1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc sắc nghệ thuật bộ ra tiểu thuyết tự thuật của m gorki

88 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Nhưng M.Gorki đã sử dụng một cách sáng tạo nhiều cái hay trong truyền thống ưu tú của quá khứ, các nhà nghiên cứu nhiều lần nhận định rằng: Xét về mặt miêu tả một cách tế nhị, tinh vi tâ

Trang 2

4 Phạm vi, tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7

Chương I Cốt truyện vận động xoay quanh trục kết cấu 9 chính: Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của nhân

vật "tôi"

1.2 Kết cấu cốt truyện biên niên xuyên suốt cả 3 tập tiểu thuyết tự 11 thuật

1.3 Cốt truyện đồng tâm kết hợp chặt chẽ với kết cấu cốt truyện 21 biên niên xoay quanh kết cấu c h ín h :

Chương lĩ Nhân vật "tôi" - một sáng tao nghệ thuật độc đáo 32

2.2 Nhân vật "tôi" -người kể chuyện, tự thuật 342.3 Nhân vật "tôi" - điển hình con người ưu tú, trưởng t h à n h 39

2 ẳ4 Phương thức thể hiện nhân vật "tôi" 48

Chương DI Không gian, thời gian nghệ thuật linh hoạt, đa chiều 59

3.1 Không gian, thời gian nghệ thuật linh hoạt 593.1.1 Sự vận động từ không gian hẹp đến không gian rộng, không 60 gian gia đình đến không gian xã hội

Trang 3

3.1.2ế Sự kết hợp đan xen giữa không gian chất chội, ngột ngạt với 64 không gian rộng rãi, thoáng đãng

3.2.1 Thời gian quá khứ của hồi ức xuyên s u ố t 713.2.2 Thời gian hiện tại - góc nhìn để đánh giá quá k h ứ 753.2.3 Trong từng lớp thời gian quá k h ứ 79

Trang 4

MỎ ĐẦU

1 Lý do chọn đê tài

Nhà văn Nga vĩ đại M.Gorki chiếm một vị trí đặc biệt trong văn học Nga và văn học T hế giới Là lá cờ đầu của nền văn học cách mạng M.Gorki bước vào lịch sử văn học như một người tiếp tục sự vĩ đại của những truyền thống ưu tú của nền văn học tiên tiến quá khứ

Sự vĩ đại của M.Gorki ở chỗ khi tiếp thu những truyền thống ưu tú của nền văn học cổ điển quá khứ nhà văn đã lí giải chúng theo quan điểm của thời đại mới, của thế giới mới

Sau hơn 44 năm miệt mài lao động sáng tạo, nhà văn đã để lại cho văn học Nga và văn học thế giới một di sản văn học đồ sộ bao gồm nhiều thể loại sáng tác phong phú như: Truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, ký, hồi ký, chính luận mỹ học, văn học, phê bình văn h ọ c ở lĩnh vực nào M.Gorki cũng có những cách tân vĩ đại, góp phần làm nên tầm cao và độ dày phong phú của văn học Nga và văn học thế giới thế kỷ 20

Tìm hiểu sáng tác của M.Gorki ở bất kì thể loại nào cũng có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc làm sáng tỏ những cách tân táo bạo và truyền thống M.Gorki troữg vãn học, truyền thống nhà văn, nhà văn - nhà “nhân học” cách mạng

Trong văn học Nga cũng như trong sự nghiệp sáng tác đổ sộ của M.Gorki, bộ ba tiểu thuyết tự thuật chiếm một vị trí hết sức quan trọng M.Gorki không chỉ miêu tả một cách vô cùng trong sáng thời thơ ấu, thời niên thiếu và thời thanh niên của mình Thật ra đó là chìa khoá để hiểu toàn

bộ sự nghiệp sáng tác của ông là tác phẩm hiện thực xã hội chủ nghĩa cổ điển đặc sắc M.Gorki đã cương quyết vạch trần chủ nghĩa tư sản theo lập trường quan điểm của Đảng, đồng thời cũng khẳng định tương lai vĩ đại của dân tộc Nga

Trang 5

Thời thơ ấu (1912), Kiếm Sống(ỉ915), hợp nhất với Những trường Đại học của tôi(1923), thành một tác phẩm hoàn chỉnh, thành “ một cuốn sử thi

sẽ mãi mãi được nghi nhận” (A.Chekov “lịch sử văn học N ga”- 1988 tr 550) tác phẩm đã thể hiện sự cách tân sáng tạo góp phần hoàn thiện thể loại tự truyện trong văn học Nga và thế giới

Tiểu thuyết tự truyện không phải là một thể loại mới trong văn học Trước kia ở Nga Xan-tư-cốp, Sê-dơ-rin, L.Tônxtôi, Po-ni-a-lôpxki, Akekytônxtôi cũng đã từng sử dụng nó Nhưng M.Gorki đã sử dụng một cách sáng tạo nhiều cái hay trong truyền thống ưu tú của quá khứ, các nhà nghiên cứu nhiều lần nhận định rằng: Xét về mặt miêu tả một cách tế nhị, tinh vi tâm hồn, những đặc điểm tâm lí trẻ con, về nghệ thuật thể hiện nội tâm của nó, bộ ba tiểu thuyết tự thuật của M.Gocki có thể sánh ngang hàng với những tác phẩm thiếu nhi ưu tú của nền văn học Thế giới ” O.M Nuba rop, [49,337]

ở Việt Nam, do những mục đích khác nhau, các công trình nghiên cứu chưa quan tâm đúng mức đến mảng sáng tác này của M.Gorki, cũng như chưa được tìm hiểu giới thiệu một cách toàn diện Mặt khác đi sâu vào nghiên cứu một tác giả ở tầm vĩ đại thế giới M.Gorki cụ thể là bộ ba tiểu thuyết tự thuật của ông là niềm đam mê lớn đối với chúng tôi Vì thế việc tìm hiểu nghiên cứu

“Đặc sắc nghệ thuật bộ ba tiểu thuyết tự thuật của M Gorki” Sẽ giúp

chúng ta nhận thức đầy đủ sâu sắc hơn những cách tân sáng tạo của M.Gorki trong việc góp phần nâng cao, hoàn thiện thể loại văn học này, trên cơ sở ấy làm sáng rõ hơn một số vấn đề lý luận văn học có liên quan

Ngoài ra nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa rất lớn về mặt thực tiễn bởi M.Gorki là nhà văn có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nền văn học trên thế giới Tác phẩm của ông qua bản dịch tiếng Pháp đã đến Việt nam từ

Trang 6

những năm 20 M.Gorki là một trong những tác giả lớn của văn học Nga hiện đang giảng dạy trong một trường Đại học và các trường phổ thông Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu đề tài, góp phần thiết thực phục vụ việc giáng dạy, học tập M Gorki trong nhà trường Việt Nam

2 Lịch sủ vấn đề

M.Gorki - một trong những đỉnh cao của nền văn học Nga và văn học thế giới, đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Riêng ở Việt Nam, trong những tài liệu bằng tiếng việt hiện có ở các thư viện trường Đại học Vinh, thư viện Nghệ An, thư viện viện văn h ọ c chúng tôi thấy:

OềM.Nubarop, trong cuốn Lịch sử văn học (1961) NXB Văn học , Khi đề

cập đến ảnh hưởng của bộ ba tiểu thuyết tự thuật của M.Gorki, đã cho ràng: “

Có lẽ chưa có một tác phẩm nào của M.Gorki lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn học Xô Viết hiện đại như bộ ba tiểu thuyết tự thuật của ông” [49, 246]

Julius Fuxich, nhà văn, nhà hoạt động chính trị của Sec đã nói những lợi tuyệt diệu về bộ ba tiểu thuyết tự thuật của M ệGorki như sau “ Tác phẩm

bộ ba tiểu thuyết tự thuật của M.Gorki là tặng phẩm tốt nhất mà nước XHCN đầu tiên đã tặng cho thế giới” [39, 14]

Trong bài luận văn nổi tiếng “Tinh thần văn học N ga”, Roda Lucxamburg nhà cách mạng Đức nhận xét: “Chú bé này kêu gào như một con chó con bị truy bức, nhe nanh vuốt sắc nhọn trước số mệnh Cái tuổi thơ đầy khốn quẫn, đau khổ, nhục nhã, hoài nghi, lưu lạc, gần gũi với cặn bã xã hội ấy, đã bao hàm tất cả những đặc trưng có tính chất điển hình của cuộc sống của giai cấp vô sản đương thời Chỉ có đọc những hồi ký của M.Gorki mới có thể lường được cái quá trình phát triển kinh tế khủng hoảng của ông

Từ dưới đáy xã hội vươn lên đến đỉnh cao của thế giới quan khoa học, của nghệ thuật thiên tài và sự tu dưỡng văn hóa v ề mặt này, cái vận mệnh cá nhân của M.Gorki là tượng trưng cho giai cấp vô sản Nga Giai cấp này nhìn

Trang 7

bề ngoài thì thiếu văn hoá, thô bạo, dưới thời đế quốc Nga hoàng đã trải qua những thử thách của cuộc đấu tranh tàn khốc và trong một thời gian ngấn ngủi đến kinh người, trong vòng 20 năm, đã trở thành một lực lượng tích cực của lịch sử” [39, 149]

Alecxan Sirvanzade nhà văn Mỹ đã phát biếu ý kiến về tiếu thuyết tự thuật của M Gorki: “ Theo quan điểm của tôi, toàn bộ cuốn sách tượng trưng cho cuộc sống của nhân dân Nga, cuốn sách đã kể về tâm hồn nặng trĩu không chỉ của dân tộc Nga mà của tất cả các dân tộc nói chung” [39, 302]

Trong Lịch sử văn học Nga (1998), NXB Giáo dục, , tác giả Nguyễn

Kim Đính, khi tìm hiểu nghệ thuật tiểu thuyết của M.Gorki đã có nhưng phát hiện chính xác: “Bộ tiểu thuyết của M.Gorki không có một cốt truyện theo nghĩa thông thường quen thuộc trong tiểu thuyết Từ chương này qua chương khác trong suốt ba tập, trước mắt chúng ta, tái hiện lại những cảnh đời, những con người mà Aliôsa từng gặp trên bao chặng đường “phiêu lưu” của mình Đọc qua lượt đầu, có thể tưởng chừng đó là những hồi ức rời rạc, không thật sự gắn bó với nhau Tất nhiên, không phải như vậy Tác phẩm của M.Gorki là một “kiến trúc” rất hài hoà, chặt c h ế ’[7, 550]

Trần Khuyến trong lời giới thiệu cuốn Tuyển tập tác phẩm M G orki

đã có đánh giá như sau :

“Có thể nói rằng tác phẩm tự thuật của M Gorki là một tác phẩm hiện thực xã hội chủ nghĩa cổ điển đặc sắc, bởi vì M Gorki đã cương quyết vạch trần chủ nghĩa lập trường theo quan điểm của Đảng, đồng thời cũng khẳng định tương lai vĩ đại của dân tộc N g a ễ Tuy nhiên rung tâm chú ý của M.Gorki là quá trình hình thành tư tưởng cách m ạng, quá trình con người nhận thức xã h ộ iắ Đó chính là cái sáng tạo mà M Gorki đã đóng góp thêm vào truyền thông văn học vẽ vang của qúa khứ, và chính điều đó đã

Trang 8

Nhìn chung, do những mục đích nghiên cứu và những điều kiện cụ thể khác nhau, các công trình tiêu biểu kể trên chưa đề cập một cách toàn diện, sâu sắc những đặc sắc nghệ thuật của bộ ba tiểu thuyết tự thuật của M.Gorki Đây chính là vấn đề mà chúng tôi muốn hướng tới tìm hiểu trong luận vãn này.

