1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tích hợp văn và tiếng việt trong dạy học môn ngữ văn 6 trung học cơ sở luận văn thạc sỹ ngữ văn

125 998 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 686,5 KB

Nội dung

Nguyễn Văn Đường với bài “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn bậc trung học cơ sở ”, đăng trên Tạp chí Giáo dục số 46/2002, đã trình bày cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của dạy học tích hợp, p

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 7

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 13

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 14

7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 14

Chương 1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ 15

1.1 Một số nội dung, khái niêm cơ bản 15

1.1.1 Môn Ngữ văn 15

1.1.2 Trung học cơ sở 15

1.1.3 Tích hợp 16

1.1.6 Nội dung dạy học, phương pháp, quy trình dạy học 23

1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ Văn ở trung học cơ sở 24

1.2.1 Mối quan hệ giữa các khoa học liên ngành 24

1.2.2 Mối quan hệ giữa văn học và ngôn ngữ 24

1.2.3 Quan điểm tích hợp trong biên soạn chương trình, nội dung và sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay 25

1.3 Cơ sở thực tiễn của vấn đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ Văn ở trung học cơ sở 34

1.3.1 Yêu cầu chung của dạy học tích hợp hiện nay trong Ngữ văn 34

1.3.2 Thực trạng về dạy học môn Ngữ văn nói chung và môn Ngữ văn 6 nói riêng 35

1.3.3 Những điều kiện thuận lợi cho việc dạy học tích hợp môn Ngữ văn 6 37

Kết luận chương 1 43

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH TÍCH HỢP VĂN HỌC VÀ TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 45

2.1 Những nguyên tắc chung 45

Trang 3

2.1.1 Nguyên tắc bám sát mục tiêu 45

2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo các yêu cầu của phương pháp tích hợp 46

2.1.3 Nguyên tắc bám sát nội dung, chương trình dạy học 48

2.1.4 Nguyên tắc bám sát chương trình dạy học 48

2.1.5 Bảo đảm nguyên tắc kế thừa và phát triển 49

2.1.6 Nguyên tắc tuần tự (sử dụng tri thức, kỹ năng đã học để phục vụ cho tri thức, kỹ năng đang dạy) 50

2.1.7 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 51

2.2 Những nội dung cơ bản của việc tích hợp Văn học và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 6 51

2.2.1 Những yêu cầu chung của việc dạy học tích hợp Văn học và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 6 51

2.2.2 Những nội dung cơ bản của việc tích hợp Văn học và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn 6 57

2.3 Hình thức và quy trình của việc tích hợp Văn học và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 6 61

2.3.1 Hình thức sử dụng 61

2.3.2 Quy trình thực hiện 66

Kết luận chương 2 79

Chương 3.THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI SOẠN GIẢNG PHỤC VỤ DẠY HỌC TÍCH HỢP VĂN VÀ TIẾNG VIỆT TRONG MÔN NGỮ VĂN 6 80

3.1 Thiết kế bài soạn giảng phục vụ dạy học Văn 80

3.2 Thiết kế bài soạn giảng phục vụ dạy học Tiếng Việt 100

3.3 Thực nghiệm về tính khả thi của các thiết kế nói trên trong dạy học môn Ngữ văn lớp 6 hiện hành 113

3.2.1 Mục đích thực nghiệm 113

3.2.2 Địa bàn và đối tượng thực nghiệm 113

3.2.3 Nội dung thực nghiệm 114

3.2.4 Phương pháp thực nghiệm 115

Kết luận chương 3 115

KẾT LUẬN 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trước xu thế phát triển của ngành khoa học công nghệ và thông tintrên toàn thế giới, ngành giáo dục đã đổi mới chương trình, nội dung,phương pháp dạy học cho phù hợp với xu thế phát triển của thời đại nhằm,đưa nền giáo dục nước nhà lên ngang hàng với các nước tiên tiến trong khuvực và trên thế giới

Cùng với việc đổi mới các môn khoa học khác, việc đổi mới dạy vàhọc văn học và tiếng Việt ở nhà trường phổ thông trở thành một nhu cầurất cần thiết, góp phần giúp người học lĩnh hội được tri thức một cáchkhoa học và tinh tế

Bàn về vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nghị quyết40/2000/QH 10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X đãkhẳng định mục tiêu của việc đổi chương trình giáo dục phổ thông lần này

là “ xây dựng nội dung chương trình, phương pháp cuả giáo dục, sách phổthông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứngyêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóađất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình

độ giaó dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”

và “ việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mụctiêu, yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp họcquy định trong luật giáo dục; khắc phục những hạn chế của chương trình,sách giáo khoa, tăng cường tính thực tiễn kĩ năng thực hành, năng lực tựhọc; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thànhtựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của họcsinh Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáodục, tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghềnghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dụcquốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống vềchuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình sáchgiáo khoa phù với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau Đổimới nội dung chương trình ,SGK, phương pháp dạy và học, thực hiện đồng

bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá,

Trang 5

thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên và công tácquản lý giáo dục” [6, tr.16].

Việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học đối với

bộ môn Ngữ văn là nhằm hạn chế những bất cập của cách dạy học truyềnthống Dựa trên cơ sở đó để phát huy những ưu điểm của phương pháp dạyhọc mới góp phần đạt hiệu quả cao trong việc đổi mới giáo dục

Chương trình đã định hướng phương pháp, mục tiêu dạy và học phùhợp với từng cấp học và điều kiện xã hội mới là nhằm phát huy được tínhtích cực chủ động, sáng tạo rèn luyện kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, pháttriển năng lực người học Yêu cầu người học có đủ khả năng vận dụngkiến thức một cách tổng hợp để giải quyết vấn đề cuộc sống đặt ra

Tình hình dạy học văn, tiếng Việt trong nhà trường phổ thông nóichung và ở THCS nói riêng trong nhiều năm qua đã đạt được nhiều những

ưu điểm nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về cả nội dung và phươngpháp dạy Chương trình còn nặng về lý thuyết, hệ thống các đơn vị và kháiniệm tiếng Việt quá nặng nề mà còn thiếu tính thống nhất, đồng bộ Vềphương pháp dạy học tuy đã được cải tiến và áp dụng trong nhà trường phổthông trong nhiều năm qua nhưng thực tế việc dạy học ở trường phổ thôngvẫn chưa thoát được cách dạy truyền thống nó còn nặng nề về thuyết minh

và minh họa các đơn vị kiến thức, ít chú ý đến việc tổ chức hoạt động chohọc sinh để chiếm lĩnh kiến thức Học sinh vẫn phải nghe giảng và ghichép thụ động nặng nề và nhàm chán Kiến thức bị nhồi nhét, chưa pháthuy được vai trò tư duy sáng tạo khoa học của học sinh

Những hạn chế này hiện tượng phổ biến trong nhà trường phổ thôngnhất là ở trường THCS Những mặt hạn chế này dẫn đến kết quả học tậpcủa học sinh chưa thực hiện được nâng cao về trình độ Để khắc phụcnhững hạn chế đó thì giáo viên Ngữ văn phải nắm vững kiến thức vềphương pháp dạy học quan điểm tích hợp mà chương trình biên soạn SGKlựa chọn và đề ra

Trong các phương pháp hiện nay, phương pháp dạy học tích hợp gópphần khắc phục những hạn chế của việc dạy và học phù hợp với cuộc sốnghiện đại Tích hợp làm cho việc dạy và học tiết kiệm được thời gian, lồngghép được nhiều nội dung dạy học mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thứccao, chương trình tích hợp phải có phương pháp dạy học phù hợp, giữa các

Trang 6

phân môn, mỗi bài học nó đều chứa có mối quan hệ liên thông đó là khaithác chung một văn bản.

Nhưng thực tế người giáo viên Ngữ văn THCS vẫn chưa thoát khỏicách dạy học tách rời giữa các phân môn Điều đó nó đòi hỏi ở người giáoviên Ngữ văn phải có năng lực thật sự và nắm vững phương pháp Dạy làmsao vẫn giữ được bản sắc riêng của từng phân môn, mà vẫn hòa nhập đượccác phân môn khác nhau để hình thành tri thức, năng lực, kỹ năng tổng hợpcho học sinh

Dạy học theo phương pháp tích hợp, tránh được những biểu hiện côlập, tách rời từng phương diện tri thức, đồng thời còn phát triển ở ngườihọc tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu vận dụng kiến thức một cáchlinh hoạt vào yêu cầu cuộc sống Từ đó giúp cho học sinh nắm vững kiếnthức một cách chuyên sâu và có hệ thống hơn Chính vì thế, nó đòi hỏingười giáo viên dạy học môn Ngữ văn phải hiểu rõ được ưu điểm tính tíchhợp trong các phân môn Trong phân môn Tiếng Việt thể hiện quan hệđồng trục của các kiến thức kỹ năng tiếng Việt, đồng thời nó thể hiện trongquan hệ giữa tiếng Việt và mảng kiến thức văn học, thiên nhiên, con người,

xã hội Các phân môn này nó quan hệ mật thiết với nhau và cùng hướng tớiviệc hình thành cho học sinh khả năng cảm thụ, phân tích, bình giảng vănhọc và có kỹ năng hoạt động giao tiếp trong xã hội

Dạy học hai phân môn Văn và Tiếng Việt theo phương pháp tíchhợp trong chương trình Ngữ văn 6, chúng ta cần phải định hướng cho họcsinh thấy được mối quan hệ mật thiết giữa hai phân môn Dạy phân mônVăn thì chúng ta phải bắt đầu từ ngôn từ và thông qua ngôn từ để phục vụtrực tiếp cho văn học Thông qua văn bản để khai thác ngữ liệu phục vụccho việc dạy học tiếng Việt

Sự kết hợp hài hòa giữa hai phân môn này sẽ tạo được hiệu quả caotrong quá trình tổ chức dạy học Văn và Tiếng Việt

Việc dạy học môn Ngữ văn 6 THCS theo hướng tích hợp, tuy đã cónhững kết quả khả quan nhưng không tránh khỏi những khó khăn, vướngmăc, nhất là đối với giáo viên

Vì thế mà việc nghiên cứu phương pháp dạy học theo hướng tíchhợp được xem là những ván đề cần đặt ra và yêu cầu tiếp tục giải quyết

Lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tích hợp Văn và tiếng Việt trong dạy học

Trang 7

môn Ngữ văn 6 trung học cơ sở”, chúng tôi muốn góp phần vào việc tìm

hiểu phương pháp dạy học tích hợp nói riêng và việc đổi mới phương phápdạy học môn Ngữ văn ở trung học cơ sở nói chung

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề tích hợp

Trong quá trình đổi mới giáo dục, việc dạy học tích hợp là vấn đềđược các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam và trên thế giới đặc biệtquan tâm

Phương pháp dạy học tích hợp đã được xây dựng và áp dụng trongchương trình các môn học nói chung ở trong nhà trường phổ thông vàTHCS nói riêng

Trên thế giới việc nghiên cứu và thực thi môn học tích hợp đã đượcbắt đầu “từ những năm 1960 đến 1974 đã có 208 chương trình môn khoahọc liên quan tích hợp ở những mức độ khác nhau từ liên môn, kết hợp đếntích hợp hoàn toàn theo chủ đề (trong số 392 chương trình đã đã đượcđiều tra) ” [25, tr.22] Từ những năm 90 trở lại đây, quan điểm dạy học tíchhợp được phổ biến rộng rãi trên thế giới tiêu biểu có X aVier Ro e Giersvới cuốn” Khoa sư phạm hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhàtrường” NXB Giáo dục đã giúp người đọc lý giải những khái niệm xungquanh quan điểm tích hợp, đồng thời chỉ rõ những ảnh hưởng của khoa sưphạm tích hợp đối với chương trình SGK, kiến thức học sinh đã lĩnh hội

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu giảng dạy tích hợp các môn khoa họcđược đề ra từ những năm 40, 50 của thế kỷ XX, các cuốn sách:

“ Việt Nam văn sử yếu” của Dương Quảng Hàm

“ Giảng văn chinh phụ ngâm” của Đặng Thai Mai

Các cuốn sách đã viết theo tinh thần tích hợp Đến những năm 60 đãbước đầu được nghiên cứu, nhưng vẫn chưa được phổ biến

Cuối những năm 80, đặc biệt từ những năm 90 trở lại đây, vấn đềxây dựng môn học tích hợp đối với các môn học xã hội ở tiểu học và trunghọc cơ sở đã được quan tâm Ở trung học, từ năm 1991, trung tâm nghiêncứu nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông đã tổ chức nghiên cứuthể nghiệm vấn đề tích hợp đã được nghiên cứu thể nghiệm và năm 1996,mới chính thức đưa vào dạy các môn xã hội và tự nhiên

Trang 8

Năm 1995 - 1996, một nhóm chuyên gia của liên minh châu Âu,cùng với cán bộ thuộc trung tâm nghiên cứu giáo dục phổ thông đã biênsoạn SGK tự nhiên và xã hội theo tinh thần tích hợp Ở trung học cơ sở,năm 1993, kết quả nghiên cứu về tích hợp các môn xã hội đã được thôngbáo trong hội nghị tập huấn quốc gia về chiến lược chương trình trung họcđầu thế kỷ XXI Vấn đề tích hợp luôn được tập trung nghiên cứu và thửnghiệm đã đạt được những kết quả nhất định Kết quả nghiên cứu này đãđược đưa vào thí điểm dạy học từ năm 1999 - 2000.

