THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH –NHNT VN

111 496 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO  DỊCH VỤ THẺ QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH –NHNT VN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với sự ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng.

1 CHƯƠNG 1: QUẢN RỦI RO DỊCH VỤ THẺ QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1 Những khái niệm chung về thẻ ngân hàng 1.1.1 Khái niệm về thẻ thanh toán của ngân hàng Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với sự ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng thanh toán hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Thẻ ngân hàng còn dùng để thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động hay còn gọi là hệ thống tự phục vụ ATM. Theo “Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng” ban hành kèm theo quyết định số 371/1999 QĐ/NHNN ngày 19/10 năm 1999 thì thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. Thẻ ngân hàng luôn được làm bằng Plastic theo kích cỡ tiêu chuẩn quốc tế và bao gồm các yếu tố: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và logo của nhà phát hành thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực và tên của chủ thẻ. Ngoài ra trên thẻ còn thể có tên công ty phát hành thẻ hoặc thêm một số yếu tố khác theo tiêu chuẩn của Tổ chức hoặc tập đoàn thẻ quốc tế… 2 1.1.2 Lịch sử phát triển thẻ ngân hàng: Để có được các sản phẩm đa dạng như hiện nay, lĩnh vực thẻ ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm và phát triển. Tuy nhiên, xét về mặt thời gian, kinh doanh thẻ là một ngành kinh doanh tương đối mới mẻ, ra đời và bắt đầu phát triển từ những năm đầu thế kỷ 20 cho tới nay. Thẻ ngân hàng được hình thành tại Mỹ từ thói quen cho khách hàng mua chịu của các chủ tiệm bán lẻ trên cơ sở uy tín của khách đối với cửa hàng. Thông thường các chủ tiệm theo dõi khách hàng một cách riêng rẽ, ghi các khoản mà mỗi khách hàng sẽ phải thanh toán và chấp nhận cho khách hàng trả tiền sau vì họ tin tưởng vào khả năng thanh toán của người mua. Tuy nhiên vốn của các cửa hàng thường không đủ lớn, dần dần các chủ tiệm nhận thấy mình không có đủ khả năng cho khách hàng nợ và trả tiền sau liên tục như vậy. Chính yếu tố này đã góp phần giúp các tổ chức tài chính hình thành ý tưởng về sản phẩm thẻ. Với năng lực về tài chính, khả năng quay vòng vốn và kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, các tổ chức ngân hàng tài chính có đủ khả năng cung cấp cho khách hàng những khoản vay miễn lãi trong một thời gian nhất định. Vào những năm 1914, tổ chức chuyển tiền Western Union của Mỹ lần đầu tiên cung cấp cho các khách hàng đặc biệt của mình dịch vụ thanh toán trả chậm. Công ty này phát hành những tấm kim loại có chứa các thông tin in nổi thực hiện hai chức năng:  Nhận diện và phân biệt khách hàng 3  Cung cấp và cập nhật dữ liệu về khách hàng, bao gồm các thông tin về tài khoản và các giao dịch thực hiện. Các tổ chức khác cũng nhận ra giá trị của loại hình dịch vụ nói trên và chỉ trong một thời gian ngắn sau đó rất nhiều đơn vị như nhà ga, khách sạn cũng như các cửa hàng trên khắp nước Mỹ đã lựa chọn cung cấp dịch vụ trả chậm cho khách hàng của mình. Trong số đó, tập đoàn xăng dầu của Mỹ cho ra đời tấm thẻ mua xăng đầu tiên vào năm 1924 cho phép người dân sử dụng thẻ này để mua xăng dầu tại các cửa hàng trên toàn quốc. Tiếp theo các tổ chức cung cấp hàng hóa dịch vụ, các ngân hàng nhanh chóng bước vào thị trường thẻ với mục tiêu nhanh chóng nhân rộng hình thức thanh toán này trên cơ sở mối quan hệ sẵn có giữa các đơn vị cung câp hàng hóa dịch vụ trên cả nước với hệ thống đại rộng khắp của ngân hàng.Với tốc độ phát triển rất nhanh chỉ vài năm sau đó hơn 100 ngân hàng trên nước Mỹ cùng thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán trả chậm, tiền thân của thẻ tín dụng sau này. Tuy nhiên cùng với sự phát triển sản phẩm quá nhanh các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính cũng đã gặp những bài học xương máu và buộc phải xem lại chiến lược kinh doanh của đơn vị mình. Vào năm 1950, Diners Club phát hành tấm thẻ tín dụng đầu tiên được làm bằng chất liệu Plastic. Sau này Frank NcNamara, người sáng lập ra Diners Club kể lại là ông đã từng trải qua một trường hợp rất lúng túng khi ông đi ăn tại một cửa hiệu ở New York nhưng quên mang theo ví. Chính việc phải cam kết thanh toán sau đó đã gợi lên ý tưởng kinh doanh thẻ đối với Frank NcNamara. 