LỜI NÓI ĐẦU Nguyễn Trãi là gương mặt tiêu biểu trong nền văn học Việt NamTrung đại .Ông là tấm gương lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi.Phần lớn những sáng tác của Nguyễn Trãi đều là
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Nguyễn Trãi là gương mặt tiêu biểu trong nền văn học Việt NamTrung đại Ông là tấm gương lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi.Phần lớn những sáng tác của Nguyễn Trãi đều làm rung động tâm hồn độcgiả trong và ngoài nước ở nhiều thế hệ Đặc biệt nhắc tới ông người ta
không thể không nhắc đến tập “Quốc âm thi tập”, một tập thơ có ý nghĩa
như mở đầu cho thơ cổ điển Việt Nam Ở Nguyễn Trãi luôn luôn có sựsáng tạo tài tình , linh hoạt , uyễn chuyển trong từng câu thơ
Tìm hiểu , nghiên cứu những tác phẩm của Nguyễn Trãi thực sự trởthành điểm thu hút nhiều nhà nghiên cứu , phê bình văn học Đi sâu vào
nghiên cứu “chất liệu văn học trong thơ Nôm Nguyễn Trãi”,chúng tôi thấy
thiết thực, bổ ích ,thú vị Mặc dù bản thân tác giả nghiên cứu đã cónhữngcố gắng nhất định nhưng vì thời gian có hạn , hạn chế từ chủ quan … Dovậy khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót , hạn chế Chúng tôi mongđộc giả lượng thứ …
Nhân dịp này , chúng tôi thành tâm cảm ơn TS.Phạm Tuấn Vũ –ngườitrực tiếp hướng dẫn tận tình Cảm ơn các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy ,các bạn bè và gia đình đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu , những lờiđóng góp chân thành tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá luậnnày
Chúng tôi xin cảm tạ tất cả!
Vinh, Tháng 4/2004
Trần Thị Hằng
Trang 2
A-PHAĂN MÔÛ ÑAĂU
1.Múc ñích yeđu caău :
Nguyeên Traõi ñöôïc ñaùnh giaù laø nhaø chính trò, nhaø quađn söï, nhaø ngoái
giao, ñaịc bieôt laø moôt nhaø vaín nhaø thô, nhaø vaín hoaù lôùn cụa dađn toôc ÔÛNguyeên Traõi con ngöôøi vaø trí tueô nhö ñöôïc chung ñuùc heât mói caùi hay caùi
ñép caùi chađn thieôn myõ cụa thôøi ñái “Döôùi con maĩt saùng suoât ñaăy nhieôt tình cụa chuùng ta ngaøy nay , ñôøi soâng vaø hoát ñoông, tađm tö vaø chí höôùng, thô vaø vaín, toùm lái toaøn boô söï nghieôp vaø con ngöôøi Nguyeện Traõi soâng daôy lôùn leđn vaø höôùng tôùi chuùng ta Ñoâi vôùi ngöôøi vaø vieôc cụa lòch söû, thôøi gian trođi qua daăn daăn laøm lu môø caùi gì coøn ñúc chöa thaôt trong, ngöôïc lái laøm theđm saùng toû nhöõng giaù trò chađn chính, nhöõng coâng hieân quyù baùu cho thôøi ñái vaø con ngöôøi “(7,tr 14).
Nguyeên Traõi laø ngođi sao saùng cụa vaín hóc yeđu nöôùc ñaău theâ kyû XV,ođng ñaõ ñeơ lái cho chuùng ta nhöõng taùc phaơm vaín thô vođ cuøng quyù giaù, phạnaùnh nhöõng quan ñieơm tieân boô veă vaín hóc vaø ngheô thuaôt ñöông thôøi.Keâ thöøa truyeăn thoâng toât ñép haøng nghìn naím lòch söû cụa dađn toôc, ñaịc bieôtlaø nhöõng thaønh töïu vaín hoùa röïc rôõ cụa thôøi ñái Lí-Traăn, Nguyeên Traõi ñaõ coùnhöõng coâng hieân to lôùn vaøo vieôc phaùt trieơn neăn vaín hoùa ñái Vieôt leđn moôtböôùc môùi
Ñoù laø neăn vaín hoùa tieân boô, yeđu nöôùc, coù tính dađn toôc vaø nhađn dađn sađu
saĩc, coù giaù trò hieôn thöïc lôùn, coù tính chieân ñaâu raât cao, theơ hieôn moôt caùchñaăy ñụ nhaât, mánh meõ nhaât chụ nghóa yeđu nöôùc Vieôt Nam trong theâ kyû
Trang 3XV Đồng thời, Nguyễn Trãi còn là người mở đầu cho nền văn học cổ điểnViệt Nam, người đã sáng tác một khối lượng lớn thơ bằng chữ Nôm Tìmhiểu việc sử dụng chất liệu văn học trong thơ Nôm Nguyễn Trãi góp phầntìm hiểu lao đôïng nghệ thuật của nhà thơ.
