Cuối cùng, việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một số nhà văn tiêu biểu và những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của họ sẽ đưa ra những nguyên tắc, những bài học quý báu giúp người l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN
TRẦN HÀ PHƯƠNG
KHẢO SÁT NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN
QUA MỘT SỐ NHÀ VĂN TIÊU BIỂU
Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn
Cần Thơ, 5 - 2011
Trang 21 Phong cách nghệ thuật của nhà văn
1.1 Khái niệm phong cách nghệ thuật của nhà văn
1.2 Khái luận chung về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn
Trang 32.2.2 Lối viết đậm đà màu sắc dân tộc
2.2.3 Cách quan sát thông minh, cách thể hiện hóm hỉnh và tinh tế
2.2.4 Ngôn ngữ mang đậm tính quần chúng, và đầy tính biểu cảm
2.3 Nguyễn Minh Châu
2.3.1 Khám phá và miêu tả rất chân thật, tỉ mỉ về những ngõ ngách sâu kín nhất trong tâm hồn con người
2.3.2 Sở trường xây dựng tình huống truyện bất ngờ và biểu tượng nghệ thuật độc đáo
2.3.3 Điểm nhìn bên trong với cái tôi trần thuật - ngôi thứ nhất
2.3.4 Giọng điệu trữ tình, thâm trầm
Chương 2 YẾU TỐ KHÁCH QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN TIÊU BIỂU
1 Ảnh hưởng của gia đình đối với phong cách nghệ thuật của một số nhà văn tiêu biểu
1.1 Nguyễn Tuân
1.2 Tô Hoài
1.3 Nguyễn Minh Châu
2 Ảnh hưởng của quê hương đối với phong cách nghệ thuật của một
số nhà văn tiêu biểu
2.1 Nguyễn Tuân
2.2 Tô Hoài
2.3 Nguyễn Minh Châu
3 Ảnh hưởng của thời đại đối với phong cách nghệ thuật của một số nhà văn tiêu biểu
3.1 Nguyễn Tuân
3.2 Tô Hoài
3.3 Nguyễn Minh Châu
Trang 4Chương 3 YẾU TỐ CHỦ QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN TIÊU BIỂU
1 Ảnh hưởng của phương diện tinh thần đối với phong cách nghệ thuật của một số nhà văn tiêu biểu
1.1 Nguyễn Tuân
1.2 Tô Hoài
1.3 Nguyễn Minh Châu
2 Ảnh hưởng của tài năng nghệ thuật đối với phong cách nghệ thuật của một số nhà văn tiêu biểu
2.1 Nguyễn Tuân
2.2 Tô Hoài
2.3 Nguyễn Minh Châu
3 Ảnh hưởng của vốn sống, vốn hiểu biết đối với phong cách nghệ thuật của một số nhà văn tiêu biểu
3.1 Nguyễn Tuân
3.2 Tô Hoài
3.3 Nguyễn Minh Châu
4 Ảnh hưởng của quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật đối với phong cách nghệ thuật của nhà văn tiêu biểu
4.1 Nguyễn Tuân
4.2 Tô Hoài
4.3 Nguyễn Minh Châu
PHẦN KẾT LUẬN
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống, thật thú vị và có ý nghĩa khi chúng ta tiếp xúc với những người
có phong cách Và có được một phong cách là ước muốn của nhiều người Bởi lẽ, chính phong cách giúp chúng ta nổi bật và để lại ấn tượng sâu sắc đối với người khác Thực tế cũng cho thấy rằng, những người thành công và có đóng góp cho tiến bộ của
xã hội đều là những người có phong cách
Cuộc sống thường ngày là vậy, còn trong văn chương thì phong cách càng đóng
vai trò quan trọng hơn, bởi lẽ “nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo” và “điều còn lại của mỗi nhà văn là cái giọng nói của riêng mình” “Cái giọng nói của riêng mình”
hay nói cách khác, đó chính là phong cách của nhà văn Vì thế, khi tìm hiểu các tác giả chúng ta không thể không nhắc đến phong cách của họ
Thế nhưng, việc chỉ ra những nét chính trong phong cách của các nhà văn là công việc khó khăn, phức tạp và việc lí giải được những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lại càng khó khăn, phức tạp hơn
Chúng tôi chọn đề tài này xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, hiện nay khuynh hướng dạy học cũng như ra đề thi (nhất là hệ cao
đẳng - đại học) thường cho đối sánh các sáng tác của các nhà văn để tìm ra những nét
tương đồng và khác biệt Mục đích là nhằm phát huy khả năng tổng hợp, phân tích, so sánh của người học Để làm được điều đó, người học cần nắm rõ phong cách của từng tác giả, quan trọng hơn là hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của họ Chương trình sách giáo khoa phổ thông và giáo trình giảng dạy đại học hiện tại, cũng như những tài liệu khác có đề cập đến phong cách của nhà văn, nhưng vẫn chưa nói cụ thể, thống nhất và rất khó để cho người đọc nắm bắt những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của nhà văn Mà đây lại là tiền đề quan trọng và là con đường nhanh nhất
để người học có thể lí giải và hiểu sâu sắc, toàn diện về tác giả cũng như những sáng
tác của họ Vì thế, nếu người học biết được nguyên tắc chung về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của nhà văn thì khi gặp bất cứ trường hợp tác giả nào, người học cũng có cơ sở vững chắc để lí giải
Thứ hai, xuất phát từ sở thích và đam mê của chúng tôi Được tìm hiểu các nhà
Trang 6cách của họ là công việc vô cùng thú vị Ở đó, chúng ta được học hỏi rất nhiều điều bổ ích và được suy ngẫm về chính mình trước những tài năng lớn Đã từ rất lâu, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, chúng tôi đã ấp ủ và mong muốn được lí giải những hiện tượng đặc biệt của văn chương là do đâu Và mong ước đó, ngày càng lớn và rõ nét hơn, khi chúng tôi được tiếp cận các tác giả nhiều hơn ở bậc đại học Cuối cùng, việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một số nhà văn tiêu biểu và những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của họ sẽ đưa ra những nguyên tắc, những bài học quý báu giúp người làm nghệ thuật nói riêng, đặc biệt là các nhà văn trẻ tạo
được phong cách của riêng mình trong đời sống văn học vì “nếu tác giả nào không có
lối riêng của mình thì không bao giờ là nhà văn cả” (Sê - Khôp); đồng thời cho tất cả
chúng ta tự tạo cho mình một hình ảnh riêng biệt, không lẫn với người khác trong đời sống thường nhật, để cuộc sống thêm phần thú vị và ý nghĩa hơn Xã hội nào cũng cần những người có phong cách và đặc biệt là ngày hôm nay, xã hội của những người tự làm chủ vận mệnh, làm chủ tương lai
2 Lịch sử vấn đề
Như chúng ta đã biết, Nguyễn Tuân, Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu là ba tác giả lớn và có vị trí đặc biệt trong nền văn chương Việt Nam Vì thế, xoay quanh về cuộc đời, sự nghiệp của ba tác giả này có rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu nói đến Tuy nhiên, trong đề tài của chúng tôi chỉ đề cập đến phong cách của các nhà văn và đặc biệt là hướng đến những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của họ
Có thể nói rằng, tìm hiểu và chỉ ra những nét chính trong phong cách nghệ thuật của các nhà văn, đặc biệt là các nhà văn chúng tôi khảo sát thì đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu nói đến
Về tác giả Nguyễn Tuân, Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Tập 1 - Bộ Nâng cao đã chỉ ra những nét chính trong phong cách của Nguyễn Tuân Hay trong bài viết Nguyễn Tuân, một phong cách độc đáo và tài hoa, Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra hạt nhân
trong phong cách của Nguyễn Tuân và sự hoàn thiện của phong cách của nhà văn này
Bên cạnh đó, Phan Cự Đệ cũng có bài viết Nguyễn Tuân - Một phong cách độc đáo
xoay quanh sự chuyển biến trong phong cách và những yếu tố ảnh hưởng đến sự
chuyển biến đó Trong Nguyễn Tuân - Về tác gia và tác phẩm của Tôn Thảo Miên đã
trích dẫn những bài viết các tác giả Thạch Lam, Phan Cự Đệ, Trương Chính, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Ngọc Hóa, Văn Tâm, Hà Bình Trị, Triều Mai, Nguyễn Đăng Mạnh,
Trang 7Hoàng Như Mai, Nguyên Ngọc, Trương Chính, Nam Lộc, Nguyễn Minh Châu, Hoài
Anh về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua các tác phẩm Vang bóng một
thời, Chữ người tử tù, Nguyễn, Sông Đà, Chùa Đàn, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi Chúng ta còn nhận thấy, Trần Văn Châu cũng đã có bài Tờ hoa - Một tùy bút nhỏ của một phong
cách lớn bàn về nét phong cách tài hoa và ngôn ngữ trong văn Nguyễn Tuân Hay trong bài viết Nguyễn Tuân, bậc thầy ngôn ngữ của nghệ thuật ngôn từ, Mai Quốc
Liên cũng đã xoay quanh về đặc điểm ngôn ngữ trong phong cách Nguyễn Tuân Giáo
trình Văn học Việt Nam 1945 - 1975 của tác giả Nguyễn Lâm Điền và Trần Văn Minh
cũng đã nêu cụ thể những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân,
đồng thời tài liệu này cũng đã đề cập đến một số nhân tố ảnh hưởng đến phong cách
của nhà văn này
Về tác giả Tô Hoài, trong Tô Hoài - Nhà văn Việt Nam hiện đại, Phan Cự Đệ đã giúp người đọc hình dung ra những nét phong cách của Tô Hoài Và trong bài viết Tô Hoài, Trần Hữu Tá cũng đã đề cập đến những nét tiêu biểu trong phong cách của nhà văn này Hay giáo trình Văn học Việt Nam 1945 - 1975 của tác giả Nguyễn Lâm Điền
và Trần Văn Minh cũng đã có bài viết về những đặc điểm trong phong cách của Tô Hoài
Về tác giả Nguyễn Minh Châu, chúng ta thấy có công trình nghiên cứu Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu của Tôn Phương Lan, đã nói rất sâu sắc về phong
cách Nguyễn Minh Châu qua các phương diện khác nhau về nội dung và nghệ thuật Hay Trần Đình Sử đã đề cập đến một nét trong phong cách của Nguyễn Minh Châu
qua tác phẩm Bến quê, một phong cách nghệ thuật giàu chất triết lý
Còn nhiều tiểu luận, luận văn, giáo trình giảng dạy, những bài nghiên cứu, bài báo,… nói đến vấn đề này
Song, những tài liệu, những công trình nghiên cứu cụ thể và sâu sắc về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của các nhà văn Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu thì ít thấy, có chăng là các bài viết xoay quanh những sự kiện ảnh hưởng đến quá trình sáng tác và sự nghiệp của các tác giả
Hơn nữa, việc đề cập đến lí thuyết về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn thì còn rất ít Hoặc có đề cập nhưng vẫn chưa thống nhất ý kiến
Về ý kiến của các tác giả trong nước, chúng ta thấy:
Trang 8Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Tập 1 - Nâng cao của nhóm tác giả Trần Đình Sử, Hồng Dân, Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống chủ biên, trong bài Phong cách văn học cho rằng phong cách nghệ thuật của nhà văn có cội nguồn từ cá tính sáng tạo và bị
ảnh hưởng sâu sắc bởi phong cách văn học của một dân tộc, một thời đại, một trào lưu,
một kiểu sáng tác,…
Trong Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi cho rằng thế giới quan và phương diện tinh thần là những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn
Trong Lí luận văn học - Tập 3 của nhóm tác giả Phương Lựu, La Khắc Hòa,
Trần Mạnh Tiến cho rằng toàn bộ đời sống tinh thần (tâm lí, khí chất, hứng thú…đặc biệt là cá tính) quyết định, còn thế giới quan chỉ có tác dụng cảnh giới
Trong Lí luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ thì Nguyễn Văn Hạnh khẳng định tài