4 Sau Diners Club, vào năm 1958, công ty American Express cũng tham gia vào thị trường thẻ ngân hàng và đã thiết lập thành công tên tuổi của mình trong lĩnh vực mới mẻ này. Cũng giống như các đối thủ cạnh tranh, American Express chú trọng phát triển thẻ trong lĩnh vực giải trí và du lịch, hai lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh chóng tại Mỹ và châu Âu trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới. Đến trước năm 1970, khái niệm thẻ tín dụng đã được mọi người biết đến và nhanh chóng được đón nhận. Năm 1966, ngân hàng Bank of American chính thức trao quyền phát hành thẻ BankAmerican của mình cho các ngân hàng khác thông qua việc ký các hợp đồng đại lý, khởi đầu cho giai đoạn tăng tốc trong phát triển dịch vụ thẻ. Người dân đi du lịch nhiều hơn trên nước Mỹ và cả nước ngoài mà không còn lo lắng tới việc phải có sẵn tiền để thanh toán. Thẻ tín dụng lúc này không chỉ mặc định dành cho những đối tượng giàu có và nổi tiếng mà trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng. Thương hiệu BankAmerican với một loạt sản phẩm có ba màu xanh, trắng, vàng đặc trưng ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Bằng việc ký hợp đồng đại và cho các ngân hàng khác hưởng phí thanh toán chuyển đổi, Bank of American đã nhanh chóng tăng được lượng thẻ phát hành cũng như ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các ĐVCNT trên khắp nước Mỹ và mở rộng ra thế giới. Tới năm 1977, thẻ của ngân hàng Bank of American thực sự được chấp nhận trên toàn cầu và thay vì tên BankAmerican, tên thẻ Visa ra đời với màu sắc đặc trưng vẫn là xanh lam, trắng và vàng. Cũng vào năm 1966, 3 nhóm ngân hàng lớn phía đông nước Mỹ quyết định hợp tác thành lập tập đoàn kinh doanh tín dụng riêng, có tên là Interbank Card Association (ICA). Sau này ICA được đổi thành MasterCard. ICA ban 5 hành các quy định về cấp phép giao dịch, thanh toán bù trừ, các biện pháp Marketing, bảo mật và các vấn đề liên quan tới luật pháp nhằm vận hành công việc một cách có hiệu quả. Năm 1968, ICA bắt đầu chiến lược mở rộng kinh doanh trên phạm vi toàn cầu thông qua việc liên kết với ngân hàng Banco National của Mexico. Sau đó ICA tiếp tục tìm kiếm các đối tác tại thị trường châu Âu và cho ra đời thẻ Eurocard. Cũng vào năm 1968, ICA kết nạp thêm thành viên là một số ngân hàng tại Nhật nhằm từng bước thâm nhập và nắm bắt thị trường Đông Á này. Như vậy thẻ ngân hàng ra đời từ nhu cầu thanh toán và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ cũng như chiến lược thay thế tiền mặt trong lưu thông. Thực tế cho thấy, thẻ ngân hàng là một phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đồng thời đã và đang phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ và văn minh xã hội. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của thế giới về khoa học kỹ thuật, nhất là về công nghệ thông tin, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Cùng với mạng lưới thành viên và khách hàng phát triển hàng ngày, các TCTQT đã xây dựng hệ thống xử giao dịch trao đổi thông tin toàn cầu về phát hành, thanh toán, cấp phép, tra soát, khiếu kiện và quản rủi ro. Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ USD mỗi năm, thẻ ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Đây là thành công đáng kể đối với một ngành kinh doanh mới chỉ có vài thập kỷ hình thành và phát triển. 1.1.3 Phân loại thẻ ngân hàng 6 Trên thị trường thẻ quốc tế hiện nay có rất nhiều tiêu thức để phân loại thẻ nhưng chủ yếu các tổ chức thẻ sử dụng theo 2 phương thức chính: Phân loại theo công nghệ sản xuất và phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ. 