Nội dung kiến thức và kỹ năng của các văn bản, đọc - hiểu văn bản trùng nhaugiữa hai bộ sách: cùng bám sát và đảm bảo yêu cầu của chuẩn chương trình đề ra.Nội dung yêu cầu kiến thức, kỹ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Phong cách học là một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu quy tắc,quy luật và hiệu quả lựa chọn, sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ nhằmbiểu hiện một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định trong những Phong cách chứcnăng ngôn ngữ nhất định Và nhiệm vụ chính của Phong cách học là đánh giá đúngngôn ngữ dân tộc, tiên đoán con đường phát triển của nó, xây dựng những khuônmẫu diễn đạt tối ưu trong việc sử dụng ngôn ngữ, góp phần phát triển tiếng Việt,làm cho nó ngày càng giàu đẹp
Vì Phong cách học là một bộ phận của hệ thống ngôn ngữ, mang những đặctrưng cơ bản của ngôn ngữ ấy, nên cũng như ngôn ngữ nói chung, Phong cách học
có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động giao tiếp Khi giao tiếp, mỗi người vậndụng cái vốn ngôn ngữ đã có trong kí ức của mình để tạo ra những phát ngôn(những văn bản), tức là những phương tiện giúp người nói đạt dến những mục đíchthực tiễn trong đời sống Người nói cần phải lựa chọn, kết hợp như thế nào đónhững yếu tố ngôn ngữ mà xã hội cho là thích hợp nhất trong việc giải quyết một
nhiệm vụ giao tiếp nhất định Nhưng sự lựa chọn đó chủ yếu dựa vào sự chuẩn mực hay còn gọi là chuẩn mực ngôn ngữ, là toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ đã
sử dụng và được mọi người thừa nhận được coi là đúng và mẫu mực trong xã hội,
và đó cũng là những quy tắc sử dụng của xã hội đó đối với ngôn ngữ
Bên cạnh đó Phong cách học còn có vai trò quan trọng Đó là cùng với nó vàphần ngữ nghĩa của câu đã khép lại toàn bộ chương trình Tiếng Việt ở trường phổthông Điều này cho chúng ta thấy rằng việc học tiếng mẹ đẻ của học sinh khôngthể dừng lại ở từ và câu Việc học tiếng cần tiến tới chỗ giúp học sinh biết cách tổchức văn bản Văn bản thì bao giờ cũng thuộc về một phong cách nhất định
Hơn nữa cung cấp Phong cách học cho học sinh chính là cung cấp cho học
Trang 2sinh những tri thức về Phong cách học đã được hệ thống hóa, được nâng cao so vớilớp dưới, đảm bảo cho các em có cơ sở lý thuyết cần thiết để rèn luyện kỹ năng lĩnhhội văn bản, kỹ năng tạo lập văn bản và kỹ năng nói, viết thích hợp với các điềukiện giao tiếp.
Như vậy chúng ta thấy rằng phần Phong cách học ở THPT nhằm giúp chohọc sinh cũng cố các tri thức về Phong cách học, tu từ học đã tiếp thu ở lớp dướisau đó nâng cao dần thành cơ sở lý thuyết vận dụng nó vào việc tự xây dựng vănbản của mình, tự sửa chữa những sai sót, và hình thành dần năng lực nói, viết cónghệ thuật Nói một cách khác nó giúp học sinh thưởng thức cái hay của một vănbản viết, nói đúng phong cách và tự mình biết xây dựng cách viết cách nói đúng
chuẩn.
1.2 Suốt một quá trình dài trước đây, nói đến môn Văn, người ta chỉ coi
trọng Giảng văn mà không quan tâm mấy đến phần Phong cách học nói riêng và
phân môn Tiếng Việt nói chung trong nhà trường phổ thông Việc dạy tiếng Việtchưa thực sự được chú trọng và đầu tư đúng mức Do đó hiệu quả học tập của phânmôn này chưa cao Điều này dẫn đến tình trạng trong quá trình viết bài, kiểm tra,thi cử,… cũng như trong giao tiếp hàng ngày học sinh thường phạm phải những lỗinhư: dùng sai phong cách, sai kỹ năng viết văn bản
Hơn nữa, việc thay đổi chương trình SGK Ngữ văn mới dù đúng đắn, tíchcực nhưng cũng gây ra rất nhiều khó khăn, lúng túng cho cả giáo viên và học sinhtrong quá trình dạy và học
Vì những lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: Tìm hiểu nội dung phần phong cách học trong SGK Ngữ văn THPT Phong cách học nếu được nghiên cứu một cách sâu
sắc kỹ lưỡng, thì sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực, có thể giúp ích nhiều chogiáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học ở trường THPT
2 Lịch sử vấn đề
Như chúng ta đã biết cùng với Từ ngữ, Ngữ pháp, Phong cách học cũng làmột bộ phận nằm trong phân môn Tiếng Việt, là bộ phận quan trọng của hệ thống
Trang 3ngôn ngữ Do đó, Phong cách học đã thực sự quan tâm chú ý của rất nhiều nhànghiên cứu Đã có nhiều công trình khác nhau bàn về Phong cách học, tuy nhiên ởđây chúng tôi không bàn về lịch sử vấn đề của tiếng Việt nói chung, mà chúng tôi
có điểm nhấn riêng – nghĩa là chỉ nói riêng phần Phong cách học được đưa vàogiảng dạy ở chương trình phổ thông
Trước đây, nội dung phần Phong cách học đã được đưa vào SGK Tiếng ViệtTHPT nhưng thực sự chưa được chú trọng đúng mức Phần Phong cách học, mặc
dù cũng được nghiên cứu nhưng chưa mang tính toàn diện, sâu sắc mà nó cònmang tính nhỏ lẻ, sơ sài và rất ít được chú ý Nghĩa là, khi nghiên cứu về Tiếng việthầu như các tài liệu chỉ tập trung quan tâm đến phần Từ ngữ, Ngữ pháp Tiêu biểu
có các công trình như: Sổ tay tiếng Việt THPT của hai tác giả Đinh Trọng Lạc, Lê Xuân Thại, Tiếng Việt trong trường học của Lê Xuân Thại và cuốn Sổ tay kiến thức tiếng Việt THPT Đỗ Việt Hùng Trong những công trình này, Tiếng Việt được
nghiên cứu một cách chung chung, không phân ra từng hợp phần cụ thể Nhưngthực ra, phân môn Tiếng Việt là một hệ thống trong đó bao gồm các hợp phần Từngữ, Ngữ pháp, Phong cách học
Hiện nay nội dung Phong các học đã được quan tâm chú ý, các nhà nghiêncứu đã có cách nhìn hệ thống hơn về nó Phong cách học dần dần khẳng định tầmquan trọng của mình
Nội dung phần Phong cách học phải kể đến một số giáo trình đại học
Phong cách học tiếng Việt do Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa biên soạn đã
miêu tả tỉ mỉ sáu phong cách chức năng trong tiếng Việt Đối với mỗi phong cách,các tác giả đều chú ý nêu khái niệm, đặc trưng và yêu cầu sử dụng ngôn ngữ Bên
cạnh đó, cũng phải kể đến cuốn Phong cách học chức năng của Hữu Đạt Vấn đề
quan niệm, đặc điểm ngôn ngữ, kết cấu của phong cách đã tác giả quan tâm, dù sự
lí giải chưa phải đã thấu đáo
Là một giáo trình về phương pháp dạy học, cuốn Phương pháp dạy học Tiếng Việt của tác giả Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán cũng không thể
Trang 4không đề cập đến vấn đề dạy học phần Phong cách học trong chương trình TiếngViệt THPT Đây là giáo trình được biên soạn dựa theo chương trình và SGK TiếngViệt cũ nên hiện nay, có một số nội dung không phù hợp Do vậy, người sử dụngsách phải có sự đối chiếu để nắm được những vấn đề không còn cập nhật
Và hiện nay, Tiếng Việt không còn là một phân môn độc lập tách rời nhưtrước nữa mà có liên quan chặt chẽ với các phân môn: Đọc - hiểu, Làm văn trongchương trình SGK Ngữ văn Vì vậy, tìm hiểu về Phong cách học, phải xem xéttrong các tài liệu về môn Ngữ văn nói chung trong nhà trường THPT Đáng chú ý ở
đây là cuốn: Kỷ yếu hội thảo khoa học dạy học Ngữ văn ở trường THPT theo
chương trình SGK mới của Nxb Nghệ An 2007 Cuốn sách đã tập hợp bài viết củahơn 50 tác giả, bàn về vấn đề đổi mới dạy học Ngữ văn, trong đó có các bài viết vềmôn Tiếng Việt của tác giả: Đặng Lưu, Hoàng Trọng Canh, Dương Đức Thọ,Nguyễn Hoài Nguyên, Nguyễn Bản Nhã…
Trên đây, chúng tôi đã cố gắng nêu lịch sử nghiên cứu vấn đề về Phong cáchhọc trong chương trình THPT từ trước đến nay Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng:các công trình nghiên cứu đã khai thác nội dung phần Phong cách học chưa phải
đã có sự thống nhất về các nội dung khoa học
Thiết nghĩ phần Phong cách học có nội dung đa dạng và phong phú cho nênchúng tôi mong muốn góp thêm tiếng nói của mình vào sự phong phú và đa dạng
