Bền vững Môi trƣờng

Một phần của tài liệu Giải pháp Phát triển bền vững cây quế Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái (Trang 43)

III. Thực trạng phát triển bền vững cây quế Văn Yên

3. Bền vững Môi trƣờng

3.1Thực trạng sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng nguyên liệu

Tại vùng quy hoạch trồng quế Văn Yên thuộc 8 xã vùng cao, tài nguyên thiên nhiên đƣợc tận dụng một cách tối đa cho sự sinh trƣởng và phát triển của cấy quế. Trƣớc đây, cây quế là cây mọc hoang trên địa bàn sinh sống vùng núi cao của dân tộc Dao. Sau đó, tận dùng tài nguyên quý giá này, cây quế đã đƣợc thuần hóa và trở thành loài cây xóa đói giảm nghèo cho vùng núi cao này. Hàng năm, quế đƣợc hai thác vào tháng 3 âm lịch và tháng 8 âm lịch. Đối với những hộ có điều kiện kinh tế khá giả, quế thƣờng đƣợc trồng đến trên 10 năm rồi mới đi vào khai thác và thu hoạch để thu đƣợc lợi ích cao nhất. Tuy nhiên , phần lớn những hộ trồng quế ở đây đều thu hoạch và khai thác vùng nguyên liệu trồng đƣợc theo tính chất tự phát khi có nhu cầu về tài chính.

3.2 Thực trạng bảo vệ và tái tạo tài nguyên môi trường

Do đặc thù là một huyện miền núi vùng cao nên tài nguyên rừng là một thành

40

rừng, bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên rừng luôn đƣợc chú trọng. Theo niêm giám thống kê Huyện Văn Yên năm 2011, tổng diện tích rừng trên địa bàn huyện Văn Yên là trên 89.289 ha với độ che phủ rừng đạt 72%. Với tổng diện tích vùng trồng nguyên liệu là 15.258,7 ha cùng với kế hoạch trồng mới diện tích hàng năm, ngành quế Văn Yên đã đóng góp một phần đáng kể trong tổng diện tích rừng toàn huyện, góp phần bảo vệ môi trƣờng, điều hòa nguồn nƣớc, cải tạo môi trƣờng sinh thái, bảo vệ đất rừng, đất đồi, chống xói mòn, rửa trôi và giảm nhẹ đến tối đa những ảnh hƣởng của thiên tai bão lũ điều hoà hàng năm đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân vùng núi.

Biểu đồ 6

Độ che phủ rừng và Độ che phủ rừng quế trong tổng diện tích rừng che phủ Huyện Văn Yên năm 2011.

Nguồn: Tổng hợp số liệu[18]

.

Bên cạnh đó, việc triển khai dự án giao khoán đất rừng, bảo vệ rừng tự nhiên,

trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ đƣợc đặc biệt quan tâm. Hoạt động tăng cƣờng tuyên truyền vận động, hƣớng dẫn nhân dân cách trồng và bảo vệ rừng cũng đƣợc tổ chức và diễn ra mạnh mẽ tại các địa phƣơng. Những dự án trên đã bƣớc đầu thu đƣợc những kết quả quan trọng nhƣ giữ lại những diện tích rừng tái sinh mạnh để khoanh và bảo vệ, không phá rừng tái sinh để trồng rừng phòng hộ, phát triển rừng sản xuất. Chất lƣợng rừng trồng mới cũng đƣợc nâng lên rõ rệt. Nhiều diện tích rừng sản xuất, rừng phòng hộ đặc dụng đã trồng phát triển rất tốt. Từ chỗ chỉ phá rừng làm nƣơng rẫy thì nay, ngƣời dân đã hăng hái nhận đất để trồng rừng hoặc nhận rừng trồng, rừng tái sinh để chăm sóc bảo vệ.

41

3.3Thực trạng sử dụng hóa chất độc hại và công tác xử lý phế thải

Đối với khu vực dân cƣ, nhờ có sự phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật cơ sở cấp huyện bao gồm hệ thống cấp thoát nƣớc, vệ sinh môi trƣờng đô thị, xử lý rác thải, phế thải đƣợc xử lý hợp vệ sinh nhƣng chƣa đúng cách và chƣa khoa học. Rác thải gia đình vẫn chƣa đƣợc phân loại và xử lý triệt để. Bên cạnh đó, tại các khu vực nông thôn miền núi vùng cao, trong khi một số hộ gia đình đã biết cách xử lý rác thải theo phƣơng pháp phân loại rác và đào hố ủ rác thải hữu cơ làm chất dinh dƣỡng cho đất thì một phần lớn các hộ gia đình khác vẫn chƣa biết cách xử lý rác thải và vệ sinh đúng đắn.