Trong những năm qua với sự nỗ lực nghiên cứu và thể nghiệm vấn

đề tích hợp các môn khoa học xã hội của nghành giáo dục đã đạt đượcnhững thành quả nhất định Vấn đề chủ yếu về phương pháp dạy học theoquan điểm tích hợp về cơ bản đã được giải quyết

Tuy vậy, trong điều kiện xây dựng chương trình và SGK còn nhữngmặt hạn chế, đội ngũ giáo viên thật sự chưa trang bị một cách đầy đủ đểdạy theo phương pháp tích hợp, tinh thần đổi mới theo phương pháp dạyhọc tích chưa được phát triển một cách sâu rộng, nên vấn đề này luôn làyêu cầu cần được đặt ra và tiếp tục phải giải quyết đối với ngành giáo dụcthế giới nói chung và ngành giáo dục Việt Nam nói riêng

2.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề tích hợp trong dạy học môn Ngữ văn

Từ những năm 1960, ở nước ta việc nghiên cứu giảng dạy tích hợpcác môn học đã được đề ra nhưng chưa được phổ biến Những thông tin vềviệc dạy học tích hợp ở Việt Nam đã có rải rác, các bài viết trên sách báo

và tạp chí chuyên ngành

Các tài liệu nghiên cứu về vấn đề tích hợp chỉ là gợi ý, những địnhhướng chung Có thể kể ra các tài liệu sau đây:

Đào Trọng Quang với bài “ Biên soạn SGK theo quan điểm tích hợp

cơ sở lý luận và một số kinh nghiệm” Tạp chí nghiên cứu Giáo Dục,11/1997 Đã đề cập hai vấn đề chính:

- Bản chất sư phạm tích hợp gồm những quan điểm cơ bản; nhữngkhái niệm và phương pháp cơ bản

- Những cơ sở của việc biên soạn SGK theo quan điểm tích hợpgồm:

Phương pháp và mô hình tích hợp

Trang 9

Chương trình.

Một số nguyên tắc tạo điều kiện tích hợp trong SGK

Một số kỹ thuật tích hợp

Biên soạn các đơn vị nội dung (bài học)

Nguyễn Văn Đường với bài “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn bậc trung học cơ sở ”, đăng trên Tạp chí Giáo dục số 46/2002, đã trình bày cơ

sở lý luận, cơ sở thực tiễn của dạy học tích hợp, phương pháp vận dụngtích hợp trong dạy học Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở …

Nguyễn Thị Hồng Vân với bài “Xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp một yêu cầu quan trọng trong dạy học Ngữ văn chương trình THCS mới”

đã nêu lên các vấn đề về:

- Tầm quan trọng của câu hỏi trong dạy học đối với việc lĩnh hộikiến thúc và rèn luyện kỹ năng của học sinh

- Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học môn Ngữ văn

- Tiếng Việt ở trường THCS điểm nổi bật là tính tích hợp củachương trình dạy học theo quan điểm tích hợp ”Vừa chú ý đến giảng dạydạy những tri thức và khái niệm đặc thù cho phân môn; vừa tìm ra khaithác những yếu tố chung giữa các phân môn để ghóp phần hình thành vàrèn luyện những tri thức và khái niệm cho học sinh” [21, tr.28]

- Cần xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp tương ứng với yêu cầu tíchhợp của chương trình, SGK, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả

Nguyễn Minh Phương - Cao Thị Thặng đã nghiên cứu vấn đề “Xu thế tích hợp môn học trong nhà trường phổ thông ”, đã nêu lên những vấn

đề cơ bản sau:

- Một số vấn đề chung như: Khái niệm quan điểm tích hợp, chươngtrình được xây dựng theo quan điểm tích hợp, ưu điểm và nhược điểm theoquan điểm tích hợp

- Xu thế tích hợp môn học ở nước ngoài

- Xây dựng môn học theo quan điểm tích hợp ở Việt Nam, ở bậc tiểuhọc và THCS

Tác giả Nguyễn Gia Cầu khi bàn về “Về tiêu chí đánh giá hiệu quả giờ dạy Văn”, đã đưa ra những tiêu chí đánh giá, kiểm tra chất lượng hiệu

Trang 10

quả giờ dạy học môn Văn ở phổ thông là khâu quan trọng quá trình dạyhọc phải thể hiện các tiêu chí quan trọng, cơ bản để đánh giá hiệu quả giờdạy văn gồm:

- Giờ dạy phải đảm bảo kiến thức cơ bản của bài học môn học

- Giờ dạy văn phải tạo được hiệu quả tự phát triển của học sinh

- Giờ dạy văn phải hướng vào học sinh

- Giờ dạy của giáo viên phải là giờ đối thoại

Tác giả Lê Thị Hương trong bài viết “Tích hợp kiến thức lý luận Văn học với việc phân tác phẩm Văn học trong dạy Văn ở trường phổ thông”

đã làm nổi bật được:

- Vai trò của phương pháp dạy học tích hợp

- Dạy học tích hợp giữa phân tích tác phẩm văn học và lý luận văn học

Năm 2002 NXB Giáo dục đã giới thiệu cuốn “Đổi mới dạy học và học môn Ngữ văn THCS” của tác giả Đỗ Ngọc Thống Đây là cuốn sách

tập hợp tất cả các bài viết, chỉnh sửa, bổ sung và hệ thống lại nội dung đổimới của chương trình và SGK môn Ngữ văn đã giới thiệu trên các báo chí,phương tiện thông tin đại chúng Cuốn sách này đã trình bày khái quát một

số vấn đề sau đây:

- Giới thiệu về chương trình và SGK Ngữ văn theo tinh thần đổi mới

- Giới thiệu khái quát về đổi mới phương pháp môn Ngữ vănTHCS Từ đó có một số định hướng cụ thể về phương pháp dạy học văn

- Đổi mới đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn

Trong phần thứ nhất cuốn sách, tác giả Đỗ Ngọc Thống có giớithiệu về hiện trạng và phương hướng đổi mới dạy học tiếng Việt trong nhàtrường phổ thông

Những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự thay đổi chương trìnhhai lần Lần thứ nhất, cải cách chương trình và SGK trung học cơ sở, đượcbắt đậu từ năm 1985 - 1986 Lần thứ 2, đổi mới chương trình và sách giáokhoa trung học cơ sở được áp dụng đại trà, từ năm học 2002 - 2003

Trong quá trình đó đã có những tiến bước dài về đổi mới phươngpháp dạy học văn theo hướng tích hợp Nhiều công trình nghiên cứu về tích

Trang 11

hợp của GS Lê A, GS Nguyễn Khắc Phi, của các nhà khoa học khác, v.v

đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến dạy học tích hợp

2.3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề tích hợp Văn và Tiếng Việt trong dạy học môn Ngữ văn lớp 6 THCS

Đã có một số công trình nghiên cứu, một số bài viết đề cập đối vớivấn đề dạy học theo hướng tích hợp Văn và Tiếng Việt lớp 6 THCS

Dưới đây là vài bài viết và công trình tiêu biểu nói về vấn đề tíchhợp Văn và Tiếng Việt

- Cuốn “Phương pháp giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại”, (Đái Xuân Minh – Tủ sách Đại học sư phạm –Tài liệu lưu hành nội

bộ- 1997) Mặc dù đây là công trình nghiên cứu về phương pháp giảng vănnhưng là phương pháp giảng văn dưới góc độ ngôn ngữ học Trong chương

I Dẫn luận, tác giả đã đưa ra lập luận: “Hình thức chủ yếu của một tácphẩm văn học là ngôn ngữ Vì tất cả cái gì hình thành ra một tác phẩm như

đề tài kết câu, tình tiết v.v Đều được diễn ra bằng ngôn ngữ …”

Do đó “Thoát ly yếu tố ngôn ngữ thì việc phân tích nội dung chỉ làmột sự gượng ép, méo mó, mờ nhạt Có bám lấy ngôn ngữ mới không suydiễn vu vơ, mới nhận thấy cái nhịp đập của trái tim, cái hơi thở của tâmhồn, cái chất sống thực sự của nhà thơ…” [tr 3]

Ở các chương trình sau, tác giả đã vận dụng các quan điểm ngôn ngữhọc, để phân tích giảng văn như Chương III: Phân tích ngôn ngữ tronggiảng văn; Chương IV: Giảng nghĩa của câu và rèn luyện câu; Chương V:Văn luật, tiết tấu

- Tác giả Mai Xuân Miên với bài “Vài ý kiến về dạy học các biện pháp tu từ ở trường PTTH” đã chỉ ra bản chất của hình thức tu từ và năng

lực cần có của học sinh khi phân tích tu từ học Tác giả nêu “Dạy học biệnpháp tu từ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Việt ở trườngPTTH cần phải giúp học sinh phát hiện cho được cơ chế chuyển hóa giữachức năng định danh và khả năng biểu hiện; giữa tiền đề ngữ nghĩa vốn cósắc thái ngữ nghĩa mới của ngôn ngữ nghệ thuật, trên cơ sở không tách rờinội dung tư duy - xúc cảm của tác giả đối với mô tả”[18, tr.40]

Cuốn “Tu từ học với vấn đề giảng dạy Ngữ văn” (Đinh Xuân Lạc

-NXB GD - 1967) Đây là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu

về phương pháp dạy học tiếng Việt, trong quá trình giảng dạy Ngữ văn

Trang 12

Nội dung cuốn sách này nó đề cập tới việc khai thác thành từ ngữ trong bàigiảng văn.

Khi khoa học về phương pháp dạy học Ngữ văn hình thành và pháttriển, nhiều công trình của các tác giả Lê A, Nguyễn Quang Ninh, BùiMinh Toán, lê Phương Nga, đã nghiên cứu về dạy học tích hợp trongmôn Ngữ văn ở trường phổ thông Năm học 2002 - 2003, triển khai chươngtrình dạy học theo xu hướng tích hợp, Ngữ văn 6 là chương trình tích hợpđầu tiên của môn Ngữ văn trong trường THCS Để giáo viên đứng lớp làmquen dần với chương trình, cuốn Ngữ văn 6, tập 1 - SGV của NXB GiáoDục do Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên (2002) Ttrong tài liệu này trướckhi đưa ra các gợi ý giảng dạy cụ thể, các tác giả đã giới thiệu về chươngtrình và SGK môn Ngữ văn THCS với ba nội dung chính:

- Chương trình Ngữ văn

- Cấu trúc nội dung và mô hình SGK Ngữ văn

- Một số vấn đề cần lưu ý trong việc giảng dạy các phân môn

Ngoài ra còn một số bài viết nghiên cứu về vấn đề tích hợp dạy học

Ngữ văn lớp 6 THCS như: Lê Xuân Soạn “Suy nghĩ về vấn đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn lớp 6”, đăng trên Tạp chí Giáo dục số 61, tháng 4 năm 2004; Huỳnh Thị Thu Vân, “Dạy các biện pháp tu từ cho học sinh lớp

6 theo quan điểm tích hợp”, đăng trên Tạp chí Giáo dục số 72 /2007; Nguyễn Văn Đường với bài “Về dạy học văn lớp 6 trung học cơ sở theo hướng tích hợp”, đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 10 năm 2001; Nguyễn Quang Ninh, “Nội dung và phương pháp giảng dạy một số môn khoa học – Xã hội nhân văn góp phần giáo dục nhân cách cho học sinh”, tạp chí Giáo dục số 3/ 2001 và “Tiếng Việt với việc giáo dục nhân cách cho học sinh”, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 350/2000; Đỗ Ngọc Thống, “Cấu trúc nội dung của sách giáo khoa Ngữ văn 6”, tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 8/2000;