đó Hơn nữa phần Phong cách học trong SGK Ngữ văn cơ bản và nâng cao cónhiều sự thay đổi về nội dung, chương trình và kết cấu nên cần tìm hiểu kỹ để cóphương pháp tiếp cận và học tập có hiệu quả hơn Đề tài nghiên cứu này hi vọng
sẽ góp phần nhỏ vào giải quyết những vấn đề cấp thiết đó
3 Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tiến hành tìm hiểu về nội dung phần Phong cách học trong SGKNgữ văn THPT ở cả hai bộ sách cơ bản và nâng cao Cụ thể nghiên cứu tri thức ởsáu bài Phong cách chức năng mà cả hai bộ sách đã đề cập tới
Trang 5+ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
+ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
+ Phong cách ngôn ngữ báo chí
+ Phong cách ngôn ngữ chính luận
+ Phong cách ngôn ngữ khoa học
+ Phong cách ngôn ngữ hành chính
3.2 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn góp thêm tiếng nói vào việckhẳng định tầm quan trọng của phần Phong cách học nói riêng và phần Tiếng Việtnói chung trong nhà trường THPT Đặc biệt chúng tôi mong muốn giúp cho giáoviên và học sinh THPT hiểu rõ hơn về chương trình và SGK Ngữ văn cơ bản, SGKNgữ văn nâng cao, đồng thời đưa đến một cái nhìn sâu sắc toàn diện về nội dungphần Phong cách học trong hai bộ sách Từ đó sẽ có những biện pháp, nâng caohiệu quả trong quá trình dạy và học
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một cách khái quát chung SGK Ngữ văn và nội dung phần Phongcách học cả trong 2 bộ sách cơ bản và nâng cao
- Trình bày một cách chi tiết, cụ thể và đầy đủ tri thức trong các bài Phongcách học
- Phân tích đưa ra những nhận xét về phần Phong cách học trong SGK Ngữvăn THPT
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt các mục đích, nhiệm vụ đã nêu, luận văn chủ yếu sử dụngcác phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh – đối chiếu
5 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Trang 6- Chương 1: Tổng quan về phần Tiếng Việt trong các bộ SGK Ngữ văn THPT
- Chương 2: Nội dung phần Phong cách học trong SGK Ngữ văn THPT
- Chương 3: Nhận xét về nội dung phần Phong cách học trong SGK Ngữ vănTHPT
Sau cùng là Tài liệu tham khảo.
Trang 7Chương 1
TỔNG QUAN VỀ PHẦN TIẾNG VIỆT TRONG CÁC BỘ SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN THPT
1.1 Những quan điểm mới trong biên soạn SGK Ngữ văn
Sau năm 1975, chương trình và SGK môn Văn - Tiếng Việt trong nhà trườngbắt đầu tiến hành đổi mới Từ năm 1980-1992 xong một vòng SGK THPT đượcbiên soạn từ năm 1990-2000 (10 năm) mới tiến hành hợp lý hai bộ sách làm một.Cũng có thể nói rằng SGK Văn – Tiếng Việt chỉnh lí THPT năm 1995 và SGK hợpnhất THPT năm 2000 không có gì thay đổi lớn
Mãi đến năm 2000 (sau 15 năm), chương trình Ngữ văn THPT mới thực sự cónhững điều đổi căn bản Nhưng sự đổi mới này là hoàn toàn cần thiết, vì thế mớiđược Chính phủ phê duyệt và Quốc hội thông qua bằng nghị quyết số 40 NQBGD.Tiếp nối SGK Ngữ văn THCS, SGK Ngữ văn THPT đã đưa vào thí điểm ở 50trường trong toàn quốc từ năm 2003 và sau một thời gian thí điểm, năm 2006 SGKNgữ văn lớp 10 đã chính thức được đưa vào giảng dạy với hai chương trình và hai
bộ sách: Ngữ văn 10 và Ngữ văn 10 nâng cao Đến năm 2007, chương trình vàSGK Ngữ văn 11, năm 2008 SGK Ngữ văn 12 cũng được đưa vào giảng dạy trongnhà trường THPT
So với chương trình SGK cũ (chỉnh lý và hợp nhất) thì chương trình và SGKmới hiện nay có rất nhiều điểm đổi mới, tích cực Và điểm đổi mới tích cực nhấtchính là quan điểm tích hợp
Xu thế phất triển chương trình và đổi mới quan niệm về SGK THPT của cácnước trong khu vực và trên thế giới buộc Việt Nam phải đổi mới Qua tìm hiểu tàiliệu, chúng tôi được biết: một số nước trên thế giớ như: Mĩ, Đức, Nga, Pháp, TrungQuốc, Nhật Bản, Thái Lan,… cũng đã xây dựng chương trình và SGK theo quanđiểm tích hợp Các phân môn tiếng dân tộc, Văn học và Tập làm văn trong nhàtrường của các nước nói trên đều được thể hiện ngay trong một cuốn SGK Học
Trang 8sinh chỉ học theo cuốn sách này thì đã đạt đến trình độ chuẩn của môn học.
Bên cạnh đó, những em còn có ý muốn đi sâu vào tìm hiểu hay mong muốnhọc tiếp thì cũng đã có những cuốn sách tham khảo riêng Còn ở Việt Nam, SGKcác phân môn Tiếng Việt, Đọc - hiểu, Làm văn cũng được biên soạn theo quandiểm tích hợp
Ở chương trình cũ, Tiếng Việt, Văn học, Tập làm văn có bộ sách riêng,chúng hoàn toàn đứng riêng, tách rời, ít liên quan ràng buộc lẫn nhau
Nay chương trình mới được gọi là Ngữ văn và SGK chỉ còn một cuốn chungcho cả ba phân môn Như thế có sự thay đổi này là sự tiếp tục, nối với môn Ngữvăn THCS thành một chỉnh thể thống nhất đảm bảo tính liên thông đồng bộ và nhấtquán
Chương trình mới được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp, tích hợp ớ đâyđược hiểu là sự gắn kết, phối hợp các lĩnh vực tri thức gần nhau của các phân mônĐọc - hiểu, Tiếng Việt, Làm văn nhằm hình thành và rèn luyện kỹ năng nghe, nói,đọc, viết cho học sinh
Ba phân môn Tiếng Việt, Văn học, Tập làm văn được in chung thành một
cuốn có tên chung Ngữ văn Theo đó, số lượng các đầu sách bắt buộc của giáo viên
và học sinh cũng có sự thay đổi Trước đây mỗi phân môn Tiếng Việt, Văn học,Tập làm văn có ba đầu sách bắt buộc, không kể sách tham khảo bao gồm: một cuốncho học sinh, một cuốn hướng dẫn cho giáo viên và một cuốn là sách bài tập (trừphân môn Văn học chưa có sách bài tập) Như vậy, tổng số của ba phân môn ở mộtlớp có tám đầu sách, trong đó có năm cuốn dành cho học sinh, ba cuốn dành chogiáo viên – lượng đầu sách nhiều như vậy đã tạo nên sự rườm rà trong quá trìnhdạy và học Còn hiện nay, toàn bộ môn Văn chỉ có ba đầu sách: một cuốn dành chogiáo viên, một cuốn dành cho học sinh và một dành chung cho cả giáo viên và họcsinh (cuốn sách bài tập)
Do có sự đổi mới khác biệt như vậy, cho nên việc tổ chức đội ngũ các tác giảbiên soạn chương trình và SGK cũng khác nhau Trước đây, do các phân môn đứng
Trang 9độc lập tách rời nhau nên đội ngũ biên soạn cũng độc lập, tách rời nhau Chẳng hạn
tổ biên soạn sách Tiếng Việt chỉ còn quan tâm dến chương trình và SGK TiếngViệt, không cần quan tâm đến người biên soạn chương trình và SGK Văn học,SGK Làm văn soạn theo chương trình gì bao gồm cách nào bài nào Ngược lại,người biên soạn SGK Văn học hay Tập làm văn lại không cần phải để ý đến lĩnhvực của Tiếng Việt, nghĩa là giữa ba phân môn này hoàn toàn độc lập không có mộtsợi dây liên kết nào Nó không chi phối, không quy định và phụ thuộc vào nhau.Tuy nhiên, việc biên soạn SGK Ngữ văn mới lại hoàn toàn không phải như vậy.Vấn đề được đặt ra ở đây khó khăn và phức tạp hơn nhiều
Thứ nhất là phải tập hợp được đội ngũ các nhà khoa học thuộc nhiều chuyênngành khác nhau, sau đó tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó có một tổngchủ biên, ba chủ biên phụ trách ba phân môn khác nhau đó là: Đọc - hiểu, Làm văn,Tiếng Việt Còn những người được mời tham gia biên soạn sách thì làm việc dưới
sự chỉ đạo của các chủ biên Tổng chủ biên chịu trách nhiệm điều hành Do có phốihợp chặt chẽ như vậy nên lẽ dĩ nhiên là trong quá trình biên soạn chương trình, cáctác giả cũng phải phụ thuộc vào nhau, làm việc theo sự tổ chức, điều hành của mộtngười đứng đầu là tổng chủ biên Nghĩa là khi nghiên cứu xây dựng phân môn nàythì bắt buộc họ phải theo dõi, nghiên cứu nội dung chương trình của các phân mônkia làm sao để nội dung các bài của các phân môn đều có quan hệ chặt chẽ vớinhau theo đúng tinh thần của nguyên tắc tích hợp Vậy nội dung và cấu trúc củasách được biên soạn như thế nào theo nguyên tắc ấy?