Đối với hệ thống các nhà máy tinh dầu quế thuộc các cụm công nghiệp mới đƣợc xây dựng tại huyện Văn Yên, vấn đề xử lý phế thải cũng hết sức đƣợc chú trọng. Trên thực tế, nhà máy tinh dầu quế chỉ tập trung chiết xuất những sản phẩm thô nên tình trạng sử dụng hóa chất độc hại hầu nhƣ không xuất hiện. Hơn thế nữa, chu trình sản xuất gần nhƣ khép kín, bã nguyên liệu quế sau khi chƣng cất đƣợc sử dụng luôn làm nguyên liệu đốt, cung cấp nhiệt cho các nồi chƣng cất. Do vậy, lƣợng phế thải thải ra môi trƣờng là không đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình tạo nhiệt, nhiên liệu đốt cháy cũng tạo ra một lƣợng khói có chứa bụi thải ra môi trƣờng không khí. Với hệ thống phun nƣớc thƣờng xuyên ngay khi khói thải ra, nồng độ bụi trong đó hầu nhƣ đã đƣợc hạn chế.

IV. Một số hạn chế trong thực trạng phát triển bền vững cây quế Văn Yên 1. Về kinh tế

1.1 Nguyên liệu tại vùng trồng quế chưa được sử dụng triệt để

Cành và lá quế đƣợc sử dụng làm nguyên liệu trong chiết xuất tinh dầu quế chƣa đƣợc khai thác triệt để. Nhà máy tinh dầu quế thƣờng vận hành quanh năm với đặc điểm sản xuất cả ngày lẫn đêm để tiết kiệm nguồn nhiệt. Do vậy, sản lƣợng tinh dầu quế nhiều hay ít trong một năm phụ thuộc toàn bộ vào nguồn nguyên liệu cành và lá quế. Tại các nhà máy, trung bình một năm có khoảng 2 tháng nhà máy không có đủ nguyên liệu để chế biến. Trong khi đó, tại những vùng trồng quế tại các xã vùng cao, cành và lá quế tại các gò, đồi cao vẫn thƣờng bị chặt tỉa không mục đích sử dụng dù ngƣời dân hoàn toàn nhận thức đƣợc giá trị kinh tế và công dụng của

42

cành và thân lá. Nguyên nhân là do điều kiện đƣờng xá giao thông quá khó khăn trong việc di chuyển nguyên liệu ra vùng sản xuất để bán.

Bên cạnh đó, cây quế sau khi bóc vỏ thƣờng đƣợc bán làm cọc chống trong ngành xây dựng với giá trị kinh tế không cao, còn lại thƣờng đƣợc sử dụng làm củi đốt. Trong khi đó, gỗ thân quế trên thực tế là một loại gỗ đặc biệt. Do thành phần chủ yếu của quế là các loại tinh dầu nên thân cây quế cũng mang đặc trƣng đó. Đặc điểm của gỗ quế là rất chắc và dù dùng trong thời gian dài cũng không bao giờ bị mối mọt. Vậy nên, gỗ quế thích hợp cho việc chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay sản xuất các sản phẩm sinh hoạt tiêu dùng làm từ gỗ. Với những đặc điểm ƣu việt nhƣ trên, việc không tận dụng tối đa tiềm năng từ gỗ quế là một sự lãng phí rất lớn.

1.2 Sản phẩm từ quế mới chỉ là sản phẩm nguyên liệu thô

Tính đến thời điểm hiện tại, 100% sản phẩm từ quế của huyện Văn Yên là sản phẩm thô XK ra thị trƣờng nƣớc ngoài chủ yếu theo hình thức không trực tiếp sang những thị trƣờng nhƣ Trung Quốc và Đài Loan. Trong ngắn hạn, XK sản phẩm thô là một sự lựa tối ƣu nhất cho lợi ích trƣớc mắt của địa phƣơng. Tuy nhiên, xét trong dài hạn, XK sản phẩm thô với một mức giá dù cao hơn so với giá trung bình tại địa phƣơng nhƣng lại rẻ hơn so với giá trị thực và tiềm năng vốn có của sản phẩm đặc biệt này. Bên cạnh việc chỉ xuất ra thị trƣờng các sản phẩm nguyên liệu thô, hƣớng phát triển tiến bộ hơn cho cây quế huyện Văn Yên là phải sản xuất ra đƣợc sản phẩm cuối cùng. Nguyên nhân của vấn đề trên chủ yếu do sự thiếu thốn trong vấn đề vốn, cơ sở hạ tầng, công nghệ sản xuất, phƣơng thức sản xuất, máy móc và trang thiết bị.

1.3 Hình thức xuất khẩu còn nhiều hạn chế

Trong ba hình thức XK chủ yếu là: XK trực tiếp, XK ủy thác và XK tại chỗ thì hình thức XK ủy thác vẫn là hình thức XK chủ yếu tại Văn Yên. Tiếp theo đó là hình thức XK trực tiếp. Tuy nhiên, hai hình thƣc XK này tạo ra những hạn chế lớn đối với giá trị kinh tế đem lại cho ngƣời dân trồng quế và kinh doanh quế cũng nhƣ đối với sự PTBV ngành quế địa phƣơng. Trong hoạt động XK ủy thác, hình thức những đơn vị, hộ gia đình chế biến quế đóng vai trò vừa là ngƣời sản xuất đơn hàng, vừa là đối tác của ngƣời XK là phổ biến. Do qua một khâu trung gian và lại

43

hoàn toàn không có thông tin về thị trƣờng cuối cùng mà sản phẩm của mình XK sang nên ngƣời dân hoàn toàn không thể chủ động về giá cả. Còn đối với hình thức XK trực tiếp, thị trƣờng XK chủ yếu là thị trƣờng Trung Quốc bởi lý do về chuyển giao máy móc kỹ thuật (trong chiết xuất tinh dầu) và quan hệ buôn bán đã có với thƣơng nhân Trung Quốc. Tuy nhiên, giá trị XK vẫn chƣa xứng đáng với giá trị thực của quế. Nguyên nhân trực tiếp của sự hạn chế trên là do sự yếu kém trong việc xúc tiến và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu và nguyên nhân sâu xa là sự hạn chế về trình độ và nguồn nhân lực vế lĩnh vực XNK nói chung.

1.4 Ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa cao

Đối với vùng trồng nguyên liệu, giống cây là một nhân tố hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, mặc dù đã có những nghiên cứu về sự kết hợp bảo tồn nguồn gen quý với kỹ thuật hiện đại, tạo ra giống quế cho sản lƣợng tinh dầu và quế vỏ cao hơn nhƣng trên thực tế vẫn chƣa đƣợc thử nghiệm và áp dụng. Giống quế đƣợc sử dụng vẫn là những hạt giống đƣợc thu nhặt từ những cây quế già và ƣơm trồng. Do vậy, cây giống không đƣợc đảm bảo hoàn toàn về chất lƣợng. Nguyên nhân của hiện tƣợng trên là do sự kết hợp thiếu đồng bộ giữa nghiên cứu khoa học và áp dụng thực tiễn cũng nhƣ sự chậm trễ của cơ quan quản lý địa phƣơng trong việc thi hành những chính sách hỗ trợ giống cho bà con vùng trồng quế.

Đối với khu vực sản sản xuất và chế biến sản phẩm quế vỏ, phƣơng pháp lao động áp dụng chủ yếu là phƣơng pháp lao động thủ công và dựa hoàn toàn vào sức lao động của con ngƣời. Do không có sự hỗ trợ về máy móc, kỹ thuật nên phƣơng pháp này thực sự tốn nhiều thời gian và sức lao động của con ngƣời, đồng thời dễ dẫn đến khả năng giảm chất lƣợng sản phẩm quế do sản phẩm không đƣợc bảo quản ở những điều kiện tốt nhất khi thời gian sơ chế diễn ra quá lâu.

2. Về xã hội

2.1 Lao động việc làm theo thời vụ, không có tính ổn định

Xét về vấn đề việc làm trong ngành quế huyện Văn Yên, ta có thể dễ dàng nhận thấy cầu về lao động chủ yếu tập trung tại hai vụ: vụ quế 3 và vụ quế 8 trong thời gian mỗi vụ kéo dài khoàng 3-4 tháng. Thời gian còn lại trong năm, những cơ sở

44

sản xuất quế vỏ hoặc sẽ bỏ không, hoặc chuyển sang kinh doanh tạm thời một số mặt hàng khác. Nhƣ vậy, những hộ gia đình và HTX tham gia chế biến và kinh doanh quế vỏ dƣờng nhƣ không có đƣợc sự chuyên biệt trong sản xuất, còn những lao động thời vụ cũng không duy trì đƣợc tính ổn định trong vấn đề thu nhập cá nhân.

2.2 Chất lượng lao động thấp

Lao động chủ yếu trong ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm từ quế hiện nay mới chỉ là lao động phổ thông. Khi tuyển lao động vào làm việc tại các nhà máy chiết xuất tinh dầu, hầu hết các lao động yêu cầu phải có kiến thức am hiểu về máy móc và trang thiết bị. Tuy nhiên, khi đi vào vận hành thực tế, bộ phận lao động này đều phải đƣợc đào tạo lại. Mặt khác, tại khu vực chế biến quế vỏ, khi đơn đặt hàng yêu cầu sản phẩm quế kẹp, một sản phẩm đòi hỏi tay nghề và kỹ năng cao thì lao động địa phƣơng lại hoàn toàn không đáp ứng đƣợc nhu cầu mà phải thuê mƣớn lao động tại những vùng quế khác có kĩ năng và tay nghề cao hơn. Nguyên nhân của vấn đề nêu trên một phần là do vấn đề học tập và học nghề của lao động địa phƣơng chƣa đủ nghiêm túc và hiệu quả để sử dụng kiến thức học tập vào thực tế, một phần khác có thể do định hƣớng đào tạo nghề của địa phƣơng đủ tính nghiêm túc, lâu dài và sát với thực tế. Bên cạnh đó, trình độ dân trí ngƣời dân khu vực vùng cao nơi đây đa phần còn nhiều rất nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, để phát triển hoạt động kinh doanh XK ra thị trƣờng nƣớc ngoài, các đơn đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động tri thức có trình độ ngoại ngữ, có kiến thức về kinh tế, tài chính và xuất nhập khẩu vững chắc. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, 100% các đơn vị kể trên không thu hút đƣợc nguồn nhân lực trẻ đƣợc học tập và đào tạo bài bản về các vấn đề kể trên. Nguyên nhân của hiện tƣợng này một phần là sự hời hợt trong chính sách tuyển mộ và đãi ngộ xứng đáng cho lao động tri thức tại địa phƣơng, một phần lớn khác xuất phát từ tâm lý của các bạn trẻ tốt nghiệp các trƣờng đại học, cao đẳng thuộc các lĩnh vực kể trên không sẵn sàng trở lại phát triển vùng quê nông thôn miền núi nghèo không đầy đủ những điều kiện làm việc, phát triển, thăng tiến, điều kiện sinh hoạt, vui chơi, giải trí văn minh, tiến bộ nhƣ tại các thành phố lớn.

45

2.3 Bất bình đẳng trong thu nhập

Tại khu vực miền núi Văn Yên, sự bất bình đẳng thu nhập thƣờng có thể nhận thấy rõ nhất khi so sánh thu nhập bình quân của ngƣời dân sống tại khu vực thị trấn, xã trung tâm với khu vực nông thôn vùng cao xa địa bàn trung tâm. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng trong thu nhập vùng quế Văn Yên lại đƣợc thể hiện rõ nét nhất ngay tại khu vực các xã vùng cao trồng cây nguyên liệu quế. Tại các xã trồng quế nhƣ Phong Dụ Thƣợng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Quang Minh, Viễn Sơn, Đại Sơn, trong khi có những hộ gia đình có thu nhập từ quế từ vài chục đến hơn trăm triệu đồng một năm thì vẫn còn trên 50% số hộ thuộc diện hộ nghèo và khoảng 9% thuộc diện cận nghèo. Nguyên nhân chủ yếu của sự chênh lệch trên vẫn xuất phát từ sự lạc hậu trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của đại bộ phận bà con dân tộc ít ngƣời vùng cao nơi đây. Khu vực sinh sống là địa bàn rừng núi quá cao và hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn cũng là nguyê nhân gây nên sự hạn chế trong khả năng tiếp cận thông tin, học tập và cải tiến kỹ thuật canh tác.

Mặt khác, sự bất bình đẳng thu nhập còn xảy ra giữa ngƣời dân trồng quế và thƣơng nhân thu mua và buôn bán quế. Hầu hết phƣơng thức thu mua sản phẩm chính là quế vỏ trên địa bàn huyện Văn Yên là thu mua ngay tại vùng trồng nguyên liệu. Do những hạn chế về thông tin giá cả và thị trƣờng sản phẩm quế, ngƣời dân vùng trồng nguyên liệu khó có thể định giá đƣợc cho sản phẩm của mình và hơn thế nữa, ngoài việc bán sản phẩm cho các thƣơng nhân và HTX , họ hoàn toàn không thể tự tìm kiếm đầu ra cho cây quế. Do vậy, ngƣời dân hoàn toàn thụ động về giá cả sản phẩm của mình. Từ đó,hiện tƣợng “ép giá” xảy ra và là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giữa thu nhập khu vực vùng trồng nguyên liệu và thu nhập khu vực kinh doanh. Bên cạnh đó, do thiếu vốn nên phần đông hộ gia đình trồng quế chọn cách trồng đồi quế đến khoảng 5 năm tuổi rồi bán cho những hộ hoặc thƣơng nhân khác có điều kiện kinh tế tốt hơn để có tiền mƣu sinh. Vì vậy, giá trị tận thu đƣợc của ngƣời trồng quế là không cao trong khi những ngƣời giàu có lại tăng thêm đƣợc

Một phần của tài liệu Giải pháp Phát triển bền vững cây quế Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái (Trang 43)