Là một trong số ít các quận có tốc độ trăng trưởng trên lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt làthương mai - dịch vụ bình quân hàng năm vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Trang 1Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG ĐỘI NGỦ
LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM MINH HÙNG
Nghệ An - 2013
LỜI CẢM ƠN
Với tinh cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin trân trọnggởi lời cám ơn đến quý thầy cô trường Đại học Vinh đã giảng dạy và giúp đỡtôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS TS Phạm Minh Hùng, người thầy đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên
Sở GD&ĐT TP.HCM, Phòng GD&ĐT Quận 10, các đồng chí HT, CBQL vàgiáo viên các trường THPT Quận 10, TP.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ, thamgia đóng góp ý kiến, cung cấp tư liệu, số liệu chính xác, tạo điều kiện thuậnlợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Vinh, tháng 9 năm 2013
Trang 2Tống Phước Lộc
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tải 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phưong pháp nghiên cứu 4
7. Đóng góp của luận văn 4
8. Cấu trúc của luận văn 5
CHƯƠNG 1: CO SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐÈ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỘI NGŨ GIÁO VIÊN THPT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 6
1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước 6
1.1.2 C ác nghiên cứu ở nước ngoài 8
1.2.Các khái niệm cơ bản của đề tài 9
1.2.1. Giáo viên THPT và đội ngũ giáo viên THPT 9
1.2.2 C hất lượng và chất lượng đội ngũ GVTHPT 13
1.2.3. Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV 16
1.3. Người GV THPT trong bối cảnh hiện nay 17
1.3.1 V ị trí, vai trò của người GVTHPT 17
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngưòi GVTHPT 18
1.3.3. Yêu cầu về phàm chất, năng lực đổi với người GVTHPT 20
Trang 4Tiểu kết chương 1 30
CHƯƠNG 2: co SỞ THựC TIỄN CỦA VẤN ĐÈ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌI NGỮ GV THPT QUẬN 10, TP.HCM 32
2.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, GD của Quận 10, TP.HCM 32
2.1.1 Đi ều kiện tự nhiên, kinh tế — xã hội 32
2.1.2. Truyền thong lịch sử, văn hỏa 35
2.1.3. Giáo dục 36
2.2.Thực trạng đội ngũ GV THPT Quận 10, TP.HCM 40
2.2.1. Sổ lượng, cơ cẩu 40
2.2.2. về phẩm chất chỉnh trị, đạo đức, loi song 43
2.2.3. về kiến thức, kỹ năng sư phạm của đội ngũ GVTHPT quận 10 47 2.3.Thực trạng sử dụng các giải pháp nâng cao chất lirợng đội ngũ GV THPT quận 10 TP.HCM 51
2.3.1 Cô ng tác đào tạo, bồi dưỡng 51
2.3.2 Cô ng tác đánh giá, phân loại GV 56
2.3.3 Công tác quy hoạch, phát triến cơ cấu đội ngũ GV 58
2.3.4. Thực hiện chế độ, chỉnh sách và công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật 59
Trang 5Tiểu kết chương 2 63
CHƯƠNG 3: MỌT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌI NGỮ GV THPT QUẬN 10, TP.HCM 64
3.1.Các nguyên tắc đề xuất các giải pháp 64
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tinh mục tiêu 64
3.ỉ.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 64
3.1.3. Ngĩtyên tắc đảm bảo tinh hiệu quả 64
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tỉnh khả thi 64
3.2.Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT quận 10, TP.HCM 65
3.2.1. Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng song song với quy hoạch đội ngũ GVTHPT quận 10, TP.HCM một cách khoa học 65
3.2.2. Đây mạnh công tác bồi dưõng năng cao trình độ cho dội ngũ GV THPT Quận 10, TP.HCM 67
3.2.3. Thực hiện tốt công tác tuyền dụng đi đôi với sàng lọc đội ngũ GV THPTquận 10, TP.HCM 73
3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiêm tra, đánh giá GV THPT Quận 10, TP.HCM theo Chuấn nghề nghiệp 76
3.2.5. Chủ ỷ nâng cao dời sổng, tạo điều kiện dế dội ngũ Gỉ ” THPT của Quận 10, TP.HCM phát huy tốt vai trò của mình 81
3.3.Tổ chức thực hiện các giải pháp 86
3.4.Khảo sát sự cần thiết và khả thi của các giải pháp 87
Tiểu kết chương 3 90
DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC KÝ HIẸU, CHỮ VIÉT TẮT
Trang 7trong các đột phá chiến lược đến năm 2020 đó là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất ỉưọng cao, tập trung vào việc đôi mới căn bản và toàn diện nền GD quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triến nguồn nhân lực với phát triển và ủng dụng khoa học, công nghệ\[7].