Do mỗi phân môn đều có phần chung nhưng cũng có phần riêng bởi tính độclập của chúng và do một số yêu cầu của khoa học, nên trong một bài thường khaithác ở cả ba nội dung: Đọc - hiểu văn bản, Tiếng Việt và Làm văn Ba nội dung nàyliên quan đến nhau làm sáng tỏ cho nhau Cho nên khi dạy Đọc - hiểu văn bản chohọc sinh thì nhà trường phải hình thành cho các em năng lực vận dụng tổng hợp cáckiến thức Tiếng Việt, Làm văn và kiến thức lịch sử, văn hóa - nghệ thuật khác nữa.Học tiếng Việt cũng là Đọc - hiểu văn bản cho tốt, và cũng là để viết tiếng Việt
Trang 10đúng và hay hơn Bên cạnh đó, ta còn thấy rằng: mục tiêu trực tiếp của môn Ngữvăn THPT là hình thành và rèn luyện cho học sinh năng lực Đọc - hiểu cũng nhưtạo lập các loại văn bản Vì thế, chương trình cũng được xây dựng theo hai mụcđích tích hợp là đọc văn và làm văn Đó không phải là hai phân môn mà là hai hoạtđộng chính cần tập trung và hình thành rèn luyện cho học sinh trong môn học này.Tất cả tri thức và kĩ năng của ba phân môn Văn học được tích hợp theo trục này vàgọi là tri thức Đọc - hiểu văn bản Lâu nay, có một số người quan niệm: học tiếng
là để phục vụ cho học văn, điều đó hoàn toàn không đúng, vì nó làm cho ta có cảm
giác học Tiếng và học Văn về bản chất không có quan hệ với nhau, Tiếng phục vụ Văn như là phục vụ một cái gì đó bên ngoài mình Quan niệm như trên là lệch lạc.
Vì thực ra về bản chất ngôn ngữ là phương tiện tạo nên cái đẹp – là hình tượngnghệ thuật, học Văn học, học sinh sẽ thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ, yêu vănchương lại càng yêu tiếng Việt hơn Không những thế, mối quan hệ khăng khít giữa
ba phân môn này còn được thể hiện ở chỗ: các vấn đề riêng của mỗi phân mônđược hệ thống lại, xâu chuỗi lại trong bài tổng kết hoặc ôn tập cuối năm cho mỗilớp ở mỗi cuốn sách
Tóm lại, so với chương trình và SGK trước đây thì chương trình và SGK hiệnnay tạo một bước cải tiến mới, vừa phù hợp về mặt khoa học, mặt sư phạm vừa phùhợp với cả xu thế thời đại
1.2 Vài nét về các bộ SGK Ngữ văn THPT
1.2.1 Sự khác nhau giữa hai bộ sách
Điều đặc biệt trong chương trình SGK Ngữ văn mới tồn tại song song hai bộsách: bộ SGK Ngữ văn cơ bản và bộ SGK Ngữ văn nâng cao
Chương trình SGK Ngữ văn cơ bản giành cho học sinh ở các ban: KHTN vàban cơ bản Chương trình nhằm đáp ứng cho các em học sinh có nhu cầu nắm vữngcác nội dung môn học để có thể hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT
Chương trình SGK Ngữ văn nâng cao, ngoài những nội dung có trong chươngtrình cơ bản còn có thêm một số yêu cầu và nội dung khác biệt nhằm đáp ứng nhu
Trang 11cầu của học sinh không chỉ thi tốt nghiệp mà còn thi vào đại học, vào các nghànhkhoa học xã hội và nhân văn.
Do vậy, yêu cầu về nội dung, về khối lượng kiến thức và về kỹ năng của haichương trình không quá chênh lệch: nội dung chương trình cơ bản được xác định làmặt bằng kiến thức, kỹ năng cơ bản (tối thiểu đại trà) Sau đó bổ sung một số trithức và kỹ năng trong chương trình nâng cao Việc nâng cao bằng cách thêm thờigian, số lượng tác phẩm, tri thức đọc văn, yêu cầu viết bài hoặc là cùng một tácphẩm nhưng có thời gian nhiều hơn để có điều kiện khai thác nhiều hơn Ngoài ra,
còn có một số hình thức luyện tập trong Làm văn chỉ dành cho học sinh nâng cao
(chương trình nâng cao)
Việc thể hiện hai bộ sách Ngữ văn có ưu điểm là giúp giáo viên và học sinh cóthêm tài liệu tham khảo, đối chiếu, so sánh …từ đó có định hướng học tập cho bảnthân Tuy nhiên, cách thể hiện cụ thể của hai bộ sách nếu không chú ý sẽ gây khókhăn trong việc kiểm tra, đánh giá, thi cử Trong nhà trường phổ thông, một giáoviên có thể dạy cả hai bộ sách vì thế cần nắm được những điểm giống và khác nhaugiữa hai bộ sách để thực hiện tốt yêu cầu của mình
Do liên quan chặt chẽ với nhau như vậy nên, hai chương trình này có nhữngđiểm thống nhất như sau:
Thống nhất về hệ thống văn bản, hệ thống thuật ngữ, khái niệm, quan niệm vềcác vấn đề lịch sử văn học, lý luận văn học, tiếng Việt, và Làm văn Tất cả nhữngvăn bản Đọc - hiểu có trong SGK Ngữ văn cơ bản đều có trong SGK Ngữ văn nângcao
Thống nhất vế sự phân bổ nội dung dạy học cho mỗi lớp
Thống nhất về phương pháp dạy học và những yêu cầu đổi mới về phươngpháp, phương tiện dạy học cơ bản là giống nhau (tính tích cực, tích cực hóa hoạtđộng của người học, hình thành phương pháp đọc - hiểu và thói quen tự học, vậndụng đúng và có hiệu quả các phương tiện dạy học đặc biệt là công nghệ và thôngtin)
Trang 12Nội dung kiến thức và kỹ năng của các văn bản, đọc - hiểu văn bản trùng nhaugiữa hai bộ sách: cùng bám sát và đảm bảo yêu cầu của chuẩn chương trình đề ra.Nội dung yêu cầu kiến thức, kỹ năng của phần tiếng Việt, Làm văn giữa hai bộsách là giống nhau.
Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở hai bộ sách là thống nhất.Tuân thủ những yêu cầu của chương trình và chương trình chuẩn
Do đối tượng người học tính chất và yêu cầu của mục tiêu đào tạo khác nhaunên việc biên soạn hai bố sách vừa có sự thống nhất nhưng cũng có điểm khác biệt
Điểm khác biệt thể hiện rõ:
- Thời lượng dạy và học khác nhau
Nâng cao 4 tiết/ tuần 4 tiết/ tuần 4 tiết/ tuần 12 tiết/ tuần
Cơ bản 3 tiết/ tuần 3,5 tiết/ tuần 3 tiết/ tuần 9,5 tiết/ tuần
Về nội dung học tập: bộ SGK Ngữ văn nâng cao có thêm một số nội dung họctập mà SGK Ngữ văn cơ bản không có Trong chương trình nâng cao, số lượng vănbản được học và đọc thêm nhiều hơn, học kỹ hơn một số tác gia văn học Trang bịthêm một số kiến thức về lý luận văn học, tri thức Đọc- hiểu, kiến thức và kỹ năngtạo lập văn bản
Về cấu trúc sách: do đối tượng học khác nhau cho nên cấu trúc và cách biênsoạn của hai bộ sách cũng khác nhau
Cấu trúc SGK Ngữ văn cơ bản: có phần ghi nhớ, không có bài tập nâng cao.Cấu trúc SGK Ngữ văn nâng cao không có phần ghi nhớ có thêm mục tri thức đọc- hiểu và bài tập nâng cao
Về cách khai thác bài học: khai thác ở hệ thống câu hỏi và cách dẫn dắt vấn đềcần trình bày
Về trí thức: Hai bộ sách khác nhau vế số lượng từ ngữ cần chú thích và mức
độ chi tiết của nội dung được chú thích Trong trường hợp này nên tránh chú thíchcùng một từ nhưng có nội dung trái ngược nhau giữa hai bộ sách
Trang 13Về số bài viết: Bộ SGK Ngữ văn nâng cao có số bài viết nhiều hơn so vớiSGK Ngữ văn cơ bản, học sinh học theo chương trình nâng cao sẽ được luyện viếtnhiềuhơn.
Tóm lại, hai bộ SGK Ngữ văn cơ bản và nâng cao có nhiều điểm giống nhaunhưng cũng có nhiều điểm khác biệt Khi tìm hiểu và giảng dạy hai bộ sách này,giáo viên cần chủ động phân biệt và đánh giá sự khác nhau mốt cách cẩn thận vàchính xác
1.2.2 Sự khác nhau giữa sách tiếng Việt 11 cũ và phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 11 mới
SGK Ngữ văn 11 biên soạn theo chương trình chuẩn đã được đưa vào hoạtđộng dạy và học ở THPT 2007 - 2008 Tuy nhiên, mặc dù được biên soạn theonguyên tắc tích hợp nhưng vẫn có phần dành riêng cho tiếng Việt (cũng như phầndành riêng cho Văn học và Tập làm văn) So với chương trình SGK hợp nhất năm
2000 thì SGK Ngữ văn nói chung và phần tiếng Việt nói riêng có những điểm khácbiệt về nội dung, cấu trúc, sự phân bố, nguyên tắc, phương pháp biên soạn Nhữngđiều đó tất nhiên phải dẫn đến những cách thức dạy và học khác với trước đây
Sách Tiếng Việt lớp 11 (2000)
Phân môn Tiếng Việt trong sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000 được biên soạn
thành một quyển sách riêng (sách Tiếng Việt 11).
Nội dung và cấu trúc của cuốn sách này là: Biên soạn theo nguyên tắc hệthống trong nội bộ ngôn ngữ Ngoài các chương, bài trình bày về ngôn ngữ và tiếngViệt nói chung thì lần lượt dạy học tiếng Việt theo đơn vị ngôn ngữ bậc thấp đếnngôn ngữ bậc cao Ở lớp 10 dạy về từ ngữ, về cấu tạo của câu, liên kết câu trongvăn bản và các biện pháp tu từ Về câu thì đến chương trình lớp 11 ngoài mộtchương dạy và học nghĩa của câu còn lại dành hẳn một chương lớn cho tất cả cácphong cách ngôn ngữ Cách biên soạn như vậy khiến cho sách gần như một giáotrình tiếng Việt ở bậc đại học thu nhỏ
Cụ thể ở chương Phong cách học tiếng Việt: gồm những bài khái quát về
Trang 14Phong cách học (Những hiểu biết cơ bản về Phong cách học) và các bài lần lượt vềtất cả các phong cách ngôn ngữ.
+ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
+ Phong cách ngôn ngữ gọt giũa
+ Phong cách ngôn ngữ khoa học và Phong cách ngôn ngữ chính luận
+ Phong cách ngôn ngữ báo chí – công luận và Phong cách ngôn ngữ hànhchính
+ Phong cách ngôn Ngữ văn chương
Có thể nói sách Tiếng Việt 11 năm 2000 chưa thể hiện được rõ sự liên thông
tiếp nối kiến thức và kỹ năng về tiếng Việt mà học sinh đã tiếp nhận ở THCS Cónhững bài gần như lặp lại nội dung đã học ở THCS
Chẳng hạn: Phong cách ngôn ngữ được định nghĩa một cách đơn giản, là sự diễn đạt bằng hai dạng nói và viết có thể quy về một số kiểu nhất định [6, tr 27].
Tất cả các bài chương đều có hai phần rõ rệt: phần kiến thức lý thuyết và phần bàitập thực hành
+ Phần lý thuyết chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh, ít chú ý đến gợi mở đểhình thành kiến thức
+ Phần bài tập thực hành: Phần này có ở phía sau phần lý thuyết
Như vậy nhìn chung SGK Tiếng Việt 11 chỉnh lý năm 2000 chưa được chú trọng
đúng mức đến việc phát huy tính tích cực trong việc học tập của học sinh Trongkhi đó thời lượng dành cho việc dạy môn Tiếng Việt là 33 tiết, nhiều gấp đôi so với
sách Ngữ văn 11 mới hiện hành.
SGK Ngữ văn 11 mới có những điểm khác biệt so với trước Thời lượng
dành cho tiếng Việt chỉ có 16 tiết, bằng một nửa thời lượng của chương trình cũ.Tuy nhiên, các bài Đọc văn, Làm văn cũng tham gia vào việc dạy tiếng Việt chohọc sinh và ngược lại Cho nên không chỉ dạy tiếng Việt trong 16 tiết này mà còn
có sự liên quan chặt chẽ với các phân môn khác
Ví dụ: Chỉ có 2 tiết phần tiếng Việt dành cho Phong cách ngôn ngữ báo chí
Trang 15nhưng ở phần Làm văn lại có những tiết học và luyện viết bản tin, trả lời phỏngvấn… là những loại dùng phổ biến trong ngôn ngữ báo chí Hoặc phần Đọc – hiểuvăn bản khi học một số tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Ngô Đức Kế,Nguyễn Tuân,… cũng đã gợi nhắc ra đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
Nội dung phần Tiếng Việt SGK Ngữ văn 11 có bốn bài duy trì tên như SGK Tiếng Việt 11 cũ, đó là:
+ Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
+ Nghĩa của câu
+ Phong cách ngôn ngữ báo chí
+ Phong cách ngôn ngữ chính luận
Ngoài ra, còn một số bài mới nâng cao hơn hay là những bài thực hành đểcủng cố kiến thức
Cấu trúc chung của phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 11 mới: không căn
cứ vào hệ thống ngôn ngữ mà chú ý đến các phần Văn học, Tập làm văn Các bàitiếng Việt bố trí xen kẽ với các bài Đọc-hiểu, Làm văn vào những vị trí tích hợp tốtnhất
Ví dụ: Bài Phong cách ngôn ngữ chính luận được bố trí đồng thời khi phần giảng văn học một số văn bản nghị luận (Về luân lý xã hội nước ta, Ba cống hiến vĩ đại của C Mác…) và xen kẽ phần Làm văn dạy về Thao tác lập luận bình luận.
