3ễ1.2 Sự kết hợp, đan xen giữa không gian chật chội, ngột ngạt vởi không gian rộng rãi, thoáng đãng
3.2 Thời gian nghệ thuật đa chiều
Thời gian là một phạm trù, có ý nghĩa đặc biệt đốì với nhận thức và cuộc sông của con-người. Có thể hiểu thời gian là thước đo đ ể xác định quá ttrình tồn tại vận động và phát triển của mọi vật trong tự nhiên nên nó mang tính khách quan.
Còn thời gian trong tác phẩm nghệ thuật là thời gian sáng tạo mang tính chủ quan của tác giả. Cả hai chiều quy mô và hướng vận động của nó đều tùy thuộc vào đặc điểm tâm lý, hoạt động nhận thức, sự hiểu biết, sự tin tưởng của tác giả. Thời gian nghệ thuật còn là sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng phương thức nghệ thuật, là một yếu tô" cấu thành chỉnh thể nghệ thuật. Hình tượng thời gian nghệ thuật sinh động, gợi cảm được nghệ sỹ sáng tạo ra trong tác phẩm của mình là hình thức đ ể tổ chức các sự kiện, phản ánh hiện thực, phản ảnh ý thức của con người về ý nghĩa của cuộc đời, ý nghĩa thời gian, ý nghĩa về thân phận lịch sử.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (1992) của Lại Nguyên Ân NXB Giáo Dục đã đưa ra về thời gian nghệ thuật như sau: “sự miêu tả trần thuật trong văn học, bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn trong thời gian và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật, sự phôi hợp giữa hai yếu tô" này tạo thành thời gian nghệ thuật, mọi hiện tượng ước lệ chỉ có trong nghệ thuật” [1, 219]
Như vậy thời-gian nghệ thuật là kết quả của sự sắp xếp, phôi trí của thời gian được trần thuật vào thời gian trần thuật khác với thười gian được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật “Có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới thời gian xa xôi có th ể thành vô tậ n ” hoặc cũng có thể quá khứ, hiện tại, tương lai cùng đồng hiện cho ta thấy một
: cái hôm qua và ngày mai, trong ngày hôm n a y ể Rõ ràng thời gian nghệ lật rong ruổi một cách tự do theo ý đồ chủ quan của nhà văn để đem lại ậu quả sán tạo nghệ thuật chứ không phải phụ thuộc vào nhịp tích tắc .a đồng hồ cùng với những tờ lịch rơi.
3.2.1. Thời gian quá khứ của hồi ức xuyên suốt bộ ba tiểu thuyết
ỉ thuật
Chú trọng thời gian qúa khứ là một đặc điểm phổ biến trong tác hẩm bộ ba tiểu thuyết tự thuật của M.Gorki trên con đường tìm tòi thể iiện một phương pháp sáng tác văn học mới không ngừng tách mình ra chỏi cái phổ quát này, trong tiểu thuyết tự thuật của M.Gorki thời gian quá khứ là cơ sở đ ể khám phá chiều sâu th ế giới nội tâm và lý giải sự trưởng thành của nhân vật tôi hoặc dùng để giải đáp, cắt những vấn đề của hiện tại và đặc biệt là k ể về cuộc đời của Aliosa từ Thời thơ ấu, Kiếm sông đến Những trường Đại học của tôi. Người đọc không chỉ thấy nhân vật từ cái nền hiện thực mà còn thấy được cuộc đời, sô" phận, góc khuất trong tâm hồn Aliosa nhờ yếu tô" thời gian.
Mốc thời gian quan trọng đầu tiên đánh dấu nỗi đau khổ của Aliosa và như dự bóetrước cuộc đời cay đắng tiếp theo của cậu. Tác phẩm mở đầu trong không khí u buồn,'Sau đớn và ảm đạm. Đó là ca í chết của người bô" thân yêu. Lúc đó Aliosa chưa tròn bôn tuổi.