Việc giải quyết đề tài góp phần giảng dạy tốt hơn thơ Nôm NguyễnTrãi trong chương trình phổ thông cơ sở và phổ thông trung học Đồng thờigóp phần tìm hiểu một cách sâu sắc hơn tác phẩm thơ Nôm nổi tiếng củađại thi hào Nguyễn Trãi
2 Lịch sử vấn đề:
2.1 Khái niệm chất liệu nghệ thuật :
Theo từ điển thuật ngữ văn học: “yếu tố vật liệu, vật chất hàng đầu và cốt yếu nhất được dùng để làm nên tác phẩn nghệ thuật, tức là thể hiện dự đồ sáng tác của người nghệ sĩ Ví dụ: âm thanh (cho âm nhạc); ngôn từ (cho văn học); màu sắc và đường nét (cho hội họa); gỗ, thạch cao, đá, đồng….(cho điêu khắc)… Trong quá trình sáng tác, những chất liệu này hiện diện cùng với phẩm chất thẩm mỹ của chúng, tức là với tư cách âm thanh âm nhạc, ngôn từ nghệ thuuật
Trang 4Nhờ chất liệu nghệ thuật, nghệ sĩ mới khách thể hóa được các hìnhtượng đã hình thành trong tưởng tượng của mình, tạo cho chúng một cái vỏngôn ngữ (ngôn ngữ nghệ thuật) Việc nghệ sĩ lệ thuộc vào chất liệu nghệthuật trong sáng tạo thể hiện ở chổ anh ta không thể không tính đến nhữngđặc tính, những khả năng, tính quy luật vốn có ở chất liệu đượïc sử dụng.Cũng vì vậy mà sự xuất hiện các chất liệu nghệ thuật mới, các phương tiệnkỷ thuật mới đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành những loại hìnhnghệ thuật mới, ví dụ: Điện ảnh, truyền hình, nhiếp ảnh nghệ thuật (1.tr
48).“Văn học là một loại hình nghệ thuật được sáng tác bằng ngôn từ là chất liệu thứ nhất, chủ yếu của văn học, nó khác với hội họa, điêu khắc, sân khấu, âm nhạc…Khái niệm ngôn từ là lời nói bao gồm lời nói miệng tức là phát ngôn nói và lời nói viết biểu hiện qua văn từ được dùng làm cơ sở để sáng tạo văn học Và khi nói văn học là nghệ thuật ngôn từ thực chất là nói
văn học là nghệ thuật sử dụng câu, lời văn vào mục đích nghệ thuật"(4,tr 183)
Ngôn từ là yếu tố thứ nhất của văn học, bởi nếu không thì nhà vănkhông thể tư duy nghệ thuật bên ngoài các khả năng nghệ thuật của ngôntừ Không thể biểu hiện được tư tưởng, tình cảm hay tất cả những sáng tạocủa mình nếu không sử dụng ngôn từ
2.1.1 Chất liệu văn học Trung Hoa:
Nhà thơ Nguyễn Trãi sử dụng các điển cố, điển tích, các câu chuyệnxưa tích cũ, hay những câu chuyện được chép trong sách Trung Hoa để vậndụng vào sáng tác trong tác phẩm của mình một cách hợp lý, linh hoạt vàsâu sắc
Trang 52.1.2 Chất liệu văn học dân gian Việt Nam
Đó là những lời ăn tiếng nói của nhân dân đúc kết những kinh nghiệm
trong cuộc sống, trong lao động qua những câu thành ngư, tục ngữ, ca dao
2.2.2 Chất liệu văn học trong thơ Nôm Nguyễn Trãi:
Hầu như chưa được nghiên cứu một cách toàn diện.
3.Phương pháp nghiên cứu:
Chúng tôi dùng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp …
Phương pháp (với ý nghĩa phương pháp tư duy): chúng tôi nghiên cứu gắn
thơ Nôm Nguyễn Trãi với đời sống văn học Quốc âm (thơ Nôm) của dân
tộc, đặt Nguyễn Trãi trong loại hình tác giả nhà Nho
4 Phạm vi nghiên cứu :
Chất liệu văn học trong thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
Trang 6B-PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I:
SỬ DỤNG CHẤT LIỆU VĂN HỌC TRUNG HOA
TRONG THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI
1.Thống kê:
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi gồm 254 bài thơ Nguyễn Trãi đã sử
dụng những chất liệu văn học Trung Hoa và văn học dân gian Việt Namviết nên những tác phẩm mà cho đến bây giờ, vẫn còn có ý nghĩa nhânsinh sâu sắc
Trong 254 bài thơ ấy thì có đến hơn một 100 bài tác giả sử dụng chất
liệu văn học Trung Hoa, với những điển cố điển tích nói về các nhân vậtlịch sử đã đi vào huyền thoại như Khổng Dung, Đào Tiềm, Lý Bạch, TôThức… Cũng như thơ Nôm các tác giả Trung đại, thơ Nôm Nguyễn Trãi đãtiếp thu không ít ảnh hưởng của Hán học Trong hàng chục thế kỷ giao lưuvăn hóa, ngôn ngữ viết, vừa giữ vững cấu trúc ngữ pháp và vốn từ vựng cơbản những nhân tố chính để khẳng định ngôn ngữ dân tộc - vừa đồng hóarất nhiều từ ngữ Hán vào kho từ vựng của mình Trong sự đồng hóa này,
Trang 7phải thấy công lao của nhiều tác giả thơ Nôm Nguyễn Trãi là một trongnhững người đã góp phần công lao xứng đáng, ông đã cố gắng Việt hóanhiều yếu tố vay mượn của Hán học