Có khi nội dung tích hợp thể hiện ngay trong từng bài, từng nội dung của bài
đó Phần lớn tiếng Việt dựa trên ngữ liệu của các văn bản văn học để tạo nên tácđộng hai mặt:
+ Văn bản cung cấp ngữ liệu cho Tiếng Việt
+ Tiếng Việt lại đóng góp vào việc §ọc - hiểu văn bản văn học và Làm văn
Ngoài ra phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 11 mới tiếp tục biên soạn theo
nguyên tắc đề cao tính tích cực trong học tập của học sinh Trong mỗi bài lượngkiến thức không đơn phương đưa vào cho học sinh mà thông qua các hoạt động tìmhiểu của bản thân học sinh để học sinh tự hình thành kiến thức và kĩ năng Hoạt
Trang 16động luyện tập thực hành được diễn ra thường xuyên liên tục trong các bài thựchành thì chỉ có thực hành để mở rộng, củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinhkhi kiến đó đã dươc học ở THCS Tuy không hợp thành một quyển sách riêng vàkhông phân bố theo bản thân ngôn ngữ nhưng kiến thức và kĩ năng tiếng Việt vẫn
có quan hệ đến kiến thức và kĩ năng ở lớp dưới Tức là khi dạy về bài thực hànhgiáo viên và học sinh cần nhớ lại nội dung tương ứng đã học ở lớp dưới để mở rộngnâng cao kiến thức và kĩ năng Mặt khác ngay ở trong những bài học thì kiến thức
và kĩ năng luôn có sự so sánh và đối chiếu
Ví dụ: học đến phong cách ngôn ngữ chính luận cần so sánh phong cách ngônngữ báo chí (lớp 11) và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữsinh hoạt (lớp 10)
Qua sự khác nhau cơ bản đó ta thấy SGK Ngữ văn 11 mới có nhiều điểm tiến
bộ và chuyên sâu hơn Nguyên tắc tích hợp giữa ba phân môn Tiếng Việt, Đọc hiểu văn bản, Làm văn đã phát huy được tính tích cực của học sinh Nguyên tắc chútrọng dạy thực hành trong dạy học cũng phù hợp và hỗ trợ cho một nguyên tắc cầnyếu trong dạy học tiếng Việt đó chính là nguyên tắc giao tiếp (hướng vào hoạt độnggiao tiếp, phục vụ cho hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ)
-1.3 Phần tiếng Việt trong các bộ SGK Ngữ văn THPT
1.3.1 Bộ SGK Ngữ văn cơ bản
Hiện nay ở trường THPT, Tiếng Việt có cương vị là một môn học chínhthức Nhưng cần thấy rằng nó có vai trò khác hơn so với các bộ môn khác nhưToán, Hóa, Lí… Sự khác nhau ở chỗ là chúng ta có một bộ môn nghiên cứu vềtiếng Việt (thường gọi là Việt Ngữ học) thường xuyên nghiên cứu các vấn đề liênquan tiếng Việt Do vậy việc biên soạn SGK Ngữ văn thành hai bộ sách cơ bản vànâng cao cũng nhằm thể hiện mục đích của nó là phù hợp với đối tượng người học
SGK Ngữ văn cơ bản (chuẩn) cung cấp lượng kiến thức đúng, đủ cho họcsinh, trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của ba phân môn tiếng Việt, Đọc - hiểu vàLàm văn Tuy nhiên nó vẫn đảm bảo được tính độc lập của từng phần, mỗi phần lại
Trang 17có sự khác nhau về cấu trúc, cuối mỗi phân môn thể loại lại có phần đọc thêm hoặc luyện tập
1.3.1.1 Nội dung phần tiếng Việt trong bộ SGK Ngữ văn cơ bản
Nếu tiếng Việt trong chương trình giáo dục phổ thông là một môn khoa họctrước hết có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản, hiện đại, phổthông về tiếng Việt trên cơ sở đó mà xây dựng và phát triển các kĩ năng, kĩ xảo
nghe, nói, đọc, viết trong hoạt động ngôn ngữ của các em thì cái quan trọng hàng
đầu ở đây tất nhiên sẽ phải là công việc trang bị cho học sinh những tri thức
về từ ngữ, ngữ pháp, ngữ âm, phong cách, văn bản…với những đơn vị và các quytắc sử dụng chúng Trong SGK Ngữ văn cơ bản (chuẩn) đã đảm bảo được nhữngyêu cầu đó Những bài tiếng Việt được phân bố rất phù hợp ở trong cả ba cuốn sáchcủa ba lớp: Lớp 10, lớp 11, lớp 12
Cụ thể như sau: LỚP 10
3 Tực hành về nghĩa của từ trong sữ dụng 1
5 Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu 1
6 Thực hành về sữ dụng một số kiểu câu trong văn bản 1
Trang 1810 Ôn tập phần tiếng Việt 1
LỚP 12
5 Quá trình văn học và phong cách văn học 1
Trang 19Lớp 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Lớp 11: Phong cách ngôn ngữ báo
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Lớp12: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Phong cách ngôn ngữ hành chính
1.3.2 Bộ SGK Ngữ văn nâng cao
SGK Ngữ văn nâng cao cũng được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp, trong
đó, các phân môn Tiếng Việt, Văn học, Làm văn được sắp xếp đan xen nhau nhằm
bổ sung tích hợp cho nhau Tuy nhiên, SGK Ngữ văn nâng cao ngoài đưa nội dung
đảm bảo chương trình chuẩn nhằm “đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết, phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ và văn học của những học sinh có thiên hướng Ngữ văn, qua đó góp phần phát triển, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, tạo nguồn cho các ngành khoa học, xã hội và nhân văn”(Bộ Giáo dục và đào tạo, chương trình Giáo dục phổ thông mới).
Chẳng hạn, cuối mỗi thể loại của văn học có tri thức Đọc - hiểu và bài đọc
thêm, cuối phần lý thuyết của phân môn Tiếng Việt đều có phần luyện tập, các bài
luyện tập chiếm tối đa, phân môn Làm văn cũng có các bài lý thuyết kèm theo đó lànhững bài luyện tập Lượng viết bài ở các em chuyên ban C cũng nhiều hơn so vớiban cơ bản
Văn học (đọc văn) là phần lớn nhất gồm những văn bản đọc chính và đọcthêm Những văn bản này được lựa chọn trong kho tàng văn học dân tộc và nhânloại Đọc - hiểu văn bản là một việc khó, nhất là văn bản văn học, vì thế phải đọcvăn mới hiểu được văn một cách chính xác và sâu săc Và SGK Ngữ văn nâng cao
đã đáp ứng được nhu cầu đó Là sắp xếp các tác phẩm, đoạn trích theo thể loại, phùhợp với từng thời kỳ lịch sử văn học, cung cấp tri thức về tác giả, tác phẩm, chúthích từ ngữ, nêu câu hỏi hướng dẫn học bài, bổ sung bài tập nâng cao, tri thức Đọc
- hiểu,…Học sinh sẽ được cung cấp một cách đúng đắn các tri thức trong quá trình
Trang 20học tập.
Phần Làm văn nhằm rèn luyện kỹ năng nói, viết cho học sinh Đó là điềukiện cần thiết để học tập và tham gia các hoạt động xã hội Nội dung phần này chủyếu là hệ thống bài luyện tập và các bài lý thuyết được viết ngắn gọn nhằm giúpngười học thực hành tốt Đọc văn và Làm văn không tách rời nhau, Đọc - hiểu vănbản tốt sẽ giúp học sinh hiểu cách sắp xếp bố cục, liên kết bài văn, cách hành văn
và sử dụng từ ngữ,…do đó sẽ nâng cao được năng lực trong bài làm văn Ngượclại, có năng lực làm văn tốt, học sinh sẽ thuận lợi trong việc Đọc - hiểu văn bản,biết cách khái quát, tóm tắt, diễn đạt chính xác những điều tâm đắc khi đọc văn, kếthợp đọc văn và làm văn có hiệu quả hơn
Phục vụ cho việc Đọc văn và Làm văn, ngoài một số bài lý thuyết giới thiệuđặc điểm loại hình, lịch sử tiếng Việt, Phong cách ngôn ngữ, phần Tiếng Việt sẽcung cấp hệ thống bài tập tích hợp nhằm mục đích nâng cao năng lực Đọc - hiểu vàtạo lập văn bản của học sinh
Nội dung cụ thể của từng phần:
Tên văn bản: tên văn bản do căn các tác giả đặt, hoặc di người soạn đặt Đối
với văn bản chữ Hán hay chữ Nôm đều dùng tên dịch hoặc phiên âm ra tiếng Việt
có ghi chú tên phiên âm chữ Hán Nếu nguyên tác không có tên thì người dịch cũng
tự đặt cho những tên dễ đọc, dễ nhớ
Kết quả cần đạt: được trình bày ngắn gọn những điều cơ bản mà học sinh
phải nắm được sau khi học bài
Ví dụ: Bài Ra – Ma buộc tội
(Trích Sử thi Ra – ma – ya - na)
Kết quả cần đạt giúp học sinh hiểu được hành động của Ra – ma và Xi – tatrong việc bảo vệ danh dự Giúp học sinh nắm được nghệ thuật trần thuật và xâydựng nhân vật qua đoạn trích
Tiểu dẫn: cung cấp kiến thức cơ bản, cô động về tác giả, tác phẩm, hoàn
cảnh sáng tác, thể loại, … giúp học sinh có ý niệm về văn bản
Trang 21Văn bản: chủ yếu là lấy văn bản gốc Đối với tác phẩm chữ Hán hoặc văn
bản chữ Nôm thì chọn văn bản dịch phiên âm là tốt nhất Cuối trang của phần vănbản bao giờ cũng dành cho việc giải thích những từ khó
Hướng dẫn học bài: đó là hệ thống của những câu hỏi xoay quanh vấn đề văn bản để làm “vỡ tan” văn bản đó
Tri thức đọc hiểu: cung cấp cho học sinh về lịch sử và lý luận văn học Riêng
về phần này thì không giảng thành bài nhưng giáo viên có thể sử dụng chúng đểgợi mở, khuyến khích học sinh tìm hiểu về nó
Bài tập nâng cao: là những bài tập với mục đích nhằm nâng cao kiến thức
cho học sinh Ngoài những bài tập đã được học thì các em làm quen với bài tập này
để chuyên sâu hơn về phần đọc - hiểu
Văn bản “đọc thêm”: dùng để mở rộng phạm vi tiếp nhận kiến thức.
