1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN

35 512 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 83,16 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG QUẢN RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN 2.1 Khái quát thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 2.1.1 Sự hình thành và phát triển thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ta có thể phân quá trình phát triển thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ra làm 3 giai đoạn: 2.1.1.1 Giai đoạn 1990-1995 Có thể nói hoạt động thẻ của NHNTVN bắt đầu vào năm 1990, khi NHNTVN trở thành đại thanh toán thẻ Visa đầu tiên tại Việt Nam của ngân hàng BFCE Singapore, tiếp đó trở thành đại thanh toán thẻ Mastercard của Công ty tài chính MBF Malayxia và đại thanh toán thẻ JCB của công ty JCB Nhật. Đến năm 1994, một ngày sau khi Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, NHNTVN ký hợp đồng trở thành đại thanh toán thẻ American Express với Công ty American Express Hongkong. NHNTVN giữ vị thế độc quyền trong việc cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế đến gần hết năm 1995. Năm 1995, NHNTVN thực hiện dự án thẻ ATM với công nghệ thẻ từ và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chọn là ngân hàng triển khai thí điểm với hai máy ATM được đặt tại trụ sở chính. Thẻ được phát hành để trả lương cho cán bộ nhân viên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và một số cán bộ nhân viên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2.1.1.2 Giai đoạn 1996-1999 Đến năm 1996 thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu trở nên sôi động, vị thế độc quyền trong lĩnh vực thẻ của NHNTVN bị phá vỡ khi có sự tham gia của các NHTM trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Vào tháng 4 năm 1996, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cùng với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu-ACB, Ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank và ngân hàng liên doanh FirstVina trở thành 4 thành viên đầu tiên của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard tại Việt Nam. Đây là điểm mốc đánh dấu sự tiến triển đầu tiên của thị trường thẻ Việt nam và cũng là điểm mốc chấm dứt tư cách ngân hàng đại thanh toán thẻ Mastercard của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho công ty tài chính MBF Malayxia. Cũng vào thời điểm này, chiếc thẻ tín dụng quốc tế Mastercard đầu tiên được Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành. Vào quý III năm đó, ACB đưa sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế Mastercard vào thị trường. Ngày 16 tháng 8 năm 1996, xuất phát từ ý tưởng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà nội, hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam (VBCA) đã chính thức ra đời với tôn chỉ cùng hợp tác tương trợ lẫn nhau, thống nhất ý chí và hành động đảm bảo các bên cùng có lợi để phát triển thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam. Năm 1997, NHNTVN và ACB trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thẻ quốc tế Visa. Trong hai năm 1997 và 1998, hai ngân hàng này tiếp tục đưa vào thị trường sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế Visa. Năm 1998, ngân hàng liên doanh Indovina lần đầu tiên đưa thẻ Diner Club vào thanh toán tại thị trường Việt Nam và sau đó NHNTVN cũng trở thành ngân hàng chấp nhận thanh toán loại thẻ này. 2.1.1.3 Giai đoạn từ năm 2000 đến nay Trong giai đoạn này thị trường thẻ Việt Nam càng có những biến đổi tích cực. Hầu hết các ngân hàng, cả các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều quan tâm triển khai và phát triển dịch vụ thẻ. Với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm thẻ và các dịch vụ gia tăng trên