3 N hiệm vụ n ghiên cứu

Luận vãn hướng tới khảo sát những đặc sắc nghệ thuật, những đóng góp riêng của Gorki trong bộ ba tiểu thuyết tự thuật dưới góc nhìn thể loại

Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi tập trung vào khảo sát các phương diện cụ thể sau:

Khảo sát sự vận động của cốt truyện xoay quanh trục kết cấu chính là quá trình hình thành và phát triển nhân cách của nhân vật “tôi” qua chặng đường đời của nó

Tìm hiểu nhân vật “tôi”, nhân vật giữ vai trò nghệ thuật, đặc biệt được xây dựng thàrih nhân vật điển hình độc đáo trong tác phẩm Khám phá cách tổ chức không gian nghệ thuật hết sức linh hoạt, và thời gian nghệ thuật

đa chiều của tác giả trong tiểu thuyết tự thuật

Ở một chừng mực nhất định có thể so sánh, đối chiếu bộ ba tiểu thuyết

tự thuật của Gorki với những tác phẩm tự thuật của các nhà văn khác

4 Phạm vi tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Khi tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa vào cuốn “M.Gorki tuyển tập tác phẩm”, NXBVHTT, 1992, trong đó gồm:

Thời thơ ấu (1912)

Kiếm sống (1915)

Những trường Đại học của tôi (1923)

Trang 9

Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã vận dụng một số phương pháp chủ yếu sau :

Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp thống kê - phân loại

Phương pháp so sánh - đối chiếu

5 Đóng góp của luận văn

Việc khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn Nga vĩ đại M.Gorki đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học trên thế giới quan tâm Nhưng

ở Việt Nam, để có một cái nhìn toàn diện hơn về toàn bộ sáng tác nói chung

và về bộ ba tiểu thuyết tự thuật nói riêng của Gorki thì vãn cần một sự tiếp tục Trong điều kiện tư liệu khó khăn, với khả năng hạn chế của mình, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về đặc sắc nghệ thuật bộ ba tiểu thuyết tự thuật của Gorki và những đóng góp riêng của ông cho thể loại đặc biệt này Đồng thời, ở chừng mực nhất định, so sánh Gorki với các nhà văn khác để thấy những nét tương đồng và khác biệt giữa họ, qua đó phần nào thấy được

sự phong phú, muôn vẻ của các cá tính sáng tạo trong cùng một thể lại văn học Đó chính là những đóng góp mới mẻ, hết sực khiêm tốn của luận văn

6 Cấu trúc luận văn

Tương ứng với những nhiệm vụ đã được đặt ra, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn triển khai thành 3 chương:

Chương 1: Cốt truyện vận động xoay quanh trục kết cấu chính: quá trình

hình thành và phát triển nhân cách của nhân vật “tôi”

Chương 2: Nhân vật “tôi”- một sáng tao nghệ thuật độc đáo.

Chương 3: Không gian, thời gian nghệ thuật linh hoạt, đa chiều

Trang 10

Chương 1 - CỐT TRUYỆN VẬN ĐỘNG XOAY QUANH TRỤCKẾT CẤU CHÍNH: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN

NHÂN CÁCH CỦA NHÂN VẬT “T Ô I ”

1.1 Khái niệm cốt truyện

Vấn đề cốt truyện từ lâu đã được nghành tự sự học quan tâm và coi

là một trong những yếu tô" cơ bản đ ể tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm văn xuôi M ột m ắt xích quan trọng đ ể tạo n ên kết cấu tác phẩm tự sựễ Đã có nhiều ý kiến khác nhau về khái n iệm cốt truyện

Theo “ 150 thuật ngữ văn h ọ c ” của L ại N gu y ên Ẩn, cốt truyện là sự

phát triển hành động, tiến trình các sự việc, các biến c ố trong tác phẩm tự

sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình Cốt truyện là m ột phương

diện của hình thức nghệ thuật Chính hệ thông biến c ố (tức cốt truyện) đã

tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sông được m iêu tả trong tác phẩm Tính truyện (có cốt truyện) là một phẩm chất có giá trị quan trọng của văn học sân khấu điện ảnh và nghệ thuật cùng loại Trong thể loại văn học cốt truyện là thành phần quan trọng của tự sự và kịch, nhưng thương không có mặt trong-các tác phẩm trữ tình, c ố t truyện tạo ra môi trường hành động cho nhân vật và cho phép tác giả thể hiện và lý giải tính cách của chúng M.Gorki coi cốt truyện là hệ thông các quan hệ qua lại của các nhân vật,

là “lịch sử sự phát triển và sự tổ chức một tính cách nào đ ó ” Cái dệt nên cốt truyện là hành động của các nhân vật c ố t truyện có chức năng quan trọng là bộc lộ các m âu thuẫn của đời sông, tức là th ể h iện xung đột v ề phân loại cốt truyện, người ta nêu ra kiểu cốt truyện “b iện n i ê n ” và kiểu cốt truyện “đồng t â m ” hoặc cốt truyện “li t â m ” và côt truyện “hướng

tâ m ” Cốt truyện được xây dựng bằng nhiều b iện pháp k ế t cấu khác nhau Trình tự thông báo với người đọc về các sự k iện d iễn ra, việc nhân mạnh

Trang 11

những liên hệ bên trong mang ý nghĩa và cảm xúc giữa các sự kiện - là phạm vi kết cấu của truyện.

G.N.poxpelov trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học (1998) NXB

Giáo dục

Cho rằng: “Các tác phẩm tự sự, kịch, m iêu tả các sự kiện hành động trong đời sông nhân vật diền ra trong không gian và thời gian được gọi bằng thuật ngữ cốt truyện Cốt truyện được hình thành chủ yếu là nhờ các hành động của nhân vật, là sự th ể hiện các cảm xúc, ý nghĩa, ý định của con người vào các hành động vận động, các lời nói được phát ra bằng cử chỉ nét m ặ t” [19, 179]

Nhưng hướng nghiên cứu cốt truyện của các nhà lý luận thuộc trường phái cấu trúc J.Lotman trong công trình “cấu trúc văn bản nghệ

thuật” coi “vấn đề cốt truyện là một trong những v ấ n đề cơ bản tạo nên

kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ ”

Trong cuốn Lý luận văn học (1997) NXB G iáo dục, của Hà Minh

Đức khi bàn về cốt truyện ông cho rằng: “Cốt truyện là m ột hệ thông các

sự kiện phản ánh diễn biễn của cuộc sông và nhất là các xung đột một cách ng h ệ thuật các tính cách hình thành và phát triển trong những mối liên hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng của tác

phẩm ” [íẠ, 254]

ở cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (1992) NXB G iáo dục của nhóm

tác giả Lê Bá Hán, T rần Đình sử , N guyễn Khắc Phi đi đ ế n kết luận :

“Cốt truyện là một hệ thông sự kiện cụ thể được tố" chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch Cốt truyện không phải là yếu của mọi loại tác ph ẩm văn học Côt truyện là một hiện tượng phức tạp Trong thực t ế v ăn học cốt truyện các

Trang 12

tác phẩm hết sức đa dạng, kết tinh truyền thông văn hóa của m ỗi dân tộc, phản ánh những thành tựu văn học của mỗi thời kỳ lịch sử thể h iện phong cách tài năng của rthà văn v ề phương diện k ế t câu và quy mô nội dung, nhìn chung có thể chia cốt truyện thành hai loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tu y ế n ” [21, 254]

1.2ẽ Kết cấu cốt truyện biên niên xuyên suốt cả tập tiểu thuyết tự

thuậtề

Cốt truyện biên niên là cốt truyện có môi liên hệ thời gian lấn át trong các sự kiện Tính biên niên của cốt truyện khiến các sự kiện và hành động có thể không thật gắn bó với nhau, và đây là điều mở ra khả năng cho sự miêu tả thực tại nhiều bình diện

Kết cấu cốt truyện biên niên xuyên suốt cả ba tập tiểu thuyết tự thuật của M.Gorki v ề cơ bản, những hồi ức chủ y ế u được thuật lại với khá nhiều những biến cố, những sự kiện, những cảnh đời, những con người theo dòng thời gian sông và lớn lên của nhân vật "tôi"

ở Thời thơ ấu, cắc sự kiện, hành động được tổ chức xoay quanh quá

trình sống của nhân vật “tô i ” từ lúc 4 tuổi đ ế n 10 tuổi, phải trải qua và

chứng kiếq, rất nhiều những những b iến c ố Trước h ết là cái chết của

người bố thân yêu Aliosa đau xót kể lại “trong một gian phòng chật hẹp tranh tối tranh sáng, bố tôi mặc bộ quần áo trắng nằm ngay dưới sàn thân hình bố tôi dài lạ thường nom rất kỳ quái, hai tay dịu dàng nghiêm nghị để trước ngực, những ngón tay co quắm, hai đồng xu đen tròn bằng đồng che kín cặp mắt vui tươi của bố tôi khuôn mặt vẫn hiền từ, từ nay tối sầm lại” [39, 15]

Aliosa Pescov không thể nào quên được cái ngày hôm đó, “M ột ngày mưa tại nghĩa địa hoang vắng người ta hạ quan tài bô'tôi x u ố n g ” [39, 18] Tiếp đến là cái chết của người em ruột vì b ệ n h dịch tả Hình ảnh

Trang 13

“xác em tôi bọc trong một m ảnh vải trắng có dây thắt đ ỏ ” luôn ẩn hiện trong tâm trí Aliosa, làm cậu cảm thấy đau đớn mỗi khi nhớ lại v ề sông với ông bà ngoại, Aliosa bị ông ngoại đánh đến rộp da, tứa máu phải vào bệnh viện, “ông đánh tôi cho đến khi ngất đi M ấy ngày liền tôi ốm, phải nằm sấp trên một chiếc giường rộng nóng bức, trong một căn phòng nhỏ chỉ có một cửa sổ và m ột ngọn đ èn đỏ tù mù suốt ngày đ ê m ở góc phòng, những ngày đau ốm là những ngày đáng nhđ nhất của đời tôi Trong những ngày đó, chắc tôi đã lớn lên rất nhiều và cảm thấy như có cái gì đó khác thường Từ đó trở đi tôi đâm ra lo lắng đốì với mọi người và h ế t như người ta đã lột mất lớp da ở trái tim tôi đi n ê n nó trở nên h ế t sức nhạy b én với mọi nỗi đau và sỉ nhục dù là tôi hay người khác phải c h ịu ” [39, 4 2 ]ệ

Chứng kiến cảnh đánh lộn nhau trong gia đình, cậu M i-kha-in lồng lên như một con chó dại vác gậy xông vào phá nhà, đánh ông ngoại, đánh

cả vào tay bà chỉ vì đòi phân chia tài sản Tận mắt chứng kiến cái chết khủng khiếp của vợ cậu I-a-cốp do chính bàn tay của chồng “hắn rình lúc

vợ ngủ, lấy chăn trùm kín đầu vợ rồi đè lên, đánh tụi bụi cho đến c h ế t” [39, 42]