1.3.2.1 Nội dung phần tiếng Việt trong SGK Ngữ văn THPT nâng cao
Phân môn Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn THPT nâng cao được biên soạndựa trên chương trình chuẩn Ngoài những bài đã đưa vào dạy và học ở SGK Ngữvăn THPT cơ bản, thì còn đưa thêm vào một số bài mới
Cụ thể:
Lớp 10: Phân môn tiếng Việt có tổng số là 15 bài được dạy trong 9 tiết ngoài
những bài đã có ở sách cơ bản, thì sách này còn có thêm các bài:
- Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt.
- Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ
- Luyện tập về các kiểu văn bản và phương tiện biểu đạt
- Luyện tập về nghĩa của từ
- Luyện tập về biện pháp tu từ
- Luyện tập về từ Hán Việt
Lớp 11: tổng số 16 bài tiếng Việt được dạy trong 18 tiết, một số bài nâng cao
hơn so với SGK Ngữ văn cơ bản:
- Luyện tập về hiện tượng tách từ
Trang 22- Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa.
- Ngữ cảnh
- Luyện tập về tách câu
- Luyện tập về từ Hán Việt
- Luyện tập thay đổi các thành phần của cụm từ và câu
- Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
Lớp 12: cũng theo hướng thống kê, nội dung phần Tiếng Việt được dạy trong
17 bài với lượng tiết dạy là 18 tiết, những bài mà SGK Ngữ văn cơ bản đã có thìSGK Ngữ văn nâng cao còn có những bài mới nâng cao hơn:
- Luật thơ
- Luyện tập về Luật thơ
- Luyện tập về cách tránh một số hiện tượng trùng nghĩa
- Luyện tập về nhân vật giao tiếp
- Luyện tập về cách sữa chữa văn bản
- Luyện tập về cách dùng một số quan hệ từ
- Luyện tập về cách diễn đạt có nhiều cách hiểu khác nhau
- Luyện tập về cách tránh một số loại lỗi logic
Dựa vào thống kê các đơn vị bài học của phần Tiếng Việt ở cả ba lớp, lớp
10, lớp 11 và lớp 12 của SGK Ngữ văn THPT nâng cao ta cũng thấy rằng: nội dungphần Tiếng Việt có đầy đủ các hợp phần, những vấn đề lý thuyết chung về ngônngữ và tiếng Việt, Từ ngữ, Ngữ pháp, Phong cách học
Phần lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt
So với các học phần khác thì phần này có số bài chiếm tỷ lệ khá cao (16/48bài) các bài chủ yếu tập trung ở lớp 11, cụ thể là:
- Văn bản.
- Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt
- Luyện tập về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
- Phân loại văn bản theo Phong cách chức năng ngôn ngữ.
Trang 23- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Đặc điểm văn bản nói và văn bản viết.
- Luyện tập về liên kết trong văn bản.
- Khái quát lịch sử tiếng Việt.
- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.
- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
- Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Đặc điểm loại hình tiếng Việt.
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Ngữ văn 12 nâng cao, tập 1).
- Luyện tập về nhân vật giao tiếp (Ngữ văn 12 nâng cao, tập 2).
- Luyện tập về cách sữa chữa văn bản (Ngữ văn 12 nâng cao, tập 2).
Phần từ ngữ
Phần này có tất cả 9/48 bài chủ yếu là các bài luyện tập, cụ thể:
- Luyện tập về nghĩa của từ (Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1).
- Luyện tập về biện pháp tu từ (Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1).
- Luyện tập về từ Hán Việt (Ngữ văn 10 nâng cao, tập 2).
- Luyện tập về từ Hán Việt (Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1).
- Luyện tập về hiện tượng tách từ (Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1).
- Luyện tập về trường từ vựng và các từ trái nghĩa (Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1).
- Luyện tập về cách tránh hiện tượng trùng nghĩa (Ngữ văn 12 nâng cao, tập 1).
- Luyện tập về cách dựng biện pháp tu từ ẩn dụ (Ngữ văn 12 nâng cao, tập 1).
- Luyện tập về cách sử dụng một số quan hệ từ (Ngữ văn 12 nâng cao, tập 2).
Phần ngữ pháp
Số bài chiếm tỷ lệ không cao, tập trung chủ yếu ở lớp 11 tất cả những bài
Trang 24học trong đơn vị này chủ yếu là luyện tập và luyện tập về câu Tuy nhiên phầnluyện tập ở đây không nói đến các kiểu câu và các thành phần câu cụ thể.
Phần Phong cách học
Đây là một loạt bài mới trong chương trình THPT có đầy đủ sáu Phong cáchchức năng ngôn ngữ và nó cũng được phân bố đều ở cả ba lớp
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Ngữ văn 10, nâng cao, tập 1).
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ văn 10, nâng cao, tập 2).
- Phong cách ngôn ngữ báo chí (Ngữ văn 11, nâng cao, tập 1).
- Phong cách ngôn ngữ chính luận (Ngữ văn 11, nâng cao, tập 2).
- Phong cách ngôn ngữ khoa học (Ngữ văn 12, nâng cao, tập 1).
- Phong cách ngôn ngữ hành chính (Ngữ văn 12, nâng cao, tập 2).
Ngoài những bài nói về hợp phần Từ ngữ, Ngữ pháp, Phong cách học thìnhững bài ôn tập, tổng kết vào cuối kỳ, năm học giúp cho học sinh củng cố lại kiếnthức Điều đó cũng có thể chứng minh rằng việc biên soạn hai chương trình cùngmột lúc là phù hợp với đối tượng người học
Tiểu kết chương 1
Hiện nay vấn đề dạy học môn Văn trong nhà trường phổ thông ngày càngđược quan tâm nhiều hơn đó là một môn khoa học vừa có tính nghệ thuật ngôn từ,vừa mang tính chất một môn học Cho nên việc đổi mới cũng là một việc làm tấtyếu, sự thay đổi lớn nhất đó là việc biên soạn và xây dựng chương trình theonguyên tắc tích hợp, đó cũng là sự gắn kết, phối hợp các tri thức gần nhau của cácphân môn Làm văn, tiếng Việt, và Đọc-hiểu nhằm hình thành và rèn luyện tốt kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.
Sự thay đổi thứ hai là việc biên soạn và xây dựng SGK Ngữ văn THPT tồntại cùng một lúc hai chương trình, chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.Yêu cầu về nội dung, khối lượng kiến thức và kỹ năng của hai chương trình khác
Trang 25nhau nhưng không quá chênh lệch Nội dung chương trình chuẩn được xác định làmặt bằng kiến thức, kỹ năng cơ bản (tối thiểu, đại trà) Sau đó bổ sung một số trithức và kỹ năng trong chương trình nâng cao Trong chương trình Ngữ văn nângcao có lượng kiến thức nhiều hơn, góp phần phát triển, bồi dưỡng cho học sinh cónăng khiếu, tạo nguồn cho các ngành khoa học và nhân văn.
Vì vậy, ta thấy rằng chương trình Ngữ văn THPT có rất nhiều vấn đề cầnquan tâm nghiên cứu, tìm hiểu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy và học trongnhà trường phổ thông
Chương 2
NỘI DUNG PHẦN PHONG CÁCH HỌC TRONG SGK NGỮ VĂN THPT
2.1 Tri thức các bài Phong cách học
Phong cách học, như đã biết là khoa học về các nguyên tắc, các quy luật nói
và viết có hiệu lực cao Muốn chỉ ra nguyên tắc và quy luật như thế thì Phong cáchhọc bắt đầu từ việc phân tích mức độ hiệu lực của từng sự vật cụ thể, sự phân tíchnày thực sự là sự phân tích ở khía cạnh tu từ học
Phong cách có một vai trò to lớn trong việc nghiên cứu và xây dựng cái đẹpcủa ngôn ngữ Nghiên cứu Phong cách học là nghiên cứu tác động trở lại của hìnhthức ngôn ngữ với nội dung diễn đạt, cũng tức là sự lựa chọn, sự dụng các phương
Trang 26tiện ngôn ngữ phù hợp nhất với nội dung tư tưởng, với tình cảm trong những hoàncảnh giao tiếp nhất định.