1.1.3.1. Nếu căn cứ theo công nghệ sản xuất chia thành 2 loại: thẻ từ thẻ thông minh: * Thẻ từ: là loại thẻ mà các thông tin của chủ thẻ vừa được dập nổi ở mặt trước của thẻ vừa được mã hoá trong bằng từ ở mặt sau của thẻ, các thông tin này phải đảm bảo chính xác và khớp với nhau. Thẻ từ hiện nay đang chiếm phần lớn trong tổng số lượng thẻ đang sử dụng trên thị trường. Nhược điểm của thẻ từ là số lượng các thông tin được mã hoá không nhiều và mang tính cố định nên không thể áp dụng kỹ thuật mã hoá an toàn và có thể bị ăn cắp thông tin bằng các thiết bị nối với máy vi tính. Loại thẻ này ngày càng ít được sử dụng vì công nghệ in đơn giản, dễ bị làm giả. Hiện nay các công nghệ thẻ mới như thẻ từ, thẻ thông minh ngày càng được sử dụng rộng rãi. * Thẻ thông minh (Smart card): Đây là thế hệ mới nhất của thẻ, có đặc tính bảo mật và an toàn rất cao, dựa trên kỹ thuật vi xử tin học, gắn vào thẻ một chip điện tử có cấu tạo như một máy tính hoàn hảo. Thông thường một tấm thẻ thông minh được gắn chip điện tử để thay thế cho dải băng từ sau thẻ. Cũng có trường hợp thẻ thông minh có cả Chip điện tử và băng từ. Chip điện tử độc lập với thẻ và được gắn trên bề mặt của thẻ, về bản chất gồm 2 loại chip: chip bộ nhớ và chip xử dữ liệu. Chip bộ nhớ lưu trữ toàn bộ các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thanh toán thẻ trong mỗi lần sử dụng còn chip xử dữ liệu có khả năng bổ sung, xoá bỏ hoặc điều chỉnh các thông tin 7 trong bộ nhớ. Thẻ thông minh gắn chip xử dữ liệu có khả năng vừa lưu trữ các thông tin về chủ thẻ, điểm thưởng tích luỹ đồng thời lưu trữ cả số liệu về những lần giao dịch của chủ thẻ tại ĐVCNT. Tính năng vượt trội này của thẻ thông minh giúp cắt giảm chi phí xử đối với ngân hàng và các trung gian thanh toán bởi việc đối chiếu thông tin tài khoản và thông tin của chủ thẻ cũng như việc cập nhật thông tin liên quan tới thẻ giờ đây đã được thực hiện ngay tại ĐVCNT. Tuy nhiên do sử dụng công nghệ mới nên giá thành cao, hệ thống máy móc chấp nhận thanh toán thẻ này cũng đắt nên sử dụng còn chưa phổ biến như thẻ từ. Việc phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ này mới chỉ phổ biến ở các nước phát triển dù các tổ chức thẻ quốc tế vẫn khuyến khích các ngân hàng thành viên phát hành và thanh toán lại thẻ này nhằm giảm tỷ lệ rủi ro do giả mạo thẻ. Thẻ từ và thẻ thông minh đều có thể được in theo kiểu dập nổi và in chìm.  Thẻ in nổi (Embossed Card): Là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được dập nổi các thông tin cần thiết. Thẻ in chìm (Unembossed Card): Là loại thẻ mà thông tin của thẻ và chủ thẻ được in chìm trên bề mặt thẻ. 1.1.3.2. Nếu căn cứ vào tính chất thanh toán có thể chia thành thẻ tín dụng quốc tế (Credit card) và thẻ ghi nợ (Debit card). Thẻ tín dụng quốc tế (Credit card) là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cung cấp cho nguời sử dụng khả năng chi tiêu trước trả tiền sau. Tại thời điểm khách hàng thanh toán hàng hóa dịch vụ ngân hàng sẽ đứng ra tạm ứng thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ và sau đó sẽ tiến 8 hành thu hồi khoản tiền này từ khách hàng sau một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận giữa ngân hàng và chủ thẻ (gọi là kỳ sao kê). Khoảng thời gian kể từ khi thẻ đuợc dùng để thanh toán hàng hoá dịch vụ tới lúc chủ thẻ phải trả tiền cho ngân hàng có độ dài tuỳ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của từng tổ chức thẻ khác nhau. Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ vào ngày đến hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi đối với số dư nợ cuối kỳ. Tuy vậy nếu hết thời gian này mà chủ thẻ vẫn chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán hết dư nợ cuối kỳ cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ phải chịu những khoản phí và lãi chậm trả trên số dư nợ còn lại. Sau khi thanh toán hết dư nợ phát sinh trong kỳ, hạn mức tín dụng của chủ thẻ sẽ được khôi phục như ban đầu. Đây chính là tính chất tuần hoàn của thẻ tín dụng Ngân hàng và các tổ chức tài chính phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng dựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của từng khách hàng. Khả năng đảm bảo chi trả được xác định dựa trên các tiêu chí như: thu nhập, tình hình chi tiêu, uy