Hãy thử nêu một số dẫn chứng tiêu biểu Từ câu: Thiên hạ chi ưu nhi ưu,
hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (Lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui
của thiên hạ) của Phạm Văn Chính, ông đã viết:
Ta ắt lòng bằng văn chính nữa
Vui xưa chẳng quản đeo âu
(Ngôn Chí – bài thứ 18)
Từ câu: Nho quan đa ngộ thân (cái mũ nhà Nho khiến cho tấm thân bị làmtổ nhiều) của Đỗ Phủ, ông đã viết:
Đầu tiếc đội mòn khăn Đỗ phủ
Tay còn lo hái thuốc Uyên minh
(Mạn thuật – bài thứ 9)
Từ câu: Tử cố cùng (quân tử thì bền vững ngay trong lúc khốn cùng) trongsách Luận ngữ, ông viết :
Khó bền mới phải người quân tử
Mạnh gắng thì nên kẻ trượng phu
(Trần tình –bài thứ 7)
(Từ câu: Nhân giả nhạo sơn ,trí giả nhạo thủy (Bậc nhân giả vui với núi,
bậc trí giả vui với nước) trong sách Luận ngữ, ông viết :
Trang 8
Đạo ta cậy bởi chân non khỏe
Lòng thế tin chi mặt nước bằng
(Mạn thuật –bài thứ 4)
Từ câu: Nhân tâm chi bất đồng, kiều diệu yên (lòng người khác nhau hiện
ra ở nét mặt), Nguyễn Trãi viết :
Lòng người trên mặt ai ai khác
Sự thế bằng cờ nước bước nghèo
(Mạn thuật –bài thứ 10)
Từ khẩu ngữ Hán học: Đại ẩn, triều thị, tiểu ẩn ẩn lăng tẩu (Bậc đại ẩn thì
ẩn ngay tại nơi triều đình, thành thị đông đúc, bậc tiểu ẩn mới ẩn ở chốnlăng tẩm hẻo lánh), Nguyễn Trãi viết:
Ẩn cả lọ chi thành thị nữa
Nào đâu là chẳng đất nhà quan
(Ngôn chí –bài thứ 17)
Từ khẩu ngữ Hán học:Bần cư trung thị vô nhân vấn, phú tại sơn lâm hữu
khách tầm (nghèo thì dầu ở giữa chợ cũng không ai đến hỏi, giàu thì có ở
núi rừng thì cũng có khách đến tìm ) Ông viết:
Của nhiều sơn dã đem nhau đến Khó ở kinh thành ít kẻ han
Từ khẩu ngữ Hán học: Cùng đáo cốt hoặc bần đáo cốt (nghèo khó đến
xương), ông viết:
Càng một ngày càng ngặt đến xương
Trang 9Ắt vì số mệnh ắt văn chương
(Tự thán – bài số 1)
Việc cố gắng Việt hóa những từ ngữ, kết cấu ngôn ngữ và hình tượng….của Hán học như vậy không phải bao giờ cũng đạt đến kết quả hoàn mĩ,nhưng thật là đáng quý cái dụng ý Việt hóa càng nhiều càng tốt những yếutố ngôn ngữ văn học và văn hóa tiếp thu từ kho văn liệu Hán học
Tác giả đã sử dụng trực tiếp các điển cố điển tích là những chất liệunghệ thuật của văn học Trung Hoa một cách rất phù hợp, ý nghĩa sâu sắcnhư ở câu thơ:
Thương Chu bạn cũ các chưa đôi
(Ngôn chí – bài số 1)
Nguyễn Trãi gọi bạn cũ thời Thương Chu thì chỉ có thể là Y Doãn vàChu Công Y Doãn giúp dựng nghiệp nhà Thương, Chu Công giúp dựngnghiệp nhà Chu , cũng như chính Nguyễn Trãi giúp dựng nghiệp nhà Lê -
Y Doãn và Chu Công cả hai đều làm nên sự nghiệp rồi mà còn giữ quyền
vị suốt đời, chứ không như mình, sau khi đã thành công (thuở việc rồi )lạiphải lánh về để hưởng an nhàn cho nên tự xét mình chưa thể sánh với YDoãn và Chu Công được
Nguyễn Trãi khiêm tốn tự cho mình chưa sánh đôi được với bạn đời xưa
Trong bài Ngôn chí – thứ 8 tác giả viết :
………
Đài Tử lăng cao thu mát;
Bè Trương Khiên nhẹ khách sang.
Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi;
Trang 10Hầu chất so le khóm cuối làng
Tiếng trào lộng khắp Thương – lang
Trong bài thơ này Nguyễn Trãi đã sử dụng đến bốn điển tích tác giả chorằng với túi thơ bầu rượu chẳng quản chi xềnh xoàng và thấy khoẻ dụngấm áp mấy dặm trường
Đài Tử Lăng là Nghiêm Quang tức là Nghiêm Tử Lăng là bạn học của
Lưu Tú là Hán Quang - Vũ, khi Quang Vũ thành công khôi phục nhà Hánthì Tử Lăng đổi họ đổi tên trốn đi ở ẩn tại núi Phú - Xuân tỉnh Chiết -Giang , thường câu cá ở sông Đồng-Giang, chổ Tử Lăng ngồi câu cá sau
gọi là đài Tử - Lăng Bè Trương Khiên: Trương Khiên là một nhà thám
hiểm có tiếng đời Hán Vũ đế, đi khắp các nước ở phía Tây - Bắc Trung
Quốc như Nhục - Chi, Hung-Nô Bè Trương Khiên là chỉ cái bè của người
đi phiêu liêu giang hồ Khách sang có lẽ chỉ người sang, hiển quí, chỉTrương Khiên hai lần phiêu liêu đi sứ các nước miền Tây - Bắc, đều đượcphong tước cao
Ngâm sách thằng chài: là Ngư phủ trong bài Ngư phủ của Khuất
Nguyên.Tiếng trào lộng tiếng hát trào lộng vang khắp sông Thương- Lang,
sông Thương-Lang là sông Hán trong bài ca Ngư phủ của Khuất Nguyên.
Nguyễn Trãi nhắc đến các điển tích điển cố trong thơ của mình khiến chochúng ta nhớ ngay đến những câu chuyện đời xưa, liên tưởng đến điều tác
giả muốn nói trong thơ mình.