năng, sức mạnh, chiều sâu sự suy nghĩ, cảm nhận của người nghệ sĩ về cuộc sống, sự tìm tòi không ngừng của người nghệ sĩ, cá tính, tính cách, tâm hồn, cách nghĩ, cách cảm là những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn
Hay quyển Nhà văn - Tư tưởng và phong cách trong bài Về quan điểm và phương pháp tìm hiểu con đường đi của một nhà văn hiện đại, tác giả Nguyễn Đăng
Mạnh cho rằng nghiên cứu một nhà văn, điều khó khăn và cũng thú vị nhất là miêu tả, giải thích được con đường nghệ thuật riêng biệt của ông ta (tức là con đường hình thành phong cách nghệ thuật của nhà văn) Theo tác giả thì hoàn cảnh xã hội - lịch sử, truyền thống tư tưởng, văn hóa dân tộc, quan điểm nghệ thuật, kinh nghiệm sáng tác là
những yếu tố ảnh hưởng Cũng nói về vấn đề này, trong Nhà văn Việt Nam hiện đại - Chân dung và phong cách, Nguyễn Đăng Mạnh nói rõ hơn, theo ông “tạo ra phong cách, ngoài thế giới quan, còn có rất nhiều nhân tố khác, như truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống, môi trường thiên nhiên, môi trường văn hóa, thói quen suy nghĩ, cảm xúc, cái “tạng” (tempérament) riêng của nhà văn…Những tác động ấy, những thói quen ấy không dễ gì thay đổi Có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành phong cách của một nhà văn thường lại là những ấn tượng của ông ta về môi trường sống của mình từ tuổi
ấu thơ” [37; 7]
Chúng ta cũng nhận thấy các tác giả nước ngoài cũng có nhiều ý kiến xoay quanh về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn
Trang 9Likhasop trong Thi pháp của văn học Nga nói rằng: “Phong cách nghệ thuật là
sự thống nhất ở trong mình cảm hứng chung về hiện thực, bản chất của nhà văn và phương pháp sáng tác thực hiện các nhiệm vụ do nhà văn đề ra cho mình”
G N Pôxpêlôp trong Dẫn luận nghiên cứu văn học cho rằng muốn có được phong cách thì phải có tài năng, mà trong đó “năng lực của nhà văn trong việc vận dụng các thành tựu sáng tạo của các bậc đi trước, chọn lọc trong kinh nghiệm sáng tạo của văn học dân tộc mình, cũng như các dân tộc khác các hình thức phù hợp nhất với ý đồ nghệ thuật độc đáo của chính mình và nhào nặn chúng lại một cách phù hợp” [48; 387], đồng thời phải có “nhãn quan văn học và văn hóa chung rộng rãi” [48; 387] và tác giả nói thêm “phong cách được hình thành trong những điều kiện nhất
định của văn hóa dân tộc” [48; 388]
Cũng liên quan đến những yếu ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà
văn, trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Bôrixôvich Khrapchenco đã đưa ra nhiều quan niệm Từ Girorian: “Phong cách không thể vô can với phương pháp, với thế giới quan, với bút pháp, với cá nhân người nghệ sĩ, với cách hiểu của người nghệ sĩ về thời đại, với vẻ đặc thù trong sáng tác của anh ta Phong cách là sự thống nhất, cao nhất của tất cả những phạm trù đó” [23; 131] Ya Elxper phát biểu: “Phong cách biểu hiện sự toàn vẹn của hình thức có tính chất nội dung
được hình thành trong sự phát triển, trong sự tác động qua lại và trong sự tổng hợp
của các yếu tố của hình thức nghệ thuật, dưới sự ảnh hưởng của đối tượng và nội dung tác phẩm, của thế giới quan của nhà văn và của phương pháp của anh ta vốn thống nhất với thế giới quan Phong cách được hình thành từ tất cả những yếu tố ấy, nảy sinh từ chúng mà ra Phong cách, đó là sự thống trị của hình thức nghệ thuật, là sức mạnh tổ chức của nó” [23; 134] Gớt thì lại nói: “Phong cách nằm trong những căn cứ sâu xa của nhận thức, nằm trong chính bản thân của sự vật chừng nào ta có thể xác định nó trong những hình tượng có thể nhìn thấy và sờ thấy được” [23; 147]
Nhìn một cách tổng quát, các tác giả cho rằng, yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn Nhưng, ở mỗi tác giả lại có những quan điểm khác nhau về yếu tố khách quan cũng như yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn Đây là những cứ liệu quý báu, quan trọng và cần thiết cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi Trên cơ sở tham khảo những ý kiến của tác giả, đồng thời với hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, chúng tôi sẽ đưa
Trang 10ra lí thuyết về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của nhà văn và sau đó sẽ khảo sát qua các nhà văn tiêu biểu
3 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi hướng đến những mục đích cụ thể như sau:
Thứ nhất, phải chỉ ra được lý thuyết chung về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn Đây là cơ sở để chúng tôi có thể tiến hành khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của các nhà văn tiêu biểu ở phần tiếp theo
Thứ hai, chúng tôi phải chỉ ra những nét chính trong phong cách của nhà văn tiêu biểu, để từ đây thấy được phong cách được hình thành như thế nào dưới tác động của những yếu tố đã khảo sát
Từ những điều trên, chúng tôi hướng đến mục đích cao hơn là không chỉ lí giải
được việc hình thành phong cách của các nhà văn tiêu biểu được khảo sát, mà còn có
thể nắm được nguyên tắc chung những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của bất cứ một nhà văn nào Đây là cứ liệu quan trọng cho việc học tập và giảng dạy của chúng tôi sau này, cũng như cho tất cả những ai học văn, yêu văn
4 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi khảo sát qua ba tác giả của văn chương Việt Nam Đó
là Nguyễn Tuân, Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu Sở dĩ chọn ba tác giả này vì:
Thứ nhất, họ là những nhà văn tiêu biểu, có phong cách độc đáo trong nền văn chương Việt Nam
Thứ hai, bản thân các nhà văn này đã trải qua các thời kì khác nhau với những biến cố lịch sử lớn của dân tộc (Từ thời kì phong kiến nửa thực dân, sang thời kì kháng chiến chống Pháp, đến công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, kháng chiến chống Mỹ
và thời kì đất nước hòa bình)
Cuối cùng, những sáng tác của họ có số lượng lớn và có ảnh hưởng quan trọng
đối với nền văn học của dân tộc
Vì đề tài liên quan đến phong cách nhà văn, mà phong cách nhà văn lại liên quan
đến cả cuộc đời và sự nghiệp của họ, nên trong quá trình khảo sát chúng tôi đề cập đến
những tác phẩm, cũng như cuộc đời của các nhà văn qua những bài viết, những câu chuyện thật mà chúng tôi được biết
Trang 115 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi tiến hành nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau
Đầu tiên, chúng tôi tham khảo các công trình nghiên cứu, những bài viết của tác
giả và lấy ý kiến của mọi người về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của một người nói chung và của nhà văn nói riêng Sau đó, bằng hiểu biết và kinh nghiệm bản thân, chúng tôi tổng hợp, suy luận để chỉ ra lý thuyết chung về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của nhà văn
Kế tiếp, chúng tôi đọc các tác phẩm tiêu biểu của ba nhà văn, đồng thời tham khảo ý kiến của các tác giả, để khái quát những nét chính trong phong cách của ba nhà văn
Sau đó, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin, điều tra những cứ liệu về cuộc đời của ba nhà văn qua Từ đây, chúng tôi vận dụng phương pháp phán đoán, suy luận, phân tích, giải thích để chỉ ra mối quan hệ giữa những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách và những nét chính trong phong cách của họ
Và để tăng sức thuyết phục, chúng tôi dùng thao tác chứng minh để làm rõ vấn
đề Trong quá trình viết, chúng tôi kết hợp cả hai thao tác diễn dịch lẫn qui nạp
Nhìn một cách tổng quát, đề tài của chúng tôi bắt đầu đi từ lí thuyết, kế tiếp là chứng minh bằng thực tế và cuối cùng là khẳng định lại lí thuyết
Trang 12PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1 Phong cách nghệ thuật của nhà văn
1.1 Khái niệm phong cách nghệ thuật của nhà văn
Phong cách là một khái niệm quen thuộc với tất cả mọi người Trong cuộc sống hàng ngày, hay trong các lĩnh vực như thời trang, âm nhạc, điện ảnh, điêu khắc, mỹ thuật, trang điểm…; thậm chí, trong lĩnh vực ẩm thực, thể thao, kinh tế, giáo dục,…người ta đều nói đến phong cách Ở đây, chúng tôi xin đề cập đến khái niệm phong cách nghệ thuật của nhà văn trong lĩnh vực văn chương
Nhắc đến phong cách nghệ thuật của nhà văn chúng ta có thể hiểu ngay Nhưng
định nghĩa về nó thì có nhiều ý kiến khác nhau và là một công việc rất phức tạp
Phong cách (style) có nguồn gốc sâu xa Nó xuất hiện đầu tiên ở Hy Lạp và được dùng với từ stylos, để chỉ que một đầu nhọn và một đầu tù Sau đó, đến La Mã thì được dùng là stylus cũng để chỉ cái que đó, nhưng đầu nhọn dùng để viết và đầu tù dùng để xóa trên một tấm bảng nhỏ có thoa sáp Đến người Pháp họ dùng từ style, nhưng ban
đầu cũng chỉ có nghĩa là nét chữ, sau dần mới có nghĩa là bút pháp với những đặc
điểm về ngôn ngữ và văn thể Và cuối cùng mới có nghĩa là phong cách (style)
Trong Lí luận văn học - Tập 3, Buy - Phông cho rằng: “Phong cách được hiểu
là cái còn lại hoặc hạt nhân mà sau khi từ nhà văn chúng ta bóc đi những cái không phải của bản thân anh ta và tất cả những thứ mà anh ta giống với người khác”
Còn Proust quan niệm về phong cách là “dấu hiệu của sự biến đổi đến mức tư tưởng của nhà văn khiến hiện thực phải phục tùng” (Nghiên cứu văn học - Tạp chí nghiên cứu lí luận, phê bình và lịch sử văn học, 12/2010)
Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, V.Koralav cho rằng: “Phong cách đó là sự thống nhất chỉnh thể của nhà văn, đó là liên hệ qua lại giữa những yếu tố trong nghệ thuật của nhà văn, là sự qui định lẫn nhau của những yếu tố” [23; 132] Còn V Đneprôp thì quan niệm: “Phong cách là mối liên hệ của
Trang 13những hình thức, mối liên hệ đó bộc lộ sự thống nhất của nội dung nghệ thuật” [23;
133]
Lại có một định nghĩa khác trong Thường thức lý luận văn học: “Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mỹ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú” [2; 129] Tài liệu này còn nói thêm, phong cách
nghệ thuật của nhà văn ấy phải là tiếng nói mới cho văn học và là tiếng nói của riêng nhà văn
Trong Từ điển thuật ngữ văn học thì cho rằng: “Phong cách nghệ thuật là một
phạm trù thẩm mỹ chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói đến cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc”
Trong Lí luận văn học so sánh, Nguyễn Văn Dân cũng đã đề cập đến ý kiến Khrapchenko rằng: “phong cách là thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả” [8; 189]
G N Pôxpêlôp trong Dẫn luận nghiên cứu văn học thì cho rằng: “Sự thống nhất thẩm mĩ của mọi chi tiết hình tượng - biểu cảm của hình thức tác phẩm phù hợp với nội dung của nó, đó là phong cách” [48; 387]