Những tài liệu nói trên đều đề cập tới vấn đề dạy học Ngữ văn 6 theophương pháp tích hợp Các tài liệu này nó giúp có được những kiến thức lýluận tin cậy để triển khai các nội dung của luận văn “tích hợp Văn và TiếngViệt trong dạy học môn Ngữ văn ở lớp 6 trung học cơ sở”

Như vậy, chúng ta đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bàiviết đề cập đến vấn đề dạy học theo hướng tích hợp Các tài liệu nghiêncứu này nó đã chỉ ra được mục tiêu, cách thức, biện pháp để dạy học Văn

Trang 13

và Tiếng Việt, theo phương pháp tích hợp Thế nhưng những tài liệu này

nó còn nặng về lý thuyết chung chung, chưa thật sự cụ thể hóa thay đổitừng phần, từng nội dung, từng khối lớp trong nhà trường

Do vậy, việc nghiên cứu phương pháp dạy học văn và tiếng Việttheo hướng tích hợp ở lớp 6 THCS là một vấn đề cần thiết

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, nhằm làm

rõ hơn quan điểm tích hợp trong dạy học, tích hợp trong cơ cấu chương trình

và nội dung SGK Ngữ văn lớp 6, đề xuất được các nội dung cụ thể trong việcgiảng Ngữ văn 6 theo quan điểm tích hợp, góp phần nâng cao chất lượnghiệu quả trong việc dạy học môn Ngữ văn 6 ở trường THCS hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ thiết thực thực nhằm phục vụcho dạy và học đạt hiệu quả cao trong từng giờ lên lớp và cả quá trình dạyhọc theo hướng tích hợp:

- Tìm hiểu cơ sơ lý luận, cơ sở thực tiễn của dạy học tích hợp Văn vàTiếng Việt trong môn Ngữ văn

- Đề xuất hướng khai thác nội dung tích hợp và vận dụng phươngpháp tích hợp vào dạy một số tiết văn, tiếng Việt trong SGK Ngữ Văn 6

- Xây dựng các thiết kế bài học phần Văn và Tiếng Việt lớp 6 nhằm

cụ thể hóa phương pháp dạy học đã nghiên cứu

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xác định ngữ liệu và các kỹ năngdạy học tích hợp Văn học và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn 6

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Các ngữ liệu, kiến thức và kỹ năng Văn học và Tiếng Việt trongsách giáo khoa Ngữ văn 6, được sử dụng trong thời điểm hiện nay

Trong phạm vi đề tài luận văn, chúng tôi chỉ giới hạn ở việc nghiên cứucác vấn đề lý luận về dạy học tích hợp Yêu cầu nội dung, phương pháp và quytrình tích hợp Văn học và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 6

Trang 14

Thiết kế một số tư liệu phục vụ cho việc dạy - học tích hợp trongmôn Ngữ văn hiện nay.

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếunhư sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp thống kê

Để đảm bảo phương pháp dạy học nêu ra trong luận văn có tác dụng,chúng tôi tiến hành thưc nghiệm với học sinh THCS ở Quỳnh Liên vớinhiều đối tượng, nhiều mức độ khác nhau Thực tiễn khách quan đó vừakiểm tra trình độ năng lực của học sinh,vừa chứng minh tính khả thi củaphương dạy học mà luận văn đề xuất

6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Những đóng góp chính của luận văn là:

- Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận, vấn đề tích hợp trong dạy họcNgữ văn

- Đề xuất được những nội dung, phương pháp, quy trình tích hợptrong chương trình Ngữ văn 6

- Thiết kế một số tư liệu phục vụ cho việc dạy học tích hợp môn Ngữvăn 6 trường trung học cơ sở

7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trung học cơ sở.

Chương 2: Một số vấn đề về nội dung, phương pháp và quy trình tích hợp Văn học và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn lớp 6.

Chương 3: Thiết kế một số bài soạn giảng phục vụ dạy học tích hợp Văn và Tiếng Việt trong môn Ngữ văn 6 hiện hành.

Trang 15

Môn Ngữ văn là một môn học quan trọng trong chương trình giáodục phổ thông, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, hình thành nhâncách, cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng cho người học

Trong điều kiện hiện nay, xu hướng học tập có thay đổi, vị trí củamôn Ngữ văn đối với người học đã có sự thay đổi, nhưng môn Ngữ vănvẫn chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông

1.1.2 Trung học cơ sở

Theo như Điều lệ trường THCS là cơ sở giáo dục phổ thông của hệthống giáo dục quốc dân Trường tư cách pháp nhân, có tài khoản và condấu riêng

Trường THCS có nhiệm vụ và quyền hạn đó là tổ chức giảng dạy,học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáodục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Giáo dục

và Đào tạo ban hành Công khai mục tiêu, nội dung hoạt động giáo dục,nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục Quản lý cán

bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luât Tuyển sinh và tiếpnhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quyđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dụctrong phạm vi được phân công huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lựchoạt động giáo dục Phối hợp với gia đình của học sinh, tổ chức và cá nhântrong hoạt động giáo dục Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh thamgia hoạt động xã hội

Là cấp học trung gian giữa tiểu học và trung học phổ thông, với mộtmục tiêu khép kín Tốt nghiệp THCS, một số lượng không nhỏ học sinh

Trang 16

vào các trường dạy nghề hoặc trực tiếp tham gia vào vào lao động sản xuất,một số lớn tiếp tục học ở các cấp cao hơn ở cấp học này.

Chương trình THCS nó vừa chuẩn bị đầy đủ cho học sinh đi vào cuộcsống, vừa tạo tiềm lực cho các em tiếp tục học lên tiếp Vì vậy, trình độ họcvấn của cấp này vừa có tính phổ thông tương đối hoàn chỉnh, cơ bản phânhóa Cho nên dạy học môn Ngữ văn này cần phải tổ chức dạy theo hướng tíchhợp và phải đảm bảo được trình độ tương đối của từng phân môn

Tích hợp trong môn Ngữ văn được hiểu là sự kết nối tri thức và kỹnăng giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn và trong từng phânmôn, từng vấn đề cụ thể Đó chính là “ hướng tiếp cận kiến thức từ việc khaithác giá trị của các tri thức công cụ từng phân môn trên cơ sở một phân môn(hoặc một số) văn bản có vai trò như là kiến thức nguồn ” [1, 5]

- Nội dung tích hợp:

Tích hợp là một vấn đề lớn không riêng gì đối với môn Ngữ văn.Thế nhưng môn Ngữ văn có những thuận lợi nhất định để thực hiện sớmhơn Trên thực tế, việc dạy học đối với môn văn ở trường phổ thông, trênthế giới cũng như ở Việt Nam từ nhiều thập kỷ trước đây, nhiều giáo viên

đã giảng văn, tiếng Việt, tập làm văn theo hướng tích hợp một cách tự phát

tự nhiên, thiếu hệ thống cho nên việc dạy học theo hướng tích hợp chưa đạtđược hiệu quả cao

Theo quan điểm tích hợp thì giữa ba phân môn Văn học, Tiếng Việt

và Tập làm văn phải hòa thành một chỉnh thể thống nhất Cả ba phân mônnày đều dựa vào một văn bản chung để khai thác, hình thành kiến thức làrèn luyện kỹ năng theo yêu cầu của mỗi phần, hệ thống kiến thức kỹ năng

Trang 17

của ba phần liên quan chặt trẽ với nhau, tác động làm sáng tỏ cho nhau,tránh được những chồng chéo và thiếu thống nhất

Tích hợp trong môn Ngữ văn THCS nó có sự khác biệt với trung họcphổ thông và ở tiểu học Tích hợp ở THCS đó là giữa các phân môn thâmnhập, hòa lẫn vào nhau, nhưng vẫn đảm bảm được đặc trưng của từng phânmôn Do đó tổ chức dạy học Ngữ văn ở chương trình THCS theo hướngtích hợp, nhưng phải đảm bảo tính độc lập tương đối của từng phân môn

 Về phân môn Văn học:

Mỗi tác phẩm văn học đều phải lấy ngôn ngữ làm vật liệu biểu hiện,tuy nhiên ở mỗi thể loại, ngôn ngữ của nó có những đặc trưng riêng Vìthế, khi giảng dạy các tác phẩm văn học theo thể loại chính là một phươngdiện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa nộidung và hình thức

Chương trình được biên soạn theo quan điểm tích hợp thể hiện ởviệc các tác phẩm văn học được lựa chọn và sắp xếp theo thể loại tácphẩm, tương ứng với trục kiểu văn bản của tập làm văn, bao gồm bốn thểloại lớn: Tác phẩm tự sự, tác phẩm trữ tình, tác phẩm chính luận và kịch

 Về Tiếng Việt và Tập làm văn:

Đây là những phần có điều kiện tích hợp triệt để hơn Phần TiếngViệt và Lập làm văn lấy kiểu văn bản làm trục chính ở hai phân môn này

nó có điều kiện tích hợp một cách triệt để hơn Chúng quy tụ vào việc tiếptục hình thành và hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói, viết đã được chuẩn bị ởbậc Tiểu học và kỹ năng tạo lập văn bản thuộc các kiểu văn tự sự, miêu tả,lập luận, biểu cảm về các đề tài thuộc văn học hoặc sinh hoạt xã hội chohọc sinh

Đối với phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn thì với phân môn Vănhọc chính là nguồn ngữ liệu tốt nhất cho việc dạy học tiếng Việt và tập làmvăn

Ở phần Văn nó có thể làm ngữ liệu cho giờ tập làm văn và tiếngViệt Tuy nhiên, khi phân tích văn bản, chúng ta không thể không điểm quatất cả các ngữ liệu đó mà cần phải pháp hiện ra những đơn vị ngôn ngữtrong văn bản mang tín hiệu tập trung, tiêu biểu nhất có mối quan hệ đồngquy giữa các phần trong bài học để phân tích, hướng vào sự kết nối tri thứcthực sự giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn bài học

Trang 18

- Quan điểm tích hợp:

Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề tích hợp, về quan điểmtích hợp: Có ý kiến cho rằng “tích hợp là sự tổ hợp hay sự phối hợp cácmôn học với nhau, hay có ý kiến lại cho rằng tích hợp là sự lắp ghép mộtcách cơ giới, một phép cộng đơn thuần giữa các môn học” [32, 15] và thực

tế đã cho chúng ta thấy ở các nước có nền giáo dục phát triển, họ đã nghiêncứu và xây dựng để kết hợp những môn học, ngành khoa học tự nhiên và

xã hội, của các môn học như Toán, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân thànhmột môn học mới

Như vậy, chúng ta không nên quan niệm “tích hợp” là một phươngpháp dùng để rút bớt môn học, hoặc giảm tải kiến thức Tích hợp ở đâychính là sự hòa nhập, sự kết hợp một cách hữu cơ và có hệ thống Tích hợp

“Một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu quá trình dạy họcriêng rẽ, các môn học, các phân môn khác nhau theo những hình thức, môhình, cấp độ khác nhau Nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêucầu khác nhau ” [24, 6] Quan điểm tích hợp đó nó đem lại cho chúng ta sựhiểu biết một cách sâu sắc, một cái nhìn sâu rộng trong việc biên soạnchương trình, đặc biệt là sự vận dụng vào phương pháp dạy học tốt hơn.Dạy học theo quan điểm tích hợp thì đầu tiên người giáo viên phải hiểu, đóchính là sự hợp nhất, là sự hòa trộn vào nhau trong nhiều môn học, học cáinày thông qua cái kia và ngược lại

Vì thế, cho nên sự xuất hiện các quan điểm như quan điểm đa môn,nội môn hay quan điểm liên môn, nội môn, quan điểm xuyên môn…Những quan điểm này nó đều xuất phát từ nền tảng quan điểm tích hợp

Khi nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt quan điểm tích hợp thì quanđiểm nhìn nhận về bộ môn phải có sự thay đổi Vấn đề quan niệm vai tròcủa văn học và sự tương tác giữa các môn học đã được chú trọng, tiếp nhận

về mặt lý luận và lồng ghép ở mức độ thấp cho nên việc xây dựng chươngtrình và SGK theo quan điểm tích hợp vẫn còn là vấn đề chưa được nghiêncứu một cách đầy đủ

- Phương pháp tích hợp:

Trong quá trình nghiên cứu chương trình ngôn ngữ Ngữ văn THCS,chúng ta thấy với cách cấu tạo chương trình đã tạo được những tiền đề chogiáo viên dạy học theo hướng tích hợp Thông qua chương trình dạy học

Trang 19

văn, giáo viên có thể dùng ngữ liệu của phân môn này Để chuẩn bị ngữliệu cho tiết tập làm văn và tiếng Việt Ngược lại trong quá trình dạy họctiếng Việt và tập làm văn, lại giúp cho học sinh vận dụng vào việc tìm hiểu,phân tích các bài văn, bài thơ…trong dạy văn Các phân môn được hòanhập vào nhau, để tạo thành một chỉnh thể thống nhất, Nhưng nó vẫn đảmbảo được tính riêng của từng phân môn Đối với chương trình THCS, nóđặt ra một phương pháp, với sự kết hợp biện chứng giữa thiết kế bài giảngvới thiết kế tiết Trong cấu trúc của thiết kế bài không phải thiết kế thực thi

mà chỉ là thiết kế định hướng cho thiết kế tiết theo hướng tích hợp ngang,tích hợp đồng tâm và hệ thống có tính thực thi

Việc đầu tiên thiết kế bài cần đem lại mục tiêu của từng bài, gồm cómục tiêu năng lực, nói, đọc, viết cần đạt được trong bài đó

Tiếp đến là sự gợi ý các biện pháp tích hợp ngang giữa các tiết trongbài theo ba câu hỏi:

 Văn bản: Từ đặc trưng của đọc – hiểu văn bản tạo điều kiện gì chotiết dạy tiếng Việt, cho tiết tập làm văn?