thẻ khác nhau, cả sản phẩm mang thương hiệu quốc tế và nội địa đều được đưa vào thị trường. Những năm này cũng đánh dấu sự nỗ lực của các ngân hàng thương mại quốc doanh trong việc đi đầu triển khai các hệ thống giao dịch ATM. Khái niệm thẻ ngân hàng tuy không còn xa lạ đối với công chúng nhưng cũng chưa thực sự phổ biến do tâm tiêu dùng tiền mặt vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Các ngân hàng còn phải làm rất nhiều để tiếp tục khai phá thị trường thẻ đầy tiềm năng. 2.1.2 Thực trạng dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàn Ngoại thương Việt Nam 2.1.2.1 Thực trạng phát hành thẻ * Hoạt động phát hành thẻ quốc tế Hoạt động thẻ tín dụng được bắt đầu vào năm 1996. Đối tượng phát hành thẻ tín dụng quốc tế của NHNTVN là các cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên, sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam, được các tổ chức nơi cá nhân công tác đứng ra uỷ quyền cho cá nhân đó sử dụng thẻ với trách nhiệm thanh toán chi tiêu thẻ của chính tổ chức đó; hoặc người có thu nhập cao, ổn định; hoặc người có tiền ký quỹ hoặc chứng từ có giá dùng để thế chấp, cầm cố tại NHNTVN hoặc người được các đối tượng trên bảo lãnh. Ngay từ những ngày đầu tiên triển khai việc phát hành thẻ, NHNTVN đã xây dựng một qui trình phát hành đảm bảo thông suốt từ trung ương xuống các chi nhánh. Trung ương đưa ra các quy định chung, khống chế hạn mức tín dụng tối đa và tối thiểu cho từng hạng thẻ, các loại phí và các mức phí, các thông tin phải thu thập từ khách hàng . Theo đó NHNTVN phát hành 2 hạng thẻ cho từng loại thẻ Vietcombank Visa và Vietcombank MasterCard: hạng vàng với hạn mức tín dụng từ 50 triều VNĐ đến 90 triệu VNĐ và hạng chuẩn với hạn mức tín dụng từ 10 triệu VNĐ đến dưới 50 triệu VNĐ. Thời gian đầu việc phát triển thẻ gặp rất nhiều rất khó khăn bởi thẻ vẫn là một sản phẩm rất xa lạ đối với người dân kể cả những người thuộc tầng lớp tri thức. Thẻ chỉ được những người thường xuyên đi công tác ở nước ngoài chú ý tới. Bên cạnh đó, vào thời điểm này sau một loạt các vụ đổ vỡ tín dụng vào đầu thập niên 90 có quy mô lớn thì tình hình cấp phát tín dụng của các ngân hàng rất khó khăn. Chính vì thắt chặt tín dụng, việc thẩm định khả năng tài chính của khách hàng được NHNTVN làm rất thận trọng, hầu hết khách hàng đều được yêu cầu thế chấp hoặc ký quỹ để phát hành thẻ. Số lượng thẻ phát hành vì thế tăng trưởng rất chậm. Sau những năm khó khăn cho dịch vụ thẻ phát triển, từ năm 2000 trở lại đây, số thẻ phát hành của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có dấu hiệu tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng về phát hành là rất cao về số tương đối tuy còn khiêm tốn về số tuyệt đối. Bảng 2.1: Số lượng thẻ quốc tế phát hành qua các năm Loại thẻ Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Visa 1243 2531 6750 8570 5953 8018 5337 6128 MasterCar d 195 616 1240 1470 2390 4074 12626 17645 American Express 0 0 0 1140 422 3274 1344 1250 Tổng 1438 3147 7990 11180 8765 15366 19307 25023 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003, tổng số lượng thẻ phát hành liên tục tăng. Năm 2002 phát hành đạt mức tăng trưởng cao nhất : 7990 thẻ, tăng 153,8% so với năm 2001, trong đó thẻ Master tăng 101.3%, thẻ Visa tăng 166,7%. Năm 2003 số lượng thẻ phát hành tăng 3190 thẻ so với năm 2002, đưa tổng số lượng thẻ phát hành đang sử dụng của NHNTVN lên đến 28.680 thẻ . Năm 2003 cũng là năm đầu tiên NHNTVN chính thức ký hợp đồng là ngân hàng độc quyền phát hành và thanh toán thẻ American Express tại Việt Nam. Trong năm 2003, NHNTVN đã phát hành được 1140 thẻ American Express, một con số rất đáng khích lệ nếu so sánh với các sản phẩm thẻ tín dụng khác của NHNTVN khi bắt đầu đưa ra phát hành. Số lượng phát hàng thẻ tín dụng trong năm 2003 vẫn tăng nhưng đã có dấu hiệu chậm lại, đạt mức tăng trưởng thấp nhất ( 39%) trong 4 năm 2000 đến 2003 do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Sang năm 2004, NHNTVN chỉ phát hành được 8765 thẻ, thấp hơn so với năm 2003, đặc biệt thẻ Visa chỉ còn phát hành được 5953 thẻ so với 8570 thẻ của năm 2003. Nguyên nhân là do trong năm 2004, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã phát hành thẻ Visa Electron và Master Electronic. Đây là sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế, sử dụng trên cơ sở số dư trên tài khoản của khách hàng, ưu thế hơn hẳn thẻ tín dụng Visa, MasterCard phát hành bằng hình thức thế chấp, do đó đã thu hút nhiều khách hàng đến phát hành thẻ. Đây là thách thức thật sự với hoạt động phát hành thẻ tín dụng của NHNTVN, đòi hỏi NHNTVN cũng phải nhanh chóng phát hành thẻ ghi nợ, đồng thời nghiên cứu, phát triển tính năng của thẻ tín dụng Visa, MasterCard nhằm duy trì sự tăng trưởng trong hoạt động phát hành thẻ quốc tế. Trước với sự gia tăng những thách thức trong hoạt động cạnh tranh đối với thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế, các ngân hàng đều chú trọng tập trung đầu tư phát triển dịch vụ thẻ và tung ra thị trường nhiều sản phẩm thẻ phong phú, đa dạng. Sự đa dạng về thành phần sở hữu và các sản phẩm dịch vụ thẻ của các ngân hàng đã làm cho hoạt động thẻ trở nên rất sôi động, cạnh tranh diễn ra gay gắt trên cả hai lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ. Và NHNTVN với vai trò là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực thẻ đã có những chiến lược hợp đẩy số lượng thẻ quốc tế phát hành của ngân hàng có những bước tiến đáng kể trong 2 năm 2006 và 2007. Bảng 2.2: Số lượng thẻ quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Loại thẻ 2003 2004 2005 2006 2007 Visa 22264 28217 36235 41572 47700 Master 5376 7766 11840 24466 41931 American Express 1140 1562 4836 6180 7430 Tổng 28780 37545 52911 72218 97241 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) Tổng số thẻ quốc tế phát hành năm 2005 là 15366 tăng 1,75 lần so với năm 2004 với sự tăng lên của cả 3 loại thẻ Visa, Master, Amex. Thẻ Amex có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 209,6%. Sự vượt trội của thẻ Amex vể số lượng thẻ phát hành là do sau gần 8 tháng triển khai sản phẩm thẻ liên kết Amex Bông Sen Vàng, tổng số lượng thẻ Amex Bông Sen Vàng đã đạt 2890 thẻ. Thẻ MasterCard đạt mức tăng trưởng 52,45% là kết quả của việc tiếp tục triển khai sản phẩm thẻ MasterCard Cội Nguồn từ tháng 10/2004. Và đặc biệt trong năm 2006 và năm 2007 ghi nhận sự tăng lên vượt trội của số lượng thẻ Master. Số lượng thẻ Master phát hành trong năm 2006 là 12626 thẻ lớn hơn con số phát hành từ năm 2000 cho đến hết năm 2005 là 11840 còn trong năm 2007 là 17645 thẻ. Có được sự tăng trưởng nhanh chóng này là do sự ra đời của sản phẩm thẻ ghi nợ Master MTV với nhiều tính năng vượt trội và tiện ích đối với người sử dụng. Với thẻ MTV chủ thẻthể dễ dàng sở hữu một thẻ thanh toán quốc tế nhiều tiện ích với hàng trăm ngàn điểm chấp nhận thẻ trên toàn thế giới với nhãn hiệu Master nổi tiếng mà không cần ký quỹ mà chỉ cần đơn giản có tài khoản kết nối. Với tính năng của một thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ Master MTV đã thực sự tạo một bước đột phá trong năm 2006 và năm 2007 trên thị trường thẻ quốc tế ở Việt Nam. * Hoạt động phát hành thẻ nội địa Vào quý II năm 2002, cùng với hệ thống giao dịch tự động ATM, NHNTVN cho ra đời thẻ Connect24. Về thực chất, thẻ Connect24 là thẻ ghi nợ nội địa được NHNTVN phát hành cho khách hàng cá nhân sử dụng để rút tiền từ các tài khoản cá nhân mở tại NHNTVN. Với hệ thống giao dịch ATM đạt tiêu chuẩn quốc tế phát triển trên nền tảng hệ thống công nghệ thanh toán trực tuyến VCB on-line, thẻ Connect24 vừa triển khai đã được khách hàng và xã hội đón nhận nồng nhiệt. Đến nay, ngoài các giao dịch truyền thống như rút tiền từ tài khoản cá nhân, đổi mã số cá nhân, tra cứu thông tin tài khoản, hệ thống giao dịch tự động ATM của NHNTVN còn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ gia tăng khác như: rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng Visa/MasterCard, in sao kê giao dịch, chuyển khoản, thanh toán tiền điện, điện thoại, nước, mua thẻ trả trước . đặc biệt là trong năm 2007 NHNTVN đã và đang triển khai nhiều dịch vụ mới trên hệ thống ATM như: gửi tiền trực tiếp qua máy ATM đây là một bước đột phá và là một sự nỗ lực cố gắng rất lớn của NHNTVN trước xu thế và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Kể từ khi chính thức ra mắt trên thị trường, tổng số phát hành thẻ Connect24 liên tục tăng, năm 2003 tăng trên 500% so với năm 2002. Sang năm 2004, số thẻ phát hành đạt 300.000 thẻ, gấp đôi tổng số thẻ phát hành trong 2 năm 2003,2004, đưa tổng số thẻ Connect24 đang lưu hành trên thị trường lên tới 488.721 thẻ. Biều 2.1 Số thẻ Connect 24 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007của phòng thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ) Đến năm 2005 sự tăng trưởng này càng mạnh hơn, số thẻ Connect 24 của NHNTVN đã gần đạt 1 triệu thẻ (920 nghìn thẻ) gần gấp đôi năm 2004. Và đến năm 2006 thì số lượng này đã lên đến khoảng 1,5 triệu thẻ. Đến năm 2007 số lượng thẻ Connect 24 đạt mức kỷ lục 1,95 triệu thẻ. Mức tăng trưởng này cho thấy sự phát triển nhanh của thẻ Connect 24 cũng như cho thấy sự chiếm lĩnh thị trường thẻ ghi nợ nội địa của NHNTVN 2.1.2.2 Thực trạng thanh toán thẻ * Hoạt động thanh toán thẻ tín dụng quốc tế:  Giai đoạn trước năm 1996: Từ năm 1996 trở về trước, đây là giai đoạn NHNTVN chiếm độc quyền trong lĩnh vực thẻ ở Việt Nam. Thời gian này doanh số thanh toán thẻ quốc tế của NHNTVN có tốc độ tăng trưởng cao, thấp nhất là 60%, đỉnh điểm cao nhất đạt mức 126 triệu USD năm 1996.  Giai đoạn 1996 – 2004: Một sự kiện không thể nhắc tới trong thời kỳ này nó đã gây ảnh hưởng rất lớn tới lĩnh vự thẻ nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung đó chính là cuộc khửng hoảng kinh tế khu vực năm 1997. Khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 cùng với sự tham gia của các NHTM trong nước vào hoạt động kinh doanh thẻ khiến doanh số thanh toán thẻ quốc tế của NHNTVN trong giai đoạn 1997 - 2000 sụt giảm nhanh chóng, thị phần thanh toán bị chia sẻ và ngày càng thu hẹp lại. Doanh số thanh toán thẻ năm 2000 đạt mức thấp nhất trong hơn 10 năm trở lại đây: 71 triệu USD, chỉ chiểm 35% thị phần thanh toán thẻ trên thị trường. Nhận thức được sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, Ban lãnh đạo NHNTVN, phòng Quản Thẻ NHNTVN đã nghiêm túc phân tích, đánh giá thị trường, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan để từ đó tìm ra các tồn tại trong hoạt động thanh toán và thực hiện hàng loạt các giải pháp tích cực: đổi mới công nghệ, chấn chỉnh hoạt động Marketing, nâng cao chất lượng công tác thanh toán, rút ngắn thời gian xử giao dịch, áp dụng các chính sách chăm sóc đơn vị chấp nhận thẻ . nhằm sốc lại hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng. Nhờ chủ trương, chính sách đúng đắn của Ban lãnh đạo NHNTVN cộng với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ thẻ, hoạt động thanh toán đã có sự chuyển biến tích cực ngay tử năm đầu tiên thực hiện. Đến năm 2001, doanh số thanh toán thẻ đã có sự tăng trưởng trở lại . Doanh số thanh toán cho cả 4 loại thẻ Visa, MasterCard, American Express và JCB đều tăng cao, đạt 86,72 triệu, tăng 22% so với năm 2000. Kết quả này đưa NHNTVN trở lại vị trí đứng đầu thị trường thanh toán thẻ ở Việt Nam với thị phần chiếm 45% trong năm 2001. Bảng 2.3: Tình hình thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Đơn vị: Triệu USD Loại thẻ 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Visa 55 38 33 33 37.25 46.98 61.80 75.10 120.50 MasterCard 26 19 15 14 17.40 19.52 24.20 31.70 56.90 American Express 41 36 27 23 14.73 17.84 19.70 33.60 42.40 JCB 4 3 2 1 1.69 2.38 2.80 2.90 2.90 Diners Club 0 0 0 0 0 0 0.20 0.80 3.20 Tổng 126 96 77 71 71.06 86.72 108.70 144.10 225.90 (Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 1996-2004) Với những sự điều chỉnh, thay đổi phù hợp, kịp thời đã tạo nên sự phát triển liên tục về thẻ của NHNTVN trong những năm tiếp theo. Kế tiếp đà phát triển, liên tục trong những năm 2002 trở lại đây, NHNTVN luôn là ngân hàng thanh toán lớn nhất trên thị trường, doanh số thanh toán thẻ tăng trưởng với mức độ cao, tốc độ bình quân 20%/ năm, nắm giữ hơn 50% thị trường thanh toán thẻ quốc tế trong nước. Giai đoạn 2003 - 2004 là giai đoạn các ngân hàng tập trung đẩy mạnh dịch vụ thẻ trên tất cả các mặt trận: thanh toán và phát hành, tín dụng và ghi nợ, thẻ nội địa cũng như thẻ quốc tế. Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh số thanh toán thẻ quốc tế của NHNTVN vẫn đạt mức 144,1 triệu USD năm 2003 và 225,9 triệu USD năm 2004, tăng 81,8 triệu USD. Mức tăng trưởng cao nhất là của thẻ Dinner Club: 300% tuy số tuyệt đối còn ít (3,2 triệu USD) nhưng tốc độ tăng trưởng cao được duy trì qua 2 năm 2003, 2004 là hết sức khả quan. Trong số các loại thẻ còn lại, thanh toán thẻ MasterCard đạt tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ 79,5%, tiếp theo là thẻ Visa 60,45 % và thẻ American Express 26.19%. Về tương quan giữa các loại thẻ, thẻ Visa vẫn có doanh số thanh toán cao nhất chiếm 54%, MasterCard 25%, American Express 19%. Tuy nhiên xét về mức tăng trưởng, thị phần MasterCard tăng 3% so với năm 2003, thị phần Visa tăng 1% trong khi thị phần của American Express giảm 4%. Thanh toán thẻ Dinner Club đã vượt doanh số thẻ JCB. Việc doanh số thanh toán thẻ JCB không có sự tăng trưởng là do trong năm các ngân hàng ACB, ANZ, UOB cũng đã ký hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với JCB tại Việt Nam. Tuy nhiên những năm qua, doanh số thanh toán thẻ vẫn tập trung chủ yếu ở địa bàn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố du lịch như Huế, Nha Trang, Vũng Tàu. Chỉ tính riêng tại địa bàn Hà Nội và Hồ Chí Minh, doanh số thanh toán thẻ chiếm 87,8% doanh số thanh toán toàn hệ thống, trong đó chi nhánh Hồ Chí Minh là 60,67% trong năm 2004. Để được kết quả đáng khích lệ như trong giai đoạn 2000-2004 kể trên là do hệ thống công nghệ thanh toán thẻ tại NHNTVN đã được nâng cấp, đổi mới, hệ thống xử dữ liệu hoạt động tương đối ổn định. Hơn nữa, việc đầu tư trang thiết bị công nghệ phục vụ hoạt động thanh toán thẻ đã được chú trọng. Hơn 50% số lượng đơn vị chấp nhận thẻ trong hệ thống đã được trang bị máy EDC nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng thu lợi nhuận cho ngân hàng. NHNTVN cũng đã ký hợp đồng bảo trì bảo dưỡng thiết bị thanh toán thẻ với một công ty chuyên nghiệp. Công ty này thực hiện bảo dưỡng theo định kỳ và thường xuyên đáp ứng nhu cầu thay thế, sửa chữa của các đơn vị chấp nhận thẻ, góp phần chăm sóc khách hàng, nâng cao [...]... không nghỉ 2.2 Thực trạng quản rủi ro trong dịch vụ thẻ tín dụng tại NHNTVN 2.2.1 Rủi ro trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2.2.1.1 Giả mạo thẻ * Giả mạo thẻ trong lĩnh vực phát hành Bảng 2.6:Tình hình giả mạo do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành Đơn vị : USD Chỉ tiêu 2003 10038 Giả mạo thẻ Ngân hàng ngoại thương Giả mạo thẻ ngân hàng... trách nhiệm phát hiện và ngăn ngừa hiện tượng giả mạo thẻ trên toàn bộ hệ thống NHNTVN Từ khi được thành lập Bộ phận quản rủi ro của NHNTVN đã hoạt động rất tích cực và khá hiệu quả Giúp ngân hàng xây dựng được một hệ thống phòng ngừa rủi ro (trong đó có hệ thống phòng ngừa rủi ro trong dịch vụ thẻ tín dụng) từ đó giúp cho NHNTVN giảm thiểu được rủi ro qua đó đóng góp một phần không nhỏ giúp Ngân hàng... phòng tránh rủi roNHNTVN đang áp dụng * Thiết lập hệ thống quản rủi ro và ban hành những quy định về bảo mật và an ninh Quy định chung: ở bất cứ bộ phận nào trong dịch vụ thẻ mọi nghiệp vụquản đều được thực hiện theo nguyên tắc hai tay Bảo quản thẻ và mã số cá nhân: có két riêng để lưu trữ thẻ, Pin và các chứng từ cấn thiết Kho, két đủ tiêu chuẩn bảo mật an ninh để bảo quản thẻ và các... phòng chống giả mạo thẻ là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động quản rủi ro tại ngân hàng trong thời gian tới Nguyên nhân chính dẫn đến thẻ NHNTVN phát hành bị làm giả là do thẻ NHNTVN bị skimming trong quá trình chủ thẻ chi tiêu Cho tới nay chưa phát hiện trường hợp nào chủ thẻ NHNTVN bị skimming khi thanh toán tại thị trường Việt Nam mà tất cả đều phát sinh khi chủ thẻ chi tiêu tại nước ngoài Khi... dịch vụ có khả năng chuyển đổi cao do chủ yếu là do người lao động Việt Nam sang xuất khẩu lao động và khách du lịch Việt Nam sang Malaixia họ bị các tổ chức và cá nhân ở đây ăn cắp thông tin và bị lợi dụng trong lĩnh vực thẻ Trước sự gia tăng đột biến các giao dịch giả mạo thẻ do ngân hàng phát hành, phòng Quản thẻ NHNTVN đã quyết định thành lập nhóm quản rủi ro trực thuộc phòng Quản Thẻ. .. vào tài khoản trung gian chờ tra soát tại CNTT Các giao dịch này chỉ được tất toán và báo có tại các ĐVCNT khi trung tâm thẻ nhận được xác nhận tính xác thực của các giao dịch từ các NHPH đồng thời nhóm nghiệp vụ liên quan tại các trung tâm thẻ sẽ trả lại số vào tài khoản tạm ứng cho ĐVCNT 2.3 Đánh giá thực trạng quản rủi ro đối với dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2.3.1 Kết quả đạt... tâm thẻ: tiếp nhận danh sách Blluetin, tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin của trung tâm thẻ Các chi nhánh chưa có nhiều những báo cáo, tổng hợp mang tính tổng kết về tình hình quản rủi ro Nhìn chung thì thông tin qua lại giữa trung tâm thẻ và các chi nhánh chủ yếu chỉ mang tính một chiều * Chưa có bộ phận quản rủi ro độc lập Hiện nay phòng thẻ của NHNTVN vẫn chưa có một bộ phận quản rủi ro. .. Và điều đó được thể hiện ở số lượng sản phẩm đa dạng mà NHNTVN cung cấp cho khách hàng Những dịch vụ tiện ích đi kèm cũng như những dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm và dịch vụ thẻ của NHNTVN Đặc biệt với hệ thống quản rủi ro khá hiệu quả và chặt chẽ, NHNTVN đã đem đến cho khách hàng sự an tâm khi sử dụng sản phẩm thẻ của của ngân hàng 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1... cạnh đó thị trường thẻ trong nước còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực nên chưa được các tổ chức tội phạm thẻ để ý Vì vậy tình trạng giả mạo thẻ rất ít, tổn thất đối với các ngân hàng kinh doanh thẻ nói chung và NHNTVN nói riêng hầu như không đáng kể Trong cơ cấu tổ chức của Phòng Quản thẻ NHTNVN lúc đó không có bộ phận chuyên trách quản rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ mà chỉ có bộ phận... lời chủ thẻ trong trường hợp chủ thẻ khiếu nại  Mở thẻ cho khách hàng sử dụng chỉ khi nhận được xác nhận của chủ thẻ hoặc chi nhánh phát hành về những giao dịch nghi ngờ - Trong trường hợp thẻ giả mạo sử dụng mã số Ngân hàng phát hành (BIN) của NHNTVN cán bộ quản rủi ro thực hiện:  Báo cáo phụ trách phòng về sự việc và đề xuất việc thực hiện thủ tục đặt hạn mức cấp phép dự phòng = 0 tại các TCTQT . THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN 2.1 Khái quát thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng ngoại. nghỉ. 2.2 Thực trạng quản lý rủi ro trong dịch vụ thẻ tín dụng tại NHNTVN 2.2.1 Rủi ro trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng của Ngân hàng Ngoại

Ngày đăng: 26/10/2013, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Số lượng thẻ quốc tế phát hành qua các năm - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN
Bảng 2.1 Số lượng thẻ quốc tế phát hành qua các năm (Trang 4)
Bảng 2.1: Số lượng thẻ quốc tế phát hành qua các năm - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN
Bảng 2.1 Số lượng thẻ quốc tế phát hành qua các năm (Trang 4)
Bảng 2.2: Số lượng thẻ quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN
Bảng 2.2 Số lượng thẻ quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 6)
Bảng 2.3: Tình hình thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN
Bảng 2.3 Tình hình thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 9)
Bảng 2.4: Tình hình thanh toán thẻ quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam  2007 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN
Bảng 2.4 Tình hình thanh toán thẻ quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2007 (Trang 12)
Bảng 2.4: Tình hình thanh toán thẻ quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam  2007 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN
Bảng 2.4 Tình hình thanh toán thẻ quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2007 (Trang 12)
Bảng 2.6:Tình hình giả mạo do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành         Đơn vị : USD - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN
Bảng 2.6 Tình hình giả mạo do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành Đơn vị : USD (Trang 16)
Bảng 2.6:Tình hình giả mạo do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành         Đơn vị : USD - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN
Bảng 2.6 Tình hình giả mạo do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành Đơn vị : USD (Trang 16)
Bảng 2.7:Giả mạo theo loại hình thẻ Ngân hàng ngoại thương Việt Nam phát hành - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN
Bảng 2.7 Giả mạo theo loại hình thẻ Ngân hàng ngoại thương Việt Nam phát hành (Trang 17)
Bảng 2.7:Giả mạo theo loại hình thẻ Ngân hàng ngoại thương Việt Nam  phát hành - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN
Bảng 2.7 Giả mạo theo loại hình thẻ Ngân hàng ngoại thương Việt Nam phát hành (Trang 17)
Đây là một hình thức giả mạo khá mới mẻ ở Việt Nam, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang được các tổ chức tội phạm thẻ trong khu vực nhắm tới như một thị trường điểm đến, nơi thẻ giả mạo làm từ các nước khác được tội phạm đưa vào sử dụng tại thị tr - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN
y là một hình thức giả mạo khá mới mẻ ở Việt Nam, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang được các tổ chức tội phạm thẻ trong khu vực nhắm tới như một thị trường điểm đến, nơi thẻ giả mạo làm từ các nước khác được tội phạm đưa vào sử dụng tại thị tr (Trang 20)
Bảng 2.8: Giả mạo thẻ trong lĩnh vực thanh toán của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN
Bảng 2.8 Giả mạo thẻ trong lĩnh vực thanh toán của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 20)
Tình hình giả mạo trong hoạt động thanh toán thẻ tại NHNTVN nói riêng và trên thị trường Việt Nam nói chung trong 2 năm 2003, 2004 có sự thay đổi lớn - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN
nh hình giả mạo trong hoạt động thanh toán thẻ tại NHNTVN nói riêng và trên thị trường Việt Nam nói chung trong 2 năm 2003, 2004 có sự thay đổi lớn (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w