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Tập 1 - Nâng cao viết: “Phong cách nghệ thuật của nhà văn biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ chưa từng có về cuộc sống, con người, thông qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo và những phương thức, phương tiện thể hiện
đặc thù in đậm dấu ấn cá nhân chủ thể sáng tạo” [50; 171]
Bùi Công Hùng trong Tiếp cận nghệ thuật có đưa ý kiến của Tomasepki rằng:
“Phong cách là một hệ thống ngôn ngữ thể hiện trong bản thân mình hệ thống ngôn ngữ trọn vẹn, với tính độc đáo của từ ngữ, đoản ngữ đạt đến trình độ để tác phẩm viết theo một phong cách tương tự mà không phụ thuộc vào qui luật chung Phong cách là hình tượng ngôn ngữ có tính cá biệt nhất” [19; 106]
Nguyễn Đăng Mạnh trong Nhà văn Việt Nam hiện đại - Chân dung và phong cách nói: “Phong cách nghệ thuật là một khái niệm thuộc phạm trù thẩm mỹ Có nghĩa
là, nhà văn phải thật sự có tài năng, phải thật sự sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao mới được xem là nhà văn có phong cách Phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật Mỗi nhà văn có phong cách tạo cho mình một thế giới nghệ thuật
Trang 14riêng Thế giới nghệ thuật ấy, dù phong phú, đa dạng thế nào, vẫn có tính thống nhất (…) Phong cách bao gồm những điểm độc đáo của tác phẩm của một nhà văn từ nội dung đến hình thức” [37; 6]
Hay Lưu Văn Bổng trong Văn học so sánh lí luận và ứng dụng thì nói rằng:
“Người này cho rằng phong cách là sự thống nhất phương pháp và thế giới quan, với
cá nhân người nghệ sĩ, với đặc thù dân tộc của anh ta Phong cách là sự nhận thức hiện thực Nhưng phong cách cũng là hình thức của sự nhận thức đó Người khác lí giải theo kiểu ngôn ngữ học, xem phong cách như một hiện tượng chủ yếu, phong cách
là sự tổng hợp, là hệ thống các phương tiện miêu tả và biểu đạt Phong cách được coi
là hình thức toàn vẹn có tính chất nội dung…những ý kiến khác nhau đó cho ta thấy những tìm tòi tích cực trong việc lí giải vấn đề quan trọng là vấn đề phong cách” [3;
716]
Hay một quan điểm khác trong Những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực,
Đonheporop nói: “Phong cách là sự đa dạng của hình thức nghệ thuật, phong cách là
quy luật thể hiện nội dung trong hình thức, thể hiện tính cá biệt của từng nhà văn”
Từ những định nghĩa, cách hiểu trên chúng ta có thể rút ra phong cách nghệ thuật của nhà văn như sau:
Thứ nhất, đó là cái tôi riêng, độc đáo (có tính thẩm mỹ), mới lạ
Thứ hai, được thể hiện cả nội dung phản ánh và nghệ thuật biểu hiện của tác
phẩm
Thứ ba, phải thể hiện đều đặn, thống nhất, lặp đi lặp lại, xuyên suốt
Thứ tư, phong cách nghệ thuật phải ngày càng cao, càng hoàn thiện, càng hoàn
mỹ theo thời gian Tức là có sự vận động và phát triển
Trang 15Khi đề cập đến phong cách người ta thường nói đến“phong cách cầu kì chủ nghĩa, phong cách barôc, phong cách rôcôcô, phong cách cổ điển, phong cách tình cảm chủ nghĩa” [8; 190], phong cách bi hài, phong cách hiện thực huyễn tưởng, phong
cách thời đại… Điều này cho thấy phong cách rất đa dạng và không có một khuôn mẫu nhất định
Chúng ta cũng cần biết rằng, khái niệm phong cách nghệ thuật của nhà văn khác
với khái niệm phong cách văn học Phong cách văn học có phạm vi rất rộng, nó bao hàm phong cách văn học của một thời đại, phong cách văn học của một dân tộc, phong cách văn học của một tác phẩm văn học cụ thể,…và cả khái niệm phong cách nhà văn Phong cách nghệ thuật của nhà văn thường được gọi ngắn gọn là phong cách nhà văn hay phong cách tác giả
Một điều nữa là, cần phân biệt giữa phong cách nghệ thuật của nhà văn và
phương pháp sáng tác riêng Phong cách nghệ thuật thì “các dấu hiệu của nó dường như nổi lên trên bề mặt tác phẩm, như là một thể thống nhất hữu hình và có thể tri giác được của tất cả mọi yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật” (Lí luận văn học - Tập 3 - Tiến trình văn học); còn phương pháp sáng tác riêng thì “được thể hiện tập trung ở thế giới quan, lí tưởng thẩm mỹ - xã hội, trình độ tư tưởng” [15; 3]
Tóm lại, phong cách nghệ thuật của nhà văn là một khái niệm phức tạp Vì thế, khi tìm hiểu về khái niệm này, chúng ta cần có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc để có thể hiểu đúng về cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của nhà văn và những đứa con tinh thần của họ
1.2 Khái luận chung về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn
Như đã đề cập, ở nội dung này, chúng tôi xin đưa ra lí thuyết về những yếu tố
ảnh hưởng đến phong cách của nhà văn trên cơ sở tham khảo các tài liệu và dựa vào
suy luận, tổng hợp của bản thân
Có thể nói rằng, một phong cách của tác giả được hình thành và hoàn thiện ảnh hưởng bởi hai yếu tố, đó là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan Và dĩ nhiên, trong yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan ấy có những yếu tố cụ thể thuộc phạm trù của chúng
Trang 16Ở đây, cũng lưu ý rằng, chúng ta sẽ tiến hành khảo sát những yếu tố ảnh hưởng
đến phong cách nghệ thuật của nhà văn, và dĩ nhiên nó sẽ có những nét tương đồng và
khác biệt với những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sáng tác và sự nghiệp của nhà văn
1.2.1 Yếu tố khách quan
1.2.1.1 Gia đình
Gia đình là nơi gắn bó trực tiếp của mỗi con người Là nơi hằng ngày ta ăn, ngủ, học tập, làm việc, vui chơi…Là nơi có những con người thân thiết, ruột rà, dòng họ
Đó là ông bà, cha mẹ, anh chị, cô chú…những người yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ,
chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với chúng ta Mọi người lớn lên là nhờ gia đình và cũng
vì gia đình mà mỗi con người không ngừng phấn đấu và nỗ lực Một người con ngoan ngoãn hay hư hỏng là tùy thuộc rất nhiều vào lối sống, tư tưởng và cách giáo dục của mỗi gia đình Bên cạnh đó, hoàn cảnh gia đình chi phối rất nhiều đến một con người, nhìn vào thái độ và cách sống là chúng ta có thể biết một người xuất thân từ gia đình nghèo, khá giả hay giàu sang Và có người còn nói rằng, gia đình là điểm khởi đầu, cũng là điểm kết thúc cuộc đời của mỗi con người
Từ cơ sở trên, chúng ta có thể nói yếu tố gia đình ảnh hưởng rõ nét đến phong cách của nhà văn Bởi lẽ, phong cách của nhà văn được hình thành và hoàn thiện dần theo thời gian Và đặc biệt ở những ngày ấu thơ, giai đoạn hoàn chỉnh về thể chất và tâm hồn, nhà văn rất dễ bị ảnh hưởng bởi ở gia đình và điều đó góp phần hình thành phong cách của nhà văn sau này Chắc rằng, lớn lên bên gia đình, thì ai cũng bị tác
động bởi những người thân trong gia đình và dòng họ Phan Huy Ích cũng đã nói về
vai trò của gia đình đối với nhà văn: “Thành một nhà văn là việc nhỏ, một nhà văn mà
đời nọ nối đời kia, chi này truyền chi khác, là một việc quý…Tất phải là dòng dõi văn
nhân, người trước sáng tác, người sau noi theo, dòng nước xa nguồn mà vẫn tràn lan” [26; 238] Thật vậy, những tư tưởng, những bài học về Nho giáo mà Nguyễn Du được
tiếp thu từ người cha và dòng họ đã làm nên sự uyên bác trong phong cách sau này của ông Hay là sự giản dị, mộc mạc trong những lời ru của mẹ sẽ là hành trang giúp nhà văn có được cái ngọt ngào, trìu mến, đậm chất dân gian mà chúng ta thấy rất rõ ở Tố Hữu Đó là khí phách anh dũng của ông, của cha,….để rồi cứ như một sự tự nhiên, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng phảng phất trong những đứa con tinh thần của họ,
ví như trường hợp của đại văn hào Nguyễn Trãi Hay là sự chịu thương, lòng nhân ái của mẹ,…để rồi người đọc không nhầm lẫn đâu được một phong cách dạt dào tinh
Trang 17thần nhân đạo, vị tha của ngòi bút Nguyên Hồng… Tất cả, tất cả những điều đó góp phần tạo nên phong cách của nhà văn
Qua đây, chúng ta thấy rằng, gia đình là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến phong cách của một nhà văn
1.2.1.2 Quê hương
Quê hương là khái niệm rộng hơn gia đình Có thể hiểu đó là một vùng quê, một
địa phương hay nói rộng hơn là đất nước, tổ quốc Là nơi mà con người sinh ra và lớn
lên Là nơi của những kỉ niệm, của những tình cảm về con người và cảnh vật Mọi người có thể có quê hương thứ hai, quê hương thứ ba, nhưng quê hương thứ nhất trong lòng họ luôn luôn sâu sắc, đậm đà nhất Rất đúng khi nhà thơ Đỗ Trung Quân
viết rằng: “Quê hương mỗi người chỉ một - Như là một mẹ mà thôi” Tình cảm quê
hương ấy là một tình cảm thiêng liêng mà không gì có thể thay thế được Dù ở bất cứ nơi đâu, tiếng gọi quê hương vẫn cháy bỏng và thường trực trong tim của mỗi con người
Đối với phong cách của một nhà văn thì rất dễ thấy yếu tố quê hương ảnh hưởng đến Bởi lẽ, nếu gia đình là nơi trực tiếp mỗi con người lớn lên, thì chính quê hương là môi trường gắn kết chúng ta với cuộc đời, với cộng đồng Đó không chỉ là dòng họ, mà đó còn là những người láng giềng, những bạn bè cùng cắp sách đến trường…Đó còn là mái trường, bến nước, con sông, con đường, ngọn núi,….nơi gắn
bó hàng ngày của ta Vì thế, nếu như nhà văn lớn lên từ quê hương của những giai điệu ngọt ngào, của những câu hát thiết tha thì chúng ta dễ dàng bắt gặp trong sáng tác của
họ phong cách trữ tình, thương mến trong giọng điệu, như trường hợp của nhà thơ Tố Hữu Đó cũng là lí do vì sao phong cách của Xuân Diệu là phóng khoáng, bay bổng với những tình cảm cực đỉnh khi ông lớn lên ở vùng biển, nơi của sóng, của gió với sự
dữ dội, mênh mông và rộng lớn Đồng thời cũng giải thích việc nhà văn gắn bó với vùng quê thì sáng tác của họ sẽ đậm chất nông thôn, chẳng hạn nhà thơ Nguyễn
Khuyến, nhà thơ được mệnh danh là “Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” Hoặc nếu
nhà văn gởi trọn đời mình cho thành thị thì tất cả những gì của nơi phố xá ấy cứ hiện diện trong từng sáng tác của họ, như trường hợp nhà thơ Tú Xương…
Quê hương góp một phần vào sự hình thành phong cách của tác giả Nên khi lí giải phong cách của một nhà văn chúng ta cần chú ý đến yếu tố này
Trang 18Hồ Chí Minh từng phát biểu rằng: “Xã hội thế nào văn nghệ thế ấy” Đúng
vậy, thời đại có tác động to lớn đến văn chương và không thể không tác động đến
phong cách nghệ thuật của nhà văn Và cũng như Plêkhanôv nói: “Nếu không hiểu tâm
lý xã hội thì không thể tiến lên một bước nào trong lịch sử văn học, nghệ thuật,…”, tức
là đã làm công việc thuộc thượng tầng kiến trúc thì điều đầu tiên là phải hiểu cái thời
đại mình đang sống Ví như nhà văn sống trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, nô lệ