Cái oịiết thê thảm của anh thợ TxƯganoc, nhân vật “ tô i” kinh hoàng khiếp đảm ễ “anh Txiíganoc nằm ngửa trên sàn nhà Những vạch sáng từ các cửa sổ chiếu vào đầu, vào ngực vào chân anh T rán anh sáng lên kì lạ lông mày rướn cao, cặp m ắt lác nhìn chăm chăm trên trần nhà đen sẫm, cặp môi thâm run run, sùi ra lớp bọt m àu hồng, máu chảy từ góc môi theo

má xucing cổ và đổ xuống sàn, máu chảy ròng ròng từ dưới lưng anh Chân anh duỗi thẳng một cách vụng về và chiếc quần rộng dính bệt xuống sàn nhà Những dòng máu chảy qua những v ệt sáng và chảy dài phía ngưỡng c ử a ” [39, 69]

Trang 14

Những sự kiện tiếp theo là ông bắt đầu bán nhà, chia gia tài cho các cậu Ong ngoại có đếnbSÍĩlần bán nhà, nhưng mỗi lần bán nhà thì căn nhà mới của ông ngày càng chật hẹp và tồi tệ hơn Gia tài của ông bà ngày càng ít đi Lần cuối ông bán nhà chia tài sản cho bà toàn là những chai lọ, ông tước hết đồ đạc, quần áo, áo choàng lông cáo của bà đem b án lấy tiền

đó cho người con nuôi vay lấy lã iẽ M ọi thứ trong nhà ông đều bán và chia

ra hết

Lòng thương bà như được nhân lên gấp bội, từ trong ý thức cậu bé nghĩ cách kiếm tiền đ ể giúp bà “tôi cũng bắt đầu kiếm tiền, cứ đến ngày chủ nhật và ngày lễ là tôi dậy sớm Với lấy cái bị và đ ến các sân nhà, góc phố để nhặt xương bò, giấy vụn, đinh, cả những ngày thường cứ tan học là tôi đi nhặt, thứ bảy nào tôi cũng đi bán các thứ linh tinh cũng được chừng

30 hoặc 50 copec Bà khen tôi n g o a n ” [39, 275]

Sự kiện cuối cùng kết thúc tập Thời thơ ấu là cái chết của người mẹ bất hạnh “mẹ tôi chết vào một ngày chủ nhật tháng tám khoảng gần trưa Buổi sáng trước khi mất mẹ tôi ngoắt tôi lại dặn dò và xin nước uốngề Tôi múc ở trong thùng một chén nước Mẹ tôi ngóc đầu lên vẻ khó nhọc Nhấp một tí nước^ồi đưa bàn tay lạnh toát ẩy tay tôi ra Và thở dốc sau đó Mẹ tôi nhìn các tượng thánh ở góc nhà, rồi đưa mắt nhìn tôi, đôi môi mấp máy như mỉm cười rồi từ từ buông hàng mi dài xuống m ắtễ hai khỉru tay của mẹ khép chặt vào sườn và hai bàn tay vừa khẽ động đậy các ngón, vừa lần lên ngực, nhíc đến gần cổ họng Một bóng đen lướt trên khuôn mặt mẹ tôi như ăn sâu vào khuôn mặt Mồm mẹ tôi há ra như tỏ vẻ ngạc nhiên, nhưng hơi thở thì không còn nghe thấy nữa tôi đứng rất lâu với chiếc đèn trong tay bên giường mẹ, nhìn khuôn mặt mẹ tôi đang đờ ra và xám lại” [39, 292]

Trang 15

Và Aliosa bị ông ngoại đuổi ra khỏi nhà Sau khi chôn cất mẹ tôi được mấy hôm, ông tôi báo: “này Lecxec mày không phải là cái mề đay, mày không thể lủng lẳng mãi trên cổ tao mày hãy đi vào đời mà kiếm sống” [39, 294]

Thế là Aliosa bắt đầu vào đời bằng hai bàn tay trắng lang thang kiếm sống, đương đầu với mọi thử thách, mọi nỗi đắng cay và nhục nhã

Sự vận động của cốt truyện vẫn tiếp tục theo chiều tuyến tính trong những tập tiếp theo Các sự kiện, hành động lần lượt được tái hiện theo dòng chảy của cuộc đời Aliosa Môi trường hoạt động của nhân vật trung tâm

được mở rộng hơn, không còn hạn hẹp trong phạm vi gia đình Trong Kiếm sống, Aliosa làm “thằng n h ỏ ” ở một hiệu dày “thời tr a n g ”, ơ đây cậu bị

đối xử tệ mạt m ộ t'cách tàn bạo những người cùng làm luôn bày trò hại cậu, còn khi bọn họ còn bỏ chiếc đanh ghim vào trong giày đ ể khi cậu đánh giày thò tay vào là bị đanh ghim đâm chảy máu T iếp đến là một sự kiện mà cậu cảm giác như đó là một cơn ác mộng “ trước bữa ăn trong khi nấu một nồi súp bắp cải trên bếp cồn, vì m ải m ê suy nghĩ đ ể canh sôi sục, tôi bèn vội tắt lửa và lật đật đổ cả canh lên tay, th ế là người ta đưa tôi vào nhà thương” [39, 325]

Sau đó bà ngoại thấy thương quá lại đem về nuôi, phải vào rừng kiếm củi, hái nấm, bẫy chim đ ể sinh sông Sự k iện tiếp theo mà có lẽ Aliosa không thể nào quên được trong tuổi thơ niên thiếu của mình đó là cái chết của người em trai Colia (cùng mẹ khác cha) chết lặng lẽ như một ngôi sao nhỏ giữa bình minh “một hôm tôi đang nằm trên mái nhà, thì bà tôi gọi xuống Bà hất đầu về phía chỗ nằm của mình và nói khẽ: Colia chết rồiệ Thằng bé đã rời khỏi chiếc gối và nằm trên m ột m iếng nỉ, gần như trần truồng, da xám lại Chiếc áo cuốn lên đ ế n cổ hở cái bụng trương phồng ra Hai chân nhỏ khòng khòng của nó đầy m ụn l ở ” [39, 353]

Trang 16

Nhưng được một thời gian ông ngoại lại bắt về ở cho cậu con trai Ma-tơ-ri-ô-na em ruột của bà dì, làm đủ mọi việc trong nhà như một con sen “Tôi phải làm việc rất nhiều: thứ tư lau sàn bếp, đánh ấm xam ôva và các đồng hồ, thứ bảy lau sàn nhà và cả hai chiếc cầu thang Tôi chẻ củi và mang đến bếp lò, rửa bát đĩa, nhặt rau, đi chợ với mợ chủ ” [39, 372].

Nhưng như th ế vẫn còn chưa đủ đôi với bà gì tham lam độc ác M ột hôm Aliosa đang ngồi học vẽ Bà gì vào hỏi với giọng chẳng lấy gì làm tốt đẹp “mày muôn vẽ à, rồi túm lấy tóc tôi, bà đập đầu tôi xuông bàn khiến tôi dập cả mũi lẫn môi rồi bà vừa nhảy chồm chồm, vừa xé tan tờ giấy vẽ, vứt hết các dụng cụ ra s à n ” [39, 378]

Chưa hết lần khác bà còn lấy nước cvax đổ lên bản vẽ của cậu Các

sự kiện liên tiếp cứ xoáy sâu bám chặt lấy cậu Đó là những cảnh dâm đãng, trụy lạc không kìm c h ế nỗi của đám trai khỏe mạnh, những cảnh đánh nhau của lính tráng, có lúc đánh cả thợ đấu, thợ mướn của nhà chủ, những cuộc cãi vã, chửi rủa nhau diễn ra liên hồi Không chỉ bị bà gì hành

hạ, đánh đập, Aliosa còn bị cậu Victor đôi xử tệ m ạt làm tình làm tội “bắt ngày ba lần đánh giày cho c ậ u ” không chịu được cảnh đày đòa xúc phạm ấy

Mùa xuân năm ây, vừa tròn 12 tuổi, Aliosa bỏ trôn khỏi nhà bà dì, làm công việc rửa bát trên tàu “Đ ô b rư i”, bắt đầu những ngày cùng con tàu lênh đênh trên dòng sông Vôn Ga m ênh m ô n g ễ T ầm m ắt nhân vật tôi được mở rộng hơn, đến nhiều b ến cảng, nhiều thành phô, gặp gỡ nhiều người như bác đầu bếp Xmurưi,bác phụ bếp Iacov Ivanưtr, anh thợ rửa bát Macxim và gã hầu bàn X ergei lưng gù Sông ở trên tàu cậu lại được chứng kiến nhiều vụ ẩu đả, những trò ăn cắp tàn sát lẫn nhau của những thủy thủ và hành khách họ ăn nói xô bồ, tục tĩu, nhô" nhăng, tât cả bọn họ đều sông một cách đểu giả ác bạc

Trang 17

“Các thủy thủ chạy lại, túm lấy cổ áo từng người, nện lên đầu họ, rồi quật họ xuống sàn tàu Còn đôi với hành khách hạng ba thì bọn chúng lấy tay nện vào đầu họ lặng lẽ ngã lăn quay ra trên sàn tàu như những cái bao tải Những cuộc hỗn loạn như th ế diễn ra liên tục trên t à u ” [39, 433].

Nhưng cuộc đời vẫn chưa chịu buông tha cho cậu bé 12 tuổi này Làm trên tàu không được bao lâu bị vu oan là ăn cấp ấm chén của chủ và

bị thải hồi Như một vòng tròn nghiệp chướng, thất nghiệp,nhân vật “tô i“ lại trở về nhà ông bà ngoại Bà ngoại mở rộng vòng tay nhân ái đón nhận

“bà ngoại âu yếm đón tôi, và đi đặt ngay ấm X am ovar Ong ngoại hỏi tôi

vẻ diễu cỢt như mọi khi Có đ ể được nhiều vàng không Trông thấy tôi hút thuốc, ông thét lên “M ày hút thucíc à ” [39, 438]

Và các sự kiện là bắt đầu ông xô người về phía Aliosa, hai tay xương xương cứng rắn vươn ra cặp m ắt long lên sòng sọc Cậu chồm dậy húc đầu vào bụng ông làm ông ngã xuống sàn nhà m ồm há hốc ra m ắt nhấp nháy vẻ kinh ngạc “th ế là ông đánh tôi m ột trận T ôi vùng thoát, bỏ chạy ra vùng n g o à i” [39, 439]

Sau khi được bà khuyên giải Aliosa cảm thây lời nói của bà “như một dòng nươc nóng đã rửa sạch lòng tôi Những tiếng thì thào thân m ật

đó làm tôi cảm thấy vừa nhẹ nhõm vừa hổ t h ẹ n ” [39, 441]

Sau đó là những chuỗi ngày Aliosa đi bẫy chim bán lấy tiền, có khi đi cách nhà đến mười cây sô" Một hôm Aliosa trông thấy cảnh tàn nhẫn bỉ ổi, đồi bại của một anh chàng Cozac đấm vào mặt một người đàn bà - người vừa

đỡ anh dậy sau cú ngã Sau đó “anh ta ôm ngay lưng người đàn bà, quang bà

ta qua lan can xuống sườn dốc rồi nhảy theo bà ta Tôi rụng rời tay chân đứng yên không nhúc nhích nghe tiếng váy áo bị xé soàn soạt ở phía dưới chân, tiếng anh Cozac gầm gừ và tiếng lắp bắp trầm trầm đứt quảng của người đàn bà, bà ta kêu lên một tiếng thật to và đau đ ớ n ” [39, 405]