Thời gian qúa khứ của hồi ức trong Thời thơ ấu được M.Gorki sử dụng bởi những từ định vị chỉ thời gian rất chậm, ngắn ngủi, theo những nhịp tích tắc của đồng hồ cùng với những tờ lịch rơi đó là “Một n g à y ” “một h ô m ” “lát s a u ” “đêm hôm ấ y ” “giữa trưa” “ buổi sá n g ”..ể chừng ấy thời gian thôi cũng đủ để ta hình dung được tuổi thơ cay đắng của Aliosa “một ngày mưa tại nghĩa địa hoang v ắ n g ” cái ngày định mệnh ấy đã cướp đi người cha vô cùng kính yêu của cậu. Những nòi kinh hoàng sợ hãi như
những cơn các mộng được nhà văn miêu trong khoảng thời gian “Một hôm vào một buổi chiều, bỗng cậu Iacov xộc vào phòng, đầu tóc rối bù như một chiếc chổi nát. Không chào hỏi ai, cậu ném mũ lưỡi trai vào góc nhà, hăm hỡ nói thật n h a n h ” [39, 110] “một hôm mụ chủ quán cãi nhau với ông tô i” [49, 123] rồi “một hôm một ga sĩ quan đến nhà bà Tatian L ecxevna” [49, 166].ắ. dòng thời gian ngắn ngủi này được nhà văn sử dụng khá nhiều trong tác phẩm.
Trong một khoảnh khắc nào đó thời gian qúa khứ của hồi ức lại được nhà văn dùng bằng những từ chỉ thời gian không định vị được như: “dạo â y ”, “hồi ấ y ”, “ít ngày sa u ”, “lâu lắm rồ i”, “khi â y ” và “sau khi, từ giã mái trường tôi lại bắt đầu lại cuộc sông đầu đường xó chợ” [49, 287]. Có khi mốc thời gian lại được đánh dấu bằng những sự kiện “tôi không nhớ rõ năm nào nhưng trước nạn đói dịch t ả ” [49, 106]
Có khi dòng thời gian như được kéo dài ra và trôi chậm lại chứng minh cho câu nói rất đúng của bà “khoảng mười năm sau khi bà tôi vĩnh biệt yên nghỉ, ông tôi lại hóa đ iê n ” [49, 145]
Nhưng có lúc sự kiện lại diễn ra trong khoảng thời gian của một đêm “đêm hôm ấy bác không ngủ ở n h à ” [39, 150]. Trong hồi tưởng của Aliosa nhiều lúc thời'gian quá khứ được dùng bởi những danh từ chỉ thời gian của mùa, “mùa xuân, các cậu chia gia tà i” [39, 190] hay “đến mùa xuân thì người đàn bà Mordvin cùng với ông lão đi quyên tiền để xây nhà th ờ ” [39, 280].
Và mốc thời gian cuối cùng khép lại Thời thơ ấu, là lũc Aliosa lên mười tuổi, người mẹ yêu quý của cậu vĩnh viễn ra đi để lại mình cậu lẽ loi giữa dòng đời cay nghiệt. Aliosa nhớ rất rõ cái ngày hôm ấy “mẹ tôi chết vào một ngày chủ nhật tháng Tám khoảng gần trư a” [49, 291] và cậu còn
nhđ như in giọng nói cuối cùng của mẹ “vào một buổi sáng trước khi mất, mẹ tôi sẽ sàng nói với tô i” [39, 291]
Sau cái chết của mẹ nhân vật “tô i” bước vào thời kì lang thang kiếm sông suốt từ lúc lên mười tuổi đến mười bảy tuổiề Đó là khoảng thời gian trôi nổi giữa dòng đời với bao nỗi đắng cay oan nghiệt.