 Tiếng Việt: Từ đặc trưng một tiết ngôn ngữ có thể tận dụng gì ởcác tiết đọc - hiểu văn bản và tạo các dữ kiện gì cho việc rèn luyện diễn đạttrong tiết tập làm văn?

 Tập làm văn: Củng cố tri thức và kỹ năng đã được học ở các tiếtđọc - hiểu văn bản và tiết tiếng Việt Với đặc trưng là môn học thực hànhtổng hợp về văn bản và tiếng Việt như thế nào?

Sau đó thiết kế bài cần có sự gợi ý về phương pháp tích hợp Khidạy phân môn dựa trên cơ sở vận dụng nội dung tích hợp đã được phân tích

ở những yêu cầu trước đó Cuối cùng thiết kế bài cần sự gợi ý về phươngpháp tích hợp đồng tâm và phương pháp tích hợp hợp dọc ở các tiết dạy

Dựa trên cơ sở thiết kế đó, người giáo viên cần phải biết lựa chọnphương thức tích hợp trong tiết học Việc chọn phương thức tích hợp phảiphụ thuộc vào nội dung mức độ, thời điểm tích hợp và năng lực sư phạmcủa người giáo viên Dựa trên cơ sở phương pháp tích hợp đó để chúng ta

có thể sử dụng một số cách tích hợp như:

 Tích hợp thông qua câu hỏi của nội dung tích hợp: Đây là một yêucầu quan trọng trong dạy học Ngữ văn chương trình THCS mới

Trang 20

 Tích hợp thông qua lời bình giảng của giáo viên: Về những nộidung có liên quan đến ba phần trong Ngữ văn như tổng kết việc dạy mộtvăn bản, giáo viên tổng kết những yếu tố về giá trị nội dung, nghệ thuật, tưtưởng của tác phẩm.

 Tích hợp thông qua bài tập về nhà: Đây là điều kiện thuận lợi nhất

để giáo viên tiến hành phương pháp tích hợp sau khi học song một tiết,hoặc học xong cả bài, giúp học sinh nắm vững kiến thức của từng phânmôn, vừa vận dụng kiến thức ấy để tích hợp trong việc rèn luyện kỹ năngnghe - đọc - nói - viết

Như vậy dựa trên phương pháp tích hợp này nó tạo điều kiện thuậnlợi cho Giáo viên và học sinh dạy - học một cách tốt nhất

- Hướng tích hợp:

Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp có nghĩa là chúng ta phải địnhhướng tư tưởng dạy học trên cơ sở liên môn, thống nhất ba phân môn,thành một Ngữ văn Trong một chương trình, một quyển SGK Cần được ýthức một cách thường trực, tự giác của mỗi giáo viên, học sinh, phải đượcchuyển thành các phương pháp, biện pháp hình thức tích hợp cụ thể, khoahọc, hiệu quả của từng thể loại, từng cụm bài, từng bài, từng tiết… Tránhrập khuôn hình thức, máy móc Không coi đó là phương pháp duy nhấttrong dạy văn mà chỉ là phương hướng hữu hiệu ở thời đại khoa học côngnghệ hiện nay và tương lai

Dạy học trong nhà trường THCS đã quen với những lối giảng dạytách rời từng phân môn, còn giảng dạy các phân môn đó như tổ chức thốngnhất, trong đó mỗi phân môn vừa giữ bản sắc riêng, vừa hòa nhập với nhauhình thành nên tri thức và năng lực, kỹ năng riêng, vừa hòa nhập với nhau

để hình thành nên tri thức và năng lực, kỹ năng Ngữ văn thống nhất ở họcsinh là một việc làm mới mẻ

Do vậy, cần phải có sự nỗ lực lớn để đưa ra những định hướng vềphương pháp dạy học hiện đại vào nền giáo dục nước ta Đó là “trong khiđảm bảo việc giảng dạy cho học sinh những tri thức và kỹ năng đặc thù chophân môn còn phải tìm ra những yếu tố đồng quy giữa ba phân môn khác.Đây là định hướng quyết định phương pháp dạy môn Ngữ văn trongchương trình này Bởi văn học là nghệ thuật ngôn từ, cho nên yếu tố ngôn

từ nghệ thuật là điểm đồng quy chung của cả ba phân môn vấn đề là người

Trang 21

dạy có ý thức về chúng, triệt để khai thác đúng hay không, chứ không phải

áp đặt từ bên ngoài Không chỉ tiếng Việt phải khai thác các yếu tố tiếngViệt cấu tạo nên tác phẩm, mà cả văn học, khi giảng dạy những tri thức, kỹnăng riêng của mình cũng phải từ các yếu tố của ngôn ngữ mà xác định cáctri thức, kỹ năng làm văn, không chỉ giảng dạy cách thức làm bài văn, màcòn phải rèn luyện cách dùng từ, đặt câu

Mặt khác, khi giảng dạy các tri thức, kỹ năng của tiếng Việt, làmvăn, phải giúp học sinh thấy được hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ,đặt câu Khái niệm ngôn ngữ cần được hiểu rộng theo cách hiểu của ngônngữ học thế giới: Ngôn ngữ không chỉ gồm âm, từ ngữ, cú pháp mà cả vănbản để phản ánh hiện thực… Như vậy, định hướng của phương pháp giảngdạy mới theo quan điểm tích hợp là tận dụng tri thức và kỹ năng về tiếngViệt để tạo lập và giải mã văn bản, rồi từ việc dạy tạo lập, giải mã văn bản

để củng cố và phát triển các tri thức và kỹ năng khi học tiếng Việt” [6, tr.43tr.44] Dựa trên cơ sở định hướng giảng dạy theo hướng tích hợp nói trên,chúng ta cần phải biết cách tách nhỏ những yêu cầu giảng dạy từng phânmôn thật chi tiết và khoa học, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của họcsinh Với việc tách nhỏ như thế để có thể phối hợp chúng với nhau trongmột bài học

1.1.4 Ngữ liệu

Ngữ liệu là đơn vị ngôn ngữ chứa đựng đặc trưng của khái niệm cầnxây dựng, được lựa chọn để phân tích thiết lập khái niệm, quy tắc ngônngữ

Từ khái niệm trên, chúng ta thấy rằng ngữ liệu được coi là nhữngđơn vị ngôn ngữ mẫu, chuẩn, chứa đựng đặc trưng của khái niệm cần tìm

Vì vậy mà khi lựa chọn mẫu để thực hiện phương pháp phân tích ngôn ngữngười giáo viên cần phải chú ý đến một số yêu cầu về mẫu như sau:

Ngữ liệu được giáo viên lựa chọn cho việc thực hiện phương phápphân tích ngôn ngữ cần phải đảm bảo tính tư tưởng Nghĩa là, ngữ liệu ấyphải đảm bảo giáo dục tư tưởng, đạo đức, giáo dục sự kính trọng, yêu mếntiếng Việt, ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Vì thế, cần phảichọn ngữ liệu trong các tác phẩm có tính nghệ thuật và tính tư tưởng nhằmhình thành nhạy cảm ngôn ngữ và trình độ văn hóa cao cho học sinh Thếnên trong SGK đã chọn “thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ănở” trong “ con Rồng cháu Tiên” làm ngữ liệu là rất hợp lý

Trang 22

Ngữ liệu càng ngắn gọn, chứa đựng nhiều nội dung lý thuyết cầngiảng, càng dễ quan sát, càng thuận lợi cho việc phân tích Chúng ta khôngnên máy móc vận dụng khái niệm tích hợp trong việc lựa chọn mẫu Nghĩa

là, ngữ liệu đó không cần phải nằm trong tác phẩm mà chúng ta vừa dạy ởtiết trước Chẳng hạn, khi tìm ngữ liệu cho việc thiết lập khái niệm từ củabài học “Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt” (Ngữ văn lớp 6 - tập 1), ta nênchọn một trong hai câu “cô giáo em tre trẻ, dạy em hát rất hay” hoặc “thầndạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”, ngắn gọn, chưa đủ tưtưởng lý thuyết, kiến thức cần giảng Với hai mẫu trên nó đều chứa ba dấuhiệu, ba đơn vị từ vựng thuộc phạm vi từ mà chúng ta cần cung cấp chohọc sinh trong bài học, từ đơn, từ láy, từ ghép

Ngữ liệu cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ, đảm bảo tính giáo dục chocác em biết nhìn nhận, biết thưởng thức đánh giá cái đẹp một cách đúngđắn Mặt khác ngữ liệu đòi hỏi phải gọn gàng để đảm bảo thời lượng chotừng thao tác, từng phần của bài giảng

đã chuẩn bị với những bài học tiếp nối bài trước có thể khởi động bằng mộttrò chơi ôn bài cũ và kiến thức, kỹ năng bài mới

Trên cơ sở này để giáo viên nhắc lại kiến thức, kỹ năng đã học vàyêu cầu thực hiện kiến thức kỹ năng mới

- Hoạt động thực hiện những mục tiêu cơ bản của tiết học:

Hoạt động này thực hiện vào thời gian chính của giờ học Gồm cáchoạt động học tập của học sinh với tư cách là chủ thể của giờ học và hoạtđộng của giáo viên với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn học sinh họctập

- Hoạt động kết thúc bài học:

Trang 23

Là những hoạt động như tổng kết những nội dung cốt lõi của bàihọc, vận dụng kiến thức và kỹ năng mới vào thưc tế sử dụng ngôn ngữ củahọc sinh

Giáo viên thực hiện việc giao nhiệm vụ lại ôn bài cũ và chuẩn bị bàimới cho học sinh

1.1.6 Nội dung dạy học, phương pháp, quy trình dạy học

- Nội dung dạy học:

Với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp.Nội dung dạy học môn Ngữ văn ở cấp THCS nói chung và Ngữ văn 6 nóiriêng đã có sự thay đổi cơ bản phù hợp với xu thế phát triển trong thời đạihiện nay đó là: “ Lựa chọn và đưa vào một số văn bản tác phẩm hay hơn,tiêu biểu và phù hợp hơn do yêu cầu tích hợp, đồng thời bỏ đi một số vănbản không còn phù hợp với yêu cầu của chương trình và SGK trong giaiđoạn mới

 Lược bỏ những nội dung phức tạp, những kiến thức quá chuyênsâu (nhất là tiếng Việt) không mang lại ích dụng nhiều cho học sinh

 Tăng cường thực hành ứng dụng bằng cách chú trọng phần câuhỏi, bài tập rèn luyện và hệ thống lại bài đọc thêm cho học sinh cho họcsinh tự tìm hiểu, tự đọc

 Tăng cường gắn bó với cuộc sống bằng cách đưa vào một số vănbản có nội dung gần gũi với cuộc sống hiện tại, một số vấn đề cấp thiết mà

cả cộng đồng dân tộc và thế giới quan tâm

 Xem lại hệ thống câu hỏi, cấp độ dạng loại, số lượng và chấtlượng của các câu hỏi nhằm phục vụ tốt cho việc đổi mới dạy học

 Tăng cường kênh hình nhằm tạo nên sự cân đối, hài hòa vớikênh chữ, trong điều kiện kinh tế hiện nay, có thể trình bày sách đẹphơn” [8, 14 -15]

- Phương pháp dạy học :

Theo định nghĩa từ cuốn “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dụcTHCS môn Ngữ văn” thì: Phương pháp dạy học là cách thức hành độngcủa Giáo viên và học sinh trong những hình thức cụ thể Cách thức và hình

thức không tách rời nhau một cách độc lập (Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong

Trang 24

những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt được mục tiêu dạy học).

Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức, thông qua đó vàbằng cách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xãhội xung quanh trong điều kiện học tập cụ thể

- Quy trình dạy học:

Quy trình dạy học là sự mô tả cấu trúc tuần tự các bước trong quátrình dạy học, quy định thời gian, tiến trình lô gíc hành động, hay quy trìnhdạy học chính là các bước dạy học được tiến hành một cách tuần tự lý luận,cho đến phương pháp dạy học

1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ Văn ở trung học cơ sở

1.2.1 Mối quan hệ giữa các khoa học liên ngành

Môn Ngữ văn trước hết là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội do

đó nó có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục quan điểm, tư tương

và tình cảm cho học sinh

Môn Ngữ văn còn là môn học thuộc nhóm công cụ, nó quan hệ chặtchẽ và tác động đến các môn học khác và các môn học khác củng cố có thểgóp phần học tốt môn Ngữ văn Điều đó nêu bật tính thực hành, hạn chế lýthuyết gắn với đời sống Hơn nữa môn Ngữ văn còn có mối quan hệ khámật thiết với các môn học thuộc nhóm nghệ thuật Các môn Văn, Sử, Địa,Giáo dục công dân được xếp vào nhóm khoa học xã hội nhân văn, cácmôn này thuộc nhóm khoa học liên ngành và được trình bày riêng trongSGK Nhưng giữa các môn học này bao giờ nó cũng có mối quan hệkhăng khít hỗ trợ cho nhau Chẳng hạn khi chúng ta dạy môn Văn thì cóthể sử dụng, vận dụng cả kiến thức, kỹ năng của hai môn Lịch sử, Địa lý đểphục vụ cho giờ dạy văn học Như khi dạy bài “Bình Ngô đại cáo, ViệtBắc, Nhật ký trong tù” thì chúng ta phải sử dụng các kiến thức liên quanđến môn Lịch sử, Địa lý để dạy Ngược lại môn Lịch sử, Địa lý thì chúng

ta cũng phải sử dụng kiến thức, kỹ năng Văn học để dạy học

1.2.2 Mối quan hệ giữa văn học và ngôn ngữ

Có nhiều cách diễn đạt về mối quan hệ giữa văn học và ngôn ngữnhư:

- Văn học là nghệ thuật ngôn từ

Trang 25

- Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học (Mac Xim Gooc Ki)

- Ngôn ngữ là phương tiện thứ nhất của văn học

- Ngôn ngữ là chất liệu của văn học

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể bao gồm nhiều yếu tố như: Chủ

đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, hình tượng, nhân vật, cốt truyện… Trong

đó ngôn ngữ là yếu tố mang tính vật chất, được sử dụng như là chất liệucủa văn học

Phân biệt giữa các chất liệu và phương tiện nghệ thuật Chất liệu lànói đến yếu tố vật liệu vật chất hàng đầu và cốt yếu nhất Quan hệ giữa vănhọc và ngôn ngữ tiếng Việt là quan hệ “Tuy hai mà một, tuy một mà hai”,tiếng Việt là công cụ, văn là nội dung, mục đích, sử dụng tiếng thành thạo,nghệ thuật đến một mức độ nào đó thì thành văn Sự thống nhất hữu cơ,biện chứng giữa ngôn ngữ tiếng Việt và văn học, xét về cấu trúc, sẽ tạo nênmột chỉnh thể tác phẩm văn chương

Do đó, khi giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà trường chúng takhông thể tách rời ngôn ngữ với văn học Từ năm 1973, cố thủ tướng PhạmVăn Đồng đã từng nhắc nhở chúng ta là: Phải suy nghĩ, phải tìm tòi, phảisáng tạo, phải xây dựng một phương pháp dạy văn học thích hợp, đem lạinhững hiệu quả tốt… Từ những kinh nghiệm trong dạy học văn hàng chụcnăm qua, chúng ta càng nhận thấy rõ được mối quan hệ hữu cơ giữa ngônngữ và văn học Bởi vì trong mỗi tác phẩm trong mỗi tác phẩm nghệ thuật

có giá trị đều là sự đúc kết của hai cấu trúc ngôn ngữ và văn học

Do vậy chỉ có dựa vào cấu trúc ngôn ngữ mới phát hiện được mộtcách có căn cứ cấu trúc văn học của tác phẩm

1.2.3 Quan điểm tích hợp trong biên soạn chương trình, nội dung

và sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay

1.2.3.1 Quan điểm tích hợp trong biên soạn chương trình

Bộ sách giáo khoa Ngữ văn (thí điểm) ở bậc THCS bắt đầu đượctriển khai theo chương trình (thí điểm) Ban hành kèm theo quyết định số2434/QĐ ngày 8/7/1999 của Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo tất cả chươngtrình (thí điểm), lần này đều được cải tiến mạnh theo hướng tích hợp,giảmtải tăng thực hành gắn với đời sống

Trang 26

-Thứ nhất: Trước hết quan điểm tích hợp thể hiện ở tên gọi môn học.

Nếu ở bậc Tiểu học đang gọi là Tiếng Việt, ở THPT đang gọi là Tiếng Việt

và Văn học Chương trình và SGK thí điểm cấp THCS gọi là Ngữ văn

Từ lâu Tiếng Việt và Văn là hai bộ phận nhưng thực tế THCS đãhình thành đang được sử dụng gọi là ba phân môn “Tập làm văn thườngđược ghép vào Tiếng Việt “song từ lâu đã là vùng tranh chấp” giữa Văn vàTiếng Việt” [28, 821] Như vậy trên tinh thần quan điểm đổi mới tích hợpranh giới rạch ròi giữa ba phân môn ấy không còn nữa “Theo quan điểmtích hợp “triệt để”, phải hóa thành “nhất thể”, tuy vậy, nói “không có ranhgiới rõ rệt” [28, 821] Đây là cách nói dựa trên căn cứ đã được nghiên cứukhoa học Chương trình nói rõ quan điểm tích hợp Việt Nam hiện nay

“chưa thể áp dụng một cách triệt để, giảng dạy theo quan điểm tích hợpkhông phủ định việc dạy các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn,vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức, kỹ năng thuộc từng phân mônthật nhuần nhuyễn” [25, 15] Mục đích nhằm làm cho học sinh nắm đượcnhững kiến thức, hình thành được thái độ, năng lực và kỹ năng, mục tiêuphải “Cố gắng tìm ra sự đồng quy giữa ba phân môn, càng đậm nét càngtốt Để qua đó mà thực hiện quan điểm tích hợp” [28, 822]

-Thứ hai: Nổi bật rõ quan điểm tích hợp là sự thay đổi về tính chất

và chức năng của văn bản được đưa vào SGK hầu hết các văn bản đều làtác phẩm văn chương có hư cấu, tỷ lệ văn nghị luận rất ít Mục tiêu củachương trình thí điểm cũng như phương hướng tích hợp đòi hỏi học sinhphải tiếp xúc với các loại đa dạng hơn và tất cả đều gọi chung là văn bản.Đáng chú ý là vị trí, chức năng của văn bản không chỉ phục vụ cho việcdạy Văn mà còn phục vụ cho cả việc dạy Tiếng Việt và Tập làm văn, nóicách khác, trục cơ bản và duy nhất để dựa vào đó tiến hành sự tích hợp là

hệ thông văn bản

Những cơ sở của việc biên soạn chương trình theo hướng tích hợp:

 Phải tôn trọng chương trình hiện hành, tiếp cận từ nội dung Chúng

ta phải biến đổi những nội dung đó để thỏa mãn các năng lực, sau đó soạnthảo các mục tiêu tích hợp của năm học Đó là cách biến đổi chương trìnhhiện hành theo quan điểm tích hợp, khi có khả năng xây dựng chương trìnhhoàn toàn theo quan điểm tích hợp (chương trình tiếp cận theo mục tiêu tíchhợp) Xuất phát từ mục tiêu tích hợp của năm học, để xây dựng các năng lựccần hình thành trong năm học, từ đó xác định các mục tiêu riêng lẻ

Trang 27

 Các bước tiến hành để biến đổi chương trình tiếp cận từ nội dungthành chương trình theo quan điểm tích hợp.

Bước 1: Phân tích các nội dung quan trọng (cốt yếu), với các nội

kém quan trọng Cần tìm trong chương trình hiện hành những nội dungquan trọng hơn các nội dung khác

Bước 2: Biến đổi các nội dung thành các mục tiêu, chỉ rõ điều

chúng ta đòi hỏi học sinh có thể làm được Đối với mỗi nội dung bằng cáchtác động các khái niệm lên các nội dung đó

Bước 3: Định ra những năng lực bao quát được toàn thể các mục

tiêu Năng lực này cần được hợp thức hóa bằng thực nghiệm ở nhà trường

và yêu cầu được phân tích, phê phán

Bước 4: Xác định những năng lực cơ bản Năng lực cơ bản là loại

năng lực mà nếu học sinh không làm chủ được thì không thể tiếp tục họclên được Để xác định những năng lực cơ bản cũng cần tập hợp đượcnhững ý kiến cơ bản của nhiều người Cơ thể dùng các tình huống tích hợp

để kiểm tra năng lực cơ bản

Bước 5: Xác lập các mục tiêu tích hợp của năm học (của môn học) Bước 6: Lập bảng mục tiêu cho mỗi năng lực cơ bản, đối với biên

soạn SGK Ngữ văn THCS

1.2.3.2 Quan điểm tích hợp trong biên soạn nội dung

Chương trình môn Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần tíchhợp khá cao, không chỉ chú trọng nội dung mà còn phục vụ tích cực cho việcđổi mới phương pháp dạy học Vì vậy việc biên soạn SGK của môn này cónhững thay đổi lớn so với bộ SGK trước đây, theo cuốn sách giáo viên Ngữvăn 6 (tập1) Những thay đổi tập trung trên các phương diện sau đây:

- “Cấu trúc lại nội dung và phương pháp biên soạn theo tinh thầntích hợp Ba phân môn (Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn), gắn bó với nhaudựa vào nhau và làm sáng tỏ cho nhau trong một cuốn sách

- Lựa chọn và đưa vào một số văn bản tác phẩm hay hơn, tiêu biểu

và phù hợp hơn do yêu cầu tích hợp Đồng thời bỏ đi một số văn bản khôngcòn phù với yêu cầu của chương trình và SGK trong giai đoạn mới

Trang 28

- “Lược bỏ những nội dung phức tạp, những kiến kiến thức quáchuyên sâu (nhất là phần Tiếng Việt), không mang lại ích dụng nhiều chohọc sinh.

- Tăng cường thực hành ứng dụng bằng cách chú ý phần câu hỏi, bàitập rèn luyện và hệ thống bài đọc thêm cho học sinh tìm hiểu, tự đọc

- Tăng cường gắn bó với cuộc sống bằng cách đưa vào một số vănbản có nội dung gần gũi với cuộc sống hiện tại, một số vấn đề cấp thiết màcộng đồng dân tộc và thế giới quan tâm

- Xem lại hệ thông câu hỏi, cấp độ dạng loại, số lượng và chất lượngcác câu hỏi nhằm phục vục tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học

- Tăng cường kênh hình nhằm tạo nên sự cân đối hài hòa vớikênh chữ Trong điều kiện kinh tế hiện nay, có thể trình bày đẹp hơn”[6,14 -15]

Chương trình cũ trước đây, mỗi phân môn: Tiếng Việt, Văn học, Tậplàm văn có một bộ sách giáo khoa riêng Chúng hoàn toàn độc lập, tách rời

ít liên quan đến nhau, ràng buộc lẫn nhau Còn chương trình mới hiện nay

ba phân môn Tiếng Việt, Văn học, Tập làm văn được in chung trong mộtcuốn sách Ngữ văn “ba trong một” Theo đó số lượng các đầu sách củahọc sinh và giáo viên cũng có sự thay đổi

Trước đây ba phân môn Tiếng Việt, Văn học, Tập làm văn có ba đầusách bắt buộc không kể sách tham khảo Bao gồm: Một cuốn cho học sinh,một cuốn cho giáo viên và một cuốn cho sách bài tập (trừ phân môn Vănhọc chưa có sách bài tập) Như thế tổng số ba phân môn có tám đầu sách,trong đó có năm cuốn sách cho học sinh và cuốn sách cho giáo viên chưa

kể các đầu sách của phân môn Tiếng Việt (có hai tập)

Còn hiện nay, toàn bộ môn văn chỉ có ba đầu sách, một cho họcsinh, một cuốn cho giáo viên và một cuốn bài tập cho cả học sinh và giáoviên Chính sự khác biệt đó, việc tổ chức đội ngũ soạn giả để bên soạn nộidung, chương trình cũng khác nhau Trước đây, do các phân môn khôngliên quan nên mỗi phân môn có một đội ngũ biên soạn nội dung SGKriêng Vì thế việc tổ chức biên soạn SGK hoàn toàn độc lập, không bịphụ thuộc vào nhau, không quy định chi phối lẫn nhau Việc biên soạnSGK không được tiến hành theo cách đó Trước tiên phải tập trung đượcđội ngũ các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, có đầy

Trang 29

đủ năng lực và trình độ Sau đó tổ chức phân công, những người đượcmời tham gia thì làm việc dưới sự chỉ đạo của chủ biên, tổng chủ biênchịu trách nhiệm điều hành.