Trang 18

T h ế những cuộc đời chẳng chút bình yên Những sự kiện nôi tiếp sự kiện cứ bám đuổi cuộc đời Aliosa Đó là vào m ột ngày khi tuyết bắt đầu rơi ông ngoại tàn nhẫn lại bắt cậu quay về nhà bà dì, lại rơi vào cái ổ nhơ nhớp kinh người Mọi người ở đây vẫn t h ế họ thường xuyên diễu cợt Aliosa Có lúc bôn, năm người vừa ăn vừa đay nghiến cậu bằng đủ mọi giọng lưỡi của mình Nhưng Aliosa không hề b ận tâm đ ế n những chuyện

đó Cậu bắt đầu tìm đến với sách Cậu đọc sách m ột cách say mê nhưng

bà gì quái đản đã tìm lục và xé nát những quyển sách của cậu Tuy vậy vẫn không làm lay chuyển được lòng ham đọc sách của Aliosa M ột lần khác bà còn đánh cậu một trận nên thân “bà già cầm một nắm đóm gỗ thông vụt tối, làm vồ sô" dầm cắm sâu vào gia lưng tôi, đ ế n chiều lưng tôi sưng vù lên như một cái gốì Trưa hôm sau cậu chủ chở tôi đến nhà thương Bác sĩ nhổ ra được bôn mươi hai chiếc d ằ m ” [39, 495]

Sự kiện đó làm Aliosa nhớ mãi và không thể nào qu ên được cho đến tận bây giờ, mỗi khi nhớ lại Aliosa cảm thấy nhói đau trong tim mình

Và cứ th ế theo dòng thời gian tuyến tính của cốt truyện, các sự kiện lại nối tiếp nhau theo cuộc đời nhân vật “t ô i ”

Đến 14 tuổi, nhân vật “Tôi rời bỏ căn nhà bà dì đi làm nghề rửa bát trên tàu “P ecraơ”, làm được vài tháng lại xin vào học việc trong một xưởng làm tượng thánh, ở xưởng làm tượng thánh nơi buôn bán chúa quay quắt xảo trá, nhân vật “tô i” cảm thấy những thương gia quản lý của khu buôn bán đều sống một cuộc đời bất thường đầy những trò tiêu khiển ngu xuẩn và độc ác, “tôi có cảm tưởng như mọi người nhất là những người dân quê sông để làm trò tiêu khiển cho khu buôn bán này Hầu như bọn họ luôn luôn đem con người ra giễu cợt mà làm cho anh ta lúng túng đau đớn Một điều lạ là những trang sách mà tôi đã đọc qua đ ề u không nói đ ến cái khuynh hướng đôn m ạt phổ biến ấ y ” [39, 568]

Trang 19

Aliosa bắt đầu tìm đến với sách và th ế giới văn học đã nhanh chóng

mở rộng tầm mắt đến nhiều chân trời mới, xoáy sâu vào n<ấi đau xót mà chính anh đã từng nếm trải, khơi dậy những ước mơ, những khát vọng mạnh mẽ trong tâm hồn anh

Tuổi thiếu niên đi qua những trang sách của cuộc đời thực và những trang sách của sáng tác nghệ thuật cứ tiếp như những đợt sóng m ạnh m ẽ, tung vỗ vào tâm hồn Aliosa như những đợt sóng dạt dào, tung vỗ vào tâm hồn cậu cả những rác rỡi ghê tởm Mười lăm tuổi đầu mà cậu thấy mình như đã sông rất lâu rồi, như mình đã làm m ột người đứng tu ổ iỂ

v ẫ n theo trục kết cấu b iên niên của tác phẩm , ở Những trường Đ ại học cuả tôi, những sự kiện, những b iến c ố tiếp theo trong cuộc đời của

Aliosa được tái hiện một cách chân thực và cảm động Đó là vào năm

1984, Aliosa bước sang tuổi thứ 16, quyết tâm đ ến Cazan, một trung tâm văn hóa, nơi những chiến sĩ dân túy đang hoạt động m ạn h mẽ, được một người bạn giúp đcf, anh hăm hở, phấn khởi, hy vọng vào trường Đại học Cazan, tham gia vào nhóm hoạt động cách mạng Đ ể k iế m sông, nhân vật

“tôi” làm công việc bốc vác; “Tôi cũng khuân, cũng ném rồi lại kéo, chạy Tôi^cảm thấy rằng cả bản thân và mọi v ật đ ề u quay cuồng trong một vũ điệu sôi n ổ i” [39, 775]

Tình yêu lao động đã giúp Aliosa nhận ra rằng: “đ ê m hôm ấy tôi đã sống trong một niềm vui mà trước kia tôi chưa hề n ế m trải, trong thâm tâm tôi muôn được sông suốt đời trong trạng thái ph ấn khởi như điên cuồn

ấy của lao đ ộ n g ” [39, 775]

Sau đó đến làm việc cho một cửa hiệu nhỏ bán thực phẩm, làm từ 6 giờ tối cho đến trưa hôm sau

Mười tám tuổi đi qua lúc nào Aliosa không chú ý nữa anh chỉ cảm thấy mình cứ phải đi trong đám sương mù dày đặc của “th u y ế t” này “th u y ết” nọ

Trang 20

Ấnh sáng con còn ở đâu đấy rất xa, chưa soi thấu nơi này nhiều lúc anh cảm thấy xung quanh như trống rỗng, hoang vắng, lạnh ngắt Hình như anh vẫn côi cút bơ vơ chư có điểm tựa nào để đứng cho vững.

Giai đoạn này có rất nhiều sự k iện quan trọng d iễn ra đối với Aliosa Đó là tin từ Pe-tec-bua dội về Cazan M ột nhóm sinh viên cách mạng thuộc “phái khủng bô"” của đảng “dân ý ” âm mưu sát hại Nga Hoàng A.lêch-xan-đrơ đệ Tam bị bắt, năm người khác bị k ế t án treo cổ Chính quyền chuyên c h ế của dòng họ R ô-m a-nốp tăng cường khủng bô", tàn sát để hòng bóp chết mọi sự chông đốì, giữ vững ngai vàng đã mục rữa của chúng Căn nhà của Đ ê-ren-cốp bị cảnh sát ngày đ ê m rình mò, m ột sô" sinh viên bị bắt giam Trong trường C azan dẫy lên phong trào chông bắt

bớ, khủng bô" Aliosa lúc này chưa biết chính chàng sinh v iên trẻ tuổi v la - đi-mia-Ư-li-a-nốp người thầy, người đồng chí L ên in sau này của mình đã giữ vai trò quan trọng trong phong trào của sinh v iê n C azan lúc bấy giờ

Một sự kiện nữa làm Aliosa vô cùng đau đớn khi thấy trước phong trào phản đối của sinh viên, chính những người thợ bán h mì của X ê-m i-ô- nôp lại rủ nhau đi đánh anh em sinh viên - người đã đứng ra b ảo vệ quyền lợi cho họ Họ kéo nhau đi hăm hở, giận dữ, vui nhộn Aliosa thấy rõ giữa những người dân túy đang có sự rạn nứt n g h iêm trọng về chủ trương đường lối, một số người dân túy đã không tin tưởng v ào cách mạng trong những ngày này Aliosa rơi vào tâm trạng khủng k h o ản g dữ dội và càng nhân lên gấp bội khi nhận được tin như sét đán h đó là sự ra đi vĩnh viễn của người bà muôn vàn kính yêu Anh đau xót đ ế n nỗi không khóc được nữa, một thoáng băng giá choáng ngỢp cả tâm hồn T ấ t cả xung quanh

như giá ngắt hoang vắng lạ kỳ “đêm hôm ây tôi ngồi trên đông củi ở

ngoài sân tôi cảm thấy muốn k ể cho m ột người nào đó nghe về bà tôi, nói cho họ biết bà tôi là một người tốt bụng và thông minh như th ế nào Bà là

Trang 21

một người mẹ của tất cả mọi người Tôi đã m ang rất lâu trong lòng cái nguyện vọng đau khổ đ ó ” [39, 818].

Lại tiếp tục một chuyện đau buồn nữa dồn dập đến N hiều người mà nhân vật “tô i” quen biết bị bắt, một sô" người khác ch ết trong cảnh quẫn bách Đau khổ cả về vật chất lẫn tinh thần, một không khí tu y ệt vọng, rờn rỢn lạnh giá cứ như đời đời bao trùm lê n cuộc sông

Ngày 12 tháng chạp, năm 1887, Aliosa tự sát b ê n dòng sông Cazan, được đưa đến bệnh viện và được cứu sông, rồi trở lại làm việc ở xưởng bánh mỳ của Dêrencôp Nhớ lại những ngày ở b ện h viện những người thợ

lò bánh mì Xê-mi-ô-nôp đến thăm hỏi, động v iên Aliosa xúc động nhìn những gương mặt đáng yêu làm sao và thấy mình có m ột quyết định sai lầm ngu ngốc Một niềm vui lớn dạt dào trong tâm hồn Aliosa là khi thấy bên cạnh mình là những người thân y ê u thật sự Và người đó cũng chân thật tin yêu mình đó là Rôm ax người dã giúp anh giải đáp những băn khoăn suy nghĩ bấy lâu nay

Trong giai đoạn này, nhân vật “tô i’ tiếp tục tham gia hoạt dộng cách mạng tiến hành việc giác ngộ tư tưởng cho người Mujic, giúp họ thây được chính họ là lực lượng trụ cột của đất nước, họ có quyền lựa chọn cấp ■ ễ *trên cho tầng lớp mình Đ ể “ giác ngộ lý t r í ”, Aliosa tiếp tục cuộc hành trình “nhìn khắp mọi nơi, thăm dò mọi c á i ” của mình

Cuối mùa thu 1888, Aliosa đ ến Xa-rit-xƯng, chạy vạy xin xỏ m ãi được giao nhận cái “chức v ụ ” gác kho của nhà ga Đ ô-brin-ca từ 6 giờ chiều hôm nay đến 6 giờ sáng hôm sau Sông được vài tháng ở nhà ga buồn tẻ đó, anh cảm thây nặng nề, buồn tẻ chán n g ắ t quá lại xin về làm ở

ga Bô-ri-xô-glep-xcơ phụ trách trông coi các tấm vải b ạ t che hàng, các bao đựng hàng Được ít lâu sau anh lại bị đổi về là m thợ cân hàng ở ga Cru taia nằm ngay trên nhánh đường sắt V ônga-đôn

Trang 22

Sự kiện cuối cùng kết thúc bộ tiểu thuyết là vào tháng 4 năm 1889, lúc này Aliosa đã 21 tuổi, bỗng nẩy ra ý định đi gặp L.Tônxtôi Nhưng lần

đó nhà văn thiên tài tương lai của cách m ạng vô sản Nga đã không gặp được nhà văn vĩ đại mà cả tâm hồn trái tim gắn bó tha thiết với người Mujic cần cù đói khổ

1.3ệ Cốt truyện đồng tâm k ết hợp chặt chẽ với k ết cấu cốt truyện biên niên vận động xoay quanh trục k ết cấu chính: quá trình hình thành và phát triển nhân cách của nhân yật “ t ô i ”.