thì trong nhà văn cái buồn, cái tủi luôn canh cánh trong sáng tác của họ, nhất là ở cái giọng điệu buồn da diết, sâu kín, mà Huy Cận là một ví dụ Thế nhưng lịch sử, vận mệnh của dân tộc bước sang một trang mới, như khi ánh sáng cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin chiếu rọi thì khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là một nét không thể thiếu trong phong cách của họ - trường hợp của nhà thơ Tố Hữu là ví dụ
điển hình Nếu phong cách của nhà văn mang hơi thở của hiện đại, của đời sống hàng
ngày, không còn mang cái hừng hực của khói lửa chiến tranh, thì chính là lúc nhà văn
được sống trong thời đại hòa bình, đọc thơ Chế Lan Viên trong những sáng tác cuối đời chúng ta sẽ thấy rõ điều này…
Yếu tố thời đại là một cột mốc đôi khi làm thay đổi rất lớn đối với phong cách của nhà văn Phong cách nhà văn vận động và phát triển chính là do yếu tố thời đại
ảnh hưởng
Tóm lại, những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phong cách nhà văn là gia
đình, quê hương và thời đại; nhưng yếu tố có tính quyết định trong việc hình thành
phong cách của nhà văn lại là yếu tố chủ quan
1.2.2 Yếu tố chủ quan
1.2.2.1 Phương diện tinh thần
Trang 19Phương diện tinh thần là một khái niệm rộng, bao hàm tất cả những yếu tố thuộc bên trong tâm hồn của mỗi con người Đó là cảm xúc, tình cảm, khí chất, hứng thú, xu hướng, tính cách, cá tính,…Chính phương diện tinh thần giúp chúng ta đánh giá về một con người
Đối với nhà văn thì phương diện tinh thần đóng một vai trò quan trọng, đó là
“tư chất nghệ sĩ của nhà văn” Phương diện tinh thần, mà trong đó tình cảm có vai trò xúc tác trực tiếp việc nhà văn đến với nghệ thuật Nếu “trong khoa học, tình cảm chỉ nằm trong tiền đề sáng tạo” [26; 232] thì “trong văn học, tình cảm nằm ngay trong thành phần sáng tạo” [26; 232] Có một tác giả nói rằng: “Tôi hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ”, Targo thì nói “Tôi đã từng yêu”, Ngô Thì Nhậm phát biểu: “Tình cảm dồi dào thì thơ nảy sinh”, còn Lê Ngọc Trà thì khẳng định: “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” Đúng, đã làm nghệ thuật thì tình cảm chính là đòn bẩy
của những thăng hoa Và đã là nghệ sĩ thì anh phải có những vùng đau thương, những
miền yêu thương khác với người bình thường Anh phải “lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ” Và đã là một nhà văn có phong cách, tức là họ đặc biệt hơn các nhà văn
khác thì ở họ có sự nhạy cảm hơn bao giờ hết
Và có thể nói, phương diện tinh thần mà trong đó cá tính có vai trò trực tiếp tạo nên phong cách của mỗi nhà văn Bởi lẽ “cá tính là những đặc điểm độc đáo ở mỗi người, nó tạo nên sắc thái riêng ở từng người về mặt tâm lý” [43; 51] Một nhà văn có
phong cách phải có cá tính Bởi lẽ, như đã khẳng định, phong cách là cái riêng, cái độc
đáo và mới lạ nên chỉ có những người có cá tính mới làm được những điều đó Trong
Giáo trình lí luận văn học, Tập 1 của Trần Đình Sử có đưa ý kiến của Zola nói về vai
trò của cá tính đối với phong cách của nhà văn: “Cái bất hạnh của họ là thiếu cá tính,
đó là cái làm cho họ rơi vào sự tầm thường, họ uổng công viết, những tác phẩm tràng
giang đại hải, họ lạm dụng uổng phí cái sức lực phong phú của họ, vì tất cả điều đó không làm nên sức sống cho tác phẩm của họ, mà ngược lại người đọc cũng không xem họ là gì Không cá tính thì coi như không có gì cả” Và “nếu cá tính của nhà văn
mờ nhạt, không tạo được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng, thì đó là một sự tự sát trong văn học” [52; 236] Rõ ràng, cá tính ảnh hưởng rất lớn đối với phong cách của
nhà văn Trong văn chương ta đã từng biết những phong cách rất ngông, thậm chí quá cuồng nhiệt là bởi những cây bút ấy có tính cách rất mạnh mẽ, ngang tàng, thẳng thắn
Trang 20như trường hợp của Hồ Xuân Hương Hay đó là gương mặt riêng trữ tình, sâu lắng, bởi con người đó có cốt cách rất trầm tư, ít nói như trương hợp của Bà Huyện Thanh
Quan…Và Cao Xuân Dục nói rằng: “Nếu chỉ biết rập khuôn, chắp nhặt những cái sáo
cũ, thì dù cho câu đẹp lời hay, vẽ trăng tả gió, nhưng ý hướng không kí thác vào được, thì rốt cuộc cũng là bắt chước giọng điệu người khác, chẳng nói lên được tính tình thực của mình” [26; 236] hay Rô - lăng đã nói: “Trái tim là đòn bẩy của những gì vĩ
đại” Mỗi người có một trái tim khác nhau, và trái tim ấy ra sao, đập những nhịp như
thế nào sẽ làm cho người đó thể hiện ra ngoài như thế ấy Nhưng đã là nhà văn có phong cách, thì cần lắm một trái tim đập những nhịp đập khác người, đặc biệt hơn
người, độc đáo hơn người để đủ sức làm nên “những gì vĩ đại” Những điều này làm
rõ nét hơn vai trò của cá tính trong phong cách của nhà văn
Như chúng ta đã biết, phương diện tinh thần của một con người rất phức tạp Nhà văn sáng tạo tác phẩm đôi khi là chính tiếng lòng mình, thể hiện chính mình, đôi khi là nói hộ cho người khác Nhưng dù là cách thể hiện nào đi chăng nữa qua sáng tác của họ người ta vẫn đánh giá được nhà văn đó như thế nào Và thực tế cho thấy rằng, phương diện tinh thần có vai trò to lớn trong việc hình thành phong cách của nhà văn
1.2.2.2 Tài năng nghệ thuật
Tài năng nghệ thuật chính là cái khiếu, khả năng bẩm sinh về văn chương của người nghệ sĩ Không phải ai cũng có được khả năng ấy Tài năng nghệ thuật có thể bộc lộ ở nhà văn rất sớm: Tố Hữu, Trần Đăng Khoa (5,6 tuổi), Vích - Tô Huy - Gô (11 tuổi nổi tiếng), hoặc ở tuổi thanh niên: Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên (15, 16 tuổi), cũng có khi ngoài 20 tuổi : Nguyễn Tuân (30 tuổi), Hồ Chí Minh (ngoài 30 tuổi) Tài năng ấy không chỉ được phát hiện, mà còn phải được mài giũa để nó được phát huy tốt nhất
Tuốc - ghê - nhép từng nói: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác” hay một ý kiến khác: “Một nhà văn có tài luôn để lại dấu
ấn riêng trên từng trang viết” thì là nói về cái tài của một nhà văn có phong cách nghệ
thuật Hay nhà văn Nguyễn Khải cũng nói: “Cái tài là quyết định hết thảy” và Phạm Văn Đồng khẳng định: “Tôi nghĩ chúng ta hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt này, lĩnh vực văn học nghệ thuật, mà không có tài có khiếu, thì khó khăn lắm Làm các nghề khác, không có tài cũng có thể làm được việc…Nếu không có tài năng gì đặc biệt, thì
Trang 21anh nên làm việc khác, chứ làm văn nghệ khổ lắm” [26; 237] Có thể thấy rằng, đã
làm công việc nghệ thuật thì yếu tố tài năng là bắt buộc phải có Và muốn tạo được cho mình một vị trí, một chỗ đứng không nhầm lẫn với bất kì ai khác thì cái tài ấy phải xuất chúng Bởi như nhà văn Nguyễn Khải nói, nó quyết định tất cả Khi các yếu tố gia
đình, quê hương, thời đại, vốn sống, vốn hiểu biết, phương diện tinh thần tạo cho bên
trong nhà văn những nét riêng trong phong cách của nhà văn thì chúng phải được thể hiện ra bên ngoài bằng những thủ pháp nghệ thuật Cách thể hiện ấy có mới lạ không,
có thú vị không, có làm người đọc ngưỡng mộ không, có thu hút sự chú ý của công chúng không…đó là do cái tài của nhà văn vậy Mà đâu chỉ thể hiện trong một tác phẩm, mà người nghệ sĩ luôn luôn sử dụng những sở trường, những sở thích của mình trong hàng loạt tác phẩm Chúng không rập khuôn, chúng biến hóa linh hoạt, nhưng vẫn là chính họ, người đọc vẫn nhận ra họ Bởi lẽ phong cách là cái luôn vận động và
hoàn thiện dần theo thời gian
Cái tài không chỉ thể hiện ở hình thức tác phẩm, mà nó còn là cách nhìn, cách nghĩ, quan điểm, tư tưởng của nhà văn được biểu hiện qua nội dung tác phẩm Như chúng ta đã biết, yêu cầu của phong cách nghệ thuật là phải tạo ra cái mới, mà cái mới
ấy phải có giá trị thẩm mỹ Cái tài sẽ giúp nhà văn làm được điều đó Một cái nhìn sâu
sắc, một cái nghĩ thấu đáo, một quan niệm tiến bộ, một phát hiện mới mẻ,… được tạo
ra bởi những con người có tài Và cũng lưu ý rằng, người có phong cách không phải vì
họ lạ, họ khác thường, mà vì họ tự tạo cho mình dấu ấn độc đáo, nó hay, nó đẹp và nó
có ý nghĩa với cuộc sống này
Có thể kết luận rằng, cái tài trong văn chương là cái tài cả hai mặt nội dung lẫn
hình thức Vì thế, Macxim Gorki từng phát biểu rằng: “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng - chủ quan - của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng”
Phong cách và người sở hữu nó là những tài năng kiệt xuất Khi nói về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của một nhà văn tuyệt nhiên ta không thể không xét
đến yếu tố này
1.2.2.3 Vốn sống, vốn hiểu biết
Nếu như phương diện tinh thần và tài năng là những yếu tố thiên bẩm, thì vốn sống, vốn hiểu biết là điều mà nhà văn có thể tự học hỏi và tích lũy được
Trang 22Vốn sống, vốn hiểu biết hay nói cách khác là kinh nghiệm sống, “là những hiểu biết do tiếp xúc với thực tế, do từng trải, do tiếp thu ở người khác mà có được Cũng có thể hiểu đó là những tâm trạng, tư tưởng về một vấn đề nào đó trong xã hội” (Nghiên cứu văn học - Tạp chí nghiên cứu lí luận, phê bình và lịch sử văn học - 3/2010) Vốn sống, vốn hiểu biết do bản thân cá nhân mỗi người tự tích lũy, tự trang bị
cho mình; cũng có thể vì những nguyên nhân nào đó mà con người phải trải nghiệm nhiều, đi nhiều Vốn sống, vốn hiểu biết càng phong phú, thì cá nhân đó càng tự khẳng
định được mình và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống
Bêlinxki từng phát biểu: “Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”, hay một tác giả khác cũng từng cho rằng “Thơ từ cuộc đời mà nở hoa, sau đó trở về cuộc đời mà kết trái” Thật vậy, thơ nói riêng, văn chương nói chung là tiếng
nói về cuộc đời và với cuộc đời Và chính nhà văn là học trò của cuộc đời như Đặng
Thai Mai đã từng nói: “Điều quan trọng của những nhà văn vĩ đại ấy là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi đau, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người Đó chính là cái hơi thở sự sống của những tác phẩm vĩ đại” Đã là nhà văn thì
anh phải đi nhiều, trải nghiệm nhiều; biết những điều người khác không biết, hoặc người khác biết một, anh phải hiểu mười Và muốn là một nhà văn có phong cách thì yếu tố này cần thiết hơn bao giờ hết Lẽ tất nhiên một phong cách nghệ thuật sẽ rất độc
đáo và đặc sắc nếu phong cách ấy nói đúng về cuộc đời và nói hay về cuộc đời và nói
có ý nghĩa với cuộc đời Chính vốn sống, vốn hiểu biết không chỉ làm sâu sắc và phong phú về nội dung trong sáng tác của nhà văn, mà còn giúp nhà văn có được phương tiện nghệ thuật hiệu quả để truyền đạt những vấn đề tác giả muốn nói Văn học bản thân nó là tổng hòa của tất cả các mặt trong đời sống xã hội, vì thế nhà văn càng