Trang 11Cả bài thơ nói về công danh sự nghiệp của mình khi không đượctrọng dụng nữa, nhưng cũng chưa được về ở ẩn ở Côn Sơn mà còn phảiluẩn quẩn nơi kinh thành Ông ví mình như Nhan Uyên học trò của KhổngTử ngày xưa vậy:
Nhan Uyên nước chứa bầu còn nguyệt
(Ngôn chí –bài thứ 11)
Nhan Uyên là học trò giỏi của Khổng Tư, nhà nghèo, chỉ sống bằng cơmgiỏ nước bầu thôi
Ở bài Ngôn chí - thứ 14 viết khi Nguyễn Trãi đã ở tuổi lục tuần, lưng đã
gầy, da sĩ, tướng lù khù, nghỉ ở chốn lâm truyền thanh vắng mong làm bạnvới Sào Hứa (Sào Phủ và Hứa Do) hai nhà cao sĩ ở đời Đường Nghiêu, thờithượng cổ ở Trung Quốc.Và nhàn chơi lễ nhạc đạoKhổng Chu Khổng Chutức là Khổng Tử đời Xuân thu và Chu Công ở đời nhà Chu là hai vị thánhnhân đầu tiên của đạo Nho Họ sống trong một căn nhà cỏ để đội ơn đứcĐường Ngu; Đường Nghiêu và Ngu Thuấn, hai đời mà lịch sử truyền thốngcủa Trung Quốc cho là đời thái bình ở thời thái cổ Chỉ vua thánh
Câu: Phần du lẽo đẽo thương quê cũ
(Ngôn chí –bài thứ 16)
Phần du là tên của Hán Cao tổ, lấy tên cây phần du mà đặt tên làng, ngườiđời sau dùng chữ ấy để chỉ quê hương Nguyễn Trãi dùng điển này để nói
về cảnh sống nơi ở ẩn, với thú “thưởng mai đạp bóng trăng” nhưng vẫn
nhớ tới quê hương
Câu : Tường đào ngõ mận ngại thung thăng
………
Trang 12Trì cỏ được câu ngâm gió ;
Hiên mai cầm chén hỏi trăng Thế cùng viên hạc trong hai ấy
(Mạn thuật- bài số 1)
Tường đào ngõ mận: Đạo lý là cây đào cây mận, dùng để ví người
hiền tài Địch Nhân Kiệt là tể tướng đời Đường tiến cử nhiều người hiền,
đều trở thành những danh thần, người ta khen ông rằng: ”thiên hạ đào lý tất tại công môn”, nghĩa là đạo lý trong thiên hạ ở trong nhà cửa của ông
cả Vậy tường đào ngõ mận cũng như sân đào lý là chỉ chổ cửa quyền
Nguyễn Trãi về ở ẩn ngày tháng quanh quẩn an nhàn với những
cảnh vật nông thôn, nào kê khoai thường có, chẳng muốn hay đúng hơn làngại thung thăng đến chốn cửa quyền, uy thế Chỉ muốn sống như người ẩn
sĩ với thú vui bình thường, cho nên nếu thấy có ai hỏi han thì cũng chớ cóxoắn xuýt mà nói chuyện danh lợi làm gì
Nguyễn Trãi khi đã làm quan vẫn sống cuộc đời giản dị thanh liêm
chính trực; ông nói rằng: “Người tham phú quý người hằng trọng Ta được thanh nhân ta sá yêu” (Người ta tham phú quí Còn ta được sự thanh nhàn
thì ta cứ yên sự thanh nhàn)
Tác giả dùng điển Đường Nghiêu: tức là vua Nghiêu họ Đào Đường ĐấtĐường Nghiêu là đất của vua, nghĩa là đất nào mà chẳng đất của vua:
Nào đâu là chẳng đất Đường Nghiêu
(Mạn thuật-bài thứ 2)
Trang 13Suốt cuộc đời mình, Nguyễn Trãi rất suy tư lo lắng cho dân cho nước, mộttấm lòng đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng luôn mang nặng nỗi lo nướcthương dân Sống và làm việc với một tấm lòng trong sạch cao cả:
Linh đài sạch một dường thanh
(Mạn thuật – bài thứ 9)
Linh đài, là tâm, là lòng, chổ thiêng liêng nhất ở trong con người Tác giảmuốn nói rằng lòng trong sạch chỉ một vẻ thanh, một lòng trong xanh nhưnước vậy
Tay còn lọ hái cúc Uyên Minh
(Mạn thuật – bài thứ 9)
Tay còn: tay ta hãy còn thì lọ là (sao lại) ở ẩn (hái cúc) như Uyên Minh(Đào tiềm) Nhưng thế mà cứ phải hái cúc Uyên Minh: ý tại ngôn ngoại
Câu: Én từ nẽo lạc nhà Vương Tạ
Quạt đã bầu thu lòng tiệp dư
(Mạn thuật –bài thứ 12)
Vương Tạ: Hai họ quyền quý bậc nhất ở đời Tấn của Trung Quốc Câu này
lấy ý ở câu bài thơ “Ô y hạng” của Lưu Vũ Tích đời Đường:
“ Tích thì vương tạ đường tiền yến, phi nhập tầm thường bách tính gia ”
(chim yến xưa kia ở nhà Vương Tạ, ngày nay bay vào nhà thường dân) ýnói cuộc đời thay đổi
Tiệp Dư : Hàn Thành đế vốn yêu Ban Tiệp Dư đẹp và hay chữ sau lại
yêu Triệu Phi Yến Ban Tiệp Dư thủ phận lùi về Đông cung làm bài thơ
Trang 14“Quạt lượt” ( Hoàn phiến thi )để tả tình cảnh của mình Câu này ý nóiquạt gần đến mùa thu thì bị người ta quên, cũng như tâm sự của Ban Tiệp Dư Nguyễn Trãi đã đưa hai điển cố vào trong hai câu thơ trên nhằm nóilên sự thay đổi trong cuộc đời mỗi con người Như mình cũng thế, đanggiữ chức vụ cao trong triều đình vì tấm lòng ngay thẳng, kiên trung mà bịnghi kỵ, ganh ghét, thậm chí đến cả vua - người từng chiến đấu sống chếtvới mình - cũng nghi oan cho mình Dù đã về ở ẩn nhưng ông vẫn còn bănkhoăn, trăn trở với cuộc đời Nên thấy được một điều rằng cuộc đời đãthay đổi nhiều lắm Ý câu tiếp theo đó là mình đã hết thời được trọng dụngrồi, cũng như cái quạt được Tiệp dư xem như sang mùa thu người ta khôngdùng đến quạt nữa, Nguyễn Trãi ví với cuộc đời mình Khi hoàn cảnh đấtnước thay đổi, xung quanh vua là một lũ cận thần luôn nịnh bợ, đục khoét,còn mình không hợp với lối sống như thế, vua chẳng còn tin dùng nữa, đã
hết thời rồi:
Cách song mai tỉnh hồn Cô dịch
Kề nước cầm đưa tiếng cửa cao
(Mạn thuật- bài thứ 13)
Nguyễn Trãi về ở ẩn và tự hào về cuộc sống ấy, ở quê cũ nhà mình chẳng
thiếu của, những thứ rau thì có trong vườn cá có trong ao Câu “cách song mai tỉnh hồn cô dịch” Hồn cô dịch: sách Trang Tử ,thiên “Tiêu dao du”, nói
đến thần nhân núi cô dịch, da như băng tuyết, yểu điệu như xử nữ, tượngtrưng cái đẹp trong trắng, ở đây Nguyễn Trãi ví cái cốt cách thanh khiếtcủa cây mai như cái tinh thần trong trắng của thần nữ núi Cô dịch (Núi Cô
dịch ở tĩnh Sơn Tây Trung Quốc) Cửa cao: kinh thi bài: Hạc minh có câu:
Trang 15“Hạc minh vu cửa cao, thanh văn u dã” (chim hạc kêu ở chốn đầm sâu,
tiếng nghe vang cả đồng ruộng) Chim hạc ví với người quân tử Ý câu thơ
này là: ở kề nước chim hạc kêu vang khắp, ví như mình là người quân tử ở
ẩn, thanh giá ảnh hưởng đến cả xung quanh.