Cốt truyện đồng tâm là môi liên hệ nhân quả giữa các sự kiện chiếm ưu th ế lại mở cho nhà văn những viễn cảnh khác Sự thông nhất của hành động cho-phép tình huống xung đột nhất định T h ê m vào đó cốt truyện đồng tâm hơn hẳn các cốt truyện b iện niên trong việc tạo tính nhất quán và trọn vẹn hình thức nghệ thuật của tác p h ẩ m chúng có nhiều chức năng cấu trúc nổi bật

Vì vậy, nhà nghiên cứu lý luận chú ý đ ế n cốt truyện có hành động thống nhất hơn Sự cấu tạo của cốt truyện đồng tâm chiếm ưu th ế trong kịch, yếu tô" đồng tâm cũng có m ặt trong: sử thi, tiểu thuyết, truyện dài

Trong bộ ba tiểu thuyết tự thuật của M Gorki, k ế t cấu cốt truyện đồng tâm được kết hợp chặt chẽ với kết cấu cốt truyện biên niên, sự trưởng thành của nhân vật-“tô i” - con người lớn lên từ trong lòng nhân dân, thấm sâu những khát vọng của nhân dân, háo hức tìm tòi đ ể vươn tới thành con neười tiên tiến Hình tượng của con người này không tách rời hình tượng nhân Nga trong quá trình vận động âm ỉ nặng nề hướng tới cuộc cách mạng xã hộiệ Tâm điểm của cốt truyện đồng tâm là m ối quan h ệ tương tác phức tạp, đa chiều giữa nhân vât “tô i” với môi trường sông xung quanh và theo đó là sự hình thành, phát triển nhân cách cá nh ân của nó v ề mặt cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, tất cả các tình tiết cốt truyện, các sự kiện, biến

Trang 23

cố, cảnh đời, con người đều được đặt trong mối quan hệ tương tác phức tạp, vận động không ngừng, giữa nhân vật "tôi" với thế giới bên ngoài M.Gorki không miêu tả trực tiếp qua suy nghĩ, tìm tòi của Aliosa người đọc thấy được những sức mạnh sáng tạo của nhân dân đang bị đè nén, trói buộc,

âm ỉ cuộn trào đòi giải phóng Trong nhân dân đang dẫy lên khát vọng tìm tòi hướng tới xã hội tiến bộ

Trong Thời thơ ấu, mối quan hệ tương tác ấy chủ yếu diễn ra giữa

nhân vật Aliosa Peskov với môi trường sinh hoạt gia đình Những người thân trong gia đình Aliosa Peskov phân ra thành hai cực thiện - ác mà tiêu biểu

là bà và ông ngoại Cả hai đều tác động dữ dội đến tâm hồn còn ngây thơ trong trắng của cậu bé Bà ngoại Aculina nhân từ, đôn hậu đã dìu dắt cậu khôn lớn trưởng thành Với cậu bà không chỉ là một người bà theo đúng nghĩa của nó mà bà còn là một người mẹ, m ột người thầy, đôi khi như một người bạn tri ân Bà khơi dậy trong tâm hồn Aliosa lòng say mê văn học qua những câu chuyện cổ tích, thần thoại của bà Chính những dòng sữa nghệ thuật dân gian ấy nhẹ nhàng chạy vào tâm hồn ngây thơ giàu tưởng tượng của Aliosa Bà có biết đâu rằng bà đang nuôi dạy m ột bản lĩnh nghệ thuật độc 4ạo, to lớn của đất nước của thời đại Lời k h u y ê n của bà “phải đọc sách Nga mới hiểu được con người và xã hội N g a ” đã theo Aliosa đi suốt cuộc đời và như một động lực thúc đẩy cậu đọc sách Càng ngày cậu càng say mê đọc sách hơn Ngược lại ông ngoại Casirin lại là kẻ tham lam hung dữ tính khí bất thường hiện thân của sự độc ác, ông thường căn dặn những lời giáo huấn ghê gớm “người với người là thù địch hung dữ nhất Mày phải xảo quyệt như th ế tốt hơn còn thật thà chỉ là ngu n g ố c ” ngay từ ngày đầu gặp ông cậu đã cảm thấy ông là m ột kẻ thù Những phản ứng trở lại của Aliosa đối với môi trường sống xung quanh cũng không kếm phần căng thẳng, quyết liệt M ột hôm cậu chơi với lũ trẻ con nhà quý tộc, lão đại

Trang 24

tá trông thây, dắt tay cậu dẫn về nhà ông ngoại, lão quát tháo ầm ĩ cả nhà, một lúc sau cậu bị ném ra sân Cậu đem chuyện đó k ể với bác Piot Bác bảo cậu: “mày chơi với lũ con nhà quý tộc, lũ rắn non ấy làm gì, chơi với chúng nó đã thấy sướng chưa ! bây giờ mày đi mà n ệ n cho chúng nó m ột trận còn chờ gì n ữ a ” [39, 177].

Bác nói như th ế rất lâu Bực mình vì trận đòn lúc đầu cậu nghe bác nói có vẻ đồng tình nhưng bộ mặt nhăn nheo của bác cứ rung rung mỗi lúc trông một khó chịu thêm và làm cậu nhớ lại rằng “những đứa trẻ kia cũng

sẽ bị đánh” cậu phản đối lời đề nghị của bác Piot m ột cách khẳng khái

“đối với cháu chúng không có tội gì cả T ại sao cháu lại phải đánh chúng

nó Chúng tốt lắm Bác chỉ toàn nói láo thôi [39, 177]

Nhân vật trung tâm của tác phẩm đã phải chịu sự tác động cả từ hai phía theo những chiều hướng khác nhau

Sau khi bô" mất Aliosa cùng mẹ về ở với gia đình ông bà ngoại, được sông trong vòng tay ấm áp, trìu m ến của bà ngoại nhân hậu, nhưng cũn? bị rơi vào một không khí u ám, luôn dày đặc một nỗi h ằn thù khó hiểu giữa người này với người nọ Người lớn ác, tre7nhỏ cũng ác, gây cho

ai cái gì đau đớn tủi nhục là họ vui sướng, khoái trá' cả người mù lòa họ

cũng chẳng hề thương xót Đ ể đùa chọc bác thợ Grigôri m ắt đã gần mù,

họ bàn nhau hơ chiếc đe của bác lên lửa đề chờ xem bác bị bỏng ngón tay

ra sao Nhân vật “tô i” kinh ngạc khi nhìn thấy ở đây người ta nọc cổ trẻ con ra đánh như đánh chó, mèo Cuộc sông đó luôn là m cho nhân vật

“tôi” cảm thấy căng thẳng ngột ngạt, khó chịu N h ân v ậ t “t ô i ” sớm nhận

ra đồng tiền tư hữu đã làm cho con người có th ể sa đọa, đến mức khủng khiếp, xô đẩy con người dẫm đạp lên cả tình m áu mủ ruột thịt, đặc b iệt là các cậu Họ luôn cãi co., ẩu đã lẫn nhau đ ể dành quyền lợi cho mình Ông

Trang 25

ngoại thì độc ác, keo kiệt, xảo trá luôn giáo huấn những điều ghê sỢ“ Người với người là kẻ thù hung bạo nhất - không xảo trá không sông n ổ i ”.

Qua cái chết của vợ cậu I-a-cốp (do chồng giết) và anh thợ TxƯganoc do các âm mưu sát hại của các cậu, với những điều xảy ra ở trên, Aliosa cảm nhận về cuộc sống ấy thật buồn, m ột nỗi buồn không sao chịu nỗi, bóp nghẹt tâm hồn,toàn thân như có m ột cái gì đè nặng lên và có cảm tưởng sông lâu dưới một cái hô" đen sâu thẳm ,như m ột người m ất hết

cả cảm giác và thị giác

Sau "Thời thơ ấu" là quãng đời nhân vật trung tâm Aliosa hoạt động trong một môi trường rộng lớn hơn Vòng tròn kết cấu cốt truyện đồng tâm ngày càng được mở rộng dần ra Đó là mối quan hệ tương tác hết sức phức tạp,đa dạng giữa nhân vật 'tôi" với đời sống xã hội, chính trị, văn hoá của nước Nga cuối thế kỷ XIX Aliosa lang thang khắp mọi nơi, làm đủ mọi nshể để kiếm sống, tiếp xúc với môi trường rộng lớn hơn với đủ hạng nsười trong xã hội, từ những người mujic,những thợ thuyền, những người sống dưới đáy xã hội, những kẻ trộm cắp, gái điếm, đến bọn quý tộc, trưởng gỉa, những nhà khoa học, những trí thức, học sinh, sinh viên,những người hoạt động cáqịi mạng, những hiện tượng văn hoá, văn học và cả với thiên nhiên Nga tươi đẹp đã được Aliosa k ể lại rất tỉ mỉ, chi tiết, người đọc như hình dung ra trước mặt những con người, những cảnh vật ấy m ột cách rất thực một cách sinh động

Những con người lao động khổ sai thuộc tầng lớp b ần cùng dưới đáy

xã hội qua hồi ức của Aliosa hiện lên trang sách những m ản h đời những con người đều mang một sô" phận riêng, m ột tính cách khác nhau Nhưng ở

họ ít nhiều đã tác động đến tâm hồn cậu

Anh thợ Txưganoc hay ăn cắp nhưng lại giỏi tay nghề n ê n rất được ông ngoại yêu quý Nhưng các cậu lại hay ghen g h é t đô” kị và sau này

Trang 26

chính các cậu đã hại chết anh ấy - người đã từng giơ tay đỡ cho cậu những trận đòn khủng khiếp của ông ngoại.

Bác Grigori xương xẩu, rậm râu, người dài ngoẳng đầu không đội

mũ tai to giông như một lão phù thủy hiền lành Bác thường dạy bảo Aliosa “biết cách nhìn thẳng vào mắt mọi n g ư ờ i” rồi đến người đánh xe ngựa là bác Piot, một người bé nhỏ tóc xám và đứa cháu của bác là Xtiepa một chàng trai có nước da bóng lộn Sau này tiếp xúc với môi trường rộng lớn hơn cậu lại được làm quen với những con người lao động mới như bác đầu bếp hạng giỏi Ivanvitr, anh thợ đốt lò Iacovsum a, anh thợ máy Crextovnicov và Alafuzov ử

Sồng và tiếp xúc với những con người lao động nghèo khổ Aliosa luôn cảm thấy thượng cảm và đồng cảm với họ chính họ là những người

đã bồi đắp cho Aliosa “tình yêu lao đ ộ n g ”

Không chỉ có thể Aliosa còn tiếp xúc với những con người m ạt hạng Đó là những tên lưu manh, trộm cắp, gái điếm , ăn nói nhô" nhăng, tục tĩu, thô lỗ, không biết xấu hổ là gì họ là những con người vô nhân phẩm Gã ăn cắp chuyên nghiệp Backin, ả gái đ iế m T ereza sàm sỡ vô

Những người Mujic những tên tiểu thị dân xuất hiện trước m ặt Aliosa với nỗi đau đớn, xót xa và sớ hãi “m ột hôm tôi trông thấy năm người Mujic đánh một tên tiểu thị d â n ” [39, 156]

Rồi những ông chủ, bà chủ Aliosa cảm thây chán ghét, coi thường và không mây gần họ Bởi trong con mắt của cậu họ là những con người độc ác, tính khí bất thường “lão chủ của tôi người bé nhỏ, tròn trĩnh, mặt phẳng lì, ngăm ngăm nâu, răng nhờ nhờ xanh, cặp mắt đờ đẫn, tôi tưởng m ù ” [39, 305] Bà chủ là một mụ già mồm mỏng lúc nào cũng “ngà ngà sa y ”

Trang 27

Tiếp theo là những kẻ đại diện cho giai cấp quý tộc, thông trị, những con người xấu xa, bỉ ổi, đáng ghét Cạnh nhà có m ột lão quý tộc hắn có một cái bươu trên trán và có một thói quen rất kì lạ C ứ đến ngày lễ là ngồi bên cửa sổ lấy súng bắn đạn chì vào gà, chó, m èo và cả những người