có nhiều kinh nghiệm thực tế, am hiểu về nhiều lĩnh vực và biết vận dụng vào sáng tác của mình thì càng thành công Người đọc chắc hẳn sẽ rất ngưỡng mộ trước một phong cách uyên bác của những trang văn giàu kiến thức thực tế với những am hiểu đa lĩnh vực Và bạn đọc sẽ đọng mãi những dòng kí ức về chiến tranh, về những tháng ngày khói lửa đạn bom của những cây bút từng xông pha trận tuyến; cảm giác bồi hồi, như cháy ruột, lòng đầy băn khoăn, như thắc mắc muốn biết vì sao nhà văn viết đúng, viết thật như thế….Thực tế, những nhà văn lớn đều là những người có vốn sống, vốn hiểu
Trang 23biết sâu sắc Mác đã từng nói Bandắc là một người “hiểu biết sâu sắc kỳ lạ những quan hệ thực tế” [26; 246], Lênin nói L Tônxtôi “hiểu biết một cách tuyệt diệu nước Nga nông thôn, đời sống của địa chủ và nông dân” [26; 246],…
Từ xưa, ông bà ta đã đúc kết: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, càng đi
càng trưởng thành hơn Và đối với nhà văn, đi và trải nghiệm là công việc vô cùng cần thiết Đi, để có cảm hứng viết, đi để có chất liệu sáng tạo, đi để trang văn sâu sắc hơn, hay hơn Thật vậy, các bậc thầy của văn chương thế giới đều là những người đi rất
nhiều: “Huy Gô đi du lịch Tây Ban Nha, Xécvantéc đã sống bảy năm ở Italia, Bairơn cũng đi Hy Lạp và nhiều nơi khác, Sê - Khôp đã thực hiện một chuyến gian khổ, vượt qua Xibêri đến tận đảo Xakhalin, Gorki đã đi hầu hết khắp nước Nga…” [26; 246]
Song, ngoài việc đi, có một cách khác rất hiệu quả để tăng vốn sống, vốn hiểu biết là
đọc Phạm Phú Thứ cho rằng: “Không đọc hết muôn cuốn sách…không thể đạt đến
chỗ sâu rộng để cho văn thơ làm ra có thể lưu truyền đời sau” [26; 249], hay Nguyễn
Tư Giản khẳng định: “Đọc nát vạn cuốn sách, cảm thấy như có thần ở bên mình, thì thể cách văn sẽ lớn lao và đúng đắn” [26; 249] Quả thật, sách là kho tàng tri thức vô
tận mà loài người đã tích lũy được Nhà văn phải biết quý trọng và tận dụng tài sản
quý báu ấy để làm giàu thêm vốn sống, vốn hiểu biết của mình Trong Tôi đã học tập như thế nào, M Gorki đã nói rất hay: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người…” Nhà văn là người viết
về cuộc đời và trong cuộc đời ấy, còn gì hơn là tiếng nói với con người Chính việc
đọc sách giúp nhà văn càng hiểu về đời, về người… và tiếng nói với con người chắc
hẳn càng sâu sắc, chân thật và ý nghĩa hơn Đó là những điều cần thiết của một nhà văn có phong cách
Bên cạnh đó, việc trải nghiệm qua những nghề khác nhau giúp cho nhà văn học hỏi những kinh nghiệm quý báu cho nghề văn của mình Thật vậy, Hải Thượng Lãn Ông, Lỗ Tấn, Sê - Khốp,… đã vận dụng con mắt của một thầy thuốc vào nghệ thuật và biến chúng thành những trang văn thật ý nghĩa, sâu sắc
Điều đặc biệt, nhà văn phải “tham gia trực tiếp vào công cuộc đấu tranh cải tạo
xã hội” [26; 247] Nhà văn không đứng bên lề cuộc sống mà nhìn, mà ngắm, họ phải
thâm nhập vào từng thay đổi, từng diễn biến hàng ngày của dân tộc, của cộng đồng
Giống như Phạm Văn Đồng từng nói: “Người làm văn học nghệ thuật phải sống cuộc chiến đấu, sống sự nghiệp cách mạng của dân tộc” [26; 248]
Trang 24Việc hiểu biết những tri thức văn hóa khác cũng vô cùng quan trọng đối với mỗi
nhà văn Lỗ Tấn nói: “Chỉ chuyên xem sách văn học cũng không tốt lắm Các bạn nhà văn thanh niên trước đây thường ghét môn toán, lý, hóa, sử, địa, sinh vật, cho rằng những môn ấy chả đâu vào đâu Về sau thậm chí đến những tri thức thông thường cũng không có Do đó, tất nhiên khi đi sâu vào nghiên cứu văn học sẽ không sáng rõ, rồi bản thân cũng hồ đồ nốt” [26; 250] Những tri thức văn hóa sẽ làm những trang
văn hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn, văn học vốn dĩ là nghệ thuật tổng hòa của các bộ môn khoa học khác
Điều quan trọng là nhà văn phải có vốn hiểu biết đặc thù nghề nghiệp Đã làm bất cứ nghề gì, thì những kiến thức thuộc chuyên môn nghề nghiệp có vai trò to lớn
đối với sự thành công Sáng tác văn học thì phải biết được những vấn đề của văn
chương, của sáng tạo Nào là đặc trưng văn học, vai trò của nhà văn với cuộc đời, mối quan hệ giữa nhà văn - độc giả, sáng tác một bài thơ, một truyện ngắn, một tiểu thuyết thì phải dựa những nguyên tắc gì, những thủ pháp, những nghệ thuật xây dựng để tác phẩm hay, hấp dẫn…Vô vàn kiến thức về nghề nghiệp mà nhà văn phải tự tích lũy, tự học hỏi
Vốn sống, vốn hiểu biết như một minh chứng cho một nghệ sĩ thực thụ Đó là một yếu tố không thể thiếu cho người nghệ sĩ ngôn từ có phong cách
1.2.2.4 Quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật
Quá trình sáng tạo nghệ thuật cũng là yếu tố mà nhà văn có thể tự mình phấn
đấu và nỗ lực, chứ không phải sinh ra đã có
Quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật đó là quá trình mà người nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm của mình Quá trình ấy có thể ngắn hoặc dài và nó gắn với những sáng tác của nhà văn Quá trình đó được tính từ lúc nhà văn ra mắt công chúng tác phẩm lần đầu cho đến khi người nghệ sĩ từ giã sự nghiệp cầm bút của mình
Bản thân quá trình lao động sáng tạo, chỉ nói sự ra đời của một tác phẩm thì đã
bao gồm nhiều công đoạn: “hình thành ý đồ, thu thập tư liệu, thiết lập sơ đồ, viết, sửa chữa…” [26; 312] Dĩ nhiên những khâu này có thể đan xen, hoặc có, hoặc không
Thậm chí, cũng có những sáng tác ra đời rất ngẫu nhiên, không tuân thủ những công
đoạn vừa nêu trên Nhưng lao động nghệ thuật là công việc rất khó khăn, vất vả, L
Tônxtôi khi viết Chiến tranh và hòa bình đã tâm sự: “Phải suy đi tính lại tất cả những
gì có thể xảy ra với tất cả những nhân vật tương lai trong tác phẩm sắp viết, một tác
Trang 25phẩm rất lớn và phải nghĩ ra hàng triệu cách phối hợp có thể có được, để rồi trong số
đó chỉ chọn lấy một phần triệu mà thôi, thật là một điều kinh khủng” [26; 316] Viết
và không bằng lòng, nhiều nhà văn phải đau đầu, nhức óc: “Satôbriăng sửa chữa mười bảy lần bản thảo Atala Raxin sửa chữa Phêđrơ trong hai năm Gorki đã chỉnh lý hơn bốn nghìn chỗ trong Người mẹ Hainơ ngồi hàng tuần để sữa chữa một bài thơ….”
[26; 321] Đó chỉ là nói về sự đời của một tác phẩm, đằng này nhà văn còn phải sáng
tạo ra rất nhiều tác phẩm khác thì đúng là một công việc “khổ sai mà đầy hứng thú”
Sở dĩ nói quá trình lao động nghệ thuật ảnh hưởng đến phong cách của nhà văn, là vì phong cách không phải tự nhiên mà có, nó cần thời gian dài để hình thành, phát triển và hoàn thiện Một hay vài tác phẩm thì chưa đủ để bạn đọc nhận ra phong cách của họ Nó phải được xây dựng bằng nhiều tác phẩm Không dừng ở đó, một người nghệ sĩ có phong cách không chỉ biết lao động nghệ thuật nghiêm túc để tạo cho mình một phong cách, mà còn phải lao động nhiều hơn nữa để phong cách ấy ngày càng hoàn thiện, hoàn mỹ Đó là đòi hỏi của chính bản thân nhà văn, cũng là yêu cầu của độc giả thưởng thức nghệ thuật Và có thể thấy rằng, càng viết nhiều, quá trình lao
động nghệ thuật của nhà văn càng dài thì kinh nghiệm sáng tác, kĩ năng viết văn,
phong cách của nhà văn càng tự nhiên hơn, đậm nét hơn
Quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật gắn liền với nhà văn nào có phong
cách Giống như Phạm Văn Đồng từng nhấn mạnh: “Nhưng dù có khiếu thế nào đi nữa, nếu không cố gắng trau dồi bản thân thì không thể phát triển tài năng, làm nảy
nở tác phẩm tốt được Cho nên tài năng phải đi đôi với công phu mới làm nên sự nghiệp” [26; 245] Đúng vậy, chính quá trình lao động sáng tạo giúp tài năng được rèn
luyện, bồi đắp, hoàn thiện và tỏa sáng
Tóm lại, phong cách của một nhà văn được hình thành và hoàn thiện bởi hai yếu tố khách quan và chủ quan Tùy vào mỗi nhà văn, mà yếu tố này ảnh hưởng ít, yếu
tố kia ảnh hưởng nhiều Giữa các yếu tố có sự đan xen, chi phối lẫn nhau Nhưng có thể khẳng định rằng, yếu tố chủ quan là quyết định Khảo sát qua ba phong cách độc
đáo của văn chương Việt Nam: Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, chúng ta
sẽ thấy rõ những điều này
1.3 Phong cách nghệ thuật của nhà văn với người sáng tác, với độc giả 1.3.1 Với người sáng tác
Trang 26Khi đã cầm bút, lựa chọn con đường văn chương, không một nhà văn nào lại không mong muốn mình có được một phong cách Chính phong cách nghệ thuật giúp nhà văn có thể trường tồn với thời gian
Thế nhưng, không phải nhà văn nào cũng có phong cách nghệ thuật Nhà văn có
đặc điểm riêng thì chưa đủ tạo thành phong cách Phong cách đó là mục đích, là động
lực để người nghệ sĩ không ngừng sáng tạo, không ngừng chạy đua với thời gian để ra mắt công chúng những tác phẩm mới
Chúng ta cũng cần biết rằng, ngoài những nhà văn đơn phong cách thì vẫn có hiện tượng đa phong cách Hồ Chí Minh là một điển hình - dân dã trong các bài vè tuyên truyền, cổ điển trong thơ chữ Hán, hiện đại trong truyện và kí Điều đó bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, như do tính chất của từng thể loại là một ví dụ Nhưng không phải ai cũng đạt được sự đa phong cách đó Có nhiều nhà văn chỉ tạo dấu ấn và thành công trong thể loại này, nhưng với thể loại khác thì rất mờ nhạt Phong cách còn là minh chứng cho sự trưởng thành của mỗi nhà văn Bước vào nghề như những đứa trẻ tập đi và đến khi nào tạo được cho mình một phong cách nhà văn mới thật sự lớn lên
Thế hệ nhà văn trước có phong cách thì đó chính là tấm gương cho thế hệ nhà văn trẻ học tập và noi theo Không người nghệ sĩ nào muốn là bản sao của người khác, nhưng trau dồi, học hỏi là điều hết sức cần thiết với tất cả nhà văn nào muốn xây dựng cho mình một phong cách
Cuối cùng, một nền văn học trưởng thành là nền văn học có được nhiều gương mặt có phong cách Ví như giai đoạn văn học 1930 - 1945, giai đoạn được xem là sôi
nổi nhất của nền văn học dân tộc, chỉ nói ở thơ ca thôi, thì “trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này” [55; 34] Chúng ta thấy xuất hiện hàng loạt các cây bút có phong cách mà Hoài Thanh đã khái quát: “rộng
mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên…và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” [55; 34]
Tóm lại, phong cách có vai trò và liên quan trực tiếp đến người sáng tác - nhà nghệ sĩ của ngôn từ
1.3.2 Với độc giả
Trang 27Bạn đọc, những người học văn, yêu thích văn chương thường thấy thú vị nhất là khi tiếp cận với nhà văn có phong cách Tìm đến văn chương không chỉ mong muốn
có được những giây phút thú vị để giải trí, mà còn để nhận thức về cuộc sống, để học hỏi những điều bổ ích, để nuôi dưỡng tâm hồn của chính mình Tất cả điều đó thường tìm thấy ở tác phẩm của những nhà văn có phong cách
Hơn thế nữa, phong cách của nhà văn là thước đo để người đọc thích tác giả này mà không thích tác giả khác Những tâm hồn đồng điệu sẽ tìm thấy nhau, cùng sáng tạo Người này thích thơ Nguyễn Bính, mà người kia lại thích thơ Tố Hữu, hay
độc giả này thích văn Nam Cao mà độc giả kia thích văn Thạch Lam…
Cũng nhờ phong cách nghệ thuật mà người đọc nhận diện ra các nhà văn Đó là Nguyễn Tuân, chứ không phải là Nam Cao hay Tô Hoài Đó là Tố Hữu, chứ không là Xuân Diệu hay Chế Lan Viên…Chỉ cần đọc những dòng thơ, những trang văn thôi, bạn đọc sẽ nhận ra ngay đó là nhà văn, nhà thơ nào
Cuối cùng, nhờ biết được phong cách của nhà văn mà người đọc có thể tiếp cận tác phẩm nhanh nhất, đúng nhất và hiểu sâu sắc, thấu đáo về nhà văn
Có thể nhìn thấy rằng, phong cách không chỉ ảnh hưởng đến những người sáng tạo nghệ thuật mà còn có tác động đến những người thưởng thức nghệ thuật
2 Những nét chính trong phong cách nghệ thuật của một số nhà văn tiêu biểu
Như đã đề cập, phong cách nghệ thuật của một nhà văn biểu hiện cả hai phương
diện nội dung lẫn nghệ thuật Vì thế, khi tìm hiểu phong cách của các nhà văn cụ thể, chúng tôi đều xem xét ở cả hai mặt đó
2.1 Nguyễn Tuân
Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận định: “Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông” [10; 43] Đúng vậy, cái
ngông chính là tất cả những gì của nhà văn Nguyễn Tuân Cái ngông ấy chi phối và
được thể hiện ở tất cả các mặt trong phong cách nghệ thuật của ông
2.1.1 Tài hoa
Tài hoa thể hiện ở chỗ, trong sáng tác của mình, Nguyễn Tuân thường nhìn nhân vật của mình ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ và tiếp cận sự vật, sự việc ở phương diện văn hóa, mĩ thuật
Trang 28Trước Cách mạng tháng Tám, tiêu biểu ở Vang bóng một thời, chúng ta thấy
những điều này rất rõ ràng Trong Chữ người tử tù, nhân vật Huấn Cao hiện lên không
chỉ là vẻ đẹp của khí phách anh hùng mà còn là vẻ đẹp của một nghệ sĩ đầy tài hoa
Con người ấy có tài “viết chữ rất nhanh và rất đẹp” [54; 102] và nếu ai “có chữ ông Huấn mà treo, là có một báu vật trên đời” [54; 110] Chính chất nghệ sĩ, tài hoa càng
làm đẹp hơn hình tượng Huấn Cao Đặc biệt là ngời sáng lên nhân cách của người anh hùng nghệ sĩ, chính nhân cách ấy đã cảm hóa được viên quản ngục và thầy thơ lại - những người sống trong bóng tối, đại diện cho cái xấu, nhưng tâm hồn biết quý trọng, nâng niu cái đẹp, cái tài Hay một tác phẩm khác, nhà văn viết về một tài năng bậc
thầy trong việc “chém treo ngành” Một công việc khó có ai có thể ca ngợi được, đó là
chém đầu người Nhưng với Nguyễn Tuân thì khác, chém đầu người cũng là một nghề,
mà đã là nghề mà còn thành thạo với nghề, tài hoa với nghề thì rất đáng để ca ngợi,
trân trọng Nguyễn Tuân đã miêu tả tài nghệ của Bát Lê trong Chém treo ngành : “Bát
Lê múa lượn giữa hai hàng tử tù và múa hát đến đâu thì những cái đầu tội nhân bị quỳ kia chẻ gục đến đấy Những tia máu phun kêu phì phì, vọt cao lên nền trời chiều Trên áng cỏ hoen ố, không một chiếc thủ cấp nào rụng xuống” [54; 21] Quả là rất tài tình
và nghệ thuật Các tác phẩm khác như Chén trà trong sương sớm, Những chiếc ấm đất, Hương cuội, Thả thơ, Đánh thơ, Đàn đêm thu đều được tác giả tiếp cận qua phương
diện mỹ thuật, văn hóa Uống trà, uống rượu là một nghệ thuật Thả thơ, đánh thơ, chơi đèn cũng là một nghệ thuật Và đã là nghệ thuật thì phải thật hoàn hảo Đã là nghệ
thuật thì đòi hỏi sự công phu, sự độc đáo, sự tinh tế Có thể nói rằng, bao trùm Vang
bóng một thời là cái đẹp, cái mà Nguyễn Tuân luôn dành hết tình cảm, công sức và
đầy tự hào khi nói về nó
Nét tài hoa ấy không chỉ xuất hiện trong Vang bóng một thời mà nó theo suốt
nhà văn đến tận những sáng tác sau này, tạo nên một phong cách Nguyễn không lẫn
với bất cứ ai Chiếc lư đồng mắt cua với hình ảnh ông Thông Phu đam mê đánh cờ tướng đến mức phải nhận lấy cái chết vì một ván cờ Phở với tất cả niềm đam mê, khoái khẩu của người sành ăn… Đặc biệt là tập tùy bút Sông Đà hiện lên vẻ đẹp của
người lao động trong cuộc sống thường ngày Hình ảnh con người ngời sáng, phi thường trước thiên nhiên được Nguyễn Tuân cảm nhận bằng tất cả tấm lòng ngưỡng
mộ đầy chất nghệ sĩ Vẻ đẹp của ông lái đò là vẻ đẹp của người lao động yêu thích, am hiểu, gắn bó, thuần thục với nghề Từ hính dáng, đến hành động của ông lái đều được
Trang 29Nguyễn Tuân miêu tả như một người nghệ sĩ trên sông nước “tay ông lêu khêu như cái
tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa xôi nào đó trong sương mù” [29; 170]
Ngay cả con ong cũng là một nghệ sĩ với đầy những phẩm chất mà loài người
cần học hỏi: “Đời sống con ong để lại cho con người đọc nó một bài học về kiên nhẫn,
về cần lao, về tích lũy, về chế tạo và sáng tạo” bởi “Giọt mật của con ong tặng cho
đời là kết quả của 2.700.000 chuyến bay từ tổ đến các nơi có hoa trong vùng và trong
nửa lít mật ong đóng chai, phân chất ra được năm vạn thứ hoa” (Cảnh sắc và hương
vị đất nước)
Nói như Hoài Anh - tác giả của Chân dung văn học: “Nguyễn Tuân là nhà nghệ
sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa” Đúng vậy, sáng tác văn chương là hướng đến
cái Chân - Thiện - Mĩ Nhà văn nào khi đã cầm bút đều xem đó là cái đích cuối cùng của sáng tạo Nhưng ở mỗi nhà văn lại có một cái hướng riêng, Chân - Thiện - Mĩ ít hay nhiều là còn tùy Nếu Nam Cao được mệnh danh nhà văn của cái Chân, Nguyên Hồng được mệnh danh là nhà văn của cái Thiện, thì chính Nguyễn Tuân là nhà văn của cái Mĩ Cái Mĩ ấy là tài hoa và tài hoa là một nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
2.1.2 Uyên bác
Sự uyên bác của Nguyễn Tuân thể hiện ở chỗ, nhà văn đã vận dụng tất cả các tri thức của các lĩnh vực khác như địa lí, lịch sử, điện ảnh, hội họa, âm nhạc, thư pháp,
ẩm thực, quân sự…vào trong những sáng tác của mình Đọc những trang văn của
Nguyễn Tuân trước mắt chúng ta hiện ra vô vàn kiến thức, người đọc không khỏi choáng ngợp và ngưỡng mộ trước một cây bút giàu kiến thức như vậy
Đó là tri thức về những vẻ đẹp xưa Những thú chơi tao nhã như viết thư pháp,
đánh thơ, thả thơ, uống trà, uống rượu, thả đèn, đánh cờ… đều được Nguyễn Tuân
khai thác và đưa vào trong tác phẩm của mình Mà không chỉ đơn thuần là Nguyễn Tuân đề cập đến, mà ông đã viết về chúng bằng tất cả niềm say mê và bằng những
hiểu biết sâu sắc Đọc Vang bóng một thời, người đọc không chỉ bất ngờ mà còn thú vị
vì những điều, những cách mà Nguyễn Tuân viết Viết thư pháp thì nét chữ thế nào mới được xem là đẹp, rồi chọn chất liệu gì thì chữ mới có hồn, cách thức viết ra sao, tư
thế người viết thế nào đều được nhà văn dụng công miêu tả Trong Những chiếc ấm
Trang 30đất, uống trà quả là nghệ thuật, quả là lắm công phu, nào là nước pha trà phải pha từ
nước giếng trong chùa, rồi muốn trà ngon thì phải ướp nhị sen vào gói trà và ấm pha trà cũng phải chọn lọc rất kĩ, phải là ấm Tàu…Tất cả, tất cả được Nguyễn Tuân say
sưa, thích thú nói đến Một tiếng nói của những giá trị “vang bóng một thời” mà nhà
văn muốn tìm về, muốn nó tồn tại mãi mãi trước những đổi thay của cuộc sống đương thời
Đó là tri thức điện ảnh Trong Chữ người tử tù những đường nét, hình khối vừa
cận cảnh, vừa toàn cảnh, như là những thước phim quay chậm làm toát ra thần sắc của
từng nhân vật trong cảnh ông Huấn Cao cho chữ: “Trong một không khí khói tỏa như
đám cháy, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang
chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ, khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa”, “Một người tù cổ đeo gong, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng thẳng trên mảnh ván Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng
Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực” [54; 112] Đọc những dòng
văn này của Nguyễn Tuân, chân dung của từng nhân vật hiện ra sinh động, cụ thể,
giống như chúng ta được thưởng thức một đoạn phim vậy Hay trong Người lái đò sông Đà, có một đoạn nhà văn nói về việc quay phim ở sông Đà: “Tôi sợ hãi mà nghĩ
đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác cho khán giả, đã dũng
cảm ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đà, - từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải Thế rồi thu ảnh Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược contre - plongée lên cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả người quay phim cả người đang xem Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn” [29;
172] Rõ ràng, Nguyễn Tuân đã vận dụng những hiểu biết điện ảnh để nói về việc quay
phim ở sông Đà, qua đó đã làm nổi bật lên nét hung bạo trong tính cách của con sông
Đó là tri thức địa lí Nguyễn Tuân biết về sông Đà một cách rất tường tận
“Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông tỉnh Vân Nam, lấy tên là Li Tiên (theo Dư địa
Trang 31chí của Nguyễn Trãi thì tên Trung Quốc của sông Đà lại là Bả Biên Giang) mà đi qua một vùng núi ác, rồi đến gần nửa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà thì chan hòa vào sông Hồng Từ biên giới Trung - Việt tới ngã ba Trung Hà là 500 cây số lượn rồng rắn, và tính toàn thân sông
Đà thì chiều dài là 883 nghìn thước mét chảy qua hai nước Việt Nam, Trung Quốc”
[29; 177] Sông Đà nằm yên trên bản đồ địa lí, nhưng nó đã đi thẳng vào trang văn của Nguyễn Tuân đầy sống động với lí lịch rõ ràng như con người vậy
Đó là tri thức quân sự Ông đã vận dụng tri thức này để miêu tả trận chiến đấu giữa người lái đò và khúc sông qua ba con thác dữ dội nhất Giống như một người hùng trước một kẻ thù hung ác, ông lái đò đã chiến đấu và chiến thắng vinh quang
“Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến vào Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền Có lúc chúng đội cả thuyền lên Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt Sóng thác đã đánh đến miếng đòn độc hiểm nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò….Nhưng ông lái đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm” [29; 173] “Chiến đấu
có gian nan thì chiến thắng mới vinh quang”, ông lái đò trong cuộc giao chiến đầy
máu ấy, luôn luôn là người chiến thắng và chiến thắng rất vinh quang
Đó là tri thức về thơ ca Cảnh mùa xuân trên sông Đà, cũng là cảnh đẹp hoa khói như con sông Trường Giang hơn một nghìn năm trước trong thơ Đường khi Lý
Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng: “Tôi nhìn cái miếng sáng lóe trên một màu nắng tháng ba đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” [29; 176] Ông còn mượn những câu thơ của Tản Đà để tô đậm nét trữ tình của dòng sông: “Thuyền tôi trôi trên “dải sông Đà bọt nước lênh bênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của
“một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà)” [29; 176] Hay trong Cô Tô, để miêu tả cái màu xanh “luôn luôn biến đổi của nước bể chiều nay trên biển Cô Tô”,
Trang 32Nguyễn Tuân viết: “Nó xanh như cái màu áo Kim Trọng trong tiết Thanh Minh?