Những của ấy, cảnh ấy tác giả thấy vui thú, an nhàn chứ không vướngbận những toan tính ở chốn quan trường, ông tự nói cảnh thanh dường ấysao chẳng nghỉ ngơi thanh tĩnh, chứ lẫn thẩn đến chốn cữa quyền làm gì ?
Bài Mạn thuật thứ 14, hầu như tác giả sử dụng nhiều chất liệu văn học
Trung Hoa Bài thơ chỉ có tám câu mà có đến sáu câu tác giả dùng điển cốđiển tích:
Án tuyết mười thu uổng độc thư.
Kẻo còn lọt lọt chữ Tương - như.
Nước non kể khắp quê Hà Hữu;
Sự nghiệp nhàn khoe phú Tử hư
………
Lưng khôn uốn , lộc nên từ
Nước chẳng còn có Sở Ngư.
(Mạn thuật –bài thứ 14)
2 Nhận Xét :
Trong 254 bài thơ của “Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi đã sử dụng
chất liệu văn học Trung Hoa trong 102 bài, chiếm xấp xỉ 40% số bàithơ Số lượng điển tích điển cố dùng trong từng bài thơ không đồng đều, cóbài dùng đến 6 điển tích, có bài lại chỉ dùng một điển tích mà thôi
Trang 16Nguyễn Trãi thường thể hiện trong bài thơ của mình, bằng chất liệu
của văn học Trung Hoa để nói về tình nhà và nợ nước: Người Việt Namvốn có lòng yêu nước tha thiết, có tinh thần dân chủ bình đẳng trong quanhệ giữa người với người Thương nước thương nha, thương người thươngmình là truyền thống đậm đà của nhân dân ta Quả vậy, đã là người con
trung thành của đất Việt, có ai không mang nặng mối tình nhà nợ nước ?
Nguyễn Trãi là người con ưu tú của đất Việt, mối tình nhà nợ nước lại
càng gắn bó gấp bội.
Yêu nước thương dân là theo đạo quân thân, đạo trung hiếu đó chính
là đạo Khổng, Chu như Nguyễn Trãi thường nói:
Lễ nhạc nhàn chơi đạo Khổng, Chu
Tôi ngươi một tiết bền bằng đá
Biên tóc mười phần chịu những sương.
Trang 17Chữ học ngày xưa quên hết dạng ,
Chẳng quên có một chữ “cương thường.
(Tự thán –bài thứ 12)
Như chúng ta đã biết, loài người tiến đến chế đôï phong kiến là đã cótrình độ văn minh, bỏ qua các thời kỳ mông muội và man rợ Đạo cươngthường khắc hoạ một bước tiến đó của xã hội loài người ở phương Đông.Điều này chứng tỏ người dân đã có ý thức về cái lẽ sống ở đời là phải đặtcái gì lên trên để con người có sự hiểu biết đó mà sống sao cho phải đạo.Chỉ có điều là quan hệ giữa bị trị tức là dân và giai cấp thống trị đứng đầulà vua phải như thêù nào là thoả đáng? Trong chiều hướng của một giaicấp đang lên, nếu có những vua sáng, tôi hiền, cha ngay, con thảo, vợ tốt,chồng tốt thì vẫn hợp với ý dân và dân chỉ mong được như vậy, để có mộtcuộc đời yên ổn ấm no Chỉ tiếc rằng giai cấp phong kiến nói một đằnglàm một nẻo! Chúng đã áp bức là áp bức đến tàn tệ, đã bóc lột là bóc lộtđến tận cùng! Sống trong khuôn khổ của chế độ phong kiến, Nguyễn Trãidù có cố gắng hết sức mình, vẫn không khắc phục được những hạn chế củathời đại Tất nhiên trung là trung với vua, vì vua đại diện cho nước, hiếu làhiếu với cha, vì cha là đại diện cho nhà Quan niệm về đạo trung hiếu của
Nguyễn Trãi là quan niệm biện chứng từ cái gốc của quyền sống con
người, chứ Nguyễn Trãi không tự khép mình vào loại “ngu trung”
Đọc sách Khổng, Mạnh hay sách các nhà Nho về sau như Hán Nho,Đường Nho, Tống Nho, Nguyễn Trãi biết chắt lọc cái hay, tước bỏ cái dở.Nguyễn Trãi ca ngợi ai ? Nguyễn Trãi ca ngợi những kẻ có đức, có tài, như
Nguyễn Trãi nhắc đến Nhan Uyên năm lần trong tập Quốc âm Ca ngợi
Trang 18Nhan Uyên một học trò nghèo, hiếu học và là học trò giỏi của Khổng Tử :Nhan Uyên thường chỉ có mo cơm, bầu nước, nhưng rất hay chữ, ít sai lầm,nhưng rất tiếc là mới 29 tuổi mà tóc đã bạc trắng và 32 tuổi thì mất, khiến
Khổng Tử phải kêu lên :
Trời hại ta, trời hại ta
Nhan Uyên nước chứa bầu còn nguyệt
Tác giả nói rằng nếu mà đúc được ngươì hiền tài như Nhan Tử, thì dù
tốn bao nhiêu vàng cũng không hề tiếc chi Nguyễn Trãi khâm phục nhữngbậc tài cao đức trọng thời xưa như Y Doãn, Chu Công đã đành, NguyễnTrãi còn nêu tấm gương sáng đời sau, từ đời Hán như Truơng Lương, TiêuHà, Khổng Dung, đời Đường như Nguỵ Trương, đặc biệt ở đời Tống nhưPhạm Trọng Yêm …
Ta ắt lòng bằng, Văn Chính nữa,
Vui xưa chẳng quản đeo âu
( Ngôn chí -bài thứ 18 )
Văn Chính là hiệu của Phạm Trọng Yêm, một nhân sĩ tiến bộ Theo
pháûi mới của nhà Bắc Tống Trong bài ký ghi ở lầu Nhạc Dương vào năm
Trang 191026 đời Tống Nhân Tông, Phạm Trọng Yêm có nhắc lại quan niệm: Ưu(lo) và lạc (vui) trongtrong sách Mạnh Tư, Chương Lương Huệ vương chép