về định hướng phát triển, đối với lĩnh vực GD&ĐT, Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI cũng đã khẳng định: “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu Đôi mỏi căn bản, toàn diện nền GD Việt Nam theo hướng chuân hỏa, hiện đại hóa, xã hội hỏa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đỏ, đôi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ GV và CBOL là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất lượng GD, đào tạo, coi trọng GD đạo đức, loi song, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp ” [7].
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đang là vấn đềtrọng tâm nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT Chính vì vậy, chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định:
‘Phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBOLGD một cách toàn diện” với mục tiêu: “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
Trang 8Khẳng định tầm quan trọng của GV, nghị quyết Hội nghị lần thứ 2
BCHTW Đảng khóa VIII đã nêu “GV ỉ à nhân tổ quyết định chất lượng GD
và được xã hội tôn vinh ” [4, tr.22].
Quận 10 là một trong những quận trung tâm, năng động và là trọngđiẻrn giao dịch thương mại của TP.HCM Là một trong số ít các quận có tốc
độ trăng trưởng trên lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt làthương mai - dịch vụ bình quân hàng năm vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao.Trong nhiều năm qua, Ngành GD&ĐT Quận 10 đã đạt được nhiều thành tíchkhích lệ như: quy mô GD của quận được giữ vững, các loại hình trường lớpđược mở rộng, csvc được tăng cường, đội ngũ GV THPT của Quận 10trong những năm gần đây có sự cải thiện đáng kể về số lượng và chất lượng
Song, trước tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Quận, cũng như yêucầu của sự nghiệp đối mới thì đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV THPTnói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế như: số lượng và cơ cấu chưa đảm bảo;trình độ ngoại ngữ, trình độ Tin học, kiến thức về đổi mới hội nhập chưa đượccập nhật kịp thời; công tác xây dựng và qui hoạch đội ngũ CBQL, GV cònnhiều bất cập, chưa phát huy hết tiềm năng và sức mạnh của Quận
Đe khắc phục những hạn chế trên, một trong những giải pháp được Ban
Trang 9Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT.
3.2. Đoi tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT Quận 10,TP.HCM
4. Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao chất lượng đội ngũ GV ở các trường THPT Quận 10,TP.HCM, nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, cótính khả thi
Trang 106. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xâydựng cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích - tống hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiên
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn đê xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thựctiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp điều tra;
Trang 11Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học giúp cho HT các trường THPTtrên địa bàn Quận 10 tham khảo trong công tác quản lý nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viên
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ GV
THPT trong giai đoạn hiện nay
Trang 121.1.1. Các nghiên cún trong nuớc
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng lĩnh vực GD Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu”[7] Luật GD nêu rõ: “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu nhằm nâng caodân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” và “Mục tiêu GD là đào tạocon người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thấm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [26]
Vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, xuất hiện những nhà nghiên cứukết hợp thực tiễn về GD ở Việt Nam với những yếu tố hiện đại như ĐặngQuốc Bảo với “Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trườngtrong bối cảnh hiện nay”, “QLGD - Nhiệm vụ và phương hướng” - Nhà xuấtbản Đại Học Hà Nội năm 1996, “Một số khái niệm về QLGD”, Hà Nội 1997;Nguyễn Văn Lê với “Khoa học QL”, 1994; Trần Kiểm với “Khoa học QLGD,một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản GD, 2004; “Tiếp cận hiệnđại trong QLGD”, Đại học Sư Phạm Hà Nội, 2006; “Những vấn đề cơ bản
Trang 13phạm Hà Nội, 2006
Cùng với Bộ GD&ĐT, các cơ sở GD trong cả nước thực hiện các côngtrình nghiên cứu về GD, tổ chức nhiều hội thảo bàn về QLGD, hoạt động dạyhọc nhằm nâng cao chất lượng GD, chất lượng dạy học Bên cạnh đó, còn córất nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu các đề tài về QL hoạt động dạy học vớiphạm vi và địa bàn nghiên cứu khác nhau
Trường Đại học Vinh, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tácgiả như PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi, PGS.TS Phạm Minh Hùng, PGS.TS.Thái Văn Thành Tại Viện Khoa học GD Việt Nam, năm 2006 tác giảNguyễn Lộc đã thực hiện đề tài “Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triểnnguồn nhân lực ở Việt Nam”, năm 2004 tác giả Nguyễn Ngọc Hợi đã nghiêncứu đề tài cấp Bộ “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ nhàgiáo”; TS Nguyễn Xuân Mai với “Đào tạo GV dạy nghề đáp ímg yêu cầu xãhội” và “Đổi mới QLGD đại học một số vấn đề cần được quan tâm”, tạp chí
GD số 238, 240 tháng 5/2010
Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Văn Lê đã đưa
ra quan điếm là QLGD phải chú ý đến công tác bồi dưỡng GV về tư tưởngchính trị về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực cho họ Trong khi
đó, tác giả Trần Thị Bích Liễu nhấn mạnh đến những yêu cầu đối với công tác
Trang 14khác, GV được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thiết thực để nâng cao taynghề.