Đúng một phần thôi Bởi vì con sóng vừa dội lên kia đã gia giảm thêm một chút gì, đã
pha biến sang màu khác Thế thì nước biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu thì có đúng không?” [28; 68]
Đọc đến đây để hiểu cái màu xanh của nước biển mà Nguyễn Tuân muốn miêu tả thì
phải biết câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời” chỉ sắc áo của Kim Trọng và câu thơ trong Tì bà hành của Bạch Cự Dị: “Giang Châu Tư mã đượm mùi áo xanh” Quả là chỉ Nguyễn Tuân mới có những liên hệ độc
đáo như vậy
Đó là tri thức về ẩm thực Nếu như trong sáng tác của các nhà văn khác như
Ngô Tất Tố với Tắt đèn; Làm no, Cái ăn trong những ngày nước ngập; Nam Cao với Một bữa no, Tư cách mõ, Trẻ con không được ăn thịt chó, Quên điều độ; Kim Lân với
Vợ nhặt… cái ăn trở thành gánh nặng, nỗi ám ảnh của con người thì với Nguyễn Tuân
lại khác Với ông, ăn uống là những sáng tạo tinh vi của một dân tộc có hàng nghìn
năm văn hiến, là “đỉnh cao của một dạng văn hóa dân tộc” (Giò lụa), trong các tác phẩm như Phở, Cốm,…nhà văn đã đem đến cho bạn những tri thức thật phong phú và
độc đáo về việc ăn, một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hàng ngày
Trong Phở, Nguyễn Tuân đưa người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác
Phở qua cảm nhận của những con người yêu nước sâu sắc là một món ăn đại diện cho linh hồn của dân tộc Phở qua các thời kì, phở ở các địa phương, phở với mọi đối
tượng và tầng lớp thưởng thức, phở với những nguyện liệu, phở với những cái tên,…
Cùng với Miếng ngon Hà Nội của Vũ Bằng, Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam,
Phở của Nguyễn Tuân đã làm đẹp hơn, sắc nét hơn về con người và cuộc sống Hà
Thành
Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn am hiểu rất sâu sắc về các lĩnh vực khác như âm nhạc, vật lý, côn trùng, địa chất, lịch sử,… Có thể nói rằng, con người ấy là một từ
điển bách khoa toàn thư về mọi lĩnh vực trong cuộc sống Sự uyên bác chính là một
nét không thể thiếu trong văn Nguyễn vậy
2.1.3 Thủ pháp đối lập
Đối lập là một thủ pháp quen thuộc trong văn chương Việt Nam Nguyễn Tuân
đã dùng nó một cách sáng tạo để nêu bật được những điều mình muốn nói Trong Chữ
người tử tù, thủ pháp đối lập đã được Nguyễn Tuân sử dụng rất thành công ở đoạn văn
Trang 33cho chữ Một bên là người tử tù chống lại triều đình, đối lập với một bên là viên quản ngục đại diện cho pháp luật của triều đình Nhưng nhà văn dùng biện pháp đối lập đó,
để làm bật lên sự thống nhất ở tâm hồn đồng điệu về cái đẹp, về nhân cách, về thiên
lương của họ Mùi thơm của mực, của giấy, ánh lửa đỏ rực của bó đuốc đối lập với
“buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” [54; 112], nhưng trong cái mâu thuẫn ấy, những nét chữ đẹp nhất, có hồn nhất
đã được viết nên Hình ảnh người tử tù Huấn Cao bị xiềng xích đối lập với hình ảnh
người nghệ sĩ Huấn Cao đang thả hồn cho chữ, để rạng ngời lên nhân cách của một tài năng lớn Bút pháp đối lập như một công cụ đắc lực để Nguyễn Tuân khắc họa chân dung từng nhân vật cũng như nêu bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm
Bút pháp đối lập tiếp tục được Nguyễn Tuân sử dụng rất thành công ở nhiều tác
phẩm về sau, tiêu biểu ở Người lái đò sông Đà Sông Đà hiện lên hoàn chỉnh hơn, ấn
tượng hơn với hai nét tính cách trái ngược nhau Một Sông Đà hùng vĩ, dữ dội và hung
bạo: “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Lóong, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đợi đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy” [29; 171] hay một đoạn khác:
“Tiếng thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng” [29; 172] Đặc biệt, ở những đoạn văn tác
giả miêu tả trận đánh giữa Sông Đà và ông lái đò, chúng ta càng cảm nhận hơn sự
hung bạo của con sông Nguyễn Tuân nhận xét rằng: “Cuộc sống của người lái đò Sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hàng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một” [29; 172] Sông Đà “hung bạo” và sẵn sàng chiến đấu với bất cứ một ai xâm phạm đến
địa phận của chúng Thế nhưng, Sông Đà còn ẩn trong mình một vẻ đẹp duyên dáng,
thơ mộng, “trữ tình” rất đáng yêu của một người thiếu nữ: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” [29; 175]; “Sông Đà gợi cảm” và Đà giang mang vẻ đẹp lạ kì khi mùa thay đổi “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của
Trang 34Sông Gâm Sông Lô Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa…” [29; 175]
Bút pháp đối lập là một dấu hiệu quen thuộc, một nét phong cách trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân
2.1.4 Bậc thầy về ngôn ngữ
Trong Chúng ta vừa mất đi một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ, Anh Đức từng phát biểu rằng: “Ngẫm không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng” [40; 35] Quả thật, Nguyễn Tuân là một bậc thầy về ngôn ngữ Điều
đó được thể hiện ở chỗ, nhà văn có mộ kho từ vựng rất phong phú và ông đã sử dụng
chúng một cách rất tài tình và đạt hiệu quả nghệ thuật rất cao
Trong Chữ người tử tù Nguyễn Tuân đã kết hợp nét cổ kính và hiện đại trong
việc sử dụng ngôn ngữ Ngoài nét hiện đại thì lời ăn tiếng nói của nhân vật mang âm
hưởng của thời xưa Đây là lời của ông Huấn Cao “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ Đời ta cũng mới viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta mà thôi” [54; 113], còn viên quản ngục nói: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” [54; 114]
Những từ, những ngữ mà nhà văn sử dụng đều đạt đến độ chính xác tuyệt đối
trong văn cảnh Trong đoạn văn miêu tả tiếng nước thác: “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn
mà chế nhạo Thế rồi nó rống lên như ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa” [29; 172] Những từ “réo”, “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “giọng gằn”, “chế nhạo”, “rống lên” đã diễn tả được tất cả sự huyền bí, dữ
dội của Sông Đà
Không những thế, mà từ những vốn từ phong phú của mình, Nguyễn Tuân đã tạo
ra những câu văn linh hoạt, biến hóa: “…nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm…” [29; 171] Đó còn là những câu văn co duỗi nhịp
nhàng Lúc thì câu ngắn, lúc thì câu vừa, lúc lại câu rất dài để thể hiện ý tưởng của
mình: “Thế là hết thác Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ Sông nước lại thanh bình Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong
Trang 35hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng” [29; 174]
Từ vốn ngôn ngữ, Nguyễn Tuân còn tạo ra những câu văn góc cạnh, đường nét,
hình khối, giàu chất thơ, chất nhạc: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà Cảnh ven sông ở
đây lặng như tờ Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến
thế mà thôi Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa Mà tịnh không một bóng người Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” [29; 176] Quả thật, đây là những
câu văn cực hay, nó bồng bềnh êm ả trôi theo dòng nước của con thuyền đi vào quá khứ rồi lại trở về hiện tại
Ngoài ra Nguyễn Tuân còn sáng tạo ra những lớp từ mới, như trong Người lái đò
sông Đà để chỉ về quá khứ, tác giả dùng “bờ tiền sử”, “nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”, cách
dùng này làm người đọc không chỉ liên tưởng về quá khứ mà còn gợi lên cái không
khí, cái hơi thở của những gì đã qua Hay chỉ nói về “hạt cát lọt vào lòng con trai”, Nguyễn Tuân đã dùng hàng loạt từ đồng nghĩa với đầy sự sáng tạo: “hạt cát, hạt bụi biển, cái bụi bặm khách quan nơi chốn bể, hạt bụi sắc, hạt bụi kia, hạt đau, hạt xót, hạt cát khối tình con, lõi sáng của hạt ngọc, nhân cát ngọc, mảy bụi cát nơi thập điều kinh thánh” [9; 260]
Nói Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ quả là rất đúng Đó chính là một nét
trong phong cách của nhà văn “vang bóng một thời”
2.1.5 Thành công trong thể tùy bút
Có thể nói rằng, tất cả những nét trong phong cách của Nguyễn Tuân vừa nói trên kết hợp, đan xen, hài hòa với nhau Và đặc biệt, chúng thường được tỏa sáng ở thể loại tùy bút
Tùy bút, nhắc đến thể loại này người ta nhớ ngay đến Nguyễn Tuân Bởi lẽ, trong văn chương Việt Nam, Nguyễn Tuân là người tìm đến với thể loại tùy bút sớm
nhất và cũng là người thành công nhất Cũng như Phạm Đức đã có bài thơ Tùy bút rất
hay về Nguyễn Tuân:
“Tùy bút Suốt đời
Trang 36Tùy bút Chơi Tùy bút Nghĩa là Theo tim đập Buồn Vui Không trói buộc
Cứ dọc ngang Tùy tim
Mà viết Tùy bút Suốt đời
Được
Vì chính bút
Là tim.”