tín, mối quan hệ sẵn có với các tổ chức tài chính, tài sản thế chấp … của khách hàng. Khi sử dụng thẻ, thay bằng tiền mặt, chủ thẻ xuất trình thẻ của mình tại các điểm cung ứng hàng hóa dịch vụ có chấp nhận thẻ để thanh toán. Ngoài các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế thông thường như Visa vàng, chuẩn; Master vàng, chuẩn để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, các tổ chức thẻ quốc tế còn đưa ra một sản phẩm thẻ tín dụng đặc biệt phục vụ những khách hàng có thu nhập rất cao, có khả năng tài chính vững vàng và có mức chi tiêu lớn. Đó là thẻ thanh toán (Charge card). Khi sử dụng thẻ thanh toán khách hàng được hưởng một hạn mức tín dụng đặc biệt cao hoặc không bị chi 9 phối bởi hạn mức tín dụng nhưng chủ thẻ sẽ phải thanh toán toàn bộ số tiền phát sinh cho ngân hàng vào ngày đến hạn. Thẻ ghi nợ (Debit card): Giống như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ cũng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, nó cho phép khách hàng tiếp cận với sốtài khoản mình qua hệ thống kết nối trực tuyến để thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các ĐVCNT hoặc thực hiện các giao dịch liên quan tới tài khoản tại các máy ATM. Mức chi tiêu của chủ thẻ phụ thuộc chủ yếu vào số dư trong tài khoản, ngân hàng giữ vai trò cung cấp dịch vụ cho chủ thẻ và thu phí dịch vụ. Đối với thẻ ghi nợ, giữa ngân hàng và khách hàng không diễn ra quá trình cho vay tín dụng, không có việc phân loại khách hàng nên khách hàng chỉ cần có tài khoản tại ngân hàng đều có thể tiếp cận với sản phẩm thẻ ghi nợ của ngân hàng. Chính vì vậy về mức độ có thể thay thể tiền mặt thẻ ghi nợ chiếm ưu thế vượt trội so với thẻ tín dụng. Thẻ ATM là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phép khách hàng có thẻ tiếp cận trực tiếp tới tài khoản tại ngân hàng từ máy rút tiền tự động. Chủ thẻthể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau tại máy ATM bao gồm: rút tiền, chuyển khoản, xem sốtài khoản, in sao kê, xem các thông tin quảng cáo… Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, hệ thống ATM hiện đại ngày nay còn cho phép chủ thẻ gửi tiền vào tài khoản của mình ngay tại các máy ATM, đổi séc qua máy rút tiền tự động, thực hiện nộp hồ cho một khoản vay cũng như tự mình thực hiện nhiều các dịch vụ ngân hàng khác. Cùng với thẻ ATM, hệ thống ATM đã cung cấp cho khách hàng sử dụng thẻ khả năng giao dịch ngoài giờ làm việc, ngoài trụ sở ngân hàng và khả năng tự phục vụ. 10 Theo thời gian, các tổ chức đã chủ động kết nối hệ thống ATM với nhau tạo nên một mạng ATM khu vực, cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại nhiều máy ATM hơn. Hiện nay hai hệ thống ATM lớn nhất trên thế giới là Cirrus của MasterCard và Plus của Visa, sẵn sàng cho phép thẻ của ngân hàng và những tổ chức tín dụng khác kết nối, tạo nên một mạng lưới rộng khắp toàn cầu. Ngoài hai loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ nói trên, một hình thức thẻ ngân hàng đang ngày càng trở nên phổ biến là thẻ liên kết. Thẻ liên kết là sản phẩm của một ngân hàng hay tổ chức tài chính kết hợp với một bên thứ ba và thông thường tên, nhãn hiệu thương mại hoặc logo của bên thứ ba này cũng đồng thời xuất hiện trên tấm thẻ. Ngoài những đặc điểm sẵn có của thẻ ngân hàng thông thường, thẻ liên kết có sức hấp dẫn hơn với khách hàng bởi chính những lợi ích phụ trội do bên thứ ba đem lại. Ví dụ thẻ Visa Co-brand do ngân hàng Standard Chartered và tập đoàn thời trang Espirit phát hành mang lại cho chủ thẻ những tiện ích phụ trội riêng biệt như được chăm sóc sắc đẹp miễn phí, giảm giá 20% cho tất cả các mặt hàng hiệu Espirit trong 3 tháng đầu tiên, chương trình điểm thưởng tích luỹ theo lượng tiền thanh toán bằng thẻ…. 1.1.3.3. Nếu căn cứ vào phạm vi sử dụng của thẻthể chia thành thẻ trong nước và thẻ quốc tế. Thẻ trong nước: là thẻ do các ngân hàng, tổ chức tín dụng phát hành sử dụng thay thế tiền mặt để thanh toán hàng hoá dịch vụ và rút tiền mặt trong phạm vi quốc gia. Thông thường đó là thẻ ghi nợ nội địa của các ngân hàng thương mại phát hành sử dụng tại hệ thống máy ATM và mạng lưới các [...]