Trong Kiếm sống M.Gorki đã khai thác thời gian trên mọi phương diện, đủ mọi góc độ, tạo nên sự đa chiều của nó. Giông như ở Thời thơ ấu
Thời gian ngắn ngủi chỉ giới hạn trong phạm vi của “một h ô m ”, “ngày hôm s a u ” “hai, ba n g à y ” “tôi lang thang suốt hai, ba ngày trên bờ sông” [39, 405] có khi thời gian được đo bằng sự tuần hoàn của vòng quay trái đất đó là: “ban đ ê m ” “ban n g à y ” “buổi sá n g ” “buổi trư a” “buổi ch iều ” “buổi tố i” ... “những buổi chiều ngày hội cả dân phô" đều ra khỏi n h à ” [39, 335] “một buổi chiều tôi k ể cho Liutmila nghe những việc tôi đã chứng kiến lúc ban sá n g ” [39, 355] “sáng sớm khi tất cả mọi người đi ngủ tôi phải chuẩn bị ấm Xamovar cho anh em th ợ ” [39, 409] “có khi tôi đi từ chiều và suốt đêm lần mò trên đường cái C a za n ” [39, 447]
Đ ể tả một cô gái hay ăn quà vặt M.Gorki sử dụng thời gian “một n g à y ” nhưng ta có cảm giác rất dài “từ sáng đến tốì, cô ả luôn mồm nhai tép bép, trong túi lúc nào cũng nhét đầy b á n h ” [39, 632]
Có khi thời gian lại được đếm theo “những tờ lịch rơi” đó là “thứ b ả y ” “một n g à y ” “hai, ba n g à y ”, thậm chí có lúc đến “4 năm s a u ” khi Aliosa Peskov gặp lại Xarixưn anh vẫn làm hầu bàn ở quán ăn [39, 688].
Mốc thời gian của bôn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông đã được nhà văn sử dụng để diễn tả cảnh sắc và diễn biến và các biến cố diễn ra trong cuộc đời Aliosa trong suốt hai tập Kiếm sôhg và Những trường đại học của tôi
“suốt mùa hè tôi khỏe hẳn ra và thường sống cô độc trong rừng” [39, 365] “dẫu sao đầu mùa xuân tôi cũng trôn khỏi nơi n à y ” [39, 404] lúc này Aliosa
tròn mười hai tuổi, “mùa thu, khi bờ sông Cazan đã ngả sang màu đỏ hoe, cây cối đã óng vàng và những tia nắng xuyên nhợt n h ạt” [ 9, 553].
N ăm lên mười bôn tuổi Aliosa bỏ trôn khỏi nhà bà dì và xin vào học việc trong một xưởng làm tượng thánh đó là vào khoảng “cuối mùa T h u ” [39, 555]. “mùa Đông công việc ở hội chợ hầu như không c ó ” [39, 702].
Mười sáu tuổi chàng trai Aliosa Peskov ra đi tìm chí hướng “vào những ngày thu ảm đ ạ m ”. Và cũng chính mùa Thu năm ấy anh đến Cazan.
Và vẫn theo dòng chảy của thời gian quá khứ như ở hai tập trước.
Những trường Đại học của tôi lại nốì tiếp thời gian và cũng được tính theo chuỗi thời gian ngắn ngủi, theo những thời lịch rơi, theo sự tuần hoàn của vòng quay trái đất, theo mùa... đó là: “một h ô m ” “một lát s a u ”, “đêm hôm ấ y ”, “hai tuần s a u ”, “lúc nửa đ ê m ”, “sáng sớm ”... có khi là lên đến “mười năm sau tôi gặp cô dạy học tại trường trung học C rum ” [39, 830], khi nhớ lại triết lý của lão cảnh sát Cazan cách đó “bảy n ă m ” [39, 841] khi k ể về những vụ tự tử, những bệnh tật, Aliosa nhớ “lúc đó là đầu mùa Thu, một mùa thu mưa r é t ” [39, 849] “đêm Thu bơi thuyền trên sông Vonga thú vị không tả được” [39, 925].
Kết thúc những trường đại học của tôi là thời gian được tính vừa tròn một tuần lễ để diễn tả sự ra đi của Aliosa P esk o v M bảy ngày sau chúng tôi tới bờ biển Lax Pien hầu như thuận lợ i” [39, 922]
Thời gian cứ âm thầm trôi và lặng lẽ thu mình vào dĩ vãng. Nhưng những khái niệm buồn vui về tuổi ấu thơ về cuộc đời của mỗi con người thì không dễ mấy ai quên. Đặc biệt là với M. Gorki nó vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức rất mới mẻ và tươi trong như những bông hồng còn ướt đẫm sương đêm.