Trong SGK Ngữ văn THPT, nội dung phần Phong cách học đề cập đên cảsáu phong cách chức năng như ở các giáo trình đại học Khác chăng là dung lượngkiến thức của các bài học có phần nhẹ hơn
I Khái niệm về phong cách chức năng
Đối với mỗi bài học, sách giáo khoa đều phải trình bày nội dung các khái
niệm cơ bản, chẳng hạn, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì Các khái niệm được hình thành trên cơ sở các ngữ liệu được
phân tích Đây là bước sơ khai, nhưng hết sức quan trọng, vì ở bậc THCS, học sinhchưa được biết đến các khái niệm về phong cách học
II Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách
2.1.2 Nội dung Phong cách học trong SGK Ngữ văn THPT
2.1.2.1 Bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Trong bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt SGK Ngữ văn cơ bản đã cung cấp
đầy đủ kiến thức của một phong cách chức năng cho thấy được rằng phong cáchnày tồn tại trong cộng đồng người Việt với tính cách là một kiểu giao tiếp mangtính chất phổ thông nhất Nó được hình thành từ tập quán, thói quen ngôn ngữ của
Trang 27cộng đồng, chủ yếu qua đường tiếp xúc tự nhiên giữa mọi người trong gia đình,trong cộng đồng đối với nhau chứ không phải qua con đường sách vở Vì vậy ngay
cả những người chưa biết chữ qua một quá trình tiếp xúc tự nhiên lâu dài và đượcrèn luyện vẫn có thể nói năng một cách lưu loát, giao tiếp trôi chảy Điều đó có một
số người được đào tạo qua sách vở nhiều nhưng ít va chạm với cuộc sống khó cóthể làm được Phong cách này nó có mặt mọi chỗ, mọi nơi gắn liền với cuộc sốnghằng ngày của con người
SGK Ngữ văn 10 cơ bản (tập 1) đã đề cập được các tri thức về phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt:
+ Khái niệm+ Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt+ Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Có thể thấy rằng quy tắc của một bài dạy học Tiếng Việt theo phương phápmới là quy nạp Nghĩa là đi từ những dẫn chứng, chi tiết cụ thể sau đó khái quát lại,
đi từ cái riêng đến cái chung
Từ đó khái quát lên khái niệm: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cáchmang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàngngày
SGK Ngữ văn cơ bản nói lên được biến thể của phong cách ngôn ngữ sinhhoạt: biến thể phong cách sinh hoạt có hai biến thể: là sinh hoạt hàng ngày tự nhiên
và sinh hoạt hàng ngày văn hóa, phục vụ sự trao đổi thân mật giữa các cá nhân thìphong cách ngôn ngữ sinh hoạt tự nhiên mang tính chất tự nhiên thoải mái do đó
trở nên thân mật và gần gũi Nó không tuân theo một nghi thức nào cả Còn phong
cách ngôn ngữ sinh hoạt văn hóa Nó được hình thành do yêu cầu của một xã hội cóhiện diện của những người xung quanh, vẫn được dùng trong hoàn cảnh có nghithức tuân thủ theo những nguyên tắc xã giao, ứng xử tối thiểu Đây cũng là mộtthiếu sót mà SGK chưa đề cập đến
Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
Ở đây phong cách ngôn ngữ được thể hiện ở cả 2 dạng: dạng nói và dạng viết
mà dạng nói là chủ yếu Tồn tại ở dạng nói là những lời trò chuyện, tâm sự thămhỏi, trao đổi, nhận xét đánh giá phân tích, triết lý Cho nên ở phong cách ngôn ngữsinh hoạt dạng nói là dạng quan trọng nhất Nó tồn tại giống như tiêu đề của nó là
Trang 28sinh hoạt Trong các tác phẩm văn học dạng nói tái hiện tức là dạng mô phỏng lời
thoại tự nhiên, nhưng được sáng tạo theo thể loại văn bản và ý định chủ quan củangười sáng tạo
Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Ta thấy rằng chức năng của phong cách này là: Giao tiếp lý trí, chức năngcảm xúc và chức năng giao tiếp Để thực hiện được các chức năng đó thì phải cónhững đặc trưng chung là: tính cá thể, tính cụ thể và tính cảm xúc
+ Tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh, về con người và về cách nói năng từ ngữdiễn đạt Tính cụ thể làm cho sự giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày trở nên dễdàng, nhanh chóng, ngày trong trường hợp cập đến những vấn đề trừu tượng
+ Tính cảm xúc: tính cảm xúc nó gắn liền với tính cụ thể được sử dụng trongđời sống vô cùng cụ thể, sinh động, truyền đạt những tư tưởng tình cảm hết sứcphong phú, đa dạng của con người
Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ và tình cảm qua giọng điệu
Có khi giọng thân mật, có khi giọng trách móc, giọng bực bội… Phong cách sinhhoạt cũng mang những đặc điểm riêng về ngôn ngữ, kiểu câu Không một lời nóinào tạo ra không mang tính cảm xúc, đây cũng chính là cái nguồn vô tận để tạo nênmột nền văn học đẹp đẽ
+ Tính cá thể: Lời nói là vẻ mặt thứ hai, diện mạo thứ hai của con người đểphân biệt người này với người khác, người quen hay kẻ lạ thậm chí người tốt hay
kẻ xấu Tính cá thể là đặc trưng thứ ba của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Đặctrưng này thể hiện vẻ riêng, phong cách riêng của mỗi con người Bởi vì lời nói nàođược tạo ra chỉ nhằm để trở thành độc đáo và gây ấn tượng mạnh
2.1.2.2 Bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Để hiểu được ngôn ngữ nghệ thuật thì yêu cầu phải phân biệt được nó vớingôn ngữ phi nghệ thuật Nó khác nhau trên các tiêu chí cơ bản Hệ thống tư liệu,chức năng xã hội, bình diện nghĩa, về sự có mặt của các loại phương tiện ngôn ngữ
và vai trò trong ngôn ngữ dân tộc Qua so sánh ta thấy rằng ngôn ngữ nghệ thuật là
hệ thống tư liệu thứ hai mang chức năng thẩm mỹ Ngôn ngữ nghệ thuật nó khôngmang một bình diễn nghĩa mà có hai bình diện nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.Ngoài ra, ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện đầy đủ nhất và nổi bật nhất của ngônngữ văn hóa Ngôn ngữ nghệ thuật theo một nghĩa nào đó là giàu hơn ngôn ngữ
Trang 29toàn dân Ngôn ngữ nghệ thuật xứng đáng giữ vai trò trung tâm của ngôn ngữ dântộc.
Cấu trúc bài học về ngôn ngữ nghệ thuật ở SGK Ngữ văn cơ bản đã đáp ứng
được lượng kiến thức chuẩn, cung cấp cho học sinh Cụ thể:
+ Ngôn ngữ nghệ thuật
+ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
+ Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật nói đến ở đây chính là ngôn ngữ chủ yếu dùng trongcác tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn có chức năngthẩm mỹ Nó là ngôn ngữ được lựa chọn, tổ chức, sắp xếp, tinh luyện từ ngôn ngữthông thường và đạt giá trị nghệ thuật thẩm mỹ
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: là cách thức, cách tổ chức, là khuôn mẫuthích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai trò của người tham giagiao tiếp trong lĩnh vực văn chương
Trong chương trình cơ bản phong cách ngôn ngữ nghệ thuật đề cập đến bađặc trưng: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cảm xúc
Tính hình tượng: Thể hiện ở cách diễn đạt thông qua một hệ thống các hìnhảnh, màu sắc biểu tượng để người đọc dùng tri thức vốn sống của mình liên tưởng
và rút ra những bài học nhân sinh nhất định
Tính hình tượng có thể thực hiện hoá thông qua các biện pháp tu từ, ẩn dụ,hoán dụ, so sánh, điệp âm
Tính hình tượng làm cho ngôn ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa Các từ ngữvăn bản được cải tạo về mặt chức năng, tức là chức năng thông tin trong giao tiếpchuyển sang chức năng thẩm mỹ
Tính truyền cảm được hiểu là làm cho người đọc cùng vui cùng buồn, cùngyêu, cùng giận như chính người viết Để khai thác triệt để đặc trưng này củaphong cách ngôn ngữ nghệ thuật, người viết phải tạo ra được sự đồng cảm cùngngười đọc
Ta thấy rằng năng lực gợi cảm xúc của ngôn ngữ nghệ thuật có được là nhờ
sự lựa chọn miêu tả, bình giá đối tượng khách quan, tâm trạng chủ quan Ngôn ngữthơ giàu hình ảnh, gợi cảm xúc tinh tế của con người
Trang 30Tính cá thể biểu hiện dấu ấn riêng, phong cách riêng của tác giả Đặc trưngnày thể hiện ở sự riêng biệt giữa những người tham gia sáng tạo nghệ thuật Mỗinhà văn, nhà thơ lại có những nguồn gốc xuất thân, hình ảnh riêng, nghề nghiệpriêng, trình độ riêng, sở trường, sở thích riêng tất cả những điều đó tạo thành một
cái tạng cho mỗi người
Đó là ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Tuy nhiên ở trong
SGK Ngữ văn 10 cơ bản chưa nói đến đặc trưng khác đó là: tính cấu trúc đây cũng
là đặc trưng không kém phần quan trọng, bởi mỗi văn bản nghệ thuật là một cấutrúc Do đó khi giáo viên giảng dạy phần này cần phải nói thêm về tính cấu trúc chohọc sinh hiểu
2.1.2.3 Bài Phong cách ngôn ngữ báo chí
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước
và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy
sự tiến bộ của xã hội Ngôn ngữ báo chí thể hiện ở những thể loại tiêu biểu là: bảntin, phóng sự, tiểu phẩm
Phong cách ngôn ngữ báo chí cũng tồn tại ở cả 2 dạng: dạng nói và dạngviết
Dạng viết: những mẩu tin, bài viết trên báo, tờ tin
Dạng nói: là những bản tin hàng ngày, những mục thông tin quảng cáo trênđài phát thanh, truyền hình, Do đó phong cách báo cần phải được biểu hiện dướinhững phương tiện diễn đạt ngôn ngữ như: về từ vựng, về ngữ pháp, về các biệnpháp tu từ…
Về từ vựng:
Phong cách báo có vốn từ vững hết sức phong phú và mỗi loại báo chí lại cómột mảng từ vựng chuyên dùng
Ví dụ:
- Tin tức thường dùng danh từ chỉ tên riêng, chỉ địa danh
- Phóng sự dùng động từ, tính từ để miu tả hoạt động, trạng thái, tính cáchcủa đối tượng được nói đến như con người, sự việc, sự kiện
- Tiểu phẩm: Thường dùng các từ dân dã hóm hỉnh, đa nghĩa
Về ngữ pháp: Câu văn trong ngôn ngữ báo chí đa dạng nhưng thường ngắngọn sáng sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác
Trang 31Về biện pháp tu từ: phong cách ngôn ngữ báo chí không hạn chế về biệnpháp tu từ, từ vựng và cú pháp, ta thấy không ít hình ảnh ví von, ẩn dụ, hoán dụ,câu dài, câu ngắn bên cạnh đó báo chí đòi hỏi có sự phát âm rõ ràng khúc chiết.Báo viết thì chú ý đến khổ chữ, kiểu chữ phù hợp màu sắc, hình ảnh để tạo ranhững điểm nhấn thông tin.