Trong những năm gần đây có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu vềcông tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV như:
- “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV ở các trườngTHPT thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An” (2009) [15] của tác giả Nguyễn VănCường
- “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT quận 9thành phồ Hồ Chí Minh” (2010) [1] của tác giả Nguyễn Hồng Anh
1.1.2. Các nghiên cíni ở nuớc ngoài
Từ xa xưa vấn đề dạy học đã được nhiều nhà triết học đồng thời là nhà
GD ở cả phương Đông và phương Tây đề cập đến Ớ phương Đông, Khổng
Tử (551 - 479 trước công nguyên) - triết gia nổi tiếng, nhà GD lỗi lạc củaTrung Hoa cho rằng GD là một thành tố không thể thiếu được của mỗi dântộc
Trang 15phát hiện tri thức mới mẻ, phù hợp với chân lý J A Cômenxki (1592 - 1670)
- nhà GD vĩ đại của dân tộc Séc và của thế giới đã đưa ra các nguyên tắc dạyhọc như: nguyên tắc trực quan, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc đảm bảotính khoa học và tính hệ thống, đồng thời khẳng định hiệu quả dạy học có liênquan đến chất lượng người dạy thông qua việc vận dụng có hiệu quả cácnguyên tắc dạy học Khi nghiên cứu về vai trò QL, các nhà lý luận QL trênthế giới như: Frederich Wiliam Taylor (1856 -1915) - Mỹ, Henri Fayol (1841-1925) - Pháp, Max Weber (1864 -1920) - Đức đều khẳng định QL là khoahọc, đồng thời là nghệ thuật thúc đấy sự phát triển xã hội Trong bất kỳ lĩnhvực nào của xã hội, QL luôn giữ vai trò quan trọng trong việc vận hành vàphát triển
Các nhà GD học Xô Viết cho rằng: “Ket quả hoạt động của toàn bộ nhàtrường phụ thuộc vào rất nhiều công việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công táchoạt động của đội ngũ GV” [34]
V.A Xukhomlinxki đã tổng kết những 26 năm kinh nghiệm thực tiễnlàm công tác QL chuyên môn nghiệp vụ của một HT, cùng với nhiều tác giảkhác ông đã nhấn mạnh đến sự phân công họp lý, sự phối hợp chặt chẽ, sựthống nhất QL giữa HT và phó HT để đạt được mục tiêu đã đề ra Tác giả đãkhẳng định vai trò lãnh đạo và QL toàn diện của HT Vì vậy, V.AXukhoinlinxki cũng như các tác giả khác đều chú trọng đến việc phân cônghợp lý và các biện pháp QL của HT [36]
Trang 16nghiệp các trường sư phạm sơ cấp, trung cấp, cao đắng, đại học hoặc sư phạm mẫu giáo GV là người truyền thụ toàn bộ các kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình bộ môn của bậc học, cấp học” [32, tr.70].
Luật GD đã ghi: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, GD trong nhà trường hoặc các cơ sở GD khác: nhằm thực hiện mục tiêu của GD
là truyền thụ tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và xây dựng nhân cách cho người học GV là người dạy học ở các bậc phô thông hoặc tương đương".
[26]
Tiêu chuẩn chung của nhà giáo trong Luật GD đã ghi:
- Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ
- Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp
- Lý lịch bản thân rõ ràng [26, tr.48]
Trang 17Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn
vị, nhà trường, của ngành
Trang 18Dạy học và GD theo chương trình, kế hoạch GD; soạn bài, dạy thựchành thí nghiêm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạđầy đủ, lên lóp đúng giờ, QL HS trong các hoạt động GD do nhà trường tổchức, tham gia các hoạt động của tố chuyên môn.
Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của HT, chịu sựkiểm tra của HT và các cấp QLGD
Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
đẻ nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và GD
Tham gia công tác phố cập GD ở địa phương
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật [26, tr.15]
- GV thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định như GVtrung học [26, tr.17]
Trang 19Đội ngũ giáo viên:
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đội ngũ GV Theo Virgil Rowlandcho rằng: Đội ngũ GV là những chyên gia trong lĩnh vực GD, họ nắm vữngtri thức và hiểu biết dạy học và GD như thế nào và có khả năng cống hiếntoàn bộ tài năng và sức lực của họ cho GD
Đội ngũ GV là một tập hợp những GV được tổ chức thành một lựclượng, cùng chung nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu GD đã đặt ra cho tổchức đó
Đội ngũ giáo viên THPT:
Được cụ thê hoá từ khái niệm trên, đội ngũ GV THPT là một tập thẻ
GV cùng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo củatrường THPT là: giúp HS phát triển toàn diện đạo đức, trí tuệ, thể chất, thấm
mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triên năng lực của cá nhân, tính năng động vàsáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xâydựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuấn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc
đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Trang 20Theo Từ điển tiếng Việt: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giả trị của người, sự vật hoặc sự việc ” [31, tr 139].
Còn theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Chất lượng là sự phũ hợp với mục tiêu” [25] Mục tiêu ở đây được hiểu một cách rộng rãi, bao gồm các sứ
mệnh, các mục đích
Từ những quan điểm trên, để hiểu một cách đầy đủ, chất lượng là đặctính khách quan của sự vật, được thể hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính.Chất lượng là cái tạo nên phấm chất, giá trị của một khối đông người cùngchức năng nghề nghiệp
Tuy nhiên những định nghĩa trên đây còn mang tính chất chung, khixác định chất lượng của một vật, một hiện tượng nào đấy cần phải căn cứ vàomục đích, chức năng, nhiệm vụ của nó đế cụ thể hóa những định nghĩa chungchung ấy vào điều kiện CỊ1 thể
1.2.2.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên THPT
Trong lĩnh vực GD, chất lượng đội ngũ GV với sản phẩm đặc trưng làcon người có thế hiểu là các phâm chất, giá trị nhân cách và năng lực sống vàhòa nhập đời sống xã hội, giá trị sức lao động, năng lực hành nghề của độingũ giáo viên, được tổng hợp từ phâm chất và năng lực của mỗi người GV
Trang 21Nếu xét tù’ góc độ tập thể đội ngũ GV, chất lượng được thể hiện ở:
- Đạt chuẩn (số lượng và chất lượng)
- Đồng bộ về cơ cấu tổ chức
- Đạt hiệu quả trong công tác
Trang 22dưỡng đội ngũ GV đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường haychưa, từ đó đề ra chiến lược đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV.
Như vậy nếu nghiên cứu chất lượng và giải pháp đẻ nâng cao chấtlượng đội ngũ GV thì phải đề cập đến cả hai phương diện, vừa cá nhân vừatập thể Có như vậy mới đánh giá đúng thực trạng và đề ra được giải phápnâng cao chất lượng cho toàn bộ đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụtrong giai đoạn mới
Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xâydựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD nêu rõ mục tiêu:
“Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được chuân hóa, đảm bảo chấtlượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bảnlĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo: thôngqua việc QL, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp GD đênâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngàycàng cao cúa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [3, tr.2]
1.2.3. Giải pháp và giải pháp nâng cao cliẩt lượng đội ngũ GV
Trang 23Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV: là nhằm vào việc tạo ranhững biến đổi về chất lượng trong đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu đặt ra củađịa phương Đó là việc:
- Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho các cấp QL và độingũ GV đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV
- Xây dựng quy hoạch và đổi mới công tác tuyển dụng và sử dụng GV
- Thường xuyên bồi dưỡng GV nhằm không ngừng nâng cao kiến thức
và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ GV
- Thực hiện tốt việc kiểm tra giám sát và thanh tra đánh giá, xếp loại
GV
Trang 24Trong nhà trường GV là lực lượng quyết định chất lượng GD; là ngườitrực tiếp tố chức quá trình dạy học trên lớp và quá trình GD theo nội dungchương trình cuả Bộ GD&ĐT với phương pháp sư phạm nhằm đạt mục tiêu
GD của cấp học, của nhà trường, về vai trò của người thầy giáo, Bác Hồkhắng định: “Nhiệm vụ GD là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không cóthầy giáo thì không có GD” [24]
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của người GV TIIPT
1.3.2.1. Chức năng của người GVTHPT
Theo Luật GD quy định, GV có những chức năng sau:
- Chức năng của một nhà sư phạm: Đây là chức năng cơ bản, thể hiệnđầy đủ nhất tính nghề nghiệp của người GV Đe thực hiện tốt chức năng này,đòi hỏi người GV phải tổ chức đúng đắn quá trình nhận thức, quá trình hìnhthành những phẩm chất và năng lực cần thiết cho HS
- Chức năng của một nhà khoa học: Người GV có tham gia vào cáchoạt động nghiên cứu khoa học thì mới giải quyết được những vấn đề thườngxuyên nảy sinh trong công tác giảng dạy - giáo dục của mình Nghiên cứukhoa học còn là con đường đê nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học - giáodục cũng như các hoạt động xã hội của người GV
- Chức năng của nhà hoạt động xã hội: Người GV không chỉ biết tham
Trang 25định; Quản lý HS trong các hoạt động GD do nhà trường tổ chức; tham giacác hoạt động của tố chuyên môn: chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quảGD: tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
b) Tham gia công tác phố cập GD ở địa phương
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và GD; vận dụng các phươngpháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rènluyện phương pháp tự học của HS
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của HT, chịu sựkiêm tra, đánh giá của HT và các cấp QLGD
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trướcHS; thương yêu, tôn trọng HS, đối xử công bằng với HS, bảo vệ các quyền vàlợi ích chính đáng của HS; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môitrường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh
Trang 26nghiệp của HS lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lựctrong cộng đồng phát triển nhà trường.
d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại HS cuối kỳ và cuối năm học; đề nghịkhen thưởng và kỷ luật HS; đề nghị danh sách HS được lên lóp thắng, phảikiêm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiêm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lạilớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ HS
đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với HT
- GV thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản
1 Điều này và các quy định trong họp đồng thỉnh giảng
- GV làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là GVtrung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh; có nhiệm vụ tổ chức, QL các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhàtrường
Trang 27trung tâm GD thường xuyên (Ban hành kèm theo QĐ số BGDĐT ngày 26/10/ 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT):
62/2007/QĐ-Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định hiện hànhtương ứng với ngạch GV dự tuyển Cụ thể: Có bằng tốt nghiệp đại học sưphạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
sư phạm đối với GV THPT
Ngày 22 tháng 10 năm 2009, bộ GD&ĐT ban hành thông tư số30/2009/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, GVTHPT
Trên cơ sở của các chuẩn đã ban hành và căn cứ yêu cầu thực tiễn pháttriến GD hiện nay, các đơn vị GD có thể xác định các yêu cầu về chất lượngđội ngũ GV của mình
Chuẩn nghề nghiệp GV trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối
22
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên
Trang 28Theo quy định, GV đạt chuẩn được chia thành 3 cấp độ:
- Loại xuất sắc (tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải
có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điếm và có tổng số điêm từ 90 đến 100);
- Loại khá (tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ítnhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điẻm và có tống số điểm từ 65 đến 89);
- Loại trung bình (tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưngkhông xếp được ở các mức cao hơn)
- GV chưa đạt chuấn (loại kém) nếu tổng số điêm dưới 25 hoặc từ 25điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm [14, tr.2]
1.3.3.2. Yêu cầu về cơ cấu
Yêu cầu về số lượng đội ngũ GV THPT:
Trang 29Dựa trên hệ số môn học cho phép và số lớp trong trường, HT xây dựng
cơ cấu đội ngũ GV của mình sao cho phù hợp với tình hình và yêu cầu, nhiệm
vụ của đơn vị nhưng không được quá 2,25 GV trên một lớp
Yêu cầu về cơ cấu đội ngũ GV THPT:
- Xây dựng các giải pháp QL một mặt nhằm có một cơ cấu đội ngũ GVhợp lý, mặt khác nâng cao tỷ lệ GV đạt loại xuất sắc, loại khá, giảm tối thiểu
GV đạt loại trung bình và không có GV chưa đạt chuân là một mục tiêu quantrọng của tất cả các đơn vị GD Đây là một trong những yêu cầu đầu tiên vềchất lượng đội ngũ GV
- Không đế mất cân bằng về độ tuổi, luôn có tính kế thừa và phát triển,không để tạo ra những hụt hẫng khi có quá nhiều GV về hưu cùng một thờidiêm Tỷ lệ GV giữa các môn học phải cân đối, không để môn này quá nhiều,môn kia lại ít
Trang 30đến năm 2012 để 100% GV đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên và có ít nhất10% đến 15% GV trong tổng số GV của trường, 50% tố trưởng chuyên môn
có trình độ từ thạc sĩ trở lên” [14, tr.5]
Việc nâng cao tỷ lệ GV đạt trên chuẩn cũng là một mục tiêu quan trọngtrong chiến lược phát triẻn GD Ban lãnh đạo nhà trường phải có những biệnpháp để động viên, khuyến khích GV bồi dưỡng nâng cao trình độ, tạo đượcmột đội ngũ ngày càng nhiều thạc sỹ, tiến sỹ công tác trong các trườngTHPT
1.3.3.3. Yêu cầu về cơ cẩu theo độ tuổi
Tại Chương III — Điều 6 — Quyết định số 22/2006/QĐ-BGDĐT ngày
12 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về việc bồi dưỡng,
sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn:
Những nhà giáo còn trong độ tuổi đào tạo theo quy định hiện hành củaNhà nước, cụ thể: từ 55 tuổi trở xuống đối với nam, từ 50 tuổi trở xuống đốivới nữ nếu có đủ sức khoẻ, có Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đạt loạikhá trở lên theo quy định hiện hành về đánh giá, xếp loại GV thì được bố tríbồi dưỡng để đạt trình độ chuẩn
Trang 31Những nhà giáo có tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ xếp loại kémhoặc sức khoẻ yếu thì thực hiện giải quyết chế độ chính sách theo quy địnhhiện hành
ý chí, đạo đức, tư cách, hành vi và tác phong
Phẩm chất trí tuệ là những đặc điểm đảm bảo cho hoạt động nhận thứccủa một con người đạt kết quả tốt, bao gồm phẩm chất tự giác (óc quan sát)của trí nhớ (nhớ nhanh) của tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ và chú ý
Phẩm chất ý chí là mặt quan trọng trong nhân cách bao gồm những đặcđiểm nói lên một người có ý chí tốt: có chí hướng, có tính mục đích, quyếtđoán, đấu tranh bản thân cao, có tinh thần vượt khó; Phấm chất ý chí giữ vai
Trang 32thể phát triển trên cơ sở hoạt động của con người và kết quả phát triển của xãhội (đời sống xã hội, sự GD và rèn luyện, hoạt động cá nhân ) Như vậy:
Đẻ phù hợp với phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả tiếpcận chất lượng đội ngũ GV THPT theo hai mặt chính là phẩm chất và nănglực của người GV
Khi tiếp cận chất lượng của đội ngũ GV thì phải gắn với nhiệm vụ,chức năng và quyền hạn đã được quy định cho họ Cụ thể là chất lượng độingũ GV trường THPT phải gắn với hoạt động dạy học và GD của họ
Chất lượng của một lĩnh vực hoạt động nào đó của đội ngũ GV thể hiện
ở hai mặt phẩm chất và năng lực cần có đê đạt được mục tiêu của lĩnh vựchoạt động đó với kết quả cao Cụ thể là chất lượng đội ngũ GV trường THPTđược biểu hiện ở phẩm chất và năng lực cần của họ, để họ tiến hành hoạtđộng giảng dạy và GD đạt mục tiêu đã đề ra
1.4. Một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT
1.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu tiên đầu tư pháttriến GD, trong những năm qua cùng với việc đầu tư về csvc, nhà nước, địaphương và ngành đã quan tâm đến việc tăng cường chất lượng đội ngũ GV,
Trang 33Với vai trò chủ đạo trong quá trình GD&ĐT ở các trường, chất lượngđội ngũ GV tác động trực tiếp đến chất lượng GD&ĐT Muốn trò giỏi phải cóthầy giỏi Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Thầy tốt thì ảnhhưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu” “Không thể có trò giỏi nếu thiếu thầygiỏi” Nghị quyết Trung ưong II khoá VIII “GV là nhân tố quyết định chấtlượng GD” [4, tr.13]
Bởi vậy ngành GD&ĐT coi việc xây dựng đội ngũ GV chất lượng cao
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình đổi mói nền GD&ĐTnước nhà
Xã hội ngày nay dưới sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã làm thay đổi cơ bản đời sống xã hội từ cơ sở kinh tế đến kiếntrúc thượng tầng Trong mỗi sản phẩm được tạo ra, xã hội ngày một đòi hỏihàm lượng chất xám lớn hơn; trong GD&ĐT sự thay đối đó cũng đòi hỏingười học phải năng động, sáng tạo và thích ímg với những biến đổi nhanhchóng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống hiện đại Những thay đối cơ bảntrên làm thay đổi vị trí, vai trò và chức năng của người thầy; người thầy trong
-xã hội ngày nay không chỉ có nhiệm vụ truyền thụ kiến thức đơn thuần, tuyrằng chức năng này vẫn cần thiết, mà còn có nhiệm vụ dạy cho HS cách học,cách thu nhận và xử lý các kiến thức, các tình huống trong thực tiễn đời sốngđặt ra Trên cơ sở đó chức năng của GV là tố chức và điều khiển các hoạtđộng GD và dạy học đẻ hướng tới mục đích giúp HS phát hiện tri thức mới,
Trang 34triển mong muốn nhất là đạt danh hiệu trirừng chuẩn quốc gia, muốn vậy thìphải đạt được tất cả mọi tiêu chí về chất lượng đội ngũ GV.
