƣơng có chất lƣợng cao và thu hút nguồn lao động tri thức tham gia vào ngành nhiều hơn.
Tạo sự đồng thuận xã hội với các mục tiêu của phát triển bền vững bằng cách đảm bảo hài hòa những lợi ích của cá nhân và của cộng động. Nâng cao hiệu quả kinh tế ngành quế phải kết hợp hài hòa với thực hiện bền vững xã hội với các nội dung thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao không ngừng chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo và nâng cao nhận thức của bà con dân tộc vùng cao, giảm bớt chênh lệch mức sống, bất bình đẳng thu nhập và giải quyết triệt để các vấn đề xã hội, đồng thời chú trọng phát triển văn hóa vùng miền. Phải đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cƣờng quốc phòng, an ninh tại địa phƣơng.
Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sinh thái, quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo phát triển bền vững môi trƣờng. Chú trọng phát triển và mở rộng diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất tự nhiên và đặc biệt bảo tồn rừng nguyên sinh. Tăng cƣờng công tác quản lý và xử lý phế thải, chất thải cả khu vực khu dân cƣ và khu vực sản xuất công nghiệp nhằm đảm bảo môi trƣờng sống cho con ngƣời và tính bền vững của môi trƣờng trong tƣơng lai.
50