... xử các khoản rủi ro đã xảy ra đợc thực hiện từ quỹ dự phòng rủi ro Lúc này việc thẩm định lại rủi ro đó -rủi ro đã xảy ra là rất quan trọng với những nội dụng: xác định loại hình rủi ro, nguyên nhân gây ra rủi ro, trách nhiệm các bên liên quan, hậu quả mà nó để lại Trên cở đó, các bên sẽ thoả thuận trách nhiệm trong việc giải quyết rủi ro đó 1.2.3 Các nhân tố ảnh hởng đến quản rủi ro dịch vụ thẻ. .. nâng cao, giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất Chính hoạt động này giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các chủ thể tham gia trong dịch vụ thẻ quốc tế giảm đi những chi phí cũng nh là 30 hậu quả to lớn do rủi ro đã nẩy sinh gây ra Do đó, trong quản rủi ro thì hoạt động phòng tránh rủi ro bao giờ cũng đợc đặt lên hàng đầu Trong nội dung này bao gồm: a Phân loại rủi ro: đây, chúng ta chỉ... mà sự cần thiết phải lập một quỹ dự phòng rủi ro cho nghiệp vụ thẻ là một tất yếu 1.2.2.3 Xử rủi ro trong dịch vụ thẻ Khi rủi ro xẩy ra trong hoạt động thẻ thì nó có thể gây nên những tổn thất cho các bên có liên quan Tổn thất đó có thể là vật chất hoặc phi vật chất Tuy nhiên, dù trong trờng hợp nào cũng cần đòi hỏi khả năng giải quyết, xử những rủi ro đó sao cho nó ít để lại hậu quả và tác động... chẽ với nhau, bổ sung cho nhau vì mục tiêu chung là ngăn ngừa rủi ro c.Trích lập quỹ dự phòng rủi ro 33 Nh chúng ta đã đề cập ở trên, việc phòng tránh rủi ro là nhiệm vụ quan trọng nhất trong quản rủi ro Việc đó sẽ giúp hạn chế phần lớn khả năng rủi ro xảy ra Tuy nhiên trong thực tế rủi ro luôn cố thể xảy ra bất cứ lúc nào dù đã thực hiện những biệp pháp phòng tránh tốt nhất, thiết lập nên những... 1.2.2.2 Phòng tránh rủi ro trong dịch vụ thẻ quốc tế Trong hoạt động quản rủi ro thì nội dung phòng tránh rui ro có vai trò quan trọng nhất Mọi hoạt động của nền kinh tế đều đi kèm với những rủi ro tiền ẩn của nó Nhng nếu chúng ta biết cách dự báo, phòng tránh, xây dựng nên hệ thống các biện pháp hợp lý, chính xác, kịp thời và nghiêm ngặt thì có thể ngăn chặn đợc một phần lớn rủi ro, làm chúng không thể... doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh doanh tổng thể của ngân hàng nói chung Vậy tất cả những hoạt động đó là gì? Quản rủi ro dịch vụ thẻ quốc tế là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động phòng tránh và xử rủi ro thẻ tín dụng nhằm đạt đợc mục tiêu chiến lợc và định hớng phát triển của ngân hàng thơng mại Tổng thể các hoạt động phòng tránh bao gồm: nhận biết, phát hiện rủi. .. ca cỏn b th vi quyn li ca ngõn hng trong hot ng kinh doanh th 1.2.2 Ni dung qun ri ro dch v th quc ca Ngõn hng thng mi 1.2.2.1 Khỏi nim qun ri ro dch v th quc t Sau khi chúng ta đã nghiên cứu rủi ro dịch vụ thẻ tín dụng là gì và các loại hình rủi ro thẻ tín dụng ở phần trên Điều đó giúp chúng ta hiểu đợc nguyên nhân xẩy ra rủi ro tín dụng, các hình thức rui ro thể xẩy ra và những hậu quả của... trình độ công nghệ cao Vấn đề này đặt nhiệm vụ phòng tránh rủi ro thẻ quốc tế vào tình thế ngày càng khó khăn Do vậy, chúng ta thấy rằng nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải phân loại, xác định đợc nguyên nhân gây rủi ro cũng nh là những tác động, hậu quả có thể xẩy ra Nhng nhiệm vụ quan trọng hơn nữa là phải đặt nó trong thực tế biến đổi và phát triển Những rủi ro trớc đó có thể xuất phát từ nguyên nhân... rủi ro; xác định nguyên nhân xẩy ra rủi ro; xây dựng hệ thống các biện pháp anh ninh phòng ngừa rủi ro và trích lập quỹ dự phòng rủi ro Những hoạt động trên đây đợc thực hiện nhằm hạn chế rủi ro xẩy ra cũng nh là hạn chế hậu quả của rủi ro Nhng chúng ta cũng hiểu thêm rằng tất cả những hoạt động đó đợc thực hiện là vì mục tiêu chiến lợc và định hớng phát triển của ngân hàng 1.2.2.2 Phòng tránh rủi ro. .. đây, chúng ta chỉ nhấn mạnh thêm là hoạt động phân loại rủi ro bao gồm việc: nhận biết và phân biệt các loại rủi ro thể xẩy ra trên cở sở xác định căn nguyên, nguồn gốc tính chất và đặc điểm của chúng Đây chính là điểm mấu chốt trong nội dung phòng chống rủi ro bởi vì nó là cơ sở, tiền đề cho mọi hoạt động khác trong hoạt động quản rủi ro Bởi vì ràng rằng chúng ta phải biết kẻ thù là ai, nh