“Bọn quý tộc rất độc ác, độc đoán, họ không có tình người, họ có thể giết người, giết hại lẫn nhau “mụ bá tước m ặc áo dài bằng sa tanh trắng, trùm khăn mỏng xanh da trời, ngồi trong m ột chiếc g h ế bành đỏ ở ngoài hiên có những cột tròn để ra lệnh và xem C rixtoío quất nữ nông dân

và những người đầy tớ một cách thú tín h ” [39, 167]

Mốì quan hệ, sự tiếp xúc của Aliosa được mở rộng dần ra Cậu may mắn được tiếp xúc với những con người đại diện cho tâng lớp trí thức, nhữne con người mang tư tưởng lớn của thời đại Đó là N Evreinov một chàng thanh niên đáng mến - học sinh trung học đ ẹp trai có đôi m ắt phụ

nữ và chính anh là người khẳng định với Aliosa rằng “cậu có những khả năng đặc biệt về khoa h ọ c ” và đặc biệt là Aliosa được tiếp xúc với các bậc lão thành cách mạng tiền bối

Mối quan Uệ tương tác giữa nhân vật trung tâm với th ế giới bên ngoài, quả thật, càng về sau càng hết sức đa dạng Môi trường sống rộng lớn tác động đến nhân vật "tôi' từ rất nhiều phương diện, không còn hạn hẹp trong sinh hoạt gia đình như ở "Thời thơ ấu" nữa Đó là sự tác động từ cuộc sống ngột ngạt,căng thẳng hàng ngày, từ cuộc sống của những con người sống dưới đáy xã hội, thâm chí dưới đáy bùn nhơ, lam lũ, cực nhục,mất nhân phẩm nhưng vần còn giữ được những mảnh vỡ nhân cách trong sáng, từ nhân dân lao động giàu tiềm năng sáng tạo, từ những con người có tư tưởng tiên tiến và từ trong những trang sách của cuộc đời, của văn học

Trang 28

Lần đầu tiên đọc thơ Puskin, nhân vật “t ô i ” cảm thấy ngây ngất như đang phải lội ngoi ngóp dưới bùn lầy bỗng được trèo lên cao và lạc vào vườn đầy hoa và nắng Nhân vật “tô i ” đã nhận ra được sự quý giá và ý nghĩa của sách đối với cuộc đời con người và đặc biệt là đối với chính mình Trong suốt cả ba tập tiểu thuyết tự thuật, các sự kiện, biến cố, những cảnh đời, con người, thiên nhiên .đều được tái hiện qua từng thời gian, địa điểm khác nhau,gắn với sự chuyển biến trong tình cảm, tư tưởng, ý thức, nhận thức, hành động, tính cách của nhân vật trung tâm.

Việc mỏ' rộng dần biên độ kết cấu đồng tàm mà tâm điểm là mối quan

hệ tương tác giữa nhân vật "tôi" với thế giới bên ngoài luôn gắn với sự vân động của kết cấu cốt truyện biên niên và sự phát triển ngày càng phong phú của tính cách nhân vật Cũng là trong mối quan hệ tương tác với ông, bà ngoại nhưng ở những tâp tiểu thuyết sau" Thời thơ ấu"’,nhận thức của Aliosa

về ông, bà không một chiều như trước

ở những tập sau, hình ảnh ông bà vẫn được xuất h iện trong hồi ức, nhưng bây giờ nhận thức tình cảm của “t ô i ” về họ khác trước Ông tuy tàn nhẫn, nhưng nhiều.lúc cũng tỏ ra hiền lành, lo toan cho gia đình Ông sợ

vì câu chuyện của bà làm mù quáng tâm hồn" tôi" n ê n đã luôn giáo huấn cho"tôi" sự dũng cảm, và những bài học trong cuộc sông Bà rất hiền lành, phúc hậu có lòng nhân ái, bao dung Bà thật đáng y ê u nhưng tin mù quáng, sống cam chịu, nhẫn nhục M ỗi khi gặp bà nhân vật “t ô i ” lại khâm phục bà một cách có ý thức hơn, nhưng cậu cũng nh ận thấy rằng tâm hồn trong sáng của bà đã bị những câu chuyện thần thoại là m cho mù quáng,

nó không còn có khả năng nhìn thây, hiểu được những h iệ n tượng thực t ế chua xót

Trong mối quan hệ tương tác với thế giới của những con người cùng khổ sống dưới đáy xã hội, ngày càng tiếp xúc với nhiều người hơn, cùng với

Trang 29

thời gian, tình cảm, nhận thức về họ của nhân vật" tôi" cũng thay đổi Tình cảm yêu thương ở Aliosa không còn bó hẹp trong phậm vi gia đình nữa mà được mở rộng ra trong tình thương yêu những con người lao động khổ cực, bất hạnh trong xã hội "Ngay trong chiều hôn ấy, tôi thấy con bé thọt Nó đánh rơi chiếc nạng trong khi bước từ bậc tam cấp xuống sân và đứng dừng lại, mảnh dẻ, yếu ớt, bất lực giữa bậc cửa, hia bàn tay trắng nhợt túm lấy lan can Tôi muốn nhặt chiếc nạmg lên, nhưng hai tay bị băng bó cử động rát khó khăn Tôi loay hoay mãi với chiếc nạng và bực mình quá, còn nó thì đứng cao hơn tôi, cười rát dễ thương" [39, 332].

Rồi sự nhìn nhận đánh giá về người M ujic của Aliosa ở giai đoạn này cũng khác Trửớc kia Aliosa cho rằng những người mujic là độc ác, xấu xa và ngu xuẩn, nhưng bây giờ cậu nhìn họ với một con m ắt và một thái độ khác hơn “Tôi thấy trong số" họ từng người riêng lẻ cũng không độc ác, ngu xuẩn lắm và thường là hoàn toàn cô độc Thực ra họ là những con thú lương thiện” [39, 922]

Trong các tác phẩm tự truyện, các sự kiện, b iến cố, những cảnh đời,

những con người thường được tái h iện qua hồi ức gắn liền với cảm xúc, tình cảm củạ chính nhân vật trung tâm - hình tượng tác giả T hoáng đọc tưởng chừng như đó là những hồi ức rời rạc Thực ra tất cả được tổ chức theo một kiểu kết cấu cốt truyện nhất định, sự v ận động của cốt truyện thường xoay quanh một trục kết cấu chính nào đó

Trong bộ ba tiểu thuyết tự truyện của M.Gorki, kết cấu cốt truyên biên niên được kết hợp chặt chẽ với kết cấu cốt truyện đồng tâm, vận động xoay quanh trục kết cấu chính là quá trình hình thành và phát triển nhân cách của nhân vật "tôi', con người xuất thân từ nhân dân lao động, không ngừng vươn lên nhằm đạt tới đỉnh cao về văn hoá, tư tưởng, trở thành con người ưu tú của thời đại Trong thể loại tiểu thuyết tự thuật, đây là m ột kiểu tổ chưc kết cấu

Trang 30

cốt truyện khá độc đáo, khác với nhiều nhà văn khác thường lấy lịch sử thế giới nội tâm, quá trình tâm lí của nhân vật "tôi' làm trục kết cấu chính.

Trong tác phẩm Những ngày thơ ấu, N gu y ên Hồng xây dựng cốt

truyện theo trục kết cấu chính là các hồi ức xoay quanh m ạch vận động tâm lý nhân vật bé Hồng, trong đó sự kiện không p h ải là yếu tô" thúc đẩy dòng tự sự vận động mà tâm trạng con người mới là chỗ tựa cho mạch tự

sự Mạch vận động tâm lý của bé Hồng b ắ t đầu từ nỗi đau của tuổi thơ

trong cảnh sa sút, tàn lụi của gia đình Với lối k ế t thúc bỏ ngỏ Những ngày thơ ấu đã trình bày nỗi đau đớn, quằn quại của m ột tâm hồn trẻ dại

Nguyên Hồng dựng lại, đan cài một cách nghệ thuật những hồi ức tâm trạng, những nỗi buồn của bé Hồng Trước những lời chửi rủa, xói móc độc địa của bà cô về mẹ Hồng chỉ b iế t khóc thôi vìn thân phận trẻ thơ yếu đuôi không sao bênh vực nổi mẹ Nhưng Hồng rấ t h iể u và thương mẹ chi vì “Sợ hãi những thành kiến tác mà m ẹ phải xa lìa anh em chúng tôi,

để sinh nở một cách giấu giếm, trôn tránh như m ột kẻ giết người bùng nhùng vổi những con dao vây m á u ” [28, 244]

Chính vì vậy mà tác phẩm thấm đẫm m ột chất thơ đau xót Qua mạch vận động tâm lý của bé Hồng, người đọc có th ể nhận ra được một con người nếm trải trong bé Hồng dù còn rấ t nhỏ nhưng chính cuộc đời tạo cho nhân vật già đi trong nếp nghĩ

Trong Cỏ dại của Tô Hoài - cốt truyện b á m th eo dòng hồi tưởng của

cu Bưởi Với những trang viết rất chân thực về cuộc sông của cu Bưởi,từ câu chuyện của quá khư, Tô Hoài đã thổi vào đó những tình cảm thân thương và sự đồng cảm, sự chia sẻ sâu sắc đ ể rồi trở thành một câu chuyện cảm động xoay quanh diễn b iế n tâ m lý của cu Bưởi

Kết cấu cốt truyện trong “Sông n h ờ ” của M ạn h Phú Tư có sự k ê t hợp trình tự thời gian tuyến tính và thời gian tâm lý Trong m ạch cảm xúc dạt

Trang 31

dào, những cảm giác về nỗi đau,sự m ất m át của một tâm hồn trẻ dại như vẫn còn nguyên vẹn, in đậm trong tiềm thức Cũng b ắ t đ ầu từ những biến cô' xảy ra trong gia đình, cha m ất sớm, mẹ đi bước nữa, cuộc sông của bé Dần trở thành nỗi khổ cực, xót xa

Ý định sáng tác Thời thơ ấu của L.Tolstoi khác với M Gorki Sau

nỳ,lúc về già, năm 1903, L Tolstoi nhớ về tập truyện đầu tay của mình :"ý định của tôi không phải viết về bản thân mình mà viết về những người

thân thuở còn thơ và từ đó các biến cố lộn xộn thiếu sắp xếp trong đời

sông của họ cũng như tôi, thời thơ ấu, được nảy s in h ” [7,387] Cốt truyện biên niên vận đông theo trục kết cấu tâm lí được tổ chức nhất quán trong cả

ba tập tiêủ thuyết của L.Tolstoi từ Thời thơ ấu, Thời niên thiếu đến Thời thanh niên Có lẽ vì thế mà kết cấu cốt truyện bộ ba tiểu thuyết tự thuật của

Tolstoi, về cơ bản, có nhiều điểm khác với kết cấu cốt truyện trong tiiêủ

thuyyết tự thuật của M.Gorkiệ Trong Thời thơ ấu, Tonxtoi tập trung thể hiện

những chuyển biến thầm kin trong nội tâm nhân vật theo sự vận động của đơì sống gắn liền với cốt truyện xoay quanh hai cảnh đối lập : chuyến đi Moskva

và cảnh bà mẹ từ trần Sự vận động của cốt truyện ờ Thời niên thiếu tập trung

xoay qùanh cuôc sống tinh thàn cô độc thu cả vào nội tâm của nhân vật

Nikolenka Trục chính kết cấu cốt truyện của Thời thanh niên : xung đột

giữa lối sống quí tộc với lối sống của lớp trẻ nông nô và sự tu dưỡng đạo đức

Trang 32

truyện khá độc đáo,- góp phần đắc lực vào việc xây dựng nhân vật" tôi"thành một điển hình văn học rực rỡ, có sức mạnh khái quát lớn lao.

Kiểu kết cấu cốt truyện đặc sắc này chi phối phương thức xây dựng nhân vật trung tâm và cách tổ chức không gian, thời gian nghệ thuật độc đáo trong bộ ba tiểu thuyết tự thuật của M.Gorki

Trang 33

Chương 2 - NHÂN VẬT “T Ô I ” - M Ộ T SÁNG T Ạ O

NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO

2.1 Nhân vật “t ô i” trong văn học

Trong tác phẩm văn học đ ể tạo ra hình tượng nghệ thuật, tác giả thường mượn nhân vật, đặt tên cho nhân vật, nhân v ậ t đứng ra k ể chuyện, quan sát, miêu tả nhằm diễn đạt điều tác giả m uôn n ó i

Nhân vật văn học được chia thành từng k iểu loại khác nhau như:Nhân vật chính: Nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề tư tưởng của tác phẩm

Nhân vật chính diện: T hể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà văn m iêu tả, khẳng định đề cao trong tác phẩm theo quan điểm m ột lý tưởng xã hội - thẩm mĩ nhất định

Nhân vật phản diện: Đối lập với nhân vật chính d iện hay còn gọi là nhân vật tiêu cực nhân vật phản diện mang những p h ẩm chất xấu xa.trái với đạo lý và lý tưởng sông của con người, được nhà văn m iêu tả với thái

dộ chế g>iểu,Jên án, phủ định

Nhân vật “tô i” mang hình bóng tác giả k ể về cuộc đời mình một cách khách quan qua đó bộc lộ được thái độ của nhà văn m ột cách rõ ràng trước mọi hoàn cảnh cụ thể

Ngoài ra còn có nhiều nhân vật khác N hân v ậ t (tự sự, trữ tình, kịch, chức năng, ỉoại hình )

Nhìn chung nhân vật văn học được thể h iện h ết sức đa dạng và phong phú Là nhân vật không th ể thiếu trong mỗi tác p h ẩ m v ăn học và ý tưởng của tác phẩm văn học của tác giả nhờ nhân v ậ t v ăn học mà truyền

Trang 34

tải được tới độc giả, và độc giả cảm nhận được tác p h ẩm văn học một cách dễ dàng, sâu sắc

Trong tác phẩm văn học nhân vật “t ô i ” được th ể h iện khá đa dạng ở nhiều góc độ khác nhau Nhân vật “tô i ” có th ể thay đổi vai trò nghệ thuật

để thực hiện sứ mệnh cao cả mà nhà văn giao phó, gửi gắm, có khi giữ vai trò là người kể chuyện, người chứng k iến (nhân chứng),không phải là nhân vật chính Với chức năng này nhân v ật “t ô i ” thay m ặ t nhà văn k ể lại câu chuyện một cách khách quan, lôi cuôn người đọc vào câu chuyện của mình, dẫn dắt các tình tiết cốt truyện, có khi nh ân v ật “t ô i ” thể hiện nhân vật mang hình bóng tác giả ở ngôi thứ n h ất xưng “tô i ”, m ang đậm màu sắc chủ quan, tạo ra ở người đọc “ảo g iá c ” về sự tham gia của chính tác giả trong câu chuyện Có khi nhân vật “t ô i ” ho àn toàn được hư cấu, có khi vừa là người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính như trong truyện ngắn '‘Người bạn đường của tô i” của M G o r k i

Nhân vật “tôi” đóng một vai trò hết sức quan trọng trong thể loại tự truyện Là nhân vật được tác giả ký thác lòng mình vào đó, nhờ chuyển tải đến độc giả công chúng những vân đề đ ặ t ra trong tác phẩm m ột cách khách quan Trong tiểu thuyết tự truyện thuật, nhân vật “tô i” có khi đóng vai là người kể chuyện, một hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, xuất hiện khi câu chuyện được k ể bởi m ột nhân vật cụ thể trong tác phẩm như: Nhân vật tự thuật đứng ở thời h iện tại hồi ức về quá khứ của mình đem lại cho tác phẩm m ột cái nhìn mới m ột sự đánh giá

bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp, hay lập trường xã hộỉ Có khi nhân

vật “tôi” là hiện thân của tác giả như “T ô i ” trong Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng hay “tô i” trong c ỏ D ại của Tô Hoài.

Qua nhân vật "tôi" đđi sông riêng tư, các m ối quan hệ gia đình, xã hội, những trải nghiệm của cuộc đời, ký ức, cảm xúc, tình cảm, suy ngẫm,

Trang 35

quan sát, đánh giá, diễn biến tâm lý, nội tâm, bức tranh đời sông hiện thựcvới tất cả môi quan hệ xã hội, gia đình, bè bạn, tình yêu, thiên n h i ê n được tái hiện một cách sinh động, chân thực.

2.2 Nhân vật “tô i” - người k ể chuyện, tự thuật

Giống nhân vật “tô i” trong tự truyện của nhiều nhà văn khác, nhân vật “tôi” trong bộ ba tự truyện của M.Gorki trước h ế t giữ vai trò người k ể chuyện, tự thuật lại những quãng đời của mình qua ba giai đoạn khác nhau trong cuộc đ ờ i

Thời thơ ấu với những kỷ niệm đau buồn cay đắng tủi nhục trong gia

đình Nhân vật “tô i” đã phải “làm người lớ n ” quá sớm hình như không có tuổi thơ, phải nếm trải, nghe và chứng k iến b iết bao những chuyện cay đắng mặn chát của cuộc đời ngay từ những ngày đầu thơ dại

Những tai họa nối liền nhau đỗ xuống đầu nhân vật “tô i” đầu tiền là cái chết của người bô" thân yêu, đến người em trai, lê n 10 tuổi thì mồ côi

mẹ, lớn lên trong vòng tay yếu thương, trong lời ru ngot ngào, trong lời dạy bảo ân cần của bà ngoại Aculina cũng với những câu chuyện cổ tích của bà lớn dần theo năm tháng Bên cạnh ông ngoại độc ác thiêu tình người, các cậu “vì-đồng tiền mà quên đi tình m áu m ũ ” cùng với những người xung quanh khó hiểu Cuộc sông mà nhân vật “t ô i ” luôn cảm thấy khó chịu “ đầy không khí thù hằn giữa người nọ với người kia như m ột đám sương mù dày đ ặ c ” [39, 30]

Thời thanh niên đến lúc trưởng thành lang thang k iế m sông, lớn lên giữa lòng nhân dân, tiếp xúc với đủ hạng người trong xã hội, mở rộng chân trời văn hoá hiểu biết

Từ một đứa trẻ mồ côi lang thang, đầu đường xó chợ đ ể kiêm bát cơm manh áo, bị đốì xử tồi tệ thậm chí còn bị hành hạ, bị xã hội ruồng bỏ

Trang 36

nhân vật “tôi” đã tìm cho mình một con đường đi đúng đắn con đường cách mạng và sau này trở thành một nhà văn kiệt xuất.

Với cách kể chuyện như vậy, nhân vật “t ô i ” h iện lên với những câu chuyện cảm động chân thực, như một lời tự thú giải bày tâm trạng, như một bản cáo trạng lên án xã hội Nga thời b ấy giờ

Tất cả những sự kiện, biến cố, những nỗi đau buồn,cay đắng diễn ra

trong suốt quãng đời của nhà văn M Gorki từ thời thơ ấu đến lúc trưởng thành được tái hiện sinh động qua lời tự thuật của nhân vật "tôi" Người đọc cảm nhận rất rõ sự trung thực, những lời giải bày xúc động của nhà văn về chính mình

Đọc Thời thơ ấu của M.Gorki làm ta liên tưởng đ ến “Những ngày

thđ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng ẳ Tuổi thơ cay đắng, côi cút đầy tủi nhục của hai nhà văn này như có một sự tương đồng đến kỳ lạ Cuộc đời của hai nhà văn M.Gorki và N guyên Hồng như có cùng một ngôi sao chiếu mệnh

Cũng giống như nhà văn M.Gorki nhà văn N gu y ên Hồng cũng xây dựng nhân vật “tôi” giữa vai trò là người k ể chuyện tự thuật Qua cách k ể này đã lầm cho^ihân vật “t ô i” tái h iện lại tuổi thơ của bé Hồng (chính là nhà văn Nguyên Hồng) một cách chân thực, cảm động làm xúc đông hàng triệu trái tim người đọc

Đó là gia đình có người bô” bạc nhược, nghiện hút, người mẹ phải sống '‘đồng sàng dị m ộ n g ”bên ông chồng mà bà không h ề yêu Gia đình tàn luỵ, bô" chết, mẹ vắng nhà đi tha phương cầu thực, bị người thân đôi xử tồi tệ tạo cho bé Hồng sự hụt hẫng m ất mát B é H ồng luôn khao khát tình cảm yêu thương vỗ về, đồng thời là một tâm hồn nhạy cảm với nỗi đau khổ, đày đoạ

Trang 37

Tuổi thơ đói rách lêu lổng, Hồng lạc vào t h ế giới lưu manh, vào vườn hoa, cổng chợ, bến tàu, bến ô tô đụng với mọi trẻ hư hỏng các tầng lớp cặn bã Sông trong một xã hội vì đồng tiền, thiếu tình người, đã xô đẩy bé Hồng vào cuộc sông của những người đói rách và tủi nhục Bà cô độc ác chửi rủa, xoi móc, nhưng bù lại bé H ồng lại được sự y êu thương chăm sóc của bà nội, của mẹ Đó là niềm hạnh phúc ngọt ngào nhất mà nhân vật “tôi” có được trong tuổi thơ của mình.

Vươn lên từ trong đói rách khổ nhục, Hồng đã tự đâu tranh, tự học hỏi tự phấn đấu và tử trở thành một nhà văn trong làng văn học V iệt Nam (1930-1945)ắ

Trong Cỏ dại của Tô Hoài và số n g nhờ của M ạnh Phú Tư,người trần

thuật cũng đứng ở ngôi thứ nhất xưng tôi m ang hình bóng tác giả, và đã tạo ra được nhiều câu chuyện làm xúc động người đọc

Trong Sống nhờ của Mạnh Phú Tư ngay từ những lời mở đầu của tác phẩm,người đọc đã biết về số phận, hoàn cảnh của nhân “tô i” tức là cu

Dần Bô" mất khi Dần đang nằm trong bụng m ẹ L ê n năm, sáu tuổi Dần được bà chăm sóc nuôi nấng bởi mẹ đi bước nữa Tuổi thơ với những kỷ niệm buồn vui lẫn lộn trước sự nhạy cảm của mình cu D ần nhận ra những biểu hiện đổi thay trong gia đình Đó là lúc m ẹ sa vào cánh goá bựa, bà nội thường xuyên hắt hủi mẹ Dần cảm thấy thương m ẹ vô cùng

Rồi những biến cố, những bi kịch xảy ra trong gia đình Sự giằng co

nuôi dưỡng của bà nội và bà ngoại rồi đ ế n cái c h ế t của người m ẹ thân yêu cuộc đời cu Dần trở nên như một trái bóng tròn,cu D ần phải lúc nhà này lúc nhà kia Và rồi cũng như bé Hồng vươn lên từ trong dòng đời bât hạnh, sau này cu Dần cũng trở thành nhà văn đứng ngang tầm với các nhà văn cùng thời - nhà văn Mạnh Phú Tư

Trang 38

Nhân vật "tôi" trong các tác phẩm tự truyện của M.Gorki và của các nhà văn khác đóng vai trò dẫn dắt tình tiết cốt truyện, nối mạch, xâu chuỗi các sự kiện biến cô”, các cảnh đời, các nhân vật và đứng ở trung tâm của kết

cấu cốt truyện Chẳng hạn, trong Thời thơ ấu, khi m uôn nói về Chúa thì

nhàn vật tự thuật "tôi" không đi thẳng vào vấn đề C húa m à lại dùng nghệ thuật dẫn dắt trình tiết cốt truyện,ban đầu kể về “Ông tôi thường dẫn tôi đi nhà thờ vào tối thứ bảy ", sau đó mới nói về Chúa, phân biệt “Chúa của ông không yêu ai cả, Chúa của bà là tất cả những gì tốt đẹp nhất một cách đơn giản theo con mắt của trẻ thơ” [39,132]

Cách dẫn dắt các tình tiết cốt truyện như thế ta b ắ t gặp trong c ỏ dại

của Tô Hoài khi tả về những cơn mưa đầu m ùa Hạ, nh ân vật kể chuyện tự thuật không trực tiếp tả ngay những trận mưa ấy mà bắt đầu tái hiện trong hồi ức của mình,rồi liên hệ đến “m ư a”.Hay khi m uôn nói về bác đưa thư, nhân vật “tôi” tự thuật dẫn dắt trước “thỉnh thoảng có thư của bố" tôi gửi

về Tôi biết chữ đọc được thư rồ i”, sau đó mới tả ngoại hình, tính cách, cử chỉ, hành động của nhân vậtệ “Bác cười răng trắng tinh, m ặt thì đen như tây bồ hóng, bác đi suốt ngày bàn chân mốc trắng, hai vai áo dài thân bạc rách tươm lửng đeo chiếc túi xanh xám M ỗi lần vào đưa thư, bác lại ngồi xuống hè, bóc phong bì ra lấy thư ra đọc cho cả nhà tôi nghe Đọc xong, bác uống nước, hút thuốc lào sòng sọc nói ra trò ” [34, 144]

Giống như nhân vật "tôi" ở nhiều nhà ăn khác, nhân vật "tôi" của M.Gorki cũng trực tiếp tham gia vào các sự kiện, b iế n cô", các tình tiết cụ thể trong tác phẩm, hành động trực tiếp trong các b iế n cô”, trực tiếp chứng kiến,quan sát, nhận xét, đánh giá, bình luận tất cả những gì diên ra trong tác phẩm

Chẳng hạn như ở Thời thơ ấu khi sông trong gia đình ông bà ngoại,

nhân vật “tôi” trực tiếp tiếp xúc, sinh hoạt với những người thân trong gia

Trang 39

đình Nhân vật “tôi.” thấy người thân của mình mỗi người một khác Sự cư

xử của mọi người trong gia đình với nhau như kẻ dưng người lạ, thiếu tình máu mủ Trong nhà luôn có những trận cãi vã xô xát, ẩu đã lẫn nhau, tranh dành quyền lợi cho mình đặc biệt là các cậu N hân vật “tô i” nhận xét “nhà ông tôi đầy không khí hằn thù giữa người nọ với người kia như đám sương mù dày đ ặ c ” [ 39,30]

ở Kiếm sống khi nhân vật “tô i” đi ở làm công cho nhà bà dì độc ác,

sống ở đó nhân vật “tô i” càng ngày càng nhận ra sự tồi tệ của những con người nơi đây Nàng dâu, mẹ chồng luôn m ắng mỏ chửi bới nhau một cách thậm tệ, cậu Victor mặc dù rất được mẹ chăm sóc nhưng lúc nào cũng thô

bỉ, giễu cợt đôi với mẹ, cậu rất háu ăn N hân vật “t ô i ” còn trực tiếp chứng kiến cảnh sự dâm đảng, đồi truỵ, sự đói khát đầy thú tính khồng kiềm c h ế nổi của đám trai khoẻ mạnh, ở đay có đủ hạng người từ sỹ quan, linh mục, các mục thợ giặt, con sen, mục bếp thường lui tới đây, nhưng mọi người khônc hề lấy làm xâu hổ mà còn được m ang ra bàn tán trong các bữa ăn,

kể một cách say sưa thích thú

Giữa cảnh sống hỗn độn, vô liêm sỹ ấy nhân vật “t ô i ” đánh giá về

cuộc sông ở đay một cách gay gắt “Xung quanh tôi toàn là những trò đểu

cáng và tàn nhẫn, những những cảnh tư h èn b ẩn thỉu chúng nhiều vô kể, nhiều hơn ở những phố Canavino nới có nhiều “nhà thờ và gái đ iế m ” hoặc

ở Những trường đại học của tôi thời gian sông và hoạt động bí m ật ở

CaZan, sống tiếp xúc với các sinh viên Cách m ạng N hân vật “tô i” nhận

ra một điều rằng họ là những người yêu nước thực sự Song trước hoàn cảnh phong trào phản đối sinh viên chính những người thợ ở xưởng bánh

mỳ của Xê-Mi-ô-nôp lại rủ nhau đi đánh anh em sinh viên, họ k éo nhau đi hăm hở và giữa tợn Nhân vật “tô i” cảm thây lòng mình tan nát, đau đớn, đau cả trong tim nữaệ Nhân vật “tô i” cô" khuyên b ảo giải thích cho mọi

Trang 40

người về sinh viên Nhưng họ không chịu nghe, họ phản đôì làm nhân vật

“tôi” đau xót về sự bất lực của mình., chưa bao giờ như lúc này nhân vật

“tôi” cảm thấy sự ngăn cản giữa người trí thức và người dân lao động

Trong Cỏ dại của Tô Hoài Người đọc dường như ngỡ ngàng trưđc

sự nhạy bén của một cậu bé năm, sáu tuổi Cái tuổi đó đứa trẻ sông hoàn toàn bình thường thì không bận tâm Nhưng ở nhân vật “t ô i ” cu Dần đó là cái tuổi đã bắt đầu phải nhìn nhận cái sự việc ở dạng nhiều chiều, phức tạp của nó, đã kịp phát hiện ra những đổi thay trong gia đình của mình

Hay trong Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng Ở tuổi ấu thơ nhân vật

“tôi” - bé Hồng đã sớm nhận ra căn nguyên của sự đày đọa khổ cực, nhục nhã mà một đứa trẻ như Hồng phải chịu đựng

2ẵ3 Nhân vật “tô i”- điển hình của con người ưu tú, trưởng thành

từ nhản dân

Trong nền văn học Nga thế kỉ XIX đã từng xuất hiện những tác phẩm

tự thuật xuất sắc của các nhà văn lỗi lạc như L.Tônxtôi, Xantưkov-Sedrin, Ghecxen Trong tự truyện của mình, các nhà văn Nga thường đề cập đến những con ngưòi sinh ra trong môi trường quí tộc, nhận thấy những mặt tối của môi trưởng, nổ lực vượt khỏi khuôn khổ quí tộc, hướng về nhân dân, tìm tòi sự thống nhất hoà hợp với nhân dân

L.Tônxtôi viết về lịch sử thời thơ ấu của mình với ba tự truyện Thời thơ ấu (1852) Thời niên thiếu (1854) Thời thanh niên (1855) N hân vật

chính trong truyện là Nikolenka c ả ba tập truyện được tác giả k ể về cuộc đời của chính mình từ thời thơ ấu đến thời thanh niên với bao nỗi vui buồn, đầy tâm trạng Rời quê hương tới M atxcơva tâm hồn Nikolenka, nhân vật "tôi" kể chuyên tự thuật trong tác phẩm, lần đầu tiên bị đỗ vỡ N ét hài hoà vốn có giữa th ế giới tâm hồn và ngoại cảnh bị rạ n nứt Lòng yêu mến trong con người cậu bé bị giảm sút N ikolenka ý thức rât rõ hố ngăn

Ngày đăng: 15/12/2015, 06:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Trần Văn Bính, Nguyễn Xuân Nam, Hà Minh Đức (1970) Cơ sở lý luận văn học(3 tậpị NXB Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luậnvăn học(3 tậpị
Nhà XB: NXB Hà nội
4. Nam Cao (1993) Tuyển tập I, II, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập I, II
Nhà XB: NXB Văn học
6. Hồng Chương (Tạp chí văn học sô' 3.1978) M .Gorki và Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Tạp chí văn học sô'" 3.1978)
7. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiếu, Nguyễn Tường Lịch, Huy Liên (1998) Lịch sử văn học Nga, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga
Nhà XB: NXB Hà Nội
8. Nguyễn Văn Dân (1990) Lý luận văn học so sánh, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học so sánh
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
14. Hà Minh Đức (1997) Lý luận văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
15. Hà Minh Đức (1997) Khảo luận văn chương, NXB Khoa học Xã hội 16ằ Hà Minh Đức (1998) Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận văn chương," NXB Khoa học Xã hội 16ằ Hà Minh Đức (1998) "Nhà văn nói về tác phẩm
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội 16ằ Hà Minh Đức (1998) "Nhà văn nói về tác phẩm
18. Nguyễn Kim Đính (1981) M.Gorki, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: M.Gorki
Nhà XB: NXB Văn học
19. GN. Porpelov (1998), Dần luận nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục 20. Lê Bá Hán (1970) Cơ sở lý luận văn học tập 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dần luận nghiên cứu văn học", NXB Giáo dục20. Lê Bá Hán (1970) "Cơ sở lý luận văn học
Tác giả: GN. Porpelov
Nhà XB: NXB Giáo dục20. Lê Bá Hán (1970) "Cơ sở lý luận văn học" tập 2
Năm: 1998
21. Lê Bá Hán (1992) Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
22. Nguyễn Hải Hà (1987) Văn học xô viết, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học xô viết
Nhà XB: NXB Giáo dục
23. Nguyễn Hải Hà (Tạp chí văn học số 3, 1996) M.Gorki mãi mãi ở bên ta Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Tạp chí văn học số" 3, 1996)
24. Nguyễn Hải Hà (2000) Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Nhà XB: NXB Giáo dục
25. Nguyễn Hải Hà (2002) Văn học Nga sự thật và cái đẹp, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nga sự thật và cái đẹp
Nhà XB: NXB Giáo dục
26. Nguyên Hồng (1970) Cát bụi và ánh sáng, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cát bụi và ánh sáng
Nhà XB: NXB Văn học
27. Nguyên Hồng ( 1978) Những nhân vật đã sống trong tôi, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nhân vật đã sống trong tôi
Nhà XB: NXB Văn học
28. Nguyên Hồng (1995) Tuyển tập ỉ, II, III, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập ỉ, II, III
Nhà XB: NXB Văn học
29. Nguyên Hồng (1995) M ột tuổi thơ văn, NXB Kim đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: M ột tuổi thơ văn
Nhà XB: NXB Kim đồng
30. N guyên Hồng (1999) Tác giả tác phẩm, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác giả tác phẩm
Nhà XB: NXB Giáo dục
31. Ngô Đức H iển (1995) Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà ỵăn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Nhà XB: NXB Hội nhà ỵăn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w