Như vậy công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT là yêu cầumang tính khách quan, cấp thiết mà các cấp các ngành trong Quận cần quantâm và chỉ đạo thực hiện
1.4.2. Mục đích, yêu cầu, nội dung nàng cao chất lượng đội ngũ GV THPT
1.4.2.1. Mục đích công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GVTHPT
Nhằm tạo ra đội ngũ giáo viên THPT đủ về số lượng, đồng bộ về cơ
cấu, chuẩn hóa về trình độ, đáp ứng được yêu cầu công tác
1.4.2.2. Yêu cầu công tác nâng cao chất lượng đội ngũ Gỉr THPT
- về số lượng: Các trường THPT phải có đủ số lượng giáo viên thựchiện GD toàn diện, dạy học các môn học tích hợp, dạy học phân hóa, dạy học
2 buổi/ngày; đảm bảo tỉ lệ giáo viên trên lớp, tỉ lệ học sinh trên giáo viên
- về cơ cấu: Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng giáo viên đồng đều ở
Trang 35- Nâng cao năng lực phát triển nghề nghiệp
1.4.3. Các yếu to ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVTHPT
- Điều kiện mới của kinh tế xã hội
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ
- Yêu cầu đổi mới GD và chất lượng dạy học, GD cho HS trung học cơ
sở nói chung
- Quá trình đào tạo, đặc biệt là quá trình đào tạo và bồi dưỡng GV
- Hoàn cảnh và điều kiện lao động sư phạm của người GV
- Vai trò của GV trong hoạt động dạy học
Trang 36- Xây dựng môi trường sư phạm.
Thứ hai, việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường THPT phải gắn
Trang 37sử, văn hóa, GD của Quận 10, TP.HCM
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quận 10 là quận nội thành, giới hạn bởi kinh Bao Ngạn, đường LýThường Kiệt, đường Nguyễn Chí Thanh, đường Hùng Vương, đường Lý Thái
Tố, đường Điện Biên Phủ và đường Cách Mạng Tháng Tám
Quận 10 có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở cấu trúc
hạ tầng
Giao thông nối liền trung tâm với các quận, có những trục đường xuyênsuốt như đường 3/2 từ bến xe miền Đông sang bến xe miền Tây, đườngNguyễn Tri Phương - Thành Thái nối liền quận Tân Bình đến phi trường TânSơn Nhất, đến khu đô thị Phú Mỹ Hưng thuận lợi cho việc giao thông trongquận cũng như giữa quận với các khu vực nội thành và các tỉnh
Trang 38được từ xây dựng mới các chung cư hiện hữu theo hướng cao tầng, đế dànhđất cho cây xanh và GD.
Quận 10 được tổ chức hành chính thành 15 Phường với dân số khoảng229.332 người, với 61.727 hộ, số người bình quân một hộ là 3,71 người Tỉ lệtăng tự nhiên trung bình là 0.8% và có xu hướng giảm hàng năm.Theo kết quảđiều tra dân số (năm 2009 ), dân số trong độ tuổi từ 0 - đến 17 có tỉ lệ 29.8%trong tổng dân số, đây là nhóm tuổi trong độ tuổi đi học phổ thông ( từ nầmnon đến phổ thông trung học ) có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu xây dựngcsvc trường lớp cho ngành GD Quận 10
Trên địa bàn Quận 10 không có kênh, rạch Ngoài hồ Kỳ Hòa và một số
hồ nhỏ khác, Quận 10 hầu như không có nơi nào chứa nước mặt Thoát nướcchính của Quận 10 trong mùa mưa là chảy qua Quận 3, ra rạch Nhiêu Lộc,qua Quận 5 ra kênh Ben Nghé, một phần nhỏ chảy qua Quận 11 ra rạch Lò
Gốm (Nguồn sổ liệu: Phòng OL đô thị Quận 10).
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Từ sau ngày 30/4/1975, chính quyền cách mạng và hệ thống chính trịQuận đã nhanh chóng được xác lập, phát huy hiệu quả, trấn áp sự chống phácủa các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.Công tác cải tạo, khôi phục và ổn định tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn
Trang 39Các phòng ban QL Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế được thành lập, đi vàohoạt động, bám sát cơ sở, định hướng quy hoạch ngành nghề, tạo điều kiệncho các ngành nghề truyền thống của quận 10 được khôi phục và phát triển.Các tố sản xuất, họp tác xã được củng cố và đi dần vào ốn định, phát huyđược vai trò chủ động, sáng tạo trong sản xuất, lưu thông phân phối Một sốcông ty kinh doanh của nhà nước được ra đời tuy còn non trẻ nhimg đã đứngvững, có nhiều cố gắng trong đảm bảo hàng hóa lưu thông, điều tiết thị trường
xã hội
Tuy nhiên, những khó khăn thử thách trong những năm đầu của thời kỳquan liêu bao cấp cùng một số nguyên nhân khách quan khác đòi hỏi công táclãnh đạo, chỉ đạo sản xuất kinh doanh phải có sự chuyển hướng phù hợp, cơcấu kinh tế: sản xuất, thương mại, dịch vụ được xác định và triển khai: thôngqua nhiều biện pháp năng động, sáng tạo để tháo gỡ như: tăng cường pháttriển công nghiệp quốc doanh, ưu tiên vốn, đầu tư cho sản xuất, mở rộng hêndoanh liên kết, phát triển mạnh thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, đảm bảo vaitrò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trên lĩnh vực phân phối lưuthông, tạo ra những tiền đề vật chất quan trọng để Quận chuyển đối cơ cấukinh tế trong giai đoạn đối mới sau này
Quận đã tích cực thực hiện có hiệu quả chính sách đổi mới của Đảng vàNhà nước đã giúp nền kinh tế trở nên năng động, tiềm năng và nguồn lực xãhội được khơi dậy, kích thích tính năng động của người lao động, đời sốngkhởi sắc và được cải thiện giúp cho nhân dân Quận 10 vượt qua được khó
Trang 40thương mại tập trung, mở rộng thị trường phát triển các hoạt động kinh doanhdịch vụ trên cơ sở động viên mọi tiềm lực trong nhân dân tham gia xây dựng
và phát triển kinh tế, tỷ trọng thương mại dịch vụ luôn chiếm 80% - 85% giátrị tổng sản lượng sản phẩm hàng năm, các ngành kinh doanh dịch vụ mới đãxuất hiện như dịch vụ khoa học công nghệ viễn thông, tin học, dịch vụ thểthao, vui chơi giải trí, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triểnnhanh và đa dạng với hàng chục ngàn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hộkinh doanh cá thế Nhiều trung tâm thương mại lớn của Quận, các trung tâmsiêu thị hình thành và khu chuyên doanh đi vào hoạt động đáp ứng tốt hơn cácnhu cầu phong phú của nhân dân
Trên lĩnh vực xây dựng cơ bản có nhiều thành tích đáng phấn khởi.Hầu hết các hệ thống đường xá, công trình điện nước, khu chung cư, đườnghẻm đã được quy hoạch, cải tạo và xây dựng mới Nhiều công trình nhà ở,trường học, cơ sở y tế và các công trình phúc lợi văn hóa - xã hội được xâydựng và đưa vào sử dụng đã làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt đô thị củaQuận
2.1.2. Truyền thong lịch sử, vãn hóa
Quận 10 là một một mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng,cùng với thành phố và cả nước góp phần viết nên những trang sử hào hùngtrong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ Sau hơn ba mươi lămnăm giải phóng và thống nhất đất nước, với chính sách, đường lối đổi mới của