rằng: Một hôm tề tuyên vương thấy Mạnh Tử chơi ở Tuyết cung liền hỏi:
“ kẻ hiền giả cũng vui ở đây sao ?” Mạnh Tử trả lời “có chứ”… “vui với cái vui của dân thì dân cùng vui, lo cái lo của dân thì dân cùng lo” Vui
cũng vì mọi người, lo cũng vì mọi người … Cũng nói về nỗi lo và niềm vui
nhưng nỗi lo và niềm vui của Phạm Trọng Yêm có hơi khác: “ … Lúc còn ngồi ở miếu đường ( tức còn làm quan) phải lo cho dân, lúc thoát ra chơi ở sông hồ (tức là lúc đi ở ẩn) phải lo cho vua, vậy lúc tiến cũng lo, lúc thoái cũng lo , thế thì có thì giờ đâu mà vui nữa”? Do đó mới nói rằng : “ lo trước cái lo của mọi người và vui sau cái vui của mọi người ” Khái niệm lo trước, vui sau của Phạm Trọng Yên được người đời truyền tụng“ Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu , hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc ”
Nguyễn Trãi không nói “ưu lạc” mà nói “ưu ái” tức ưu quốc ái dân,
hoặc ưu dân ái quốc Tình nhà nợ nước của Nguyễn Trãi sâu nặng trên
cơ sở lòng ưu ái này Hơn thế nữa trong con người ông còn có hoài bão lớn
lao lại gặp một hiện tượng quá phũ phàng Xuất thân từ hai dòng họ lớn
bên nội cũng như bên ngoại, vốn có công lao trong sự nghiệp dựng nước vàgiữ nước, Nguyễn Trãi ngay từ thời niên thiếu đã nuôi một hoài bão lo đời,giúp đời Nhưng rồi ông chứng kiến nhiều sự lục đục trong triều đình nhàTrần có phe này, phe khác, khiến cho nhiều người thân trong gia đình mìnhcũng chuốc phải cái vạ đầu rơi, máu chảy, tan tác, lưu ly …
Trang 20Nhân dân thì phải chịu cảnh lầm than đói khổ, phải chịu sự áp bức, xâmlược của giặc Minh suốt 10 năm dài gian khổ Nguyễn Trãi đã sống vàchiến đấu vì dân, vì nước cốt lo cho “đời trị”, chứ có tiếc chi “tuổi tàn”!
Cuộc kháng chiến chống Minh thành công Ông lại mơ ước “cảnh ngày trường ” thanh thản Bức tranh đất nước thanh bình mà ông phác ra sau
đây:
Rỗi, hóng mát thủơ ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu, hiên còn phun sắc đỏ,
Hồng liên, trĩ đã tiễn … mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dặng, dõi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương
(Bảo kính cảnh giới-bài thứ 43 )
Đúng là phong cảnh thanh bình có hoè biếc, có lựu đỏ, có sen hồng, cótiếng chợ cá lao xao, có tiếng ve kêu dặng dõi … Với cảnh thanh bình đó
Nguyễn Trãi ước ao cho “dân giàu đủ khắp đòi phương” Chỉ cần thiếu
một tiếng đàn vua Thuấn nữa là đủ, cuộc sống thanh nhàn, vua Thuấn gảy
khúc Nam Phong lấy làm đắc ý: “Gió nam thuận thời chừ, làm cho dân thêm giàu có chứ !” ( Nam phong chi thời hề, khả dĩ phụ ngơ dân chi tài hề
! ) Trong Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi nhắc đến điển Nghiêu Thuấn 12
lần như :
Trang 21Gian lều cỏ đội đức Đường , Ngu
( Ngôn chí -bài thứ 14 )
Ở bài thơ này tác giả sử dụng đến 3 điển tích, trong đó có một điển nhắcđến vua Nghiêu và vua Thuấn
Nguyễn Trãi đã quá tuổi 60, nếu tính 60 tuổi thì dư đûộ 8 – 9 tuổi Không
còn khoẻ mạnh cường tráng nữa mà “ lưng gầy da sĩ tướng lù khù” Ở chốn
rừng sâu thanh vắng thì làm bạn với Sào Hứa tức là Sào Phủ và Hứa Do làhai nhà cao sĩ ở đời Đường Nghiêu thời thượng cổ ở Trung Quốc Lúc nhànnhã với lễ nhạc Khổng Chu, vì Khổng Tử thời Xuân thu và Chu Công ởthời nhà Chu là hai vị thánh nhân đầu tiên của đạo Nho Có được bát cơm
xoa, cơm hẫm, thứ cơm bình thường thôi cũng do nhờ ơn của nhà nước và
sống trong gian lều cỏ đơn sơ đạm bạc để mà đội đức, nhớ ơn đức củaĐường Ngu Đường Nghiêu và Ngu Thuấn, hai đời mà lịch sử truyền thốngcủa Trung Quốc cho là đời thái bình ở thời thái cổ Chỉ vua thánh, tức làvua giỏi và hiền từ đức độ như thánh nhân Sống như thế nhưng chẳng có
gì để đền ơn chúa, chỉ biết dạy láng giềng với mấy kẻ sĩ học đạo nho Nhàthơ nhắc điển Nghiêu Thuấn như một điển hình về đời sống nhân dân tháibình thịnh trị, một thời mà đó là điều mơ ước của chính Nguyễn Trãi
Trong bài thơ Trần tình –Thứ 7, tác giả cũng nhắc đến Đường Ngu.
Chúng ta chưa thể khẳng định bài này làm khi Nguyễn Trãi bị quân Minhgiam lỏng ở Đông Quan hay là làm lúc Lê Thái Tổ ruồng bỏ sau khi bịgiam vì bị nghi có liên quan với án Trần Nguyên Hãn; nhưng cái bản lĩnh
của Ức Trai thì đã thấy trong thơ rồi: “Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng
phải –Góc thành Nam, lều một gian”.