Nói về thể loại tùy bút thì R.M Albérès trong Tổng kết văn học thế kỉ XX cho
rằng: “Bao lâu văn chương của chúng ta hiện nay dựa trên những cảm xúc, những nhiệt tình, những giá trị và mô thức chưa được mọi người thừa nhận do tập quán và giáo dục và chưa tự nhiên quen thuộc với mọi người, thì nó vẫn khiến những độc giả không am tường cảm thấy phải tìm hiểu thêm, cần được soi sáng thêm… Vậy nên lối văn tùy bút không phải là để thỏa mãn phương diện trí thức của văn chương, mà là phương diện suy tư…Nó dùng đáp ứng với nhu cầu diễn tả trong nháy mắt một nhãn
quan về thế giới…” Hay Nguyễn Đăng Mạnh trong Nguyễn Tuân, một phong cách
độc đáo và tài hoa viết: “Tùy bút là gì? Định nghĩa vừa dễ lại vừa khó Dễ vì khái
niệm bản thân nó đã tự giải thích: là phóng bút, tùy bút mà viết chứ sao! Nhưng chính
vì thế mà khó Vậy thì còn có thể nói gì về quy tắc thể loại của nó nữa? Ở phương Tây hiện đại, tùy bút rất phát triển Nhưng càng phát triển, khái niệm tùy bút càng mơ hồ hơn Có người đã nói: “tự do là phép tắc duy nhất của tùy bút” Có thể hiểu một cách
đại khái thế này: người viết tùy bút thường mượn cớ thuật lại một sự kiện, một mẫu
chuyện nào đó mà mình có trải qua để nhân đấy, nêu lên những vấn đề khác mà bàn bạc, mà nghị luận, triết luận, ném ra những suy tưởng của mình một cách thoải mái,
Trang 37phóng túng” [37; 138] Từ những cách hiểu trên, rõ ràng tùy bút là một thể loại hầu
như không có phép tắc gì Người viết muốn viết gì, muốn thể hiện như thế nào cũng
được Không bắt buộc, gò ép bất cứ điều gì Trong sự nghiệp của mình, Nguyễn Tuân
đã viết rất nhiều tác phẩm theo thể loại tùy bút và đều rất thành công: Đường vui
(1949), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1958 - 1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Hương vị và cảnh sắc đất nước (1978)… Tất cả những tùy bút này đều được
thể hiện một cách ngẫu hứng, theo dòng cảm xúc của tác giả và đặc biệt chúng đều hay, đều đặc sắc
Thành công trong thể loại tùy bút cũng là một nét trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
Nếu như trong âm nhạc người ta có nhạc Trịnh, thì trong văn chương người ta có
văn Nguyễn Cũng như Marian Tkachôp, một nhà văn Nga đã từng nói rằng: “Ở Việt Nam có đến hàng trăm nhà văn họ Nguyễn Chẳng ai lấy họ ra để gọi thay cho tên Duy chỉ có Nguyễn Tuân Người ta gọi anh Nguyễn, bác Nguyễn, rồi cụ Nguyễn Chỉ cần gọi Nguyễn, ai cũng biết đấy là ông cụ” [9; 83] Vậy là những còn người tài năng
ấy đã tạo cho mình một thương hiệu bằng chính phong cách của mình
2.2 Tô Hoài
2.2.1 Không gian nghệ thuật và đối tượng khám phá thể hiện rất tập trung
Thật vậy, không gian nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài thể hiện
rất tập trung Nhà văn chỉ tập trung viết về hai địa bàn, đó là Hà Nội, đặc biệt là khu vực ngoại thành và miền núi Tây Bắc
Các tác phẩm Quê người (1941), Giăng thề (1941), Nhà nghèo (1944), Xóm giếng ngày xưa (1944), Mười năm (1957), Những ngõ phố, người đường phố (1980), Quê nhà (1981), Chuyện cũ Hà Nội (1998)….tất cả đều lấy cảm hứng từ Hà Nội, viết
về Hà Nội và vì Hà Nội Chính vì lẽ đó mà Tô Hoài thường đạt những giải thưởng về
Hà Nội như Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội năm 1970 với Quê nhà, đặc biệt trong dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Tô Hoài được tặng giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội và Giải Vàng sách đẹp của Hội Xuất bản văn nghệ cho Chuyện ngày xưa - 100 cổ tích
Còn không gian miền núi Tây Bắc, Tô Hoài cũng đã dành số lượng lớn trong sự
nghiệp viết văn của mình để nói về vùng đất ấy Đó là tập truyện Núi Cứu quốc (1948), Truyện Tây Bắc (1953), Miền Tây (1967), Nhật kí vùng cao (1969), Tuổi trẻ
Trang 38Hoàng Văn Thụ (1971), Họ Giàng ở Phìn Sa, Nhớ Mai Châu, Trở lại cao nguyên
Đồng Văn, Nhật kí vùng cao,Những làng dao trên Viễn Sơn,…Chính Tô Hoài là người
được xem có công khai phá và là người thành công nhất khi viết về đề tài miền núi xa
xôi, hẻo lánh của tổ quốc Truyện Tây Bắc đã vinh dự được Giải nhất tiểu thuyết của
Hội văn nghệ Việt Nam là minh chứng cho điều này
Hà Nội và miền núi Tây Bắc, Tô Hoài đã dành suốt cuộc đời viết văn của mình cho hai vùng đất ấy Viết nhiều và viết thành công về hai vùng đất ấy, chính Tô Hoài chứ không một ai khác
Đối tượng mà Tô Hoài phản ánh trong tác phẩm của mình cũng rất tập trung
Ông chủ yếu viết về người dân lao động nghèo khổ ở ngoại thành Hà Nội và miền núi Tây Bắc Toàn bộ những sáng tác vừa nêu, Tô Hoài đều tập trung thể hiện cuộc sống vật chất, cũng như tinh thần của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội Cũng như Vũ Ngọc
Phan đã từng nhận định: “Tô Hoài là nhà văn có biệt tài viết về những cảnh nghèo nàn của dân quê” [25; 17] Trong trang văn của ông những người lao động nghèo, đó là những người “trông vào nghề dệt lĩnh - lĩnh Bưởi “Hàng ế, người ta nghỉ Mà người
đi làm thuê nhiều ứ lên Gạo lại kém nữa Chưa bao giờ làng Nha ở vào cái quang
cảnh tang thương như bây giờ” [25; 54] Và chính Tô Hoài cũng đã tâm sự: “Tôi viết anh thợ cửi, chị thợ tơ yêu nhau, lấy nhau, ước mong một khung cửi nhưng họ càng nghèo, không bao giờ có được, rồi phải mang nhau đi đất khách quê người (Quê người) Một cái xóm nghèo ở cuối làng chết dịch, rồi cháy, rồi mất tích cái xóm (Xóm
ao sen) Hàng ế, khung cửi xếp lại, đàn bà ra tỉnh ở vú hoặc sa vào nhà hát nhà chứa (Đêm mưa), một anh hương sư nghèo không lấy được một chị trong làng (Giăng thề)” (Nhận xét về tư tưởng nghệ thuật của tôi)
Ngoài ra, đối tượng trong sáng tác của nhà văn là loài vật Tô Hoài có sở trường
và niềm yêu thích đặc biệt với những con vật xung quanh mình Đó là các tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí, O chuột, Gã chuột bạch, Đôi ghi đá, Một cuộc bể dâu, Mụ ngan,
Đực, Trê và cóc, Con gà mái ri, Võ sĩ Bọ Ngựa, Đám cưới chuột, Chuột thành phố,
Chim hải âu, Chim trích lạc rừng, Đàn chim gáy, Bàn Quý và con ngựa con, Con mèo
lười, Trâu húc,.…Từ họ nhà dế đến họ nhà chuột, rồi mèo, chó, ếch, cào cào, bọ ngựa,
chim,….tất cả nằm trong từng trang văn của Tô Hoài Đây không chỉ là một kho tàng
đầy bí ẩn và thú vị đối với tuổi thơ mà cho tất cả mọi người Ở đó, ẩn chứa và chuyên
chở những thông điệp sâu sắc, giàu triết lí nhân sinh
Trang 39Vì thế, không gian nghệ thuật và đối tượng khám phá rất tập trung được xem là một nét trong phong cách nghệ thuật của Tô Hoài
2.2.2 Lối viết đậm đà màu sắc dân tộc
Màu sắc dân tộc thể hiện đậm đà, rõ nét trong sáng tác của Tô Hoài ở nhiều
phương diện
Đầu tiên, Tô Hoài thường sử dụng những yếu tố dân gian như tục ngữ, thành ngữ, đồng dao, ca dao - dân ca, điệu lý, điệu hò… vào trong sáng tác
Đó là cách đặt tên cho tác phẩm bằng thành ngữ như Đất khách, quê người; Hoa
đồng cỏ dại; Giăng thề còn đó trơ trơ; Ông cúm bà co…Đó là những thành ngữ, tục
ngữ trong lời văn thay vì diễn đạt theo lối thông thường như ở Dế mèn phiêu lưu kí, rất nhiều lần Tô Hoài dùng như “ăn xổi ở thì” [56; 18], “tắt lửa tối đèn” [56; 19]; “hôi như cú mèo” [56; 19]; “mưa dầm sùi sụt” [56; 19]; “đất lành chim đậu” [56; 31]… Trong Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã mượn lời hát của trai gái trong ngày xuân để khắc họa diễn biến tâm lí của Mị:
“Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu” [29; 92]
Hay
“Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả bao rơi rồi
Em yêu người nào, em bắt pao nào…” [29; 93]
Những câu hát quen thuộc của trò chơi ném pao đậm chất dân gian của các dân tộc miền núi Tây Bắc đã được Tô Hoài đưa vào tác phẩm rất tự nhiên, rất tinh tế
Hay trong Quê người là những câu lý giao duyên đậm chất dân gian:“Lý…ý…lý giao duyên, không tiền…không lý Anh quẳng…anh quẳng xu vào…vào em lý…lý anh nghe” [56; 55]; “Dặm băng ngàn, dặm băng ngàn, nhớ bạn phòng loan…xàng xê cống, xế lưu cống xề, cống xề xang hồ sư…” [56; 56]
Hay đó là những câu hò:
“Chiếc thuyền không đỗ bến Giang Đình Anh nay chỉ quyết lấy mình mà thôi
Ta dô ta!” [56; 80]
Trang 40Nhà văn còn dùng ca dao - dân ca, trong Dế mèn phiêu lưu kí:
“Cái Cò, Cái Vạc, Cái Nông
Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?
Vặt lông cái Cốc cho tao Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn” [56; 21]
Trong văn Tô Hoài còn xuất hiện những câu Kiều đậm đà màu sắc dân tộc:
“Tiếc thay lưu lạc giang hồ, Nghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài Thuyền trà cạn chén hồng mai Thong dong nối gót như trai cũng về” [56; 66]
Hay
“Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” [56; 81]
Cách kể chuyện, dẫn chuyện theo lối đồng thoại như truyện Dế mèn phiêu lưu
kí, Con mèo lười, Chim chích vào rừng, Cá đi ăn thề,… đã thể hiện màu sắc dân tộc
trong văn Tô Hoài
Tô Hoài còn viết về những tác phẩm mà kho tàng văn học dân gian đã có từ lâu:
Thạch Sanh, Chiếc nỏ thần, Ông Trạng Chuối,… Thậm chí hình ảnh chàng trai A Phủ trong Vợ chồng A Phủ cũng mang dáng dấp của truyện cổ tích Mô típ chàng trai mồ
côi mà khỏe mạnh, can đảm, nghĩa khí đã in đậm trong dấu ấn của tuổi thơ
Màu sắc dân tộc còn được thể hiện ở chỗ, Tô Hoài thường khai thác những truyền thống nhân nghĩa của con người Việt Nam như thủy chung, nghĩa tình cách
mạng, hào hiệp, nghĩa khí,…Các tác phẩm Núi cứu quốc, Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Vợ chồng A Phủ, Dế mèn phiêu lưu kí, …đã thể hiện sâu sắc những điều đó Ngoài ra, Tô Hoài còn khai thác đề tài lịch sử như các tác phẩm Đảo hoang, Chuyện ông Gióng, Sự tích Thăng Long, Kim Đồng, Lăng Bác Hồ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ,…
Từ những cơ sở trên, có thể khẳng định lối viết đậm đà màu sắc dân tộc là một nét trong phong cách của Tô Hoài
2.2.3 Cách quan sát thông minh, cách thể hiện hóm hỉnh và tinh tế