Ngày đăng: 25/04/2013, 11:56

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Tỡnh hỡnh hoạt động phỏt hành thẻ quốc tế tại Sở giao dịch - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO  DỊCH VỤ THẺ QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH –NHNT VN

Bảng 2.1.

Tỡnh hỡnh hoạt động phỏt hành thẻ quốc tế tại Sở giao dịch Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.2: Tỡnh hỡnh sử dụng thẻ quốc tế của NHNTVN - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO  DỊCH VỤ THẺ QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH –NHNT VN

Bảng 2.2.

Tỡnh hỡnh sử dụng thẻ quốc tế của NHNTVN Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.3: Doanh số thanh toỏn thẻ quốc tế tại NHNTVN và Sở giao - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO  DỊCH VỤ THẺ QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH –NHNT VN

Bảng 2.3.

Doanh số thanh toỏn thẻ quốc tế tại NHNTVN và Sở giao Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 2.4: Tỡnh hỡnh rủi ro thẻ trong hoạt động phỏt hành tại SGD - NHNT VN - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO  DỊCH VỤ THẺ QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH –NHNT VN

Bảng 2.4.

Tỡnh hỡnh rủi ro thẻ trong hoạt động phỏt hành tại SGD - NHNT VN Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 2.7: Tỡnh hỡnh rủi ro thẻ quốc tế trong lĩnh vực thanh toỏn tại SGD - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO  DỊCH VỤ THẺ QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH –NHNT VN

Bảng 2.7.

Tỡnh hỡnh rủi ro thẻ quốc tế trong lĩnh vực thanh toỏn tại SGD Xem tại trang 71 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan