1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc

66 351 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa

Trang 1

Phần 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG

I QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG

1 Khái niệm

Quá trình truyền thông là quá trình truyền tải thông tin của doanh nghiệp đến người tiêu dùng để họ biết đến những tính năng sản phẩm, dịch vụ, các chương trình của doanh nghiệp, lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng thông qua các sản phẩm hoặc dịch vụ Để việc này đạt được hiệu quả doanh nghiệp cần có một hệ thống truyền thông marketing.

Hình 1.1: Hệ thống truyền thông marketing

Hệ thống truyền thông marketing (marketing communication mix), còn được gọi là hệ thống cổ động (promotion mix) bao gồm 5 công cụ chủ yếu sau:

Quảng cáo : ( Advertising) là bất kì một hình thức khuếch trương các ý tưởng

sản phẩm hoặc dịch vụ do một người (tổ chức nào đó) muốn quảng cáo chi tiền ra để thức hiện

Marketing trực tiếp ( direct marketing) là hình thức sử dụng thư tín, điện

thoại và những công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tin khác để thông tin cho khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng hay yêu cầu họ có phản ứng đáp lại

Kích thích tiêu thụ (sales promotion) Những hình thức thưởng trong thời gian

ngắn để khuyến khích dùng thử hay mua một sản phẩm hay dịch vụ.

Quan hệ công chúng và tuyên truyền (public relations and publicity) bao

gồm các chương trình khác nhau được thiết kế nhằm đề cao hay và bảo vệ hình ảnh một doanh nghiệp hay những sản phẩm và dịch vụ nhất định nào đó

Trang 2

Bán hàng trực tiếp : (personal selling) là hình thức giao tiếp trực tiếp với

khách hàng tương lai nhằm mục đích bán hàng

2 Nội dung của quá trình truyền thông

Những người làm marketing cần hiểu rõ hoạt động của hệ thống truyền thông

Mô hình truyền thông giải đáp: ai, nói gì, cho ai, hiệu quả như thế nào Hai yếu tố thể

hiện các bên chủ yếu tham gia truyền thông là người gửi và người nhận Hai yếu tố khác tượng trưng cho các bên chính yếu trong truyền thông: người gửi và người nhận 2 yếu tố nữa tượng trưng cho các chức năng chính của truyền thông là thông điệp và phương tiện truyền thông Bốn yếu tố khác là những chức năng truyền thông chủ yếu, gồm mã hoá, giải mã, phản ứng đáp lại và thông tin phản hồi Yếu tố cuối cùng tượng trưng cho sự nhiễu tạp trong truyền thông Các yếu tố này là nhiễu trong hệ thống đó Các yếu tố này được định nghĩa như sau

- Người gửi: là bên gửi thông điệp cho bên còn lại (còn được gọi là nguồn

truyền thông)

- Mã hoá: Là tiến trình chuyển ý tưởng thành các biểu tượng.- Thông điệp: Tập hợp các biểu tượng mà bên gửi truyền đi.

- Giải mã: là tiến trình mà người nhận qui ý nghĩa cho các biểu tượng do

người gửi truyền đi

- Người nhận: là bên nhận thông điệp do bên kia chuyển đến

- Đáp ứng: là tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau khi tiếp

nhận thông tin

- Phản hồi: Là một phần sự đáp ứng của người nhận thông tin trở lại cho

người gửi

- Nhiễu tạp: Là những yếu tố làm sai lệch thông tin trong quá trình truyền

thông, dẫn đến kết quả là người nhận nhận được thông tin không giống thông điệp được gửi đi

- Phương tiện tuyền thông: Là các kênh truyền thông chuyên chở thông điệp

từ người gửi đến người nhận.

Trang 3

Hình 1.3: Các yếu tố trong quá trình truyền thông

Mô hình trên nhấn mạnh đến các yếu tố căn bản của các truyền thông hữu hiệu Người gửi thông điệp phải hiểu mình đang nhắm đến khách hàng mục tiêu nào và muốn nhận được các trả lời nào, phải khéo mã hóa các thông điệp để khách hàng có khả năng giải mã Phải truyền các thông điệp bằng các phương tiện truyền thông hữu hiệu nào để khách hàng mục tiêu và phải phát triển các kênh phản hồi như thế nào để biết được phản ứng của khách hàng mục tiêu đối với thông điệp của mình.

II CÁC BƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG CÓ HIỆU QUẢ

1 Nhận diện công chúng mục tiêu

Người truyền thông Marketing phải bắt đầu công việc với một ý tưởng rõ ràng về công chúng mục tiêu Công chúng có thể là những người mua tiềm năng đối với các sản phẩm của công ty, người sử dụng hiện tại, người thông qua quyết định hay người có ảnh hưởng, cá nhân, các nhóm, các giới đặc biệt hay công chúng nói chung Việc chọn công chúng mục tiêu sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến quyết định của người truyền thông về chuyện nói gì, nói như thế nào, nói ở đâu và nói cho ai

* Phân tích hình ảnh:

Việc phân tích công chúng mục tiêu, tức là đánh giá hình ảnh hiện tại của công ty trong lòng công chúng, hình ảnh của sản phẩm và các đối thủ cạnh tranh

trong ho “Hình ảnh là một tập hợp các niềm tin, ý tưởng và ấn tượng của con người về một đối tượng”.

Lượng giá sự hiểu biết của công chúng mục tiêu về đối tượng bằng thước đo múc độ quen thuộc như sau:

Chưa hề nghe Chỉ mới nghe Có biết chút ítBiết khá nhiều

Biết rất rõ

Nếu đa số các người đựơc phỏng vấn chỉ thuộc hai loại đầu tiên nêu trên, thách thức của công ty là phải tạo nên múc độ biết đến sản phẫm nhiều hơn.

Trang 4

Đối với các người đã quen thuộc với sản phẩm, công ty có thể yêu cầu họ cho biết cãm nghĩ của họ đối với sản phẩm đó theo thước đo mức độ ưa chuộng như sau:

Hai thước đo nêu trên có thể được kết hợp với nhau để hiểu rõ hơn bản chất của thách thức đói với công viêc truyền thông của công ty đối với khách hàng.

Để có thể xác định lại hình ảnh của doanh nghiệp cần phải dựa vào năm công cụ sau:

- Xây dựng tập hợp các chiều hữu quan - Thu hẹp các chiều hữu quan

- Áp dụng những công cụ này vào nhóm mẫu những người được phỏng vấn - Lấy bình quân các kết quả

- Kiểm tra các mâu thuẫn của hình ảnh

2 Xác định mục tiêu truyền thông

Một khi xác định được công chúng mục tiêu và những đặc điểm của nó thì người truyền thông marketing phải xác định được lời đáp ứng mà mình muốn nhận từ công chúng mục tiêu Tất nhiên phản ứng đáp lại là làm cho người mua, mua hàng hài lòng Những hành vi mua hàng là kết quả cuối cùng của một quá trình rất dài để thông qua quyết định của người tiêu dùng Người truyền thông marketing cần biết khách hàng mục tiêu đang ở trạng thái nào và phai làm cách nào để đưa công chúng mục tiêu lên trạng thái sẵn sàng mua hàng cao hơn

Người làm marketing có thể tìm kiếm ở công chúng mục tiêu phản ứng đáp lại về nhận thức, cảm thụ hay hành vi Nghĩa là người làm marketing có thể muốn khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng một điều gì đó thay đổi thái độ của họ hay thúc đẩy người tiêu dùng đến chỗ hành động Có những mô hình khác nhau về phản ứng đáp lại của người tiêu dùng.

Hình 1.4: Các mô hình mức độ đáp ứng của người tiêu dùng

Trang 5

Ở đây ta giải thiết rằng người mua để tâm rất nhiều vào loại sản phẩm và nhận thức rõ sự khác biệt của từng sản phẩm đó Vì vậy ta sẽ sử dụng mô hình “mức độ hiệu quả” (nhận thức, cảm thụ hành vi) và mô tả 6 trạng thái sẵn sàng của người mua: biết- hiểu- thích- chuộng- tin- mua.

Biết (Awareness): Người truyền thông trước hết phải nắm được việc công

chúng mục tiêu biết đến sản phẩm hay tổ chức của mình như thế nào Nếu đa số họ chứ biết gì về doanh nghiệp và sản phẩm của nó, thì công việc của người truyền thông là tạo cho họ biết, ít nhất cũng là tên của doanh nghiệp Điều này có thể làm được bằng một thông điệp đơn giản có sự lặp đi lặp lại tên này Tuy vậy việc tạo cho công chúng biết được thông tin đơn giản cũng đòi hỏi có thời gian

Hiểu (knowledge): Công chúng mục tiêu có thể biết về sản phẩm doanh

nghiệp nhưng lại không biết nhiều Mục tiêu tiếp theo của người truyền thông là chuyển lượng thông tin căn bản về sản phẩm và công ty đến với khách hàng mục tiêu một cách hữu hiệu.

Thích (liking) Nếu công chúng đã hiểu về sản phẩm, liệu họ có nghĩ gì về sản

phẩm ấy Nếu công chúng tỏ ra không có thiện cảm gì với sản phẩm, thì doanh nghiệp cần triển khai một chiến dịch truyền thông nhằm gây dựng mối thiện cảm Và nếu điều này không đem lại kết quả do sản phẩm còn nhiều khiếm khuyết, thì doanh

Trang 6

nghiệp trước hết phải tìm cách cải tiến sản phẩm Việc quan hệ với công chúng đòi hỏi phải “hành động tốt đi trước lời nói tốt ”

Chuộng (preference) Công chúng mục tiêu có thể thích sản phẩm nhưng lại

không ưu chuộng nó hơn sản phẩm khác Trường hợp này cần khuếch trương những đặc tính nổi bật của sản phẩm như giá cả, chất lượng và các tính năng khác để thuyết phục công chúng và làm tăng mức độ ưu chuộng sản phẩm của họ

Tin chắc ( Conviction) Công chúng mục tiêu có thể ưu chuộng một sản phẩm

như không tin chắc rằng mình sẽ mua nó Công việc của người truyền thông là thiết lập mục tiêu truyền thông vững chắc rằng quyết định mua sản phẩm đó là đúng đắn.

Mua (purchase) Một số trong công chúng mục tiêu có thể đã tin, nhưng

không hẳn tính ngay đến việc mua Họ có thể chờ đợi có thêm thông tin, hoặc dự định để làm việc đó sau Người truyền thông phải dẫn những khách hàng tìm năng này đi đến bước cuối cùng mua hàng

Sáu trạng thái trên được tập hợp trong 3 giai đoạn: - nhận thức (biết, hiểu), -cảm thụ (thích, chuộng và tin chắc), - hành vi (mua) Người tiêu dùng có thể đang ở bất kì một trong số sáu trạng thái sẵn sàng mua đó Công việc của người truyền thông là xác định xem đa số người tiêu dùng đang ở giai đoạn, và triển khai một chiến dịch truyền thông để đưa họ đến giai đoạn tiếp theo.

3 Soạn thảo thông điệp

Sau khi đã xác định được đáp ứng mong muốn của người mua, tiếp theo cần soạn thảo một thông điệp có hiệu quả, tức là muốn nói điều gì vói người mua Thông điệp lý tưởng phải đạt đến sự chú ý (attention) của khách hàng, tạo được sự quan tâm (interest), khơi dậy được mong muốn (desire) và thúc đẩy được hành động (action) Trong thực tế, ít có thông điệp nào đưa người tiêu dùng đi trọn vẹn, từ trạng thái biết đến hành vi mua; tuy nhiên mô hình AIDA đưa ra được những tiêu chuẩn đáng mong muốn Việc tạo thành một thông điệp sẽ đòi hỏi giải quyết 4 vấn đề: nói điều gì (nội dung thông điệp) nói thế nào cho hợp lí (cấu trúc thông điệp), nói thế nào cho diễn cảm (hình thức thông điệp) và ai sẽ nói (nguồn phát thông điệp)

Trang 7

* Nội dung thông điệp

Người làm truyền thông phải hình dung được những điều sẽ nói với công chúng mục tiêu để tạo ra nhưng phản ứng mong muốn đáp lại Quá trình này là soạn thảo lời mời chào, đề tài, ý tưởng hay rao bán đặc biệt.

Mời chào lí tính liên hệ tới những lợi ích riêng của người mua, rằng sản

phẩm sẽ đem lại những gì mà người mua mong đợi: chất lượng, tính kinh tế, giá trị hay các tính năng đặc biệt khác của sản phẩm

Mời chào tình cảm khơi dậy những tình cảm tích cực hay tiêu cực đúng mức

để đưa đến việc mua

Mời chào đạo đức hướng người ta đến sự ý thức về cái thiện, thúc giục sự

ủng hộ của mục tiêu có tính chất xã hội.

* Cấu trúc thông điệp

Hiệu quả của một thông điệp phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc cũng như nội dung của nó Người truyền thông phải quyết định có nên đưa ra kết luận rõ ràng, hay để công chúng tự rút ra kết luận

* Hình thức thông điệp

Hình thức biểu đạt một thông điệp phải thật sự sinh động để cuốn hút sự chú ý, quan tâm và dễ thuyết phục người mua Đối với một ấn phẩm quảng cáo, người tuyên truyền phải quyết định về tiêu đề, lời lẽ, minh hoạ, màu sức và thể hiện theo cách đề cao tính lạ thường và tương phản, hình ảnh và tiêu đề lôi cuốn, hình thức khác thường, kích cỡ và vị trí gây được sự chú ý, hình ảnh sống động,…Nếu truyền qua Radio phải chọn từ ngữ, cách phát âm và chất lượng giọng đọc (tốc độ đọc, nhịp điệu, cao độ và mức độ rõ ràng và sức truyền cảm và giọng đọc) Nếu thông điệp được thực hiện trên truyền hình hay giao tiếp trực tiếp, thì phải cộng thêm vào những yếu tố khác nữa là ngôn ngữ của hình thể và phong cách (những gợi ý không lời) Nếu thông điệp được truyền qua sản phẩm hay bao bì thì cần lưu ý đến cách sắp đặt hương thơm, màu sắc, kích thước, kiểu dáng sản phẩm và bao bì.

* Nguồn thông điệp

Trang 8

Sự tác động của thông điệp đối với người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng bởi việc họ cảm nhận về người gửi như thế nào Các thông điệp được gửi từ những nguồn đáng tin cậy thường có tính thuyết phục cao.

Có ba yếu tố thường được thừa nhận là làm tăng mức độ tin cậy của nguồn:

Tính chuyên môn biểu thị mức độ mà người truyền thông có được thẩm quyền để ủng hộ một luận điểm Tính đáng tin liên quan đến việc nguồn được cảm nhận có mức độ khách quan và trung thực ra sao Tính thông dụng thể hiện mức hấp dẫn của

nguồn truyền tải thông điệp đối với công chúng Vì vậy nguồn hữu hiệu nhất là nguồn đạt mức độ cao trong cả ba yếu tố nói trên.

4 Chọn lựa phương tiện truyền thông.

Người truyền thông bây giờ phải chọn lựa các kênh truyền thông có hiệu quả để truyền tải thông điệp đó Kênh truyền thông có hai loại: kênh trực tiếp và kênh gián tiếp.

* Kênh truyền thông trực tiếp

Trong kênh này, hai hay nhiều người sẽ trực tiếp truyền thông với nhau Họ có thể truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp nhân viên với đối tượng, qua điện thoại, hoặc qua thư từ trên cơ sở giao tiếp cá nhân Các kênh truyền thông trực tiếp tạo ra hiệu quả thông qua những cơ hội cá nhân hoá việc giới thiệu và thông tin phản hồi

Các kênh truyền thông trực tiếp có thể chia nhỏ thành các kênh giới thiệu, kênh chuyên viên và kênh xã hội Kênh giới thiệu gồm những nhân viên bán hàng và doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với người mua trên thị trường mục tiêu Kênh chuyên viên gồm những chuyên viên độc lập phát biểu ý kiến của mình với khách hàng mục tiêu Kênh xã hội gồm những người láng giềng, bạn bè các thành viên trong gia đình và những người đồng sự nói chuyện với khách hàng mục tiêu

Các công ty có thể thực hiện một số bước để kích thích các kênh ảnh hưởng cá nhân trong hoạt động nhân doanh mình:

Trang 9

- Phát hiện những cá nhân và công ty có thế lực rồi dồn thêm nỗ lực cho họ - Tạo ra những người hướng dẫn dư luận bằng cách cung ứng cho những người nhất định sản phẩm đó với điều kiện hấp dẫn

- Làm việc thông qua những người có thế lực trong cộng đồng như những người bình luận trên các phương tiện truyền thông địa phương, những chủ tịch công ty có hạng và chủ tịch các tổ chức phụ nữ.

- Sử dụng những người có thế lực trong quảng cáo xác nhận.

- Soạn thảo quảng cáo có “giá trị đàm luận” lớn

* Kênh truyền thông gián tiếp

Những kênh truyền thông gián tiếp chuyển các thông điệp đi mà không cần có sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp Chúng bao gồm các phương tiện truyền thông đại chúng, bầu không khí và các sự kiện.

Các phương tiện truyền thông đại chúng gồm các phương tiện truyền thông dưới dạng ấn phẩm (thư trực tiếp, báo và tạp chí) những phương tiện truyền thông quảng bá (truyền thanh, truyền hình), những phương tiện truyền thông điện tử (bằng ghi âm và ghi hình, đĩa ghi hình, internet) và những phương tiện trứng bày (Pa nô, bảng hiệu, áp phich) Hầu hết các thông điệp gián tiếp đều trải qua các phương tiện truyền thông có trả tiền

Bầu không khí là “môi trường trọn gói” tạo ra hay củng cố thiện cảm của

người mua đối với việc mua sắm sản phẩm

Sự kiện là những biện pháp tổ chức nhằm truyền đạt đi những thông điệp cụ thể cho công chúng mục tiêu Phòng quan hệ công chúng tổ chức những buổi họp báo, lễ khai trương và bảo trợ hoạt động thể thao tạo ra những hiệu quả truyền thông đặc biệt đối với công chúng mục tiêu.

5 Thiết lập ngân sách và phối hợp cổ động.

Sau khi đã lập kế hoạch và định hướng truyền thông đến với khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp phải quyết định ngân sách dành cho việc cổ độngvà phân chia ngân sách hợp lý cho từng công cụ cổ động.

Có bốn phương pháp phổ biến được xác định để xác định ngân sách cổ động

*1 Phương pháp tùy theo khả năng.

Định ngân sách cổ động dụa vào khả năng mà công ty có thể chi ra được Phương pháp xác định ngân sách này hoàn toàn bỏ qua vai trò của cổ động như một

Trang 10

khoản đầu tư và ảnh hưởng tức thời của cổ động đến khối lượng tiêu thụ Nó dẫn đến một ngân sách cổ động hằng năm không xác định, gây khó khăn cho việc lập kế hoạch truyền thông dài hạn.

*2 Phương pháp tỉ lệ phần trăm theo doanh thu

Định kinh phí cổ động theo một tỉ lệ phần trăm nhất định trên doanh số bán hàng hiện tại hay doanh số dự kiến hoặc trên giá bán.

Phương pháp này có ưu điểm: Thứ nhất, nó có nghĩa là chi phí cổ động sẽ thay đổi tuỳ theo khả năng của doanh nghiệp Điều này thoả mãn được những nhà quản trị tài chính có quan điểm “ Chi phí phải gắn chặt với biến động mức tiêu thụ của doanh nghiệp trong chu kì kinh doanh ” Thứ hai, nó khuyến khích ban lãnh đạo nghĩ đến mối liên hệ giữa chi phí cổ động, giá bán và lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm Thứ ba, nó khuyến khích ổn định cạnh tranh ở mức độ mà các doanh nghiệp chi cho cổ động một tỉ lệ phần trăm doanh thu của mình xấp xỉ ngang nhau.

Mặc dù vậy phương pháp này cũng có một số nhược điểm Nó dẫn đến chỗ xác định ngân sách căn cứ vào ngân quỹ hiện có chứ không phải theo những cơ hội của thị trường Nó không khuyến khích việc cổ động không theo chu kì hay chi phí tiến công Sự phụ thuộc của ngân sách cổ động vào biến động của mức tiêu thụ hằng năm sẽ gây trở ngại cho việc lập kế hoạch dài hạn

*3 Phương pháp cân bằng cạnh tranh

Một số doanh nghiệp xác định ngân sách của mình theo nguyên tắc bảo đảm ngang bằng với chi phí của đối thủ cạnh tranh Họ tin chắc rằng bằng cách chi một tỉ lệ phần trăm doanh thu bán hàng cho quảng cáo ngang bằng với đối thủ cạnh tranh họ sẽ duy trì được thị phần của mình

Quan điểm này cho rằng, mức chi phí của đối thủ cạnh tranh thể hiện sự sáng suốt của đối thủ tập thể ngành, và việc duy trì cân bằng cạnh tranh giúp ngăn chặn các cuộc chiến tranh cổ động Tuy nhiên, không có cơ sở nào để tin rằng các đối thủ cạnh tranh cần phải chi bao nhiêu cho cổ động Bởi vì các doanh nghiệp rất khác nhau về danh tiếng, nguồn lực cơ hội và mục tiêu marketing

Trang 11

*4 Phương pháp căn cứ mục tiêu và công việc.

Phương pháp này đòi hỏi những người làm marketing phải xây dựng ngân sách cổ động của mình trên cơ sở xác định mục tiêu cụ thể và các nhiệm vụ cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu rồi ước tính chi phí để thực hiện những nhiệm vụ đó Tổng các chi phí này là dự toán ngân sách cổ động

-Xác định mục tiêu thị phần.

-Xác định phần trăm doanh thu mà việc quảng cáo cần đạt tới.

-Xác định khách hàng tiềm năng cần biết đến cần thuyết phục để dùng thử sản phẩm.

-Xác định ấn tượng quảng cáo tính trên một phần trăm số người dùng thử -Xác định số điểm chỉ số tổng hợp cần đạt được Một điểm chỉ số tổng hợp là một lần tiếp xúc trên 1% công chúng mục tiêu.

-Xác định ngân sách quảng cáo cần thiết căn cứ vào chi phí bình quân cho một điểm chỉ số tổng hợp.

Phương pháp này có ưu điểm là đòi hỏi ban lãnh đạo phải trình bày những giả thiết của mình về mối quan hệ với giữa tổng chi phí, mức độ tiếp xúc, tỉ lệ dùng thử và mức sử dụng thường xuyên

6 Thiết lập phối hợp cổ động.

Mỗi công cụ cổ động lại có những điểm đặc thù riêng và chi phí của nó Người làm marketing phải nắm được những đặc điểm này khi lựa chọn chúng

*1 Đặc điểm của các công cụ cổ động

Quảng cáo

Do có nhiều hình thức và cách sử dụng quảng cáo, nên khó có thể khái quát hoá đầy đủ những điểm đặc thù của nó với tính cách là yếu tố cấu thành của hệ thống cổ động Nhưng dù sao thì cũng có thể nêu lên một số đặc điểm của hệ thống cổ động như sau:

Tính đại chúng Quảng cáo là một hình thức truyền thông mang tính đại chúng

rất cao Vì nhiều người nhận được một thông điệp như nhau, nên người mua biết rằng mọi người cũng sẽ hiểu được động cơ mua sản phẩm đó của họ

Trang 12

Tinh sđu rộng Quảng câo lă một phương tiện truyền thông rất sđu rộng, cho

phĩp người bân lặp lại một thông điệp nhiều lần Nó cũng cho phĩp người mua nhận vă so sânh thông điệp của câc đối thủ cạnh tranh

Tính biểu cảm Quảng câo tạo ra những cơ hội để giới thiệu doanh nghiệp với

những sản phẩm của nó bằng câch sử dụng khôn khĩo hình ảnh, đm thanh vă mău sắc Tuy nhiín đôi khi tâc dụng biểu cảm rất mạnh của công cụ năy có thể lăm mờ nhạt hay đânh lạc hướng sự sự chú ý của thông điệp

Tính chung Quảng câo không thể có tính chất ĩp buộc như trường hợp đại

diện bân hăng của doanh nghiệp Công chúng không cảm thấy mình có bổn phận phải chú ý hay hưởng ứng Quảng câo chỉ có thể thực hiện độc thoại chú không phải đối thoại với công chúng

Quảng câo có thể sử dụng để tạo ra một hình ảnh lđu bền cho một sản phẩm, hay đế kích thích tiíu thụ nhanh (Quảng câo đối với siíu thị đối với đợt bân hăng cuối tuần) Quảng câo lă một phương thức có hiệu quả để vươn tới nhiều người mua phđn tân về địa lí với chi phí thấp cho một lần tiếp xúc

Khuyến mêi

Mặc dù công cụ khuyến mêi như phiếu thưởng, cuộc thi, phần thưởng … rất đa dạng, chúng đều có 3 đặc điểm sau:

Truyền thông Chúng thu hút sự chú ý vă thường cung cấp thông tin có thể

đưa người tiíu dùng đến với sản phẩm.

Khuyến khích Chúng kết hợp việc nhđn nhượng, khích lệ hay hỗ trợ năo đó có

giâ trị đối với người tiíu dùng.

Mời chăo Chúng chứa đựng lời mời chăo thực hiện ngay việc mua bân

Câc doanh nghiệp sử dụng công cụ khuyến mêi để tạo ra phản ứng đâp lại mạnh mẽ hơn vă nhanh hơn Có thể sử dụng câc công cụ khuyến mêi để chăo hăng có hiệu quả vă phục hồi mức tiíu thụ đang sa sút Tuy nhiín hiệu quả khuyín mêi thường mang tính chất ngắn hạn vă không có tâc dụng tạo dựng sự ưa thích lđu dăi đối với nhên hiệu đó.

Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp bao gồm một số hình thức như thư gửi trực tiếp marketing qua điện thoại, marketing điện tử v.v… với một số đặc điểm khâc biệt lă:

Không công khai Thông điệp thưởng được chuyển đến một người cụ thể

không chuyển đến người khâc.

Theo ý khâch hăng Thông điệp có thể được soạn thảo theo ý khâch hăng để

hấp dẫn câ nhđn người nhận.

Cập nhật Có thể soạn thảo vă gửi thông điệp rất nhanh cho người nhận.

Trang 13

Giao tế và tuyên truyền

Sức hấp dẫn của quan hệ công chúng xuất phát từ 3 đặc điểm sau:

Tín nhiệm cao Nội dung và tính chất của thông tin có vẻ xác thực và đáng tin

cậy hơn đối với người đọc so với quảng cáo – Không cần cảnh giác Quan hệ công chúng cỏ thể tiếp cận động đảo khách hàng tiềm năng mà họ thường né tránh tiếp xúc với nhân viên bán hàng và quảng cáo Thông điệp đến người mua dưới dạng tin sốt dẻo

Giới thiệu cụ thể Giống như quảng cáo, quan hệ công chúng có khả năng giới

thiệu cụ thể doanh nghiệp hay sản phẩm.

*2.Các yếu tố quyết định sự thay đổi của hệ thống truyền thông cổ động

Khi xây dựng hệ thống cổ động của mình các doanh nghiệp thường chú ý đến một số yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống này.

Kiểu thị trường sản phẩm

Tầm quan trọng của các công cụ cổ động rất khác nhau trên thị trường hàng tiêu dùng và thị trường tư liệu sản xuất Các doanh nghiệp hàng tiêu dùng đánh giá theo thứ tự quảng cáo, khuyên mãi, bán hàng trực tiếp và quan hệ công chúng Các doanh nghiệp hàng tư liệu sản xuất đánh giá theo thứ tự bán hàng trực tiếp, khuyến mãi, quảng cáo và quan hệ công chúng

Trên thị trường tư liệu sản xuất quảng cáo không quan trọng bằng viếng thăm chào hàng, tuy nhiên nó vẫn giữ một vai trò đáng kể Quảng cáo có thể thức hiện bằng những chức năng sau

Tạo sự biết đến Các khách hàng tiềm năng chưa biết đến doanh nghiệp hay

sản phẩm có thể từ chối không tiếp cận đại diện bán hàng Ngoài ra đại diện bán hàng phải mất rất nhiều thời gian để giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm của nó

Tạo sự hiểu biết đầy đủ Nếu sản phẩm có những tính chất mới, thì quảng cáo

có thể đảm nhận việc giải thích những tính chất đó một cách có kết quả

Chính thức hoá Các đại diện bán hàng có thể sử dụng những tờ quảng cáo về

doanh nghiệp trong những tạp chí hàng đầu (có thể lấy tờ rơi) để chính thức hoá doanh nghiệp và sản phẩm của mình

Trang 14

Cam đoan một lần nữa Quảng cáo có thể nhắc nhở khách hàng về cách sử

dụng sản phẩm và cam đoan một lần nữa với họ về món hàng mà họ đã mua

Nâng mức dự trữ hàng hoá ở các trung gian phân phối Các đại diện bán

Hàng có thể thuyết phục các đại lí dự trữ nhiều hàng hoá và dành cho nhãn hiệu của doanh nghiệp nhiều chỗ trưng bày trên giá hơn.

Tạo sự phấn khởi Các đại diện bán hàng có thể tạo cho đại lí phấn khởi đối

với sản phẩm mới bằng cách giới thiệu ý đồ quảng cáo và hỗ trợ khuyến mãi.

Bán hàng kí gửi Các đại diện bán hàng có thể huy động nhiều đại lí hơn để

bán những nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Chiến lược đẩy và kéo

Hệ thống cổ động chịu ảnh hưởng chủ yếu vào việc doanh nghiệp chọn một trong hai chiến lược đẩy hay kéo tạo ra mức tiêu thụ:

Hoạt động Yêu cầu Marketing

Yêu cầu

Chiến lược kéo

Hoạt động Marketing

Yêu cầuYêu cầu

Chiến lược đẩy

Hình1.2: Chiến lược đẩy và kéo

Chiến lược đẩy đòi hỏi hoạt động marketing của nhà sản xuất (chủ yếu là lực lượng bán hàng và khuyên mãi những người phân phối) hướng vào những người trung gian của kênh để kích thích họ đặt hàng cũng như bán sản phẩm đó và quảng cáo nó cho người sử dụng cuối cùng.

Người sản xuất Người trung gian Người tiêu dùng

Người sản xuất Người trung gian Người tiêu dùng

Trang 15

Chiến lược kéo đòi hỏi hoạt động marketing (chủ yếu là quảng cáo và khuyến mãi đối với người tiêu dùng) hướng vào người sử dụng cuối cùng để kích thích họ yêu cầu những người trung gian cung ứng sản phẩm và nhờ vậy kích thích những người trung gian đặt hàng của nhà sản xuất

Giai đoạn sẵn sàng của người mua

Các công cụ cổ động có hiệu quả chi phí khác nhau trong các giai đoạn sẵn sàng khác nhau của người mua.

Quảng cáo và tuyên truyền giữ vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn biết đến, Sự hiểu biết đầy đủ của khách hàng chịu tác động chủ yếu của quảng cáo và bán hàng trực tiếp Việc tái đặt hàng cũng chịu tác động chính của bán hàng trực tiếp và khuyên mãi, và một phần nào đó của quảng cáo nhắc nhở Rõ ràng là quảng cáo và tuyên truyền có hiệu quả của chi phí lớn nhất trong những giai đoạn đầu của quá trình thông qua quyết định của người mua, còn bán hàng trực tiếp và khuyến mãi thì có hiệu quả nhất trong các giai đoạn cuối.

Khuyến mãi

Bán hàng trực tiếp

Quảng cáo và tuyên truyền

Biết Hiểu Đặt hàng Tái đặt hàng

Hình1.3: Hiệu quả của chi phí các công cụ cổ động trong các giai đoạn sắn sàng của người mua

Trang 16

Giai đoạn trong chu kì của sản phẩm

Các công cụ khuyến mãi cũng có hiệu quả của chi phí khác nhau trong những giai đoạn khác nhau của chu kì sống của sản phẩm Hình là đồ thị suy đoán hiệu quả tương đối của chúng

Hình1.4: Hiệu quả của chi phí các công cụ khuyến mãi trong cácGiai đoạn của chu kì sống của sp

Trong giai đoạn giới thiệu, quảng cáo và tuyên truyền có hiệu quả chi phí cao nhất sau đó đến kích thích tiêu thụ để kích thích dùng thử và bán hàng trực tiếp để chiếm lĩnh địa bàn phân phối.

Trong giai đoạn phát triển, tất cả các công cụ đều có thể có hiệu quả giảm đi, bởi vì nhu cầu đã có đòn bẩy riêng của nó là lời đồn.

Trong giai đoạn sung mãn kích thích tiêu thụ, quảng cáo và bán hàng trực tiếp đều có tầm quan trong tăng lên theo thứ tự đó.

Trong giai đoạn suy thoái kích thích tiêu thụ vẫn tiếp tục có tác dụng mạnh, quảng cáo và tuyên truyền thì giảm đi và nhân viên bán hàng chỉ thu hút sự chú ý tối thiểu đến sản phẩm.

Hạng bậc trên thị trường của doanh nghiệp

Những nhãn hiệu thượng hạng được lợi nhiều từ quảng cáo hơn là khuyên mãi Đối với những nhãn hiệu thượng hạng tỉ suất lợi nhuận của trên vốn đầu tư tăng lên khi tỉ số chi phí của quảng cáo khuyến mãi tăng Còn đối với những nhãn hiệu

Trang 17

được xếp hạng thấp hơn thì khả năng sinh lời giảm đi khi tăng thêm mức độ quảng cáo

7 Đánh giá kết quả cổ động

Sau khi thực hiện kế hoạch cổ động người truyền thông phải đo lường tác động của nó đến công chúng mục tiêu Việc này đòi hỏi phải khảo sát công chúng

mục tiêu xem họ có nhận thấy hay ghi nhớ thông điệp đó không, họ đã nhìn thấy nó

bao nhiêu lần, họ ghi nhớ được những điểm nào, họ cảm thấy như thế nào về những thông điệp đó, thái độ trước kia và hiện nay của họ đối với sản phẩm đó và doanh nghiệp Người truyền thông cũng cần có những thu nhập những số đo hành vi phản ứng đáp lại của công chúng.

Trang 18

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH SẠN MIMOSA.

Trong những năm gần đây, với chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn Những chính sách mới của chính phủ Việt Nam liên tiếp ra đời tạo đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nghành du lịch hoạt động Sau vài năm triển khai tiến hành, ngành du lịch nước ta đã có những bước khởi sắc rõ rệt Lượng du khách quốc tế đến với Việt Nam không ngừng tăng lên theo từng năm Chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng được đầu tư và phát triển Nhiều đơn vị cá nhân đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của du khách Mang lại doanh thu cho người dân, cho bản thân doanh nghiệp và cho đất nước

Trước tình hình đó, Mr Huỳnh Cường _ một doanh nhân Việt Nam định cư tại

Hoa Kỳ trong một vài lần về thăm quê hương đã nảy ra quyết định thành lập Cty TNHHTM và DV Hiền Hậu và đầu tư vốn xây dựng khách sạn Mimosa Ông muốn

du khách khi đến Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng có được nơi nghỉ ngơi ăn uống với đầy đủ tiện nghi trong quá trình khách muốn lưu lại đồng thời đáp ứng được nhu cầu của du khách nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ góp phần nâng cao doanh thu và hoàn thiện hơn những sản phẩm du lịch vốn là điều thiếu hụt của Thành Phố lúc bấy giờ.

Sau một thời gian nghiên cứu kỹ về thị trường du lịch của thành phố và tìm kiếm địa điểm thích hợp để xây dựng khách sạn Mr Huỳnh Cường đã quyết định

cuối là xây dựng khách sạn Mimosa tại lô Z12, Z13 Đường Trần Hưng Đạo- Quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng Với thiết kế và bản vẽ của những kiến trúc sư giàu

kinh nghiệm cộng thêm những ý tưởng tuyệt vời của Mr Huỳnh Cường được đúc kết trong thời gian Ông sống làm việc tại Hoa Kỳ kết hợp cùng sự giúp đỡ của công ty tư vấn xây dựng và dịch vụ MMS, khách sạn đã được khởi công xây dựng vào ngày 10/3/2003 đến cuối tháng 4/2006 khách sạn đã hoàn tất Sáng ngày 12/5/2006 sau khi đã hoàn thành tất cả các hạng mục cuối cùng của quá trình xây dựng và trang trí, khách sạn Mimosa chính thức được đưa vào hoạt động

Khách sạn Mimosa với lối kiến trúc hiện đại mang đậm nét phương Tây, đã hiện mình một cách hài hoà trong lòng thành phố Đà Nẵng năng động và không ngừng phát triển từng ngày Với cơ sở vật chất đảm bảo, tiện nghi đầy đủ sang trọng

Trang 19

Mimosa được Tổng Cục Du lịch Việt Nam công nhận là khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 2 sao

Tên đơn vị : Công ty TNHH TM và DV Hiền HậuTên thương mại : Khách sạn Mimosa

Tên tiếng Anh : Mimosa Hotel

Địa chỉ : Lô Z12, Z13 Trần Hưng Đạo, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng Tell : 0511.3931901

Fax : 0511-3936004

Email: Mimosahotel @ dng.vnn.vn

II VỊ TRÍ CỦA KHÁCH SẠN MIMOSA :

Nằm bên dòng sông Hàn dịu dàng, thơ mộng khách sạn Mimosa toạ lạc trên đường Trần Hưng Đạo quận Sơn Trà, nối liền trung tâm Thành Phố bằng nhịp cầu xoay Sông Hàn xinh đẹp nổi tiếng cả nuớc - một biểu tượng cho tình đoàn kết gắn liền giữa ý Đảng lòng dân TP Đà Nẵng-Gần các trung tâm thương mại lớn như chợ Hàn, siêu thị BigC, Bài Thơ Rosa Bưu điện Trung tâm thành phố, các ngân hàng lớn, khu vui chơi giải trí, Cảng quốc tế nước sâu Tiên Sa, sân bay, nhà ga không quá 10’ đi xe Đặc biệt, từ Mimosa du khách có thể dễ dàng đến thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng của Đà Nẵng như danh thắng Ngũ Hành sơn, khu du lịch sinh thái Sơn Trà, Bãi Bụt, Bảo tàng Điêu khắc Chămpa đồng thời Mimosa nằm cách bờ biển Phạm Văn Đồng - con đường ven biển đẹp và dài nhất miền trung- chưa đầy 2km Với vị thế đặt biệt này sẽ mang lại rất nhiều sự thuận lợi cho du khách, khi đến với Mimosa du khách được đáp ứng cả nhu cầu tham quan kết hợp với du lịch sinh thái và nghỉ biển.

Khách sạn khá yên tĩnh, ít hộ dân cư, môi trường không khí rất trong lành và thoáng mát Từ trên tầng cao của khách sạn, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Đà Nẵng yên bình Từ góc nhìn này, du khách có thể ngắm dòng sông Hàn nên thơ hiền hoà Những đoàn thuyền đánh cá ngược suôi trên sông không một váng dầu hay những dãy thuyền dài được xếp gọn gàng nằm nghỉ sau những chuyến đi mệt nhoài cùng sóng nước Vào lúc hoàng hôn khi mặt trời khuất dần sau dãy Bạch Mã hùng vĩ cũng là lúc bóng tối thả mình trên thành phố êm đềm Màng đêm lung linh huyền ảo cùng nhịp sống sôi động bắt đầu trổi dậy Những khu vui chơi, giải trí về đêm hòa nhịp hoạt động cùng ánh đèn màu sáng rực tạo cho thành phố một sắc thái huyền bí nhưng không kém phần lãng mạng

III CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KHÁCH SẠN

1 Các đặc điểm cơ bản

a) Khái niệm về khách sạn :

Khách sạn là cơ sở kinh doanh dịch vụ hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bằng việc cho thuê các phòng khách đã được chuẩn bị sẵn sàng các tiện nghi, các món ăn, các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu và thứ yếu của con người trong quá trình đi du lịch.

Trang 20

b) Chức năng của khách sạn :

- Chức năng sản xuất : khách sạn phải tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch để

phục vụ các nhu cầu của khách đó là điều kiện đầu tiên cũng là yếu tố tiền đề trong việc kinh doanh khách sạn.

- Chức năng lưu thông : Sau khi tạo ra sản phẩm, thì điều thiết yếu tiếp theo là

phải tìm cách bán các sản phẩm du lịch đó cho khách một cách hiệu quả nhất.

- Chức năng tổ chức thực hiện : là chức năng đặc trưng riêng biệt của ngành

du lịch đó là phải tạo ra bầu không khí thoải mái, thuận lợi để đưa việc sử dụng dịch vụ của du khách được thoả mãn nhu cầu, chất lượng sản phẩm đạt đến mức tối đa.

c) Nhiệm vụ của khách sạn :

Để du khách thoả mãn cao các dịch vụ mà khách sạn cung cấp thì khách sạn phải thực hiện các nhiệm vụ sau :

- Các sản phẩm của dịch vụ phải đảm bảo chất lượng theo nhu cầu của du khách và quy định của Nhà nước.

- Đảm bảo được an ninh trật tự, cảnh quang môi trường theo quy định của Nhà nước về khách sạn, đảm bảo được tính mạng cho những khách lưu trú tại khách sạn.

- Tổ chức quản lý tốt các mặt sản xuất, tài chính, nhân sự, Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Đảm bảo thu nhập và chế độ quy định cho cán bộ công nhân viên trong khách sạn

2 Sản phẩm của khách sạn.

Sản phẩm của khách sạn là một trong những sản phẩm của ngành du lịch và do đặc thù của từng loại khách nên nó cũng rất khác nhau Sản phẩm là kết quả lao động tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và thu lợi nhuận Theo phân loại của người Mỹ thì sản phẩm của khách sạn gồm : lưu trú, ăn uống, giải trí, bán hàng

Sản phẩm của khách sạn chỉ trao cho khách quyền sử dụng chứ không trao quyền sở hữu Du khách chỉ có thể sử dụng sản phẩm du lịch đó tại một nơi, một thời điểm và một điều kiện nhất định.

Sản phẩm khách sạn được chia làm hai loại :

- Sản phẩm vật chất hay còn gọi là sản phẩm hữu hình : là những sản phẩm khi đem bán có hình dạng cụ thể, có thể cân đo đong đếm, sờ mó và có thể chuyển nhượng quyền sử dụng từ người bán sang người mua Chẳng hạn như phòng ốc, các mặt hàng lưu niệm

- Sản phẩm phi vật chất hay còn gọi là sản phẩm vô hình: nó không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể, không nhìn thấy được bằng mắt, không sờ mó được Chẳng hạn như : kỹ năng, thái độ giao tiếp của nhân viên đối vơí khách, trình độ của công nhân viên

Trang 21

3 Đối tượng phục vụ của khách sạn.

Đối tượng phục vụ của khách sạn là các khách du lịch có quốc tịch, đặc điểm dân tộc, địa vị xã hội, trình độ văn hoá, phong tục tập quán lối sống khác nhau Khách sạn có nhiều loại hình dịch vụ và nhiều loại khách vì vậy hoạt động kinh doanh của ngành khách sạn rất phức tạp

IV PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC CỦA KHÁCH SẠN MIMOSA:

1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn.

Khách sạn Mimosa có quy mô gồm 7 tầng, 1 tầng hầm, 35 phòng và 76

- Tầng 2 có 07 phòng khách, phòng làm việc của tổ lễ tân.

- Tầng 3 có 07 phòng khách, phòng làm việc của tổ buồng phòng - Tầng 4 có 07 phòng khách, 1kho.

- Tầng 5 có 07 phòng khách, 1kho.

- Tầng 6 có 07 phòng khách, phòng làm việc của tổ bảo trì, sữa chửa.

- Tầng 7 là nhà hàng với sức chứa 150 - 200 chỗ ngồi, sẵn sàng cung cấp các món ăn đặc sản của Đà Nẵng, các món ăn Âu, Á theo yêu cầu của khách Và phòng giặt là.

Mỗi phòng trong khách sạn được trang bị tiện nghi: Máy Điều hoà, ti vi, tủ lạnh, điện thoại, máy nước nóng, nước lạnh, bàn trang điểm, giường ngủ phòng trong khách sạn đều được thiết kế có cửa sổ lớn thoáng mát để khách nghỉ ngơi, thư giãn và ngắm cảnh xung quanh khách sạn.

2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy khách sạn Mimosa:*1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại khách sạn

- Để quản lý có hiệu quả các khâu, các bộ phận, một doanh nghiệp phải có cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp hợp lý, mang tính chất khoa học phù hợp vơi quy mô của doanh nghiệp.

-Cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn Mimosa được xây dựng theo mô hình cơ cấu trực tuyến và chức năng Trong đó, các bộ phận, phòng ban có chức năng tham mưu, tư vấn cho Ban lãnh đạo đưa ra các quyết định, đảm bảo tính tối ưu của công tác tổ chức doanh nghiệp.

Trang 22

Sơ đồ tổ chức cơ cấu bộ máy hoạt động tại khách sạn

*2 Chức năng của từng bộ phận trong khách sạn :

* Giám đốc khách sạn :

Nhiệm vụ chính là hoạch định tổ chức kinh doanh, quan hệ ngoại giao với các đơn vị đối tác, các hãng lữ hành trong và ngoài nước, các cơ quan ban ngành hành chính sự nghiệp nhằm đưa ra hoạch định sách lược và chiến lược kinh doanh du lịch Tổ chức quản lý kinh doanh và điều phối nhân sự trong bộ máy đồng thời đề ra những biện pháp đối phó với sự cố trên thị trường du lịch để hoạt động kinh doanh du lịch tại khách sạn phát triển bền vững.

* Bộ phận kế toán :

- Tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến các hoạt động tài chính kế toán và thay mặt giám đốc thực hiện các chế độ tài chính trong toàn khách sạn.

- Lập sổ sách chứng từ kế toán theo pháp lệnh kế toán thống nhất của Nhà nước.

- Quyết toán, quản lý thu chi, giải quyết nợ nần một cách thường xuyên và liên tục.

* Bộ phận lễ tân :

Đây là bộ phận đại diện cho khách sạn Mimosa, là trung tâm thần kinh của khách sạn, là người bán hàng, cung cấp thông tin về dịch vụ của khách sạn cho khách Là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với khách tạo ấn tượng ban đầu với khách về chất lượng phục vụ và có nhiệm vụ cụ thể như sau :

- Quảng cáo, bán hàng và các dịch vụ khách trong khách sạn

Trang 23

- Nhận đặt phòng và bố trí phòng cho khách

- Đón tiếp khách và làm thủ tục nhập phòng cho khách

- Trực tiếp và phối hợp với các bộ phận khác phục vụ khách trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn.

- Thanh toán và tiễn khách

- Tham gia vào các hoạt động Marketing của khách sạn.

* Bộ phận nhà hàng :

- Phục vụ khách trong khi ăn và pha chế các thức uống

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, trang thiết bị, dụng cụ tại nhà hàng - Chuẩn bị bàn ăn chu đáo để sẵn sàng phục vụ, nắm cụ thể số lượng đặt ăn và thực đơn các bàn ăn để phục vụ đầy đủ, đúng quy cách và chất lượng.

- Tổ chức và phân công lao động hợp lý

* Bộ phận phòng :

- Dọn vệ sinh trong phòng khách để chuẩn bị sẵn sàng đón khách

- Bàn giao trang thiết bị trong phòng cho khách khi khách đến thuê phòng - Hướng dẫn sử dụng trang thiết bị trong phòng cho khách, nếu khách có nhu cầu giặt ủi thì nhân viên buồng phòng có trách nhiệm nhận và mang đến bàn giao cho bộ phận giặt ủi.

- Tổng hợp chi phí phụ báo cho lễ tân.

* Bộ phận bảo vệ và phục vụ :

- Bảo vệ, giữ trật tự chung cho toàn khách sạn cả ngày lẫn đêm - Chịu trách nhiệm khu vực gởi xe của nhân viên và xe của khách - Mang vác đồ đạc, hành lý lên xuống phòng cho khách.

- Đáp ứng các nhu cầu dịch vụ phụ không thu tiền hiện có của khách sạn cho khách bất cứ thời điểm nào.

* Bộ phận bảo trì :

- Đảm bảo duy trì hoạt động của các trang thiết bị điện, điện lạnh, hệ thống nước sinh hoạt trong toàn khách sạn.

- Vận hành, bảo dưỡng định kỳ hệ thống máy phát điện, hệ thống chiếu sáng.

3 Nguồn khách của khách sạn :

Nguồn khách của khách sạn Mimosa chủ yếu là khách lẻ nội địa, trung bình trên 2.600 lượt khách mỗi năm đến từ nhiều tĩnh trên đất nước trong đó du khách đến từ nước Hà Nội là chiếm tỉ số lớn nhất trung bình trong 1 năm có trên 1.000 lượt khách Kế sau đó là du khách người TP HCM có trên 800 lượt khách mỗi năm Còn du khách từ nhiều tĩnh khác có khoảng 400-800 lượt khách Bên cạnh khách nội địa còn có các du khách quốc tế đến từ nhiều nước như: Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Tân Tây Lan, Nhật, Thụy Điển, Thụy Sĩ và kiều

Trang 24

bào từ nhiều nơi trên thế giới Tuy số lượng khách này không nhiều và không ổn định nhưng trong tương lai gần khách sạn sẽ có những chính sách mới thu hút nguồn khách này

4 Các loại hình dịch vụ trong khách sạn Mimosa.

- Dịch vụ lưu trú và ăn uống: Khách sạn Mimosa và nhà hàng Mimosa có đầy

đủ tiện nghi sang trọng, cung ứng các loại phòng đã được chuẩn bị sẵn sàng cũng như cung cấp các món ăn đặc sản của Đà Nẵng, các món ăn Âu - Á theo yêu cầu của du khách.

- Dịch vụ bổ sung : Đăng ký vé máy bay, tàu hoả, xe du lịch, taxi, dịch vụ thu

đổi ngoại tệ các loại, dịch vụ phiên thông dịch, hướng dẫn du lịch, Internet, email, đăng ký và gia hạn Visa

Trong các loại hình đó thì dịch vụ lưu trú là dịch vụ cơ bản, sự phát triển của khách sạn phụ thuộc chủ yếu vào dịch vụ này.

5 Chức năng nhiệm vụ của khách sạn Mimosa :

a Chức năng :

Khách sạn Mimosa là một doanh nghiệp kinh doanh khách sạn với các chức năng sau :

- Sản xuất tổ chức, phục vụ du lịch và hàng hóa, đáp ứng nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống của khách du lịch trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn.

- Tổ chức, xây dựng chương trình tham quan du lịch trọn gói hoạc từng phần đến các điểm tham quan du lịch nổi tiếng trong cả nước để bán cho du khách.

- Cung cấp đầy đủ các dịch vụ du lịch như : đăng ký vé máy bay, tàu hoả, xe du lịch, dịch vụ thu đổi ngoại tệ, cho thuê xe du lịch từ 4 đến 12 chỗ ngồi đời mới, dịch vụ phiên dịch, hướng dẫn du lịch, Internet - mail.

- Kinh doanh thêm một số các dịch vụ khác có liên quan đến ngành du lịch nhằm đáp ứng một cách toàn diện nhất cho nhu cầu của du khách và hoàn thiện hệ thống các sản phẩm cung ứng để đáp ứng một cách hoàn thiện và đầy đủ nhất cho nhu cầu của du khách.

b Nhiệm vụ :

Bất cứ doanh nghiệp nào, dù Nhà nước hay tư nhân thì khi thực hiện chức năng kinh doanh đều phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước hay người đứng đầu doanh nghiệp đưa ra.

Để đảm bảo được sự tồn tại cũng như phát triển đồng thời đảm bảo được quyền lợi của công nhân viên Khách sạn Mimosa thực hiện các nhiệm vụ sau :

- Sử dụng, quản lý có hiệu quả các nguồn lực kinh doanh của doanh nghiệp như : Lao động, vốn, công nghệ.

- Nghiêm túc thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước thực hiện về các hoạt động của mình trước cơ quan pháp lý Nhà nước.

Trang 25

- Đãm bảo thu nhập cho nhân viên, thực hiện đúng các chế độ, chính sách tuân thủ theo luật lao động đã định Hơn nữa, khách sạn thể hiện sự quan tâm đến đời sống tinh thần công nhân viên.

- Đãm bảo yêu cầu về an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ cảnh quan và môi sạn đã sử dụng khá tốt nguồn lao động tại khách sạn Đồng thời với một số lượng khá đông lao động như vậy (42 người) thì khách sạn có thể phục vụ tốt nhu cầu của khách khi họ có yêu cầu, nhất là với khách quốc tế, những người có yêu cầu khá cao về chất

Qua bảng ta thấy lượng lao động chủ yếu của khách sạn tập trung phần lớn ở bộ phận nhân viên phục vụ Trong khi đó, lao động ở nhà hàng và bộ phận buồng cũng khá hợp lý, có thể làm việc tốt thành 2 ca khác nhau và phục vụ tốt khi khách có yêu cầu Vào những lúc cao điểm, khách sạn không linh hoạt chuyển những lao động nhàn rỗi ở bộ phận kế toán và buồng lên nhà hàng để phục vụ kịp thời khách du lịch, tình trạng trì trệ không linh hoạt trong công tác luân chuyển nhân viên và không tạo được sự đoàn kết giữa các bộ phận Với lực lượng như vậy thì lao động của khách sạn yêu cầu phải được bố trí lại cho phù hợp.

Trang 26

- Về trình độ học vấn: Hầu hết lao động trong khách sạn đều qua đào tạo tốt và ở

đây có sự kết hợp linh hoạt giữa lao động giữa các bộ phận.

Với trình độ học vấn như vậy thì vấn đề đón tiếp khách du lịch, quan trọng là khách quốc tế có thể đáp ứng được Tuy nhiên để đáp ứng tốt hơn, thu hút khách quốc tế thì vấn đề nâng cao trình độ, đổi mới cách thức đón tiếp là cần đáng quan tâm Tuy nhiên đáng chú ý ở đây là trình độ ngoại ngữ của nhân viên, nhất là nhân viên lễ tân còn rất hạn chế Hầu hết chỉ sử dụng tiếng Anh, còn các ngoại ngữ khác hầu như chưa có Yêu cầu trong thời gian tới, khách sạn cần giải quyết vấn đề này để thực hiện mục tiêu thu hút nhiều hơn nữa khách quốc tế trong thời gian tới.

- Về trình độ nghiệp vụ: họ là những người có kinh nghiệm, khả năng giao tiếp tốt

Đặc biệt là sự nhiệt tình chu đáo khi phục vụ khách Đây là yếu tố rất cơ bản có ảnh hưởng đến đánh giá của khách về chất lượng phục vụ Tuy vậy, khách sạn cũng cần chú ý đến số lượng lao động chưa qua đào tạo, có biện pháp đào tạo cơ bản đối tượng này, nhằm tạo ra sự đồng bộ trong tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên.

- Về giới tính: Ở đây có sự phân phối hợp lý giữa các bộ phận Tuy nhiên ở bộ phận

buồng phòng chưa thấy xuất hiện nam buồng phòng, đây là những người có khả năng giao tiếp tốt, có sức mạnh có thể làm tốt những việc nặng mà nữ buồng phòng không thể thực hiện được.

- Về trình độ ngoại ngữ: Đây có thể xem là một trong những hạn chế của khách sạn

trong việc đón tiếp khách quốc tế Bởi vì mặc dù hầu hết đều qua đào tạo ngoại ngữ nhưng chủ yếu là Anh văn, chưa có những nhân viên có ngoại ngữ khác, ngay cả lễ tân Đây là một điều đáng lo ngại của khách quốc tế khi đến khách sạn.

Trang 27

II PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH SẠN

Từ kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn qua 3 năm (2005-2007) cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan Hiệu quả sử dụng vốn của khách sạn luôn đạt mức từ 50% đến 60%

Về doanh thu, năm 2005 đạt 2.677.001 ngàn đồng, năm 2006 đạt 3.150.987

ngàn đồng và đến năm 2007 đạt 2.723.416 ngàn đồng, doanh thu bình quân hàng năm đạt hơn 2 tỷ

Năm 2006 doanh thu tăng với tốc độ khá cao 17,71% do thời gian này lượng khách đến với khách sạn ở mức cao nhất so với các năm Năm 2007 lượng khách giảm, đặc biệt là khách nội địa do đó doanh thu của khách sạn cũng giảm theo Thực thu chỉ đạt 2.723.416 ngàn đồng

Chi phí liên tục giảm qua 3 năm, tốc độ giảm chi phí cao hơn tốc độ giảm

doanh thu Chi phí cắt giảm bao gồm cp điện nước, điện thoại, giảm chi phí tiền lương và tu bảo máy móc thiết bị

Năm 2007 lợi nhuận giảm18.8% Có nhiều nguyên nhân làm giảm lợi nhuận

Từ đầu năm 2007 do tình hình kinh tế, chính trị xảy ra phức tạp, lượng khách quốc tế đến có tăng nhưng không đáng kể, sản phẩm du lịch của doanh nghiệp không hấp dẫn, không thu hút được nhiều sự chú ý của khách, cùng với việc phát triển ngày càng mạnh của các khách sạn mới xây dựng và đi vào hoạt động với những chính sách về sản phẩm cũng như quảng bá hình ảnh của khách sạn mới cộng với mức giá ưu đãi hơn đã hút một lượng khách lớn trên thị trường du lịch do đó lượng khách đến với khách sạn giảm nhiều.

*Tình hình doanh thu theo cơ cấu dịch vụ

Bảng 5: Tình hình doanh thu theo cơ cấu dịch vụ.

Trang 28

Nhận xét:

Về doanh thu lưu trú, năm 2005 đạt được là 1.650.051 ngàn đồng chiếm

61,64% trong tổng doanh thu, đến năm 2006 là 1.853.937 ngàn đồng và năm 2007 là 1.672.447 ngàn đồng Qua 3 năm (2005-2007) cho thấy doanh thu lưu trú chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng doanh thu hàng năm ( xấp xỉ 60% tổng doanh thu) Năm 2007 doanh thu lưu trú có xu hướng giảm Nguyên nhân khiến doanh thu của dịch này giảm là do lượng khách nội địa đến khách sạn giảm ( từ 9.201 khách năm 2006 đến năm 2007 chỉ còn 6.980 khách) Chiến lược mở rộng, phát triển các dịch vụ ở bộ phận nhà hàng cũng như dịch vụ phụ bổ sung cũng gây ảnh hưởng khá nhiều đến nguồn doanh thu này.

Về dịch vụ ăn uống, chiếm tỷ trong nhỏ và có xu hướng tăng trong tổng doanh

thu, doanh thu ăn uống năm 2006 tăng so với năm 2005 là 25,7% tốc độ tăng đó không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của khách sạn do chiếm tỷ trọng nhỏ Khách sạn Mimosa có lợi thế rất lớn trong việc kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách sạn có nhà hàng lớn với một hệ thống dụng cụ chế biến và trang thiết bị phục vụ đồng bộ có khả năng phục vụ trên 200 khách đến cùng một lúc trong các buổi tiệc hay hội nghị

Dịch vụ bổ sung, đây là dịch vụ rất quan trọng đối với khách sạn, lợi nhuận từ

dịch vụ bổ sung tăng góp phần đáng kể trong tổng doanh thu của khách sạn, doanh thu ở khu vực này ngày càng tăng cho thấy một dấu hiệu kinh doanh khả quan Tuy nhiên, hệ thống dịch vụ phụ bổ sung của khách sạn Mimosa còn quá ít dịch vụ, trong thời gian tới để tăng hơn nữa doanh thu từ khu vực này khách sạn cần phải đưa vào phục vụ các dịch vụ như Internet, hàng lưu niệm, spa, giãi trí

Kết lại, trong những năm qua tình hình kinh doanh ở các bộ phận của khách sạn có sự biến động mạnh, năm 2006 doanh thu tăng so với năm 2005 nhưng năm 2007 thi lợi nhuận lại giảm so với 2006 Nguyên nhân tác động đến quá trình kinh doanh của khách sạn có rất nhiều trong đó một phần không nhỏ do thị trường cạnh tranh được mở rộng, đối thủ mạnh và cạnh tranh trên mọi lĩnh vực.

* Tình hình doanh thu theo đối tượng khách.

Bảng 8 : Tình hình doanh thu theo đối tượng khách.

Trang 29

Doanh thu theo đối tượng khách tại khách sạn có sự biến động khá rõ:

Đối với khách quốc tế, tỷ trọng về doanh thu luôn tăng trong tổng doanh thu

lưu trú, lượng khách quốc tế đến với khách sạn ngày càng nhiều do Việt Nam là khu vực có tính an toàn cao, đồng thời khách sạn Mimosa nằm trên tuyến du lịch miền Trung qua các di sản văn hoá thế giới như thánh địa Mỹ Sơn, Hội An, Huế Khách sạn Mimosa có nhiều kinh nghiệm trong việc phục vụ đối tượng khách này qua những năm hoạt động kinh doanh trong ngành du lịch phong cách phục vụ tốt đảm bảo nhu cầu của khách và mang lại sự hài lòng cho khách Khách quốc tế ít đến lưu lại tại khách sạn nhưng khi họ đến lưu lại khá lâu, doanh thu của nguồn khách này tăng đều qua các năm

Đối với khách nội địa, doanh thu ổn định và biến động ít hơn so với doanh thu

của khách quốc tế Số tiền khách nội địa chi tiêu bình quân xét về giá trị tuyệt đối là thấp so với khách quốc tế nhưng nếu so sánh với mức giá phòng của khách sạn thì ngoài việc chi tiêu cho dịch vụ lưu trú thì đối tượng khách này còn chi tiêu cho một số dịch vụ kinh doanh khác của khách sạn.

Qua phân tích trên, ta có thể nhận khách quốc tế là đối tượng có khả năng chi trả cao hơn rất nhiều so với khách nội địa Do đó trong thời gian đến khách sạn cần có biện pháp để kích thích khả năng chi tiêu của đối tượng khách này

*Phân tích sự biến động nguồn khách.

Trong hoạt động kinh doanh khách sạn việc khai thác và thu hút nguồn khách là một vấn đề quan trọng mang tính sống còn của doanh nghiệp Vì khách đến lưu trú thì khách sạn thì mới có doanh thu Do đó việc phân tích tình hình tăng giảm lượng khách đến khách sạn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh cũng như đánh giá về hoạt động kinh doanh của khách sạn Nghiên cứu tình hình biến động của nguồn khách đến khách sạn, kết hợp với số liệu về doanh thu giúp cho doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quát hơn tình hình kinh doanh của khách sạn từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong kinh doanh

Bảng 7: Phân tích sự biến động nguồn khách. Trong những năm 2005-2007, với tình hình kinh tế chính trị xã hội có nhiều biến động hết sức phức tạp, lượng khách du lịch nói chung ở cả nước có xu hướng giảm Năm 2006 mặc dù có những bất ổn về tình hình kinh tế chính trị, làm cho khách du lịch ngại đi lại nhưng khách sạn Mimosa vẫn có một lượng khách đạt 9.593 khách, tăng 13,1 % so với năm 2005 Khẳng định doanh nghiệp là điểm đến an toàn cho du khách, đặc biệt là khách nội địa Đây có thể xem là một nổ lực rất lớn của khách sạn.

Trang 30

Số ngày lưu lại bình quân của khách sạn khá cao, trong 3 năm bình quân khách du lịch lưu lại tại khách sạn gần 2 ngày/ khách Trong năm 2007 thì số ngày lưu lại bình quân của khách tăng 17,09% so với năm 2006 Nhưng khách quốc tế thì giảm gần 45% so với năm 2006 Nguyên nhân số ngày lưu lại bình quân của khách nội địa tăng là do khách sạn đang có hướng khai thác đối tượng khách công vụ, khách tổ chức bằng những chính sách về sản phẩm, phân phối, giá cả Để nâng cao số ngày lưu lại bình quân của khách quốc tế thì khách sạn cần có nhiều biện pháp khai thác tốt cũng như nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm.

Mặc dù số lượng khách nội địa đến khách sạn là khá lớn so với tổng lượng khách nhưng thời gian lưu lại bình quân không cao (chỉ dao động từ 1,52 đến 1,83) từ đó kéo theo thời gian lưu lại bình quân của khách sạn giảm Như vậy qua phân tích tổng lượt khách, số ngày lưu lại bình quân của khách tại khách sạn cùng với số liệu doanh thu khẳng định hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của khách sạn qua 3 năm đặc biệt là năm 2006.

III PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING.

Hoạt động marketing ở khách sạn chỉ diễn ra ở mức độ thấp Cho đến bây giờ, khách sạn vẫn chưa có Websile riêng, chưa hoạch định kinh phí cố định cho việc quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường cũng như chưa có được đội ngũ cán bộ công tác chuyên môn Đây là một trong những thiếu sót lớn của khách sạn.

Tuy bộ phận marketing của khách sạn không được thành lập, các sản phẩm của khách sạn chưa được giới thiệu đến khách hàng một cách rộng rãi Chính sách sản phẩm của khách sạn không được hoạch định theo một chiến lược rõ ràng cụ thể Nhưng khách sạn vẫn có một số chính sách Marketing :

1 Chính sách sản phẩm

Trong thời gian qua khách sạn đã bổ sung thêm các dịch vụ bổ sung như phục vụ ăn uống tại phòng, massage, dịch vụ phiên dịch, dịch vụ hướng dẫn du lịch trọn gói, thu đổi ngoại tệ, đăng ký và gia hạn Visa, thuê xe bên cạnh dịch vụ lưu trú để đãm bảo tốt nhu cầu của khách khi lưu trú tại khách sạn Đối với sản phẩm ăn uống khách sạn đãm bảo thực đơn luôn đổi mới bổ sung thêm món ăn để phục vụ đám tiệc, hội nghị khi có khách hàng bên ngoài đến yêu cầu, với nhà hàng ở tầng 7 trang bị đầy đủ trang thiết bị đúng tiêu chuẩn của khách sạn 2 sao, qui mô tầm cở có thể phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.

2 Chính sách giá.

Khách sạn Mimosa công bố giá phòng năm 2008 là:

Bảng 1: Giá phòng của khách sạn Mimosa (có kèm điểm tâm).

Phòng loại I 250.000 VNĐ23 USD300.000 VNĐ30 USD

Trang 31

Phòng loại II 200.000 VNĐ20 USD250.000 VNĐ28 USD

Mức giá được sử dụng linh hoạt từng thời điểm và tuỳ thuộc vào các yếu tố khác nhau Đối với khách đoàn hoặc khách do công ty lữ hành gởi đến, mức giá sẽ được tính theo số lượng khách và tỷ lệ hoa hồng, chiết khấu đã được xác định trước giữa khách sạn và các tổ chức gởi khách.

Giá cả của sản phẩm khách sạn có thể tạo nên niềm tin về uy tín, chất lượng của sản phẩm, nó cũng có thể làm tăng hoặc giảm mong đợi của khách hàng về nó Chẳng hạn khi giá quá thấp thì khách hàng có thể nghĩ là khách sạn sẽ làm giảm giá trị dịch vụ đối với khách hàng Nhưng khi giá quá cao, khách hàng sẽ phản ứng và cho rằng doanh nghiệp đã không quan tâm đến lợi ích khách hàng và thái độ của họ đối với doanh nghiệp sẽ thay đổi.

Thực tế, mức giá trên đã được các nhà lãnh đạo nghiên cứu chi tiết, kỹ lưỡng trong mối quan hệ cạnh tranh với rất nhiều các khách sạn khác trên địa bàn thành phố Đà nẵng Tuy nhiên sự linh hoạt trong việc xác định mức giá cuối cùng còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như thời điểm đặt phòng, công suất sử dụng buồng phòng và mục tiêu của nhà khách sạn nhằm đãm bảo được hiệu quả cao trong

kinh doanh.

3 Chính sách phân phối:

Cũng như hầu hết các khách sạn khác, sự kết hợp giữa khách sạn Mimosa và

các công ty lữ hành đã đãm bảo việc phân phối sản phẩm của khách sạn đến khách hàng Không như sản phẩm vật chất, khách hàng muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm khách sạn nói riêng phải đến tận nơi sản xuất hay một trong những đặc thù của sản phẩm du lịch là tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng Khách sạn Mimosa với năng lực kinh doanh hiện tại không thể bằng các khách sạn lớn hay các khu Resort do đó khâu phân phối sản phẩm của khách sạn cũng chỉ dừng lại ở việc lựa chọn một số hãng lữ hành, các đại lý du lịch có nhu cầu sản phẩm phù hợp với khách sạn và có mối quan hệ lâu năm như công ty GREENTOUR, VIPTOUR, SAIGONTOUR, VIETMAYTRAVEL , để có nguồn khách ổn định cũng như đãm bảo được các hợp đồng đã ký kết về số lượng, chất lượng

4 CHÍNH SÁCH TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG

Do nhu cầu du lịch là một nhu cầu thứ yếu, xuất hiện không ổn định bởi nhiều nguyên nhân khác nhau Chính vì thế hoạt động cổ động kinh doanh khách sạn thường được chia làm 2 mùa: mùa cao điểm (mùa chính vụ) và mùa thấp điểm (mùa trái vụ) Mùa cao điểm được thể hiện ở việc số khách du lịch đi du lịch với một số lượng lớn và công suất sử dụng phòng của các khách sạn ở mức cao (thường > 85%), đôi lúc là sự quá tải Tuy nhiên, chỉ tiêu này sẽ rất thấp vào mùa thấp điểm nhưng khách sạn không thể dự trữ sản phẩm của mình hay ngừng hoạt động Khách sạn Mimosa chưa có 1 bộ phận riêng để thực hiện các chinh sách Marketing, chỉ có sự phối hợp giữa phòng Lễ tân và Tài chính kế toán do đó hiệu quả chưa cao Tuy nhiên, chiến lược truyền thông cổ động tại khách sạn vẫn diễn ra cụ thể như sau:

a) QUẢNG CÁO

Quảng cáo qua truyền hình:

Là hình thức mà khách sạn Mimosa ít áp dụng nhất Các chương trình quảng cáo thông qua truyền hình chủ yếu là giới thiệu những chương trình khuyến mãi của

Trang 32

khách sạn, những dịch vụ mới đưa vào phục vụ khách hàng Nội dụng quảng cáo thường được thể hiện dưới các hình thức mẫu tin ngắn không có hình ảnh minh họa Kênh truyền hình khách sạn quãng cáo là các kênh địa phương như:

-Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Đà Nẵng (DVTV) -Đài truyền hình Đà Nẵng (DRT).

Quảng cáo hiển thị.

Bao gồm việc quảng cáo thông qua việc trưng bài những hình ảnh, biểu tượng có liên quan đến khách sạn ví dụ như tấm biển hiệu lớn gắn ở đại sãnh khách san: “Wellcome To Mimosa Hotel” Hoặc các biểu tượng của khách sạn Mimosa được in ấn trên các sản phẩm tiêu dùng của khách sạn như dép, khăn, ra, gối, kem, bốt, xà phòng, xi đánh dày, đồng hồ treo tường, ly tách, chén bát hoặc được in trên các tặng phẩm của Mimosa gởi đến khách hàng

Quảng cáo qua báo chí.

Ngoài các phương tiện quảng cáo trên Khách sạn Mimosa còn tiến hành quảng cáo thông qua phương tiện báo chí cụ thể là trên tạp chí Du lịch Việt Nam, Du Lịch Miền Trung, Hành trinh di sản Thông thường trong một năm, mỗi khi TP chuẩn bị có các chương trình du lịch, festival hoặc sự kiện nổi bật nào đó thì khách sạn cũng tham gia đăng tải và quãng bá hình ảnh của mình đến với công chúng.

Nhận xét:

Hoạt động quảng cáo của khác sạn Mimosa hiện nay chủ yếu để dành cho việc giới thiệu, quảng bá các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm dịch vụ tăng thêm Nội dung của những chương trình quảng cáo cáo không sinh động chủ yếu quan tâm đến hình thức giới thiệu dịch vụ, thông báo những mẫu tin ngắn cô đọng về nội dung sơ sài về hình thức và chưa thật sự quan tâm đến hoạt dộng quảng cáo cũng như chưa đầu tư thích đáng để thu hút sự chú ý và lôi kéo sự quan tâm của khách hàng

b) KHUYẾN MÃI

Trong các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng, hiện nay tại khách sạn đang áp dụng một số các chương trình cụ thể như sau:

Chương trình thứ nhất “giãm giá thuê phòng”

MỤC ĐÍCH

- Quảng bá thương hiệu và sản phẩm của khách sạn Mimosa - Thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp.

- Tăng doanh thu trong thời gian khuyến mãi.

NỘI DUNG

Phạm vi áp dụng

Trang 33

Áp dụng cho tất cả các khách hàng có nhu cầu lưu trú tại khách sạn Chủ yếu là khách du lịch từ các tĩnh đổ về trong các kỳ nghĩ , ngoài ra còn có khách công vụ, khách vãng lai

Thời gian thực hiện

Thực hiện theo định kỳ vào các ngày lễ lớn nhưng áp dụng không thường xuyên cụ thể như:

- Mừng năm mới, quốc tế phụ nữ, ngày giãi phóng Đà Nẵng, ngày thống nhất

đất nước, ngày quốc tế lao động, ngày quốc khánh, giáng sinh.

* Chương trình giãm giá định kỳ thường kéo dài hơn một tuần, chính xác là bắt đầu trước kỳ nghĩ 4 ngày và sau kỳ nghĩ 3 ngày.

* Chương trình giãm giá thường xuyên chỉ áp dụng cho khách cũ, khách quen, và khách hàng trung thành lâu năm

Thể lệ chương trình

Nội dung của những chương trình khuyến mãi cụ thể như sau:

Mỗi lần đến lưu trú tại khách sạn trong thời gian giãm giá, khách hàng sẽ được

- Tạo sự mới lạ trong công tác Marketing nhằm thu hút khách hàng.

- Tạo dựng và khuyếch trương thương hiệu của khách sạn đến với khách hàng.

NỘI DUNG

Thời gian và địa điểm

Không giới hạn thời gian, chương trình này được khách sạn áp dụng thường

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Hệ thống truyền thông marketing - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Hình 1.1 Hệ thống truyền thông marketing (Trang 1)
Hình 1.1: Hệ thống  truyền thông marketing - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Hình 1.1 Hệ thống truyền thông marketing (Trang 1)
Hình1.3: Câc yếu tố trong quâ trình truyền thông - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Hình 1.3 Câc yếu tố trong quâ trình truyền thông (Trang 3)
Hình 1.3: Các yếu tố trong quá trình truyền thông - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Hình 1.3 Các yếu tố trong quá trình truyền thông (Trang 3)
Mô hình Giai đoạn      - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
h ình Giai đoạn (Trang 5)
Hình1.2: Chiến lược đẩy vă kĩo - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Hình 1.2 Chiến lược đẩy vă kĩo (Trang 14)
Hình1.3: Hiệu quả của chi phí câc công cụ cổ động trong câc giai đoạn sắn săng của người mua - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Hình 1.3 Hiệu quả của chi phí câc công cụ cổ động trong câc giai đoạn sắn săng của người mua (Trang 15)
Hình1.4: Hiệu quả của chi phí câc công cụ khuyến mêi trong câc Giai đoạn  của chu kì sống của sp - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Hình 1.4 Hiệu quả của chi phí câc công cụ khuyến mêi trong câc Giai đoạn của chu kì sống của sp (Trang 16)
Sơ đồ tổ chức cơ cấu bộ máy hoạt động tại khách sạn - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Sơ đồ t ổ chức cơ cấu bộ máy hoạt động tại khách sạn (Trang 22)
Bảng 1: Đội ngũ lao động tại khâch sạn Mimosa. - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Bảng 1 Đội ngũ lao động tại khâch sạn Mimosa (Trang 25)
Bảng 1: Đội ngũ lao động tại khách sạn Mimosa. - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Bảng 1 Đội ngũ lao động tại khách sạn Mimosa (Trang 25)
Bảng 3:Trình độ lao động tại khâch sạn Mimosa. - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Bảng 3 Trình độ lao động tại khâch sạn Mimosa (Trang 26)
Trình độ lao động: - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
r ình độ lao động: (Trang 26)
Bảng 3:Trình độ lao động tại khách sạn Mimosa. - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Bảng 3 Trình độ lao động tại khách sạn Mimosa (Trang 26)
*Tình hình kinh doanh của khâch sạn qua 3 năm. - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
nh hình kinh doanh của khâch sạn qua 3 năm (Trang 27)
*Tình hình doanh thu theo cơ cấu dịch vụ - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
nh hình doanh thu theo cơ cấu dịch vụ (Trang 27)
Bảng 5: Tình hình doanh thu theo cơ cấu dịch vụ. - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Bảng 5 Tình hình doanh thu theo cơ cấu dịch vụ (Trang 27)
Kết lại, trong những năm qua tình hình kinh doan hở câc bộ phận của khâch sạn có sự biến động mạnh, năm 2006  doanh thu tăng so với năm 2005 nhưng năm  2007 thi lợi nhuận lại giảm so với 2006 - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
t lại, trong những năm qua tình hình kinh doan hở câc bộ phận của khâch sạn có sự biến động mạnh, năm 2006 doanh thu tăng so với năm 2005 nhưng năm 2007 thi lợi nhuận lại giảm so với 2006 (Trang 28)
Bảng 8 : Tình hình doanh thu theo đối tượng khách. - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Bảng 8 Tình hình doanh thu theo đối tượng khách (Trang 28)
Bảng 7: Phđn tích sự biến động nguồn khâch. - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Bảng 7 Phđn tích sự biến động nguồn khâch (Trang 29)
Bảng  7:  Phân tích sự biến động nguồn khách. - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
ng 7: Phân tích sự biến động nguồn khách (Trang 29)
Bảng 1: Giâ phòng của khâch sạn Mimosa (có kỉm điểm tđm). - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Bảng 1 Giâ phòng của khâch sạn Mimosa (có kỉm điểm tđm) (Trang 30)
Bảng 1: Giá phòng của khách sạn Mimosa (có kèm điểm tâm). - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Bảng 1 Giá phòng của khách sạn Mimosa (có kèm điểm tâm) (Trang 30)
Sơ đồ thị trường mục tiêu của doanh nghiệp - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Sơ đồ th ị trường mục tiêu của doanh nghiệp (Trang 46)
Hình 3.2:Sự ảnh hưởng của quảng câo đến quyết định của người tiíudùng  - Xâc định mục tiíu quảng câo - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Hình 3.2 Sự ảnh hưởng của quảng câo đến quyết định của người tiíudùng - Xâc định mục tiíu quảng câo (Trang 53)
Hình 3.2:Sự ảnh hưởng của quảng cáo đến quyết định của người tiêu dùng  - Xác định mục tiêu quảng cáo - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
Hình 3.2 Sự ảnh hưởng của quảng cáo đến quyết định của người tiêu dùng - Xác định mục tiêu quảng cáo (Trang 53)
hănh vi nín ta có thể sử dụng mô hình mức độ đo lường thông tin phản hồi sau để - Thực trạng kinh doanh-marketing của khách sạn mimosa.doc
h ănh vi nín ta có thể sử dụng mô hình mức độ đo lường thông tin phản hồi sau để (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w