Do vậy, sự phối hợp chặt chẽ nên trong quá trình biên soạn nội dung,các tác giả phụ thuộc vào nhau, không thể làm việc độc lập, do đó phảitheo dõi nghiên cứu nội dung chương trình của các phân môn kia, làm sao

để nội dung các bài của các phân môn đều có liên quan chặt chẽ với nhautheo đúng tinh thần tích hợp

Như vậy, cấu trúc nội dung được biên soạn theo nguyên tắc ra sao?

Do mỗi phân môn vừa có phần chung, vừa có phần riêng bởi tính đặc thù

và độc lập của chúng nên SGK Ngữ văn được tổ chức theo cấu trúc trongmột cuốn Dựa vào chương trình để tổ chức các bài học và cụm bài họctheo trục thể loại Mỗi bài thường cố gắng khai thác cả ba nội dung Văn,Tiếng Việt, Tập làm văn Ba nội dung liên quan đến nhau làm sáng tỏ chonhau Số tiết của mỗi bài có thể khác nhau tùy theo nội dung yêu cầu khaithác của mỗi phân môn Ví dụ: một cụm bài có ba bài thì trong đó sẽ cómột bài về văn bản văn học nào đó theo yêu cầu kiến thức và kỹ năng củavăn Một bài dựa trên văn bản của phần văn học để dạy theo yêu cầu củakiến thức và nội dung của tiếng Việt Một bài nữa cũng vẫn trên văn bản đó

mà đáp ứng những yêu câù của Tập làm văn Do vậy nên mỗi bài lại cóphần riêng để trình bày thêm những kiến thức và kỹ năng do yêu cầu củaphân môn đó đặt ra Như thế việc biên soạn SGK dĩ nhiên phải theo theotinh thần tích hợp

Điều đó thể hiện rõ qua hai phương diện lựa chọn văn bản và hướngdẫn học sinh lựa chọn văn bản Để học vừa phải tiêu biểu cho thể loại vănhọc, vừa có liên quan chặt chẽ với các tri thức cần cung cấp của Tiếng Việt

và có thể làm mẫu cho Tập làm văn Ở kiểu văn bản nào đó Phần hướngdẫn học tập vừa những nội dung và bài tập cho phần riêng, vừa có nhữngcâu hỏi liên quan đến cả ba phân môn Những phần riêng sẽ là cho giảiquyết những vấn đề lý luận, lịch sử văn học đối với phần văn cũng nhưnhững vấn đề “Tính hệ thống” của tri thức tiếng Việt Không những thế cácvấn đề riêng của mỗi phân môn cần được hệ thống lại, xâu chuỗi lại Trongbài tổng kết hoặc ôn tập cuối năm cho mỗi lớp ở mỗi cuốn sách Ngoài ranếu cần củng cố, nâng cao các vấn đề trên giáo viên và học sinh có thể đưachúng vào nội dung tiết học lựa chọn

Trang 30

Như vậy, so với chương trình và SGK trước đây thì chương trình,nội dung hiện hành là một bước tiến, vừa phù hợp về mặt khoa, mặt sưphạm, lại phù hợp với xu thế chung của thời đại.

1.2.3.3 Quan điểm tích hợp trong biên soạn sách giáo khoa THCS

Việc xây dựng chương trình và SGK theo quan điểm tích hợp rấtđược quan tâm Điều này đặc biệt thích hợp khi xây dựng SGK với bậctiểu học Đối với cấp THCS, khả năng xây dựng chương trình và SGK rấtcao Nhóm chuyên gia của Australia làm việc tại dự án phát triển giáo dụcTHCS pha 1 kiến nghị các nhà giáo dục Việt Nam xây dựng chương trìnhcác môn học Đặc biệt là các môn Lý, Hóa, Sinh sẽ tích hợp thành mônkhoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý sẽ tích hợp thành môn khoa học

về sự sống trên trái đất với 6 chủ đề chính

Thế nhưng, chúng ta có một truyền thống đào tạo giáo viên khác hẳncủa Australia Chúng ta đào tạo liên môn và cũng có thể coi tích hợp theokiểu tích hợp Văn - Sử, Hóa - Sinh, Toán - Lí, Địa - Kỹ thuật… Bởi thế,không một môn học nào có thể tích hợp theo yêu cầu của nhóm chuyên gia

tư vấn Chỉ duy nhất có môn Ngữ văn, trước đây có ba phân môn Văn học,Tiếng Việt, Tập làm văn, do một người giáo viên được đào tạo theochương trình thống nhất trong toàn quốc và đảm nhiệm dạy cả ba phânmôn trong nhà trường mới có thể tích hợp Và do đó, chương trình và SGKNgữ văn tích hợp mới ra đời Cũng phải nhắc lại rằng, các nhà quản lí vàchuyên môn Việt Nam đã xây dựng chương môn Ngữ văn là một quyếtđịnh hết sức sáng suốt và đúng đắn

Qua nhiều lần cải cách, chỉnh lý, đến năm 2000, chương trình vàSGK môn Ngữ văn mới thực sự thay đổi một cách toàn diện với bộ SGKmới sách Ngữ văn THCS

Tiếp nối SGK ở bậc Tiểu học, SGK Ngữ văn THCS đã đưa vào thíđiểm ở hàng trăm trường trong toàn quốc từ năm 2000 Sau một thời gianthí điểm, năm 2001, SGK Ngữ văn 6 chính thức được đưa vào giảng dạylần lượt, đến năm 2002, chương trình và SGK Ngữ văn 7, năm 2003,chương trình và SGK lớp 8, rồi năm 2004 chương trình và SGK Ngữ văn 9cũng được đưa vào thực hiện trong nhà trường phổ thông

Trang 31

So với chương trình và SGK cũ (sách chỉnh lý hợp nhất) thì chươngtrình và SGK hiện nay có nhiều điểm mới Điểm đổi mới rõ nhất chính làquan điểm tích hợp được áp dụng trong biên soạn.

Qua tìm hiểu tài liêu, chúng tôi thấy, một số nước trên thế giới nhưNga, Đức, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan…cũng đã xây dựng chương trình vàbiên soạn SGK theo quan điểm tích hợp Các phân môn tiếng nói của dântộc, phân môn Văn học và Tập làm văn trong nhà trường của các nước nóitrên đều được thẻ hiện trong một cuốn sách giáo khoa Học sinh chỉ cầnhọc cuốn này đạt trình độ chuẩn môn học, em nào muốn đi sâu tìm hiểu vàhọc tiếp lên cao thì có sách tham khảo riêng

Còn ở Việt Nam, SGK các phân môn Tiếng Việt, Văn học và Tậplàm văn Do mỗi phân môn vừa có phần chung vừa có phần riêng bởi tínhđộc lập và bởi đặc thù của chúng, nên SGK Ngữ văn được tổ chức theo cấutrúc trong một cuốn, dựa vào chương trình để tổ chức bài học và cụm bài,mỗi bài thường gắn nội dung văn, tiếng việt, tập làm văn, ba nội dung làmsáng tỏ cho nhau Số tiết của mỗi bài có thể khác nhau tùy theo nội dungcần khai thác ở từng phân môn Do tính độc lập và những yêu cầu của từngphân môn, nên mỗi bài lại có phần riêng để trình bày thêm kỹ năng và trithức do yêu cầu của từng phân môn đặt ra Như thế, việc biên soạn SGK tấtnhiên phải theo tinh thần tích hợp

Điều này thể hiện rõ nhất ở hai phương diện: Lựa chọn văn bản vàhướng dẫn cách học tập Văn bản lựa chọn để học sinh vừa phải tiêu biểucho thể loại văn học vừa có lên quan chặt chẽ với tri thức cần cung cấp củatiếng Việt và có thể làm mẫu cho tập làm văn ở kiểu văn bản nào đó Phầnhọc tập vừa phải có những câu hỏi cho phần riêng vừa có những câu hỏiliên quan đến cả bâ phân môn, nhiều khi buộc học sinh phải huy động kiếnthức của cả ba phân môn ấy để giải quyết và dĩ nhiên, những bài tập và câuhỏi như thế giúp học sinh hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng mộtcách tổng hợp

Cấu trúc của bộ sách Ngữ văn THCS có nhiều thay đổi so vớichương trình và bộ sách trước đó Bộ sách Ngữ văn THCS gồm 8 cuốn,dành đều cho các khối lớp Cụ thể Ngữ văn 6 (tập 1, 2); Ngữ văn 7 (tập 1,2); Ngữ văn 8 (tập 1, 2); Ngữ văn 9 (tập 1, 2)

“Sách Ngữ văn ở các khối lớp có cấu trúc giống nhau Nội dung trithức của các cuốn gồm: Văn bản đọc – hiểu (các thể loại); Các bài về tiếng

Trang 32

Việt (gồm tri thức từ ngữ, ngữ pháp, tu từ); các bài về làm văn (gồm cảphần lý thuyết và thực hành với những kiểu bài khác nhau) Điều khác biệtcác bộ sách so với trước đây là, các tri thức về Văn, về Tiếng Việt và Làmvăn trong bộ sách mới không còn tách bạch từng phần, ngược lại được bốtrí xen kẽ vào nhau, theo yêu cầu tích hợp.” [8, tr.25].

Dung lượng tri thức trong các phân môn và mối quan hệ giữa chúng:

- Về phần nội dung

 Về lựa chọn hệ thống văn bản tác phẩm

Văn bản trong bộ sách Ngữ văn 6, 7, 8, 9 so với bộ sách giáo khoahiện hành có nhiều thay đổi Chẳng hạn ngoài các tác phẩm quen thuộcđang có trong bộ sách giáo khoa hiện hành, SGK 6, 7, 8, 9 đã đưa vào một

số tác phẩm mới

Văn bản văn học không chỉ là các tác phẩm được sáng tác bằng tưduy hình tượng, chủ yếu dùng các yếu tố hư cấu tưởng tượng, được viếtbằng ngôn ngữ nghệ thật với nhiều thể loại khác nhau như: Sử ký, địa lý,văn nghị luận, Văn thuyết minh…

Sách Ngữ văn THCS lựa chọn các văn bản văn học theo tiêu chí thểloại Bám sát vào tiến trình lịch sử văn học để lựa chọn hệ thống tác phẩmtiêu biểu cho các thể loại của mỗi giai đoạn văn học Lấy văn học ViệtNam làm trục chính và bổ sung các tác phẩm văn học nước ngoài cùng thểloại một cách tương ứng - tương đối để học sinh thuận lợi cho so sánh đốichiếu

 Về nội dung kiến thức và kỹ năng làm văn

Sách làm văn trước đây dựa vào các thao tác để chia nhiều kiểu bàinhỏ, các bài văn là sự kết hợp và tổng hợp các thao tác cơ bản, vận dụngcác thao tác một cách tổng hợp, linh hoạt Quan điểm này đã được thể hiện

rõ trong chương trình và SGK Ngữ văn THCS và sau này được tiếp nối ởsách Ngữ văn THPT Sách Ngữ văn THCS còn chú ý rèn luyện kỹ năngnói, kỹ năng tóm tắt văn bản, kỹ năng tạo lập một số văn bản hành chính –công vụ…

 Về tri thức Tiếng Việt

Trong bộ SGK cũ, môn Tiếng Việt được dạy ở lớp 6, 7, 8, 9 như mộtphân môn tách biệt với Văn học và Tập làm văn Tiếng Việt được dạy ở cả

Trang 33

4 năm THCS, nhưng theo tinh thần tích hợp với tập trung vào thực hành,vận dụng những hiểu biết về Tiếng Việt vào việc đọc - hiểu văn bản và tạolập văn bản, chính điều đó giúp củng cố, khắc sâu và nâng cao khả năng sửdụng Tiếng Việt cho học sinh.

- Về hình thức trình bày

Sách giáo khoa Ngữ văn THCS được biên soạn theo lối tích hợp.Theo đó, ba cuốn sách: Văn, Làm văn, Tiếng Việt trước đây tồn tại độc lậpthì nay gộp lại trong một cuốn Đây không phải là sự sát nhập máy móc, cơhọc ba phân môn của bộ này mà sự đáp ứng yêu cầu tích hợp của chươngtrình hiện hành Trong sách Ngữ văn THCS, các bài học về đọc - hiểu vănbản, tiếng Việt và tập làm văn được bố trí đan xen nhau, hỗ trợ nhau.Tất cảcác tri thức và kỹ năng của các phân môn đều tập trung nhằm hình thành

và rèn luyện giúp học sinh năng lực đọc văn và làm văn Thông qua đọcvăn, làm văn mà củng cố và phát triển các kỹ năng tiếng Việt, văn học.Điều này sẽ được thể hiện rõ hơn khi tìm hiểu cấu trúc từng bài ví dụ nhưcấu trúc bài tiếng Việt và làm văn

Bài học tiếng Việt và làm văn thường có hai loại: Bài học hình thành

lý thuyết và bài thực hành (bao gồm cả các tiết học viết bài và trả bài củaLàm văn) Dù lý thuyết hay thực hành thì bài học cũng có nội dung luyệntập, bên cạnh đó củng cố phần lý thuyết

Hiện nay, nguyên tắc tích hợp được xem là nguyên tắc chủ đạo.Nguyên tắc này được quán triệt tất cả các khâu, từ tổ chức nội dungchương trình biên soạn, biên soạn SGK cho đến việc lựa chọn phươngpháp dạy học Sách Ngữ văn lấy văn bản làm trục tích hợp Nghĩa là, mọitri thức trong môn Ngữ văn trước hết phải xây dựng trên trục văn bản Từvăn bản, các yêu cầu về việc lựa chọn các bài tiếng Việt cũng như các bàilàm văn cho phù hợp, đảm bảo mối quan hệ hữu cơ, tính liên thông giữa trithức các phân môn

Tri thức tiếng Việt trong SGK Ngữ văn được biên soạn cũng đảmbảo được nguyên tắc này Nếu như trước đây, các ngữ liệu được sử dụngtrong bài tiếng Việt của SGK thường được người biên soạn chọn từ bất cứnguồn nào, miễn sao có tác dụng minh họa rõ nhất vấn đề lý thuyết, thìhiện nay, người biên soạn SGK phải bố trí khai thác ngữ liệu từ tất cả mọiloại văn bản có trong SGK

Trang 34

1.3 Cơ sở thực tiễn của vấn đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ Văn ở trung học cơ sở

1.3.1 Yêu cầu chung của dạy học tích hợp hiện nay trong Ngữ văn

Dạy học theo quan điểm tích hợp là một bước đổi mới phương phápdạy học ở trường phổ thông hiện nay, nó thực hiện theo các yêu cầu sauđây:

“ Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tậpcủa học sinh

Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng, năng lực, tăngcường thực hành và gắn nội dung bài học với cuộc sống

Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực

tự học, tự nghiên cứu tạo niềm vui hứng thú nhu cầu hành động và thái độ

tự tin trong học tập cho học sinh

Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết

bị dạy học được trang bị hoặc các thiết bị do người giáo viên tự làm Đặcbiệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin

Dạy học chú trọng đến việc đa dạng hóa nói chung, các hình thứcđánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá [5, tr.26 tr.27]

+ Yêu cầu đối với giáo viên

Dạy học theo quan điểm tích hợp nó yêu cầu giáo viên phải quantâm đối với sự hình thành cho học sinh các kỹ năng thực hành, vận dụngkiến thức, nhằm giải quyết các vấn đề của thực tiễn tạo điều kiện cho họcsinh đễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm và mau chóng hòa nhập vớicộng đồng

Vì thế mà chương trình dạy học tích hợp giáo viên là người điềukhiển toàn bộ quá trình diễn biến của tiết học, lôi cuốn học sinh tham giavào việc tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức Như vậy, dưới sự hướng dẫn củagiáo viên, học sinh hoàn toàn chủ động và tự giác trong học tập

Để thực hiện được phương pháp dạy học này, yêu cầu người giáoviên phải có óc sáng tạo để có thể giữa được vai trò là người khởi xướng,động viên, gợi mở, trợ giúp, hướng dẫn đối với học sinh Ngoài óc sáng taọ

đó nó còn yêu cầu người giáo viên vừa phải có tri thức khoa học chuyên

Trang 35

sâu, vừa tinh thông nghiệp vụ sư phạm, biết sử dụng các phương tiện kĩthuật vào giảng dạy và định hướng cho học sinh phát triển tự do trong hoạtđộng học tập.

+ Yêu cầu đối với học sinh

Với phương pháp dạy học hiện đại này nó đòi hỏi người học phải:

“ - Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tựkhám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng xây dựng thái độ vàhành vi đúng đắn

- Tích cực sử dụng thiết bị đồ dùng học tập, thực hành thí nghiệm,thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích đánh giá, giải quyết cáctình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn xây dựng và thực hiện các kếhoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện

- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân, tích cựcthảo luận, tranh luận, đặt ra câu hỏi cho bản thân, cho thân, cho bạn

- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến quan điểm các sản phẩmhoạt động học tập của bản thân và bạn bè ” [6, tr.27]

1.3.2 Thực trạng về dạy học môn Ngữ văn nói chung và môn Ngữ văn 6 nói riêng

+ Về mặt chương trình và sách giáo khoa

Qua nghiên cứu chương trình và SGK bậc THCS nói chung và Ngữvăn 6 nói riêng, chúng tôi nhận thấy dạy học theo hướng tích hợp một cáchrất khoa học và phù hợp với mục tiêu cấp học THCS ở nước ta hiện nay

Ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Lập làm văn đã được quy định vàphân phối rất chặt chẽ tạo thành môn Ngữ văn chỉnh thể và thống nhất, tạođiều kiện cho việc biên soạn SGK và tài liệu tham khảo, tạo điều kiệnthuận lợi cho giáo viên thiết kế bài theo hướng tích hợp Ngữ văn 6 làchương trình tích hợp đầu tiên của môn Ngữ văn trong trường THCS Vănbản tác phẩm hoàn chỉnh và đoạn trích, kể cả bài học trên lớp và bài tự học

có hướng dẫn là 34 bài Từ tác phẩm văn học dân gian đến văn học hiện đạitrong và ngoài nước phần lớn là đoạn trích tác phẩm và truyện ký, có một

số bài thơ viết về thiếu niên để học sinh tiếp cận với thơ ca hiện đại Cácbài văn này được sắp xếp một cách phù hợp với phân môn Tiếng Việt từ

từ loại đến câu và các biện pháp tu từ và từ không những phù hợp với tiếng

Trang 36

Việt mà còn phù hợp với tập làm văn từ kể chuyện tự sự, kể chuyện tưởngtượng đến miêu tả.

Ở phân môn Tiếng Việt thì được bố trí xen kẽ với phân môn Vănhọc và Tập làm văn, phân môn Tập làm văn rất hợp lý cho việc thực hiệndạy học theo hướng tích hợp Bài giảng cung cấp tri thức mới, bài tậpluyện tập, thực hành, tổng kết ôn tập kiểm tra là 23 bài Các bài được bố trí

từ đơn giản đến phức tạp từ thấp đến cao Các từ loại, cụm từ, câu, phép tu

từ, riêng biện pháp tu từ thì có 5 tiết Cách sắp xếp với văn bản, tập làmvăn, đặc biệt là phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 6 ở bậc THCS

Ở phân môn Tập làm văn thì về phần lý thuyết, bài tập bài làm văn,bài thực hành, có 38 bài nó được phân bố một cách hợp lý với văn học vàtiếng Việt, với phương pháp dạy học theo hướng tích hợp

+ Thực trạng về đội ngũ giáo viên và học sinh

- Về đội ngũ giáo viên:

Hiện nay, chương trình và SGK ở THCS nói chung và sách Ngữvăn 6 nói riêng đã rõ ràng về cả mục đích, nội dung và phương pháp dạyhọc theo hướng tich hợp Về thời lượng cho từng bài còn phải bàn luậnthêm cho cân đối và hợp lý với chương trình và phù hợp với hoàn cảnhhiện nay của học sinh

Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy môn Ngữ văn hiện nay ở THCSkhông đều về số lượng và chất lượng Trong một nhà trường THCS nhưnglại song song tồn tại giáo viên ở nhiều hệ đào tạo khác nhau Do vậy, màviệc giảng dạy không đồng nhất, ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách họctập của học, chất lượng chung của môn Ngữ văn

Một mặt là do nhiều lý do khác nhau, nên việc biên chế giáo viên ởthành thị và nông thôn còn chênh lệch Ở thành thị, số lượng giáo viên cóchất lượng hơn là số lượng cũng nhiều hơn ở giáo viên nông thôn Tất cảmọi chuyên môn vẫn phải theo quy chế chuyên môn, mỗi giáo viên đảmđương 20 tiết/tuần

Đội ngũ giáo viên không đồng đều về trình độ, chuyên môn nghiệp

vụ, mặc dù đã được bồi dưỡng tập huấn, một số giáo viên có trình độchuyên môn tốt, có tâm huyết đã đi sâu vào nghiên cứu và thực hiện đượccách dạy học theo hướng tích hợp đã có kết quả khả quan Nhưng còn một

số giáo viên vẫn dạy học theo lối cũ, dạy học tách rời giữa các phân môn,

Trang 37

truyền thụ kiến thức bằng lối thuyết trình hoặc chứng minh cho các kháiniệm Dẫn đến học sinh tiếp thu một cách thụ động, số giáo viên này do ít

đi sâu vào nghiên cứu chương trình, ít đầu tư công sức vào thiết kế bài dạy,lựa chọn phương pháp dạy học theo hướng tích hợp mới này

- Về học sinh:

Hiện nay môn học Ngữ văn rất ít được học sinh thực sự quan tâmđến một số chưa nắm vững phương pháp học tập, dẫn đến tình trạng chánhọc, lười học Nhưng số còn lại không phải là nhiều Phần đông là các emmuốn học, muốn tiến bộ nhưng lại do điều kiện học tập và chưa có mộtphương pháp học tập tốt, chưa được tổ chức hướng dẫn, dìu dắt và học tập

đa dạng Do thế cho nên các em học sinh chưa thật hào hứng với môn Ngữvăn này, đặc biệt là đối với những học sinh ở lớp 6 mới bắt đầu làm quendần với chương trình học tập mới

1.3.3 Những điều kiện thuận lợi cho việc dạy học tích hợp môn Ngữ văn 6

+ Điều kiện thuận lợi từ sách giáo khoa

Những thuận lợi cơ bản trong việc dạy học theo hướng tích hợp mônNgữ văn 6 THCS sau đây:

- Thứ nhất là từ bộ sách giáo khoa THCS được biên soạn theochương trình THCS “bên cạnh những cải tiến chung của bộ chương trìnhnhư giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống, nét cải tiến nổi bật nhất củachương trình và SGK Ngữ văn là hướng tích hợp biểu hiện rõ nhất củahướng đó là việc sáp nhập ba phần lâu nay vẫn được thường được gọi là baphân môn (Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn) vào chỉnh thể là Ngữ văn và do

đó, từ chỗ có ba bộ sách Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn, nay chỉ còn mộtcuốn duy nhất là môn Ngữ văn Việc thay đổi cấu tạo và tên gọi môn họcảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc SGK, tổ chức bài học cũng như nhiềumặt của nội dung và phương pháp học tập, giảng dạy Mỗi bài học, đơn vịcủa SGK nói chung đều gồm đủ cả ba phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.Mục tiêu kết quả cần đạt ở mục tiêu mà học sinh cần đạt ở mỗi bài, nóichung cũng gồm đủ ba phần ứng với ba phân môn Trừ phần văn bản vàchú thích dùng chung cho cả ba phần, các mục còn lại đều thống nhất sắpxếp theo trình tự Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Các văn bản được bố trítheo hệ thống thể loại và phân rõ theo tiến trình văn học sử Tuy phần chú

Trang 38

thích, các yếu tố Hán Việt khi được giải thích riêng đều in nghiêng Phầnlớn những yếu tố này sẽ được tập hợp lại một cách có hệ thống cở cuốiSGK tập 2 của mỗi lớp Ngoài số lớn văn bản được hướng dẫn tìm hiểu tạilớp, còn một số văn bản “ tự học có hướng dẫn” mang tính chất bắt buộcnhằm hình thành, phát triển thói quen và khả năng tự học, tìm tòi nghiêncứu, số lượng loại văn bản phụ và văn bản “đọc thêm” có tính chất tư liệunhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn một vài phương diện của văn bản, nắmvững hơn các vấn đề lý thuyết hay có thêm chất liệu để làm tốt hơn các bàitập” [22, 3].

