Gian tuyến tính bị phá vỡ bởi sự đảo ngƯỢc thời gian cục bộ.

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật bộ ra tiểu thuyết tự thuật của m gorki (Trang 79 - 86)

Thời gian quá khứ tuyến tính là dòng thời gian chủ yếu được M.Gorki sử dụng trong tác phẩm. Song để tạo sự hấp dẫn, sự chân thực của các sự kiện diễn ra trong tác phẩm trong cách k ể của rrùnh Nhà văn đã sử dụng phương thức đảo trật tự thời gian tức là dòng thời gian mà nhà văn k ể về sự hồi tưởng của nhân vật “tô i” trong các sự kiện diễn biến của tác phẩm có thể xem đó là những nếp gấp của thời gian trong tác phẩm. Đây chính là nét độc đáo trong cách sử dụng thời gian nghệ thuật của M.Gorki .

Bô" m ất khi nhân vật “tô i” mới 4 tuổi song những kỷ niệm về bố" vẫn còn như mới ngày hôm qua trong tâm hồn nhân vật “tô i”, để mỗi khi có dịp nhân vật “tô i ” lại hồi tưởng l ạ i :“tôi bỗng nhớ đến một hôm bố"tôi dẫn tôi đi bơi thuyền buồm, chợt một tiếng sâm nổ vang bô" tôi cười, kẹp chặt tôi vào hai đâu gối và kêu. Không sao cả đừng sợ L u ck a” [39, 17].

Lần đầu tiên.khi gặp bác thợ đồng hồ chột mắt và hói đầu, nhân vật “tô i” bỗng nhớ lại một chuyện đã lâu lắm khi còn ở phô" Novakia: “Một hôm tôi nghe thấy một chiếc xe ngựa cao, sơn đen đang đi trên đường từ phía nhà giam tới quảng trường lính và dân chúng vây quanh x e ” [39, 206]. Nghĩ về chúa nhân vật “tô i” lại nhớ đến cách phân biệt chúa của mình hồi còn nhỏ “Chúa của ông làm tôi vừa ghét vừa sợ, chúa của ông không yêu ai cả và dõi theo mọi người bằng con mắt nghiêm khắc. Chúa nhìn thấy ở con người trước tiên là cái xấu, cái độc ác và tội lội còn chúa

của bà là tất cả những gì trong sáng và đẹp đẽ n h ấ t” [39,132] và rồi nhớ đến hình ảnh người bà kính yêu của mình: “Tôi lại nhớ đến bà tôi ngồi xổm trước bếp lò đọc thần chú: gia thần từ bi, cầu người khử sạch lũ dán đ i ” [39, 349].

Cuộc sông đầy rẫy những nỗi đau và phiền muộn, nhưng trong lòng nhân vật “t ô i ” hình ảnh người mẹ luôn luôn hiện lên với sự che chở và yêu thương cùng những lời dạy dỗ. Tất cả đã đi vào tiềm thức của cậu “tự dưng tôi nghĩ đến mẹ tôi, nhớ đến một lần mẹ tôi đánh tôi vì bắt được tôi đang tập hút thuốc lá, tôi bảo:

Đừng đụng vào người con, chẳng cần đánh con cũng đã khổ sở buồn lắm rồ i.” [39,348].

Có lẽ thời kì kiếm sông là giai đoạn mà nhân vật “tô i” nhớ về những kỷ niệm của thời thơ nhiều nhất - hoàn cảnh đã tác động vào tâm hồn vào những kỷ 'niệm đã qua của nhân vật “tô i” khiến nó cứ hiện lên trong tâm trí những kỷ niệm của ngày xưa là khi ở trên tàu thủy, nhìn thấy chiếc sà lan, nhân vật “tô i” lại hồi tưởng lại khi còn bé, nhớ đến đoạn đường đi từ Axtrakhan đến Nijni, đến bộ mặt đanh thép của mẹ, nhớ đến bà nội.... và lúc đó nhân vật “tô i” cảm thấy tất cả những điều xấu xa tủi nhục như tan biến đi. Như thay đổi khác hẵn, mọi vật trở nên thú vị hơn, dễ chịu hơn, mọi người trở nên tốt hơn đáng yêu hơn, nó cứ văng vẳng bên tai về một câu chuyện của cậu chủ đã kể: "Cậu kể, như kể một giấc mơ, câu chuyện môi tình đầu của mình YỚi cô hầu phòng với vị kiến trúc sư, cậu đã từng sông ở ông ta với tư cách là học tr ò ” [39, 464]

Rồi khi nghe anh Miơrôski nói về những con người những cuộc đời trên trái đất mỗi người có thân phận riêng trong đói rách và khổ nhục làm nhân vật “tô i” nhớ đến những người đã từng sông và làm việc với mình “tôi nhớ đến bác tốt lắm, nhớ đến chị thợ giặt natalixa chị sa ngã một cách

tội nghiệp và dễ dàng nhớ đến Nữ hoàng Maccô phải sông giữa nhiều điều đơn đặt và bỉ ổ i ” [39, 712]

Qua những dòng “hồi ức của hồi ứ c” cho ta thấy được tâm trạng của nhân vật “t ô i ” trước mọi hoàn cảnh, nhớ về những gì đã xảy xa với mình và với mọi người được nhà văn sử dụng rất điêu luyện và rất thành công.