Trang 22Nguyễn Trãi, một con người khí phách tài hoa, chung đúc lại trong conngười mình tất cả những gì tốt đẹp nhất, một tâm hồn cao cả ưu ái, sốngung dung tự tại, dù nỗi lo nước thương đời là điều luôn canh cánh bên lòngngười anh hùng này:
Khó bền mới phải người quân tử ,
Mạnh gắng thì nên kẻ trượng phu.
Nguyễn Trãi tự nhắc nhở mình như vậy Nhưng khó bền, mạnh gắng đối
với nghịch cảnh, đối với thù địch còn dễ hơn, vì là hướng ra bên ngoài vàrạch roiø phân biệt; đấu tranh với những kẻ quyền thế hơn mình, thậm chívới những kẻ xuýt xoát như mình đang đắc thế mới cực hơn Một người ở
cương vị , địa vị quan phục hầu gặp hoàn cảnh nào mà phải nói : “chớ cậy sang mà ép nể”; Lời chẳng phải vưỡn không nghe? Ngay thẳng đến thế là
cùng, dù có bị kẻ trên dùng quyền cao chức trọng ép mình phải nể phục,nhưng đều không phải, không đúng thì Nguyễn Trãi nhất mực không nghe!
Một con người có quan niệm sống và lối làm việc nghiêm minh phải
đạo đến mức đáng kính đáng nể Cả hai câu thơ mang ý nghĩa trong cảnhnghèo khổ buồn chán mà vẫn bền lòng quyết chí khẳng định quan niệmsống của mình, chẳng sợ chẳng vì một thế lực, sức mạnh nào có thể lunglay được ý chí sống kiên cường ngay thẳng của mình của người quân tử.Đồng thời phải gắng sức trong mọi hoàn cảnh mới nên kẻ trượng phu Mặccho hiện tại ,bản thân phải sống trong cảnh ẩn dật, tác giả mặc sức mà càyruộng, cuốc vườn –những thứ công việc của nhà nông xa lạ với chốn thànhthị xa hoa phù phiến, nhưng lại cũng có suy nghĩ rằng: “Tôi Đường Ngu ởđất Đường Ngu” Nguyễn Trãi muốn nói mình là tôi tớ của vua thì dù ở
Trang 23đâu cũng là đất của vua Ở chốn cung đình sang trọng hay ở nơi thâm sâu,quê cũ đều là đất của vua, vẫn sống và làm việc hết mình … Chứ khôngphải lúc được trọng dụng ăn bổng lộc của nhà vua thì ra sức vun vén gópcông sức cho triều đình, còn khi đã không còn được trọng dụng nữa, sống
cuộc đời ẩn dật, tìm thú vui nơi yên tĩnh thanh nhàn, sống theo lối an phận, thì chẳng để ý gì đến công việc hay mọi đổi thay của đất nước nữa
Điển: Khó miễn vui, chăng thưở trách.
Vì chưng đời có chúa Đường Ngu
(Thuật hứng-bài thứ 13)
câu thơ cũng nói về sự nghèo khó nhưng miễn sao vui vẻ an nhàn vui đạo.Mình không có điều gì trách cả bởi vì ở đời vẫn có minh chúa như vua
Nghiêu(Đường ) và vua Thuấn (Ngu).Trong bài “Tự thán –số 4) Nguyễn
Trãi cũng nhắc đến điển Nghiêu Thuấn, và thể hiện cái lối sống ngaythẳng ưa sự giản dị thanh nhàn Tác giả viết :
Non nước cùng ta đã có duyên.
Nghĩa là mình sinh ra đã có duyên với non nước, sống, chiến đấu cho sựthanh bình an nguy của non nước Đất nước có chiến tranh thì bản thânchẳng thể dững dưng, chẳng thể bỏ mặc mà phải ra sức đấu trí đấu lực vớikẻ địch để dành về cho đất nước nhân dân sự yên ổn thanh bình Trong
Quốc âm thi tập tác giả nhắc đến hai chữ thanh bình, thái bình rất nhiều
lần ,không phải là điều ngẫu nhiên.Và bản thân ông khi đã cùng vua dẹp
loạn xong dành lại sự độc lập cho nhân dân, ông tự dặn lòng rằng: “Được nhàn xá dưỡng tính tự nhiên” (Được sự nhàn hạ, thong dong thì nên tu
Trang 24dưỡng tính tự nhiên, vốn có của mình) Lòng không mắc vào sự tham lam,toan tính đã là thứ của quý báu lắm rồi Bởi sống thanh thản yên vui chẳngphải toan tính, chẳng phải vướng mắc vào một thứ dục vọng nào thì bảnthân sẽ khoẻ mạnh, sống vui tươi yêu đời yêu người rồi Còn cần chi thứcủa cải phù phiến xa hoa trên đời nữa? phải chăng vì sống như thế mà ỨcTrai tiên sinh cho rằng người sống ở đời mà đưa mình thoát khỏi sự phiềnlụy thân sẽ thanh nhàn thư thái như tiên vậy? Và điều vui sướng hơn nữađó là có vua Nghiên Thuấn, tức vua thánh, thì cũng có dân cả đời thịnh trị,nghĩa là dân được sung sướng cả Thế thì ta được phỉ nguyện rồi, tức lànhân dân được ấm no hạnh phúc dưới triều như thời vua Nghêu Thuấn thìNguyễn Trãi đã thoả ước nguyện bấy lâu, cái điều ước ao luôn thôi thúctrong lòng người anh hùng lo nước thương dân này !