Báo chí phải cập nhật thông tin, tức là cung cấp những thông tin mới nhất màbạn đọc chưa biết, các thông tin cập nhật này phải đảm báo tính đứng đắn và sự tincậy nhất định Đồng thời, báo chí phải đảm bảo được tính ngắn gọn - một trongnhững đặc trưng hàng đầu của ngôn ngữ báo chí ngắn gọn nhưng nó phải đảm bảothông tin và hàm xúc, nếu sơ sài đơn giản quá cũng sẽ mất bạn đọc Bên cạnh đó,đặc trưng không kém phần quan trọng đó là tính sinh động làm cho người đọc,người tiếp nhận dễ hiểu, thu hút sự tìm tòi của bạn đọc Nó sinh động ngay ở tiêuđề
Vì vậy ngôn ngữ báo chí thuộc loại công cụ có thể tác động nhanh tức khắc
để mọi người cho nên diễn đạt phải được chọn lọc nghiêm túc, không cẩu thả Bađặc trưng: tính ngắn gọn, tính thông tin thời sự, tính sinh động hấp dẫn thể hiện ởnhững phương tiện diễn đạt đảm bảo chức năng thông tin của báo chí và tạo nênphong cách của ngôn ngữ báo chí
2.1.2.4 Bài Phong cách ngôn ngữ chính luận
Hiện nay, các văn bản chính luận được đưa vào học trong chương trình Ngữvăn THPT khá nhiều, bởi đây là loại văn bản có vai trò quan trọng trong đời sốngchính trị
Phong cách ngôn ngữ chính luận là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớpvăn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị.Nói cụ thể hơn là vai của nhà lãnh đạo, nhà hoạt động chính trị xã hội, Đảng viên,Đoàn viên, Hội viên
Văn bản chính luận có các đặc trưng chung:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị+ Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận+ Tính truyền cảm và thuyết phục
Trang 32Ta thấy rằng trong phong cách ngôn ngữ chính luận, từ ngữ sử dụng phảiđược cân nhắc kỹ càng, đặc biệt là những từ ngữ thể hiện lập trường quan điểmchính trị.
Ví dụ: Trong Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ ràng và đanh thép quan điểm chính trị của mình
Lập trường trong văn bản chính luận là phải có tính hệ thống, tính lậpthuyết Đây chính là yếu tố tạo nên hiệu quả tác động đến lý trí và tình cảm củangười đọc, người nghe Có người cho rằng linh hồn của cái đẹp là trí tuệ, hàoquang của cái đẹp cũng là trí tuệ Điều này rất đúng với phong cách chính luận
Ngoài giá trị lập luận, văn bản chính luận còn thể hiện giá trị ở dạng vănhùng biện bộc lộ nhiệt tình của người viết Giọng điệu được coi là phương tiệnquan trọng hỗ trợ cho lý lẽ ngôn từ Nói viết thế nào đó để truyền được cảm xúc,tâm huyết, khát vọng từ người nghe, người đọc thì mới mong người ta bị thuyếtphục, để họ suy nghĩ đúng, hành động đúng như mình mong muốn
Các đặc trưng của phong cách chính luận thể hiện tính chất trung gian củangôn ngữ báo chí và ngôn ngữ khoa học Phong cách chính luận ảnh hưởng đến cácphong cách khác và góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt
Tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suyluận, tính truyền cảm và thuyết phục được thể hiện ở các phương tiện diễn đạtnhằm mục đích trình bày ý kiến hoặc bình luận đánh giá vấn đề theo một quanđiểm chính trị nhất định
SGK Ngữ văn 11 đã đề cập đến phương tiện diễn đạt chung:
+ Về từ ngữ: Văn bản chính luận cũng sử dụng vốn từ chung, vốn từ toàndân, thông dụng, có tính phổ cập cao Đồng thời, văn bản chính luận còn sự dụngmột hệ thống vốn từ ngữ chuyên dụng, đó là các ngôn ngữ được dùng trong lĩnhvực chính trị, kinh tế, khoa học
+ Về ngữ pháp: câu văn trong phong cách ngôn ngữ chính luận thường là câu
có kết cấu chuẩn mực chặt chẽ gắn với những phán đoán logic trong hệ thống lậpluận: câu trước liên kết với câu sau, nối tiếp câu trước trong một mạch suy luận câu
có thể dài hoặc ngắn nhưng thường trong sáng rõ nghĩa, đối phương không thể lợidụng xuyên tạc
+ Về biện pháp tu từ:
Trang 33Các biện pháp tu từ được dùng có mức độ, có tác dụng giúp cho lí lẽ và lậpluận thêm hấp dẫn, truyền cảm nhằm tăng sức thuyết phục.
Vì vậy, phong cách ngôn ngữ chính luận yêu cầu ngôn ngữ phải rõ rằng,chính xác, có khả năng diễn đạt dễ hiểu những khái niệm phức tạp Cần tránhnhững từ ngữ địa phương, thổ ngữ tiếng lóng, biệt ngữ và những từ ngữ xa lạ vớinhiều người
Hơn nữa, phong cách ngôn ngữ chính luận có xu hướng để tìm những cáchđặt câu mới, nó có những lối diễn đạt ngày nay được dùng trong nhiều phong cách,nhưng phải nói là đã được dùng đầu tiên trong phong cách chính luận và ngày nayvẫn tiêu biểu cho phong cách chính luận
2.1.2.5 Bài Phong cách ngôn ngữ khoa học
SGK Ngữ văn THPT mang đến nội dung trọng tâm bài học này là: khái niệmngôn ngữ khoa học, các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học, đặc điểmngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ khoa học Qua bài học này yêu cầu học sinhnắm vững được những kiến thức đó
Khái niệm: phong cách ngôn ngữ báo chí là khuôn mẫu thích hợp dùng xâydựng lớp văn bản phát ngôn trong đó thể hiện vai trò người tham gia giao tiếp tronglĩnh vực khoa học
Phong cách ngôn ngữ khoa học có chức năng: thông báo và chứng minhphong cách khoa học tồn tại ở 2 dạng: dạng nói (giảng bài, nói chuyện khoa học,thảo luận, tranh luận ), dạng viết (báo cáo khoa học luận văn, luận án )
Phong cách ngôn ngữ khoa học có các đặc trưng cơ bản:
+ Tình trừu tượng khái quát cao