Thời gian tuyến tính không tách rời không gian nghệ thuật được mở rộng dần của cốt truyện với sự trưởng thành của nhân vật "tôi"ề Sự kết hợp giữa thời gian nghệ thuật đa chiều với sự vận động linh hoạt của không gian nghệ thuật là một nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của M.Gorki, giúp người đọc thấy được sự vận động của cốt truyện và sự trưởng thành của nhân vật “tô i” : "Bắt đầu từ cái chết của bô"rồi đến mùa xuân các cậu chia gia tài cậu Iacô ở lại thành phô", cậu Miakhailô sang bên kia sông. Ong tôi tậu một căn nhà rộng rãi và khá đẹp đẽ ở phólPôlelaia" [39, 90]; "Mùa xuân năm ấy đến Kazan tôi hy vọng ngấm ngầm rằng sẽ kiếm được việc làm ở đó" [39, 739].

Việe sử dụng thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết tự thuật của M.Gorki mang lại một giá trị nghệ thuật rất đáng kể sự kết hợp giữa thời gian dài 18 năm với không gian rộng từ không gian gia đình đến không gian x ã liộ i đã góp phần tạo sự phong phú cho tác phẩm, giúp người đọc thấy rõ được quá trình mở rộng của sự vận động cốt truyện và sự trưởng thành của nhân vật “tô i” qua từng biến cố, sự kiện cụ thể.

Kết luận

1. Thời thơ ấu, Kiếm sốngNhững trường Đại học của tôi của nhà văn Nga vĩ đại M.Gorki đã đạt ra và giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thời đại vượt ra ngoài khuôn khổ của một tác phẩm tự truyện. Trước hết, qua bức tranh nghệ thuật chân thực, xúc động về cuộc sóng tối tăm, ảm đạm, ngột ngạt với những quan hệ lạnh lùng, tàn nhẫn giữa người với người trong xã hội Nga cũ, nhà văn đã khơi dậy, thức tỉnh ở người đọc lòng căm thù và ý thức về sự cần thiết phải xoá bỏ toàn bộ thực tại đương thời, xây dựng một thế giới mới tố đẹp hơn. Đặc biệt, quá trình hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, nỗ lực vươn lên không ngừng, nhằm đạt đến đỉnh cao về văn hoá, tư tưởng, trở thành con người chân chính, ưu tú của nhân vật “tôi”, nhân vật trung tâm của bộ ba tiểu thuyết tự thuật đã phản ánh sâu sắc những quy luật hình thành con người tiên tiến trong thời đại mới. Hình tượng con người lớn lên từ trong lòng nhân dân, thấm sâu những khát vọng của nhân dân, luôn háo hức tìm tòi để được vươn lên. Xây dựng gắn liền với “hình tượng nhân dân Nga trong quá trình vận động âm ỷ, nặng nề để băng tới giai đoạn bùng,lên quyết liệt trong cách mạng. Vấn đề phát triển nhân cách con người tiên tiến của thời đại trong bộ ba tiểu thuyết tự thuật của Gorki cũng là một trong những vấn đề trung tâm của văn học Nga hiện đại và của văn học nhiều dân tộc khác trên thế giới. Với ý nghĩa đó, bộ ba tự thuật của Gorki là bộ tiểu thuyết có tác dụng giáo dục sinh động, sâu sắc.

2. Ba cuốn tiểu thuyết tự thuật của Gorki ra đời vào những thời điểm khác nhau, nhưng rất nhất quán về phong cách, bút pháp và cấu trúc nghệ thuật, tạo thành một bộ tác phẩm hoàn chỉnh đặc sắc. Một khối lượng khá lớn những hồi ức, sự kiện, biến cố bề bộn, những nhân vật, những cảnh đời với rất nhiều mối quan hệ phức tạp, hết sức đa dạng, phong phú được đưa vào

kết cấu - cốt truyện. Nhưng tất cả đều được lựa chọn, xây dựng, sắp xếp hài hoà chặt chẽ bởi sự chi phối của cảm hứng chủ đạo - sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân của nhân vật “tôi”, con người tiên tiến của thời đại trưởng thành từ trong lòng nhân dân Nga vĩ đại. Đây chính là cơ sở làm nên sự độc đáo, đặc sắc, nét riêng biệt trong cấu trúc nghệ thuật tự truyện của Gorki. Sự kết hợp chặt chẽ, nhất quán kết cấu - cốt truyện tuyến tính với kết cấu - cốt truyện đồng tâm phát triển xoay quanh trục kết cấu chính - quá trình trưởng thành của nhân vật “tôi” trung tâm, là nét khác biệt của Gorki với lối kết cấu - cốt truyện tâm lý thường thấy trong tự truyện của nhiều nhà văn khác. Cách tổ chức, kết cấu - cốt truyện như thế đã phát huy tối đa ý nghĩa nghệ thuật của tự truyện Gorki: vừa làm sống lại theo dòng chảy thời gian quá khứ của một cuộc đời có quá nhiều những điều tàn nhẫn, vừa nâng cao ý nghĩa khái quát rộng lớn mang tầm thời đại, lịch sử của hình tượng nghệ thuật.