Những thay đổi trong cách biên soạn SGK Ngữ văn nó tạo điều kiệnthuận lợi cho việc dạy học theo hướng tích hợp Bộ sách giáo khoa Ngữvăn 6 là công cụ cho giáo viên thực hiện việc dạy của giáo viên và học củahọc sinh được tổ chức thuận lợi so với SGK chỉnh lý trước đây

Sách Ngữ văn với chủ trương hiện đại, cập nhập cả nội dung vàphương pháp dạy học, vì thế SGK chính là công cụ giúp giáo viên tổ chứchoạt động học tập của học sinh trên lớp cũng như ở nhà, để hình thành chohọc sinh các kỹ năng học tập tốt nhất đó là hình thành cho các em học sinhbiết cách đọc, cách học, cách viết

Trong SGK với hệ thống câu hỏi và bài tập nó được thiết kế theotinh thần đề cao hoạt động học tập, đặt ra các tình huống nhằm khuyếnkhích học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề đặt ra bằng nhiều cách khácnhau Với sự sắp xếp hệ thống câu hỏi mở, câu hỏi sáng tạo trong SGK làgiúp cho các em phát huy khả năng sáng tạo, tính năng động nhằm nângcao trình độ học sinh

Sách giáo khoa không chỉ cung cấp hệ thống kiến thức mà còn hìnhthành ở các em các kỹ năng tự học, tự tìm hiểu Thông qua các tác phẩm cụthể học sinh đã học biết cách cảm thụ, tìm hiểu và từ góc độ cảm thụ, hiểubiết của học sinh có thể tiếp nhận các tác phẩm khác tương tự về đặc điểmthể loại, hệ thống thi pháp, cách thức thể hiện Điều này chính là nó khôngchỉ giúp học sinh học cái gì mà nó còn giúp các em học như thế nào đểmang lại hiệu quả tốt nhất

Từ những ưu điểm mới trong biên soạn SGK là thuận lợi lớn nhấtgiúp giáo viên dựa vào để thuyết giảng, tổ chức hoạt động dạy học theotinh thần tích hợp đạt được chất lượng như mong muốn

Trang 39

+ Điều kiện thuận lợi từ việc phân phối chương trình Ngữ văn 6 theo tinh thần tích hợp

- Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003, trên phạm vi cả nước các trườngTHCS theo chương trình và SGK Ngữ văn 6 mới Trước đây dạy học vớicấu trúc ba phân môn, ba chương trình, ba cuốn sách giáo khoa riêng đó làVăn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, nay với phương pháp dạy học mới theophương pháp tích hợp đã kết hợp thành một chương trình, một quyển sáchNgữ văn duy nhất Ba phân môn này đều được khai thác chung trong mộtvăn bản trong phần văn Điều này chính là một sự tổng hợp ở mức độ caochương trình trước đây được học trong 33 tuần, mỗi kỳ được làm 16 tuần

dữ trữ, nay kéo dài thành 35 tuần, mỗi kỳ 17 tuần Nhưng số tiết ở mỗi tuầnlại giảm từ 6 tiết xuống 4 tiết Việc chọn lọc và cắt giảm độ dài văn bản làvừa sức với đối tượng học sinh và phù hợp với thời lượng tiết học Đây làmột ưu điểm lớn tạo điều kiện cho việc dạy và học cho học sinh và giáoviên ở bậc tiểu học mới lên

Việc giảm tải nó không chỉ thể hiện trong việc phân phối thời gian,

số tiết học và ở chọn lọc cắt giảm độ dài văn bản mà còn thể hiện trong baphân môn

Ở phân môn TiếngViệt việc giảm tải thể hiện rõ ở cách lựa chọncụm từ, từ mượn, danh từ, động từ, tính từ, câu trần thuật đơn, các thànhphần chính của câu, các dấu câu cơ bản, các kiến thức về lý thuyết đượckhái quát một cách rút gọn dễ hiểu

Ở phân môn Văn học, chương trình dạy học phân phối ở học kỳ 1

là dạy học các loại tự sự dân gian, với các thể loại truyền thuyết cổ tích,ngụ ngôn, truyện cười Việt Nam và học chuyện văn học nước ngoài

Ở học kỳ hai dạy học một số tác phẩm tự sự, miêu tả hiện đại đó làtruyện kí, thơ tự sự và văn bản nhật dụng

Ở phân môn Tập làm văn, thì chỉ dạy trong ba kiểu bài đó là tự sự,miêu tả, làm đơn

Như vậy, cách phân phối chương trình, sách giáo khoa mới nó đãgiảm tải việc học tập cho học sinh nhẹ nhàng hơn

- Thuận lợi thứ 2 từ chương trình và SGK Ngữ văn 6 đó là việc tăngthực hành, gắn thực tế, rèn luyện bốn kỹ năng: Đọc, nghe, nói, viết Đây làmột trong những ưu điểm trong chương trình và SGK mới và nó được biểu

Trang 40

hiện rõ ở phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn trong từng bài, từng tiết.Chẳng hạn như phần Văn với hệ thống xây dựng câu hỏi đọc - hiểu vừađược tăng về số lượng, vừa đổi mới về chất lượng, phong phú hơn bám sátđặc trưng môn học hơn

Ở phần văn bản nhật dụng là một thể nghiệm mới được đưa vàonhằm khắc phục nhược điểm, xa rời thực tiễn của chương trình và SGK cũ.Thông qua những văn bản nhật dụng chọn lọc này nhằm đem lại sự hiểubiết về những vấn đề xã hội, thời sự, khoa học, môi trường, văn hóa củaViệt Nam và thế giới cho giáo viên và học sinh Chính là những thuận lợicho học sinh học tập ngoài sự mở mang hiểu biết thực tế mà còn đượcgiáo dục, ý thức hơn, tự giác hơn vấn đề bảo vệ thiên nhiên, môi trường,phòng chống tệ nạn xã hội

Ở trong phần Tiếng Việt với hệ thống bài tập được xây dựng kháphong phú, đa dạng và có sự phân hóa để phù hợp với đối tượng học sinh.Bài tập chính tả được chú trọng nhiều hơn và đúng mức độ Trong phầndạy học tiếng Việt với nguyên tắc dạy học mới đó là giảm lý thuyết, tăngthực hành

Ở phần Tập làm văn điểm thuận lợi của nó thể hiện ở hệ thống cáckiểu bài được triển khai một cách tuần tự, mạch lạc, khoa học từ dễ đếnkhó, từ cụ thể đến khái quát Đặc biệt trong mục ghi nhớ có tác dụng địnhhướng thực hành khá cao

- Về hình thức trình bày trong sách giáo khoa

Hệ thống tranh ảnh minh họa tiến bộ hơn, góp phần làm sáng tỏ hơn

về nội dung, hình tượng trong văn bản Chương trình trong SGK khôngnặng nề, thiết thực và hiện đại hơn Bước đầu đã đáp ứng nhu cầu vànguyện vọng đổi mới dạy học, nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn

+ Điều kiện thuận lợi từ giáo viên

Thực hiện dạy học theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục vàĐào tạo Đội ngũ giáo viên ở cấp THCS đã được triển khai bồi dưỡng đạitrà nhằm nâng cao trình độ và chuyên môn Nắm vững mục tiêu đổi mớichương trình, SGK Tăng cường năng lực sư phạm, nắm yêu cầu đổi mớiphương pháp dạy học, bước đầu vận dụng được quá trình dạy học

Để thực hiện dạy học theo phương pháp tích hợp mới mà chươngtrình đề ra Đội ngũ giáo viên ngoài tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ

Ngày đăng: 15/12/2015, 08:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A – Lê Minh Thu – Nguyễn Thị Thúy, Dạy học Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp, NXB Đại học Sư phạm, H.2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp, NXB Đại học Sư phạm
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
2. Lê A – Lê Minh Thu – Nguyễn Thị Thúy, Dạy học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp, NXB Đại học Sư phạm, H.2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp, NXB Đại học Sư phạm
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
3. Hoàng Kim Bảo – Nguyễn Hải Châu – Lương Kim Nga – Vũ Nho – Nguyễn Quang Ninh, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004-2007) môn Ngữ văn (quyển 2), NXB GD, H.2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004-2007) môn Ngữ văn (quyển 2)
Nhà XB: NXB GD
6. Nguyễn Hải Châu- Nguyễn Trọng Hoàn- Vũ nho, Những vấn đề về đổi giáo dục THCS môn Ngữ văn, NXBGD, H. 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về đổi giáo dục THCS môn Ngữ văn
Nhà XB: NXBGD
7.Đỗ Thị Dung, Phương pháp dạy học các biện pháp tu từ về cho học sinh lớp 6 theo hướng tích hợp và tích cực –LA thạc sỹ H.2004 – phương pháp dạy học tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học các biện pháp tu từ về cho học sinh lớp 6 theo hướng tích hợp và tích cực
8.Nguyễn Văn Đường, Những điểm mới của chương trình và SGK Ngữ văn 6 , Tạp chí Giáo dục số 39/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điểm mới của chương trình và SGK Ngữ văn 6
9.Nguyễn Văn Đường – Hoàng Dân, Thiết kế bài giảng Ngữ văn THCS (tập 1), NXB Quốc gia Hà Nội/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Ngữ văn THCS (tập 1)
Nhà XB: NXB Quốc gia Hà Nội/2002
10: Nguyễn Văn Đường – Hoàng Dân, Thiết kế bài giảng Ngữ văn THCS (tập 2), NXB Quốc gia H à Nội/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Ngữ văn THCS (tập 2)
Nhà XB: NXB Quốc gia H à Nội/2002
11.Dương Quảng Hàm, Việt Nam Văn học sử yếu – trung học Việt Nam – Bộ Quốc gia Giáo dục, Xuất bản Hà Nội 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam Văn học sử yếu – trung học Việt Nam – Bộ Quốc gia Giáo dụ
13.Lê Thị Hương, Tích hợp kiến thức ký luận Văn học với việc phân tích tác phẩm Văn học trong dạy văn ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 159/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp kiến thức ký luận Văn học với việc phân tích tác phẩm Văn học trong dạy văn ở trường phổ thông
14.Trần Bá Hoành, phát triển trí sáng tạo của học sinh và vai trò của người giáo viên, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 9/ 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: phát triển trí sáng tạo của học sinh và vai trò của người giáo viên
15.Trần Kiều, Việc xây dựng chương trình mới cho trường THCS, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 330/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc xây dựng chương trình mới cho trường THCS
16.Đinh Trọng Lạc, Tu từ với vấn đề giảng dạy Ngữ văn, NXBGD/1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tu từ với vấn đề giảng dạy Ngữ văn
Nhà XB: NXBGD/1997
17.Nguyễn Thị Kim Lương, Phương pháp dạy học Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 6 theo hướng tích cực và tích hợp , LA Thạc sỹ Hà Nội 2003 – Phương pháp dạy học tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 6 theo hướng tích cực và tích hợp
18. Mai Xuân Miên, Vài ý kiến về dạy học các biện pháp tu từ ở trường THPT, Tạp chí NN và ĐS số 5/1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài ý kiến về dạy học các biện pháp tu từ ở trường THPT
19. Đái Văn Minh, Phương pháp dạy Văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại, tủ sách sư phạm/ 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy Văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại
20. Nguyễn Quang Ninh, Nội dung và phương pháp dạy học một số môn khoa học xã hội – nhân văn góp phần giáo dục nhân cách cho học sinh, Tạp chí Giáo dục số 5/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung và phương pháp dạy học một số môn khoa học xã hội – nhân văn góp phần giáo dục nhân cách cho học sinh
21. Nguyễn Quang Ninh, Tiếng Việt với việc giáo dục nhân cách cho học sinh ,Tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 350/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt với việc giáo dục nhân cách cho học sinh
22. Nguyễn Khắc Phi, (Tổng chủ biên): Ngữ văn 6 (tập 1), NXBGD/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 6 (tập 1)
Nhà XB: NXBGD/2002
23. Nguyễn Khắc Phi, (Tổng chủ biên): Ngữ văn 6 (tập 2), NXBGD/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 6 (tập 2)
Nhà XB: NXBGD/2002

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w