Hay nói đến cảnh vinh hoa nhiều thì thấy khách khứa nhiều,“đămchiêu”, khách bên tả bên hữu, cũng như bên trái bên phải, “chân đăm đáchân chiêu” Khi nghèo khổ bần tiện thì ai là kẻ trọng người yêu? Chỉ thấycủa từ nơi xa đem đến là quý giá, do người ta đều có tâm lý tham thanhchuộng lạ Còn người mà rời quê cũ, chốn yên bình đầm ấm thì thành kẻ
sống xiêu dạt Cũng giống như câu “ khỏi nhà ra thất nghiệp” Và ai đã
từng mang nặng đẻ đau nuôi nấng con cái thì mới hiểu được lòng cha mẹ
phải vất vả sớm hôm chăm bẳm nâng niu như thế nào Cũng giống như khi
yên bình no ấm thì coi thường không trân trọng, không quý giá Nhưng đếnlúc gặp loạn đói khổ lầm than thì mới thương đời Thuấn Nghiêu, trân trọngthấu hiểu cuộc đời thái bình ấm no hạnh phúc Như dưới triều vua
Trang 25Nghiêu và vua Thuấn, hai đời vua đã đem lại thái bình cho nhân dân ở thời thái cổ :
Nuôi con mới biết lòng cha mẹ
Thấy loạn thì hay đời Thuấn , Nghiêu
(Bảo kính cảnh giới-bài thứ 8)
Nguyễn Trãi sau khi giúp Lê Lợi dẹp giặc Minh xong, được thăng chứcmột thời gian dài, sau đó thời cuộc thay đổi vua quan xum xoe nịnh bợ,những người trung quân ái quốc thì bị kết tội oan, còn những kẻ gian thầnthì tham lam xảo quyệt thì vẫn nhởn nhơ yên vị Thế nên ông chán ở chốnquan trường với đầy rẫy sự đua chen giả dối, ông về ở ẩn vì lòng mìnhkhông thích sự quyền quý nên về nhà chứ không phải vì không có duyên
với vua tôi: “Bởi lòng chẳng ở cửa quyền - Há rằng quân thần chẳng phải duyên” Ông cho rằng nghèo ngặt nhiều thì dân khổ nhiều, mà cửa nhà có
rộng rãi thênh thang thì cũng càng thêm phiền Chỉ sống đem thân mình,sống với non nước nhàn nhã cho qua tuổi, sớm tối kết bạn thân thiết thâmgiao với mai, đào, mong sự yên bình thế là thoả nguyện rồi Còn thì trong
lòng lúc nào cũng thành tâm chúc cho vua được như Nghiêu Thuấn để cho mình về quê yên hưởng thái bình Nguyễn Trãi mong muốn cho vua được
như Nghiêu Thuấn đem lại cuộc sống thái bình thịnh trị cho nhân dân thìbản thân tác giả cảm thấy yên tâm tin tưởng để khi đã lui về ở ẩn rồi sẽyên hưởng thái bình thôi Chẵng còn phải ngay ngáy lo lắng việc triềuquan nữa mà chỉ sống vui vẻ thanh nhàn với thú điền viên, quanh quẩnvới ruộng vườn cây cỏ:
Chúc thánh cho đầy Nghiêu Thuấn nữa
Trang 26Được về ở thú điền viên
(Bảo kính cảnh giới-bài thứ 16)
Trong tâm trí của các nhà nhân sĩ xưa, xã hội thời Nghiêu, Thuấn là xã hộihoàng kim, hình tượng Nghiêu, Thuấn là hình tượng lí tưởng Thật ra xãhội đó là xã hội thị tộc ở Trung Quốc ,có nền kinh tế tự nhiên, người còn ít,của cải do hái lượm, săn bắn, chài cá, chăn nuôi, trồng trọt được nhiều,
nên không ai chiếm của ai.
Người thủ lãnh hay tù trưởng, hoặc liên minh thủ lãnh tức là vua nhưNghiêu, Thuấn thì phải được dân cử ra, chứ chưa có chế độ cha truyền con
nối như từ đời Vũ về sau Vì thế nên trong Quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi có sử dụng rất nhiều điển của Trung Quốc, mà hầu như dùng nhiềunhất đó là điển Nghiêu, Thuấn, nhằm khiến cho người đọc hiểu sâu sắcđược ước muốn, những hoài bão lớn lao của mình về một cuộc sống ấm no,nhân dân hạnh phúc Thời Nghiêu Thuấn ở Trung Quốc:khi đạo lớn đượcthi hành, thì thiên hạ là của chung Chỉ cần kén chọn kẻ hiền tài, giáo dụclòng tin cậy, rèn luyện nếp hoà mục Cho nên, mọi người không chỉ thânbà con của mình, không chỉ yêu con cái của mình Khiến cho người già cónơi nương tựa suốt đời, người trẻ có việc để làm ,em bé có nơi nuôi chokhôn lớn Những kẻ goá bụa, côi cút tàn tật được chăm sóc Con trai có
nhiệm vụ của mình, con gái có nơi có chốn Chẳng ai chú ý đến của rơi ở
đất, bất tất phải cất dấu riêng Cho nên, mọi nưu mô bị dập tắt, không phátsinh trộm cắp, giặc cướp không nổi lên Cổng ngoài làng không cần phảiđóng, mới gọi là “đại đồng”, tức là tất cả đều là chung nhau
Trang 27Tiếp đến đời Thương Chu bên Trung Quốc xã hội thái khang đó khôngcòn nữa, vì đạo lớn bị che khuất, thiên hạ là của riêng một nhà; người thâncủa ai người ấy che, con cái của ai người ấy ấp Của cải đã thành riêng,lấy chung làm riêng đó là thời đại “Thiếu Khang”(hay Tiểu Khang) Dù
“thái” hay “thiếu”, “đại” hay “tiểu”, nhưng cái chính phải là “Khang” màkhông được “loạn” Khang nghĩa là con đường dẫn đến nhiều ngã màkhông bị cản trở, nghĩa bóng là an vui Quả nhiên về sau, các chính kháchphương Đông thường có hoài bão trở lại thời Nghiêu, Thuấn, đưa raphương châm “bát loạn phản chính”, tức dẹp loạn để trở lại mức độ “thăngbình”.Vậy nói: “ thái bình”, tức muốn nói có một xã hội an vui, no đủ kiểucông xã thời Nghiêu, Thuấn Ước mơ của Nguyễn Trãi là có một cuộcsống, một xã hội thái bình như vậy
Trong thơ Quốc âm, ông nhắc đi nhắc lại vài lần thuật ngữ “thăng bình”
và năm, sáu lần thuật ngữ “thái bình”, là nghĩa như thế!