3. Xây dựng thành công một kiểu nhân vật tự thuật độc đáo là một đóng góp quan trọng khác của Gorki trong lĩnh vực tự truyện. Nhân vật tiểu

thuyết tự thuật của Gorki được miêu tả với tinh thần hiện thực nghiêm khắc, xem xét đủ mọi góc độ từ cái nhìn nhiều chiều, không né tránh cả những điều nặng nề nhất, có quá trình phát triển toàn diện và sinh động về tâm lý, tính cách, tư tưởng, văn hoá, được đặt trong mối quan hệ tương tác ngày càng mở rộng với thế giới bên ngoài của con người, cảnh đời và thiên nhiên, nhà văn đã vận dụng sáng tạo kiểu trần thuật không đơn thuần trần thuật chủ quan thường thấy trong các tác phẩm tự thuật, mà nhiều lúc được khách quan hoá. Một số nhà văn khi viết tự truyện thường tập trung vào lịch sử thế giới nội tâm của mình. Trong tác phẩm của Gorki, nhân vật “tôi” tự thuật không chỉ là hình ảnh của chính tác giả, mà còn được nhà văn xây dựng thành một điển hình văn học độc đáo, tiêu biểu cho những con người quyết liệt chống

trả lại môi trường xã hội phản nhân đạo, nổ lực phấn đấu tự hoàn thiện nhân cách các nhân, liên hệ máu thịt với nhân dân và trưởng thành từ nhân dân trong bối cảnh xã hôi Nga cuối thế kỷ XIX.

4. M. Gorki là một trong những nhà văn đầu tiên phá vỡ giới hạn chật hẹp của không gian gia đình, thân thuộc gần gũi, tĩnh tại trong một số tác phẩm tự thuật truyền thống. Không gian nghệ thuật trong bộ ba tiểu thuyết tự thuật của Gorki là kiểu không gian có sự vận đông, phát triễn mạnh mẽ, mở rộng không ngừng từ không gian sinh hoạt gia đình chật hẹp, đến không gian đời sống, hoạt động chính trị xã hội, không gian văn hoá, ngày càng rộng lớn hơn. trong sự vận động không ngừng xuyên suốt cả ba tập tiểu thuyết, không gian nghệ thuật được tổ chức một cách linh hoạt,luôn có sự đan cài, xen kẽ, kết hợp giữa không gian rộng rãi, khoáng đạt với không gian chật chội, o ép, căng thẳng. Cách tổ chức không gian nghệ thuật như thế vừa tái hiện sinh động hoàn cảnh lớn, hoàn cảnh nhỏ, vừa làm nỗi rõ quá trình nô lực vươn lên, trưởng thành của nhân vật trung tâm trong dòng chảy liên tục của cuộc đời với nhiều mối quan hệ, tương tác ngày càng phức tạp, đa dạng. Không gian nghệ thuật vận động,linh hoạt ấy trong tác phẩm của Gorki luôn gắn liền với hồi ức quá khứ luôn bị chi phối bởi yếu tố thời gian hiện tại - góc nhìn và là chỗ đứng để đánh giá quá khứ, đoán định tương lai của nhân vật trung tâm. Sự đảo ngược thời gian cục bộ, những nếp gấp thời gian, tạm thời phá vỡ thời gian tuyến tính, thường xuyên xuất hiện, tạo nên những điểm nhấn nhịp điệu, làm tăng chiều sâu ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm.

5. Bộ ba tiểu thuyết tự thuật Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường Đại học của tôi cùng với toàn bộ sự nghiệp sáng tác đồ sộ của mình, M. Gorki đã để lại cho văn học Nga một di sản lớn: Truyền thống Gorki đã và đang có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều nền văn học trên thế giớiễ Hy vọng kết quả nghiên cứu rất khiêm tốn của đề tài này có thể ít nhiều làm sáng tỏ

phần nào truyên thống quý báu đó. ó Việt nam, để góp phần hiểu một cách sâu sắc, toàn diện hơn truyền thống Gorki, việc nghiên cứu, tìm hiểu tiểu thuyết tự thuật của nhà văn chắc chắn không dừng lại ở đây mà sẽ còn được tiếp tục trong thời gian và điều kiện cho phép.

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật bộ ra tiểu thuyết tự thuật của m gorki (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)